Hanoi ThinkTank

Thảo luận trong 'Vietnam ThinkTank' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 11/7/23.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Chính phủ đề xuất thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
    Thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo số km xe chạy trên đường là một trong những quy định mới của dự thảo Luật Đường bộ, vừa được Chính phủ gửi Quốc hội

    Dự thảo Luật Đường bộ do Bộ giao thông Vận tải chủ trì soạn thảo, gồm 6 chương và 95 điều. So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã chuyển 2 chương sang Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, giữ nguyên 1 điều, sửa đổi 40 điều và bổ sung mới 54 điều

    Thu phí đường cao tốc theo số km chạy trên đường

    Nhấn mạnh sự cần thiết của việc ban hành luật này, Chính phủ cho rằng luật sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai pháp luật về giao thông đường bộ

    Luật Đường bộ quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý Nhà nước về hoạt động đường bộ. Theo Chính phủ, những nội dung này không trùng lặp, chồng chéo với dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ

    [​IMG]
    Dự thảo Luật Đường bộ bổ sung quy định mới về thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
    Nhiều quy định mới đã được Chính phủ đề xuất trong dự thảo Luật Đường bộ trình lên Quốc hội lần này

    Theo đó, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo số km xe chạy trên đường

    Đồng thời, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định thu phí đường cao tốc do nhà đầu tư chuyển giao cho Nhà nước theo hợp đồng dự án đối tác công tư (PPP)

    Hồi đầu tháng 5, Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ phương án thu phí thí điểm 9 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, quản lý, sở hữu, bởi việc này chưa từng có tiền lệ. Thời gian thực hiện thí điểm theo cơ chế phí tối đa 5 năm kể từ thời điểm tuyến đường bộ được triển khai thu phí

    Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay, pháp luật chỉ quy định thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ các dự án đầu tư để kinh doanh (dự án BOT) theo cơ chế giá, chưa có quy định về thu tiền sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư và quản lý theo cơ chế giá hay phí

    Dự thảo Luật Đường bộ lần này cũng bổ sung quy định Nhà nước bảo đảm đủ vốn ngân sách để đầu tư đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì; bảo đảm đủ vốn Nhà nước tham gia trong dự án đầu tư PPP

    Theo phương án Chính phủ đưa ra, tổ chức, cá nhân đầu tư đường cao tốc có quyền và trách nhiệm thu tiền dịch vụ sử dụng đường cao tốc, tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm chất lượng tuyến đường
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ấn Độ và Indonesia ai quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới

    [​IMG]

    Ấn Độ và Indonesia có thể trở thành hình mẫu cho rất nhiều nước đang cố gắng tìm ra con đường mới hơn, bền vững hơn để phát triển trong thập kỷ này và xa hơn nữa

    Ở thời điểm hiện tại, nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có 2 cái tên nổi bật hiện lên: Ấn Độ và Indonesia. Hai “gã khổng lồ” ở châu Á với tổng dân số 1,7 tỷ người được IMF dự báo sẽ là 2 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm G20, không chỉ trong năm nay mà cả 5 năm tới

    Đây là thời kỳ mà thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề, từ xu hướng quay lưng với toàn cầu hóa, căng thẳng địa chính trị đến những thay đổi mang tính cấu trúc trên thị trường năng lượng và tự động hóa. Tuy nhiên, hai quốc gia này vẫn tìm ra được những chiến lược phù hợp để trở nên giàu có hơn. Không những thế họ còn duy trì được sự ổn định về mặt chính trị - xã hội

    Trong thời gian sắp tới, liệu Ấn Độ và Indonesia có thể tiếp tục duy trì được thành công hay không sẽ có ý nghĩa quan trọng, không chỉ với người dân mà còn đối với các nhà đầu tư đã đặt cược hàng tỷ USD vào đây. Hai quốc gia này còn có thể trở thành hình mẫu cho rất nhiều nước đang cố gắng tìm ra con đường mới hơn, bền vững hơn để phát triển trong thập kỷ này và xa hơn nữa

    Mô hình mới ?

    Suốt mấy chục năm gần đây, các nước phát triển đều đi theo 1 công thức làm giàu đã được chứng minh là hiệu quả: người lao động di cư từ nông thôn lên thành thị để làm trong các nhà máy, khu công nghiệp, sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Hàn Quốc và Trung Quốc là ví dụ điển hình, trong đó công nghiệp hóa đã giúp 800 triệu người dân Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo

    Tuy nhiên, ngày nay mô hình đó không còn hiệu quả như trước. Chủ nghĩa bảo hộ thách thức các nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Các nhà máy sử dụng robot ngày càng nhiều hơn

    Nhìn qua thì Ấn Độ và Indonesia có khá nhiều điểm chung. Cả hai được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo đã đắc cử từ năm 2014 và đều sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào sang năm. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đều là những người có mức độ tín nhiệm cao vì những thành tựu mà họ đã đạt được

    Thập kỷ vừa qua, GDP của Ấn Độ và Indonesia đạt mức tăng trưởng ấn tượng lần lượt 71% và 52%. Đặc biệt, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ là cao nhất, vượt trội so với ngành sản xuất. Cả hai nền kinh tế có độ mở cao, với thương mại chiếm khoảng 40% GDP và tiếp nhận dòng vốn FDI tương đương khoảng 1,5% GDP

    [​IMG]
    Tăng trưởng GDP của Ấn Độ và Indonesia

    90% lực lượng lao động Ấn Độ và 60% lực lượng lao động của Indonesia làm việc trong “nền kinh tế xám”, tức các hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng chưa được thừa nhận chính thức. Chi tiêu công chỉ chiếm 30% GDP Ấn Độ và 18% GDP Indonesia

    Cả hai quốc gia đều theo đuổi những dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng. Indonesia đã xây 18 bến cảng, 21 sân bay và 1.700km đường có thu phí kể từ khi ông Jokowi nhậm chức. Còn Ấn Độ bổ sung thêm 10.000 km đường cao tốc mỗi năm

    Cả hai nền kinh tế đều còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Thu nhập bình quân đầu người của Indonesia đạt 4.180 USD còn của Ấn Độ chỉ bằng một nửa. Họ được xếp vào nhóm các nền kinh tế thu nhập trung bình nhưng ở nhóm dưới

    Thế mạnh của mỗi nước

    Đó là tất cả điểm chung. Để nói về các điểm khác biệt và so sánh xem nước nào có nhiều tiềm năng hơn, hãy xét đến 3 khía cạnh: xuất khẩu, chính sách công nghiệp, và vị thế địa chính trị

    Bắt đầu từ xuất khẩu. Ở Ấn Độ, ngành đi đầu về xuất khẩu là dịch vụ công nghệ. Nhờ khả năng đào tạo nửa triệu kỹ sư công nghệ mỗi năm, năm 2021 Ấn Độ chiếm tới 15% các khoản chi tiêu cho dịch vụ công nghệ trên toàn cầu

    Còn thế mạnh của Indonesia nằm ở hàng hóa cơ bản, trong đó có nhiều loại khoáng sản (như nickel) đang lên cơn sốt trên toàn thế giới. Đến năm 2030, Indonesia sẽ là nhà sản xuất lớn thứ 4 thế giới về các “hàng hóa xanh” được sử dụng để sản xuất năng lượng tái tạo

    Những ngành này đều hứa hẹn sẽ mang về nguồn ngoại tệ dồi dào. Năm 2021, dịch vụ công nghệ đóng góp khoảng 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ, còn hàng hóa (trừ nhiên liệu hóa thạch) chiếm 22% của Indonesia. Tuy nhiên, những ngành này tạo ra lượng việc àm khá khiêm tốn. Toàn ngành IT của Ấn Độ chỉ có 5 triệu nhân công

    [​IMG]
    Chính phủ cả 2 nước mong muốn phát triển mạnh nhóm doanh nghiệp tư nhân bằng chính sách công nghiệp. Trong đó Ấn Độ có xuất phát điểm tốt hơn. Giá trị vốn hóa của chỉ số MSCI India đạt 830 tỷ USD, tương đương 24% GDP. Còn giá trị vốn hóa của TTCK Indonesia chỉ đạt 123 tỷ USD, tức 10% GDP

    Ấn Độ có 108 “kỳ lân” (các startup có vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên), nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc. Indonesia chỉ có hơn một chục startup như vậy

    Về chính sách công nghiệp, ông Modi đặt cược 30 tỷ USD cho các chính sách phát triển, tập trung vào 14 ngành ưu tiên trong đó có chip bán dẫn. Ấn Độ cam kết đến năm 2070 sẽ đạt mục tiêu khí thải nhà kính bằng 0 bằng cách xây dựng các trang trại điện mặt trời và tăng sản xuất pin. Ngoài ra, nước này hướng tới mục tiêu giảm chi phí sử dụng điện, giảm số tiền chi cho nhập khẩu năng lượng từ mức 4% GDP trong năm 2021 xuống còn 2,5% vào năm 2032

    Trong khi đó, chính phủ Indonesia tập trung vào các tài nguyên thiên nhiên. Nước này kỳ vọng lệnh cấm xuất khẩu một số nguyên vật liệu thô sẽ buộc các tập đoàn đa quốc gia phải tới đây xây dựng nhà máy tinh chế sau khi áp dụng lệnh cấm đối với nickel thô năm 2014, số nhà máy xử lý nickel ở nước này đã tăng từ 2 lên 13 trong năm 2020 và sẽ lên đến 30 vào cuối năm nay

    Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung tăng lên, hai quốc gia đang đứng ở những vị thế địa chính trị rất khác nhau. Indonesia vẫn đi theo đường lối cân bằng giữa Trung Quốc và phương Tây

    Trong khi đó Ấn Độ đang nghiêng về phía Mỹ. Nước này đã gia nhập Quad, nhóm bộ tứ gồm Mỹ, Australia và Nhật Bản. Năm 2020, Ấn Độ ban hành lệnh cấm TikTok và hơn một chục ứng dụng Trung Quốc khác. Chiến lược phát triển công nghiệp của ông Modi cũng bao gồm việc thu hút các doanh nghiệp phương Tây đang muốn đa dạng hóa thay vì chỉ tập trung vào Trung Quốc. Mới đây Foxconn đã phê duyệt xây dựng nhà máy 1 tỷ USD ở Ấn Độ

    Mô hình nào sẽ tăng trưởng nhanh hơn? Với các doanh nghiệp tư nhân và thị trường vốn hùng mạnh hơn, Ấn Độ được cho là sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn

    Tuy nhiên, ở cả hai quốc gia đều tồn tại chủ nghĩa tư bản thân hữu. Bao quanh ông Jokowi là nhiều tỷ phú, còn ở Ấn Độ tập đoàn Adani gần như chiếm thế độc quyền. Trong khi các zaibatsu của Nhật Bản và chaebol của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực mà họ buộc phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, Adani và những tập đoàn lớn nhất Ấn Độ chủ yếu phục vụ thị trường nội địa

    Điều này sẽ phải thay đổi nếu như họ muốn tiến xa hơn và trở thành hình mẫu mới cho các nền kinh tế khác noi theo
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Khi nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
    Bức tranh về thu hút đầu tư nước ngoài nửa đầu năm nay cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Họ đã vượt qua các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore… để dẫn đầu số dự án đầu tư vào Việt Nam

    Bên cạnh sự đóng góp vốn, tạo việc làm và phát triển kinh tế thì sự gia tăng đầu tư từ nước láng giềng này cũng được cho là không ít thách thức

    [​IMG]
    Doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Trong ảnh là công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ ô tô của Công ty Weichai Power ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
    Dẫn đầu số dự án đầu tư vào Việt Nam

    Tập đoàn HKC Overseas Limited (Trung Quốc) mới đây đón giấy chứng nhận đầu tư từ Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA) để xây dựng nhà máy tại địa phương này. Với tổng vốn đầu tư đăng ký 10 triệu đô la Mỹ, dự án sẽ được triển khai tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 – Lộc Khang nhằm sản xuất màn hình, tivi…

