Philipp Roesler Thinktank

Thảo luận trong 'Cờ Vây Phúc Đức' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 15/3/19.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nguyên Phó thủ tướng Đức về Việt Nam làm việc

    [​IMG]

    Ông Philipp Roesler, một người Đức gốc Việt, đã từng đảm nhiệm vị trí Phó thủ tướng của nước Đức vừa nhận lời mời làm việc cho VinaCapital, với nhiệm vụ hỗ trợ cho các start up Việt Nam mở rộng thị trường nước ngoài

    Cụ thể, ông Philipp Roesler sẽ giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures, một chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp

    Sáng nay 15-3, tại cuộc họp của Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures, ông Philipp Roesler nói: "Tôi rất vui khi quay về Việt Nam làm việc như là một sự khởi đầu lại mọi thứ. Đặc biệt, tôi đảm nhiệm vị trí hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam kết nối với các nhà đầu tư quốc tế cũng như vươn ra thị trường nước ngoài

    Qua quá trình làm việc với nhiều start up Việt, tôi nhận thấy các bạn rất năng động, đầy sáng tạo, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những kinh nghiệm có được, tôi hy vọng giúp các start up Việt khẳng định vị trí trên bản đồ khởi nghiệp thế giới", ông Philipp Roesler cho biết

    Theo ông Don Lam, TGĐ VinaCapital việc mời ông Philipp Roesler về sẽ giúp ích rất nhiều cho Việt Nam. Vì ông có nhiều kinh nghiệm là việc từ bệnh viên, quản lý nhà nước và tư nhân cũng như giữ các vai trò độc đáo từ bác sỹ quân y, người làm chính sách, thành viên ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới và là cầu nối cho các start up Đức vời các công ty ở Thung lũng Silicon

    Cũng trong sáng nay Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures công bố 2 khoản đầu tư vào 2 start up công nghệ là UrBox chuyên về nền tảng số cho giải pháp quà tăng điện tử và Wee Digital , một công ty công nghệ tài chính sử dụng trí tuệ nhân tạo và sinh trắc học cho dịch vụ ngân hàng an toàn hơn

    Nguyên Phó thủ tướng Roesler là người Đức gốc Việt. Ông sinh năm 1973 tại Việt Nam, sau đó được một cặp vợ chồng người Đức nhận về nuôi lúc 9 tháng tuổi. Ông từng là bác sĩ phẫu thuật tim và lồng ngực

    Roesler trở thành lãnh đạo đảng Tự do Dân chủ (FDP) từng là chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử của đảng này. Ông là phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ trong chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel từ tháng 5/2011, sau khi giữ chức Bộ trưởng Y tế...

    [​IMG]
    Ông Philipp Roesler (giữa) sẽ giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Em muốn kể cho con chúng ta nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra

    [​IMG]

    Trong một đoạn phỏng vấn trên trang web cá nhân, nguyên Phó thủ tướng Đức Philipp Rosler (một người Đức gốc Việt vừa nhận lời làm việc cho VinaCapital) có nhận được một số câu hỏi và đã đưa ra những câu trả lời khá thú vị

    Phóng viên: Tại sao ông tham gia chính trị ?

    Philipp Rosler: Trước hết là tôi muốn thay đổi điều gì đó. Thứ hai, đó cũng là công việc thú vị

    Phóng viên: Đảng Dân chủ tự do (FDP) có ý nghĩa gì với ông ?

    Philipp Rosler: Tự do, trách nhiệm và khoan dung

    Phóng viên: Theo ông, đâu là tính cách mà một chính trị gia nên có ?

    Philipp Rosler: Dũng cảm và trung thực

    Phóng viên: Chính sách đối ngoại của ông ra sao ?

    Philipp Rosler: Sự thật luôn có sức mạnh hơn lời nói dối. Nó chỉ không ồn ào và lan nhanh bằng lời nói dối thôi

    Phóng viên: Đâu là điểm mạnh của ông ?

    Philipp Rosler: Tôi thích là người ra quyết định

    Phóng viên: Điều gì khiến ông không thích về bản thân ?


    Philipp Rosler: Tôi thường nói quá nhanh và hay lầm bầm nữa

    Phóng viên: Tuyên ngôn hành động của ông là gì ?

    Philipp Rosler: Một người có thể nói bất cứ điều gì mà anh ta nghĩ - miễn là anh có suy nghĩ trước khi nói

    Phóng viên: Điều mà ông không thể ưa nổi là gì ?

