Cờ Vây kinh tế

Thảo luận trong 'ThinkTank Cup' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 10/9/17.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung tâm Điều hành Thông minh đầu tiên của toàn ngành Thông tin Truyền thông
    Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng đã trở thành đơn vị đầu tiên trong hệ thống các Sở Thông tin Truyền thông cả nước khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC)

    [​IMG]
    Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở Thông tin Truyền thông thực hiện nghi thức khai trương Trung tâm điều hành thông minh của Sở

    Chiều 22/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng tổ chức tổng kết công tác năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024

    Dịp này, Sở đã khai trương Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC), Trung tâm đầu tiên trong hệ thống các Sở Thông tin và Truyền thông của cả nước

    Theo thông tin từ Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng, Trung tâm Điều hành thông minh của ngành được xây dựng với 8 hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu ngành gồm hệ thống Báo cáo chuyên ngành; cơ sở dữ liệu ngành; cơ sở dữ liệu mở; Hệ thống bản đồ số; Trung tâm giám sát an toàn an ninh mạng; Hệ thống máy chủ Antivirus; Phần mềm giám sát quản lý thông tin; Trục liên thông văn bản; Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu tỉnh Lâm Đồng

    Trong đó có 3 hệ thống giúp thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 35 giao, nhiệm vụ về đảm bảo an toàn, an ninh cho các cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh

    Trung tâm IOC sử dụng nhiều giải pháp công nghệ lõi khác nhau của 4 đơn vị, trong đó 5/8 hệ thống nêu trên của Công ty Cổ phần BKAV; 3 hệ thống còn lại của Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam - VSEC; Trung tâm Giám sát An toàn Không gian Mạng quốc gia (NCSC) - Bộ Thông tin Truyền thông và Bưu chính Viễn thông Lâm Đồng

    Hệ thống máy chủ được đặt tại 3 địa điểm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Lạt

    Sau khi khai trương, Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng đã trở thành đơn vị đầu tiên trong hệ thống các Sở Thông tin Truyền thông cả nước và đơn vị cấp sở thứ 2 (sau Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng) khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC)

    Tổng kết nhiệm vụ năm 2023, lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng đánh giá đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ về công tác tham mưu thực hiện chuyển đổi số; triển khai thực hiện “đô thị thông minh” với Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) tỉnh Lâm Đồng sau thời gian vận hành thử nghiệm chính thức khai trương vào ngày 12/10/2023

    Hiện tỉnh đã có một Trung tâm Giám sát và Điều hành Thông minh tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Dự kiến, các Sở còn lại triển khai xây dựng và hoàn thành trong quý 1 năm 2024. Cấp huyện hiện có 10/12 Trung tâm Giám sát và Điều hành Thông minh tại hai thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện

    Năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025

    Trong đó, 5 lĩnh vực chính là là hạ tầng viễn thông băng rộng với số trạm thu phát sóng di động BTS là 1.700 trạm tăng 70 trạm đạt 104,29% so với năm 2022; 100% khu dân cư được phủ sóng băng rộng di động; 100% Ủy ban Nhân dân cấp xã được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; triển khai thử nghiệm 12 trạm thu phát sóng thông tin di động 5G tại khu vực đông dân cư trên địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng và huyện Lạc Dương

    Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng đặt ra nhiệm vụ trong năm 2024 sẽ tập trung Chuyển đổi Số trong lĩnh vực bưu chính, chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số. Sở chú trọng phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng là hạ tầng chuyển phát và hạ tầng logistic

    Trong lĩnh vực báo chí- truyền thông, Sở sẽ cung cấp thông tin chính thống, phản ánh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong tỉnh Lâm Đồng trước những vấn đề phát sinh, kịp thời định hướng dư luận xã hội

    Trong lĩnh vực Chuyển đổi Số, Sở sẽ đẩy mạnh triển khai hoạt động tổ Công nghệ Số cộng đồng, nhất là trong khâu hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt và các kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản khác
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    MK Network
    Các doanh nghiệp công nghệ Việt gồm MK Hi-Tek, Công ty cổ phần An ninh mạng SCS (SafeGate), Công ty cổ phần công nghệ Pavana và Công ty cổ phần công nghệ Vissoft công bố bắt tay hợp tác để phát triển, sản xuất các sản phẩm thiết bị kết nối mạng Make in Vietnam, với mục tiêu làm chủ công nghệ, và hiện thực hoá tầm nhìn đưa Việt Nam thành quốc gia tự chủ về an toàn, an ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng vào 2030

    Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ của Internet, chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Công cuộc chuyển đổi số diễn ra sâu rộng và mang lại lợi ích, cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, nguy cơ gây mất an toàn thông tin cũng đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh tội phạm mạng không ngừng tấn công vào các hệ thống thông tin, trong đó có các hệ thống CNTT quan trọng. Các chiến dịch tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin trọng yếu diễn ra liên tục diễn và có xu hướng gia tăng. Vì vậy, bảo đảm an ninh mạng được xác định là ưu tiên hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số

    Ngày 10/8/2022, Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030". Chiến lược nhấn mạnh an toàn, an ninh mạng là trọng tâm trong chuyển đổi số, trụ cột quan trọng tạo lập niềm tin số để phát triển kinh tế số, xã hội số. Đồng thời nhấn mạnh quan điểm phải phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ Make in Vietnam để trở thành quốc gia tự chủ về an toàn, an ninh mạng

    Hưởng ứng Chiến lược của Chính phủ, các doanh nghiệp công nghệ Việt gồm MK Hi-Tek, Công ty cổ phần An ninh mạng SCS (SafeGate), Công ty cổ phần công nghệ Pavana và Công ty cổ phần công nghệ Vissoft đã cùng bắt tay để phát triển thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm thiết bị mạng Make in Vietnam. Các thiết bị mạng Make in Vietnam mới sẽ mang Thương hiệu MK Networks, do doanh nghiệp Việt Nam tự chủ từ khâu nghiên cứu, sản xuất phần cứng tới phát triển giải pháp phần mềm

    [​IMG]

    Các sản phẩm thiết bị mạng của MK Networks bao gồm: Thiết bị mạng lớp truy cập; Thiết bị mạng lớp Core; Hệ thống mã hoá kênh truyền; Hệ thống bảo mật dữ liệu một chiều…được ứng dụng các công nghệ mới nhất phục vụ toàn diện cho nhu cầu đảm bảo an toàn, an ninh mạng của các hệ thống thông tin với nhiều tính năng được tích hợp như tự động ngăn chặn các kết nối độc hại đến mã độc, tường lửa, mạng riêng ảo VPN hay phát hiện tấn công sớm…Các thiết bị mạng sẽ ứng dụng mô hình quản lý thông minh Cloud-Native cho phép quản trị mạng có thể quản lý và thiết lập cấu hình cho nhiều thiết bị một cách tập trung. Việc quản lý tập trung theo mô hình Cloud-Native cũng sẽ giúp thuận tiện trong vận hành cũng như quản trị hệ thống thay vì mô hình quản lý phân tán như hiện nay. Ngoài ra, các thiết bị sẽ được tích hợp thêm nhiều tính năng nâng cao nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho các chủ quản của hệ thống thông tin. Dự kiến, các sản phẩm Make in Vietnam của MK Networks sẽ ra mắt thị trường vào năm 2024

    Ông Nguyễn Trọng Khang, Chủ tịch MK Group cho biết, lần đầu tiên, 4 doanh nghiệp Việt Nam đã cùng bắt tay nghiên cứu phát triển và sản xuất các thiết bị, giải pháp an ninh mạng dành cho khối Chính phủ, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp. Bốn doanh nghiệp đều có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất thiết bị phần cứng, phát triển phần mềm, giải pháp về an ninh mạng và cung cấp hệ sinh thái toàn diện về an ninh bảo mật

    "Tôi tin rằng, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt sẽ tạo nên sức mạnh để làm ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện hơn phục vụ nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong nước và có thể cạnh tranh, dần thay thế các sản phẩm thiết bị mạng, an ninh mạng nước ngoài ở thị trường Việt Nam với mục tiêu Việt Nam có thể tự chủ về an toàn, an ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng trên không gian mạng như Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 mà Chính phủ đã đặt ra", ông Khang bày tỏ
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc lập liên minh pin xe điện thể rắn cạnh tranh với Mỹ, phương Tây
    Trung Quốc dẫn đầu ngành công nghiệp pin và đang tìm cách khẳng định là cường quốc về pin thể rắn

    Trung Quốc đã thống trị thị trường pin xe điện toàn cầu, trong đó riêng BYD và CATL chiếm hơn 50%. Dữ liệu từ SNE Research (thông qua Bloomberg) cho thấy doanh số bán hàng của CATL ở Mỹ và châu Âu tăng gấp đôi vào năm ngoái. Pin của BYD và CATL được sử dụng trong Tesla, BMW, Toyota, Mercedes-Benz, Kia, Ford và các nhà sản xuất xe điện hàng đầu khác