    Tập đoàn HKC Overseas Limited tiếp tục nối dài danh sách nhà đầu tư Trung Quốc tăng cường rót vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là trong 6 tháng đầu năm nay, số dự án từ quốc gia láng giềng tỉ dân này dẫn đầu được cấp phép đầu tư ở Việt Nam

    Cụ thể theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm nay, cả nước có hơn 1.290 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng gần 72% so với cùng kỳ năm ngoái

    Đáng chú ý, nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đã vượt qua các nhà đầu tư có nhiều đầu tư vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, hay Singapore… để dẫn đầu số dự án đầu tư vào nền kinh tế gần 10 triệu dân, chiếm 18% tổng số dự án FDI mới được cấp phép trong nửa đầu năm nay. Năm ngoái, ngôi vị này đến từ các nhà đầu tư Hàn Quốc chiếm 20,4% số dự án FDI mới của cả nước

    Trên thực tế trong những năm gần đây, doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc ngày càng gia tăng rót vốn vào nền kinh tế gần 100 triệu dân. Chẳng những thế, các doanh nghiệp ở đất nước tỉ dân này còn liên tục tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh

    Đơn cử như Yadea – Tập đoàn phát triển và sản xuất xe hai bánh chạy điện của Trung Quốc sau hơn 4 năm có mặt tại Việt Nam, gần đây đã quyết định đầu tư thêm dự án mới tại tỉnh Bắc Giang. Với tổng vốn đăng ký 100 triệu đô la Mỹ, dự án sẽ được thực hiện trên diện tích hơn 23 ha, công suất dự kiến khoảng 2 triệu xe/năm

    Bên cạnh đó, Yadea cũng sẽ tiếp tục mở Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại tỉnh Bắc Giang; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp vệ tinh cùng liên kết để phát triển sản phẩm

    Trong khi đó, với các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc thì không ngừng dịch chuyển đầu tư ra các nước, trong đó Việt Nam cũng được hưởng lợi khi không ít nhà đầu tư FDI chọn là một trong những điểm đến

    Việc dịch chuyển dòng vốn FDI theo xu hướng “Trung Quốc +1” vẫn tiếp tục đang diễn ra. Hàng loạt tập đoàn nước ngoài sẽ không dồn tất cả vốn đầu tư vào Trung Quốc mà sẽ phân tán và đa dạng hóa đầu tư sang một nước khác, trong đó Việt Nam là sự lựa chọn nhiều trong khu vực Đông Nam Á

    Đẩy mạnh dịch chuyển, đa dạng hóa nhà xưởng ngoài Trung Quốc

    Trên thực tế, việc chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc đã diễn ra cách đây hơn 10 năm, bắt đầu từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc có nhà máy, phân xưởng đặt tại Trung Quốc… Sau đó xảy ra xung đột thương mại Mỹ – Trung khiến các nhà đầu tư chuyển dịch hoặc đa dạng hóa phân xưởng sản xuất sang khu vực Đông Nam Á (ASEAN), để né tránh các chính sách thuế cùng biện pháp phòng hộ thương mại giữa 2 cường quốc

    Tới khi đại dịch Covid-19 diễn ra dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng, dòng vốn tiếp tục dịch chuyển để đảm bảo chuỗi cung ứng không lặp lại tình trạng đứt gãy như thời kỳ đầu đại dịch

    Với vị trí chiến lược quan trọng, tiếp giáp với Trung Quốc, nơi cung ứng nguồn hàng hóa, nguyên liệu quy mô lớn và là một thị trường lớn, Việt Nam có điều kiện để nhà đầu tư tiết giảm chi phí vận chuyển và kết nối ổn định chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Do đó, Việt Nam được đánh giá là lựa chọn hàng đầu ở khu vực ASEAN trong xu hướng này

    Bên cạnh đó, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có tín hiệu cải thiện. Hiện Mỹ đánh thuế vào các hàng hóa từ Trung Quốc rất cao, áp đặt mức thuế nhập khẩu tới 25% đối với nhiều hàng hóa nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp tại nước này phải tìm kiếm thị trường khác để tiêu thụ số hàng hóa không thể xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời gia tăng đầu tư ra nước ngoài để đối phó với các biện pháp của Mỹ

    Đáng chú ý, 15 Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đang có hiệu lực với hàng hóa sản xuất của Việt Nam vào các thị trường này thuế suất bằng 0 hoặc rất thấp sẽ là cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư

    Riêng nhà đầu tư Trung Quốc tăng tốc dịch chuyển đến Việt Nam trong những năm gần đây cũng được cho là bắt đầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung manh nha từ những năm trước đã thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư từ Trung Quốc chuyển một phần vốn sang một nước khác trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam

    Cùng với chi phí nhân công rẻ, sự ổn định về môi trường chính trị – xã hội, vĩ mô… các yếu tố này đã được các doanh nghiệp Trung Quốc nhận ra, tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô thương mại hai chiều, tăng nhanh các dự án đầu tư trực tiếp

    Có thể nhận thấy hoạt động sản xuất chỉ tập trung ở Trung Quốc không còn được xem là giải pháp an toàn với các nhà sản xuất, ngay cả doanh nghiệp và nhà đầu tư chính quốc. Bởi vị thế là công xưởng của thế giới của Trung Quốc dù vẫn còn nhưng không còn mạnh như trước đây

    Theo tờ South China Morning Post, doanh nhân Norman Cheng, chủ sở hữu Strategic Sports, một trong những nhà sản xuất mũ bảo hiểm lớn trên thế giới cho biết, việc dịch chuyển hoạt động ra ngoài Trung Quốc được xem là một giải pháp sống còn đối với doanh nghiệp

    Ông Cheng đang có ý định mở một nhà máy thông minh tại Việt Nam vào năm tới với tổng mức đầu tư khoảng 30 triệu đô la. Đây sẽ là một bản sao của nhà máy mà ông đã mở ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gần đây

    Kế hoạch của Strategy Sports được đưa ra sau thời gian dài cân nhắc và nguyên nhân không phải là lo ngại về năng lực sản xuất. Ông Cheng cho rằng, Strategy Sports đang có rất nhiều thứ ở Trung Quốc – nơi nhà máy tự động hóa đầu tiên của công ty đã đi vào hoạt động cách đây hơn 2 năm và công suất được tăng thêm hàng triệu mũ bảo hiểm trong mỗi năm

    Quyết định của Strategy Sports được đưa ra sau thời gian dài cân nhắc và nguyên nhân không phải là lo ngại về năng lực sản xuất. Việc dịch chuyển bắt nguồn từ nỗ lực mang tính chiến lược nhằm phòng ngừa rủi ro chính trị đang ngày càng gia tăng và mong muốn giữ chân các khách hàng phương Tây

    Ông Cheng cho biết, có rất nhiều khách hàng nước ngoài của công ty ngày càng tỏ ra lo lắng và thận trọng hơn về chuỗi cung ứng, họ muốn phòng ngừa rủi ro bằng cách tìm kiếm nguồn cung từ nhiều quốc gia khác bên ngoài Trung Quốc

    “Nếu chỉ xét về vấn đề năng lực sản xuất thì chúng tôi sẽ không phải xây nhà máy mới ở Việt Nam, nhưng ở góc độ địa chính trị, chúng tôi buộc phải làm vậy. Các khách hàng Mỹ đã thúc giục chúng tôi dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Vì họ cam kết sẽ đặt đơn hàng từ Việt Nam, nên chúng tôi quyết định đến quốc gia này”, South China Morning Post dẫn lời vị doanh nhân này

    Tuy nhiên, kể cả khi có kế hoạch mở rộng sản xuất sang quốc gia khác, doanh nghiệp không có ý định bỏ Trung Quốc. Ngược lại, kể cả khi việc mở cửa nhà máy ở Quảng Đông bị trì hoãn gần 2 năm do các biện pháp phòng chống dịch, cơ sở này vẫn là một bánh răng quan trọng trong cỗ máy sản xuất của công ty. Ông Cheng chọn Quảng Đông bởi trung tâm sản xuất này đã hình thành các cụm công nghiệp phức tạp trong nhiều thập kỷ qua

    Nhưng thực tế cho thấy chỉ phụ thuộc vào hoạt động sản xuất ở Trung Quốc không còn được xem là giải pháp an toàn nhất đối với các nhà sản xuất. Bởi vị thế là “công xưởng của thế giới” của Trung Quốc không còn mạnh như trước đây. Cùng với nỗi lo về vấn đề địa chính trị, mối quan ngại rằng Trung Quốc đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học khiến các doanh nghiệp ở đây gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề

    Tại Việt Nam, nhà máy đang dự kiến xây dựng của ông Cheng sẽ được tự động hóa ở mức độ cao, cho phép 400 công nhân có thể sản xuất được khoảng 8 triệu mũ bảo hiểm mỗi năm. Nhà máy này cũng sử dụng năng lượng xanh với tấm năng lượng mặt trời và hệ thống tái chế nước mưa

    Cơ hội nhiều nhưng thách thức không ít

    Theo giới phân tích làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam được xem vừa là cơ hội nhưng cũng là không ít thách thức

    Xét ở góc độ thu hút đầu tư đơn thuần cũng như đối với các doanh nghiệp phát triển hạ tầng bất động sản công nghiệp tại Việt Nam thì đây là một tín hiệu tốt. Trong bối cảnh đất nước mở cửa chào đón đầu tư FDI dù là nhà đầu tư đến từ quốc gia nào thì doanh nghiệp làm hạ tầng cũng sẽ thu được tiền thuê đất, có dự án là sẽ có vốn đầu tư được giải ngân, qua đó sẽ tạo nhiều việc làm, đóng góp kinh tế, các loại thuế vào ngân sách…

    Tuy nhiên, đằng sau bức tranh thu hút đầu tư được cho là khá tích cực đó các chuyên gia cũng đặt ra không ít băn khoăn khi các nhà đầu tư Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam thời gian qua

    Nếu nhà đầu tư Trung Quốc chủ yếu đưa thiết bị lạc hậu, công nhân, chuyên gia của họ sang Việt Nam thì được cho là thách thức hơn là thuận lợi. Bởi lẽ Trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ – Trung hiện nay, Việt Nam sẽ có nguy cơ bị biến thành “cứ điểm” để các doanh nghiệp Trung Quốc gian lận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Việc này cũng khiến hàng Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế trừng phạt với mức cao từ các quốc gia nhập khẩu trong đó có Mỹ và các nước châu Âu,…

    Câu chuyện một số sản phẩm đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng cao trong những năm qua cũng từng bị nước này nghi ngờ ngành gỗ Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư “núp bóng” của một số nhà đầu tư ngoại và Trung Quốc để lẫn tránh thuế, dẫn đến nhiều rủi ro thương mại. Điều này khiến doanh nghiệp nội địa hoang mang vì tạo ra nhiều rủi ro cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam

    Theo đại diện các Hiệp hội gỗ các địa phương, có trường hợp một số nhà đầu tư rót vốn vào ngành này của Việt Nam chỉ thực hiện những công đoạn giản đơn, không đầu tư dây chuyền máy móc quy chuẩn để hoạt động lâu dài mà chủ yếu chủ yếu đưa sản phẩm từ Trung Quốc đến lắp ráp rồi cho xuất khẩu. Và cũng có hiện tượng nhà đầu tư ngoại thâu tóm doanh nghiệp gỗ trong nước để xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các nước

    Tuy nhiên, để đưa ra những bằng chứng cụ thể về lượng doanh nghiệp đầu tư chui hoặc đầu tư núp bóng như thế nào thì cần phải có cuộc điều tra cụ thể từ nhiều đơn vị, cơ quan quản lý và cả doanh nghiệp trong ngành

