Nền kinh tế kỹ thuật số sẽ chiếm 35% GDP Trung Quốc Viện CNTT và Truyền thông Trung Quốc (CAICT) và Bộ Công nghiệp - CNTT (MIIT) dự đoán kinh tế kỹ thuật số nước này sẽ đạt 4.800 tỉ USD vào năm 2020, chiếm 35% GDP đất nước Theo Neowin, điều này dự kiến sẽ tăng lên nhiều hơn nữa vào năm 2030 khi kỹ thuật số chiếm hơn một nửa GDP của đất nước đông dân nhất thế giới Bản báo cáo của CAICT và MIIT nói rằng nền kinh tế kỹ thuật số chiếm 30,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm ngoái, tăng 18,9% trong năm đó. Đây được xem là tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với nền kinh tế tổng thể, tăng 6,7% Một trong những điểm nổi bật của cuộc cách mạng kỹ thuật số của Trung Quốc là thanh toán di động. Vào năm 2016, có đến 790 tỉ USD khoản thanh toán của bên thứ ba được thực hiện qua giao dịch di động. Tại Mỹ, con số này thấp hơn đến 11 lần, ở mức 74 tỉ USD Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng các doanh nghiệp Trung Quốc ra thế giới, do đó trong những năm tới có thể thấy người dùng bên ngoài Trung Quốc giúp đẩy mạnh GDP nước này Một báo cáo vào tháng 9 của Trung Quốc cho biết, các ngân hàng nước này đã xử lý 8,6 tỉ USD bằng thanh toán di động trong quý 2, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái Kiến Văn
Mỹ dẫn đầu thế giới về các công ty công nghệ số - Mỹ chiếm hầu hết các công ty công nghệ số toàn cầu, theo danh sách công bố danh 100 công ty công nghệ dẫn đầu toàn cầu do tập đoàn truyền thông Thomson Reuters công bố ngày 17-1 Hãng tin Reuters cho biết, tập đoàn Microsoft (Mỹ) ở vị trí số một, còn năm vị trí tiếp theo trong danh sách đều thuộc về các công ty Mỹ, lần lượt là Intel, Cisco Systems, IBM, Alphabet và Apple. Bốn vị trí còn lại trong top 10 là công ty sản xuất bán dẫn Đài Loan (TMS), công ty phần mềm SAP (Đức), công ty bán dẫn Texas Intrusments (Mỹ) và công ty tư vấn quản lý công nghệ Accenture (Ireland) Trong 100 công ty công nghệ dẫn đầu toàn cầu đều có doanh thu hàng năm từ một tỉ đô la Mỹ trở lên thì có 45% trong danh sách 100 công ty công nghệ hàng đầu có trụ sở ở Mỹ Để chọn ra công nghệ dẫn đầu toàn cầu, Reuters dùng thuật toán phân tích tám chỉ số cơ bản là tài chính, quản lý và niềm tin của nhà đầu tư, rủi ro và sức bật, tuân phủ pháp lý, sáng tạo, con người và trách nhiệm xã hội, tác động môi trường, danh tiếng Trong danh sách này, Nhật Bản và Đài Loan cùng có 13 công ty, tiếp theo đó là Ấn Độ với năm công ty, trong khi đó Trung Quốc chỉ có ba công ty gồm Lenovo, Tecent và ZTE.Hàn Quốc đóng góp hai công ty vào danh sách, đó là hãng điện tử Samsung và công ty bán dẫn SK Hynix. Nếu xét theo lục địa, Bắc Mỹ dẫn đầu với 47 công ty, tiếp sau đó là châu Á với 38 công ty, châu Âu là 14 còn Úc chỉ một công ty xét theo tiêu chí nói trên Ông Brian Scanlon, Giám đốc chiến lược Thomson Reuters, nhận định chính những công ty công nghệ dẫn đầu toàn cầu này là các tổ chức sẽ thúc đẩy tương lai của công nghệ trong những năm tới Chánh Tài
