Thành phố công nghệ Thinktank.vn

Thảo luận trong 'Linh Địa Công Nghệ' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 15/2/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thành phố thông minh ở Hà Nội

    [​IMG]

    Chính phủ Nhật Bản và hơn 20 công ty khác sẽ cùng nhau xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam vào năm 2023. Thành phố sẽ có xe bus không người lái và 3.000 cây anh đào

    Tập đoàn Sumitomo, công ty Mitsubishi Heavy Industries và nhà khai thác tàu điện ngầm Tokyo Metro nằm trong số các công ty tham gia xây dựng thành phố thông minh. Trị giá gần 4 ngàn tỷ yen (37,3 tỷ USD), đây là dự án lớn nhất của Nhật Bản ở nước ngoài tính đến nay, theo đại diện một công ty Nhật

    Dự án này là sự nỗ lực của nhiều bên, trong đó có Bộ kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Nguồn tài chính cho dự án đến từ quỹ mà các công ty tự huy động, quỹ hỗ trợ phát triển các dự án ở nước ngoài của Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam

    Bộ Thương mại Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ hỗ trợ các công ty của Nhật bằng cách thực hiện các nghiên cứu và đàm phán với Việt Nam

    Dự án này phù hợp với chính sách thúc đẩy "đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao" ở những nền kinh tế mới nổi của Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật Bản muốn giành được các dự án nước ngoài bằng cách nâng cao chất lượng và đem đến các công nghệ Nhật Bản thay vì dùng chính sách giảm giá. Chính phủ Nhật nhận thấy thành phố thông minh có cả các công trình lớn như nhà máy năng lượng và cả những công nghệ sáng tạo gần gũi với người tiêu dùng

    Thành phố thông minh tại Hà Nội là dự án liên danh của Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG của Việt Nam. Công ty kiến trức Nikken Sekkei của Nhật thực hiện thiết kế thành phố trên 310 hecta tại huyện Đông Anh, cách trung tâm thành phố 15 phút chạy xe

    Giai đoạn 1 của dự án có thể bắt đầu triển khai từ đầu tháng 10/2018. 7.000 căn hộ và cơ sở thương mại sẽ được hoàn thành vào cuối năm sau

    Các căn hộ hướng tới đối tượng khách hàng thu nhập trung bình. Giá dao động trong khoảng 10.000 – 15.000 yen. Liên danh Sumimoto - BRG sẽ đầu tư trên 1 tỷ USD

    Mitsubishi Heavy sẽ cung cấp xe bus không người lái và các trạm sạc điện cho phương tiện giao thông chạy bằng điện. Điều này giúp hạn chế xe máy và các loại ô tô xả thải ra môi trường

    Các thiết bị thông minh của Panasonic và KDDI giúp thành phố tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó, Tập đoàn Daikin dự định phát triển hệ thống điều hòa phù hợp với khí hậu ẩm ướt của Hà Nội. Tập đoàn Aeon và Summit dự định mở các siêu thị ở thành phố thông minh này. Các ngôi nhà sẽ được trang bị pin năng lượng mặt trời và thiết bị tái chế rác thải

    Đường sắt trên cao tuyến số 2 xây dựng bằng vốn ODA dự kiến sẽ mở rộng đến sân bay Nội Bài để đưa khách du lịch nước ngoài đến với thành phố

    Các tập đoàn của Nhật Bản nhận thấy cơ hội áp dụng trình độ chuyên môn trong ngành đường sắt tại Đông Nam Á. Khu vực này đang chứng kiến sự bùng nổ của ngành đường sắt và phát triển đô thị, do vậy mà nhu cầu đối với các thành phố thông minh rất cao

    Chính phủ Singapore và các doanh nghiệp của họ cũng đang phát triển thành phố thông minh ở Malaysia

    Các công ty của Nhật đã nắm trong tay một số dự án phát triển đô thị trong khu vực. Ví dụ, Tập đoàn Mitsubishi đã làm việc với một tập đoàn ở địa phương trong một dự án xây dựng trị giá 2,3 ngàn tỷ yen ở Indonesia. Dự án ở Việt Nam là dự án đầu tiên thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật

    Bên cạnh xây dựng các công trình và thiết bị công nghệ cao, các công ty còn dự kiến mang đến thành phố thông minh ở Hà Nội một biểu tượng của Nhật Bản. Đó là 3.000 cây anh đào có thể phát triển tốt trong điều kiện địa phương

    Lan Anh
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Đẩy mạnh kết nối, khuyến khích sáng tạo
    - Đề án thành phố thông minh (TPTM) Bình Dương hướng tới tạo ra một môi trường kết nối năng động sáng tạo, với nền tảng là mô hình “Ba Nhà”

    Nền tảng này xây dựng dựa trên quan hệ chặt chẽ giữa Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp, đặt con người làm trọng tâm, lấy hợp tác kết nối thông minh làm phương châm phát triển

    Tương tác giữa "Ba nhà"

    Trong mối quan hệ hợp tác của "Ba Nhà", Nhà nước giữ vai trò lãnh đạo chung, doanh nghiệp và các trường nhận trách nhiệm tương ứng của mình trên mỗi lĩnh vực

    Bình Dương đã nghiên cứu, học hỏi mô hình liên kết "Ba Nhà" từ kinh nghiệm thành công của Eindhoven, và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế

    Đề án TPTM đã thành lập ban chỉ đạo, hội đồng cố vấn "Ba Nhà", ban điều hành và văn phòng thành phố thông minh. Trong mỗi đơn vị đó đều có sự tham gia của "Ba Nhà" và cả quốc tế

    Có một thực tế là khi áp dụng các mô hình mới có thể vấp phải rào cản, nhưng khi có sự tương tác, liên kết thường xuyên, mọi người cùng chia sẻ khát vọng chung, phát huy điểm mạnh của mỗi bên thì sẽ tìm ra được các giải pháp tối ưu, dài hạn

    Thông qua mô hình "Ba Nhà", Bình Dương đang quyết tâm tạo ra một khu vực gọi là "vùng thông minh" kích thích sự sáng tạo và đổi mới, quy tụ được những người tài để tạo ra một cộng đồng thông minh và thịnh vượng


    Môi trường năng động, sáng tạo, kết nối

    Đề án TPTM Bình Dương là định hướng để tìm ra câu trả lời cho những trăn trở như: Làm sao để nâng cao năng suất lao động, nền kinh tế tỉnh hướng đến công nghệ cao, nâng cao chất lượng đời sống của người dân? Làm sao để khai thác được hiệu quả nguồn tài nguyên, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng và phát huy năng lực sáng tạo, tri thức của nhân dân?...

    Mục tiêu thông suốt khi xây dựng thành phố thông minh Bình Dương là tạo ra một hệ sinh thái năng động, sáng tạo, kết nối. Trong đó mọi thành tố đều liên tục cải tiến, đổi mới và tối ưu hóa không ngừng, hình thành văn hóa đổi mới và môi trường kích thích sự đổi mới

    Có thể hiểu xây dựng TPTM chính là một quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D), là một quá trình khởi nghiệp (startup), nhưng về chính sách-chiến lược đột phá ở cấp tỉnh với sự tham gia của cả cộng đồng

    Chính sự năng động, sáng tạo, cùng với những chủ trương đúng đắn của chính quyền tỉnh Bình Dương. Thêm vào đó là những dự án nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống đã góp phần không nhỏ vào công cuộc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp cho sự phát triển của Bình Dương

    Thực vậy, để có thể bứt phá thành công và bền vững, Bình Dương xác định nhiệm vụ tiên quyết là đào tạo, giữ chân, qui tụ nhân tài, phát huy sức mạnh tập thể, cùng nhau phát triển

    Thu hút con người tri thức

    Khi xây dựng TPTM, nhiều người hay hiểu theo hướng tiếp cận công nghệ. Nhưng công nghệ chỉ là một phần của đề án. Chúng ta đều biết công nghệ thay đổi liên tục

    Mấu chốt của thành phố thông minh là cuộc đua tìm kiếm, đào tạo, quy tụ và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao. Kinh nghiệm thế giới là nơi nào quy tụ được nhân lực chất lượng cao sẽ là nơi phát triển thịnh vượng

    Khi áp dụng một công nghệ, không đơn thuần là chúng ta bỏ tiền ra mua, mà còn cần có con người sử dụng, bảo trì, cải tiến, tối ưu hóa, và cao hơn nữa là sản xuất, sáng tạo công nghệ. Vì vậy, bản chất của vấn đề là con người và tri thức
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/7/18
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Singapore tạm dừng các dự án quốc gia thông minh
    Singapore tạm dừng tất cả các dự án quốc gia thông minh sau vụ tin tặc đánh cắp dữ liệu của 1,5 triệu người sử dụng

    Đánh giá vụ đánh cắp dữ liệu là nghiêm trọng nhất từ trước tới nay tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thống Iswaran cho biết, Tập đoàn chính phủ điện tử và quốc gia thông minh đã ngưng lại việc đưa vào hoạt động các hệ thống công nghệ thông tin truyền thông mới. Việc này cho phép cơ quan đánh giá lại hiện trạng an ninh mạng chính phủ và thực thi các biện pháp bảo vệ khác nếu cần

    "Đây chỉ là tạm dừng chứ không phải là ngừng lại. Chúng tôi sẽ tiếp tục các dự án nhưng phải đánh giá lại khả năng bị tấn công mạng rồi dần tiếp tục lại các dự án này. Nói về tác động ở phạm vi lớn hơn, chúng ta không để sự cố này làm thụt lùi tiến trình quốc gia thông minh, bởi đó là cách thức chúng ta hoạt động tương lai, đảm bảo hiệu quả dịch vụ công cũng như đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế", Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Singapore cho biết

    Việc tạm ngưng khiến thời hạn một số dự án có thể bị kéo dài. Một trong những dự án chủ chốt là hệ thống nhận diện số quốc gia, cho phép người dân tiếp cận các dịch vụ chính phủ mà không cần mã token vật lý hay mật khẩu gửi qua tin nhắn SMS