    Có thể thấy xu hướng dịch chuyển các dòng vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc và nhiều quốc gia phát triển để tận dụng các Hiệp định tự do thương mại (FTA) được ký ngày càng nhiều. Việc tăng ưu đãi nguồn gốc xuất xứ cho các nước tham gia hiệp định và siết chặt nhập khẩu, đánh thuế cao với các sản phẩm của các nước ngoài các FTA khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải toan tính những bước đi mới đến các nước được hưởng ưu đãi nguồn gốc xuất xứ, điển hình như Việt Nam

    Không chỉ ngành gỗ mà thực tế thời gian qua, hàng hóa từ Việt Nam đã thâm nhập được nhiều thị trường lớn, tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu. Điều này khiến các ngành sản xuất của nước nhập khẩu yêu cầu chính phủ họ sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình

    Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại…

    Theo các chuyên gia, việc cần làm trong việc thu hút đầu tư cần nghiên cứu bổ sung những quy định pháp luật chưa chặt chẽ hoặc còn có khoảng trống để vừa thu hút được vốn FDI lại vừa tránh được nhưng nguy cơ cho kinh tế và an ninh quốc phòng

    Quan trọng nhất là việc xây dựng luật pháp và các chế tài liên quan cần chặt chẽ, khoa học và toàn diện, vừa thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội

    Đã đến lúc Việt Nam không cần phải thu hút vốn FDI bằng mọi giá, mà cần kiểm soát công nghệ từ Trung Quốc chuyển vào Việt Nam, tuyệt đối ngăn chặn những dự án có công nghệ lạc hậu, thâm dụng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi trường đến Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần cảnh giác tránh trở thành xưởng gia công của thế giới, tránh trường hợp các doanh nghiệp Trung Quốc “mượn” sản xuất Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Quỹ gia đình sẽ là nguồn vốn mới cho thị trường Việt Nam
    PENM Partners – quỹ cổ phần tư nhân tập trung vào Việt Nam có trụ sở tại Đan Mạch, đang tiếp cận các công ty quản lý tài sản của các gia đình và gia tộc kinh doanh lớn trên thế giới cho vòng huy động vốn thứ năm (PENM V). Sự chuyển hướng này diễn ra khi các quỹ hưu trí đang giảm phân bổ vốn ở các lĩnh vực đầu tư trước đây. Quỹ gia đình là đích ngắm mới!

    [​IMG]
    Niềm tin vào sự phục hồi tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023 của Việt Nam giúp các quỹ cổ phần tư nhân tích cực gọi vốn, hướng tiếp cận chính là các quỹ gia đình thay vì quỹ hưu trí như trước đây
    Không chỉ các quỹ nước ngoài, các quỹ cổ phần tư nhân tại Việt Nam cũng tích cực tiếp cận các quỹ gia đình để gọi vốn

    Săn vốn từ quỹ gia đình

    Hiện diện tại TPHCM từ năm 2006, PENM Partners đã chủ yếu huy động vốn từ các quỹ hưu trí ở Đan Mạch, Hà Lan, Đức và châu Mỹ. Sau đó, PENM Partners đầu tư vào các công ty tư nhân tại Việt Nam trên các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, thực phẩm, bán lẻ và dịch vụ, đồng thời tiếp tục giữ cổ phần cho đến khi các công ty này lên sàn chứng khoán

    Tuy nhiên, việc gây quỹ thông qua kênh quỹ hưu trí đã trở nên “khó khăn hơn một chút so với trước đây” vì các tổ chức này đang thận trọng trong bối cảnh lãi suất tăng và những bất ổn địa chính trị – theo lời Hans Christian Jacobsen, đối tác quản lý tại PENM Partners

    Giờ đây, PENM Partners đang tập trung vào nguồn vốn mới từ các quỹ gia đình

    Theo định nghĩa của Forbes, văn phòng gia đình (family office) hay quỹ gia đình là một công ty quản lý tài sản tư nhân được thành lập bởi một gia đình hay gia tộc kinh doanh lớn. Quỹ cung cấp một loạt giải pháp được cá nhân hóa hay chuyên biệt hóa cho gia đình hay gia tộc đó, gồm quản lý đầu tư, lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch thuế và bất động sản, đầu tư phục vụ mục đích từ thiện, dịch vụ tư vấn nhà đầu tư…

    Trên thế giới, theo CNBC, có khoảng 10.000 quỹ gia đình quản lý nguồn quỹ hơn 6.000 tỉ đô la Mỹ. Phần lớn các quỹ có tài sản trị giá hơn 200 tỉ đô la Mỹ

    Trong khi đó, hãng tư vấn vốn cổ phần tư nhân Toptal nói chi phí điều hành các quỹ gia đình này thường tối thiểu là 1 triệu đô la mỗi năm. Vì thế vốn tối thiểu của các quỹ cũng phải từ 50-100 triệu đô la. Quỹ gia đình ngày càng trở nên phổ biến và nổi bật trong giới đầu tư. “Sự gia tăng các quỹ gia đình là do các điều kiện kinh tế đang thay đổi và sự linh hoạt cũng như khả năng kiểm soát ngày càng tăng mà các gia đình hay gia tộc kinh doanh muốn sử dụng vốn của mình”, Toptal nhấn mạnh

    “Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn rất hứa hẹn. Đây là nơi thích hợp để đầu tư nếu bạn muốn hiện diện ở châu Á”, Jacobsen nói

    Jacobsen đồng ý với nhận xét đó. Ông nói rằng các quỹ gia đình thường có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn. Ông nhấn mạnh rằng ông đang nhắm đến các quỹ gia đình “hiểu được các cơ hội ở Việt Nam và đang tìm kiếm sự đa dạng hóa, thoát khỏi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”

    Năm ngoái, Jacobsen cho biết công ty của ông đã nối lại quy trình gây quỹ cho PENM V, với mục tiêu huy động được khoảng 150-200 triệu đô la trong nửa đầu năm 2023. Mặc dù PENM V vẫn giữ nguyên mục tiêu gây quỹ, nhưng DealStreetAsia nói rằng “thời gian chốt sổ có thể được kéo dài”, tức vẫn tiếp tục kéo dài trong tháng 7 này và sau đó

    “Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn rất hứa hẹn. Đây là nơi thích hợp để đầu tư nếu bạn muốn hiện diện ở châu Á”, Jacobsen nói. Ông kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay

    Quỹ nội cũng tiếp cận nguồn quỹ mới

    Các quỹ cổ phần tư nhân thành lập sớm ở Việt Nam vào những năm cuối thập niên 1990 – khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hoàn toàn từ năm 1994, mang lại nhiều cơ hội của “chiến trường biến thành thị trường” – như lời của cố Thủ tướng Thái Lan Chatchai Choonhavan

    Thành lập từ năm 2001 tại TPHCM, Mekong Capital là một trong những quỹ đầu tư lâu đời nhất Việt Nam với các thương vụ đầu tư “xôm tụ” như Thế giới Di động, Pizza4P, Pharmacity, F88, Nhat Tin Logistics và Maison Marou… Mekong Capital hiện chuẩn bị huy động ít nhất 150 triệu đô la và tối đa 200 triệu đô la cho quỹ mới về tái tạo rừng và phát triển bền vững ở Đông Dương và Thái Lan. Chris Freund, nhà sáng lập và đối tác quỹ, nói rằng sớm nhất quỹ sẽ hoạt động từ đầu năm 2024 sắp tới

    Thành lập năm 2003, cuối năm ngoái VinaCapital cho biết sẽ gọi vốn đến 100 triệu đô la cho quỹ VinaCapital Venture II trong năm 2023. Ông Hoàng Đức Trung, Phó giám đốc điều hành VinaCapital Ventures nói quỹ sẽ xem xét hơn 300 hồ sơ các doanh nghiệp và startup trong năm nay. Từ đầu năm đến nay, quỹ này đã rót 1 triệu đô la cho nền tảng công nghệ nông nghiệp Koina, 38 triệu đô la cho nền tảng quảng cáo điện tử trong thang máy Chicilon Media…

    Hiện chưa có các thông tin về việc tiếp cận quỹ gia đình của hai quỹ tư nhân lớn tại Việt Nam là Mekong Capital và VinaCapital. Nhưng với các quỹ nhỏ hơn và thành lập sau này thì chắc chắn có

    Thành lập từ năm 2013, ABB là đơn vị tư vấn nhiều thương vụ thâu tóm và sáp nhập (M&A) nhỏ hơn. Trong số hàng chục thương vụ M&A và đầu tư của ABB có những thương vụ không kém phần đình đám, như Toenec (hãng xây dựng, phát triển hạ tầng cơ điện và năng lượng Nhật Bản) thâu tóm Hawee Mechanical & Electrical; Noritz mua lại Kangaroo; Bảo hiểm FWD mua GINET Việt Nam; hay Advantage Partners đầu tư vào chuỗi thời trang bán lẻ Elise…

    ABB Merchant Banking – thành viên của Asia Business Builder (ABB), đang tiếp cận các quỹ gia đình, các tổ chức tài chính phát triển (DFI) và các nhà đầu tư khác để gọi 100 triệu đô la trong nửa đầu năm 2023. Đây là lần huy động quỹ thứ hai, sau đợt gọi 20 triệu đô la vào năm 2018

    Có thể kể tên vài quỹ có tuổi đời hơn và ở phân khúc tầm trung, cũng đang tiếp cận quỹ gia đình: Vietnam Investment Group (VI Group) thành lập năm 2006, SSIAM (thành viên của Công ty Chứng khoán SSI) hình thành năm 2007, và Excelsior Capital Vietnam Partners (thành viên của Excelsior Capital Asia) thành lập năm 1998

    Hướng tiếp cận quỹ gia đình của Excelsior “có tuổi” cũng nói lên rằng hai ông lớn Mekong Capital và VinaCapital sẽ không thể không hiện diện trên đường đua này

    Bao giờ có quỹ gia đình tại Việt Nam?

    Các tập đoàn gia đình hay gia tộc kinh doanh lớn của Việt Nam đã thành lập quỹ quản lý tài sản riêng kiểu family office hay không vẫn là câu hỏi

    Tháng 12-2018, Vingroup Ventures thành lập với số vốn điều lệ 70 tỉ đồng, trong đó Vingroup góp 70% và số còn lại là hai cổ đông cá nhân khác. Quỹ mạo hiểm này đặt mục tiêu gọi được 100 triệu đô la để đầu tư vào các startup giai đoạn tăng trưởng và tiềm năng ảnh hưởng rộng như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tài chính (FinTech), dữ liệu lớn (big data) và Internet vạn vật (IoT) với 5-10 triệu đô la/dự án. Chưa tròn hai tuổi, tháng 3-2020 quỹ này “không còn mạo hiểm nữa”, đổi tên và chuyển sang đầu tư vào bất động sản công nghiệp

    Như vậy xét theo quy mô vốn 50-100 triệu đô la của Forbes và chi phí hoạt động mỗi năm theo Toptal, có thể nói rằng các tập đoàn hay gia tộc kinh doanh tại Việt Nam chưa thành lập được hay đủ sức điều hành quỹ gia đình đúng nghĩa

    Nhưng dòng vốn gia tộc vẫn chảy mạnh

    Hầu hết các quỹ cổ phần tư nhân tại Việt Nam đã huy động nhiều vốn từ các định chế tài chính phát triển (DFI) như Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO), Norfund có trụ sở tại Na Uy và các tổ chức khác

    Thương vụ Sơn Kim Retail và IFC cùng đầu tư 20 triệu đô la cho chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 hôm 15-6 có thể giúp hiểu phần nào cách thức tiếp cận các DFI để gọi thêm vốn có lãi suất nhẹ hơn của các doanh nghiệp sở hữu gia đình tại Việt Nam. Sơn Kim Retail là một phần trong tập đoàn đa ngành Sơn Kim Group thuộc gia đình nữ doanh nhân Nguyễn Thị Sơn. Trong liên doanh điều hành chuỗi GS25, Sơn Kim Retail góp 70% vốn