Công nghệ 5G trị giá 12.000 tỷ USD Không phải ngẫu nhiên mà các công ty di động và viễn thông lớn của Trung Quốc như Huawei, ZTE, China Mobile trở thành mục tiêu tấn công của ông Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Cuối tuần trước, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước sang 1 giai đoạn mới sau nhiều tháng hai bên đe dọa sẽ đánh thuế hàng chục tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Nằm trong danh mục bị đánh thuế, các sản phẩm từ đậu tương đến ô tô đã được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, theo CNBC, thực ra thì một trong những động lực chính khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khởi động cuộc chiến thương mại lại là 1 công nghệ chủ chốt: 5G – công nghệ mạng di động mới nhất có thể cho phép người dùng tải xuống các bộ phim có dung lượng lớn chỉ trong vài giây Tuy nhiên không chỉ cho phép mạng di động tốc độ cao, công nghệ 5G còn mang đến nhiều điều hơn thế. 5G được cho là công nghệ sẽ hỗ trợ hệ thống cơ sở hạ tầng thế hệ tiếp theo, bao gồm từ hàng tỷ thiết bị kết nối internet theo dự kiến sẽ được kết nối với nhau trong vài năm tới đến các thành phố thông minh và xe không người lái Công nghệ 5G có ý nghĩa quan trọng đối với cam kết "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" của Tổng thống Donald Trump cũng như tham vọng dẫn đầu thế giới về AI vào năm 2030 của Trung Quốc Mấu chốt ở đây là gì ? Công nghệ mạng di động yêu cầu phải có các chuẩn được thống nhất trên toàn cầu để các công ty sản xuất thiết bị viễn thông cũng như các nhà mạng có thể triển khai công nghệ trên toàn thế giới. Tháng 12 năm ngoái, tổ chức 3GGP đã chính thức thông qua tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên của mạng 5G, bước đầu hiện thực hóa công nghệ tốc độ cao này vào trong cuộc sống Tuy nhiên, hiện nay cuộc đua thực sự nằm ở cuộc cạnh tranh chiếm lấy ngôi vị dẫn đầu công nghệ 5G giữa các tập đoàn thiết bị viễn thông như ZTE, Huawei (của Trung Quốc) và các công ty châu Âu như Nokia và Ericsson. Các nhà sản xuất chip của Mỹ như Qualcomm và Intel cùng các nhà mạng cũng tham gia Theo Declan Ganley, CEO của công ty viễn thông Rivada Networks, đó chính là 1 phần của chiến tranh thương mại. "Đó là cuộc đua ai sẽ định hình và kiểm soát mạng 5G. 5G chính là "đại dương xanh sâu thẳm" của thế giới mạng. Công nghệ này có ý nghĩa lớn về mặt chiến lược, đóng vai trò quan trọng hơn cả các tuyến vận tải đường biển hay kiểm soát vùng trời", Ganley nói với CNBC Báo cáo của IHS Markit nhận định đến năm 2035 công nghệ 5G có thể tạo ra 12.300 tỷ USD cho GDP toàn cầu Mỹ cần phải lật ngược thế cờ Ganley nhận định mô hình phân phối sóng cho các nhà mạng di động hiện thời đang tỏ ra không hiệu quả. Hiện nay, các công ty viễn thông ở Mỹ sẽ đấu thầu quang phổ (spectrum) thông qua quy trình đấu giá do Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) tổ chức. Trong mô hình này, các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắt để có được khách hàng nhưng mặt trái là lợi nhuận bị ảnh hưởng và do đó không thể đầu tư cho sáng tạo Còn ở các nước khác, quá trình đấu giá do các cơ quan quản lý kiểm soát và thường dẫn đến kết quả là những công ty lớn có tiềm lực tài chính dồi dào sẽ trúng thầu. Mô hình này đặc biệt phù hợp với cấu trúc của kinh tế Trung Quốc, nơi chỉ có 2 đến 3 doanh nghiệp nhà nước lớn nhận được sự hậu thuẫn cực mạnh từ Chính phủ. Sau đó họ lại có thể tiếp tục đầu tư cho sáng tạo. Lợi thế này cho phép họ vươn lên dẫn trước các công ty viễn thông Mỹ trong cuộc đua 5G Trong khi nhiều công ty viễn thông ở châu Âu và Mỹ có thể chết dần thì các doanh nghiệp Trung