Cờ Vây kinh tế

Thảo luận trong 'ThinkTank Cup' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 10/9/17.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc sáp nhập hai hãng công nghệ khổng lồ để đối phó Mỹ
    Vụ sáp nhập này đánh dấu sự thúc đẩy quy mô lớn mới nhất của Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh với Mỹ

    Trung Quốc mới đây tiết lộ thông tin về việc sáp nhập hai công ty công nghệ lớn thuộc sở hữu nhà nước, trong bối cảnh chính phủ nước này đang tăng tốc hợp nhất các tập đoàn công nghệ lớn để có thể cạnh tranh tốt hơn với Mỹ và các đối thủ khác

    Cụ thể, Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc (SASAC) hôm 23.6 cho biết đã phê duyệt việc hợp nhất Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (China Electronics Technology Group - CETG) và Tập đoàn Công nghiệp Thông tin Phủ Điền Trung Quốc (China Putian Information Industry Group), còn gọi là Potevio. Theo thỏa thuận Potevio sẽ trở thành công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của CETG. Một báo cáo truyền thông Trung Quốc đã mô tả động thái sáp nhập này như việc tạo ra một “tàu chiến công nghệ thông tin” hùng mạnh

    Được biết, cả CETG và Potevio đều nằm trong số những công ty được coi là trung tâm của Trung Quốc, một tập hợp có ít hơn 100 doanh nghiệp cốt lõi của nhà nước do SASAC trực tiếp giám sát. Theo SASAC, tài sản của nhóm này đạt 69.100 tỉ nhân dân tệ ( khoảng 10.710 tỉ USD) vào cuối năm ngoái. CETG đứng thứ 381 trong danh sách Fortune 500 với doanh thu hằng năm là 32,9 tỉ USD. Con số này được dự kiến sẽ vượt qua 50 tỉ USD sau khi sáp nhập

    Sáp nhập những gã khổng lồ công nghệ thành thực thể lớn hơn là một phần trong nỗ lực mới của Bắc Kinh nhằm thiết lập chuỗi cung ứng cho các ngành công nghiệp quan trọng, giảm phụ thuộc vào các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ. Bằng cách kết hợp CETG và Potevio, chính phủ đại lục đặt mục tiêu tập trung nhiều vốn hơn để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển

    Theo Nikkei, CETG có mối quan hệ chặt chẽ với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Công ty này cung cấp sản phẩm cho tất cả nhu cầu công nghệ thông tin của quân đội, bao gồm radar, các thiết bị điện tử và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Trong khi đó, điểm mạnh của Potevio nằm ở truyền thông không dây và bảo mật. Công ty cung cấp thiết bị viễn thông và chất bán dẫn cho các mạng chính phủ. Ngoài ra, Potevio cũng tham gia vào các lĩnh vực chiến lược khác, ví dụ cung cấp phần cứng và phần mềm cho các thành phố thông minh và dịch vụ sạc lại cho các phương tiện sử dụng năng lượng mới. Theo thông tin trên trang web của CETG và Potevio, cả hai có tổng cộng 15 công ty giao dịch công khai, được niêm yết ở Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông

    “Sau khi sáp nhập, các nguồn lực nghiên cứu và phát triển của hai công ty có thể được sử dụng hiệu quả hơn. Điều này cũng sẽ có lợi cho cả hai vì họ có thể tập trung vào việc tạo ra đột phá về công nghệ thiết yếu trong điện tử và công nghệ thông tin", Liu Xingguo, chuyên gia nghiên cứu tại China Enterprise Confederation, nói

    Trong khi tìm cách kết hợp các công ty trong các lĩnh vực liên quan để tăng quy mô, SASAC còn đang theo đuổi việc sáp nhập để giảm tổng số tập đoàn mà cơ quan này kiểm soát, hợp lý hóa hoạt động trong trung và dài hạn. Tháng 2.2021, Tổng thư ký của SASAC Peng Huagang chia sẻ với các phóng viên đã có 12 cặp sáp nhập các công ty trung ương trong giai đoạn lập kế hoạch kinh tế 5 năm cuối cùng cho đến năm 2020. Trong cuộc họp báo tương tự tại Bắc Kinh, người đứng đầu SASAC Hao Peng tuyên bố việc tái tổ chức các doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ tiếp tục trong giai đoạn 5 năm mới bắt đầu vào năm nay, nhằm tạo ra nguồn lực “mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn” cho chính phủ và các công ty nhà nước
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/6/21
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    AirAsia mua lại Gojek Thái Lan
    Hãng hàng không AirAsia xác nhận sẽ mua lại mảng kinh doanh của ứng dụng gọi xe Gojek tại Thái Lan

    [​IMG]

    Theo thỏa thuận mới đạt được của AirAsia và Gojek, Gojek sẽ nắm cổ phần không xác định trong bộ phận “siêu ứng dụng” riêng của AirAsia. Mảng này giá trị khoảng 1 tỷ USD. Thỏa thuận cho thấy AirAsia đang muốn gia nhập hàng ngũ các siêu ứng dụng Đông Nam Á cùng với Grab và GoJek

    Theo CEO AirAsia Tony Fernandes, thông qua mua lại mảng kinh doanh tại Thái Lan của Gojek, họ có thể tăng tốc tham vọng trở thành siêu ứng dụng dẫn đầu Đông Nam Á

    Thương vụ cũng thể hiện Gojek đang định hình lại việc kinh doanh trong khu vực khi chuẩn bị sáp nhập với nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Indonesia, Tokopedia thành GoTo. CEO Gojek Kevin Aluwi cho biết AirAsia và Gojek có chung mục tiêu mang đến dịch vụ tốt hơn cho người dùng, đồng thời cải thiện sinh kế của tài xế và đối tác. “Cùng lúc này, thỏa thuận giúp chúng tôi tập trung vào Việt Nam và Singapore - các thị trường cung cấp lợi tức đầu tư và cơ hội tăng trưởng chiến lược hấp dẫn nhất”

    Ông Fernandes trước đây từng công khai tham vọng cạnh tranh với Gojek và Grab. AirAsia Digital bao gồm các mảng kinh doanh phi hàng không, hiện sở hữu dịch vụ như giao đồ ăn, đồ tươi sống, dịch vụ vận chuyển, nền tảng thương mại điện tử, cổng thanh toán nhưng chưa có gọi xe

    AirAsia hoạt động trên thị trường hàng không Thái Lan từ năm 2003 thông qua Thai AirAsia. Công ty đang có mặt tại Malaysia, Singapore, còn công ty vận tải Teleport hiện diện tại các nước lớn của Đông Nam Á

    GoTo vẫn đi sau các đối thủ khi nói tới thị trường quốc tế. Tokopedia chỉ hoạt động tại Indonesia, còn Gojek kinh doanh tại Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Indonesia. Grab hoạt động tại 8 nước Đông Nam Á,còn Sea tại 6 nước trong khu vực, ngoài ra còn tại Đài Loan và 4 nước Nam Phi

    Thị trường siêu ứng dụng Thái Lan đặc biệt sôi động khi có sự tham gia của nhiều tập đoàn địa phương. Gã khổng lồ bán lẻ Central Group đầu tư 200 triệu USD vào chi nhánh Grab Thái Lan năm 2019, trong khi tập đoàn Chareon Pokphand lớn nhất cả nước đang nỗ lực bồi dưỡng ứng dụng nội dung TrueID thành một siêu ứng dụng

    Theo nghiên cứu của hãng tư vấn Momentum Works về thị trường giao đồ ăn, thị phần của Gojek tại Thái Lan và Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với Grab và Sea năm 2020. GrabFood chiếm 50% thị phần giao đồ ăn Thái Lan xét về tổng giá trị hàng hóa, còn Foodpanda và Lineman nắm 23% và 20%. Gojek sở hữu 7% còn lại
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Các tỷ phú công nghệ Trung Quốc chăm làm từ thiện

    [​IMG]
    Ông Pony Ma, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tencent tặng lì xì cho nhân viên

    Trong ví dụ mới nhất, ông Lei Jun, CEO Xiaomi đã trao 2,2 tỷ USD cổ phiếu của nhà sản xuất smartphone này cho hai tổ chức từ thiện, theo văn bản gửi lên Sở giao dịch Chứng khoán Hong Kong

    Vào tháng 6/2021, CEO Wang Xing của gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan và nhà sáng lập Zhang Yiming của ByteDance cũng đã tặng một phần gia sản cho mục đích thiện nguyện

    Các tỷ phú công nghệ Trung Quốc đẩy mạnh làm từ thiện sau khi Bắc Kinh siết chặt quản lý, bắt đầu với việc cuộc IPO "bom tấn" của Ant Group đột ngột bị dừng vào tháng 11 năm ngoái

    Yêu cầu dừng IPO được chính phủ đưa ra sau khi tỷ phú Jack Ma lớn tiếng chỉ trích cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc tại một sự kiện đông người tham dự. Trong nhiều tháng qua, Jack Ma ít khi xuất hiện trước công chúng

    Giới tỷ phú Trung Quốc đang bước vào thời kỳ khó khăn hơn trước rất nhiều khi mà chính phủ tăng cường giám sát hàng loạt lĩnh vực, từ dịch vụ tài chính đến an ninh dữ liệu và niêm yết ở nước ngoài

    Đồng thời, công chúng Trung Quốc ngày càng lo ngại về bất bình đẳng. Trong bài phát biểu hồi tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sự phát triển của Trung Quốc là "không cân bằng" và mục tiêu tối thượng phải là "thịnh vượng chung"

    Ông Brock Silvers, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân Kaiyuan Capital nhận xét: "Khó có thể cho rằng việc các tỷ phú công nghệ Trung Quốc bắt đầu thấy thôi thúc muốn làm từ thiện là điều ngẫu nhiên"

    "Các cử chỉ nghĩa hiệp của họ có thể bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc hay lời dạy của Phật giáo, nhưng có vẻ như chúng có mối tương quan mạnh mẽ với động thái thắt chặt quản lý gần đây của Bắc Kinh"

    Hồi tháng 6, CEO Wang Xing của Meituan quyên góp 2,3 tỷ USD cổ phiếu cho quỹ từ thiện của chính ông. Sự kiện này diễn ra sau khi cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc mở cuộc điều tra vào hãng giao đồ ăn này, và vị CEO đăng bài thơ cổ bị cho là có ý ngầm chỉ trích Bắc Kinh

    Cũng trong tháng đó, nhà sáng lập Byte Dance là ông Zhang Yiming đóng góp 77 triệu USD cho một quỹ giáo dục tại quê nhà. Ông Zhang là tỷ phú giàu thứ 4 tại Trung Quốc với khối tài sản 44,5 tỷ USD

    Hai tháng trước đó, ông Pony Ma, nhà sáng lập Tencent cam kết dành 7,7 tỷ USD từ tiền của công ty để giải quyết các vấn đề xã hội và đưa vùng nông thôn của Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo. Với tài sản ròng 56,7 tỷ USD, ông Pony Ma là người giàu thứ hai Trung Quốc, Bloomberg cho biết

    Tháng Tỷ phú, tập đoàn Số tiền quyên góp


    Lei Jun, Xiaomi 2,2 tỷ USD cổ phiếu

    Zhang Yiming, ByteDance 77,3 triệu USD từ tài sản cá nhân

    Wang Xing, Meituan 2,3 tỷ USD cổ phiếu

    Pony Ma, Tencent 7,7 tỷ USD tiền trích lập của công ty

    Colin Huang, Pinduoduo 100 triệu USD cam kết cho Đại học Chiết Giang

    (Vào tháng 7/2020, ông Huang và nhóm nhà sáng lập Pinduoduo cũng đã quyên góp số cổ phiếu trị giá 2,4 tỷ USD cho một quỹ từ thiện)
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Đại học Harvard giải mã bí quyết thành công của Xiaomi
    Chiến lược của Xiaomi được gọi là "Coalescene" - tạm dịch là cùng phát triển. Xiaomi cùng phát triển với người dùng, cùng phát triển với đối tác của họ - gần như khác biệt hoàn toàn với phần lớn công ty công nghệ hiện nay