    Các hãng quản lý tài sản gia đình hay gia tộc rồi sẽ sớm hình thành tại Việt Nam – một chuyên gia về vốn mạo hiểm và sáp nhập (M&A) nói với Kinh tế Sài Gòn. Bởi các gia tộc kinh doanh đang chuẩn bị các kế hoạch chuyển giao quyền lực và quyền điều hành kinh doanh cho thế hệ thứ hai hay thứ ba. Nhiều trong số đội ngũ kế thừa là những người được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, có chuyên môn và từng làm việc tại các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn

    Theo dòng chảy xu hướng

    Các quỹ gia đình châu Á đang được các quỹ mạo hiểm săn đón trong bối cảnh startup toàn cầu đang trải qua “mùa đông băng giá” trong gọi vốn, nhất là sau sự sụp đổ hồi tháng 3 của Silicon Valley Bank (SVB) – ngân hàng chuyên biệt cho giới đầu tư, quỹ mạo hiểm và startup ở Mỹ

    Theo DealStreetAsia, Raffles Family Office có trụ sở tại Hồng Kông và Singapore đang tăng gấp đôi các giao dịch cổ phần tư nhân ở Đông Nam Á như một phần trong chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Kín tiếng hơn gia đình Raffles là quỹ CrimsoNox Capital ở Singapore chuyên quản lý tài sản cho một gia tộc ở Đông Nam Á

    Đặt trụ sở tại Hồng Kông, Tập đoàn Tsangs đã thành lập văn phòng tại Singapore, cũng đang mở rộng đầu tư sang các nước như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines

    Tại Thái Lan, gia đình tỉ phú Chaleo Yoovidhya (chiếm 51% cổ phần trong hãng nước giải khát Red Bul GmbH) cũng thành lập công ty quản lý tài sản riêng

    “Châu Á đang trở nên hấp dẫn hơn đối với một thế hệ mới các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu từ các quỹ gia đình với tầm nhìn quốc tế”, Agnes Chen, giám đốc quản lý dịch vụ quỹ có trụ sở tại Singapore của hãng giải pháp kinh doanh CSC, viết trong báo cáo đầu tháng 6-2023

    Bà nói thêm rằng những cá nhân siêu giàu ở châu Á cũng hình thành “khẩu vị rủi ro khác”: “Họ nhận thấy sự đa dạng về tính an toàn ngoài các tài sản truyền thống và yêu cầu tiếp xúc nhiều hơn với các khoản đầu tư thay thế”

    Các quỹ gia đình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang lạc quan, cho rằng vốn cổ phần tư nhân là “loại tài sản tốt nhất trong thập niên tới”, theo báo cáo của hãng dữ liệu đầu tư tư nhân Preqin có trụ sở tại London

    Hồ Nguyên Thảo
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Bộ trưởng Tài chính Mỹ nêu chiến lược xây dựng chuỗi cung ứng an toàn
    Trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với một loạt cú sốc từ 2020, Washington đang theo đuổi "friendshoring" - chiến lược đặt sản xuất tại các quốc gia bằng hữu - nhằm mục đích xây dựng chuỗi cung ứng an toàn và đáng tin cậy

    Ngày 21/7, trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen đã có bài phát biểu tại Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác hai nước

    Có mặt tại Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Mỹ ca ngợi quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo bà, trong 28 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đã có sự chuyển mình đáng kể. Sự bùng nổ kinh tế này đã được thúc đẩy bởi tài năng và sự chăm chỉ của người dân Việt Nam, cùng với các cải cách thị trường cũng như thương mại và đầu tư toàn cầu

    "Việt Nam hiện là một nhân tố chủ chốt trên sân chơi kinh tế toàn cầu và đóng vai trò quan trọng trong nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu quan trọng", bà Yellen nói

    Bà Yellen cũng khẳng định, Mỹ đã là đối tác lâu dài của Việt Nam. Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, hai nước đã ký kết một hiệp định thương mại song phương mạnh mẽ để mở rộng mối quan hệ kinh tế. Tiếp đó, năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và kể từ đó, mối quan hệ giữa 2 nước ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn

    [​IMG]
    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại Hà Nội sáng 21/7

    Hợp tác thương mại giữa 2 nước trải dài trên nhiều lĩnh vực, bao gồm máy móc, dệt may, linh kiện điện tử. Nhiều công ty lớn nhất của Mỹ – như Apple và Google – có sự hiện diện đáng kể và ngày càng tăng tại Việt Nam. Trong hai thập kỷ qua, thương mại giữa hai nước tăng trưởng gần 25% một năm. Đó là một tỷ lệ đáng kinh ngạc và vẫn không có dấu hiệu chậm lại, bà Yellen nói

    Trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với một loạt cú sốc toàn cầu từ 2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết, Washington đang theo đuổi "friendshoring" - chiến lược đặt sản xuất tại các quốc gia bằng hữu - nhằm mục đích xây dựng chuỗi cung ứng an toàn và đáng tin cậy, giảm tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước những cú sốc về nguồn cung và ưu tiên hàng đầu là xây dựng khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn

    [​IMG]

    Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên như một điểm nút quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói

    "Amkor - một công ty có trụ sở tại Arizona - sẽ sớm khai trương nhà máy lớn hiện đại ở Bắc Ninh để lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn. Ở tỉnh Đồng Nai, một công ty Mỹ khác, Onsemi, sản xuất chip được sử dụng trong ô tô cách nửa vòng trái đất. Tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn là cơ sở lắp ráp và thử nghiệm lớn nhất của Intel trên thế giới. Nhìn rộng hơn, Việt Nam và Mỹ đã hợp tác để củng cố chuỗi cung ứng bền vững với các quốc gia khác", bà Yellen dẫn chứng

    Bà Yellen cũng khẳng định, Mỹ tự hào tiếp tục hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam để xây dựng sự thịnh vượng kinh tế cho cả 2 quốc gia

    "Bất chấp lịch sử khó khăn và phức tạp, tôi vẫn lạc quan về tương lai kinh tế mà chúng ta đang cùng nhau xây dựng", Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhấn mạnh

     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Friend-shoring là gì
    Thêm một khái niệm mới được khai sinh trong hoạt động đầu tư, giao thương quốc tế: Friend-shoring. Nó là gì và vì sao một số nhà kinh tế cho rằng Friend-shoring lợi bất cập hại?

    Vào lúc cao điểm của toàn cầu hóa, khái niệm “offshore” được nhắc đến nhiều, nó chỉ việc chuyển một phần hay nhiều hoạt động của doanh nghiệp ra nước ngoài để tận dụng ưu đãi thuế, nhân công giá rẻ, quy định môi trường còn dễ chịu. Sau nhiều trắc trở, nhất là khi xảy ra các cuộc chiến thương mại giữa các nước, làm cho toàn cầu hóa bị đứt gãy, một khái niệm khác nảy sinh để thay thế: onshore – tức đưa các hoạt động đã offshore trước đây quay về nguyên quán

    Thế nhưng muốn onshore đâu phải dễ; sau nhiều năm đã quen với thị trường lao động giá rẻ, cần cù, ít đòi hỏi ở nước khác, nhiều doanh nghiệp mới thấy không dễ gì chuyển nhà máy trở về quê cũ vì tìm không ra nguồn nhân lực; chuỗi cung ứng vẫn phụ thuộc vào nhiều nơi khác… Từ đó mới có một giải pháp dung hòa: Friend-shoring, tức chuyển các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa về các nước thân thiện, nhằm vừa tận dụng lợi ích của toàn cầu hóa, vừa hạn chế các rủi ro gián đoạn sản xuất vì đặt ở các nước không thân thiện

    Nói trắng ra, Friend-shoring đối với Mỹ là chủ trương xây dựng các dây chuyền cung ứng mới đặt bên ngoài Trung Quốc để tránh những thiệt hại do chính sách đối đầu trong thương mại giữa hai nước – từ thuế đến công nghệ. Tránh Trung Quốc cũng được kỳ vọng tránh các rủi ro không thể kiểm soát, như các lần nhiều nhà máy phải đóng cửa do chính sách zero Covid ở nước này

    Theo cách giải thích của một số nhà kinh tế chủ xướng khái niệm này, Friend-shoring sẽ dựa vào các nước đối tác kinh tế để xây dựng quan hệ sản xuất nhằm tận dụng các lợi ích chung về cả chính trị lẫn kinh tế. Chính quyền Tổng thống Joe Biden còn khái quát hóa nó lên trong một báo cáo dài 250 trang mang tên: “Xây dựng các chuỗi cung ứng bền vững, hồi sinh nền sản xuất Mỹ và nuôi dưỡng tăng trưởng theo chiều rộng”

    Báo cáo ghi nhận một số nguyên liệu thiết yếu là không có sẵn ở Mỹ, vì thế công cụ hóa giải khó khăn này có thể “bao gồm chuyển sản xuất sang các nước đồng minh và thân thiện (ally – and Friend-shoring) cùng với đầu tư vào sản xuất và gia công bền vững trong nước”. Việc khởi xướng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ dương – Thái Bình dương (IPEF) vừa qua nằm trong chiến lược này

    Một số ví dụ có thể kể đến như chuyện Mỹ và Úc hợp tác để sản xuất các loại nguyên liệu mà trước đây phải phụ thuộc vào Trung Quốc như lithium hay cobalt – các nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin cho xe điện. Hay Mỹ và châu Âu đang dành ra hàng tỉ đô la để hỗ trợ các công ty như Intel xây dựng các nhà máy bán dẫn để khắc phục tình trạng thiếu chất bán dẫn khắp nơi

    Các tiếng nói phản đối Friend-shoring trước tiên cho rằng đây chỉ là một cách nói khéo để đẩy mạnh việc chuyển sản xuất sang các nước khác nhưng không gây phản ứng bất lợi trong dư luận như offshoring, hay nói cách khác đây là một phiên bản “toàn cầu hóa” rút gọn, nhẹ nhàng hơn. Một số ý kiến khác cho rằng Friend-shoring sẽ làm tăng lạm phát bởi làm tăng chi phí

    Tuy nhiên lập luận phản đối rộng rãi nhất dựa trên các lợi ích của toàn cầu hóa như tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, phân công lao động dẫn đến hạ giá thành sản phẩm, để nói rằng các nỗ lực phân mảng bức tranh giao thương quốc tế sẽ phá vỡ những lợi ích này và có hại cho mức sống của người dân ở nhiều nước

    Những người đưa ra lập luận như thế cho rằng Friend-shoring sẽ dẫn đến các nước giàu đầu tư, mua bán với nhau, để lại các nước nghèo bên ngoài vòng thân hữu. Giao thương quốc tế không khéo sẽ có hình dáng của nền giao thương theo khối trong thời gian có chiến tranh lạnh. Một nghiên cứu của WTO ước tính nếu nền kinh tế toàn cầu biến thành hai khối Đông, Tây, nền kinh tế đó sẽ đánh mất ít nhất 5% sản lượng, tức tương đương ít nhất 4.000 tỉ đô la

    Cho dù có những tiếng nói phản đối như thế, chính sách Friend-shoring ắt sẽ được nhiều nước triển khai trong thời gian tới một khi họ thấm thía trước sự đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, kể cả thuốc men, trang thiết bị y tế, từng nếm trải trong những năm đại dịch vừa qua và nhất là sau khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ

    Dù muốn dù không, chuyển sản xuất sang các nước thân thiện là một trong những xu hướng trong tương lai gần mà các nước có nền kinh tế mở như Việt Nam không thể không quan tâm, theo dõi. Làm gì để vừa “thân thiện” với mọi nước như đường lối ngoại giao bấy lâu nay áp dụng vào kinh tế, lại vừa duy trì tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế đó là một bài toán cần suy nghĩ, bàn bạc thấu đáo
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Cơ hội cho công nghệ bán dẫn
    Đó là nhận định của một số chuyên gia kinh tế trước những động thái mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao. Đặc biệt, Mỹ cũng khẳng định sẽ hỗ trợ VN nâng cao năng lực sản xuất chip bán dẫn

    Sẽ có dự án tỉ USD trong thời gian tới ?