Quốc lại càng được bổ sung thêm sức mạnh. Đó cũng chính là lý do tại sao Ganley và Rivada Networks ủng hộ áp dụng mô hình bán buôn quang phổ giống như trên thị trường điện năng, cho phép nhiều bên tham gia đấu giá và đi theo một cơ chế định giá linh hoạt hơn. Theo ông làm như vậy thì Mỹ có thể vượt qua Trung Quốc trong công nghệ 5G Điều thú vị là nội các của ông Trump đã phát đi tín hiệu ủng hộ chính sách như vậy. Trong 1 sự kiện gần đây, Kelsey Guyselman, cố vấn về chính sách khoa học và công nghệ cho Nhà Trắng, phát biểu rằng Chính phủ nhận thức mô hình bán buôn sẽ là cách để triển khai thế hệ mạng di động mới nhất Theo Ganely, cuộc đua 5G đang chuyển biến rất nhanh và Mỹ phải nhanh chóng áp dụng mô hình mới nếu không muốn thua cuộc trước Trung Quốc Trung Quốc đang làm gì ? Kể cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng đã nhận ra mối đe dọa từ Trung Quốc trên mặt trận công nghệ. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson mới đây phát biểu: "Trung Quốc sắp chiến thắng chứ không phải Mỹ. Họ đã có 5G. Họ đã tìm ra cách", tờ The Guardian tường thuật Không chỉ bỏ xa Mỹ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn đang tìm cách tác động đến các nước khác trên phương diện công nghệ 5G. Huawei đang ráo riết vận động hành lang ở Úc và cũng hợp tác với 1 công ty ở Bồ Đào Nha để triển khai mạng lưới 5G tại đây Theo Joe Madden, CEO của công ty nghiên cứu Mobile Experts, các công ty Trung Quốc đang bắt đầu tăng cường sản xuất các linh kiện chủ chốt với các nhà cung ứng của họ. "Chúng tôi nghe được từ ít nhất 10 nhà cung cấp khác nhau rằng Trung Quốc có thể sớm triển khai mạng 5G vào đầu năm 2019 chứ không phải tháng 7/2019 như đã công bố trước đó" Không có gì đáng ngạc nhiên khi theo số liệu WIPO thì số đơn xin cấp bằng sáng chế mà các doanh nghiệp Trung Quốc nộp lên đã tăng 13,4% trong 1 năm qua, so với mức tăng chỉ đạt 0,1% của các doanh nghiệp Mỹ. Trong đó Huawei và ZTE nộp nhiều đơn nhất Ai sẽ chiến thắng ? Bối cảnh đã trình bày ở trên giải thích rõ ràng tại sao các công ty di động và viễn thông lớn của Trung Quốc trở thành mục tiêu tấn công của ông Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. ZTE đã bị cấm mua các sản phẩm làm ra bởi các công ty Mỹ và tuần trước China Mobile cũng bị tước quyền cung cấp dịch vụ cho thị trường Mỹ với lý do an ninh quốc gia. Hồi đầu năm, giám đốc cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo người Mỹ không nên mua điện thoại Huawei vì có thể bị theo dõi Viễn thông và 5G trở thành mối ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng về an ninh quốc gia Theo CNBC, Trung Quốc đã tỏ rõ tham vọng và cuộc chiến thương mại – mặc dù theo ông Trump là để tạo ra 1 hệ thống thương mại công bằng hơn – có thể là nỗ lực kéo dài thời gian của nước Mỹ nhằm tìm ra cách vượt lên trước trong cuộc đua 5G Thu Hương