    [​IMG]
    Trung Quốc đang tìm cách khẳng định mình là cường quốc về pin thể rắn, tạo ra liên minh khổng lồ gồm các nhà sản xuất pin

    Trung Quốc cũng mong muốn giữ vững vị trí dẫn đầu, bằng cách thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ pin xe điện thế hệ tiếp theo, gồm cả pin thể rắn. Trong động thái mới nhằm cách mạng hóa thị trường xe điện, các nhà sản xuất ô tô và pin hàng đầu của Trung Quốc đã thành lập liên minh để thương mại hóa tất cả các loại pin thể rắn

    Đây là loại pin sử dụng vật liệu điện phân ở thể rắn mang lại mật độ năng lượng cao hơn, an toàn hơn, thay vì chất điện phân ở thể lỏng có trong các pin truyền thống hiện nay

    Các nhà sản xuất ô tô và gã khổng lồ về pin của Trung Quốc, bao gồm BYD, CATL và NIO, cùng cơ quan, các chuyên gia chính phủ, giới học thuật và ngành công nghiệp, đã hợp tác nhằm phát triển tất cả các loại pin xe điện thể rắn, thông qua Liên minh nền tảng đổi mới hợp tác pin thể rắn của Trung Quốc (CASIP)

    Liên minh CASIP đặt mục tiêu phát triển và sản xuất pin thể rắn có thể cạnh tranh trên toàn cầu, lấy các công ty Trung Quốc là trung tâm trong chiến lược và hướng đi của mình, một phần cũng là để thách thức Nhật Bản và phương Tây trong lĩnh vực công nghệ pin lưu trữ có thể cách mạng hóa thị trường xe điện

    Trước thông tin BYD, CATL hợp tác phát triển pin xe điện thể rắn, Ouyang Minggao, giáo sư của Đại học Thanh Hoa, giải thích: “Chúng ta cần chuẩn bị cho nguy cơ công nghệ pin thể rắn có thể lật đổ vị thế thượng phong của Trung Quốc trên thị trường pin xe điện”

    Ngoài ra, Ouyang Minggao cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gắn kết các nhà lãnh đạo trong ngành lại với nhau. Liên minh CASIP sẽ tập trung vào thương mại hóa xe điện sử dụng pin thể rắn, và thiết lập chuỗi cung ứng pin xe điện thể rắn vào năm 2030

    Chen Qingtai, người đứng đầu EV100 (một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc), lập luận rằng pin xe điện thể rắn có thể thay đổi cán cân năng lượng của ngành xe điện. Hợp tác cùng nhau sẽ đảm bảo Trung Quốc trở thành một “cường quốc ô tô”

    Mặc dù nhiều hãng khác, bao gồm cả Toyota, hứa sẽ đưa công nghệ pin xe điện thể rắn ra thị trường trong nhiều năm nhưng vẫn chưa có nhiều thành tựu. Toyota có hơn 1.300 bằng sáng chế cho pin thể rắn, trong khi các công ty Trung Quốc ít hơn 100. Vì thế, Liên minh CASIP ra đời nhằm mục đích đảm bảo Trung Quốc vẫn dẫn đầu cuộc chơi
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/2/24
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ngành điều thừa nhận nguy cơ sụp đổ vì tranh mua, tranh bán
    Tình trạng “tranh mua - tranh bán” vẫn diễn ra khiến giá điều thô và điều nhân bị ảnh hưởng lớn, đang gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp ngành điều

    Doanh nghiệp ngành điều Việt Nam đang giữ vai trò trung tâm của chuỗi cung ứng hạt điều trên thế giới. Theo Hiệp hội điu Việt Nam (VINACAS), Việt Nam đang nhập khẩu tới gần 65% sản lượng điều thô và chiếm gần 80% lượng điều nhân xuất khẩu trên thị trường thế giới

    [​IMG]
    Điều thô được một số doanh nghiệp nhập từ Campuchia, châu Phi
    Năm 2023, các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam nhập khẩu xấp xỉ 3 triệu tấn điều thô, chế biến xuất khẩu trên 600.000 tấn điều nhân. Tuy nhiên, giá điều thô có thời điểm tăng cao trong khi giá điều nhân cũng tăng nhưng không tương ứng, khiến nhiều doanh nghiệp càng làm càng lỗ