    Trong chuyến thăm, làm việc tuần qua tại VN, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, Mỹ mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại với VN; có kế hoạch tăng cường hợp tác với VN về chuỗi cung ứng trên cơ sở đối tác toàn diện, tin cậy. Đặc biệt, Mỹ muốn hỗ trợ VN nâng cao năng lực sản xuất chip bán dẫn và năng lượng tái tạo

    Tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhất trí với đề nghị của phía Mỹ và nhấn mạnh việc mở rộng chuỗi cung ứng, sản xuất chip, chất bán dẫn cũng là ưu tiên trong chiến lược phát triển của VN. Thủ tướng thông tin VN đang thúc đẩy xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi, hạ tầng kỹ thuật, quản trị hiện đại và đào tạo nhân lực trong những lĩnh vực này

    Trong thực tế, VN từ lâu đã được "xướng tên" trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lĩnh vực công nghệ, bao gồm công nghiệp bán dẫn. Từ 10 năm trước, Intel bắt đầu phát triển nhà máy sản xuất chip tại VN với quy mô 1 tỉ USD và sau tăng lên 1,5 tỉ USD. Thế nhưng, kỳ vọng VN sẽ sớm trở thành "bến đỗ" mới của ngành công nghiệp bán dẫn bắt đầu được nói đến nhiều sau đại dịch Covid-19, chính sách đóng cửa chống dịch kéo dài của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng chip toàn cầu bị đứt gãy, gián đoạn. Đặc biệt, từ sau khi nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại VN là Samsung, xác nhận sẽ sản xuất các linh kiện bán dẫn tại VN vào tháng 8 năm ngoái, VN càng có nhiều cơ hội để phát triển, thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp bán dẫn mạnh mẽ hơn

    Đến nay, với số vốn đầu tư hơn 2,6 tỉ USD, nhiều khả năng dự án sản xuất đại trà các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn của Nhà máy Samsung Electro-Mechanics VN (tại Thái Nguyên) sẽ được thực hiện vào cuối năm nay, sau khi công tác sản xuất thử nghiệm hoàn tất. Một dự án khác trong lĩnh vực bán dẫn đang được triển khai đáng quan tâm là dự án 1,6 tỉ USD của Công ty Amkor Technology Việt Nam (Hàn Quốc) cũng đang triển khai đúng tiến độ tại Bắc Ninh. Dự kiến hoàn thành vào tháng 9 tới và đưa vào sản xuất thử nghiệm ngay sau đó

    Ngoài những nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới nói trên, gần đây, VN ghi nhận nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này tiếp tục tìm đến. Đầu tháng 6 vừa qua, công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp bán dẫn cho hệ thống điện và IoT là Infineon Technologies AG cũng đã thông báo việc mở rộng quy mô hoạt động, thành lập một đội ngũ phát triển chip điện tử làm việc tại Hà Nội

    Chiến lược này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kiểm thử chức năng và thiết kế mạch tùy chỉnh cho các giải pháp về hệ thống trên chip (SoC) hàng đầu của Infineon. Mục tiêu của Infineon là đưa trung tâm tại Hà Nội thành một trung tâm R&D theo chuẩn quốc tế, như các trung tâm của tập đoàn này đặt tại Ấn Độ, Singapore, Đức…

    Ngoài ra, Tập đoàn bán dẫn lớn của Mỹ là Synopsys cũng đang mở rộng hoạt động tại VN với hành động chuyển đầu tư và đào tạo kỹ sư sang VN; hay USI Electronics của Đài Loan, Renesas Electronics của Nhật Bản cũng đã có nhà máy tại VN

    GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận xét những động thái trên cho thấy, cơ hội cho VN phát triển mạnh công nghệ bán dẫn đang đến rất gần. Ông nhấn mạnh: "Sẽ có nhiều thay đổi, thậm chí dự án tỉ USD trong thời gian tới, đặc biệt, sau những cam kết giữa các nhà lãnh đạo cấp cao 2 nước…"

    Không thể chậm trễ hơn nữa...

    Quy mô của thị trường chip toàn cầu năm 2022 khoảng hơn 600 tỉ USD, dự báo đến năm 2029 sẽ lên 1.400 tỉ USD. Cơ hội dành cho VN trong chiếc bánh khổng lồ này rất lớn

    GS-TSKH Nguyễn Mại nhận xét không phải ngẫu nhiên mà các nhà lãnh đạo cấp cao từ ngoại giao, tài chính và các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ lần lượt đến VN trong thời gian ngắn vừa qua. Rõ ràng mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa 2 quốc gia đang rất tốt. Theo TSKH Nguyễn Mại, công nghệ bán dẫn là "câu chuyện của cả thế giới", chính phủ Mỹ đã công bố kế hoạch chương trình hỗ trợ 55 - 56 tỉ USD cho các nhà sản xuất chip nội địa và mở rộng nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các nước châu Âu cũng tăng hỗ trợ các nhà sản xuất để đáp ứng nhu cầu và xuất khẩu; nhiều chính quyền địa phương ở Trung Quốc cũng đẩy mạnh chính sách ưu đãi tài chính, hỗ trợ các công ty bán dẫn phát triển… VN không có nhiều tiền để đầu tư, nên phải dựa vào thu hút nguồn vốn FDI trong lĩnh vực này

    Đến nay, GS Nguyễn Mại thông tin các nước đã hứa đầu tư vào VN khoảng 5 tỉ USD cho công nghệ bán dẫn. Trong đó có Samsung làm chip lưới, Intel đầu tư chip nguồn tại TP.HCM và nhiều nhà đầu tư mới khác

    Ông Vũ Quốc Chinh, chuyên gia marketing, bình luận: Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ cao nói chung và vi mạch bán dẫn nói riêng. Trong đó xác định rõ vi mạch điện tử là một trong 9 sản phẩm chủ lực phát triển của đất nước. Tuy nhiên đến nay, công nghiệp bán dẫn tại VN vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, dư địa phát triển còn rất lớn, cần những quyết sách táo bạo và "nóng" hơn nữa

    Theo ông Mại, quan trọng hơn lúc này là phải thay đổi cách tiếp cận ưu đãi. VN và nhiều nước đang phát triển lâu nay cứ chọn ưu đãi về thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…) để thu hút vốn. Nay với quy định thuế tối thiểu toàn cầu mà VN dự kiến tháng 10 tới trình Quốc hội để chính thức từ đầu năm 2024 thì thu hút FDI trong thời gian tới sẽ tập trung ưu đãi về chi phí, tiêu hao trong đầu tư cho doanh nghiệp bằng tài chính

    "Cụ thể, không chờ nhà đầu tư có lãi mới nộp thuế, mà ưu đãi ngay từ đầu. Nước Anh đang áp dụng trợ cấp khoảng 15% trên vốn đầu tư cho doanh nghiệp làm nghiên cứu. VN chắc chắn trong thời gian tới sẽ áp dụng chính sách này, nhưng tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thì còn tính sau. Thay đổi chính sách ưu đãi thu hút đầu tư sớm sẽ khiến VN có nhiều cơ hội xác lập được nền công nghiệp bán dẫn, tạo cú hích rất lớn cho nền kinh tế, làm tăng giá trị gia tăng và quan trọng là tạo ra sự lan tỏa, không chỉ trong thu hút vốn ngoại mà nguồn vốn nội địa tham gia vào chuỗi giá trị này", GS Nguyễn Mại nhấn mạnh

    Chuyên gia marketing Vũ Quốc Chinh (Pháp) nói từ năm 2022, giữa nỗi lo toàn cầu về đứt gãy cung ứng, Hàn Quốc đã kịp hợp tác với Mỹ mở rộng nhà máy sản xuất chip tại Mỹ với số tiền tại một nhà máy ở Texas đã 17 tỉ USD, kế hoạch sẽ đầu tư 11 nhà máy như vậy cũng tại bang này, tổng số tiền ước 200 tỉ USD

    Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã ký kết với Ấn Độ để lập chuỗi cung ứng chip bán dẫn, với chính sách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. "VN là một trong những lựa chọn của các nhà đầu tư chip hàng đầu thế giới, nhưng để khiến VN sớm trở thành bến đỗ cho các dự án tỉ USD này, cần đẩy nhanh và rõ ràng chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi hơn nữa. Chậm ngày nào, mất cơ hội ngày đó", ông Chinh nhấn mạnh
     
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc đang điều khiển dòng chảy các con sông lớn ở Châu Á
    Các chính sách về nguồn nước của Trung Quốc đang tiếp tục khiến các quốc gia láng giềng lo ngại, trong đó nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh đang tận dụng lợi thế địa lý để đặt ra điều kiện trao đổi

    Quá trình công nghiệp hóa ồ ạt đã khiến miền bắc Trung Quốc trải qua tình trạng thiếu nước trầm trọng. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số trong nhiều thập niên đã gây thêm áp lực lên nguồn cung cấp nước ở quốc gia 1,4 tỉ dân này

    Để giải quyết tình trạng thiếu hụt, Trung Quốc đã đẩy mạnh hàng loạt chính sách nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước. Tuy nhiên, phần lớn chính sách này tiềm tàng những tác động tiêu cực đối với các nước láng giềng

    Trung Quốc thao túng dòng chảy

    Nhiều con sông xuyên biên giới của châu Á chảy qua lãnh thổ Trung Quốc rồi mới vào các quốc gia hạ nguồn như Ấn Độ, Kazakhstan, Bangladesh và Việt Nam. Chỉ riêng điều đó đã khiến Trung Quốc trở thành một "siêu cường thượng nguồn" với ảnh hưởng to lớn đối với việc tưới tiêu của phần lớn khu vực, theo tờ Nikkei Asia

    Châu Á, nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, đang cảm nhận áp lực nặng nề do sự mất cân bằng giữa nguồn cấp nước và nhu cầu sử dụng của người dân, theo tổ chức tư vấn Asia Society (Mỹ)

    [​IMG]
    Đập Tam Hiệp của Trung Quốc trữ đầy nước vào năm 2012
    Các dự án xây dựng đập và nhà máy thủy điện được dự báo sẽ gây ra những căng thẳng chính trị hiện có trong khu vực và tạo ra những căng thẳng mới. Liên Hiệp Quốc (LHQ) cảnh báo đến năm 2030, một nửa thế giới sẽ lâm vào tình trạng căng thẳng hoặc thiếu nước hoàn toàn, biểu hiện chủ yếu là mất an ninh lương thực và không đủ điện để sử dụng

    Để đáp ứng nhu cầu năng lượng, Trung Quốc trong vài năm qua đã nghiên cứu hàng loạt chính sách và giải pháp. Một số đề xuất đã gây tranh cãi, bao gồm nghiên cứu từ các học giả Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đối với dự án sông Cờ Đỏ dài 6.180 km

    Ông Mark Wang, giáo sư tại Đại học Melbourne (Úc), người đã nghiên cứu đề xuất của các học giả Đại học Thanh Hoa nhận định: "Nếu [đề xuất] trở thành một dự án chuyển dòng chính thức, điều đó sẽ có tác động đến các quốc gia ở hạ nguồn, bởi vì nước sẽ được lấy từ các con sông thượng nguồn của ít nhất 3 hoặc 4 con sông quốc tế"

    Năm 2021, Trung Quốc cũng công bố kế hoạch xây dựng một đập thủy điện 60 gigawatt ở các vùng hạ lưu sông Nhã Lỗ Tạng Bố/Brahmaputra (sông dài nhất chảy qua khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc). Dự án chạy sát biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, do đó thể làm leo thang căng thẳng giữa 2 quốc gia đông dân nhất thế giới