Việt Nam trong hệ sinh thái kinh tế internet ở Đông Nam Á Tương lai phát triển của Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế internet Đông Nam Á Để hiểu được lý do vì sao tương lai của Việt Nam lại phụ thuộc vào khu vực, đừng tìm đâu xa, hãy nhìn vào điện thoại di động của bạn Nền kinh tế của các “kỳ lân” Bên cạnh Alibaba, Facebook và Google Chrome, những ứng dụng như Grab, Lazada và Sendo cũng xuất hiện rất thường xuyên. Sự đa dạng phong phú của ứng dụng di động tại Đông Nam Á chính là biểu trưng cho hoạt động công nghệ năng động trong khu vực. Trong vòng 3 năm trở lại đây, Google và Temasek đã ước tính được rằng Đông Nam Á sẽ đạt đến một nền kinh tế internet trị giá 200 tỉ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, sự tăng trưởng vượt bậc trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và ứng dụng gọi xe đã buộc phải có một sự tính toán lại về con số này Báo cáo về nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á của Google - Temasek lần thứ 3 dự đoán rằng nền kinh tế internet sẽ đóng góp 240 tỉ USD vào GDP khu vực tính đến năm 2025. Việt Nam cũng đang đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực. Đến năm 2025, nền kinh tế internet của Việt Nam sẽ là một động cơ tăng trưởng trị giá 33 tỉ USD, lớn thứ 3 khu vực Đông Nam Á và lớn gấp 11 lần so với năm 2015 Ngày nay, Đông Nam Á có 350 triệu người dùng internet - một lớp người tiêu dùng ưu tiên di động lớn hơn toàn bộ dân số nước Mỹ, châu Âu và Nhật cộng lại. Số lượng người mua sản phẩm vật chất qua các nền tảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á đã tăng gấp đôi so với con số chưa đến 50 triệu người vào năm 2015, vượt mốc 120 triệu người vào năm 2018. Trong cùng kỳ, số lượng người dùng hoạt động của các dịch vụ gọi xe cũng đã tăng gấp 4 lên đến 35 triệu Người Đông Nam Á vẫn đang tiếp tục xây dựng nên những công ty dẫn đầu trong hệ sinh thái. Các doanh nghiệp địa phương thống trị ngành thương mại điện tử, lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế internet. Lazada, Shopee và Tokopedia chiếm đến gần 70% trong 23 tỉ USD chi tiêu cho mua sắm trực tuyến trong năm 2018 Mỗi ngày, có đến 8 triệu cuốc xe được đặt qua các dịch vụ gọi xe tại khu vực Đông Nam Á, đa phần đến từ các startup kỳ lân (công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỉ USD trở lên) của khu vực như Go-Jek và Grab. Trên thực tế, Đông Nam Á có đến 9 startup được định giá trên 1 tỉ USD, áp đảo về số lượng so với các quốc gia khác trên thế giới ngoại trừ 4 nước Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Anh Sự gia tăng về niềm tin của nhà đầu tư càng củng cố tinh thần kinh doanh của người Đông Nam Á. Vào năm 2015, Đông Nam Á là thị trường tiền tuyến của khởi nghiệp lĩnh vực tài chính, với số tiền gọi vốn đầu tư mạo hiểm chỉ ngót nghét 1 tỉ USD. Từ dòng chảy nhỏ đó đã trở thành một “cơn lũ”. Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2018, con số gọi vốn đã được nâng lên đến 9,1 tỉ USD. Không chỉ các startup kỳ lân nhận được những khoản đầu tư đáng kể, mà cả hệ sinh thái cũng thu hút nhà đầu tư. Khoảng 24 tỉ USD vốn được huy động kể từ năm 2015 đã được giải ngân cho hơn 2.000 công ty nhỏ hơn trong nền kinh tế internet Tiến ra thị trường quốc tế Chính phủ Việt Nam cần khuyến khích các công ty internet địa phương mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Hệ sinh thái internet đầy hứa hẹn của khu vực Đông Nam Á có thể trở thành nguồn động lực trọng yếu cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, phát triển kinh doanh và tạo công ăn việc làm Tuy nhiên, rất nhiều rào cản vẫn còn tồn tại đối với các công ty muốn mở rộng sang tầm khu vực. Một trong những rào cản hàng đầu là thiếu sự hợp tác quốc tế và tiêu chuẩn chung. Những