    Một dự án khác là Hệ thống Y bạ điện tử quốc gia cho phép chia sẻ thông tin y tế điều trị bệnh nhân giữa các bệnh viện ở Singapore cũng đang được đánh giá lại. Mục tiêu đến năm 2023, công dân có thể hoàn thành 90-95% các giao dịch với chính phủ qua mạng có thể bị lùi lại trong khi chờ kết quả đánh giá kỹ lượng về an ninh mạng tại tất cả các bộ ngành

    Tác động trước mắt diễn ra với khu vực dịch vụ y tế công khi các máy tính có dữ liệu y tế sẽ bị ngắt khỏi mạng Internet, dẫn đến một số khó khăn tạm thời cho bác sĩ điều trị cũng như gián đoạn khâu thanh toán trực tuyến hiện nay

    VTV
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thành phố Thông minh
    Tập đoàn AIC của Việt Nam đã đoạt giải "ý tưởng, mô hình quốc gia thông minh" xuất sắc nhất tại Cuộc thi toàn cầu về Thành phố Thông minh 2018 (Global Smart Cities Contest 2018) do Tổ chức Thành phố Thông minh thế giới, phối hợp với Viện Khoa học Điều khiển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga và Hiệp hội Công nghệ Normandie French Tech (Pháp) tổ chức tại Anh

    Theo phóng viên TTXVN tại Anh, phát biểu tại lễ trao giải diễn ra tối 1/10 tại London, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc tập đoàn AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cho biết bà rất vinh dự khi được nhận giải thưởng xuất sắc từ ban tổ chức

    Bà Nhàn cho biết hơn hai năm qua, AIC Group đã triển khai nhiều hoạt động giới thiệu và demo về thành phố thông minh, quốc gia thông minh cho nhiều tỉnh, thành phổ, và gần đây là các bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ, Quốc hội, Toà án Nhân dân Tối cao... của Việt Nam. Các nội dung này đã nhận được ý kiến tích cực, đánh giá cao từ lãnh đạo các cơ quan Trung ương và các địa phương của Việt Nam

    Ngoài ra, Tổng Giám Đốc tập đoàn AIC cũng được ban tổ chức trao thêm giải thưởng Đại sứ Thành phố thông minh quốc tế

    Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN sau khi nhận các giải thưởng, bà Nhàn cho biết với sự đánh giá của quốc tế về mô hình này cũng như xét về tính khả thi thì mô hình quốc gia thông minh hoàn toàn có thể triển khai thành công tại Việt Nam trong tương lai gần

    Khách tham dự lễ trao giải đã vô cùng ấn tượng trước phần giới thiệu ý tưởng, mô hình quốc gia thông minh kết nối, tích hợp của AIC, sơ đồ giới thiệu trung tâm điều hành (IOC) bộ ngành, thành phố thông minh

    Bà Sarolta Besenyei, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, chuyên gia về lĩnh vực Thành phố Thông minh của Ủy ban châu Âu cho biết có hơn 300 dự án tham gia cuộc thi toàn cầu về Thành phố Thông minh 2018 trên nhiều lĩnh vực khác nhau

    Hội đồng giám khảo nói chung và cá nhân bà nói riêng đã vô cùng ấn tượng với dự án phức hợp của AIC vì AIC đã không chỉ đưa ra ý tưởng, mô hình mà còn đưa ra những giái pháp tổng thể để xây dựng quốc gia thông minh

    Bà Besenyei cho biết AIC đã thuyết phục được ban giám khảo bởi AIC đưa ra được các đối tượng cụ thể hưởng lợi từ ý tưởng quốc gia thông minh, không chỉ giúp lãnh đạo, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, đại biểu quốc hội, công chức, viên chức mà AIC còn hướng tới phục vụ cho người dân, một số ngành nghề như nhà nghiên cứu, báo chí, bác sĩ, giáo viên, học sinh, luật sư, thẩm phán...

    Trao đổi với phóng viên TTXVN tại lễ trao giải, ông Eduard Dumitrascu, Chủ tịch Tổ chức Thành phố thông minh thế giới đã gửi lời chúc mừng Việt Nam đạt được giải thưởng xuất sắc nhất trong đêm trao giải

    Ông bày tỏ tin tưởng Việt Nam trong 3-4 năm tới sẽ trở thành một nước phát triển mô hình thành phố thông minh có tiếng tại châu Á, và tin rằng AIC sẽ thực hiện tốt, biến ý tưởng, mô hình quốc gia thông minh thành hiện thực

    Những công ty tài trợ, tham gia cuộc thi và dự lễ trao giải thưởng năm nay gồm nhiều chuyên gia và các tập đoàn viễn thông, công nghệ hàng đầu thế giới như Dell EMC, ZTE, Vodaphone, Uber, Nokia, AT&T, KPN, Cox, Tata Communications, NTT Communications, Swisscom, UK Space Agency, Genesis... đến từ các nước đi đầu về Thành phố thông minh như Mỹ, Anh, Israel, Ấn Độ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy

    Ý tưởng, mô hình quốc gia thông minh của AIC đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi, sẵn sàng hợp tác từ các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như ông David Lum, Giám đốc bộ phận giải pháp kỹ thuật và kỹ thuật số - Công ty Oracle khẳng định công ty hoàn toàn hỗ trợ chương trình quốc gia thông minh tại Việt Nam với AIC - đối tác chiến lược của Oracle, và khẳng định sẽ cung cấp những phương thức AIC cần để phát triển dự án quốc gia thông minh

    Giám đốc khối Thành phố số, John Patrick Lockhart, của Tập đoàn Dell Technologies cũng khẳng định sự hợp tác giữa Dell và AIC trong các dự án nhằm cải thiện dịch vụ chính phủ điện tử, cuộc sống của người dân, và đưa những lĩnh vực như thành phố an toàn đến với dự án công nghệ IOT, kiểm soát giao thông

    Diễm Quỳnh - Như Mai
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tầm nhìn phát triển thành phố thông minh và bài học từ Thái Lan

    [​IMG]

    Hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0, Thái Lan đặt mục tiêu phát triển 100 thành phố thông minh vào năm 2022

    Thành phố thông minh được định nghĩa là thành phố sử dụng công nghệ thông minh, có cư dân thông minh và có sự hợp tác thông minh. Có thể hiểu thành phố thông minh được tích hợp đủ 3 yếu tố: công nghệ, con người và quản trị

    Trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2019, Thái Lan đã khởi xướng sáng kiến Hành lang kinh tế phương Đông (EEC) nhằm đưa 3 tỉnh thành của quốc gia này tiến tới mục tiêu phát triển thành phố thông minh. Dự án này đã đạt được những thành công nhất định

    Với mục tiêu tạo lập một trung tâm thương mại, đầu tư, giao thông vận tải và là cửa ngõ chiến lược ở châu Á, dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển thông suốt trên nhiều lĩnh vực tại ASEAN

    Hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0, Thái Lan đặt mục tiêu phát triển 100 thành phố thông minh vào năm 2022. Khoảng cách tới mục tiêu đó đang ngày được rút ngắn sau sự hợp tác của chính phủ Thái Lan, Cơ quan xúc tiến kinh tế số (depa) với mạng lưới phát triển thành phố thông minh toàn cầu City Possible

    Có tới 27 thành phố tại Thái Lan đã được kết nối vào mạng lưới này, vốn được thiết kế để hỗ trợ đưa các ứng dụng công nghệ đi vào đời sống sinh hoạt của người dân. Mạng lưới này cũng cung cấp một nền tảng kết nối các nhà hoạch định, quy hoạch đô thị, các tổ chức phi chính phủ, các học giả nhằm trao đổi và xác định các thách thức có thể gặp phải. Điều này giúp họ có cơ hội học hỏi và thiết lập các giải pháp toàn diện hơn

    Phó điều hành dự án Thành phố toàn cầu của Mastercard, ông Miguel Gamino Jr nhận định: "Nhiều thành phố trên khắp thế giới cũng vấp phải vấn đề tương tự nhưng họ thường chọn phương án tự giải quyết một cách cô lập. City Possible sẽ giúp kết nối các thành phố qua việc chia sẻ nguồn lực và kiến thức quản lý. Điều này giúp tăng tốc độ tiến bộ đô thị hóa và quản trị thông minh"

    [​IMG]

    Phó chủ tịch của Cơ quan xúc tiến kinh tế số Thái Lan, Tiến sĩ Passakon Prathombutr thì nêu quan điểm: "Là một quốc gia phụ thuộc vào nông nghiệp và du lịch, chúng tôi mong muốn các dự án thành phố thông minh có thể cung cấp một hệ sinh thái đồng nhất để thúc đẩy phát triển cả 2 lĩnh vực này. Điều này sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước"

    "Hai lĩnh vực quan trọng nhất là môi trường và kinh tế. Chúng tôi đặt vấn đề môi trường lên đầu bởi định nghĩa thành phố thông minh luôn phải đi đôi với một môi trường sạch, thân thiện.", ông nói thêm

    "Ô nhiễm và hạn hán là hai vấn đề môi trường lớn nhất mà người Thái đang phải đối mặt. Điều quan trọng là phải trang bị đủ các trang thiết bị cho cơ quan quản lý như máy cảm biến, hệ thống dữ liệu tích hợp, ứng dụng công nghệ số trong việc theo dõi, dự đoán các vấn đề môi trường sắp xảy đến"

    Với việc thiết lập một bộ khung thống nhất, cùng sự thí điểm thành công một số dự án cụ thể đã giúp Thái Lan tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển thành phố thông minh của mình

    Tuy nhiên, việc đổi mới cơ sở hạ tầng cũng đi kèm nhiều thách thức và trở ngại. Về mặt sử dụng hiệu quả nguồn lực và ứng dụng công nghệ, có ba thách thức quan trọng trước mắt: tư duy, tầm nhìn lãnh đạo của người quản lý, các quy định hiện hành và dư địa phát triển của thành phố

    Tiến sĩ Prathombutr nhận xét: "Nhiều nhà quản lý chưa cập nhật các kiến thức về công nghệ đủ để lên kế hoạch đổi mới. Có những người đủ điều kiện thì lại không dám mạnh dạn đưa ra các chiến lược đổi mới đột phá"

    "Bởi đó ta mới được thấy tầm quan trọng của các dự án trao đổi kiến thức, thay đổi tư duy quản lý. Điều này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc thiết kế chiến lược, cải thiện trình độ quản lý, kết nối các thành phố với nhau", ông giải thích thêm

    Thái Lan đang nhanh chóng trở thành bên đi đầu trong phát triển mạng lưới các thành phố thông minh, vốn được ASEAN đề xuất từ Hội nghị thượng đỉnh năm 2018. Mặc dù sự hợp tác giữa các thành viên trong khối vẫn còn hạn chế, sự tiến bộ của Thái Lan hay Singapore - với tư duy phát triển thành phố theo định hướng ứng dụng công nghệ - vẫn đáng được công nhận

    Trong khi các nơi khác cũng có thể phải đối mặt với những thách thức tương tự Thái Lan, cam kết từ chính phủ vẫn luôn là điều kiện tiên quyết trong việc quy hoạch tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển các dự án thành phố thông minh
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thành phố thông minh Thinktank.vn
    Ai sẽ chịu trách nhiệm cho kế hoạch tham vọng đang có chiều hướng không kịp tiến độ ?