    Thiếu thỏa thuận đa phương

    Trong khi phần lớn con sông xuyên biên giới trên khắp thế giới thường được điều chỉnh bằng các hiệp định đa phương, thì các dòng sông ở châu Á hầu hết phải tuân theo các thỏa thuận riêng

    Trung Quốc đã không ký Công ước về nguồn nước của LHQ năm 1997. Thay vào đó, Bắc Kinh là một bên trong khoảng 50 thỏa thuận và công cụ song phương về nguồn nước, Nikkei Asia dẫn lời tiến sĩ David Devlaeminck, chuyên gia luật nước quốc tế tại Đại học Trùng Khánh (Trung Quốc)

    Tiến sĩ Devlaeminck cho biết các thỏa thuận "đã cho phép hợp tác giữa Trung Quốc và các nước láng giềng thông qua các thể chế mà họ đã thiết lập trong vài thập niên qua". Tuy nhiên theo ông, các thỏa thuận thường sử dụng "ngôn ngữ mơ hồ", tạo ra khả năng xảy ra tranh chấp

    [​IMG]
    Cá và tôm chết ở tỉnh Bạc Liêu do tình trạng xâm nhập mặn hồi năm 2016

    'Quan hệ giao dịch'

    Chia sẻ với Nikkei Asia, các chuyên gia cũng lo ngại khả năng Trung Quốc sử dụng nguồn cung cấp nước để làm điều kiện trao đổi bất lợi cho quốc gia hạ nguồn

    Bà Ambika Vishwanath, đồng sáng lập Kubernein Initiative, tổ chức tư vấn địa chính trị có trụ sở tại Ấn Độ, đã mô tả chiến lược về nguồn nước của Trung Quốc là một trong những mối quan hệ "giao dịch"

    Năm 2001, Trung Quốc đồng ý thành lập một ủy ban chung với Kazakhstan tập trung vào giám sát dòng chảy. 10 năm sau, Bắc Kinh khởi động "Dự án dẫn nước chung hữu nghị Trung Quốc - Kazakhstan", với cam kết điều chỉnh việc phân phối nguồn nước chung

    Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào Kazakhstan về an ninh biên giới dọc khu vực Tân Cương phía tây bắc. Nước này cũng cũng nhập khẩu dầu từ Kazakhstan

    "[Trung Quốc] sẽ tiến hành 1 hiệp ước hoặc thỏa thuận nếu đó là điều có lợi cho nước này", bà Vishwanath nhận định, đồng thời nói thêm rằng nguồn nước đang trở thành một phần trong chính sách ngoại giao và hợp tác của Bắc Kinh

    Tương tự, chính trị Trung - Ấn đã định hình việc quản lý nước của Trung Quốc đối với các con sông như Nhã Lỗ Tạng Bố/Brahmaputra. Một thỏa thuận năm 2005 giữa Trung Quốc và Ấn Độ yêu cầu Bắc Kinh cung cấp dữ liệu về các con sông trong mùa lũ. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận đó đã bị đình trệ khi 2 bên đối mặt với các cuộc đối đầu quân sự lặp đi lặp lại ở các khu vực biên giới tranh chấp. Việc Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện dọc theo sông đã làm tăng thêm xích mích

    Ông Brahma Chellany, tác giả cuốn sách "Nước: Chiến trường mới của châu Á" nhận định: "Các cuộc chiến về nguồn nước, theo nghĩa ngoại giao hoặc kinh tế, đã diễn ra ở một số tiểu vùng của châu Á khi các bên chạy đua để kiểm soát các nguồn nước xuyên quốc gia". Theo ông, các cuộc cạnh tranh này có thể gây ra căng thẳng lớn hơn và thậm chí là xung đột
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/7/23
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ông Hun Manet tiến gần hơn đến ghế thủ tướng
    Đảng Nhân dân Campuchia tuyên bố giành chiến thắng tuyệt đối, ông Hun Manet đã được bầu vào Quốc hội khóa mới

    [​IMG]
    Ông Hun Manet khoe ngón tay nhuộm mực tím - dấu hiệu cho các cử tri đã bỏ phiếu
    Theo Hãng tin Reuters ngày 24-7, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) tự tin khẳng định ông Hun Manet - con trai của Thủ tướng Hun Sen đương nhiệm - đã được bầu vào Quốc hội của nước này

    Ông Sok Eysan, người phát ngôn Đảng CPP, cho biết: "Rất rõ ràng, ông Hun Manet đã được bầu vào Quốc hội"

    Với việc này, ông Hun Manet đã tiến thêm một bước đến việc tiếp nhận ghế thủ tướng Campuchia từ cha mình

    Theo báo Khmer Times, Đảng CPP cũng tuyên bố đã giành chiến thắng tuyệt đối trong cuộc bầu cử ngày 23-7. Ông Sok cho biết ông tin đảng của mình đã giành được khoảng 78-80% số phiếu bầu

    Ông Sok chia sẻ với Tân Hoa xã: "Chúng tôi đã chiến thắng tuyệt đối trong lần bầu cử này, nhưng chúng tôi chưa tính toán chính xác số ghế đã giành được. Điều này thật sự phản ánh niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng CPP"

    Trong khi đó, báo Khmer Times dẫn kết quả không chính thức cho thấy Đảng CPP đã giành 120/125 ghế Quốc hội. 5 ghế còn lại thuộc về Đảng Bảo hoàng FUNCINPEC

    Trước đó, Chủ tịch Ủy ban bầu cử quốc gia (NEC) Prach Chan xác nhận lần bầu cử thứ 7 của Campuchia đã được tổ chức thành công, đảm bảo sự công bằng và không có bạo lực xảy ra

    Thống kê sơ bộ về số người đi bầu cho thấy tổng cộng 8,2 triệu người đã bỏ phiếu, chiếm 84,58% con số 9,7 triệu cử tri hợp lệ trên cả nước

    Ông Hun Manet là ai?

    Ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đã công khai thông báo Đại tướng Hun Manet có thể làm tân thủ tướng trong 4-5 tuần sau bầu cử

    Ông Hun Manet tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point và là người Campuchia đầu tiên tốt nghiệp học viện quân sự danh giá này của Mỹ. Ông cũng có bằng thạc sĩ kinh tế tại Đại học New York và bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol (Anh)

    Ông hiện là phó tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF), tư lệnh Lục quân Hoàng gia

    Để trở thành thủ tướng, ông Hun Manet phải là thành viên Quốc hội, phải thắng trong cuộc bầu cử ngày 23-7
     
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc mời Thổ Nhĩ Kỳ vào BRICS
    Sau màn "gây sốc" phương Tây cách đây 5 năm, quốc gia được ví như "Trung Quốc ở châu Âu" đang có khả năng trở thành thành viên chính thức của BRICS

    [​IMG]
    Trung Quốc đã công khai ý định mời Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS

    Theo Press TV , Trung Quốc đã công khai ý định mời Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối các nền kinh tế mới nổi BRICS. Động thái của Bắc Kinh diễn ra khi BRICS mới kết nạp thêm 6 thành viên mới và Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp diễn ra tại Ấn Độ (từ ngày 9-10/9)

    Thổ Nhĩ Kỳ - ứng viên tiềm năng mà Trung Quốc nhắm tới - đang là một thành viên cốt cán trong G20. Song, điểm đáng chú ý hơn cả nằm ở tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực

    Theo tờ Aydinlik của Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc gặp với các nhà báo ở Ankara ngày 1/9, Đại sứ Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ Lưu Thiếu Bân cho biết Trung Quốc "mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS" , đồng thời nhấn mạnh Bắc Kinh và Ankara sẽ sánh vai cùng nhau trên con đường phát triển kinh tế

    Ông Lưu nhắc lại việc BRICS kết nạp thêm 6 thành viên mới trong tháng 8 và nói rằng đây "là một khởi đầu lịch sử được mong đợi trên trường quốc tế"

    Đáng nói, trong vài ngày nữa, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm tới Nga và gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin. Theo kế hoạch, Nga sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào năm tới tại Kazan - thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan, một chủ thể của Liên bang Nga có số lượng lớn người Thổ sinh sống

    [​IMG]
    Trong chuyến thăm Nga sắp tới, ông Erdogan sẽ thảo luận về khả năng gia nhập BRICS

    Các nguồn tin của Press TV cho biết ông Erdogan và ông Putin sẽ có cuộc thảo luận về khả năng Ankara tiếp cận BRICS. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mới để bù đắp thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra những năm gần đây. Một số chuyên gia nhận định, việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận được Ngân hàng Phát triển mới (NDB do BRICS thành lập) sẽ "mở đường" cho Ankara

    Bên cạnh đó, tư cách thành viên BRICS cũng có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng doanh thu thương mại, bởi Ankara vốn đã là đối tác thương mại lớn của các thành viên BRICS như Nga, Ấn Độ, Iran, Saudi Arabia và UAE

    Một "Trung Quốc ở châu Âu"


    Thổ Nhĩ Kỳ giữ vai trò quan trọng chiến lược trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nước này nằm dọc phía Nam Biển Đen, có vị trí như một cây cầu kết nối châu Âu và châu Á, giáp với Trung Đông ở phía Nam, Trung Á ở phía Đông và khu vực Kavkaz ở phía Bắc

    Trong số những quốc gia giáp Biển Đen, các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ là tuyến đường duy nhất dẫn tới biển Aegean, Địa Trung Hải và các đại dương khác

    Nhờ vị trí đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là trạm trung chuyển năng lượng giữa châu Âu và châu Á với dự án "Đường ống gas tự nhiên xuyên lục địa Anatolia" (TANAP). Trong tình trạng Nga đang chịu lệnh trừng phạt về nhiều mặt từ Hoa Kỳ và EU, Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên như một đối tác thay thế lý tưởng và đáng tin cậy nhờ những điều kiện đang sở hữu

    [​IMG]
    Thổ Nhĩ Kỳ được ví như "Trung Quốc ở châu Âu"

    Năm 2015, khi đề cập tới việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU), ông Volkan Bozki - Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ khi đó tuyên bố: "EU không thể nói không với Thổ Nhĩ Kỳ. Các hệ quả sẽ tiêu cực đối với châu Âu, chứ không phải với chúng tôi"

    Giới chuyên gia nhận định, sự tự tin của Thổ Nhĩ Kỳ là có cơ sở, do nước này sở hữu tiềm lực kinh tế mạnh hơn so với nhiều nước thành viên của EU thời điểm ấy. Tốc độ phát triển kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đó nhanh tới mức họ được ví von như một "Trung Quốc ở châu Âu"


    [​IMG]
    Cách đây 5 năm, Thổ Nhĩ Kỳ đã '"gây sốc" phương Tây khi tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS

    Trong khi đó, theo Silk Road Briefing , một khối hồi giáo mạnh mẽ trong BRICS đã bắt đầu nổi lên (với Ai Cập, UAE, Saudi Arabia) và ông Erdogan sẽ không muốn Thổ Nhĩ Kỳ nằm ngoài một nhóm có ảnh hưởng như vậy

    Trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cần được đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu, ông Erdogan đã thực hiện một chuyến gây quỹ nhỏ ở Trung Đông vào tháng 7 năm nay để tìm kiếm nguồn vốn cho nhiều dự án

    Hoạt động này đã gặt hái được thành công, ông Erdogan đã ký được các thỏa thuận trị giá hơn 50 tỷ USD với UAE và thêm khoản đầu tư trị giá 9,9 tỷ USD với Qatar

    Với việc các nước thành viên BRICS đang có ảnh hưởng đáng kể đến các hiệp định thương mại tự do tại những khu vực tương ứng của họ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ coi khối này là thị trường phát triển mới đầy tiềm năng

    Ở chiều ngược lại, chuyên gia phân tích Jim O'Neill (người đã sáng tạo ra cụm từ viết tắt BRIC trước khi Nam Phi gia nhập) cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giải quyết được những vấn đề phức tạp của hệ thống lấy Mỹ làm trung tâm và trật tự thế giới mới