    Khi Xiaomi lần đầu gia nhập thị trường smartphone đầy cạnh tranh vào năm 2010, họ thậm chí chưa có nổi một chiếc smartphone. Công ty này chỉ cung cấp một hệ điều hành tuỳ biến dựa trên Android mang tên MIUI

    Sau 11 năm, họ trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Samsung. Tuy nhiên, đó chưa phải điều đáng kinh ngạc duy nhất. Xiaomi đang là nhà sản xuất thiết bị IoT lớn nhất thế giới với doanh thu vượt mốc 37 tỷ USD trong năm 2020, với hơn 210 triệu thiết bị IoT bán ra (không tính laptop và smartphone) tại 90 quốc gia

    [​IMG]

    Harvard Business Review đã dành hơn 100 giờ trò chuyện với các chuyên gia, CEO, hãng nghiên cứu thị trường, nhà phân phối vv…, xem xét hơn 5.000 tài liệu của Xiaomi cũng như tham khảo 470 báo cáo và dữ liệu từ bên ngoài để tìm hiểu về công thức phát hiện của công ty được coi là "Apple Trung Quốc" này

    Họ phát hiện ra "bí quyết" của Xiaomi nằm ở thuật ngữ được gọi là "chiến lược coalescene". Từ "coalesce" có nguồn gốc từ chữ Latin gồm co (cùng nhau) và alescene (phát triển)

    "Cùng phát triển" với người tiêu dùng

    Xiaomi gia nhập thị trường đầu tiên – Trung Quốc – bằng cách cung cấp hệ điều hành smartphone. Tại thời điểm đó, thị trường chứng kiến một vài nhà sản xuất nội địa khổng lồ như Huawei, Lenovo cũng như đối thủ quốc tế như Apple Samsung chiếm lĩnh thị trường. Hầu hết nhà sản xuất Trung Quốc khác chỉ tìm cách tạo ra các phiên bản nhái của iPhone, điện thoại Samsung

    Thay vì "đâm đầu vào tường", Xiaomi chọn cách tìm đến những người dùng thực sự yêu công nghệ bằng cách cung cấp cho họ một hệ điều hành tuỳ biến rất sâu, đồng thời xây dựng cộng đồng xung quanh hệ điều hành đó, đón nhận ý kiến của họ về các tính năng của hệ điều hành để cải thiện và phát triển. Nhóm người dùng này đặc biệt thích thú khi có một hãng công nghệ lớn tỏ ra "chăm lo" đến họ như vậy

    Xiaomi tung ra bản cập nhật cho MIUI đều đặn chiều thứ 6 hàng tuần, dành cho những người yêu công nghệ 2 ngày cuối tuần để "vọc vạch" các tính năng mới. Các kỹ sư của Xiaomi thường lắng nghe ý kiến người dùng, phản hồi họ để cùng nhau giải quyết các vấn đề. Chiến lược cùng phát triển này giúp Xiaomi gây dựng thương hiệu và chuẩn bị cho việc ra mắt smartphone Xiaomi mà không tốn nhiều chi phí marketing theo phương thức truyền thống

    Khi giới thiệu smartphone đầu tiên vào tháng 8/2011, Xiaomi định vị sản phẩm của mình là "chất lượng cao ở tầm giá hợp lý". Họ bán sản phẩm trực tiếp cho người dùng, thông qua website với tỉ suất lợi nhuận là 5% - thấp nhất trong ngành công nghiệp smartphone. Điện thoại của họ rẻ hơn bất cứ đối thủ nào cùng cấu hình

    Xiaomi cũng thực hiện chiến lược bán hàng không giống ai khi chỉ mở website đặt mua sản phẩm 1 lần/tuần với số lượng nhất định. Thông thường, các sản phẩm của họ sẽ cháy hàng chỉ sau ít phút mở bán. Những lượt cháy hàng liên tục khiến cái tên Xiaomi gây bão trên truyền thông, từ trong nước đến quốc tế

    Sau khi có chỗ đứng trong cộng đồng những người yêu công nghệ, Xiaomi vươn rộng hơn đến nhóm người dùng phổ thông. Đây cũng là lúc họ buộc phải xây dựng kênh bán hàng truyền thống, mở hàng trăm cửa hàng tại các ga tàu điện và thành phố nhỏ ở Trung Quốc

    Khác với các hãng smartphone khác, vốn thích mở cửa hàng ở những phố công nghệ (thường hợp tác với các nhà mạng), Xiaomi chọn những điểm có nhiều người đi bộ như các trung tâm mua sắm. Các địa điểm họ chọn cũng sẽ là nơi có nhiều cửa hàng "chất lượng cao giá rẻ" – giúp định vị thêm thương hiệu

    Về cơ bản trong giai đoạn đầu, Xiaomi tập trung vào nhóm người dùng quan tâm đến giá trị sử dụng. Đây cũng là những khách hàng tích cực mua sắm các sản phẩm IoT

    Công thức hợp tác không tìm thấy ở bất cứ công ty nào khác

    Xiaomi coi smartphone là thiết bị điều khiển trung tâm và bắt đầu cho ra mắt hàng loạt thiết bị kết nối với di động (như TV, điều hoà, lọc không khí, đèn thông minh). Ngoài việc tự phát triển, họ tìm kiếm các đối tác để giúp họ nhanh chóng mở rộng danh mục sản phẩm IoT. Tất cả sản phẩm này đều có thể kết nối thành một hệ sinh thái. Do đó, những người mua sản phẩm đầu tiên của Xiaomi thường có xu hướng mua thêm nhiều sản phẩm khác. Nói cách khác, đối thủ rất khó để giành lấy khách hàng của Xiaomi, một khi họ đã gia nhập hệ sinh thái của hãng này

    Để tạo hiệu ứng nhận diện tốt hơn, cũng như thói quen cho khách hàng, tất cả sản phẩm của Xiaomi, gồm cả sản phẩm từ đối tác đều có ngôn ngữ thiết kế chung. Chúng tạo sự kết nối từ bên trong cho đến bên ngoài

    Một điểm cần chú ý là với các sản phẩm IoT, tỷ suất lợi nhuận thu về lớn hơn so với smartphone, cho phép Xiaomi mở nhiều cửa hàng offline hơn để bán hàng loạt sản phẩm, thay vì chỉ riêng smartphone. Nhiều sản phẩm hơn, vòng đời sản phẩm ngắn (chẳng hạn các sản phẩm như vòng đeo thông minh, bóng đèn thông minh) khiến người dùng ghé thăm các cửa hàng nhiều hơn – đồng nghĩa tỷ lệ bán được hàng cũng cao hơn

    Ít người biết, các đối tác sản xuất thiết bị IoT cho Xiaomi đều được chọn trực tiếp bởi người sáng lập Lei Jun hoặc các lãnh đạo cao cấp, thông qua mối quan hệ cá nhân của họ. Nhờ đó, họ có hiểu biết sâu về các đối tác đó. Họ hiểu về khả năng của nhà sản xuất, năng lực đội ngũ lãnh đạo, giúp việc hợp tác thuận lợi hơn

    Nó cũng giúp Xiaomi duy trì mới quan hệ thân thiết hơn với đối tác. Tuy nhiên, điều này cũng có một hạn chế là Xiaomi sẽ khó chọn được đối tác hơn. Với Xiaomi, lãnh đạo của họ tin rằng cách làm này lợi nhiều hơn hại

    Xiaomi cũng sẽ đầu tư vào các công ty này, nhưng không nắm quyền khống chế hoạt động. Điều này tạo ra sự tin tưởng. Họ cũng đồng thời tiếp cận sâu được về cấu trúc hoạt động và chi phí sản xuất của các đối tác, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý hơn

    Những đối tác được chọn này đa phần là một nhóm nhỏ, hoặc công ty startup. Họ sẽ chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ sản phẩm, từ đó có sự tập trung cho sản phẩm được duy trì tuyệt đối. Xiaomi sẽ đóng vai trò là "vườn ươm" đối với họ: hỗ trợ R&D bằng cách gửi đội ngũ kỹ sư của hãng sang, giúp đối tác tìm kiếm nhà cung cấp và đàm phán hợp đồng. Danh tiếng của Xiaomi đủ để tạo niềm tin với các nhà cung cấp, thay vì hợp tác với 1 hãng khởi nghiệp vô danh

    HBR kết luận, chiến lược của Xiaomi khó tìm thấy ở bất cứ công ty nào, nơi họ vừa có thể thắt chặt chi phí sản xuất, vừa gắn bó với tối tác, người dùng, lại tạo được sự khác biệt lớn về danh mục sản phẩm. Nhờ đó, chỉ sau khoảng hơn 10 năm phát triển, Xiaomi trở thành một đế chế thực sự trong ngành di động cũng như thiết bị IoT như ngày nay
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/7/21
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Saudi Aramco và Reliance đàm phán về thỏa thuận trị giá 25 tỷ USD
    Dựa trên định giá thị trường của Saudi Aramco là khoảng 1.900 tỷ USD, giao dịch trên sẽ mang lại cho Reliance khoảng 1% cổ phần tại tập đoàn năng lượng quốc doanh Vùng Vịnh

    [​IMG]
    Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia

    Các nguồn thạo tin mới đây cho hay Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia đang tiến hành các cuộc đàm phán về việc mua lại 20% cổ phần trong hoạt động kinh doanh hóa chất và lọc dầu của Reliance Industries Ltd (Ấn Độ) bằng lượng cổ phiếu trị giá khoảng 20-25 tỷ USD của mình


    Nguồn tin cho hay các bên có thể đạt được một thỏa thuận trong những tuần tới. Các bên vẫn đang đàm phán những chi tiết cụ thể của giao dịch. Song nguồn tin cũng lưu ý vẫn có khả năng các cuộc đàm phán có thể kéo dài hơn hoặc đổ vỡ

    Hồi năm 2019, Reliance đã thông báo bán 20% cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ và hóa chất của mình cho Saudi Aramco với giá 15 tỷ USD

    Song thỏa thuận này đã bị đình trệ khi giá dầu lao dốc và nhu cầu sụt giảm mạnh vào năm ngoái do tác động của đại dịch COVID-19

    Thị trường năng lượng đã phục hồi kể từ đó, với giá dầu thô tăng khoảng 35% tính từ đầu năm tới nay lên gần 70 USD/thùng


    Trong tuần trước, Saudi Aramco cho biết đang tiến hành quá trình thẩm định thỏa thuận với Reliance

    Vào cuối tháng Sáu, Chủ tịch Mukesh Ambani của Reliance cho biết ông hy vọng sẽ chính thức hóa quan hệ đối tác với Saudi Aramco trong năm nay

    Khi đó, Chủ tịch Yasir Al-Rumayyan của Saudi Aramco sẽ tham gia hội đồng quản trị của tập đoàn năng lượng Ấn Độ với tư cách là một giám đốc độc lập


    Nếu thành công, giao dịch này sẽ thúc đẩy doanh số bán dầu thô của Saudi Aramco sang Ấn Độ

    Đối với Reliance, nó sẽ giúp đảm bảo nguồn cung cấp dầu ổn định cho các nhà máy lọc dầu khổng lồ của họ và đưa tập đoàn Ấn Độ này trở thành cổ đông của Saudi Aramco