    Siêu dự án thành phố thông minh hiện đại nhất lục địa đen ngốn chi phí 14,5 tỷ USD. Nhưng sau 13 năm, thành phố thông minh Konza hoành tráng và tràn ngập công nghệ vẫn chỉ là một lời hứa. Sự thật chỉ có những bãi đất trống, tiếng máy xúc và xe tải đang thi công hối hả dưới cái nắng gay gắt của Châu Phi. Những lo ngại về việc chậm tiến độ và vỡ kế hoạch đang hiện hữu, khi người ta quan sát kỹ hơn "cơn ác mộng" Konza

    Vai trò của McKinsey


    Cuối thập niên 90, McKinsey & Company, tập đoàn tư vấn và quản lý toàn cầu thành lập năm 1926, đã bắt đầu thực hiện các dự án "thành phố tương lai" ở châu Á. Một số nước tham gia có thể kể đến như Ấn Độ hay Malaysia. McKinsey trở thành một trong những công ty tiên phong trong việc triển khai các dự án thành phố thông minh trên toàn cầu

    Trong một báo cáo các thành phố thông minh châu Á năm 2018 do McKinsey Global Institute thực hiện, hãng viết: "Động lực xây dựng thành phố thông minh xuất phát từ mong muốn tạo ra một môi trường mới, có thể giải quyết các vấn đề công cộng. Nói cách khác, kiểu dự án này được xem là giải pháp cho các vấn đề đô thị, chẳng hạn như an toàn giao thông hay sức khỏe cộng đồng". Và khi được hỏi về tham vọng khi xây dựng Thành phố Konza, Ndemo cũng có cách nói tương tự như McKinsey. Ông nói: "Chúng ta cần dạy người Kenya cách đổi mới. Đó là ý tưởng của Konza"

    [​IMG]
    Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Kenya là một trong những quốc gia đầu tiên mà McKinsey nhắm tới. Toàn bộ chiến lược xây dựng Konza được lập ra bởi chính phủ Kenya và McKinsey & Company. Lúc đầu, công ty này chỉ tập trung ở thị trường châu Á, nhưng từ những năm 2000, trọng tâm dần chuyển sang các nước châu Phi. Các chuyên gia cho biết, chính phủ đã quá "ngây thơ" khi tưởng rằng những công ty đa quốc gia như IBM, Cisco và Siemens AG sẽ hợp tác trên mối quan hệ đôi bên cùng có lợi

    [​IMG]
    Bài học Ấn Độ

    Ở Ấn Độ, việc Narendra Modi lên làm thủ tướng vào năm 2014 đã thúc đẩy sự hợp tác của chính phủ với các công ty đa quốc gia. Trong vòng chưa đầy một năm cầm quyền, chính phủ nước này đã công bố kế hoạch xây dựng tới 100 thành phố thông minh. Nhờ sự tự vấn của Bloomberg Philanthropies, Ấn Độ xác định được những thành phố nào có tiềm năng để đầu tư. Tuy nhiên, kết quả là hàng loạt dự án đã bị trì hoãn vô thời hạn và bị "khai thác" bởi các công ty công nghệ

    Chiến dịch Andhra Pradesh Vision 2020 do McKinsey tư vấn cho chính phủ Ấn Độ đã gây ra những hậu quả khủng khiếp. Cụ thể, công ty này đưa ra khuyến nghị phải thay thế nhà đầu tư quy mô nhỏ bằng tập đoàn lớn. Để làm được điều này, Ấn Độ đã nới lỏng luật đối với các hoạt động thương mại trong khu vực, vì McKinsey cho rằng chính những quy định này đã ngăn cản các doanh nghiệp lớn đầu tư vào bang Andhra Pradesh của Ấn Độ

    Chẳng bao lâu sau, nhiều vấn đề tồi tệ bắt đầu xuất hiện, hàng triệu nông dân mất đất để nhường chỗ cho các tập đoàn lớn. Không còn nhà cửa, họ phải chuyển đến sống trong các khu ổ chuột ở thành phố Hyderabad. Mất hết đất đai canh tác, nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo đói, không ít người chọn cách tự tử để giải thoát. Thời điểm đó, tại Ấn Độ cũng ghi nhận số vụ tự tử tăng đột biến

    Theo quan điểm các chuyên gia, những dự án quy hoạch này gây ra nhiều đau khổ cho người dân thay vì cải thiện cuộc sống. Khi tôi hỏi về các vụ tự tử và di dời dân cư ở Andhra Pradesh, McKinsey đã phủ nhận trách nhiệm và né tránh việc "lôi kéo" chính phủ Ấn Độ nới lỏng luật. Alexis Teyie, một nhà khoa học dữ liệu Kenya, cho biết một trong những vấn đề với các dự án này là các công ty tư vấn không tham gia vào quá trình thực hiện thực tế

    "Họ chỉ đề ra chiến lược và tầm nhìn, những thứ chỉ có trong tài liệu. Vì vậy, họ tự cho mình là ‘đối tác tư tưởng' của chính quyền địa phương và quốc gia. Do đó, tôi nghĩ rằng McKinsey sẽ không coi bất kỳ dự án nào của họ là thất bại vì họ đã đưa ra tầm nhìn và chiến lược phát triển", Alexs nói với Rest of World

    Tham vọng quá tầm trở thành ảo tưởng


    Đây là đặc trưng điển hình của các dự án tư vấn, trong một số trường hợp, nhiều công ty đã chấm dứt hợp tác với các chính phủ không có quyền đối với dự án hay các bước để đưa dự án thành hiện thực. Điều này đồng nghĩa với việc là chỉ khi được xây dựng ở các quốc gia siêu cường và giàu có như Hàn Quốc hay Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thì dự án thành phố thông minh mới có thể hoàn thành

    Dẫu vậy, nếu để vấn đề này sang một bên, dự án Konza vẫn trông rất "nham nhở". Theo như kế hoạch ban đầu thì đúng ra Konza phải trở thành một đô thị đáng sống, nhưng các nhà quy hoạch đã không làm như vậy. Thay vào đó, họ biến Konza thành một khu vực an ninh, tập trung các khu công nghệ cao và cách xa các khu dân cư. Các chính trị gia và nhà phân tích của McKinsey vẫn nhìn thấy tiềm năng của Konza trong việc biến nó thành một trung tâm vốn toàn cầu chứ không phải một thành phố đáng sống

    Tuy nhiên, những mối bận tâm và lời bàn tán hiện đã chuyển từ Kenza sang một quốc gia khác ở Đông Phi, đó là Rwanda. "Konza đang dần chìm vào dĩ vãng vì giờ đây mọi sự tập trung đang đổ dồn vào dự án thành phố mới Kigali của Rwanda", Ndemo bộc bạch. Sau khi được hỏi liệu có đúng là các nhà đầu tư đang rời bỏ Konza để đến Kigali hay không, ông đã trả lời rằng: "Đó là sự thật, chúng tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian"

    [​IMG]
    Những công nhân đang thi công một đường hầm dưới lòng đất tại Konza vào tháng 4 năm nay

    Từ năm 2013 đến năm 2018, thông tin về dự án xây dựng Konza liên tục được đẩy lên các trang báo trước khi biến mất hoàn toàn. Đối với nhiều người dân Kenya, khao khát được sống trong Konza của họ đã biến mất sau nhiều năm chờ đợi trong sự "ảo tưởng". Không giống như các dự án khác của chính phủ, dự án thành phố thông minh cần sự ủng hộ của công chúng để duy trì nguồn vốn từ các nhà đầu tư

    Do đó, khi dự án bị đình trệ, các nhà đầu tư tiềm năng bắt đầu đổ dồn ánh mắt sang nơi khác. Trong khi Nairobi được xếp hạng là "thành phố thông minh nhất ở châu Phi" vào năm 2014, 2015 và 2019, rất ít người còn nhớ về Konza

    Nguy cơ chậm tiến độ đã lộ rõ


    Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, điều này đã bắt đầu thay đổi. Thông tin về Konza bắt đầu được đề cập trở lại trên các phương tiện truyền thông sau khi tòa nhà KoTDA thi công xong. Theo những người ủng hộ dự án, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy rằng mọi thứ cuối cùng đã tiến triển. Sau nhiều năm gặp thách thức về kinh phí, giờ đây, dự án đang dần "hồi sinh". Các kỹ đã hoàn thành xong việc lắp đặt 500km cáp Internet ngầm và các nhà đầu tư cũng đang trở lại

    Hiện tại, vẫn chưa có một công trình nào đáng chú ý nào ở Konza. Thành phố này đang được chia thành nhiều khu đất và chưa có một con đường thực sự nào. Những khu đất phân lô để xây dựng các dự án công cộng như trường học, bệnh viện, khu liên hợp thể thạo đều trống trơn. Tenik chỉ ra rằng cơ sở xử lý nước thải vẫn đang được xây dựng và trung tâm dữ liệu mới chỉ hoàn thành xong một phần

    Theo kế hoạch gần đây nhất của KoTDA, thời gian hoàn thiện dự án vào năm 2030 đã được đổi thành thời gian hoàn thành giai đoạn đầu tiên của dự án và toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào năm 2050. Một phần lý do của sự chậm trễ này là do những người đứng đầu dự án, Ndemo và Kibaki, không còn tại vị. Năm ngoái, Tổng thống Uhuru Kenyatta đã thay đổi chính sách liên bang để đảm bảo xây dựng thành phố Northlands nhanh hơn, một dự án khu hỗn hợp trị giá 5 tỷ USD do gia đình ông sở hữu tư nhân