    Hiện chưa có xác nhận nào từ giới chức Thổ Nhĩ Kỳ hay các thành viên BRICS rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức nộp đơn gia nhập khối này. Song, một số chuyên gia cho rằng, ngay cả khi chính phủ Erdogan nộp đơn xin gia nhập BRICS thì các thành viên NATO vẫn có thể gây áp lực để buộc Ankara từ bỏ ý định

     
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Làm ăn với Mỹ phải biết lobby
    Làm ăn với Mỹ phải biết lobby vì đó là cái thế chính trị mà người Mỹ thường vận dụng tối đa để tranh thủ quyền lợi kinh tế thương mại khi giao dịch với nhau và với người nước ngoài

    Từ ngày lập quốc, những cha đẻ của nước Mỹ đã hình dung một xã hội dân chủ trong đó tiếng nói của người dân phải được chuyển tải một cách đầy đủ nhất đến chính quyền. Một trong những công thần lập quốc của nước Mỹ là ông James Madison (sau này trở thành Tổng thống thứ tư của Mỹ vào năm 1809) là người phổ biến cái thuyết “bàn tay vô hình” trong chính trường, tương tự như thuyết bàn tay vô hình trong kinh tế thị trường của Adam Smith. Theo ông, thì chính trường cũng như thương trường: nếu thông tin được lưu hành tốt thì cung sẽ gặp cầu, chính trường sẽ ổn định, vì Nhà nước có đủ thông tin (và yêu cầu, áp lực từ dân) để biết và cung được cái gì dân cầu. Từ đó, vai trò của lobbyist (tạm dịch là người vận động hành lang) trong chính trường Mỹ được xem là cần thiết như vai trò của những người làm dịch vụ thông tin, tiếp thị, môi giới, trung gian… trong thương trường

    Người lobbyist ở Mỹ có thể đại diện bất cứ một cá nhân, tập thể, chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại nào, kể cả những cá nhân, tập thể Chính phủ nước ngoài, chỉ với điều kiện là họ đăng ký minh bạch với chính quyền Mỹ. Phần lớn những người lobby là những quan chức hội hữu, những chuyên viên từng làm việc ở Quốc hội, một số luật sư có kinh nghiệm chuyên nghành (của thân chủ họ). Những người lobby có tên tuổi lớn thường là những cựu Bộ trưởng, Tướng lãnh ( Sao nào cũng có), cố vấn, trợ lý của Tổng thống, dân biểu, thượng nghị sĩ đã từng nắm những chức vụ chủ chốt ở Quốc hội, ngay cả những cựu Tổng giám đốc Cục trung ương tình báo Mỹ

    TẠI SAO CẦN ĐẾN HOẠT ĐỘNG LOBBY?

    Khi đã có các quan hệ chính trị, thương mại, kinh tế, xã hội là tất sẽ có nhiều vấn đề phức tạp, xung đột từ những tranh chấp quyền lợi đơn thuần, hoặc từ những cảm nhận sai lệch, những sự hiểu lầm khó tránh được và thường xảy ra, đặc biệt là khi hai bên có sự khác nhau trong văn hóa xã hội, chính trị, cách làm ăn. Nói chung, tính công bằng của người Mỹ theo nghĩa tốt nhất là khá cao. Tuy nhiên, nhiều người nước ngoài thường ngộ nhận điều này vì thấy người Mỹ luôn nói theo luật, sống theo luật, nên họ cứ ngỡ rằng làm việc với người Mỹ chỉ cần nói lý là đủ. Công bằng đối với người Mỹ có nghĩa “sòng phẳng” nhiều hơn là “đúng” theo nghĩa đạo đức. Nghĩa là, nếu tôi đẩy được anh làm chuyện gì mà anh đồng ý, dù không thật sự hài lòng, hoặc anh bị tòa xử thiệt hại cho anh vì anh không có người biện hộ tốt, thì cũng là “fair” (sòng phẳng), mặc dù anh có thể “bị” phải đồng ý. Như vậy, thì dù khi chính quyền Mỹ có áp lực từ Hiệp hội Thủy sản Mỹ (trực tiếp hoặc gián tiếp qua các dân biểu của họ), lấy lý do nào đó để ngăn chặn một nước XYZ nào đó đưa tôm, cá vào Mỹ, mà nếu nước xuất khẩu không có tiếng nói và một phần lực mạnh mẽ thì sẽ bị thiệt thòi và đó là chuyện của anh. Nguyên tắc này áp dụng cho cả người Mỹ với nhau

    Chính trường Mỹ tương đối minh bạch, nhưng hệ thống vận hành lại chằng chịt, phức tạp, không phải lúc nào cũng công bằng. Trong lĩnh vực chính trị, ngay cả những nước thân thiện với Mỹ và có văn hóa gần gũi với Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Úc cũng phải cần chuyên gia lobby để vận động thường xuyên với chính khách Mỹ. Ở Á châu, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng phải có một đội lobby hùng hậu ở Mỹ. Chính quyền Đài Loan nhờ có lobby giỏi mới có được sự hậu thuẫn trong chính giới Mỹ để giúp họ quản lý được nhiều vấn đề cực kỳ phức tạp trong quan hệ tay ba giữa họ với Mỹ và Trung Quốc. Trong mười năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho nhu cầu hiểu biết về người Mỹ đồng thời thực hiện các hoạt động lobby rất tinh vi ở Mỹ; do vậy Trung Quốc có được một quan hệ tương đối tốt và ổn định với nước này, mặc dù quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đã đến mức rất lớn và cực kỳ phức tạp

    Họat động lobby ở Mỹ , tuy là hợp pháp, công khai, nhưng giá trị chính của nó là ở nhựng họat động “hậu trường”, vì các cuộc gặp gỡ, họat động giữa chính phủ và chính phủ thường có giá trị rất giới hạn. Các chính khách khi gạp nhau thường phải giữ kẻ, ít cởi mở, phải theo bài và không quan chức nào muốn bị xem là vì áp lực trực tiếp của một chính phủ nước khác mà phải thay đổi chính sách.Cho nên những nước khôn khéo biết làm việc với Mỹ thường cật lực lobby chính trường Mỹ, và đã thương lượng, dàn xếp được một tình thế tối ưu trước khi họ gặp nhau chỉ để chính thức hóa câu chuyện

    HỆ THỐNG VẬN HÀNH QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA MỸ

    Cơ quan quyền lực cao nhất và mạnh nhất ở Mỹ là Quốc hội - gồm có Hạ viện với 435 Dân Biểu (DB), nhiệm kỳ hai năm và Thượng viện với 100 Thượng nghị sĩ (TNS), nhiệm kỳ sáu năm. Hiến pháp Mỹ quy định nhiệm kỳ hai năm cho dân biểu là để các vị này luôn bị áp lực phải phục vụ dân vì phải đi năn nỉ dân bầu lại cho mình mỗi hai năm một lần. Vai trò của Thượng nghị sĩ là để cân bằng những đòi hỏi, nhu cầu quá đáng từ Hạ viện vì các TNS không bị áp lực tranh cử nặng nề như các dân biểu. Quyền lực của Quốc hội phần lớn dựa trên vai trò hiến định là làm luật (từ nhu cầu, nguyện vọng của dân) và chuẩn chi ngân sách Nhà nước. Do Quốc hội Mỹ nắm hầu bao nên cơ quan này có quyền và ảnh hưởng, chi phối mọi hoạt động của Hành pháp. Tổng thống có muốn làm gì mà Quốc hội không duyệt thì cũng không xong. Tổng thống có ký hiệp định gì với ai mà Quốc hội không duyệt thì cũng không có hiệu lực. Quốc hội muốn gì, nếu không có ảnh hưởng lớn đến an ninh quyền lợi chiến lược của quốc gia, thì phía hành pháp thường cũng xuôi theo. Quốc hội là cái cửa để doanh nghiệp, tập thể, hội đoàn tác động trực tiếp để can thiệp cho quyền lợi của họ

    Một ông cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ là ông Thomas O’Neil đã nói một câu bất hủ: “Chính trị là việc địa phương” (“All politics is local”). Ý nghĩa của câu nói này là các dân biểu bị áp lực trực tiếp và thường xuyên từ cử tri của mình, và phải ưu tiên phục vụ đòi hỏi của họ; nếu không thì sẽ thất cử, khi ấy cho dù người dân biểu có mục tiêu phục vụ lý tưởng tốt đến đâu cũng không có đất để hoạt động. Chính vì vậy mà bất cứ một doanh nghiệp, hiệp hội, đoàn thể nào cũng có thể đòi hỏi người dân biểu của mình áp lực chính trị với các cơ quan hành pháp để đòi cho được quyền lợi về phía mình

    Tại đất nước này khi có xung đột quyền lợi thì một trong những nguyên tắc chính để tạo cân bằng và ổn định chung là thương lượng, qua đó hy vọng tìm được sự nhượng bộ của cả hai bên, mỗi bên có lợi một ít, không bên nào được lợi hết, hoặc thiệt hết. Khi hai bên không thể tự giải quyết ổn thỏa thì mới “đụng trận” đem nhau ra tòa, hay để cho một phía thứ ba đứng ra giải quyết giùm. Đây là giải pháp cuối cùng vì rất tốn kém chi phí cũng như thời gian. Cho nên vai trò người lobby ở đây rất quan trọng: giúp thân chủ tránh được những đối đầu không cần thiết, và chỉ đến khi không còn đường giải quyết nữa mới nói đến vấn đề tranh tụng. Muốn đối thủ của mình chịu nhượng bộ thì mình phải tạo được cái thế chính trị, cái lực (thực hoặc ảo) để đối thủ phải cân nhắc, chịu thương lượng trước khi “ra tay”. Đó là nghệ thuật của lobby. Muốn có được cái thế lực cần thiết để thủ thân thì cần phải có một chiến lược lobby ở tầm quốc gia (về mặt chính trị) và ở tầm doanh nghiệp / hiệp hội (về mặt kinh tế thương mại)

    DÙ TỐN KÉM CŨNG PHẢI LÀM

    Đầu tư vào các hoạt động lobby khá tốn kém, nhưng đây là phương pháp ngừa bệnh và giảm đau, cho nên dù có tốn kém nhưng còn rẻ hơn nhiều so với chi phí chữa bệnh. Kinh nghiệm của các nước làm lobby hữu hiệu với Mỹ là dùng các chuyên gia lobby có kinh nghiệm và thế lực ở Mỹ. Người nước ngoài khó có kiến thức, quan hệ, tư cách và pháp nhân cần thiết để tiếp cận dễ dàng với chính giới Mỹ. Những chuyên gia này đã chi trả những phí “lót đường” hợp pháp để khi gõ cửa thì được người ta mời vào. Và họ cũng là người có phương tiện và khả năng “có qua có lại” để có được ảnh hưởng với các dân biểu. Những nước thường gặp trở ngại trong quan hệ với Mỹ là những nước chủ quan, không chịu đầu tư nghiêm túc để hiểu người Mỹ và biết cách vận hành của hệ thống quyền lực của họ, hoặc đặt quá nhiều trách nhiệm và kỳ vọng vào khả năng của các viên chức ngoại giao ở sứ quán của mình

    Trên thực tế, hầu hết các viên chức ngoại giao sứ quán có kiến thức không sâu về nước mà mình đang làm việc, đơn giản là do nhiệm kỳ của họ chỉ có ba hoặc bốn năm. Mặc dù phần lớn đều có một số chuẩn bị cơ bản trước khi nhận nhiệm vụ nhưng họ không đủ khả năng (kể cả vấn đề ngoại ngữ) để tự tin và năng nổ xông vào chính trường Mỹ (ngoài nhiệm vụ ngoại giao truyền thống). Trong tất cả các sứ quán Á châu ở Mỹ chỉ có Singapore là có một đội ngũ nhân viên tương đối nhỏ nhưng có khả năng cao trong quan hệ với nước sở tại, vì họ được đào tạo chuyên về Mỹ, có khả năng giao tiếp tốt. Nhờ vậy họ có được sự tự tin để “mòn gót giày” trên các hành lang Quốc hội thay vì thụ động ngồi trong văn phòng sứ quán như phần lớn nhân viên của các sứ quán khác. Thế mà, Singapore vẫn có một nhóm chuyên gia lobby để giúp họ “bắt mạch” nhịp đập của chính trường Mỹ, hoạch định kế hoạch chiến lược, duy trì những quan hệ ưu tiên trong chính giới Mỹ