doanh nghiệp trong nền kinh tế internet phải mò mẫm giữa một mê cung hàng chục quy định quốc gia về những vấn đề như lưu trữ dữ liệu và thương mại xuyên biên giới. Phân khúc giải pháp thanh toán quốc gia trong bối cảnh đa phần người tiêu dùng Đông Nam Á vẫn quen thanh toán bằng tiền mặt hơn cũng tạo ra lực cản và phát sinh chi phí giao dịch cho toàn bộ khu vực kinh tế internet. Một hệ thống thanh toán kỹ thuật số mở và hợp tác quốc tế cùng với dòng dữ liệu tự do trong khu vực sẽ giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam thực hiện những giao dịch xuyên quốc gia trơn tru, đồng thời hỗ trợ cho tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh chóng Sự đa dạng đặc trưng của khu vực cũng tạo ra một rào cản khác. Người Đông Nam Á sống trong nhiều môi trường rất khác nhau và nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Việc tuyển dụng nhân tài địa phương với kiến thức địa phương và những kỹ năng phù hợp là vấn đề đau đầu Báo cáo kinh tế số khu vực Đông Nam Á năm 2018 chỉ ra rằng nguồn nhân lực kinh tế internet có kỹ năng trong khu vực cần phải mở rộng thêm 10% mỗi năm mới đáp ứng được sự tăng trưởng của các doanh nghiệp địa phương. Chính phủ cần phải đầu tư vào việc đào tạo kỹ năng phù hợp với nền kinh tế internet Nền kinh tế internet của Việt Nam hiện tại chỉ chiếm 4% GDP quốc gia, thấp hơn nhiều so với những quốc gia khác như Trung Quốc và Mỹ. Chừng nào Việt Nam vẫn còn duy trì sự phát triển ấn tượng của nền kinh tế internet, thì cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng vẫn còn rất lớn Rajan Anandan Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Google
Việt Nam với "Chiếc bánh" kinh tế số 33 tỉ USD Thị trường kinh tế số Việt Nam đang sơ khai nhưng hứa hẹn tổng giá trị ngày càng nở to ra trong vài năm tới. Theo “Báo cáo e-Conomy SEA 2018” do Google và Temasek công bố, giá trị thị trường kinh tế số tại Việt Nam đạt 33 tỉ USD vào năm 2025 “Chiếc bánh” lớn thu hút nhiều “ông lớn” nước ngoài Báo cáo của Google và Temasek nghiên cứu ở 4 lĩnh vực gồm di chuyển (taxi, xe ôm công nghệ, giao hàng, giao thức ăn), thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến và du lịch trực tuyến. 4 lĩnh vực này trong năm 2018 được cho rằng có tổng giá trị khoảng 8 tỉ USD Trong đó, lĩnh vực di chuyển nói chung đang có giá trị 500 triệu USD và sẽ tăng lên 2 tỉ USD trong vài năm tới Lĩnh vực gọi và giao thức ăn qua điện thoại mới bắt đầu phát triển cũng được cho rằng đạt giá trị 33 triệu USD vào năm 2018 và tăng lên 38 triệu USD vào năm 2020 Ở lĩnh vực thương mại điện tử, những “ông lớn” nước ngoài như Lazada, Shopee, Robins, Lotte… đang giành thị phần cùng với các trang thương mại điện tử Việt Nam như Tiki, Sendo Tuy nhiên, ngay trong cơ cấu vốn của Tiki hay Sendo, tỉ lệ vốn của các quĩ đầu tư nước ngoài cũng không nhỏ. Tiki được đầu tư từ JD.com là sàn thương mại điện tử trong Top 3 tại Trung Quốc, Sendo nhận đầu tư 51 triệu USD từ tập đoàn tài chính SBI Holdings của Nhật Bản và nhiều nhà đầu tư đóng tại Châu Á Dịch vụ gọi thức ăn và giao hàng đang bùng nổ tại TP.HCNM và Hà Nội Thương mại điện tử và di chuyển chính là hai lĩnh vực phát triển sôi động nhất trong thị trường kinh tế số Việt Nam thời gian qua, thậm chí còn diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt. Các “ông lớn” thương mại điện tử nước ngoài như Lazada (do Alibaba nắm), Shopee (nguồn gốc có vốn của Tencent); hay các sàn có vốn đầu tư nước ngoài như Tiki, Sendo…, thời gian qua đều chịu lỗ để thu hút người dùng và giành thị phần. Số lỗ của Lazada vài năm qua đã lên đến hàng ngàn tỉ đồng; còn Shopee, Tiki cũng đã ngấp nghé khoản lỗ cả ngàn tỉ đồng Doanh nghiệp Việt yếu thế Lĩnh vực di chuyển trước đây hai cái tên chiếm lĩnh là Grab và Uber. Sau khi Uber Đông Nam Á sáp nhập vào Grab, cái tên thay thế lại là Go-Viet, trên thực chất hậu thuẫn về mọi mặt từ Go-Jek của Indonesia Thị trường gọi xe ở Đông Nam Á hiện cán mức 8 tỉ USD nhưng sẽ tăng nhanh lên xấp xỉ 30 tỉ USD vào năm 2025, trong đó mảng di chuyển sẽ chiếm hơn 20tỉ USD và giao thức ăn khoảng hơn 8 tỉ USD Tại khu vực, Việt Nam là thị trường nằm trong Top 3 gồm cả Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia và cơ hội trở thành thị trường lớn thứ hai Đông Nam Á khi dân số vượt mốc 100 triệu trong một tương lai không còn xa Trong khi các start-up về đặt phòng khách sạn, cơ sở nghỉ dưỡng, lưu trú hay chia sẻ chỗ ở tại Việt Nam còn lẻ mẻ và “cò con” thì từ nhiều năm qua, Booking.com – mạng book vé máy bay, khách sạn.v.v… lớn nhất thế giới (Mỹ) đã nhanh chân thành lập Agoda.com chuyên book khách sạn giá hấp dẫn tại khu vực Châu Á Trong khi đó, hiện nay cứ thêm mỗi chung cư mới từ tầm trung đến cao cấp tại TP.HCM và Hà Nội, Đà Nẵng… đi vào hoạt động là mạng lưới chia sẻ chỗ ở Airbnb (Mỹ) lại với tay ngày mỗi rộng hơn Dù chưa chínnh thức đặt văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Việt Nam, nhưng hiện nay Airbnb được không ít người dân Việt Nam biết tới và đặc biệt là cung cấp dịch vụ cho khách nước ngoài đến Việt Nam khá nhiều Lĩnh vực du lịch trực tuyến mà Airbnb đang tha hồ tung hoành tại thị trường Việt Nam, lại cũng chính là lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt yếu nhất trong 4 lĩnh vực kể trên. Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có một doanh nghiệp nào lập được ứng dụng du lịch trực tuyến “all in one” cung cấp các dịch vụ từ lưu trú, lữ hành, vận chuyển, tư vấn và kết nối shopping, ẩm thực, giải trí.v.v… Thế Lâm
Công nghệ mới giúp kinh tế Vietnam “biến hình” CNN nhận định kinh tế Việt Nam đang trải qua cuộc "biến hình" mới nhờ vào công nghệ. Năm 1975, Việt Nam là một trong các nước nghèo nhất thế giới. Từ đó tới nay, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến, phần lớn nhờ vào cải cách kinh tế, chính trị. Hơn 45 triệu người thoát khỏi đói nghèo từ năm 2002 tới năm 2018 nhờ phát triển các ngành công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, nhựa, giấy, du lịch và viễn thông. Theo CNN, Việt Nam đang trải qua một cuộc “biến hình” mới bằng công nghệ Cơ sở hạ tầng mới giúp người dân dễ dàng tiếp cận Internet. Báo cáo năm 2018 của Google và công ty đầu tư Temasek của Singapore mô tả nền kinh tế số của Việt Nam – tăng trưởng hơn 40%/năm – là “con rồng chưa được tháo xích”. Công nghệ đã thay đổi cách mọi người kinh doanh, sản xuất hàng hóa, giải trí, mua sắm, tổ chức tài chính và liên lạc CNN đã phỏng vấn một số lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu như bà Nguyễn Thùy Liên, Giám đốc đầu tư Appota và ông Trần Ngọc Thái Sơn, nhà sáng lập kiêm CEO Tiki Appota Bà Nguyễn