    [​IMG]
    Bên trong trung tâm dữ liệu tại thành phố Konza

    Không có khả năng Konza sẽ đạt được hình dạng như mong đợi. Nhưng trên thực tế, không có thành phố thông minh nào trên thế giới được hoàn thiện đúng như mong đợi ban đầu của nó. Từ khi Kenya gặp khó khăn về tài chính do các khoản vay xấu của chính phủ và sự giám sát lỏng lẻo của Tổng thống Kenyatta, tương lai của Konza trở nên "mờ mịt" hơn bao giờ hết

    Trong báo cáo tài chính 2021/22, Konza chỉ được phân bổ 168 triệu USD, con số này thấp hơn so với số tiền đầu tư cho các các dự án mới khác. Bất chấp tất cả những khó khăn này, giấc mơ về một thành phố thông minh, vẫn đang được các nhà quản trị địa phương gieo rắc hàng ngày vào tâm trí người dân địa phương

    Được ước tính có tổng vốn đầu tư lên tới 14,5 tỷ USD, Konza chưa biết khi nào mới có thể trở thành hiện thực để đem lại giá trị cho người dân Kenya

    Công nghệ không phải vạn năng


    Tuy nhiên, ngay cả các quản trị viên cũng phải thừa nhận rằng công nghệ không phải là tất cả. "Chỉ riêng sự lan rộng của công nghệ kỹ thuật số sẽ không mở ra bất kỳ cơ hội phát triển nào", trích dẫn lập luận của Ndemo trong Africa Journal of Management năm 2017. Phần lớn các cuộc thảo luận của những người đứng đầu trong dự án Kenya đã bỏ qua thực tế rằng công nghệ vô dụng trong việc sửa chữa các hệ thống bị lỗi

    [​IMG]
    Phối cảnh đậm chất tương lai của thành phố công nghệ được đầu tư 14,5 tỷ USD

    Ví dụ cho điều này đó là một hệ thống giám sát công nghệ cao do Huawei xây dựng, được lắp đặt ở Nairobi để giảm tỉ lệ tội phạm đã phản tác dụng. Tỷ lệ tội phạm chỉ giảm trong năm đầu tiên, sau đó liên tục tăng trong những năm tiếp theo

    Một hệ thống kiểm phiếu điện tử trị giá 63 triệu USD được thiết kế để ngăn chặn can thiệp cuộc tổng tuyển cử năm 2017 ở Kenya, thậm chí còn... vô dụng hơn. Sau khi người đứng đầu cơ quan bầu cử bị sát hại vài ngày trước cuộc bỏ phiếu, thông tin đăng nhập của ông được cho là đã bị ai đó sử dụng để truy cập vào hệ thống, rồi tuyên bố Kenyatta là người chiến thắng

    Do nhiều sai lệch về kỹ thuật, kết quả bầu cử được Tòa án tối cao của đất nước công bố lại vài tuần sau đó, nhưng Kenyatta vẫn chiếm một tỷ lệ khó tin lên đến 98,26% phiếu bầu. Chính thức đắc cử bất chấp sự phản đổi của công chúng. Tuy vậy, những lời đồn thổi về sức mạnh của công nghệ vẫn tiếp tục làm "mờ mắt" nhiều người. Dự án thành phố thông minh là một ví dụ, nó không phải là giải pháp cho các vấn đề kinh tế xã hội

    Hiện tại, KoTDA vẫn tiếp tục duy trì công việc xây dựng ở Konza và không ngừng quảng cáo các cơ hội đầu tư trên trang web của công ty. Họ hợp tác với đại sứ quán địa phương của Israel và vừa đề ra một chiến dịch mới nhằm giải quyết nhu cầu công nghệ của thành phố. Đối với họ, giấc mơ về một thành phố thông minh vẫn còn đó

    VnReview
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Kenya
    Giấc mơ thành phố thông minh hiện đại nhất Châu Phi

    Nếu đặt chân đến thành phố Konza, nơi nằm cách thủ đô Nairobi của Kenya 70km về phía đông nam, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sự trống vắng của nơi đây

    Đi từ sân bay, chúng ta sẽ bắt gặp một thảo nguyên rộng lớn nằm trong thị trấn Masaku, sau đó liên tiếp các thị trấn nhỏ khác nằm dọc theo đường cao tốc đến bờ biển. Nổi bật trong đó là Mlolongo, một thành phố tràn ngập những dòng xe tải và xe kéo đường dài đến từ thành phố ven biển Mombasa. Athi River, một thị trấn được mệnh danh "pháo đài các nhà máy xi măng". Bên trái đường cao tốc là những khu đô thị mới với đầy đủ những cái tên tiếng Anh sang trọng: Greatwall Gardens, Greenpark, Paradise Park

    Ở hai bên đường là vô số trại chăn nuôi kéo dài từ dặm này qua dặm khác. Hầu hết trang trại đều thuộc sở hữu của người da trắng vì nơi này trước đây từng là thuộc địa. Tôi bỏ lỡ ngã rẽ đến Konza vì thành phố này dường như lu mờ trong mắt khách du lịch. Điểm đáng chú ý nhất chắc là khu phức hợp của Cơ quan Phát triển Công Nghệ Konza (KoTDA), có trụ sở là tòa nhà cao tầng duy nhất nằm "trơ trọc" giữa bãi đất rộng hàng km

    [​IMG]


    [​IMG]

    Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra an ninh ở cổng chính, tôi lái xe đến trụ sở của KoTDA. Nhìn qua xung quanh, tôi thấy một lượng lớn công nhân, xe tải, máy xúc, đang miệt mài thi công xây dựng trên những khu đất trống, nơi được gọi là "Silicon Savannah"

    Thành phố tiên phong


    Theo Cơ quan Phát triển Konza Technopolis, đã 13 năm trôi qua kể từ khi chính quyền Kenya tuyên bố rằng nơi đây sẽ là thành phố "được quy hoạch tốt nhất" châu Phi trong tương lai. Với những hứa hẹn sẽ tạo ra công ăn nhiều việc làm và nguồn vốn đầu tư liên tục, thành phố Konza được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm kinh tế, đầu tàu phát triển và hơn hết là niềm tự hào của Kenya

    Thời điểm đó, các chuyên gia tin dự án này là khởi đầu cho cuộc cách mạng phát triển hạ tầng tại châu Phi. Trong thập kỷ qua, nhờ thực hiện tốt chiến dịch xây dựng các thành phố thông minh, hơn một nửa số quốc gia châu Phi đã đạt nhiều tiến bộ vượt bậc về công nghệ và tài chính. Hiện tại, một danh sách dài các thành phố hiện đại đang được xây dựng hoặc quy hoạch trên lục địa này, chẳng hạn Eko Atlantic ở Nigeria, thành phố HOPE ở Ghana, thành phố Ethiopia được mệnh danh "Wakanda đời thực" của Senegal

    Tất cả đều hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề nghèo đói và tụt hậu kinh tế ở châu Phi, trong đó, thành phố Konza của Kenya coi được là nơi tiên phong

    [​IMG]
    Một dự án được triển khai cách đây 13 năm tại Konza

    Người khởi xướng giấc mơ


    [​IMG]
    Năm 2006, đã có một số cuộc thảo luận trong giới công nghệ và tài chính ở Nairobi về việc xây dựng một thành phố thông minh ở Kenya. Trong nhiều thập kỷ, truyền thông Kenya đảm bảo rằng Telkom Kenya, một tập đoàn thuộc chính phủ với tiền thần là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Kenya, sẽ có độc quyền kiểm soát các nguồn lực quan trọng trong lĩnh vực viễn thông. Sự kiện này đã khiến giá cước điện thoại và kết nối Internet tại Kenya trở nên đắt đỏ hơn vào thời điểm đó

    Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi từ khi Mwai Kibaki, Tổng thống Kenya lúc bấy giờ, bắt tay vào thực hiện lời hứa sẽ hồi sinh nền kinh tế Kenya trong một tuyên bố của mình vào năm 2002. Nhờ áp dụng chiến lược "tư nhân hóa", ông đã nhanh chóng thu về một số kết quả tích cực, trong đó dịch vụ di động và Internet trở nên nhanh, rẻ hơn. Năm 2005, Kibaki bổ nhiệm Bitange Ndemo làm thư ký thường trực của Bộ Thông tin, Truyền thông và Công nghệ

    Ndemo đã đưa Kenya trở thành một gã khổng lồ đi đầu về công nghệ ở châu Phi. Trong vài năm đầu cầm quyền, ông lập ra Kenya Open Data, một cổng thông tin cung cấp dữ liệu miễn phí và dễ dàng truy cập của chính phủ. Đồng thời, ông cũng tăng cường giám sát việc lắp đặt cáp Internet dưới biển nhằm bảo đảm cho người dân một trải nghiệm Internet trọn vẹn. Đặc biệt, Ndemo còn khởi xướng quá trình cải tổ nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước - một nỗ lực nhằm phá vỡ thế "gọng kìm" của Telkom Keny - vốn cho phép các công ty viễn thông tư nhân thành lập cửa hàng ở Kenya

    Hiện đại nhất châu Phi


    [​IMG]
    Nhiều công trình chỉ mới khởi công

    Tuy nhiên, điều vĩ đại nhất mà ông từng thực hiện chắc chắn là đề xuất xây dựng một thành phố hiện đại cho Kenya. Vào ngày 10/6/2008, dự án thành lập thành phố Konza được công bố trong kế hoạch phát triển của đất nước, mục tiêu biến Kenya thành một trong những "quốc gia có thu nhập bình quân đầu người và chất lượng cuộc sống cao nhất khu vực vào năm 2030"

    Theo kế hoạch ban đầu, thành phố Konza sẽ được hoàn thành trong 4 giai đoạn 5 năm. Các tài liệu được phát hiện vào năm ngoái cho thấy rằng Konza là nơi sẽ tạo ra 100.000 việc làm và đóng góp 1 tỷ USD mỗi năm vào nền kinh tế Kenya. Ngoài ra, chính phủ còn dự kiến rằng hàng trăm công ty công nghệ đa quốc gia sẽ lập trụ sở ở Konza và một mạng cáp quang xuyên biên giới sẽ chạy qua trung tâm thương mại và khu tài chính của thành phố. Sẽ có hơn 37.000 căn hộ trong các khu dân cư quy hoạch tốt cùng các trung tâm mua sắm quy mô lớn và các trường đại học quốc tế ở Kenya

