Tín Ước Singapore

Thảo luận trong 'Cờ Vây Phúc Đức' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 5/7/17.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tín Ước Singapore
    - Năm 1958, Rajaratnam tham gia sáng lập Đảng Hành động nhân dân với Lý Quang Diệu, Toh Chin Chye, Goh Keng Swee và một số nhà lãnh đạo khác. Ông nổi tiếng trong những người ủng hộ bởi khả năng thấu hiểu người dân, cộng đồng
    [​IMG]

    Là người bản lĩnh và cứng rắn nhưng cố thủ tướng Lý Quang Diệu từng bật khóc vì một người vào năm 2006. Đó chính là trong tang lễ của S. Rajaratnam, ngoại trưởng đầu tiên của Singapore và một trong những đồng chí thân thiết với Lý Quang Diệu

    Đồng chí lớn c ủa cố thủ tướng Lý Quang Diệu


    "Dịch vụ chính trị", đó là cách S. Rajaratnam đã nhận xét vào năm 1978 về con đường sự nghiệp mà mình theo đuổi

    "Đó là một loại hình dịch vụ đặc trưng trong đó nó kiểm tra, kéo căng tất cả nguồn lực trí tuệ và đạo đức của một cá nhân mà không loại hình nào khác có thể làm được. Nhiều người thất bại và bị bóp vụn dưới áp lực. Nhiều người thoái hoá trở thành những kẻ tham nhũng và xấu xa", S. Rajaratnam nhận xét

    Ông nói thêm: "Nhưng những ai vượt qua thử thách sẽ tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi triết học và tôn giáo vốn đã rất cũ: "Ý nghĩa của sự tồn tại là gì? Sứ mệnh của một người đàn ông là gì ? "

    Rajaratnam, nhà tư tưởng lớn của Singapore, đã tìm ra câu trả lời của mình khi dấn thân vào con đường chính trị vào năm 1959. Ông đã từ bỏ sự nghiệp nổi tiếng vốn là nhà văn, nhà báo tại Straits Time và đặt cuộc sống của mình phục vụ cho tầm nhìn lớn hơn về một nước Singapore độc lập khỏi cai trị thực dân và cuộc xung đột của cộng đồng

    Vốn sinh ra tại Sri Lanka năm 1915 nhưng Rajaratnam trưởng thành tại Malaysia. Sau khi học xong trường St Paul, viện Victoria tại Kuala Lumpur, năm 1937 ông theo học trường King’s College tại London với tấm bằng luật sư tuy nhiên việc học bị gián đoạn bởi thế chiến thứ II. Rajaratnam rẽ hướng sang viết lách, báo chí để kiếm sống rồi sau này được tuyển vào làm cho BBC

    Năm 1948, Rajaratnam quay trở về Singapore và tham gia vào tờ báo Malayan Tribune rồi chuyển sang Straits Time năm 1954. Tên tuổi của ông gắn liền với những bài viết về thực trạng, cách thức người Anh vận hành Singapore

    Năm 1958, Rajaratnam tham gia sáng lập Đảng Hành động nhân dân với Lý Quang Diệu, Toh Chin Chye, Goh Keng Swee và một số nhà lãnh đạo khác. Ông nổi tiếng trong những người ủng hộ bởi khả năng thấu hiểu người dân, cộng đồng. Ông cũng từng đảm nhận những vị trí then chốt trong bộ máy của Lý Quang Diệu như Bộ trưởng văn hóa (1959), Ngoại trưởng (1965-1980), Bộ trưởng Lao động (1968-1971), Phó thủ tướng (1980-1985). Ông cũng là 1 trong 5 người sáng lập nên cộng đồng ASEAN năm 1967

    [​IMG]
    Cố thủ tướng Lý Quang Diệu trong tang lễ S. Rajaratnam năm 2006

    [​IMG]

    Nhà tư tưởng lớn của Singapore


    Dấu ấn tư tưởng của Rajaratnam còn để lại trong Tín ước Singapore. Tín ước này được xem là một lời cam kết trung thành với quốc gia. Nó thường được người Singapore tuyên bố trong các sự kiện công cộng, đặc biệt là trong các trường học, trong Lực lượng Vũ trang Singapore và trong Ngày Quốc lễ Parade

    Ý tưởng viết Tín ước ban đầu được hình thành vào tháng 10 năm 1965 bởi ông William Cheng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục, với mục đích cam kết nuôi dưỡng ý thức quốc gia và lòng yêu nước trong các trường học. Ý tưởng này nhận được sự tán thành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Ông Ong Pang Boon và người được giao nhiệm vụ soạn thảo lời cam kết cho Philip Liau, Cố vấn về Sách giáo khoa, giáo trình và Ông George Thomson, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị

    Sau này 2 bản thảo được gửi cho S. Rajaratnam để nhận xét góp ý. Bản thảo đã trải qua những sửa đổi khác của các quan chức Bộ cũng như sau đó là Thủ tướng Lý Quang Diệu trước khi trình lên Nội các để phê duyệt cuối cùng

    Theo lời S. Rajaratnam, tín ước ra đời trong bối cảnh Singapore đang trong cuộc đấu tranh tái thiết và xây dựng "một Singapore mà chúng ta tự hào". Ông tin rằng ngôn ngữ, chủng tộc và tôn giáo là những yếu tố có khả năng chia rẽ và sử dụng Tín ước để nhấn mạnh rằng những khác biệt này có thể vượt qua nếu người Singapore thống nhất vì một cam kết đối với đất nước