Thùy Liên Appota ra mắt năm 2011 và hiện có khoảng 40 triệu người dùng trong “hệ sinh thái số” của mình, theo bà Liên. Công ty phát hành các game của các nhà phát triển Trung Quốc, phát triển ví điện tử để mua sắm trong game. Các ứng dụng của Appota bao gồm ứng dụng chia sẻ mật khẩu Wi-Fi, đọc sách, tin tức, phim, truyện tranh và các hình thức giải trí khác Báo cáo năm 2019 của Google và Mobile Marketing Association gọi Việt Nam là thị trường “ưu tiên di động” với hơn 51 triệu smartphone, đại diện cho hơn 80% dân số từ 15 tuổi trở lên. Mạng lưới phủ sóng trải rộng khắp khi mọi người ở nông thôn và vùng núi đều có thể sử dụng 3G và 4G. Giá thiết bị và gói cước rất cạnh tranh Appota đang điều hành công ty quảng cáo B2B và muốn mở rộng kinh doanh thanh toán di động. Bà Liên phụ trách huy động vốn cho Appota. Bà cho biết việc thu hút đầu tư dễ hơn trước đây và phần lớn quỹ đến từ nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc Gần đây, công ty ra mắt “smart lock”, có thể bảo vệ mọi thứ từ cửa cho tới vali. Bà Liên nói sứ mệnh của công ty là tích hợp smartphone hoàn toàn vào văn phòng và gia đình. “Đó là bước tiếp theo trong chuyển đổi số” Tiki Ông Trần Ngọc Thái Sơn Năm 2010, Trần Ngọc Thái Sơn "khai sinh" Tiki trong phòng ngủ tại căn hộ của ba mẹ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên về các đầu sách tiếng Anh, ông tận dụng gara gia đình làm nhà kho. “Nó là cửa hàng nhỏ nhưng giấc mơ của tôi rất lớn”, ông Sơn chia sẻ 10 năm sau, Tiki là một trong các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Công ty bán nhiều sản phẩm với trung bình 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng và khoảng 4,5 triệu hàng được vận chuyển Tiki lớn mạnh cùng với sự tăng trưởng bùng nổ của thị trường thương mại điện tử. Sự bùng nổ này phản ánh sức trẻ và sung túc của dân số Việt Nam. Ông cho rằng người Việt Nam đón nhận công nghệ mới, lạc quan về tương lai. Ngoài ra, smartphone và Internet đặc biệt rẻ trong khi cạnh tranh khốc liệt giữa các tập đoàn quốc tế và startup địa phương thúc đẩy đổi mới và đem lại lợi ích cho khách hàng Các mặt hàng bán chạy nhất trên Tiki là đồ điện tử dù soanh số của các sản phẩm thời trang, phong cách sống cũng tăng mạnh trong năm trước. Năng lực hậu cần là chìa khóa trong thành công của công ty. Theo ông Sơn, Tiki có 33 kho tại 13 thành phố và sở hữu dịch vụ giao hàng trong 2 giờ. Dù vậy, gần 2/3 dân số Việt Nam đang sống tại nông thôn nên thời gian vận chuyển tới các nơi này thường lâu hơn và đắt đỏ hơn Ông Sơn cho biết hơn một nửa đơn hàng vẫn là nhận hàng trả tiền. Ông vẫn đang chờ đến ngày thanh toán di động được áp dụng rộng rãi hơn. Khi người bán hàng được thanh toán trước, toàn bộ quy trình sẽ được tăng tốc
Hà Nội hướng tới mục tiêu cứ 1.000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp công nghệ Phát biểu mở đầu chương trình đối thoại của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội với doanh nghiệp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết: "Trong bối cảnh dịch bệnh, trong lĩnh vực CNTT, kinh tế trực tuyến, TP sẽ làm việc với Bộ TT&TT trong tuần tới để triển khai công việc hướng tới mục tiêu cứ 1.000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp kể cả khởi nghiệp trong lĩnh vực này" Đại dịch Covid-19 đang tác động nặng