    Chưa hết, một tuyến đường cao tốc và đường sắt mới sẽ nối thành phố với Nairobi, cách đó 60 km. Thành phố sẽ được bao phủ bởi sự hiện đại và công nghệ, đường xá, nhà cao tầng và đô thị được trang bị cảm biến để thu thập thông tin giao thông, thời tiết, nước và mức tiêu thụ năng lượng. Kế hoạch còn dự kiến một cảng mới, nhà máy lọc dầu ở Swahili, hành lang giao thông hiện đại qua Bắc Kenya, Nam Sudan và Ethiopia, và cuối cùng là thêm ba sân bay quốc tế mới

    Ngay từ đầu, Konza đã được định hướng ra toàn cầu. Chính phủ Kenya sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng đô thị cơ bản – hệ thống đường xá, lưới điện, hạ tầng xử lý và cấp thoát nước. Sau đó, họ sẽ "bước sang một bên" để cho các chủ đầu tư tư nhân tiếp quản phần còn lại. Những nhà đầu tư này sẽ được miễn thuế và nhận trợ cấp từ chính phủ

    Theo thống kê của Ndemo, khoảng 150 công ty đã quan tâm đến dự án, trong đó có công ty viễn thông Safaricom của Kenya, Đại học Nairobi, Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Jomo Kenyatta, Tập đoàn Shapoorji Pallonji của Ấn Độ, Samsung, Research In Motion (RIM), Google, Craft Silicon và Tập đoàn Công nghệ Telemax

    Hiện thực phũ phàng


    Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ dừng lại ở những giấc mơ lớn. Sau 12 năm khởi động dự án, Konza vẫn chưa có bất kỳ thay đổi đáng kể nào. Các vấn đề pháp lý và hậu cần đã khiến việc cấp vốn trở nên khó khăn, phải đến năm 2013, chính phủ Kenya mới "bơm nguồn tiền" đầu tiên vào Konza. Kể từ đó, tiến độ xây dựng dần đi xuống

    Theo Rest of World, các chuyên gia đã dự báo được điều này từ trước. Chính phủ Kenya đã đề ra một chiến lược thiếu chặt chẽ, phi thực tế và có vô số lỗ hổng. Nhà nghiên cứu kinh tế Kenya Kwame Owino lập luận rằng, chi phí dự kiến để tạo ra một công việc mới rơi vào khoảng 32.000 USD – cao hơn 20 lần so với thu nhập trung bình hàng năm của Kenya. Thế nhưng, chính phủ nước này lại cam kết Konza sẽ tạo ra 200.000 việc làm. Họ còn chưa giải thích được làm sao để người dân có thể đến Konza làm việc, khi mà nguồn nhân lực bên ngoài luôn sẵn sàng và có trình độ cao hơn

    Khi lần đầu đặt chân đến châu Phi, tôi tự hỏi làm thế nào mà các dự án thành phố thông minh lại trở nên phổ biến như vậy. Vào năm 2013, nhà báo người Kenya Parselelo Ktantai đã viết rằng: "Trên khắp khu vực, công trường thi công đang gia tăng chóng mặt. Hầu hết những quốc gia ở Đông Phi đã có ít nhất một dự án thành phố thông minh hiện đại cho riêng mình, nhờ sự tư vấn của McKinsey"

    Do đó, câu trả lời lại liên quan đến các công ty tư vấn quản lý toàn cầu, chẳng hạn như McKinsey. Và mối quan hệ của họ với các công ty công nghệ lớn ở phương Tây cũng như chính phủ Châu Phi. Sau 13 năm, kế hoạch của họ đang chậm tiến độ rõ rệt
     
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Phát triển Mekong Smart City quy mô hơn 10.000 ha
    Với dự án Mekong Smart City, NovaGroup mong muốn là cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, với địa phương, trung ương, nhằm hợp lực tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Thành phố thông minh Mekong – Mekong Smart City, thuộc thị xã Tân Châu và huyện Hồng Ngự, giữa tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp và NovaGroup diễn ra sáng 23-1 tại TPHCM

    Hợp lực phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long


    Mekong Smart City được kỳ vọng trở thành điểm đến thu hút du lịch tiểu vùng sông Mekong, đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của hai địa phương cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từng bước kiến tạo những khu đô thị biên giới kiểu mẫu tại Việt Nam

    [​IMG]
    Ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT NovaGroup phát biểu tại sự kiện
    Thị xã Tân Châu (An Giang) và huyện Hồng Ngự, thành phố Hồng Ngự (Đồng Tháp) có vị trí đầu nguồn sông Mekong là cửa ngõ giao thương của Việt Nam – Campuchia. Đây là vùng đất trù phú quý báu, phát triển từ rất sớm, là tâm điểm du lịch của tiểu vùng sông Mekong

    Thời gian qua, Chính phủ đẩy mạnh phát triển hạ tầng và dành nhiều ưu đãi để hỗ trợ cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Song để tạo sức bật mạnh mẽ hơn nữa, Đảng và nhà nước cũng như địa phương cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào cuộc cùng đánh thức tiềm năng tại khu vực này. Sự hợp lực giữa Trung ương, địa phương và doanh nghiệp chính là cú hích để vùng Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh

    Với dự án Thành phố thông minh Mekong, NovaGroup đã mở màn cho làn sóng đầu tư hậu Covid-19, hình thành nên hệ sinh thái bất động sản, du lịch, dịch vụ tầm cỡ tại hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Không chỉ là đơn vị tiên phong, NovaGroup mong muốn thông qua dự án này, làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, với địa phương, trung ương, nhằm tạo sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Địa phương kỳ vọng vào dự án Mekong Smart City


    Dự án bao gồm 11 dự án thành phần: Khu đô thị Blue Dragon 115 ha; làng nghề Bùi Thanh Thủy 127 ha; Las Vegas Island 500 ha; Mekong Port (cảng biển và cảng du lịch tiểu vùng sông Mekong); Mekong Logistics (trung tâm dịch vụ hậu cần, phục vụ vận chuyển và trung chuyển hàng hóa giảm tải cho các cảng); Khu chế xuất Mekong SEZ 5.000-10.000 ha; Mekong Village (làng nghỉ dưỡng, khu nhà ở biệt thự vườn rộng 450 ha dành cho các chuyên gia và các nhà quản lý khu công nghiệp); Mekong Industry Zone (khu công nghiệp sạch 1.000 ha tại TP Hồng Ngự); Mekong Agro Center (khu nông nghiệp organic, trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng và áp dụng công nghệ cao); Mekong Airport (sân bay vận chuyển hàng hóa và khách du lịch); Khu công nghệ AI 2.000 ha

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
    Giai đoạn 1, NovaGroup sẽ tham gia đấu giá trên quỹ đất sạch có sẵn để phát triển dự án Rồng Xanh, Làng nghề Bùi Thanh Thủy và Cồn Chính Sách, vốn đầu tư trên 2 tỉ đô la Mỹ. Toàn bộ lợi nhuận ròng thu được từ dự án Rồng Xanh, NovaGroup dành xây dựng bệnh viện và trường học phi lợi nhuận cho tỉnh Đồng Tháp

    Bên cạnh đó, trên phần đất An Giang, NovaGroup sẽ đầu tư khu trường Đại học Quốc tế Phi lợi nhuận và dự án Las Vegas Island 250 ha trên Cồn Chính Sách. Las Vegas Island khi đi vào hoạt động sẽ giúp Tân Châu – Hồng Ngự trở thành điểm đến du lịch biên giới hấp dẫn của khu vực, nơi giải trí và tăng nguồn thu ngân sách. Toàn bộ lợi nhuận của Las Vegas Island NovaGroup sẽ dùng để xây trường học, bệnh viện phi lợi nhuận cho Tinh An Giang

    Phát biểu tại lễ kết kết, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, năm 2021 dù chịu nhiều ảnh hưởng từ Covid-19 tuy nhiên tỉnh đã trở lại thành “vùng xanh”, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư lớn. “Mekong Smart City là bước đi chiến lược khai thác tối đa tiềm năng An Giang cùng các tỉnh đầu nguồn Mekong. Chúng tôi sẽ chỉ đạo hỗ trợ hoàn thiện pháp lý, các chính sách ưu đãi, giúp doanh nghiệp triển khai thành công tổ hợp 6 dự án trên địa bàn thị xã Tân Châu, tạo tiền đề phát triển ra toàn tỉnh”, ông Nguyễn Thanh Bình nói

    [​IMG]
    Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
    Còn Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết tỉnh luôn chào đón doanh nghiệp với định hướng “Tiềm năng chúng tôi – Cơ hội của bạn”. Tỉnh có cửa khẩu quốc tế, cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi giao thương quốc tế, phát triển nông nghiệp, phù hợp chế biến nông thủy sản, du lịch, chú trọng xây dựng điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư

    “Chúng tôi chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, chào đón và đồng hành cùng doanh nghiệp, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược tạo điểm nhấn cho miền đất sen hồng”, ông Phạm Thiện Nghĩa nói

    Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận định hướng phát triển Mekong Smart City của NovaGroup phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh. Đây là nhà đầu tư uy tín, có tiềm lực, đủ khả năng phát triển thành công dự án, phát triển kinh tế xã hội, du lịch và nâng cao giá trị cuộc sống người dân

    Trong khuôn khổ sự kiện, NovaGroup đồng thời ký kết hợp tác với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đồng hành xây dựng Bệnh viện Quốc tế phi lợi nhuận quy mô 300 – 500 giường tại Khu đô thị Rồng Xanh.NovaGroup cũng ký với Viện Michael Dukakis để hợp tác xây dựng trường đại học Quốc tế phi lợi nhuận tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Triển khai giảng dạy, đào tạo cho sinh viên tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và các khu vực khác
     