    Dựa trên định giá thị trường của Saudi Aramco là khoảng 1.900 tỷ USD, một giao dịch như trên sẽ mang lại cho Reliance khoảng 1% cổ phần tại tập đoàn năng lượng quốc doanh Vùng Vịnh
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc sẽ xây sàn chứng khoán nuôi dưỡng hãng công nghệ nhỏ và vừa trong nước
    Trung Quốc sẽ hình thành thị trường chứng khoán mới nhằm giúp các công ty nhỏ và vừa (SME) theo đuổi các ngành công nghệ mới. Kế hoạch này được công bố vào thời điểm chính phủ đang gia tăng trấn áp, thu hẹp sức ảnh hưởng của đại gia công nghệ. Chỉ riêng hai đại gia Alibaba và Tencent đã mất 330 tỉ đô la giá trị vốn hóa kể từ cuối năm 2020 – tức tương đương 13 lần quy mô GDP của Campuchia cùng năm. Các hãng này buộc phải xông pha đất khách để sống còn

    Nuôi dưỡng “tiểu công nghệ”

    “Chúng ta sẽ tiếp tục hỗ trợ việc sáng tạo và phát triển SME, tăng cường đổi mới, tạo ra một sàn giao dịch mới là Sở giao dịch chứng khoán Bắc Kinh”, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu qua một video nhân Hội chợ thương mại quốc tế Trung Quốc về dịch vụ đang diễn ra ở thủ đô trong ngày hôm qua

    [​IMG]
    Lễ khai trương sự kiện niêm yết lần đầu (IPO) của công ty Baidu trên sàn chứng khoán Hồng Kông năm 2019
    Ông Tập đã không nói rõ các chi tiết hoặc khung thời gian cho thị trường trong tương lai này. Nếu được thành lập, đây sẽ là thị trường chứng khoán thứ ba tại đất nước khổng lồ này, sau hai sàn ở Thượng Hải và Thâm Quyến

    Ông cũng cam kết sẽ mở rộng hợp tác trong lĩnh vực này với các nước đang tham gia sáng kiến “nhất đới nhất lộ” nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước với vốn từ Trung Quốc. Ông cũng nói rằng Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ các cơ hội phát triển của ngành dịch vụ mới với tất cả các nước nhằm thúc đẩy kinh tế toàn cầu hồi phục và tăng trưởng

    Các thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đã đạt quy mô lớn hơn và thăng hạng trong các bảng tổng sắp toàn cầu cả về số công ty niêm yết lẫn vốn hóa kể từ khi hai thị trường Thượng Hải và Thâm Quyến hình thành năm 1990. Sự phát triển của hai thị trường này đi song song với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc trong ba thập niên qua

    Sàn Thượng Hải hiện là thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới, với mức vốn hóa 7.620 tỉ đô la tính đến cuối tháng 6 vừa rồi, theo thống kê của trang Statista. Với vốn hóa 5.760 tỉ đô la, sàn Thâm Quyến đứng thứ tư sau vị trí số 3 của Hồng Kông với vốn hóa 6.810 tỉ đô la

    Nhiều năm qua, Trung Quốc đã áp dụng các quy định theo chuẩn Nasdaq ở cả hai sàn chứng khoán dành cho các hãng công nghệ là STAR Market ở Thượng Hải và ChiNext ở Thâm Quyến. Các cố gắng này nhằm giúp các công ty khởi nghiệp công nghệ có thể gọi vốn. Các sàn này cũng thu hút các công ty công nghệ lớn nhất đất nước niêm yết sau khi chính phủ Mỹ siết chặt quy định đối với hãng từ đại lục. Những cái tên lớn gần đây là hãng chất bán dẫn SMIC và hãng viễn thông China Telecom

    Dù lĩnh vực dịch vụ ở Trung Quốc chỉ chiếm phần nhỏ trong trao đổi hàng hóa, nhưng thị trường đang phát triển nhanh, với động cơ tăng trưởng là du lịch và các dịch vụ có hàm lượng chất xám cao

    Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, tổng giá trị của các dịch vụ liên quan đến du lịch đạt 5,410 tỉ nhân dân tệ (838 tỉ đô la) trong năm 2019, tăng 23% so với tổng giá trị 4.390 tỉ nhân dân tệ của năm 2016. Nhưng các dịch vụ này đã lao dốc trong sáu tháng đầu 2020 xuống còn 4.560 tỉ nhân dân tệ, giảm 16%. Tổng giá trị thương mại của hàng hóa vật lý giảm 14%, mức độ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ

    Sự lao dốc của các dịch vụ liên quan đến du lịch được bù đắp bởi tăng trưởng của các dịch vụ thâm dụng công nghệ, chiếm 45% tổng giá trị. Các dịch vụ này gồm viễn thông, công nghệ thông tin và quyền sở hữu trí tuệ, với các tập đoàn như Alibaba Group Holding hay Huawei Technologies đứng sau

    Các thông điệp mâu thuẫn

    Trong bài phát biểu, ông Tập nói rằng Bắc Kinh sẽ xây dựng các khu vực mẫu (demo) để thúc đẩy phát triển sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử và lập danh sách các dịch vụ xuyên biên giới trên cả nước. Hồi tháng 8 vừa rồi, Trung Quốc đã công bố danh sách dự án cảng tự do thương mại Hải Nam, nhằm biến nơi này thành thị trường có tầm cỡ khu vực về dịch vụ tài chính và các dịch vụ xuyên biên giới khác

    Thông điệp từ bài phát biểu mới của ông Tập đang phủ mây mù lên nền kinh tế công nghệ ở Trung Quốc. Bởi nó trái ngược hoàn toàn với tình hình nhà nước đang ra sức “tảo thanh” hay “dọn cỏ” trong lĩnh vực công nghệ và giải trí

    Chỉ một ngày trước đó, hôm 1-9 nhà chức trách Trung Quốc đã triệu tập cuộc họp với 11 ứng dụng gọi xe ở nước này để buộc các hãng phải cải thiện điều kiện làm việc và thù lao của tài xế và đối tác bán hàng trên các nền tảng này

    Trước đó nữa, hôm 31-8 cơ quan quản lý đã ra lệnh cấm người dưới 18 tuổi chơi game trực tuyến quá ba giờ mỗi tuần với giải thích rằng “ngăn chứng nghiện game và biến đổi tâm lý ở trẻ” – theo Caixin. Quyết định này khiến các công ty game trực tuyến lớn nhất nước thất vọng. Hồi đầu tháng 8 rồi, trước áp lực của chính phủ, Tencent tuyên bố sẽ hạn chế trẻ dưới 12 tuổi mua hàng trong kho ứng dụng game. Tencent cũng giới hạn thời gian cho những người chơi dưới 18 tuổi với tựa game hàng đầu Honor of Kings

    Cũng đầu tháng 8, Trung Quốc cũng cấm cửa ngành công nghệ dạy kèm trực tuyến của nước này có giá trị đến 70,25 tỉ đô la trong năm 2020 – theo dữ liệu iiMedia Research

    Đại gia công nghệ bỏ chạy

    Những động thái trừng phạt đối với tỷ phú Jack Ma và đế chế Alibaba, cùng các tập đoàn công nghệ lớn khiến các hãng này đem vốn ra nước ngoài. Dù rằng đã tuyên bố dành 50 tỉ nhân dân tệ, khoảng 7,7 tỉ đô la, cho chương trình “thịnh vượng chung” của chính phủ, Tencent cũng đang tìm cách tìm kiếm những chân trời phát triển mới

    Tencent tăng vốn đầu tư vào startup nước ngoài trong năm nay lên gấp 7 lần so với năm trước. Tập đoàn đa ngành về mạng xã hội, trò chơi và công nghệ tài chính đã ký kỷ lục 16 hợp đồng đầu tư mới ở châu Âu trong sáu tháng đầu năm 2021, nâng tổng số dự án quốc tế của tập đoàn lên 34 – theo dữ liệu của Refinitiv. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2020 họ chỉ có 4 dự án và cùng kỳ năm 2019 chỉ 3 dự án

    “Các quy định siết chặt hơn và tỷ lệ tăng trưởng nội địa giảm đã buộc các hãng tìm kiếm thị trường nước ngoài”, nhà phân tích về game Daniel Ahmad thuộc hãng Niko Partners nói với Nikkei Asia

    Phần lớn các hợp đồng của Tencent ở châu Âu là trong lĩnh vực game. Hãng con ở Anh của Miniclip thuộc Tencent đã mua công ty thiết kế Gamebacis ở Hà Lan vào tháng 1-2021. Miniclip cũng mua phần lớn cổ phần trong hãng thiết kể Green Horse Games ở Romania hồi tháng 2. Ngoài ra, Tencent cũng rải tiền ở nhiều series gọi vốn của các startup ở Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc trong nửa đầu năm 2021

    “Lợi nhuận trong mảng game quốc tế của Tencent tăng nhanh hơn mảng ở nội địa và giờ đây đóng góp 25% doanh số trò chơi trực tuyến của tập đoàn. Chúng ta sẽ thấy nhiều dự án đầu tư hơn trong thời gian tới”, nhà phân tích Wium Malan thuộc hãng Propitious phát biểu

    Phần lớn các hợp đồng thu mua hay sáp nhập ở châu Âu được Tencent thực hiện khá kín đáo, thông qua các công ty con ở nước ngoài để tránh bị săm soi. Chẳng hạn như mua nhà phát triển game Crytek ở Đức vào mùa hè này

    “Mối lo ngại về công nghệ của Trung Quốc đang làm các nước lo lắng và gây khó cho hoạt động của Tencent ở các thị trường Mỹ, châu Âu và Úc. Sáp nhập các công ty qua nhiều tầng nấc khác nhau sẽ ít bị chú ý hơn và được tiến hành rất thận trọng”, theo lời Mark Natkin, nhà sáng lập hãng tư vấn Marbridge đặt trụ sở ở Bắc Kinh

    Các động thái thầm lặng đó sẽ giúp Tencent không cần phải tốn tiền để gầy dựng thương hiệu mới, đồng thời giúp cho các công ty sáp nhập đạt được sự hoàn hảo vốn có, luôn hấp dẫn Tencent – nhà phân tích Daniel Ahmad ghi nhận

    Chủ tịch Martin Lau của Tencent đã cảnh báo tại cuộc họp các nhà đầu tư vào tháng 8 vừa rồi rằng nhà chức trách sẽ gia tăng áp lực với các công ty công nghệ ở Trung Quốc. “Môi trường quản lý chặt hơn ở Trung Quốc có khi là tác nhân thúc đẩy Tencent ký kết các hợp đồng quốc tế nhiều hơn”, giám đốc Kevin Ho thuộc hãng đánh giá tín dụng Fitch Ratings nhận định
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/21
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ứng dụng gọi xe lớn nhất thế giới Didi Chuxing trở thành 'doanh nghiệp nhà nước
    Từ startup triển vọng trở thành ngôi sao sáng trên sàn giao dịch chứng khoán, Didi Chuxing giờ đây sắp thành "doanh nghiệp nhà nước" sau đề xuất của Bắc Kinh

    [​IMG]

    Nguồn tin của Bloomberg cho biết, chính quyền thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc đang đề xuất rót một khoản đầu tư vào Didi Global để biến đây thành công ty thuộc sở hữu của nhà nước

    Theo đề xuất sơ bộ này, Shouqi Group - một phần Beijing Tourism Group và một vài công ty khác có trụ sở ở Bắc Kinh sẽ mua cổ phần Didi. Các kịch bản đang được xem xét bao gồm nhóm nhà đầu tư nhà nước sẽ chiếm được cái gọi là "cổ phần vàng" với quyền phủ quyết và một ghế trong hội đồng quản trị. Cổ phiếu của Didi hiện đang được giao dịch trên sàn Mỹ đã tăng 7,5% trong phiên giao dịch ngày thứ 6. Hiện chưa rõ chính quyền Bắc Kinh đang nhắm tới việc mua bao nhiêu cổ phần của công ty này và liệu đề xuất đó sẽ được chấp thuận bởi các cấp chính quyền cao hơn hay không

