NinhBinh ThinkTank

Thảo luận trong 'Vietnam ThinkTank' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 4/3/24.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    LPBank hợp tác HAGL Group phát triển nông nghiệp xanh
    LPBank và HAGL Group vừa ký kết hợp đồng tài trợ 5.000 tỷ đồng, ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp xanh vào ngày 4/3

    Cụ thể, giai đoạn một, LPBank sẽ giải ngân 3.000 tỷ đồng nhằm đẩy mạnh đầu tư trồng mới, chăm sóc và phát triển 3 sản phẩm chủ lực gồm: chuối, sầu riêng và chăn nuôi heo. Đồng thời, ngân hàng sẽ cử đại diện tham gia hội đồng quản trị HAGL Group để trực tiếp hỗ trợ, tư vấn, nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của công ty

    [​IMG]
    Đại diện lãnh đạo hai đơn vị thực hiện nghi thức ký kết hợp tác
    Với nguồn vốn hỗ trợ này, HAGL Group đặt mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới: tăng diện tích sầu riêng lên 2.000 ha và chuối lên 9.000 ha trong năm 2024. Năm 2025, tập đoàn tiếp tục đầu tư để tăng thêm diện tích sầu riêng lên 3.000 ha và hơn 10.000 ha chuối, dự kiến năm 2026, diện tích trồng chuối, sầu riêng và những cây có giá trị kinh tế khác lên 25.000 ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia

    Song song phát triển mảng sầu riêng - cây ăn quả, HAGL Group sẽ tiếp tục mở rộng quỹ đất sạch, ưu tiên đầu tư cải thiện hạ tầng, nhà máy đóng gói, bao bì... theo hướng ứng dụng công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp

    Với lợi thế trong mảng nông nghiệp là diện tích đất lớn, HAGL Group có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển nông trại quy mô lớn nối liền. Ngoài ra, đất ở vùng cao Gia Lai và Lào, với khí hậu thổ nhưỡng tốt giúp sản phẩm trái cây của HAGL Group có hương vị thơm ngon và khả năng trồng trái mùa cho năng suất cao. Trái sầu riêng cho mức sinh lời tốt, được các khách hàng châu Á yêu thích, trong khi đó các nước châu Âu, Mỹ cũng bắt đầu nhập khẩu

    "Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn, song hiện chỉ có 5% dân số tiêu thụ do giá thành quá cao vì hiện giá sầu riêng tại quốc gia này khoảng 500.000 đồng một kg. Như vậy, tiềm năng thị trường tiêu thụ sầu riêng tại Trung Quốc còn rất lớn", lãnh đạo HAGL Group dự báo

    [​IMG]
    Gói vay 5.000 tỷ đồng không chỉ giúp HAGL Group mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững mà còn giúp LPBank thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng xanh

    Ông Hồ Nam Tiến - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc LPBank khẳng định sự hợp tác giữa hai bên sẽ giúp nguồn vốn xanh chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững trong nông nghiệp. Đồng thời với thế mạnh riêng có, hai bên cùng nhau tìm kiếm các giải pháp kinh doanh vượt trội, tạo ra giá trị liên kết lâu dài, mang lại những sản phẩm tốt nhất cho cộng đồng

    Gói vay 5.000 tỷ đồng giúp HAGL Group mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững. Đồng thời hợp tác này giúp LPBank thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng xanh, tăng nguồn lực nhờ việc khai thác và bán chéo các sản phẩm của ngân hàng thông qua hoạt động bán cây giống, sản xuất và phân bổ các sản phẩm từ cây ăn quả, thịt heo ra thị trường, đồng thời là cầu nối thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trái sầu riêng... mang lại nguồn ngoại tệ lớn

    Chủ động và sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, LPBank cũng xây dựng các quy chuẩn đánh giá và giám sát hiệu quả sản phẩm. Qua đó, ngân hàng nhân rộng mô hình để bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Điều này đúng với chiến lược phát triển ngành ngân hàng gắn với nhiệm vụ phát triển tín dụng xanh - ngân hàng xanh của Ngân hàng Nhà nước đề ra

    Trước đó, trong 3 ngày 18-20/11/2023, ban lãnh đạo LPBank do ông Hồ Nam Tiến làm trưởng đoàn đã đến thăm các dự án đầu tư tại Việt Nam, Lào, Campuchia của Tập đoàn HAGL. Sau chuyến tham quan này, LPBank và Công ty chứng khoán LPBS quyết định đầu tư vào HAGL Group thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ huy động 1.300 tỷ đồng
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ninh Bình sẽ là trung tâm công nghiệp cơ khí ôtô hiện đại hàng đầu đất nước
    Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển Ninh Bình là một trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại hàng đầu đất nước; đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo và là một trong 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

    [​IMG]
    Một góc TP Ninh Bình. Ảnh: Báo Ninh Bình
    Phấn đấu là một trong 10 tỉnh, thành phố có thu nhập cao nhất cả nước

    Ngày 4.3, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 218/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Về mục tiêu, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, động lực để đưa tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững. Đến năm 2030 là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo

    Phát triển Ninh Bình là một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á; một trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại hàng đầu đất nước; cơ bản hình thành đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    Chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 9,2%

    GRDP bình quân đầu người khoảng 200 triệu đồng. Phấn đấu là một trong 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

    Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Nông - lâm - thuỷ sản 5,3%; công nghiệp - xây dựng 45,3%; dịch vụ 38,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 11,1%

    Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) đạt dưới 2%

    Đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương; một trung tâm hàng đầu đất nước về công nghiệp cơ khí giao thông hiện đại; một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các tỉnh phía Nam Vùng đồng bằng sông Hồng

    Về các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển, phát triển công nghiệp cơ khí ô tô, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường là động lực cho tăng trưởng. Phát triển du lịch, công nghiệp văn hóa là mũi nhọn gắn với những sản phẩm và dịch vụ cao cấp, đặc sắc, có giá trị thương hiệu cao

    Phát triển toàn diện văn hóa - xã hội; coi trọng văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người vùng đất cố đô. Tập trung bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy di sản Cố đô Hoa Lư và Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An

    Tập trung phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn trở thành động lực, không gian và cực tăng trưởng mới của tỉnh

    Tập trung và ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí sản xuất lắp ráp ô tô; công nghiệp điện tử; công nghiệp vật liệu mới

    Phát triển 4 nhóm sản phẩm du lịch chính

    Với ngành dịch vụ, trong đó, về du lịch, xây dựng và phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình là ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu và hình ảnh riêng gắn với tiềm năng, giá trị Cố đô Hoa Lư và Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An

    Phát triển 4 nhóm sản phẩm du lịch chính

    - Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử là nhóm sản phẩm du lịch đặc thù, mang thương hiệu riêng cho du lịch Ninh Bình

    - Nhóm sản phẩm du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên

    - Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe gắn với các khu nghỉ dưỡng cao cấp và các hệ sinh thái biển, rừng, các nguồn khoáng nóng

    - Nhóm sản phẩm du lịch sáng tạo theo tư duy đột phá, có hàm lượng chất xám cao, tiết kiệm tài nguyên
     

Chia sẻ trang này