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    'Công dân tech' của Thung lũng Silicon sẽ về đâu
    Nhiều công ty ở Thung lũng Silicon đang đổ xô đến Austin, Seattle, New York để tiếp cận vốn đầu tư dồi dào và tạo nên trung tâm công nghệ mới

    Là sinh viên khoa học máy tính, Alex Valaitis (28 tuổi) từng mơ ước một ngày nào đó sẽ được nhận vào Thung lũng Silicon. Không chỉ anh mà hầu hết bạn bè đều bị hấp dẫn bởi khu vực phía Nam của vùng vịnh San Francisco (bang California, Mỹ)

    Nhưng sau 5 năm làm việc tại đây, Valaitis quyết định chuyển đến Austin vào tháng 6/2021 khi chứng kiến các cuộc di cư ồ ạt và tội phạm gia tăng trong thành phố

    Valaitis, nhà điều hành một studio sản phẩm Web3 và bản tin về trí tuệ nhân tạo, cho biết: “Tôi thích đặt cược vào sự tăng trưởng và Austin có yếu tố đó. Ngày càng có nhiều người đổ về đây mỗi tháng"

    Thung lũng Silicon đã ngự trị trong nhiều thập kỷ với tư cách là “cái nôi của công nghệ” ở xứ cờ hoa, ngôi nhà của những gã khổng lồ như Apple, Google và Facebook, theo Yahoo News

    Tuy nhiên, hào quang đó đang dần suy giảm từ sau đại dịch, do các chính sách làm việc từ xa và hàng loạt vụ sa thải lớn. Điều này đã thúc đẩy quyết định ra đi của hàng trăm nghìn nhân viên và dọn đường cho việc đầu tư vào những trung tâm công nghệ khác trên khắp nước Mỹ, đặc biệt là Austin và Miami

    Các thành phố công nghệ mọc lên

    Theo dữ liệu từ PitchBook, Thung lũng Silicon vẫn xếp hạng đầu tiên vào năm 2022 về đầu tư vốn mạo hiểm và số lượng giao dịch

    Nhưng số tiền tài trợ cho các công ty ở Miami đã tăng gần gấp 4 lần trong 3 năm qua, đạt tổng cộng 5,39 tỷ USD

    Các khoản “rót vốn” của Austin cũng nâng lên 77% (khoảng 4,95 tỷ USD) với số lượng giao dịch tăng 23%

    Dữ liệu này cho thấy New York, Seattle, Philadelphia, Chicago, Denver và Houston cũng ghi nhận chiều hướng tương tự

    Nhưng những khu vực này vẫn còn nhạt nhòa so với “vùng đất danh tiếng của giới công nghệ thông tin”, nơi đã thu hút 74,9 tỷ USD đầu tư và 3.206 giao dịch vào năm 2022

    Thung lũng Silicon cũng là ngôi nhà của 86% startup, tăng từ 53% (năm 2022), được tài trợ bởi công ty tăng tốc khởi nghiệp nổi tiếng Y Combinator

    Nhưng tỷ lệ trong tổng giá trị đầu tư vốn mạo hiểm đã ở mức thấp nhất kể từ năm 2012. Gần 250.000 người đã rời khỏi “thánh địa công nghệ” trong đại dịch, theo dữ liệu điều tra dân số từ đầu tháng 4/2020 đến đầu tháng 7/2022

    [​IMG]
    Những cơn "địa chấn" đánh vào Thung lũng Silicon khiến nơi này đang dần giảm nhiệt

    “Không còn nghi ngờ gì nữa, vị thế trung tâm của Thung lũng Silicon đã bị lung lay khi hứng chịu một số đòn giáng mạnh”, Mark Muro, thành viên cấp cao tại Viện Brookings, nói

    Miami và Austin đều đang hưởng lợi từ những quy định ít hạn chế hơn trong đại dịch Covid-19

    Tiền điện tử và Web3 - một thuật ngữ rộng cho thế hệ tiếp theo của Internet sẽ mang lại cho mọi người nhiều quyền kiểm soát và sở hữu hơn - là động lực chính cho sự phát triển của đô thị ở Florida

    Ngoài ra, Kyle Stanford, nhà phân tích đầu tư mạo hiểm hàng đầu tại PitchBook, nhận định Seattle ngày càng phất lên nhờ có Amazon và Microsoft ở sân sau, thu hút nhiều doanh nghiệp và cả công nghệ sinh học

    “Việc phân phối lại nguồn tài trợ chắc chắn đã bắt đầu. Cuộc tháo chạy của các startup và sự xuất hiện của công việc từ xa là chất xúc tác cho tốc độ tăng trưởng ở những thị trường nhỏ hơn”, Stanford nhận xét

    Cơ hội mới

    Brianne Kimmel, người sáng lập công ty đầu tư Worklife Ventures, nhận thấy tình hình thay đổi ở Thung lũng Silicon khi nhiều nhân viên công nghệ rời khỏi San Francisco để đến Austin hoặc Seattle

    “Điều đó thực sự đã tạo ra cơ hội cho hacker trẻ tuổi, có chuyên môn kỹ thuật đến từ San Francisco. Nó mang lại cho thành phố một cá tính đã mất đi trong nhiều năm trước”, Kimmel chia sẻ

    Cô dẫn chứng về Cerebral Valley (tạm dịch: Thung lũng trí tuệ), nằm trong khu phố Hayes Valley, nơi thu hút cộng đồng khởi nghiệp với giấc mộng tạo nên một khu vực tập trung vào AI

    Kimmel so sánh cảm giác này với Thung lũng Silicon trong những ngày đầu của Internet, khi mọi người tụm lại để làm việc trong nhà để xe. Cô hy vọng sự phát triển của AI sẽ không chỉ mang đến động lực thúc đẩy năng suất mà còn tạo ra các khu vực đổi mới trên khắp nước Mỹ

    Tuy nhiên, các nhân viên công nghệ mong muốn trải nghiệm tinh thần khởi nghiệp vẫn đổ xô đến Thung lũng Silicon

    Nhưng không giống như trước đây, nhiều công ty mới thành lập đang mọc lên ở những nơi khác, chẳng hạn như Seattle (phía tây tiểu bang Washington), nơi sản sinh ra các doanh nghiệp chú trọng vào cơ sở hạ tầng đám mây và công cụ dành cho nhà phát triển

    [​IMG]
    Giới công nghệ đang tìm những khu vực khác phù hợp hơn để phát triển về lâu dài

    New York, nơi từng là mảnh đất màu mỡ cho AI, cũng được nhận được được sự quan tâm lớn

    “5 năm trước, 90% công ty được mở ra ở San Francisco. Bây giờ nó dường như giảm xuống còn 70%”, Bryan Offutt, đối tác tại Index Ventures, cho hay

    Atli Thorkelsson, phó chủ tịch mạng lưới tài năng tại Redpoint Ventures, cho rằng Austin, thủ phủ của tiểu bang Texas, đã phát triển như một trung tâm tiếp thị, bán hàng và xây dựng nhóm khách cho các doanh nghiệp

    Còn “quả táo lớn” thì tận dụng nguồn lực hỗn hợp từ những người trong lĩnh vực công nghệ tài chính, công nghệ y tế và kỹ thuật bảo hiểm

    Nhiều người thuộc thế hệ “công dân tech” tiếp theo vẫn muốn đến Thung lũng Silicon để tìm cách xây dựng công ty và tiếp cận nguồn tài trợ. Điều đó phụ thuộc vào tham vọng của từng cá nhân

    Đối với Kai Koerber, sinh viên năm cuối chuyên ngành khoa học dữ liệu tại Đại học California (Berkeley) và là nhà sáng lập startup Koer AI, Thung lũng Silicon vẫn là nơi anh muốn xây dựng công ty của mình

    Tuy nhiên, trong vài năm sau khi hoàn thành một số công việc cơ bản, chàng trai 22 tuổi hy vọng cùng các đồng nghiệp Gen Z chuyển đến New York
     
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nghiên cứu chính sách thử nghiệm thu hút tập đoàn công nghệ số hàng đầu thế giới
    Nghiên cứu, đề xuất khung chính sách thử nghiệm và giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ số (techfirm) hàng đầu thế giới vào Việt Nam

    [​IMG]
    Có chính sách thu hút đầu tư các tập đoàn công nghệ số hàng đầu thế giới

    Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị số 14 về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài (FDI) trong giai đoạn mới

    Chỉ thị đánh giá việc thu hút FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

    Thu hút tập đoàn công nghệ, hình thành khu công nghệ thông tin tập trung

    Tuy vậy, cạnh tranh giữa các nước trong thu hút đầu tư nước ngoài thời kỳ hậu COVID-19 ngày càng gay gắt; vấn đề áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024, xu hướng đẩy mạnh điều chỉnh chuỗi cung ứng... đang tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động này tại Việt Nam

    Trong khi đó, công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài còn có bất cập, có nơi còn biểu hiện cục bộ, chưa chú trọng tiêu chí về công nghệ, môi trường, lao động. Môi trường kinh doanh chưa có ưu việt đáng kể, mặt bằng sạch còn thiếu và chi phí bị đẩy lên cao, nguồn lao động đã qua đào tạo còn yếu và thiếu. Sự liên kết với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế

    Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu bộ ngành, địa phương đẩy nhanh việc tổ chức lập, thẩm định quy hoạch để tạo không gian phát triển. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm trong quản lý, kiên quyết cắt bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, làm tăng chi phí tuân thủ

    Đáng chú ý, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất khung chính sách thử nghiệm và giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ số (techfirm) hàng đầu thế giới vào Việt Nam

    Nghiên cứu cơ chế khu công nghệ thông tin tập trung nhằm hình thành các khu đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới vào đầu tư, nghiên cứu và phát triển

    Xây dựng hoặc đề xuất ban hành cơ chế khuyến khích cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam nghiên cứu và phát triển các phần mềm lõi, công nghệ nguồn. Phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin như phủ sóng mạng 5G, mạng lưới Internet cáp quang băng thông rộng tốc độ cao, siêu cao tới các khu công nghiệp, hạ tầng cáp quang Gigabit kết nối giữa các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước…

    Nghiên cứu xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm

    Các bộ ngành liên quan cũng được giao báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn làm nhà cung ứng cho các doanh nghiệp FDI. Xây dựng giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế, không trái với cam kết và đảm bảo bình đẳng

    Để phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chính sách, giải pháp đào tạo, đào tạo lại, ưu tiên ngành nghề công nghệ mới, thúc đẩy hợp tác công tư, chuyển đổi số. Khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động, có giải pháp sử dụng nhân tài người Việt Nam tại nước ngoài. Đào tạo theo đơn đặt hàng các tập đoàn lớn

    Sửa đổi quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo hướng đơn giản hóa thủ tục. Không tiếp nhận các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu cơ chế về chuyển giao công nghệ

    Bộ Tài chính sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, sửa đổi quy định ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho các chuyên gia nước ngoài, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, nhân lực chất lượng cao...
     