    Didi hiện đang bị kiểm soát bởi nhóm lãnh đạo gồm các đồng sáng lập Cheng Wei và Chủ tịch Jean Liu. Cả hai nhận quyền biểu quyết tổng cộng 58% sau khi công ty IPO tại Mỹ. Softbank và Uber cũng là những cổ đông lớn của Didi

    Đại diện của Didi hiện chưa phản hồi về câu hỏi của Bloomberg. Chính quyền Bắc Kinh cũng chưa đưa ra bình luận về vấn đề này

    Đề xuất của Bắc Kinh có thể sẽ đòi hỏi phải mua một lượng lớn cổ phần của Didi hoặc một cổ phần danh nghĩa kèm theo "cổ phần vàng" và ghế hội đồng quản trị. Mô hình thứ hai sẽ giống với khoản đầu tư trước đó của chính phủ vào chi nhánh Trung Quốc của ByteDance, đơn vị này đã trao cho pháp nhân nhà nước quyền phủ quyết đối với các quyết định quan trọng

    Đề xuất thâu tóm Didi tới trong thời điểm hàng loạt hình phạt được chính quyền Trung Quốc đưa ra nhằm kiểm soát ứng dụng gọi xe đứng đầu cả nước. Trước đó, Cục Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã đề cập tới "những vấn đề nghiêm trọng" liên quan tới việc thu thập dữ liệu cá nhân trái phép của Didi Chuxing. Ngoài ra họ cũng chỉ đạo cho Didi Chuxing phải ngay lập tức giải quyết các vấn đề này để "đảm bảo an toàn thông tin cá nhân cho người dùng

    Những gì Didi đang trải qua thuộc chuỗi các hành động của cơ quan chức năng nhằm kiềm chế các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc - những doanh nghiệp vốn đã trở thành trung tâm của cuộc sống hàng ngày cho hơn một tỷ người. Điều này cũng để nhằm khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu mà các công ty này nắm giữ. Trung Quốc đã chuyển từ một trong những chế độ kiểm soát dữ liệu lỏng lẻo nhất trên thế giới sang một trong những chế độ dữ liệu được quy định chặt chẽ nhất thế giới, bắt đầu với luật an ninh mạng vào năm 2017, thắt chặt kiểm soát của Bắc Kinh đối với các luồng dữ liệu

    Điều đáng nói là vận đen tới với Didi chỉ vài ngày sau khi Didi huy động được khoảng 4,4 tỷ USD sau khi IPO tại Mỹ
     
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Samsung và Viettel 'bắt tay' phát triển thiết bị viễn thông 5G
    Samsung và Viettel sẽ cùng hợp tác để phát triển toàn diện thiết bị viễn thông 5G và giải pháp công nghệ thông tin nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho người dùng là cá nhân và tổ chức tại Việt Nam

    Ngày 7/10, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty Điện tử Samsung Vina, đại diện Tập đoàn Samsung đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược phát triển toàn diện thiết bị viễn thông 5G và giải pháp công nghệ thông tin nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho người dùng là cá nhân và tổ chức tại Việt Nam

    [​IMG]

    Samsung và Viettel ký kết hợp tác chiến lược

    Trước đó, Samsung và Viettel đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng xoay quanh các vấn đề cốt lõi về nghiên cứu, phát triển thiết bị, cơ sở hạ tầng mạng viễn thông 5G; thiết lập chương trình thương mại phổ biến thiết bị 4G/5G đến cá nhân và hộ gia đình

    Bên cạnh đó, 2 bên thống nhất trao đổi nguồn lực và đào tạo nhân sự giữa các cấp để thúc đẩy các dự án, giải pháp công nghệ thông tin hướng tới Chính phủ, doanh nghiệp; song hành, chung tay triển khai các dự án trách nhiệm với xã hội

    Theo ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, mối quan hệ hợp tác giữa Samsung và Viettel sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng để tăng tốc tiến trình chuyển đổi số, tạo ra đột phá và xây dựng lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế 4.0

    Còn theo ông Kevin Lee, Tổng giám đốc Samsung Vina, Viettel với hệ sinh thái giải pháp số tổng thể và Samsung với nền tảng bảo mật, quản trị di động Samsung Knox là 2 mũi nhọn không thể tách rời trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan tổ chức đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hướng tới quản trị thông minh đạt hiệu quả cao

    Trong thời gian qua, Viettel và Samsung đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác quan trọng giúp phổ biến thiết bị 5G đến người dùng di động Việt cũng như cùng nhau thử nghiệm trạm phát sóng 5G nhằm tối ưu hóa sức mạnh và khả năng kết nối cho các thiết bị di động, điện tử tiêu dùng thông minh; góp phần hoàn thiện hệ sinh thái smart things cho nhu cầu cá nhân, Internet vạn vật (IoT) cho dịch vụ công và hiện thực hóa tầm nhìn thành phố thông minh trên lãnh thổ Việt Nam
     
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tư duy hợp tác Tiki
    Đang từ 'đối thủ' trở thành 'đối tác' cùng Thế giới Di động

    Trải nghiệm Covid là điều không muốn lặp lại

    Ông Sơn cho rằng, trong ngắn hạn, dữ liệu của Tiki cho thấy có sức bật dậy từ nhu cầu mua sắm của khách hàng rất nhanh. Ngay lập tức mọi người sẽ muốn tiêu xài và có nhu cầu đi du lịch. Tuy nhiên, hiện tượng đó chỉ đến với tập khách hàng cấp trung – cao, còn với người lao động sẽ không có khả năng đó, mà họ tập trung vào nhu cầu thiết yếu. Về dài dài hạn, CEO Tiki cho rằng tình hình vẫn còn khá khó khăn

    Trong quãng thời gian đại dịch, nhiều người nghĩ rằng các sàn thương mại điện tử như Tiki sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhưng phía ông Sơn cho biết bản thân không hề muốn trải nghiệm này lặp lại

    "Thực ra mọi thứ rất cực, từ khách hàng thay đổi thói quen, có những kho hàng phải đóng cửa, rồi thiếu nguồn nhân lực. Chuỗi cung ứng cũng phụ thuộc vào các đơn vị khác dẫn đến vận hành xuyên quốc gia gặp khó khăn

    Nhưng tôi nhận ra rằng, những gì mình chuẩn bị bao năm nay, những gì chuyển đổi số được sẽ phải làm thôi. Tiki vẫn luôn đầu tư nhiều vào công nghệ, trước Covid chúng tôi đầu tư vào robot. Bản thân tôi nghĩ đó chính là thời điểm để đầu tư rồi. Cũng nhờ vậy mà Tiki có thể hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng một cách dễ dàng hơn

    Một số ngành hàng chúng tôi cũng phải nhanh chóng hoàn thành. Tháng 4 năm ngoái, Tiki quyết tâm bán hàng tươi sống. Tôi cho rằng tốc độ là quan trọng, Tiki bắt đầu học cách chứa hàng rau củ quả tươi sống và ít nhiều có kinh nghiệm"

    [​IMG]
    Nhiều người nghĩ các sàn thương mại điện tử hưởng lợi từ đại dịch, nhưng với CEO Tiki, đây là điều mà ông không muốn lặp lại

    IPO Tiki là ước mơ của đội ngũ sáng lập

    Trong quý 3, Tiki đã huy động xấp xỉ 100 triệu USD từ vòng gọi vốn Series E, thời điểm mà tình hình dịch bệnh ở Việt Nam ngày càng tồi tệ

    Nói về đợt huy động vốn này, ông Sơn cho biết, thực ra nhà đầu tư nước ngoài có cái nhìn tích cực về Việt Nam, niềm tin trong 1 – 2 năm nay chỉ có lên không có xuống. CEO Tiki cũng tin rằng, Việt Nam gần đây xuất hiện những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực blockchain, đó là cơ hội để trở thành cường quốc trong làn sóng mới

    Ông Sơn nói rằng, mục tiêu của Tiki 10 năm nay là thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư về Việt Nam không thay đổi, cũng không vì Covid mà gọi vốn nhiều hơn. Kế hoạch IPO cũng là ước mơ của ông Sơn và đội ngũ sáng lập 10 năm trước

    "Covid có thể khiến mọi thứ khó khăn, cũng có thể thuận tiện. Định hướng IPO có thể sớm hơn 6 tháng hay muộn hơn 6 tháng, nhưng không hề thay đổi"

    Từ đối thủ trở thành đối tác

    CEO Tiki cũng cho rằng, đại dịch thúc đẩy nhanh hơn tốc độ chuyển dịch kênh bán lẻ. Ở Việt Nam, tỷ trọng lớn vẫn là kênh bán lẻ truyền thống, trong vòng 10 năm điều này không có nhiều thay đổi. Đại dịch khiến bán lẻ truyền thống chuyển dần sang bán lẻ hiện đại, sang online và online mới. Ông Sơn nhấn mạnh đến những lĩnh vực mất nhiều thời gian để chuyển dịch như hàng tươi sống và thương mại điện tử ở nông thôn đang có nhiều thay đổi tích cực

    "Xu hướng trong tương lai là tiện lợi, yên tâm, an toàn, giá rẻ. Các nền tảng sẽ tìm cách tiết giảm chi phí và tận dụng sức mạnh cộng đồng. Nếu nhìn sang Trung Quốc, những người bán hàng ngoài đường hiện giờ thanh toán bằng AliPay hay Wechat Pay…"

    Trong 2 năm qua, ông Sơn cho biết ưu tiên số 1 của Tiki là tăng cường năng lực phục vụ khách hàng. Tiki cũng thay đổi quan điểm từ cạnh tranh với các thương hiệu bán lẻ sang phục vụ họ, có thể thấy rõ ràng nhất là trường hợp của CTCP Thế giới Di động

    Cuối cùng, làm sao để có thể giúp các doanh nghiệp SME có thể hấp thụ tốt nhất ánh sáng mặt trời sau cơn bão đại dịch, CEO Tiki cho rằng các doanh nghiệp phải cộng sinh cùng nhau. Hiện nay có rất nhiều công cụ để một doanh nghiệp để SME có thể bán hàng online, chi phí cũng rẻ, do đó có thể tận dụng hệ sinh thái có sẵn để phát triển nhanh hơn
     
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Viettel hợp tác Metran phát triển thiết bị y tế
    Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) ngày 5-11 cho biết vừa hợp tác với Công ty cổ phần Metran chuyên sản xuất máy thở của Nhật Bản để chia sẻ tri thức trong lĩnh vực y tế, hướng tới cung cấp những sản phẩm y tế cho các thị trường trong nước và nước ngoài

    [​IMG]

    Metran được thành lập từ năm 1984 tại Nhật Bản. Ông Trần Ngọc Phúc là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch và Tổng giám đốc Công ty Metran, đồng thời là chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản. Năm nay 73 tuổi, ông được ví là “cha đẻ” của máy hô hấp nhân tạo tần số cao Hummingbird, máy trợ thở đa năng Eliciae MV20

    Viettel Solutions và Metran sẽ hợp tác với các nội dung: nghiên cứu sản xuất các thiết bị y tế thông minh, phối hợp xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái y tế số toàn diện với mục tiêu mở rộng hoạt động sản xuất thiết bị y tế cho các thị trường của Viettel

    Ngoài ra, Viettel sẽ cung cấp các giải pháp cho công ty Metran và các đơn vị thành viên, hỗ trợ công tác chuyển đổi số như dịch vụ lưu trữ dữ liệu, kênh truyền kết nối, dịch vụ viễn thông, an toàn thông tin trên môi trường số… tại thị trường Việt Nam và các nước do Viettel đầu tư