    Bước qua đầu mùa vụ điều năm 2024, nỗi lo này lại chực chờ khi vẫn tiếp diễn tình trạng doanh nghiệp, nhà máy chế biến điều trong nước có dấu hiệu mạnh ai nấy chạy đua nguyên liệu, tranh nhau làm giá khiến cho giá điều thô khả năng tiếp tục lên cao

    Chủ tịch VINACAS Phạm Văn Công thẳng thắng nhìn nhận, doanh nghiệp Việt đang “tự gõ vào chân mình" khi tự đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán. Tình trạng này khiến hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều nhân trong nước bị thua lỗ hoặc không có lợi nhuận, nhiều nhà chế biến đã phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm sản lượng

    [​IMG]
    Việt Nam nhập khẩu tới gần 65% sản lượng điều thô của thế giới
    Ông Phạm Văn Công cho rằng, việc chủ động định hình lại chuỗi cung ứng điều toàn cầu, với sự tham gia của doanh nghiệp nội địa và nhiều quốc gia sản xuất điều là cần thiết để tìm tiếng nói chung, liên kết với nhau giải quyết những bất ổn, duy trì sự phát triển ổn định, bền vững

    “Tại sao nguyên liệu tăng nhưng giá điều nhân bán ra lại thấp, đây là câu hỏi rất nhức nhối. Việt Nam đang chi phối thị trường điều quốc tế, nhưng lại không làm chủ được thị trường nên phải phân tích chuỗi sản phẩm này xem khúc mắc ở đâu. VINACAS cho rằng, đó là lỗi của doanh nghiệp ngành điều Việt Nam, ta tự đội giá nguyên liệu, tranh mua, tranh bán, nguyên nhân nằm ở đó”, ông Công thẳng thắn nhận xét
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nhật Bản lập công ty sản xuất máy tính lượng tử mới
    Giới công nghiệp và học thuật Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập một công ty liên doanh mới trong tài khóa 2024 nhằm thương mại hóa máy tính lượng tử tốc độ cao thế hệ mới

    Theo kế hoạch, Viện Khoa học Phân tử (IMS) thuộc Viện Khoa học tự nhiên quốc gia của Nhật Bản sẽ thành lập công ty này để phát triển thiết bị mới gọi là máy tính lượng tử nguyên tử lạnh hoặc máy tính lượng tử nguyên tử trung tính. Công ty trên có kế hoạch đưa ra nguyên mẫu vào tài khóa 2026 và đặt mục tiêu trở thành công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp thiết bị thương mại hiệu suất cao vào tài khóa 2030. Công ty mới sẽ có trụ sở tại quận Aichi, nơi đặt trụ sở của IMS

    Khoảng 10 công ty trong ngành, bao gồm các đại gia công nghệ của Nhật Bản như Fujitsu, Hitachi và NEC sẽ hỗ trợ cho hoạt động của công ty mới. Liên doanh này sẽ tận dụng thế mạnh công nghệ của Nhật Bản với hy vọng nâng cao khả năng cạnh tranh công nghiệp và an ninh kinh tế của đất nước
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Chủ tịch HBC kêu gọi doanh nghiệp Việt chung tay xuất khẩu ngành xây dựng và BĐS sang Châu Phi
    "30 năm tới, lực lượng lao động sẽ tăng thêm 800 triệu người, quy mô dân số tăng lên gấp đôi, chiếm1/4 dân số thế giới", Chủ tịch HBC Lê Viết Hải nói về tiềm năng tại thị trường các nước châu Phi

    CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) mới nhận được thư trúng thầu 5 dự án nhà ở xã hội tại Kenya (châu Phi) với tổng mức đầu tư 72 triệu USD

    "Sau khi khảo sát thị trường, tôi thấy đây là một dự án tiềm năng. Nếu chúng ta biết tận dụng cơ hội hợp lý, ngành xây dựng Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục được thị trường này", Chủ tịch HĐQT HBC Lê Viết Hải chia sẻ

    Thị trường tiềm năng, chi phí nhân công chỉ bằng 1/3 Việt Nam

    Nhận định về tiềm năng của châu Phi, ông Hải cho biết đó là một thị trường quy mô rất lớn. 30 năm tới, lực lượng lao động sẽ tăng thêm 800 triệu người, quy mô dân số tăng gấp đôi, chiếm ¼ dân số thế giới. Trong khi đó, số lượng nhà ở xây dựng hiện còn rất thiếu