    Philipp Rosler: Sự ngu xuẩn

    Nguyên Phó Thủ tướng Đức về Việt Nam làm việc "Tôi về Việt Nam vì vợ tôi nói: Rồi chúng ta sẽ sinh con. Và em muốn kể cho con chúng ta nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra”

    [​IMG]

    Trước đây, ông Rosler cũng đã có lần chi sẻ với báo chí: "Tôi từng mơ mình là một hoàng tử Việt Nam bị lạc. Và có đôi lúc tôi hỏi cha tôi rằng: "Ở Việt Nam có hoàng tử không ?". Vào những năm 1980, cha tôi đã trả lời rằng Việt Nam trước đây đã từng có vương triều, nhưng bây giờ không còn nữa"

    Khi được hỏi: "Tại sao phải đợi đến năm 33 tuổi ông mới quyết định trở về Việt Nam lần đầu tiên ?", nguyên Phó thủ tướng Đức Rosler trả lời: "Tôi đi bởi vì vợ tôi đã nói với tôi: Rồi chúng ta sẽ sinh con. Và em muốn kể cho con chúng ta nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra"

    Về câu hỏi "Ông có biết gì về cha mẹ ruột của mình không ?", ông Philipp Roster trả lời: "Tôi không biết bất cứ điều gì về cha mẹ ruột của mình"

    Với câu hỏi "Ông thích nhất điều gì ở Việt Nam ?", ông Philipp Rosler đáp: "Cảnh đẹp và ẩm thực. Nếu bạn thử dùng bữa tại nhà hàng châu Á ở Đức, bạn sẽ thấy nó đã bị Đức hóa rất nhiều. Nhiều người châu Á thậm chí không đi ăn nhà hàng châu Á ở nước ngoài, vì hương vị của nó không giống ở quê nhà"

    Thái Trang
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rosler
    Hình tượng cây tre khi trở thành Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do
    Rất ít người có thể tin một cậu bé mồ côi Việt Nam lại có thể trở thành Phó Thủ tướng Đức. Nhưng đó là câu chuyện có thật của Philipp Rosler. Rời Việt Nam khi chưa đầy 1 tuổi, ký ức về nơi mình sinh ra của Philipp là “phần mà tôi không thể nhớ được…”

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trên giấy tờ, ông Philipp Rosler sinh ngày 24/2/1973, nhưng trên thực tế thì không ai rõ ngày sinh của ông. Thuở lọt lòng, ông được nuôi nấng trong một trại trẻ mồ côi ở Sóc Trăng. Ông may mắn được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi, dù họ vốn đã có hai cô con gái và rời Việt Nam khi chưa đầy 1 tuổi. Cha mẹ nuôi đặt cho ông cái tên hiện tại, và nhập quốc tịch Đức. Từ đó đến nay, Philipp Rosler luôn khẳng định: "Tôi là công dân Đức"

    Philipp đặc biệt thân thiết với cha ông – Uwe Rosler, là một sỹ quan quân đội. Năm 19 tuổi, ông gia nhập đảng Dân chủ Tự do – đại diện cho sự bao dung và quyền tự do, không chỉ về kinh tế mà còn cả xã hội và các khía cạnh khác. Thời trẻ, ông Rosler theo học trường Y. Ông đã có một thời gian dài thực tập trong quân đội – nơi cha ông làm việc. Không lâu sau, ông gia nhập Đảng Dân chủ Tự do, và làm việc với tư cách của một diễn giả

    Ban đầu, Philipp Rosler đã gặp một vài rắc rối với vẻ ngoài trông rất "Việt Nam" của mình

    Cho dù phần lớn người Đức giờ đã cởi mở hơn, tự hào rằng nước Đức giờ đã trở nên rất thân thiện với mọi dân tộc, nhưng thực tế vẫn còn những người có tư tưởng vô cùng bảo thủ. Và một người Đức có khuôn mặt châu Á sẽ luôn là thứ mà họ bàn tán. Họ lúc nào cũng hỏi ông Rosler về dòng máu châu Á của ông – hỏi nhiều đến mức thô lỗ

    Tuy nhiên, Rosler cũng không lấy gì làm quá phiền với những câu hỏi như thế. Cách ông đối mặt với mọi tình huống khó xử là không quan tâm đến chúng. Và cách làm đó đã thực sự hiệu quả. Trong chính trị, bạn chỉ thua cuộc khi bạn cho người khác thấy rằng bạn cần lòng thương hại của họ