    Trong thời gian hợp tác, hai bên sẽ cùng trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trên các lĩnh vực như nghiên cứu sản xuất thiết bị y tế, quản trị doanh nghiệp, công nghệ, an toàn thông tin, đào tạo, truyền thông…

    Vân Ly
     
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc lập ủy ban bí mật để tự chủ công nghệ
    Trung Quốc được cho là đang âm thầm đẩy nhanh kế hoạch tự chủ công nghệ nhằm sớm thay thế nguồn cung từ Mỹ và nước ngoài

    Hãng tin Bloomberg, dẫn các nguồn tin thân cận, tiết lộ Trung Quốc đang trao quyền cho một ủy ban bí mật, có chức năng xem xét và phê duyệt các nhà cung cấp trong nước trong những lĩnh vực nhạy cảm như điện toán đám mây hay chất bán dẫn

    Được thành lập năm 2016, Ủy ban Công tác Đổi mới Ứng dụng Công nghệ Thông tin (ITAIWC) hiện có nhiệm vụ hỗ trợ thiết lập các tiêu chuẩn ngành và đào tạo nhân sự để vận hành các phần mềm đáng tin cậy. Cơ quan này sẽ đề xuất và thực hiện kế hoạch “đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin”, hay còn được gọi là “Xinchuang” trong tiếng Trung Quốc

    ITAIWC sẽ lựa chọn những đơn vị được lên kế hoạch cung cấp công nghệ cho các lĩnh vực nhạy cảm, từ ngân hàng cho đến các trung tâm lưu trữ dữ liệu của chính phủ. Theo ước tính từ Bloomberg, đây là một thị trường với giá trị có thể đạt tới 125 tỷ USD vào năm 2025

    [​IMG]

    Đòn bẩy cho việc tự chủ công nghệ


    Cho đến nay, 1.800 nhà cung cấp máy tính cá nhân, chip, mạng và phần mềm Trung Quốc đã được mời tham gia ITAIWC. Ủy ban này đã chứng nhận tư cách thành viên đối với hàng trăm công ty địa phương trong năm nay, điều chưa từng có trong suốt nhiều năm qua

    Sự tồn tại của “danh sách trắng Xinchuang” được nhận định sẽ tạo thêm đòn bẩy cho Bắc Kinh trong việc thay thế các công ty công nghệ nước ngoài trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm. Chúng cũng giúp các công ty trong nước đạt được khả năng tự chủ về công nghệ, và sớm thoát khỏi các lệnh trừng phạt mà chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng áp đặt trong các lĩnh vực như mạng và chip

    Dan Wang, chuyên gia phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics, cho hay: “Trung Quốc đang cố gắng phát triển các công nghệ “cây nhà lá vườn”. Nỗ lực này ngày càng nghiêm túc hơn khi nhiều công ty trong nước hiện có chung mục tiêu này, vì không ai có thể chắc chắn rằng các công nghệ của Mỹ có thể tránh được các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ”

    Theo Bloomberg, việc thúc đẩy thay thế các nhà cung cấp nước ngoài còn là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Bắc Kinh nhằm kiểm soát ngành công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của mình, bao gồm cả vấn đề bảo mật dữ liệu

    Bộ Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc cũng tăng cường giám sát dữ liệu trong các ngành công nghiệp và viễn thông, đồng thời đề xuất các quy định mới nhằm yêu cầu các dữ liệu quan trọng phải được lưu trữ trong nước

    Trong một báo cáo hồi tháng 7, công ty nghiên cứu iResearch có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: “Danh sách đen (của Mỹ) trong lĩnh vực công nghệ nhấn mạnh sự cấp thiết đối với Trung Quốc trong việc đầu tư nhiều hơn vào đổi mới công nghệ và có những công nghệ quan trọng được sản xuất trong nước”

    Mở cánh cửa vào thị trường 'tỷ đô'


    Dù có rất ít thông tin được tiết lộ về ITAIWC, song theo một số nguồn tin, các nhà cung cấp nước ngoài hay bất kỳ công ty trong nước nào sở hữu trên 25% vốn nước ngoài sẽ bị loại khỏi ủy ban. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn đối với các startup công nghệ của Trung Quốc chủ yếu được tài trợ bởi đầu tư nước ngoài

    Alibaba và Tencent, hai nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất nước này, đã cố gắng “lách luật” bằng cách đăng ký thành viên thông qua những công ty con được hợp nhất

    Theo số liệu từ theo công ty điện toán đám mây Netis, tính đến tháng 7/2020, ITAIWC có khoảng 1.160 thành viên. Một số công ty nổi bật khác được cho là thành viên của ủy ban còn có nhà sản xuất CPU Loongson có trụ sở tại Bắc Kinh, nhà sản xuất máy chủ Inspur, nhà phát triển hệ điều hành Standard Software cùng công ty bảo mật thông tin Westone

    Tư cách thành viên ITAIWC có thể mang lại cho các nhà cung cấp Trung Quốc một lợi thế quan trọng để công nghệ của họ có thể được phê chuẩn theo kế hoạch của ủy ban, từ đó mở ra cơ hội tiếp cận với thị trường tỷ đô

    Theo một báo cáo do Hiệp hội Công nghiệp phần mềm Trung Quốc làm đồng tác giả, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan đến ITAIWC đã tạo ra doanh thu lên tới 162 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 25 tỷ USD) vào năm ngoái, và đang trên đà đạt tới gần 800 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2025

    “Xinchuang không thể được xây dựng chỉ trong một ngày, mà đó là một chiến lược dài hạn giúp Trung Quốc phát triển nền công nghệ thông tin của riêng mình”, iResearch ghi nhận
     
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Doanh nghiệp lập liên minh sản xuất camera đầu tiên tại Việt Nam
    Pavana vừa công bố chiến lược trở thành Nhà thiết kế và sản xuất theo đơn đặt hàng đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực camera cho cả thị trường trong nước và quốc tế

    Theo B&Company Vietnam, thị trường camera tại Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực với tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm ước đạt 8,6% trong giai đoạn 2020-2026. Số lượng camera nhập khẩu năm 2021 ước tính lên tới gần 5 triệu chiếc, về sản lượng chỉ đứng sau smartphone. Nhu cầu về camera tại thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ trong vài năm tới, đặc biệt khi Chính phủ và các Doanh nghiệp đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số


    Ngày 25/11/2021, Pavana chính thức công bố chiến lược trở thành Nhà thiết kế và sản xuất theo đơn đặt hàng - ODM (Original Design Manufacturing) đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực camera. Dựa trên nhu cầu thực tế và tiềm năng của thị trường, Pavana chính thức công bố chiến lược trở thành ODM đầu tiên trong lĩnh vực camera tại Việt Nam

    Theo đó, Pavana sẽ cung cấp các dịch vụ trọn gói hoặc theo yêu cầu: Từ thiết kế kiểu dáng - kết cấu, thiết kế bo mạch điện tử, phát triển phần mềm nhúng, phần mềm hệ thống, các ứng dụng cloud cho đến sản xuất hàng loạt, theo mô hình hợp tác JDM (Joint Development Manufacturing), ODM (Original Design Manufacturing), hoặc OEM (Original Equipment Manufacturing), phục vụ mọi khách hàng từ Chính phủ, doanh nghiệp, các thương hiệu camera, đơn vị cung cấp hạ tầng, dịch vụ… cho cả thị trường trong nước và quốc tế

    Hiện Pavana đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ một trong ba nhà đầu tư chính là Sky Light, một ODM chuyên về camera có trụ sở tại Hồng Kông, với hơn 20 năm kinh nghiệm, khách hàng chủ yếu đến từ Mỹ và Châu Âu. Vào tháng 8 năm 2021, Pavana và Sky Light đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, theo đó Sky Light cam kết hỗ trợ nguồn lực con người, trang thiết bị phòng Lab, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu cho Pavana đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Liên kết với Sky Light nên Pavana cũng nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ các hãng chip hàng đầu như Ambarella, OmniVision, Ingenic trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm. Công ty cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ hai cổ đông chiến lược khác: MK Group hợp tác phát triển sản phẩm, tiếp cận tập khách hàng Chính phủ và doanh nghiệp; CNCTech cung cấp hạ tầng sản xuất, hỗ trợ thiết kế, chế tạo khuôn, chế tạo sản phẩm mẫu

    Ngày 25/11, Pavana đã hiện thực hoá chiến lược trở thành ODM của mình qua việc ký kết hợp tác thoả thuận với hàng loạt đối tác công nghệ là Qualcomm và VinBigData để phát triển nền tảng công nghệ cho các sản phẩm camera thông minh nhắm tới phân khúc cao cấp, chất lượng và có tính bảo mật cao

    Theo đó, Qualcomm sẽ hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp công cụ, thiết kế mẫu, thư viện phần mềm, mã nguồn và linh kiện chipset, giúp Pavana phát triển nền tảng phần cứng. VinBigData phát triển các thuật toán AI liên quan đến nhận diện khuôn mặt, hình thể, vật thể, nhận diện hành vi, tạo ra các tiện ích vượt trội cho sản phẩm

    Dòng sản phẩm camera sử dụng công nghệ do Qualcomm và VinBigData cung cấp không chỉ đem đến trải nghiệm vượt trội cho khách hàng cá nhân mà còn đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng là cơ quan Chính phủ hay doanh nghiệp trong và ngoài nước

    [​IMG]
    Doanh nghiệp Việt lập liên minh sản xuất Camera

    Cũng trong sự kiện này, Pavana đã ký kết hợp tác với hai đối tác là MK Group và Lumi theo mô hình JDM để phát triển, sản xuất và đưa ra thị trường dòng sản phẩm AI camera cho thị trường Việt Nam. MK Group hiện nay đang là tập đoàn số một Việt Nam trong lĩnh vực bảo mật số và thẻ thông minh với mạng lưới khách hàng rộng khắp từ các cơ quan chính phủ cho tới các tổ chức tài chính và doanh nghiệp ICT. Hai bên sẽ hợp tác phát triển sản phẩm camera chuyên dụng, tích hợp công nghệ sinh trắc học và bảo mật do MK Group cung cấp, tạo ra sản phẩm hướng tới nhóm khách hàng doanh nghiệp và Chính phủ

    Chia sẻ tại buổi lễ, ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia cho biết: “Hướng đi này giúp Pavana tận dụng tối đa lợi thế về hệ sinh thái của mình và kết hợp với việc phát huy năng lực R&D của đội ngũ kỹ sư người Việt Nam tại công ty. Đây là một hướng đi rất khác biệt và là cơ hội để tạo ra những dòng sản phẩm AI camera "Make in Vietnam" với các công nghệ hàng đầu, có sức cạnh tranh cao, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển chung của mảng sản phẩm AI camera tại Việt Nam trong tương lai"

    Với mục tiêu tạo ra những dòng sản phẩm camera "Made in Vietnam" đúng nghĩa, Pavana ký hợp tác sản xuất với Sky Light Việt Nam. Với thỏa thuận này, toàn bộ các dòng sản phẩm camera do Pavana phát triển, nếu khách hàng có nhu cầu sẽ được chuyển giao sản xuất tại nhà máy Sky Light Việt Nam dưới sự kiểm soát chặt chẽ từ Pavana. Với trang thiết bị và hạ tầng sản xuất hiện đại: 12 dây chuyền sản xuất bo mạch SMT, 30 dây chuyền lắp ráp cho tổng sản lượng hàng năm lên tới 6 triệu camera, nhà máy của Sky Light Việt Nam sẽ đảm bảo công suất và năng lực sản xuất cho Pavana đáp ứng yêu cầu khách hàng trong cả thị trường nội địa và quốc tế
     