nề, gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng, rất nhiều dự báo, dự kiến được đưa ra nhưng đến giờ phút này chúng ta chưa đánh giá hết được tác động ghê gớm của dịch bệnh Covid -19 đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam Trong quý I/2020, Việt Nam giữ được tăng trưởng khá cao so với thế giới nhưng chỉ bằng nửa năm trước. Quý II dự báo tiếp tục khó khăn. Với Hà Nội, 3 tháng đầu năm tăng trưởng 3,72% thấp hơn mức bình quân cả nước. Nếu ngành nông nghiệp của TP không bị sụt giảm thì mức tăng trưởng của TP sẽ cao hơn mức bình quân chung của cả nước "Đây là nỗ lực hết sức cố gắng của thành phố trong bối cảnh chung hiện nay" - Bí thư cho biết Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Chính phủ bên cạnh mục tiêu hàng đầu là tập trung công sức thời gian cho công tác phòng chống dịch, Hà Nội đang phấn đấu giảm thiểu ở mức thấp nhất thiệt hại kinh tế; duy trì và phát triển sản xuất để nguồn lực đảm bảo an sinh xã hội và chuẩn bị tiềm năng để phục hồi kinh tế Bình quân 4 năm qua, nông nghiệp thành phố tăng trưởng 2,5% mỗi năm, quý I/2020 là âm 1,17%. TP quyết tâm và tăng trưởng nông nghiệp ở mức 4,04% bằng cách, tăng tái đàn gia súc, gia cầm... Nêu việc TP đang có chủ trương rà soát, không để mét đất nào bỏ hoang, TP kêu gọi các nhà đầu tư phối hợp phát triển nông nghiệp, Bí thư Thành ủy dẫn chứng: "Ngay ở Ba Vì đang có 41 hecta có thể làm rau sạch, nhà đầu tư có thể lên làm việc ngay. Thành phố cũng giảm bớt diện tích trồng hoa để tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp. Đây là cơ hội chào đón các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp" Trong giai đoạn 5 năm qua, Hà Nội có hơn 107 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% đầu tư công của cả nước. Hà Nội đã quyết tâm tháo gỡ tất cả những vướng mắc để giải ngân gần 40 nghìn tỷ đồng còn tồn đọng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đây là nguồn lực lớn để kích hoạt đầu tư tư nhân Bí thư Thành ủy mong muốn các nhà đầu tư phối hợp với Hà Nội để triển khai các khoản đầu tư công này Trong bối cảnh dịch bệnh, trong lĩnh vực CNTT, kinh tế trực tuyến, TP sẽ làm việc với Bộ TT&TT trong tuần tới để triển khai công việc hướng tới mục tiêu cứ 1.000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp kể cả khởi nghiệp trong lĩnh vực này, chú trọng hình thức trực tuyến, kể cả với các dịch vụ công; coi đây như một cứu cánh của nền kinh tế "Đây là giai đoạn mà TP xác định sẽ gỡ mọi vướng mắc, khó khăn cho đầu tư công và đầu tư tư nhân" – Bí thư nói và nhấn mạnh TP sẵn sàng lắng nghe để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, tháo gỡ các thủ tục để cho các chính sách, dự án của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn TP được kích hoạt, thông suốt. Đồng thời cam kết có thời hạn thực hiện cụ thể Bí thư Thành ủy cho biết, đối với các gói hỗ trợ của Chính phủ thì TP sẽ triển khai một cách nhanh nhất. Ngoài ra, TP cũng muốn lắng nghe đề xuất của các nhà đầu tư, hiệp hội về phí, lệ phí… để TP có điều chỉnh quyết sách cần thiết thuộc thẩm quyền của TP Cùng với đó, TP cũng mong muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có hiến kế cho TP để duy trì được đà tăng trưởng, nạp năng lượng, tạo hiệu năng để khi vượt qua được dịch thì kinh tế có thể tăng trưởng vượt bậc