    [​IMG]

    Rosler thích trao đổi về các vấn đề kinh tế, thuế, thương mại, năng lượng. Ông cũng luôn khẳng định, mình hoàn toàn là công dân Đức và sẽ cống hiến cho nước Đức. Rosler có lòng tự hào và niềm tin rất lớn vào nước Đức – nơi ông luôn coi là quê hương mình. Ông từng nói Đức là đất nước "tự do nhất thế giới", hay là "tuyệt nhất thế giới". Trong một chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006, ông cũng khẳng định rõ ràng rằng, ông đến với tư cách một chính trị gia người Đức, chứ không phải là một người đàn ông Việt Nam đang trở về cội nguồn

    Thời điểm trở thành Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do, Rosler ví mình với một cây tre: mạnh mẽ, nhưng dẻo dai, gặp gió lớn có thể uốn cong nhưng không bao giờ gãy. Đó thực sự là một hình ảnh ẩn dụ rất hay đối với những phẩm chất cần có của một chính trị gia. Tuy nhiên, một số người vẫn có cách để đá xéo ông, vin vào lý do: tre là một loài cây đặc trưng của châu Á

    Một trong số đó là ứng viên đảng Dân chủ Tự do Rainer Bruderle, ông này tự ví mình có phẩm chất chính trị của một loài cây khác: cây sồi – biểu trưng của nước Đức. Tuy nhiên, các nhà phê bình đánh giá không cao hành động có phần "trẻ con" này của Bruderle, và cả tư tưởng phân biệt của ông ta. Không lâu sau đó, ông này đã vướng vào một bê bối lớn về phân biệt giới tính

    [​IMG]

    Mãi đến năm 2006, khi đã 33 tuổi, Philipp Rosler mới lần đầu tiên quay lại Việt Nam. Về lý do, ông cho biết: "Tôi về Việt Nam vì vợ tôi nói: Rồi chúng ta sẽ sinh con. Và em muốn kể cho con chúng ta nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra"

    Sau đó Philipp quay trở lại Đức và thăng tiến rất nhanh trên con đường chính trị. Năm 2009, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế. Năm 2010, ông tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế và Công nghệ. Ông trở thành Phó Thủ tướng của bà Angela Merkel kiêm chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do năm 2011

    Lần thứ hai quay lại nơi mình đã sinh ra, Philipp đã ở tuổi 44. Lúc bấy giờ, ông đã chuyển hướng từ hoạt động chính trị sang vai trò mới - trở thành Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới

    [​IMG]

    Ngay trong chuyến công tác tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, ông Philipp Rosler đã có lời khen ngợi và bày tỏ sự hứng thú với phong trào khởi nghiệp ở giới trẻ Việt Nam. Ông nhấn mạnh: "Các bạn có biết tài sản nào được coi là tài sản lớn nhất của Việt Nam không? Đó chắc chắn không phải là dầu khí, cũng không phải là công nghệ, và thậm chí càng không phải là cơ sở hạ tầng. Đó phải là chính con người Việt Nam, mà cụ thể là lớp trẻ Việt Nam"

    Để phát huy tối đa tiềm năng của giới trẻ, ông Philipp Rosler cũng gợi ý: "Nhưng để sử dụng và phát huy được tiềm năng đó thì các bạn nên giáo dục những người trẻ, phải đào tạo họ, đặc biệt là cần nhiều nỗ lực hơn trong hướng nghiệp và đào tạo nghề. Sau đó Việt Nam cần phải tạo môi trường kinh doanh cho họ, mang lại cho họ cơ hội khởi nghiệp, đánh thức tiềm năng doanh nhân của họ. Đó sẽ là điều tốt cho thế hệ tương lai của các bạn và cho toàn bộ xã hội, toàn bộ đất nước Việt Nam

    [​IMG]

    Hãy tập trung vào các cơ hội hơn là các vấn đề. Nếu Việt Nam muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì nên chuẩn bị để có các thể chế tốt, chính sách tốt, và thúc đẩy khu vực tư nhân nhiều hơn. Tôi thấy rằng Việt Nam đang đi đúng chiến lược này và điều đó có nghĩa là các bạn đã chuẩn bị cho tương lai. Tất nhiên, khi triển khai cụ thể thì Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm nhưng hướng đi như vậy là đúng đắn và làm chúng tôi rất lạc quan"