  13. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    AI của Tencent đánh bại cao thủ cờ vây hàng đầu thế giới
    Chiến thắng này càng trở nên ấn tượng hơn khi AI không đánh bại cao thủ theo luật đấu bình thường, mà là luật chấp 2 quân

    Chiến thắng lịch sử của AI DeepMind với chương trình AlphaGo trước kỳ thủ cờ vây Lee Sedol, có thể coi là một dấu mốc quan trọng trong ngành nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. AI đã chiến thắng kỳ thủ mạnh thứ 5 thế giới trong một bộ môn tương đối phức tạp như cờ vây

    Mới đây, Tencent cũng đã công bố về thành tựu của riêng mình trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nói chung, cũng như bộ môn cờ vây nói riêng, cùng tham vọng của Trung Quốc trong ngành khoa học này. Cụ thể, tuần trước, AI của Tencent là chương trình Fine Art đã đánh bại kỳ thủ 9 đẳng Kha Khiết - hiện đang đứng hạng hai thế giới

    [​IMG]
    CEO của Tencent, ông Mã Hóa Đằng

    Chiến thắng của Fine Art được giới cờ vây chú ý bởi nó đã khiến cho mọi người thấy rõ khoảng cách ngày một xa giữa máy tính và con người trong bộ môn cờ vây, cũng như cho thấy sự thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo giữa Trung Quốc và Mỹ

    Theo kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ Trung Quốc, thì họ sẽ dồn toàn lực cho các nhà nghiên cứu để AI của Trung Quốc có thể sánh ngang với Mỹ vào năm 2020, rồi tiến đến vượt qua Mỹ vào năm 2030. Chính vì vậy, các công ty và tập đoàn nghiên cứu AI tại Trung Quốc đều nhận được sự đầu tư rất lớn từ chính phủ. Tencent, vốn là một ông lớn trong nhiều lĩnh vực tại Trung Quốc, đã được Bộ Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc coi là "gương mặt quốc gia" trong ngành trí tuệ nhân tạo, cùng với bốn ông lớn công nghệ khác

    Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo được Trung Quốc đầu tư mạnh hơn hẳn sau chiến thắng của AlphaGo vào năm 2016 - sự kiện mà các giáo sư tại Trung Quốc coi là "khoảnh khắc Sputnik", khi mà người Trung Quốc nhận ra họ thua Mỹ rất xa trong ngành nghiên cứu AI

    [​IMG]

    Chiến thắng của Fine Art trước kỳ thủ Kha Khiết là một thành tựu cực lớn của Trung Quốc, bởi lẽ đây không phải là chiến thắng trong bình thường. Cụ thể, Fine Art đã đánh bại Kha Khiết với luật chấp hai quân. Trong khi, theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia cờ vây, thì một "kỳ vương" hoàn hảo với sức mạnh tuyệt đối sẽ có khả năng đánh bại kỳ thủ mạnh nhất thế giới với luật chấp 3 quân. Và chiến thắng của Fine Art cho thấy tham vọng của Tencent để theo đuổi sự "tuyệt đối" này. Tất nhiên, ở thời điểm hiện tại Fine Art vẫn chưa hoàn toàn là bất khả chiến bại, khi mà AI đã đấu tổng cộng 34 trận với các kỳ thủ chuyên nghiệp theo luật chấp 2 quân và chiến thắng 30 trận

    Và ở thời điểm hiện tại, cuộc đối đầu được nhiều chuyên gia nghiên cứu AI và cờ vây ngóng trông, có lẽ sẽ là cuộc đối đầu lịch sử giữa Fine Art và AlphaGo, nếu như Tencent và Alphabet đồng ý cho AI của mình so tài
     
  14. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vốn hóa Alibaba bay hơi gần 500 tỷ USD vì đòn trừng phạt của Bắc Kinh

    Sau bài phát biểu gây tranh cãi của tỷ phú Jack Ma, vốn hóa của Alibaba - tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc - lao dốc gần 500 tỷ USD

    Theo Bloomberg, kể từ khi Ant Group - tập đoàn công nghệ tài chính của tỷ phú Jack Ma - bị các cơ quan quản lý yêu cầu hoãn IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu), vốn hóa của Alibaba giảm hơn một nửa

    Cuối tháng 10/2020, vốn hóa của Alibaba đạt 6.600 tỷ HKD (tương đương 836 tỷ USD). Nhưng ở thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa thị trường của gã khổng lồ thương mại điện tử chỉ còn 358 tỷ USD, tức giảm gần 500 tỷ USD

    Chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (ADR) của Alibaba cũng được giao dịch ở mức thấp nhất. ADR là chứng chỉ có thể thương lượng, được phát hành bởi một ngân hàng lưu ký của Mỹ, đại diện cho một số lượng cổ phiếu nhất định ở những công ty nước ngoài


    [​IMG]
    Alibaba gặp hàng loạt rắc rối sau bài phát biểu gây tranh cãi của nhà sáng lập Jack Ma

    Hầu hết công ty Internet lớn của Trung Quốc như Alibaba đều sử dụng mô hình VIE. Tuy nhiên, VIE đã trở thành mối đe dọa đối với Bắc Kinh khi các công ty công nghệ thâm nhập vào mọi ngóc ngách của đời sống người dân Trung Quốc và kiểm soát khối lượng dữ liệu người dùng khổng lồ

    Alibaba thành lập Alibaba Group Holding như một công ty vỏ bọc có trụ sở tại Caymans để niêm yết cổ phiếu ở New York

    Công ty holding này đã thành lập các công ty con thuộc sở hữu nước ngoài tại Trung Quốc, trong đó ký kết những thỏa thuận kiểm soát theo hợp đồng với các doanh nghiệp xử lý hoạt động bán lẻ điện tử và những hoạt động khác của Alibaba, cũng như các cổ đông của họ. Những thỏa thuận trên biến các công ty thành những VIE

    Các hợp đồng cũng cung cấp cho công ty holding có trụ sở tại Caymans quyền kiểm soát những doanh nghiệp đang hoạt động và cho phép lợi nhuận của họ chảy vào đó

    Ngoài ra, theo Nikkei Asian Review, Trung Quốc cũng có thể áp "thuế dữ liệu" đối với các nhà phát triển nền tảng, bao gồm những gã khổng lồ Internet của đất nước tỷ dân. Đó là một khía cạnh trong chiến dịch "thịnh vượng chung" của Chủ tịch Tập Cận Bình
     
  15. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    AI thiết kế Chip
    Samsung tiếp tục làm mọi người ngạc nhiên khi công ty gần đây đã đưa ra một tuyên bố cho biết thế hệ chip di động tiếp theo của họ sẽ được thiết kế bằng trí tuệ nhân tạo (AI)

    Wired đưa tin, Samsung sẽ sử dụng chức năng AI (DSO.ai) do Synopsys cung cấp để thiết kế chip xử lý Exynos thế hệ tiếp theo. Exynos là chip được sử dụng trong smartphone và tablet của Samsung, với chủ yếu là thị trường Hàn Quốc và Châu Âu


    [​IMG]

    Synopsys là một trong những nhà cung cấp phần mềm thiết kế chip (EDA) lớn nhất thế giới. Chủ tịch của công ty này cho biết DSO.ai là phần mềm AI thương mại đầu tiên dành cho thiết kế chip xử lý. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý rằng Samsung sẽ không giao tất cả công việc cho AI mà thay vào đó công ty sẽ sử dụng tính năng học tăng cường để tự động tìm kiếm không gian thiết kế nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất


    Được biết, một con chip trước tiên phải hoàn thành phần thiết kế logic của nó - vốn được hoàn thành bởi các kỹ sư con người. Sau đó, nhà sản xuất bắt đầu thiết kế bố trí và định tuyến để xác định vị trí của từng bóng bán dẫn và cách kết nối chúng

    [​IMG]

    Tuy nhiên, các chip hiện đại thường có hàng tỷ hoặc thậm chí hàng chục tỷ bóng bán dẫn. Đó là lý do tại sao bố cục thiết kế và thử nghiệm thường mất 20 đến 30 tuần để hoàn thành. Đối mặt với “vô số loại lựa chọn”, thiết kế bố trí cuối cùng cần đạt được sự cân bằng trước ba mục tiêu về hiệu suất, mức tiêu thụ điện năng và diện tích (tức là PPA). Một thiết kế chip có thể có 10⁹⁰⁰⁰⁰ khả năng

    Các kỹ sư có hiểu biết bản năng về cách các thiết kế khác nhau sẽ tạo ra chip, nhưng sự hiểu biết này rất khó để viết thành mã máy tính. Nó tương tự như học tăng cường - một kỹ thuật rèn luyện các thuật toán thông qua phần thưởng hoặc hình phạt. Để giải quyết điều đó, DSO.ai là thứ mà họ cần. Cách tiếp cận này tương tự như AlphaZero

    [​IMG]

    AlphaZero học cách chơi Cờ vây và Cờ vua thông qua các trò chơi trí tuệ nhân tạo. DSO.ai học cách đưa ra quyết định tối ưu thông qua luồng dữ liệu lớn (Big Data) do máy tính tạo ra và tìm ra các giải pháp thiết kế đáng tin cậy hơn trong thời gian ngắn hơn trong quá trình học

    DSO.ai đã cải thiện đáng kể tốc độ thiết kế. Synopsys nói rằng công cụ này đã tăng tần số chip lên 18% trong một số trường hợp, giảm tiêu thụ điện năng xuống 21% và rút ngắn thời gian kỹ thuật từ 6 tháng xuống chỉ còn 1 tháng

    [​IMG]

    Hơn nữa, AI sẽ tiếp tục tự học hỏi để cải thiện khả năng của mình. Vì vậy nó hoạt động lâu hơn và trở nên thông minh hơn. Điều này có nghĩa là trong tương lai, nó sẽ thiết kế chip nhanh hơn

    Ngoài Synopsys, một số công ty cũng đang phát triển các công cụ AI thiết kế chip của riêng họ. Trong số đó, nổi tiếng nhất là Google và Nvidia. Ngoài ra, một nhà sản xuất EDA khác là Cadence cũng mới tung ra công cụ thiết kế dựa trên AI của riêng mình
     
  16. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thế giới di động bắt tay F88 cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt
    Thông tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) cho biết công ty này và F88 đã chính thức trở thành đối tác của nhau, cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt

    [​IMG]
    Thế giới di động (MWG) bắt tay F88 cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt

    Theo đó, các khách hàng của F88 có thể đến các cửa hàng của thegioididong.com và Điện máy Xanh để vay tiền mà không cần phải mua hàng. MWG cũng cho biết hiện tại, đơn vị này chỉ giải ngân qua tài khoản ngân hàng, khách hàng cần phải có tài khoản ngân hàng mới có thể sử dụng dịch vụ vay của F88

    Theo nội dung được MWG công bố, đối với các sản phẩm cho vay tiền mặt, khách hàng vay phải là chủ sở hữu xe máy. Số tiền vay tối đa là 10 triệu đồng; tiền gốc, chi phí vay trả đều trong vòng 12 tháng

    Về chi phí, chi phí vay ở mức 7,5%/tháng; phí phạt tất toán sớm trước hạn là 5% nhân với số tiền gốc còn lại; phí phạt quá hạn là 50.000 đồng mỗi ngày quá hạn, tối đa không quá 150.000 đồng trên 1 kỳ quá hạn

    Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là nhà bán lẻ vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh với mạng lưới hơn 4.500 cửa hàng trên toàn quốc. Ngoài ra, MWG còn mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ thiết bị di động và điện máy tại Campuchia cũng như đầu tư vào chuỗi nhà thuốc An Khang. Năm 2020, thành viên mới của MWG là 4KFarm ra đời với mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng thực phẩm an toàn theo chuẩn 4 không (không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không chất tăng trưởng, không sử dụng giống biến đổi gen)