    Không chỉ có vai trò ảnh hưởng lớn trong nước, sau khi Singapore được tách ra khỏi Malaysia vào năm 1965, S. Rajaratnam trở thành ngoại trưởng đầu tiên trong bối cảnh đất nước khó khăn, phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao cũng như các mối quan hệ chính trị bất ổn trong khu vực. Trên cương vị bộ trưởng, ông không những tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nước mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại cho Singapore tầm ảnh ảnh hưởng khu vực

    Năm 1972, ông Rajaratnam là người có tầm nhìn khi đạt mục tiêu sớm biến Singapore trở thành một loại thành phố mới - một thành phố toàn cầu. Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, ông đã đưa ra nhiều lý tưởng có tầm ảnh hưởng đến tương lai cũng như thiết lập các nguyên tắc cơ bản để lãnh đạo tốt một quốc gia dễ bị tổn thương mà không có nguồn tài nguyên thiên nhiên

    Rajaratnam là một trong những Bộ trưởng Nội vụ lâu nhất trong Nội các, sau đó ông được bầu là Phó Thủ tướng (về Ngoại giao) từ năm 1980 đến năm 1985. Năm 1988, Rajaratnam rút lui khởi con đường chính trị

    "Tôi muốn nói thêm rằng tôi rất gắn bó với các đồng chí cũ, đặc biệt là những người đã từng vào sinh ra tử với tôi. Tôi biết họ là những người đáng tin cậy. Trong chiến đấu, họ không bao giờ bở rơi tôi", Lý Quang Diệu tại từng nói về Rajaratnam và những người bên cạnh ông trong sự nghiệp xây dựng nên Singapore hiện đại vào năm 1982

    TTT
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Singapore chi mạnh tay để xây dựng “dân tộc thông minh”
    Singapore là nơi đắt đỏ thứ ba trên thế giới để giáo dục một đứa trẻ...

    [​IMG]
    Các em học sinh trong một trường tiểu học ở Singapore

    Giáo dục ở Singapore có giá không hề rẻ, không chỉ đối với người dân mà còn đối với cả Chính phủ nước này - theo hãng tin Bloomberg

    Đảo quốc sư tử là một trong những nước có hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Chính phủ Singapore đang nỗ lực để đưa nền kinh tế nước này trở thành một trung tâm công nghệ cao - một phần trong chương trình “Smart Nation” (tạm dịch: “Dân tộc Thông minh”) - theo đó nhấn mạnh việc trang bị cho học sinh, sinh viên các kỹ năng để làm việc trong một nền kinh tế số

    Chi cho giáo dục của Chính phủ Singapore đã tăng gấp đôi từ năm 2005, lên mức 12,9 tỷ Đôla Singapore, tương đương 9,3 tỷ USD, trong năm nay, chiếm 17% tổng ngân sách. Số tiền này không chỉ được dùng để trả lương cho giáo viên và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, mà còn được dùng để trợ cấp cho sinh viên

    Singapore là nơi đắt đỏ thứ ba trên thế giới để giáo dục một đứa trẻ, chỉ sau Hồng Kông và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Mỗi trẻ em ở Singapore đi học từ cấp 1 đến cấp 3 sẽ tiêu tốn trung bình 70.939 USD, theo một cuộc khảo sát được ngân hàng HSBC công bố hồi tháng 6

    Tuy nhiên, Chính phủ Singapore gánh vác hầu hết chi phí giáo dục này. Đối với công dân Singapore, học phí tiểu học chỉ là 13 Đôla Singapore/tháng, trong khi người nước ngoài ở nước này phải trả tới 613 Đôla Singapore/tháng

    Chính phủ Singapore hiện đang trợ cấp cho khoảng 435.100 học sinh tại các trường tiểu học và cấp 2, và dự kiến sẽ hỗ trợ khoảng 80.000 sinh viên đại học và sau đại học trong năm nay

    “Đầu tư cho giáo dục của Chính phủ Singapore có thể sẽ giữ vững nếu không tăng theo thời gian”, chuyên gia kinh tế Selena Ling thuộc ngân hàng OCBC ở Singapore nhận định. Theo bà Ling, các gia đình ở Singapore có thể sẽ phải chi thêm cho con cái đi học do giá cả tăng, nhưng tổng mức chi cho giáo dục của các gia đình ở nước này vẫn là ít so với những khoản lớn như nhà cửa và thực phẩm

    Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới nhất của Singapore cho thấy chi phí giáo dục trong tháng 5 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn gần gấp đôi so với tốc độ lạm phát chung

    Bộ Giáo dục Singapore nói rằng chi phí giáo dục tăng là do sự cải thiện chất lượng giảng dạy, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, và chương trình học tốt hơn

    Tại các trường đại học của Singapore, chương trình học đã được điều chỉnh để nâng cao các kỹ năng liên quan đến máy tính của sinh viên. Các chương trình đào tạo liên quan đến công nghệ được tuyển sinh nhiều hơn, có nhiều giáo trình mới được đưa vào giảng dạy

    “Việc Chính phủ tăng đầu tư cho giáo dục có thể sẽ có hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế Singapore trong dài hạn”, giảng viên kinh tế học Kelvin Seah thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận xét. “Những sáng kiến này đồng nghĩa với việc tăng vốn con người của mỗi cá nhân và gia tăng năng suất của người lao động”

    Bình Minh
     

Chia sẻ trang này