    "Nhu cầu xây dựng rất lớn, nhu cầu về đầu tư bất động sản và nhà ở cực kỳ cao. Nguồn lao động ở đây đang có mức giá rất cạnh tranh, nếu biết khai thác thì cả ngành sản xuất công nghiệp và các ngành nông nghiệp đều có thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường ra nước ngoài rất thuận lợi"
    [​IMG]
    "Ở Việt Nam phải trả chi phí sản xuất 30% cho lao động, qua bên kia có thể giảm 2/3. Lao động họ đang rất thừa, cần công ăn việc làm, cần được đào tạo, huấn luyện nâng cao kỹ năng tay nghề. Công nghệ về tất cả các mặt đều rất nghèo nàn, lạc hậu, và các kinh nghiệm, kiến thức, know-how của Việt Nam hoàn toàn có thể vận dụng để phát triển ở thị trường châu Phi", ông Hải nói

    Về chất lượng nhà ở tại thị trường châu Phi điển hình là Kenya - quốc gia mà HBC trúng thầu 5 dự án, ông Hải cho biết tiêu chuẩn chất lượng khá thấp

    HBC có niềm tin rằng các doanh nghiệp từ bất động sản, xây dựng, thiết kế, vật liệu xây dựng, quản lý dự án… cả hệ sinh thái trong ngành bất động sản đều có thể "xuất khẩu" sang Châu Phi, tạo dựng được một hệ sinh thái trong ngành xây dựng – bất động sản tại thị trường tiềm năng này

    Việt Nam nay đã sắp già, tương lai phát triển phải là châu Phi

    "Miền đất hứa" châu Phi đã từng được vị Chủ tịch HBC nhắc đến nhiều lần. Tại Hội nghị nhà thầu phụ, Nhà cung cấp HBC 2024, ông Hải cho biết: Chỉ có khoảng 10% công trình cao tầng đang xây dựng ở Châu Phi có cẩu tháp, vận thăng, giàn giáo thép và áp dụng công nghệ xây dựng tương đối hiện đại, đa phần còn lại họ dùng những phương tiện thô sơ, còn rất lạc hậu

    Vô hình trung, đây đã trở thành lợi thế của Hòa Bình bởi từ lâu, Hoà Bình đã đầu tư hàng trăm triệu USD cho máy móc, trang thiết bị và luôn đảm bảo duy trì được chất lượng hoạt động tốt sau khi đã khấu hao. Nếu lượng thiết bị này cùng con người Hoà Bình được đưa đến Châu Phi sẽ giúp cải thiện mọi mặt bao gồm chất lượng, tiến độ, an toàn, chi phí thi công xây dựng cho các công trình ở Châu Phi

    "Tôi cho rằng việc chinh phục thị trường xây dựng nước ngoài của Hòa Bình như câu chuyện của cây tre", ông Hải cho biết

    "Cây tre khi được trồng xuống đất chỉ mọc lên vài centimet trên mặt đất trong một thời gian dài. Trong suốt 4 năm đầu tiên nó dành toàn bộ sức lực cho việc cắm rễ hàng trăm mét dưới lòng đất. Khi gốc rễ đã đủ chắc thì từ năm thứ 5 nó mới bứt phá với tốc độ đáng kinh ngạc 30 centimet mỗi ngày và chỉ mất 6 tuần để đạt chiều cao 15 mét"

    Ông Hải cho biết Hòa Bình đã đi "cắm rễ" tại các thị trường nước ngoài, khắp các châu lục và hiện giờ Hoà Bình đã có những điều kiện thuận lợi nhất để ước mơ xuất khẩu xây dựng đó trở thành hiện thực

    Cùng chung nhận định về tiềm năng thị trường châu Phi, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, thương hiệu và cạnh tranh – cho biết: "Các nhà kinh tế có 2 câu rất hay: Khu vực phát triển năng động nhất thế giới là Châu Á – Thái Bình Dương, nhưng tương lai của sự phát triển lại là Châu Phi. Đây là khu vực vừa năng động lại rất trẻ trung, có thể nói là trẻ nhất"

    "Việt Nam cũng sắp già rồi. Nhìn ra bên ngoài thì châu Phi là nơi doanh nghiệp Việt Nam nên tính đến. Nga, Trung Quốc đã tính lâu rồi. Mình có lợi thế trong ngành xây dựng, công nghiệp sản xuất, chế biến chế tạo, nên quan tâm!", TS. Thành nhắn nhủ
     

Chia sẻ trang này