    Ra đời từ năm 2013, F88 cung cấp các dịch vụ cho vay cầm cố tài sản và các tiện ích tài chính khác như bảo hiểm kết hợp với 5 công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam như PTI, Bảo Minh, Map Life... dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh toán hoá đơn, chuyển tiền, nạp rút tiền ví điện tử…đến nay F88 đã phát triển thành hệ thống dịch vụ cho vay cầm cố tài sản và cung cấp các tiện ích tài chính lớn nhất cả nước

    Tính tới tháng 12/2021, chuỗi đã mở rộng cho vào hoạt động 500 phòng giao dịch trên 60 tỉnh thành phố

    Trước đó, F88 cũng đã công bố việc ký kết hợp tác chiến lược với ngân hàng quốc tế CIMB, triển khai dịch vụ tài chính cho khách hàng tại Việt Nam. Thông qua việc hợp tác với CIMB, F88 dự kiến cung cấp sản phẩm cho vay mới với mức lãi suất ưu đãi và dễ dàng tiếp cận để hỗ trợ tối đa các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn cho người lao động có thu nhập thấp và tiểu thương buôn bán nhỏ
     
  17. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    EU trong cuộc đua “tiêu chuẩn hóa” với Trung Quốc
    Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra chiến lược mới về tiêu chuẩn hóa nhằm ứng phó với sự thống lĩnh thị trường công nghệ của Mỹ và những nỗ lực của Trung Quốc trong việc viết lại các quy định toàn cầu về công nghệ. Kế hoạch được công bố hôm 2-2-2022 trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp EU phàn nàn họ đang gặp bất lợi trước sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các quy trình thiết lập tiêu chuẩn cho các lĩnh vực chiến lược

    [​IMG]
    Phương Tây đang lo ngại về việc tham gia sâu rộng của Trung Quốc trong các tổ chức tiêu chuẩn hóa toàn cầu
    Chiến lược mới của EU sẽ mở rộng phạm vi của hệ tiêu chuẩn hóa của châu Âu, chuyển từ tập trung vào an toàn sản phẩm sang việc định hình các công nghệ của tương lai, với ưu tiên cho công nghệ xanh và công nghệ số. Ví dụ như tái chế các nguyên liệu thô quan trọng và phát triển hydro sạch, tỷ lệ phát thải thấp, chất bán dẫn và thu thập dữ liệu. Bên cạnh đó là vaccine và thuốc đặc trị Covid-19

    “Cần xác định rằng chúng ta không phải là người tuân theo tiêu chuẩn, mà là người định ra tiêu chuẩn”, Ủy viên công nghiệp EU, Thierry Breton phát biểu

    EC cũng sẽ tài trợ cho các dự án tiêu chuẩn hóa ở các nước EU thu nhập kém hơn và châu Phi, đồng thời ủy ban này sẽ theo đuổi kế hoạch phối hợp nhiều hơn giữa các thành viên EU và các đối tác, cụ thể là Trung Quốc

    Bà Margrethe Vestager, Giám đốc EC phụ trách các vấn đề kỹ thuật số và cạnh tranh, nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi cần các tiêu chuẩn để triển khai các dự án đầu tư quan trọng, như hydro hoặc pin và định giá đầu tư đổi mới bằng cách cung cấp cho các công ty EU lợi thế quan trọng của người đi tiên phong”

    Yếu thế về công nghệ và tiêu chuẩn hóa


    EC đang gặp áp lực trong việc đưa ra một chiến lược như thế trong nhiều năm qua, đặc biệt là khi Trung Quốc gia tăng sự có mặt của họ trong các cơ quan toàn cầu đặt ra các tiêu chuẩn

    Chẳng hạn như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Từ năm 2011-2021, các vị trí thư ký có ảnh hưởng của Trung Quốc trong các ủy ban kỹ thuật và tiểu ban ISO đã tăng 58%, trong khi các vị trí như vậy do Mỹ, Đức và Nhật Bản nắm giữ vẫn không thay đổi nhiều – theo Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Trung (USCBC)

    Theo Politico, ngay cả tại các tổ chức tiêu chuẩn hóa của châu Âu, đại diện từ các nước bên ngoài khối cũng đang chiếm số nhiều. Các hãng công nghệ Mỹ như Apple và Microsoft đã đầu tư rất lớn để có mặt tại các tổ chức định ra tiêu chuẩn ở EU. Huawei của Trung Quốc cũng làm điều tương tự trong nhiều năm qua. “Chúng tôi nhận được sự đóng góp từ các công ty bên ngoài châu Âu

    Dĩ nhiên, công nghệ ở các nơi khác trên thế giới đã tiến triển, và điều này không thể tránh khỏi. Đây có thể là sai lầm chiến lược nếu không cân nhắc sự có mặt của doanh nghiệp EU tại chính các cơ quan tiêu chuẩn trong khối”, theo lời Luis Jorge Romero, Tổng giám đốc Tổ chức Tiêu chuẩn hóa châu Âu (ETSI) – một trong ba tổ chức được công nhận chính thức về tiêu chuẩn hóa ở châu Âu

    Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm tiếng nói và vị thế lớn hơn trong việc định ra các tiêu chuẩn trong hơn hai thập niên qua

    Cuối năm 2003, khi thế giới đang kết nối với WiFi, Trung Quốc đã đưa ra tiêu chuẩn riêng của mình – gọi là WAPI – và khẳng định rằng mạng này an toàn hơn WiFi. Đồng thời, Bắc Kinh khẳng định các nhà sản xuất thiết bị sẽ phải tuân thủ nếu họ muốn bán sản phẩm của mình ở Trung Quốc. Điều này làm dấy lên tranh chấp thương mại với Mỹ, kết thúc bằng việc Trung Quốc tạm hoãn dự án vào năm 2004

    Tháng 9-2019, tập đoàn Huawei và Chính phủ Trung Quốc đã đưa một nhóm các kỹ sư Huawei đến phòng hội nghị của Liên hiệp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ. Trong vòng một tiếng đồng hồ, nhóm kỹ sư Huawei đã trình bày về tầm nhìn mới của họ về hạ tầng Internet trong tương lai với đại diện của hơn 40 nước dự hội nghị của Liên đoàn Viễn thông quốc tế (ITU) – cơ quan định ra tiêu chuẩn toàn cầu về viễn thông của Liên hiệp quốc

    Internet đã ra đời cách đây hơn 50 năm. Giao thức TCP/IP đã hoạt động rộng rãi trên toàn thế giới, sẽ không dễ dàng để thay thế. “Tuy nhiên, khi khoa học và công nghệ phát triển, các giao thức cũ có thể không còn đáp ứng yêu cầu về tính ổn định, hiệu quả trong việc truyền thông tin, ví dụ như truyền âm thanh, hình ảnh, xe tự lái, ứng dụng tài chính hoặc kinh doanh… Đã đến lúc chúng ta cần nền tảng công nghệ mới”, nhóm kỹ sư Huawei nhấn mạnh

    Doanh nghiệp và Chính phủ Trung Quốc đã không tiếc tiền cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 40% các bằng sáng chế công nghệ 5G trên thế giới. Tương tự như vậy là mảng công nghệ 6G dù đang trong giai đoạn phôi thai

    Ở mức độ địa phương, một số chính quyền khu vực ở Trung Quốc cung cấp tiền trợ cấp hàng năm khoảng 155.000 đô la Mỹ cho các công ty dẫn đầu việc phát triển các tiêu chuẩn tại ISO và các cơ quan khác – theo Tim Ruehlig, nhà nghiên cứu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Đức và Viện các vấn đề quốc tế Thụy Điển (UI), Nhưng các quyết định bỏ phiếu của các công ty này vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước

    Tháng 10-2021, Trung Quốc chính thức ban hành chính sách tiêu chuẩn hóa riêng. Nhà chức trách Trung Quốc cam kết hợp tác quốc tế bằng “thúc đẩy việc mở cửa các tiêu chuẩn và hệ thống, và đảm bảo rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với luật pháp”

    Tìm kiếm đối sách riêng


    Phòng Thương mại EU (EuroCham) tại Trung Quốc đã cáo buộc rằng Trung Quốc sử dụng các tiêu chuẩn nội địa để dựng lên các rào cản thị trường đối với các công ty nước ngoài. EuroCham nói rằng các thông số kỹ thuật chỉ được cung cấp cho một số ít các doanh nghiệp nước ngoài được chọn và các thông tin cập nhật được giữ bí mật

    Các nhà phê bình cho rằng Trung Quốc đã sử dụng Vành đai và Con đường – sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài do Trung Quốc cấp vốn – để thiết lập các tiêu chuẩn ngay tại nước sở tại, giành lợi thế cho các công ty đại lục. Trong vài tháng qua, các công ty Đức đã phàn nàn rằng họ ngày càng gặp khó khăn khi cung cấp thiết bị công nghiệp cho Nga do nước này đang áp dụng các tiêu chuẩn Trung Quốc

    Việc tuân thủ một hệ thống tiêu chuẩn khác sẽ làm phát sinh các chi phí vượt trội lớn cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và giấy chứng nhận – cũng như mất rất nhiều thời gian

    Siegfried Russwurm, Chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức, nói với Nikkei Asia rằng: “Chúng tôi đang theo dõi sự phổ biến có chủ đích và ngày càng rộng hơn các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia do nhà nước định hướng từ Trung Quốc là một vấn đề rất đáng lo ngại. Đây chính là nguy cơ vỡ vụn các yêu cầu tiếp cận thị trường kỹ thuật”

    Russwurm cũng cho rằng EU cần nhanh chóng có các biện pháp cụ thể nhằm chống lại sự lan rộng các tiêu chuẩn Trung Quốc thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường

    Trong khi đó, Reinhard Buetikofer, Trưởng phái đoàn của Nghị viện châu Âu về quan hệ EU – Trung Quốc, nói rằng EU đã không giành được vị trí lãnh đạo hay đi đầu về công nghệ trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như thực tế ảo tăng cường (AR), giao diện máy tính kết hợp não người, trí tuệ nhân tạo (AI) và đất hiếm

    “Cần phải nhận thức rõ rằng tiêu chuẩn hóa có ý nghĩa địa chính trị tối quan trọng. EU phải hành động nhanh hơn và phối hợp hơn, đồng thời làm cho sự hợp tác giữa chính trị và các ngành hiệu quả hơn. Đây chính là những điều mà chiến lược mới về tiêu chuẩn hóa hướng tới”, ông Buetikofer nhận định

    Đánh giá tiềm năng của chiến lược mới của châu Âu, chuyên gia chính sách công và quy định Julia Pfeil thuộc hãng luật đa quốc gia Dentons tại Frankfurt cho rằng EU sẽ khuyến khích các nước thành viên tham gia vào các ủy ban xây dựng tiêu chuẩn, bao gồm cả việc trợ cấp chi phí đi lại và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp phái cử chuyên gia tham gia các tiểu ban này

    “Nếu trước đây một ủy ban quốc tế có 200 người tham gia và bây giờ có thêm 20 người từ các nước EU, thì tỷ lệ tăng 10% này sẽ tạo ra sự khác biệt. Việc EC tài trợ cho các dự án tiêu chuẩn hóa ở các nước láng giềng và châu Phi cũng sẽ tạo ra hiệu ứng tương tự. Bởi các dự án này sau đó có khả năng hình thành các hệ tiêu chuẩn tương thích với các sản phẩm và quy trình của các doanh nghiệp EU