    Sáng 15/3/2019, VinaCapital chính thức tuyên bố mời được ông Philipp Rosler về làm việc cho Việt Nam. Nguyên Phó thủ tướng Đức sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures, một quỹ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp

    Trong buổi họp với Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures vào ngày trở lại, ông Philipp Roesler nói: "Tôi rất vui khi quay về Việt Nam làm việc như là một sự khởi đầu lại mọi thứ. Đặc biệt, tôi đảm nhiệm vị trí hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam kết nối với các nhà đầu tư quốc tế cũng như vươn ra thị trường nước ngoài"

    Nguyễn Thái Quỳnh Trang
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nhân tài quôc tế đến Vietnam xây dựng sự nghiệp

    [​IMG]

    - Việt Nam là một nền kinh tế thu hút ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài đến để tìm kiếm thử thách và phát triển sự nghiệp

    Sự kiện nguyên phó thủ tướng Đức về Việt Nam (VN) làm việc cho thấy nền kinh tế VN đã có sức hấp dẫn, thu hút được người tài. Mặt khác, điều này còn có thể tạo cú hích lớn cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp (DN) Việt và vươn tầm quốc tế nhờ vào kết nối đến các mối quan hệ của chuyên gia nước ngoài

    Trải thảm đỏ mời chuyên gia nước ngoài


    Ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, cho biết cách đây hai năm, tại một hội thảo do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức, ông đã gặp và nói chuyện với ông Philipp Roesler, người Đức gốc Việt, từng đảm nhiệm vị trí phó thủ tướng Đức. Mất một thời gian trao đổi khá lâu và đưa ra nhiều định hướng cho phát triển chiến lược của quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures, ông Philipp Roesler chấp nhận lời đề nghị về VN giữ vị trí chủ tịch hội đồng cố vấn của quỹ này


    Sự có mặt của cựu phó thủ tướng Đức đang được kỳ vọng đem lại nhiều sức bật cho các DN VN. Lý do là quỹ này chuyên đầu tư, hỗ trợ cho các start up VN lớn mạnh và phát triển ra thị trường nước ngoài

    Theo ông Don Lam, việc mời ông Philipp Roesler về sẽ giúp ích rất nhiều cho VN. Vì ông có nhiều kinh nghiệm làm việc từ bệnh viện, quản lý nhà nước và tư nhân cũng như giữ các vai trò từ bác sĩ quân y, người làm chính sách, thành viên ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới… và là cầu nối cho các start up Đức với các công ty ở Thung lũng Silicon

    “Tôi rất vui khi quay về VN làm việc như là một sự khởi đầu lại mọi thứ. Đặc biệt, tôi đảm nhiệm vị trí hỗ trợ các DN khởi nghiệp VN kết nối với các nhà đầu tư quốc tế cũng như vươn ra thị trường nước ngoài. Qua quá trình làm việc với nhiều start up Việt, tôi nhận thấy các bạn rất năng động, đầy sáng tạo, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những kinh nghiệm có được, tôi hy vọng giúp các start up Việt khẳng định vị trí trên bản đồ khởi nghiệp thế giới” - ông Philipp Roesler cho biết


    Nếu như VinaCapital tìm kiếm một chuyên gia nước ngoài với vai trò cố vấn thì câu chuyện sản xuất xe hơi của VinFast đạt được thành công bước đầu nhờ mời đúng người có khả năng hỗ trợ và kết nối được với đại gia trong ngành xe hơi. Đó là ông Võ Quang Huệ, người phụ trách dự án sản xuất ô tô và xe máy VinFast, một chuyên gia người Việt sống tại Đức từng hàng chục năm làm việc cho hãng xe BMW, sau đó là tổng giám đốc Công ty Bosch (Đức) tại VN

    Ông Huệ cho biết quyết định nhận lời về VinFast vì ông đam mê xe hơi, nhất là mong muốn đóng góp các kiến thức đã thu thập được trong thời kỳ làm cho BMW để tạo ra một thương hiệu xe hơi VN