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Hà Nội kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc
    Bí thư Thành ủy Hà Nội kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ, với thế mạnh của về công nghiệp dược, đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc bởi nhu cầu của Việt Nam về lĩnh vực này đang rất được quan tâm

    Chiều 4/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya thăm và làm việc với Thành ủy Hà Nội

    Tại buổi tiếp, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và Đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ, một cường quốc đang phát triển mạnh mẽ, có vai trò, vị thế cao ở khu vực và trên thế giới

    Trên nền tảng quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, hợp tác cấp địa phương giữa thành phố Hà Nội với Ấn Độ cũng được củng cố, tăng cường trên các lĩnh vực cụ thể, như thành phố Hà Nội và Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, tổ chức thành công sự kiện Ngày Yoga quốc tế hàng năm tại Hà Nội từ 2015-2023, thu hút ngày càng đông đảo sự tham gia và ủng hộ của người dân Thủ đô

    Các hoạt động giao lưu nhân dân với Ấn Độ cũng được đẩy mạnh và tăng cường trong những năm gần đây. Lượng khách Ấn Độ đến Việt Nam trong năm 2022, đứng thứ 3 các thị trường khách quốc tế đến Hà Nội

    “Về lĩnh vực đầu tư, vốn đầu tư của doanh nghiệp của Ấn độ vào Hà Nội từ năm 1986 đến nay còn rất hạn chế, hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của hai bên. Tới đây, Hà Nội tiếp nhận Khu công nghệ cao Hòa Lạc từ Bộ Khoa học Công nghệ chuyển về Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Với thế mạnh của doanh nghiệp Ấn Độ về công nghiệp dược, Hà Nội kêu gọi Ấn Độ đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Hiện nay, nhu cầu của Việt Nam về lĩnh vực này đang rất được quan tâm,” Bí thư Thành ủy Hà Nội gợi mở

    Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, thành phố Hà Nội mong muốn đón thêm luồng đầu tư mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong các lĩnh vực thuộc thế mạnh của Ấn Độ như công nghệ chế biến, chế tạo; công nghệ thông tin và truyền thông; năng lượng; nông nghiệp công nghệ cao; đổi mới sáng tạo và phát triển cơ sở hạ tầng...

    Bên cạnh thúc đẩy về đầu tư, Hà Nội cũng mong muốn đẩy mạnh và mở rộng hợp tác với Ấn Độ trong một số lĩnh vực như hình thành dự án kết nối các điểm di tích, lịch sử, văn hóa giữa Thủ đô hoặc thành phố của hai nước, nhằm góp phần quảng bá văn hóa và du lịch của hai bên, nghiên cứu, thúc đẩy triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao giữa Hà Nội với Ấn Độ như trao đổi đoàn biểu diễn nghệ thuật, vận động viên thi đấu thể thao; nghiên cứu, thúc đẩy tăng cường hợp tác trong việc trao đổi các đoàn cán bộ, chuyên gia nhằm chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, bảo tồn và phục chế, trùng tu các di tích văn hóa, lịch sử, công tác khảo cổ, công tác quản lý và tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trên cơ sở hợp tác trao đổi đoàn doanh nghiệp Hà Nội với Ấn Độ để tìm hiểu nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, tìm kiếm đối tác

    Trong thời gian tới, Hà Nội mong muốn tiếp tục thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ, cũng như giữa hai Thủ đô Hà Nội và New Delhi lên tầm cao mới

    Tại buổi tiếp, Đại sứ Ấn Độ Sandeep Arya chia sẻ cảm nhận sự năng động và nỗ lực vô cùng hiệu quả của chính quyền Trung ương cũng như thành phố Hà Nội trong việc thực hiện các mục tiêu, khẳng định vai trò ngày càng lớn của Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn ở khía cạnh văn hóa, giáo dục và kinh tế

    Ngài Đại sứ cho biết thông qua chia sẻ của Bí thư Thành ủy Hà Nội và giao lưu học hỏi với các lãnh đạo Việt Nam cho thấy, Việt Nam và Ấn Độ cần phải nỗ lực hơn nữa thúc đẩy hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước

    Đại sứ Arya bày tỏ mong muốn của Chính phủ Ấn Độ trong việc mở rộng tìm kiếm cơ hội mới phát triển, thúc đẩy hợp tác kinh doanh, đầu tư, thương mại với Việt Nam, đặc biệt là trong những lĩnh vực hai bên có năng lực và nhu cầu, điển hình là công nghệ cao, năng lượng, nông nghiệp, dược phẩm

    Đề cập đến sự gắn kết lâu đời về văn hóa giữa hai nước, Ngài Đại sứ cho biết cộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ tại Hà Nội đang ngày càng mở rộng. Điều này cho thấy sự hài lòng của người Ấn Độ đối với điều kiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội, là cơ sở để tiếp tục thu hút ngày càng nhiều du khách Ấn Độ đến với thành phố

    Đại sứ Arya mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ thành phố trong việc tổ chức các sự kiện trao đổi văn hóa, bao gồm chiếu phim, giao lưu nhân dân. Điều này sẽ là nền tảng vững chắc để thúc đẩy quan hệ song phương, với Hà Nội đóng vai trò trung tâm

    Đồng tình với các đề xuất của Ngài Đại sứ, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết thành phố sẽ ưu tiên các lĩnh vực hợp tác mà hai bên có tiềm năng và nhu cầu, qua đó thúc đẩy, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ, cũng như giữa hai thủ đô Hà Nội và New Delhi lên tầm cao mới

    Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng hy vọng Ngài Đại sứ sẽ tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và Chính phủ hai nước, tạo điều kiện thuận lợi để hai bên tăng cường giao lưu và xúc tiến hợp tác
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/3/24
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Apple đặt nguồn lực phát triển mẫu iPad mới tại Việt Nam
    Các nguồn tin của báo Nikkei Asia cho biết Apple đang chuyển dịch các nguồn lực cho việc phát triển mẫu iPad mới đến Việt Nam

    [​IMG]
    Một mẫu iPad của Apple được trưng bày tại cửa hàng ở thành phố New York, Mỹ tháng 3-2022

    Ngày 8-12, báo Nikkei Asia dẫn nguồn thạo tin cho biết Apple lần đầu tiên phân bổ các nguồn lực cho việc phát triển sản phẩm iPad tại Việt Nam

    Theo đó, Apple đang làm việc với BYD (Trung Quốc) - một bên gia công chủ lực sản phẩm iPad - nhằm chuyển các nguồn lực cho quá trình phát triển sản phẩm mới (NPI) qua Việt Nam

    Quá trình NPI là sự hợp tác giữa một công ty công nghệ (như Apple) cùng một số nhà cung cấp về thiết kế và phát triển sản phẩm, nhằm đảm bảo bản thiết kế của sản phẩm mới có tính khả thi

    NPI yêu cầu nguồn lực đáng kể từ cả công ty công nghệ và các nhà cung cấp, như đội ngũ kỹ sư và đầu tư vào phòng thí nghiệm cho việc thử nghiệm các tính năng và chức năng mới của sản phẩm

    Theo Nikkei, đây là lần đầu tiên Apple chuyển các nguồn lực NPI cho một sản phẩm cốt lõi như iPad về Việt Nam

    Nguồn tin cho biết quá trình xác minh kỹ thuật để sản xuất thử nghiệm mẫu iPad mới sẽ bắt đầu vào giữa tháng 2-2024. Mẫu iPad này sẽ có mặt trên thị trường vào nửa cuối năm 2024

    Trước đó vào năm 2022, BYD cũng là bên giúp Apple chuyển dây chuyền lắp ráp iPad về Việt Nam lần đầu tiên

    Hầu hết quá trình NPI của Apple được thực hiện tại Trung Quốc, trong sự tham gia của các kỹ sư ở thành phố Cupertino, bang California, Mỹ (trụ sở của Apple), nhằm tận dụng lợi thế sản xuất phần cứng trong hàng chục năm qua của quốc gia này

    Tuy nhiên, các căng thẳng địa chính trị gần đây đã khiến Apple phải xem xét lại hướng tiếp cận và chuyển hướng một số quy trình NPI của iPhone qua các quốc gia khác như Ấn Độ

    Dữ liệu từ IDC cho thấy Apple là nhà sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới, với thị phần 36,6% trong ba quý đầu năm 2023. Theo Counterpoint Research, chỉ có khoảng 10% tổng số iPad của Apple được sản xuất tại Việt Nam trong năm nay, việc sản xuất phần lớn vẫn ở Trung Quốc

    Tuy nhiên, theo nhận định của báo Nikkei, Việt Nam nổi lên như một trung tâm gia công công nghệ quan trọng nhất của Apple ngoài Trung Quốc

    Hãng này đã yêu cầu nhiều nhà cung cấp xây dựng khả năng sản xuất mới cho gần như mọi sản phẩm tại Việt Nam, từ AirPod, MacBook, đến đồng hồ thông minh Apple Watch và iPad - chỉ trừ iPhone

    Các chuyên gia trong ngành nhận định việc Apple đặt các nguồn lực NPI ở một số nước bên ngoài Trung Quốc đồng nghĩa với việc các khu vực này sẽ sớm trở thành các trung tâm sản xuất thay thế

    Ivan Lam, nhà phân tích công nghệ tại Counterpoint Research, cho biết: "Việt Nam luôn có vai trò quan trọng và chiến lược trong sản xuất, đóng vai trò là một trung tâm sản xuất và có khả năng trở thành một trong những trung tâm sản xuất toàn cầu tiếp theo"

    "Bản đồ chuỗi cung ứng gần đây của Apple đã cho thấy khả năng của các cơ sở tại Việt Nam trong việc sản xuất iPad và mở rộng quy mô sản xuất", ông Lam nói

    "Với điều kiện sản xuất hoàn thiện và mức độ khó khăn trong việc sản xuất iPad hiện nay đã giảm bớt, bao gồm việc mô đun hóa và NPI trong bối cảnh nội địa Việt Nam, chỉ là vấn đề thời gian để điều này có thể trở thành hiện thực. Tuy nhiên, Việt Nam ban đầu sẽ ưu tiên sản xuất các sản phẩm không ở phân khúc cao cấp", ông Lam nói thêm

    Bryan Ma, phó chủ tịch bộ nghiên cứu thiết bị khách hàng của IDC, cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi từ nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của ngành thiết bị công nghệ, không chỉ với các sản phẩm máy tính bảng mà còn cả máy tính cá nhân

    "Việc toàn bộ hệ sinh thái dịch chuyển cùng các bên lắp ráp là điều quan trọng, đặc biệt đối với máy tính xách tay, thiết bị này có nhiều bộ phận riêng biệt hơn", ông Ma nói
     
  13. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thủ tướng yêu cầu Viettel, VNPT, Mobifone đi đầu nghiên cứu chip bán dẫn
    Các doanh nghiệp nhà nước như Viettel, VNPT, Mobifone.. được Thủ tướng yêu cầu phải đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu trong việc nghiên cứu công nghệ mới nổi như chip bán dẫn...