    Một số nhà phân tích lại nói rằng châu Âu đang “chữa cháy” bằng cách từ bỏ dần cách tiếp cận trước đây vốn đẩy hầu hết trách nhiệm cho khu vực tư nhân

    Sibylle Gabler, Giám đốc quan hệ chính phủ tại tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa DIN của Đức, cho biết EC buộc phải tìm cách ứng phó với kế hoạch tập trung, chỉ đạo từ trên xuống do Chính phủ Trung Quốc điều hành

    “EU phải tìm ra câu trả lời của riêng mình, bằng cách kết hợp cách tiếp cận từ dưới lên với việc thiết lập ưu tiên chính trị. Chiến lược Trung Quốc công bố hồi tháng 10 năm ngoái kêu gọi sử dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn quốc tế ở Trung Quốc. Nhưng từ những gì chúng tôi nghe được từ các doanh nghiệp, điều này không xảy ra”
     
  18. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Hai gã khổng lồ Nhật Bản Sony và Honda hợp tác để cùng sản xuất xe điện
    Tesla có thể sẽ phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh cực kỳ đáng gờm

    Sony và Honda là hai công ty hàng đầu của Nhật Bản, về lĩnh vực công nghệ và sản xuất xe. Mới đây, Sony và Honda cho biết đang có kế hoạch hợp tác để thành lập một công ty mới, cùng nhau sản xuất và bán xe điện. Công ty mới chưa được đặt tên, nhưng dự kiến sẽ chính thức thành lập trong năm nay, mẫu xe điện đầu tiên có thể ra mắt vào năm 2025

    Honda sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, sản xuất và phân phối mẫu xe điện đầu tiên. Trong khi đó, Sony chịu trách nhiệm phát triển nền tảng công nghệ cho chiếc xe. Liên minh này nhằm kết hợp chuyên môn và kinh nghiệm của Honda trong lĩnh vực sản xuất và bán xe ô tô, cùng với lĩnh vực cảm biến hình ảnh, công nghệ và giải trí của Sony

    CEO Kenichiro Yoshida của Sony cho biết “Thông qua liên minh mới với Honda, Sony có thể đạt được nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong lĩnh vực sản xuất ô tô, để tiếp tục phát triển những tiến bộ mang tính cách mạng trong lĩnh vực xe điện”

    CEO Toshihiro Mibe của Honda cũng cho biết “Công ty mới sẽ đặt mục tiêu đi tiên phong trong sự đổi mới, phát triển và mở rộng phương tiện EV trên toàn thế giới. Mặc dù Sony và Honda là hai công ty có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa, nhưng lĩnh vực chuyên môn của chúng tôi rất khác nhau. Do đó, tôi tin rằng liên minh sẽ hội tụ thế mạnh của hai công ty”

    Trước đó tại sự kiện CES 2020, Sony đã công bố ý tưởng về mẫu xe điện Vision-S của riêng mình. Đến sự kiện CES 2022 vừa qua, Sony lại tiếp tục trình làng mẫu xe điện Vision-S 02. Đồng thời, Sony cũng công bố kế hoạch thành lập công ty con Sony Mobility để chuyên phát triển và sản xuất xe điện

    Việc hợp tác với Honda, một gã khổng lồ khác của Nhật Bản, càng khẳng định thêm tham vọng của Sony trong lĩnh vực xe điện. Các nhà sản xuất xe điện khác, đặc biệt là Tesla, hứa hẹn sẽ phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh cực kỳ đáng gờm
     
  19. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Masan chi 65 triệu USD mua cổ phần Trusting Social
    Tập đoàn Masan đầu tư 65 triệu USD đổi lấy 25% cổ phần Công ty Trusting Social, một doanh nghiệp fintech, trí tuệ nhân tạo và sẽ phát hành thẻ tín dụng tương tự của ngân hàng

    Thông tin này được ông Nguyên Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan (MSN), chia sẻ tại phiên họp thường niên sáng 28/4. Sự xuất hiện của Trusting Social cũng đồng thời thể hiện trên báo cáo tài chính quý đầu năm

    Trusting Social là công ty con của Trust IQ Pte. Ltd. có trụ sở tại Singapore và được hậu thuẫn bởi nhiều quỹ đầu tư khởi nghiệp. Trusting Social được biết đến nhiều nhất nhờ công cụ chấm điểm tín dụng và đánh giá năng lực tài chính của người đi vay

    Ông Quang cho biết hợp tác này sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi Masan từ một công ty bán lẻ và hàng tiêu dùng thành một hệ sinh thái tiêu dùng và công nghệ tích hợp từ offline đến online

    Trong ngắn hạn, ông kỳ vọng việc ứng dụng trí tuệ nhận tạo và máy học giúp công ty tối ưu chi phí và cải thiện hiệu quả một số hoạt động như chọn vị trí cửa hàng bán lẻ, xây dựng kế hoạch cung cầu, danh mục sản phẩm, bán hàng, tiếp thị... Nền tảng bán lẻ ứng dụng công nghệ về dài hạn có thể giúp công ty cung cấp các giải pháp tài chính đến người tiêu dùng chưa có tài khoản ngân hàng

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan và Tổng giám đốc Trusting Social Nguyễn An Nguyên trong lúc công bố thoả thuận hợp tác sáng 28/4
    Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Trusting Social Nguyễn An Nguyên cho hay thành quả đầu tiên của hợp tác này là một loại thẻ tín dụng tương tự thẻ của ngân hàng

    Ông Nguyên đặt mục tiêu trong năm nay sẽ phát hành 1 triệu thẻ và khẳng định công ty tự tin hoàn thành kế hoạch này. Sau hơn một năm làm việc với Masan, ông nhận thấy 80% khách hàng của doanh nghiệp này đang thanh toán bằng tiền mặt và họ có các nhu cầu lớn chưa được đáp ứng. Việc cấp tín dụng này giúp người tiêu dùng điều hoà chi tiêu và tăng sức mua, đặc biệt với những người sống ở khu vực nông thôn và có thu nhập phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ. Ngoài ra, thẻ tín dụng còn là một kênh thanh toán mới và có thể tích hợp chương trình khách hàng thân thiết

    Người đứng đầu Tập đoàn Masan cũng đánh giá mục tiêu phát hành 1 triệu thẻ cho những người tiêu dùng phổ thông như tiểu thương, nông dân là khả thi. Phần đông người tiêu dùng phổ thông chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thu nhập cố định để được ngân hàng cấp tín dụng, dẫn đến họ chỉ có thể thoả mãn nhu cầu tài chính từ túi tiền của chính mình

    "Chúng tôi hợp tác để cố gắng thay đổi, làm sao cho cơ hội tiếp cận của người tiêu dùng với hàng hoá và dịch vụ có chi phí tín dụng thấp nhất", ông Quang nói

    Ứng dụng công nghệ vào bán lẻ, theo ban lãnh đạo Masan, là một trong những yếu tố giúp công ty đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng mạnh. Năm nay công ty trình cổ đông kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất tăng trưởng 22-36%, lên 90.000-100.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 6.900-8.500 tỷ đồng, tăng 82-124% so với cùng kỳ
     
  20. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    FPT bắt tay kỳ lân Coin98 trong cuộc chơi tiền mã hóa
    Khẳng định FPT sẽ tham gia cuộc chơi Blockchain, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết tập đoàn của ông sẽ là một đồng minh của kỳ lân Coin98

    Chủ tịch Trương Gia Bình: “Tôi đặt cược vào Web 3, DeFi, Metaverse”

    Đây là chia sẻ của ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT tại buổi tọa đàm về DeFi (tài chính phi tập trung) dưới góc nhìn của các chuyên gia công nghệ.

    Theo Chủ tịch Tập đoàn FPT, nếu vào những năm 2000, người ta chưa tin tưởng vào những Google, Facebook thì giờ đây, thực tế đã chứng minh sự đúng đắn của xu hướng “Internet of peole”

    “Tiếp theo tôi đặt cược vào Web 3, DeFi, Metaverse, Blockchain”, ông Bình nói

    Ông Bình cho rằng, con người trong tương lai sẽ sống ở 2 thế giới, bao gồm thế giới thực và một không gian khác là metaverse. Trên thế giới mới, chúng ta sẽ có một nền kinh tế riêng với thực và ảo đồng thời

    Trong tương lai, một doanh nghiệp sẽ vừa có trụ sở ở thế giới thực, lại vừa có trụ sở ở thế giới ảo. Công ty đó sẽ có 2 hệ thống tài khoản, một là tài khoản tiền pháp định và hai là tiền mã hóa

    [​IMG]
    Chủ tịch FPT Trương Gia Bình khẳng định việc đặt niềm tin vào các công nghệ mới như Web 3, DeFi, Metaverse, Blockchain
    Dẫn chứng cho điều này, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, biểu hiện đầu tiên của nền kinh tế metaverse là việc Nguyễn Thành Trung đã tạo ra nền kinh tế trong Axie Infinity

    Với một nền kinh tế metaverse, con người sẽ cần có một công cụ tài chính ngân hàng kiểu mới. Đó chính là DeFi (Decentralize Finance) hay tài chính phi tập trung vận hành trên mạng lưới Blockchain

    Khác với CeFi (Tài chính tập trung), chỉ có ngân hàng trung ương của một quốc gia mới được phát hành tiền, trong thế giới metaverse, ai cũng có thể phát hành tiền để phục vụ cho nền kinh tế đó

    Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực CNTT, ông Bình cho rằng khách hàng lớn nhất của một công ty CNTT là ngành tài chính ngân hàng. Do vậy, DeFi chính là điểm trọng yếu nhất để vận hành nền kinh tế metaverse

    FPT sẽ gia nhập cuộc chơi Blockchain

    Cũng trong buổi tọa đàm này, trước câu hỏi của những người tham dự, ông Bình không giấu diếm ý định sẽ tham gia cuộc chơi Blockchain

    Thực tế, từ lâu nay ông Bình đã gia nhập mảng thị trường này với việc trở thành advisor (chuyên gia tư vấn) cho một số dự án. Trong đó, mới đây nhất là Aura - một nền tảng blockchain hạ tầng lớp 1 (layer 1)

    Chia sẻ thêm, Chủ tịch FPT cho biết FPT và Coin98 đang được xem như một đồng minh của nhau trong cuộc chơi tiền mã hóa

    [​IMG]
    Ông Bình mới đây đã bất ngờ tuyên bố quan hệ đồng minh giữa FPT và kỳ lân Coin98
    Coin98 là một hệ sinh thái DeFi (tài chính phi tập trung) với nhiều sản phẩm phục vụ các nhu cầu khác nhau từ giao dịch, lưu trữ đến quản lí, cho vay, tiết kiệm tài sản… Đây là một startup Việt Nam với đội ngũ sáng lập và các thành viên cốt cán đều là người Việt

    Đáng chú ý, C98 - token quản trị của Coin98 từng có tổng giá trị vốn hóa vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Token C98 của startup này cũng sắp được niêm yết trên Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hóa có trụ sở tại San Francisco (California, Mỹ). Thông tin trên mới đây đã được khẳng định một lần nữa khi Coinbase bắt đầu cho phép thực hiện việc nạp, rút C98

    Đánh giá về startup này, theo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, Coin98 là một dạng nhà băng mới của tương lai. Startup này đang làm về hạ tầng giao dịch của cryptocurrency. Vai trò của Coin98 vì thế rất quan trọng

    Nhà sáng lập FPT cho rằng, điều quan trọng nhất mà FPT và Coin98 cần làm lúc này là cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế trong hạ tầng sản phẩm của mình. Chỉ khi có một nền kinh tế thu nhỏ, việc sở hữu các đồng tiền mã hóa mới không còn là hành vi đầu cơ do đây đã trở thành phương tiện thanh toán trong mô hình kinh tế đó
     

Chia sẻ trang này