    Nhờ vào mối quan hệ và uy tín, chính ông Huệ đã giúp Vingroup kết nối với BMW giúp hỗ trợ phát triển thương hiệu xe hơi VN. Ông Huệ kể: “Khi đến gặp BMW, họ chỉ biết tôi với tư cách từng là một chuyên gia xe hơi của hãng cũng như là tổng giám đốc của Bosch mà chưa từng nghe nói đến Vingroup. Nhưng khi nghe tôi trình bày những kế hoạch đầy tham vọng về chiếc xe hơi “made in Viet Nam” của ông Vượng (ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup), họ thích thú và đồng ý hỗ trợ. VinFast trở thành công ty duy nhất toàn cầu được BMW cho sản xuất tại VN”

    [​IMG]
    Ông Philipp Roesler người Đức gốc Việt, từng đảm nhiệm vị trí phó thủ tướng Đức, vừa nhận lời mời làm việc cho VinaCapital với nhiệm vụ hỗ trợ các start up Việt Nam mở rộng thị trường nước ngoài

    Nhiều tiền thôi chưa đủ


    Trong một khảo sát mới đây của Ngân hàng HSBC cho biết năm 2018, VN đã tăng thứ hạng từ vị trí 23 lên 19 với tư cách là một đất nước mà người nước ngoài mong muốn sống và làm việc. Chuyên gia nước ngoài tại VN tiết lộ mức lương trung bình hằng năm mà họ kiếm được khoảng 90.408 USD, trong đó 31% số người được khảo sát cho biết thu nhập của họ tăng từ 25% trở lên mỗi năm

    Tuy vậy, bà Nguyễn Phi Vân, chuyên gia kinh tế, người đã kết nối các start up Việt với nhiều tổ chức đầu tư quốc tế và đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài, cho biết: Để kéo một chuyên gia nước ngoài về làm việc không đơn thuần là lương mà còn nằm ở mục tiêu của DN đó phù hợp với những người có tâm về phát triển xã hội và cộng đồng, nhất là những gì liên quan đến sự phát triển quê hương, đất nước

    Theo bà Vân, để thu hút và tận dụng chất xám của chuyên gia nước ngoài vào làm việc cho DN cần phải có định hướng, định vị chiến lược và nêu cụ thể mục tiêu để các chuyên gia này nhận biết người đứng đầu có tầm nhìn và mục tiêu như thế nào. Từ đó để họ xem xét sử dụng các nguồn lực ra sao rồi mới quyết định nhận việc hay không

    “Các chuyên gia nước ngoài luôn đòi hỏi sự minh bạch. Do đó DN phải nói cho họ biết hiện trạng, những trở ngại, thử thách để họ có thể đưa ra kế hoạch chiến lược phù hợp nhất mà không mất thời gian đi lòng vòng và làm những chuyện không đúng thực tế. Ngoài ra cần tạo điều kiện làm việc phù hợp để bổ trợ cho khả năng của họ nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch đặt ra, nếu không họ sẽ không cộng tác” - bà Vân nói

    Ông Sabbir Ahmed, Giám đốc toàn quốc khối dịch vụ tài chính cá nhân và quản lý tài sản Ngân hàng HSBC VN, nhận xét: “VN vẫn là một nền kinh tế thu hút ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài đến để tìm kiếm thử thách và phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, một đời sống chuyên gia nước ngoài toàn diện còn liên quan việc họ trải nghiệm các phương diện văn hóa và xã hội tại đất nước chủ nhà, cũng như làm thế nào đất nước đó mang lại cho bản thân họ và gia đình sự thuận tiện và chất lượng sống

    Vietnam có sức hấp dẫn riêng


    Theo Ngân hàng HSBC, mức lương dành cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại VN dù không quá cao so với nhiều quốc gia khác nhưng VN vẫn có một sức hấp dẫn riêng

    Ví dụ, VN đứng đầu thế giới với gần 3/4 (72%) chuyên gia cho biết việc chuyển đến VN giúp họ tiết kiệm nhiều hơn. Khoảng 72% người cũng nói rằng họ có thu nhập khả dụng cao hơn nhiều so với khi làm việc ở quê nhà

    47% chuyên gia nước ngoài đồng ý rằng VN là điểm đến thích hợp để phát triển nghề nghiệp

    Làm việc tại VN, theo các chuyên gia nước ngoài cũng ít căng thẳng hơn so với ở quê nhà khi gần 40% nói họ cảm thấy rất vui vẻ khi làm việc ở VN

    Đáng chú ý, 92% người nước ngoài ở VN nói họ thấy vui hoặc vui hơn khi làm việc tại VN so với tại quê hương

    Phương Minh
     

Chia sẻ trang này