    Đây là nội dung có trong Chỉ thị số 07 về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước vừa được Thủ tướng ký ban hành

    Đi đầu trong nghiên cứu công nghệ mới nổi


    Trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của DNNN trong nền kinh tế, bảo đảm DNNN là lực lượng tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phục hồi nền kinh tế

    [​IMG]
    Thủ tướng ra chỉ thị yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
    Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), VNPT, Mobifone, Tổng công ty công nghệ - viễn thông toàn cầu (GTEL)… tiếp tục thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển và phổ cập hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số

    Các doanh nghiệp nhà nước này cũng cần phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số và nền tảng số, ứng dụng số tạo động lực phát triển kinh tế số; đồng thời đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu trong việc nghiên cứu công nghệ mới nổi (chip bán dẫn...)

    Công nghiệp bán dẫn được xem là ngành công nghiệp nền tảng và còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới. Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn và sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2024. Đây cũng là ngành được Thủ tướng Chính phủ mong muốn phát triển đột phá trong thời gian tới

    Trong những năm gần đây, một số công ty công nghệ trong nước như FPT, Viettel, VNPT… đang nỗ lực tham gia hệ sinh thái hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Thậm chí các ngành phụ trợ cũng nhìn thấy cơ hội lớn từ thị trường này

    Chủ tịch NVIDIA Jensen Huang trong chuyến công tác Việt Nam hồi cuối năm 2023 cũng tuyên bố, tập đoàn này sẽ tạo điều kiện cho các kỹ sư, học viên của Việt Nam có thể tham gia thực tập, làm việc tại NVIDIA; xây dựng vườn ươm doanh nghiệp trong ngành bán dẫn, cũng như tư vấn hình thành các doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp sản phẩm, dịch vụ; ủng hộ, phối hợp với Việt Nam trong việc tiếp cận, triển khai các dự án trong khuôn khổ Quỹ trợ cấp cho các hoạt động sản xuất và phát triển chất bán dẫn của Chính phủ Hoa Kỳ

    'Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam chưa có gì cả'


    Đánh giá về ngành chip bán dẫn của Việt Nam, GS.TS Nguyễn Quốc Sỹ, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT, cho rằng doanh số của ngành chip bán dẫn rất lớn, nhưng nhân công Việt Nam chỉ đóng góp ở phần giá trị gia tăng thấp nhất trong những khâu kiểm định, lắp ráp và đóng gói. Toàn bộ khâu sản xuất chất bán dẫn và thiết kế cán bộ người Việt Nam hầu như không được tham gia

    [​IMG]
    Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn và sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2024
    Theo ông Sỹ, Việt Nam cũng không có công nghệ lõi, công nghệ nền hay các phát minh, sáng chế làm nền tảng để có thể đi cùng với các nước trên thế giới trong lĩnh vực này

    "Tôi nhớ ngày trước khi Intel bắt đầu đầu tư vào Việt Nam họ chỉ tuyển 40 kỹ sư công nghệ bán dẫn nhưng chúng ta không đáp ứng được. Điều đó cho thấy chất lượng đào tạo của chúng ta chưa đạt yêu cầu so với thị trường lao động công nghệ cao mà thế giới đòi hỏi. Ngành công nghiệp bán dẫn của chúng ta thực ra chưa có gì cả, chúng ta có doanh số xuất khẩu, nhưng đó là nhờ Intel và Samsung", ông Sỹ nói

    Theo chuyên gia này, xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn không dễ và phải làm bài bản từ nghiên cứu cơ bản, có đầu tư lớn về trang thiết bị, về con người, phải xây dựng các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phải tự nghiên cứu ra một số sản phẩm công nghệ của riêng mình

    Về giải pháp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng trước tiên, Việt Nam phải nhanh chóng học hỏi công nghệ, tiếp thu tri thức khoa học, tiến tới làm chủ công nghệ để có thể phát triển cùng các nước

    Bên cạnh đó, Việt Nam phải sẵn sàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng đầy đủ điều kiện cung cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, cảng hàng không...

    Theo vị chuyên gia này, hiện nhiều quốc gia rất mong muốn các tập đoàn lớn như Intel đầu tư như Indonesia, Ba Lan, Malaysia. Họ có những ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành bán dẫn cả về đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng. Điều đó cho thấy, Việt Nam chưa phải lựa chọn duy nhất của họ. Do đó, cần có một cơ chế đặc biệt, thuận lợi, một hệ thống tổ chức quản lý tinh gọn, hiệu quả cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn
     
  14. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    CMC của ông Nguyễn Trung Chính muốn làm tổ hợp công nghệ 20ha tại Bắc Ninh
    Dự án tổ hợp không gian sáng tạo CMC tại Bắc Ninh (CCS Bắc Ninh) sẽ bao gồm các phân khu chức năng về công nghệ thông tin và sản xuất phần mềm; R&D, AI; hạ tầng dữ liệu, điện toán đám mây; đô thị thông minh...

    Thông tin này được ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (HoSE: CMG) cho biết tại buổi làm việc với Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn mới đây

    [​IMG]
    Buổi làm việc giữa CMC và lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh
    Theo giới thiệu, Tập đoàn Công nghệ CMC thành lập năm 1993 và hiện có hơn 4.200 nhân viên. Hoạt động kinh doanh chủ lực của CMC tập trung ở 3 khối, gồm: công nghệ và giải pháp (Technology & Solution); kinh doanh quốc tế (Global Business); dịch vụ viễn thông (Telecommunications) với 8 công ty thành viên, liên doanh, viện nghiên cứu

    Giai đoạn 2021 - 2025, CMC đặt mục tiêu trở thành công ty số toàn cầu với doanh thu 1 tỷ USD và quy mô hơn 10.000 nhân viên

    Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trung Chính mong muốn lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh quan tâm, tạo điều kiện để triển khai đầu tư dự án tổ hợp không gian sáng tạo CMC tại Bắc Ninh (CCS Bắc Ninh) với quy mô từ 20ha trở lên

    Tổ hợp này sẽ bao gồm các phân khu chức năng như phân khu về công nghệ thông tin và sản xuất phần mềm; phân khu R&D, IC design, AI, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; phân khu hạ tầng dữ liệu, điện toán đám mây, AI factory; phân khu giáo dục đào tạo; phân khu đô thị thông minh, nhà ở cho cán bộ nhân viên và chuyên gia…

    Sau khi nghe đề xuất từ phía CMC,Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đồng ý hướng tiếp cận phân khu giáo dục đào tạo là phân khu chính trong tổ hợp không gian sáng tạo CMC tại Bắc Ninh

    Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh giao Sở Xây dựng rà soát lại các quỹ đất giáo dục có quy mô diện tích từ 20ha trở lên để giới thiệu cho CMC lựa chọn đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối làm việc cụ thể với CMC về lĩnh vực chuyển đổi số trên mọi phương diện của tỉnh để phục vụ xây dựng chính quyền số

    CMC làm ăn ra sao?


    Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, doanh nghiệp này có địa chỉ tại số 11 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Chủ tịch HĐQT, kiêm người đại diện pháp luật của doanh nghiệp này là ông Nguyễn Trung Chính

    [​IMG]
    Chủ tịch HĐQT CMC Nguyễn Trung Chính
    CMC tiền thân là Trung tâm ADCOM thuộc Viện Công nghệ vi Điện tử, Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc Gia. Công ty hoạt động trong ngành công nghệ thông tin - viễn thông bao gồm các lĩnh vực IT, Telecom và E-Business

    Tại đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 7 năm ngoái, CMC đặt mục tiêu doanh thu năm 2023 với mức 10.200 tỷ đồng, tăng 22% so với 2022; thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) đạt 1.125 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2022

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 (năm niên độ 2023 - 2024, bắt đầu từ 1/4/2023 đến 31/3/2024), CMC đạt doanh thu thuần là 2.116,7 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp báo lãi sau thuế hơn 153 tỷ trong quý III/2023

    Luỹ kế 9 tháng (từ 1/4/2023 đến 31/12/2023), doanh thu của CMC đạt 5.673 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 330,4 tỷ đồng, tăng 8%

    Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của CMC đạt 7.279 tỷ đồng. Nợ phải trả của CMC là 4.005 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là nợ ngắn hạn và khoản phải trả người bán ngắn hạn

    Năm tài chính 2022, tổng doanh thu thuần hợp nhất của CMC đạt 7.663 tỷ đồng, tăng trưởng 21,8% so với cùng kì và đạt 96,5% kế hoạch năm 2022; lợi nhuận trước thuế đạt 402 tỷ đồng; tăng trưởng 9% so với cùng kỳ và đạt 109% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế thuộc về CMC đạt trên 355 tỷ đồng, tương đương 111% kế hoạch năm và tăng trưởng 12% so với năm 2021
     

Chia sẻ trang này