    Trong phạm trù kinh tế thương mại, nếu muốn làm ăn trên quy mô lớn và lâu dài với Mỹ thì cần phải có một chiến lược và kế hoạch, chương trình lobby cụ thể với Mỹ. Phần lớn doanh nghiệp trong nước chưa có thói quen làm việc với luật sư và chuyên gia lobby vì không thấy được những hiệu quả rõ ràng trước mắt. Nếu vai trò của người luật sư là cần thiết trong làm ăn với Mỹ, thì vai trò của người lobby cũng quan trọng không kém, vì họ là người giúp ngừa những căn bệnh lớn có tầm chiến lược và giúp giảm đau, chóng hồi phục khi bị bệnh. Kinh nghiệm làm ăn với Mỹ của một số doanh nghiệp trong nước mấy năm qua có thể cho thấy khá rõ vấn đề này

    Trong quan hệ song phương giữa hai nước, quyền lợi chính trị và kinh tế có nhiều lĩnh vực tương đồng do đó nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp / hiệp hội với nhà nước để chia sẻ thông tin, chi phí, và hỗ trợ nhau trong công tác lobby để tạo nên một cái thế lớn hơn. Các hiệp hội ngành nghề và các hiệp hội doanh nghiệp nên xem đây là vấn đề ưu tiên trong quan hệ làm ăn với Mỹ để hợp lực tạo cái thế cho hoạt động lobby ở Mỹ khi cần. Không có phương tiện lobby thì doanh nghiệp trong nước sẽ không có khả năng tiên đoán những hậu quả không lường được, và cũng sẽ không có khả năng trở tay một cách bài bản và có hiệu quả khi bị gây sự từ những nhóm đặc quyền ở Mỹ. Lobby ở Mỹ là một vấn đề mà nếu không biết lo xa tất sẽ có buồn gần; cái giá phải trả sẽ rất lớn, từ những thiệt hại cụ thể đến những hệ quả lâu dài hơn

    TRẦN SĨ CHƯƠNG
    Le and Associates
     
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Việt Nam và Mỹ chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
    Trong hội đàm cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden, hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
    Chiều ngày 10/9, ngay sau lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden và đoàn đại biểu cấp cao Mỹ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng, đánh giá cao Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện. Chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt, là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi về quan hệ hai nước và các vấn đề quốc tế vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững ở khu vực và thế giới

    [​IMG]
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Joe Biden
    Tổng Bí thư nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp về cuộc trao đổi chân tình với ông Joe Biden khi Tổng Bí thư thăm Mỹ hồi tháng 7 năm 2015, đánh giá cao những ý kiến trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo trong thời gian qua và cám ơn Tổng thống Joe Biden vào tháng 6 vừa qua đã gửi thư mời Tổng Bí thư sớm thăm lại Mỹ

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông báo về những thành tựu Việt Nam đạt được qua gần 40 năm đổi mới toàn diện nhằm các mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" theo các phương hướng chính là phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế

    Tổng Bí thư chúc mừng những thành tựu quan trọng về kinh tế xã hội của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Joe Biden và những đóng góp của Mỹ trong việc góp phần thúc đẩy hợp tác toàn cầu giải quyết những thách thức lớn đặt ra như y tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và an ninh lương thực

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế

    Việt Nam thực hiện đường lối quốc phòng "bốn không". Đối với các tình hình phức tạp và xung đột quốc tế, Việt Nam mong muốn các bên đối thoại, giải quyết hòa bình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc

    Việt Nam đánh giá cao lập trường của Mỹ ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông. Đề nghị Mỹ tiếp tục ủng hộ, đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, hợp tác, bảo đảm các quyền tự do hàng hải, hàng không và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia ở Biển Đông, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động trái với luật pháp quốc tế làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện DOC, sớm ký kết COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982

    [​IMG]
    Toàn cảnh hội đàm
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại Việt Nam đã hợp tác với Mỹ chống phát-xít trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Chủ tịch Hồ Chí Minh trích một phần Tuyên ngôn độc lập của Mỹ ngay trong phần mở đầu của Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, gửi thư đến Chính phủ Mỹ đề nghị thiết lập quan hệ đầy đủ với Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ hai nước đã trải qua không ít thăng trầm, đặc biệt là cuộc chiến tranh dài ngày, khốc liệt nhất trong Thế kỷ XX sau Chiến tranh Thế giới thứ II

    Việt Nam vui mừng nhận thấy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, đặc biệt là sau khi xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện vào năm 2013, quan hệ đã có bước phát triển mạnh mẽ, sâu sắc, thực chất, hiệu quả

    Trên những cơ sở quan trọng nêu trên, vì lợi ích của nhân dân hai nước và mong muốn tăng cường hợp tác nhằm các mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, Việt Nam hoan nghênh việc hai nước xác lập quan hệ ở tầm cao mới là Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden nhất trí rằng thực tế đã qua cho thấy những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Mỹ là việc tôn trọng đầy đủ những nguyên tắc cơ bản định hướng cho quan hệ hai nước, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau

    Tổng Bí thư nhấn mạnh sự hiểu biết lẫn nhau, hoàn cảnh của nhau, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau luôn có ý nghĩa quan trọng. Phương châm đặc thù cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Mỹ là "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai". Việt Nam đánh giá cao và coi trọng khẳng định của Mỹ là ủng hộ Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng"

    Tổng Bí thư đánh giá cao các nội dung được thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước về Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam – Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững. Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh một số phương hướng lớn để thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Mỹ

    Trong đó có việc tiếp tục tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thực hiện những nguyên tắc định hướng, tạo ổn định lâu dài, gặp gỡ, hợp tác cấp cao, giữa các ngành, các cấp, giao lưu nhân dân. Tổng Bí thư hoan nghênh việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm theo hướng đổi mới sáng tạo tiếp tục là nền tảng trọng tâm, động lực cho quan hệ hai nước và việc hai bên nhất trí tạo đột phá trong hợp tác về khoa học, công nghệ

    Tổng thống Joe Biden bày tỏ sự vui mừng được đến thăm Việt Nam, cảm ơn sự đón tiếp trọng thị đối với cá nhân Tổng thống và đoàn và vui mừng gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng thống nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử không chỉ đối với quan hệ hai nước mà còn đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới, nêu quan điểm của Mỹ về ủng hộ một khu vực mở, ổn định, an toàn, liên kết và thịnh vượng

    [​IMG]
    [​IMG]
    Hai đoàn tại cuộc hội đàm
    Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh sự coi trọng đối với vai trò, vị trí của Việt Nam ở khu vực, đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trên nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu, trong đó có vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổng thống khẳng định sự ủng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN và mong muốn hợp tác với Việt Nam để đóng góp vào đoàn kết và thịnh vượng của ASEAN

    Tổng thống nhấn mạnh Biển Đông có vị trí quan trọng đối với thịnh vượng, ổn định quốc tế và khẳng định lại quan điểm của Mỹ về Biển Đông. Tổng thống cũng nêu sự coi trọng của Mỹ những mục tiêu của Khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

    Tổng thống Joe Biden bày tỏ sự trân trọng đối với đất nước Việt Nam, đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam về phát triển, đóng góp vào công việc quốc tế và những đóng góp, vai trò lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Tổng thống bày tỏ sự ủng hộ đối với sự phát triển của Việt Nam, trong đó có hợp tác kinh tế và khoa học-công nghệ trong giai đoạn mới, việc phát triển công nghiệp điện tử, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng sạch. Tổng thống Joe Biden đánh giá cao việc hai nước nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện có lợi cho cả hai nước và lợi ích quốc tế chung

    Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng cuộc hội đàm đã diễn ra trong không khí hữu nghị, bình đẳng, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, trao đổi sâu rộng, toàn diện và đạt kết quả tốt đẹp. Những kết quả quan trọng của cuộc hội đàm và chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của quan hệ hai nước trong giai đoạn mới vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

    Sau cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden đã phát biểu với báo chí Việt Nam, Mỹ và quốc tế
     
  13. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Loạt dự án công nghệ Việt – Mỹ công bố trong chuyến thăm của Tổng thống Biden
    Trong thông cáo báo chí phát đi ngày 10/9/2023, Nhà Trắng khẳng định Mỹ và Việt Nam đang nỗ lực củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác trong nền kinh tế sáng tạo, khoa học và công nghệ
    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Joe Biden sáng 11/9
    Trong chuyến thăm lần này, Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken, cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và nhiều lãnh đạo bộ, ngành phía Việt Nam đã tham dự Hội đàm về đầu tư và đổi mới sáng tạo Việt Nam – Mỹ. Hội đàm thảo luận về những ưu tiên trong việc thúc đẩy hợp tác công nghệ và kinh tế giữa hai nước, bao gồm cả việc thúc đẩy đầu tư từ phía Việt Nam sang Mỹ. Tham dự Hội đàm có đại diện của những tập đoàn công nghệ hàng đầu hai nước như Boeing Global, Marvell, Intel, Amkor Technology, Google, Vietnam Airlines, VinFast, VNG, FPT, BRG, Momo…

    “Chúng tôi chào đón sự tiến triển của quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam – Mỹ với những dự án hợp tác mới và mở rộng sẽ giúp tăng cường giao dịch thương mại giữa hai nước trong thời gian tới”, thông cáo từ Nhà Trắng nhấn mạnh

    Loạt dự án hợp tác công nghệ Việt Nam – Mỹ tiêu biểu như chuỗi cung ứng bán dẫn Amkor Technology (trụ sở tại Arizona) sẽ đặt nhà máy tại Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2023. Tổng mức đầu tư cho dự án này là 1,6 tỷ USD. Synopsys (trụ sở tại California) sẽ ra mắt một thiết kế bán dẫn và trung tâm ươm mầm sáng tạo hợp tác cùng Khu Công nghệ cao TP.HCM. Marvell (trụ sở tại California) cũng sẽ công bố việc xây dựng một trung tâm thiết kế bán dẫn đẳng cấp thế giới tại TP.HCM

    Đối với lĩnh vực phát triển dịch vụ tài chính và thị trường vốn, mới đây, VNG đã nộp hồ sơ xin IPO trên sàn NASDAQ, trở thành công ty công nghệ Việt Nam đầu tiên niêm yết tại Mỹ. Cùng với VNG, một vài doanh nghiệp Việt Nam khác cũng đang tiếp cận thị trường vốn của Mỹ để phục vụ nhu cầu sáng tạo và tăng trưởng của mình

    Trong dịp này, Microsoft và Trusting Social sẽ công bố thoả thuận phát triển một giải pháp dựa trên trí tuệ nhân tạo tạo sinh được thiết kế riêng cho Việt Nam và các thị trường mới nổi. NVIDIA sẽ hợp tác cùng FPT, Viettel và Vingroup để triển khai trí tuệ nhân tạo trong các ngành điện toán đám mây, ô tô và chăm sóc y tế. Meta Platforms và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam sẽ công bố Thử thách sáng tạo Việt Nam, một chương trình nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Về việc hợp tác mới trong lĩnh vực bán dẫn, Mỹ đánh giá cao vai trò tiềm năng của Việt Nam trong xây dựng chuỗi cung ứng bán dẫn và hai bên sẽ hợp tác với nhau để phát triển hệ sinh thái bán dẫn hiện tại của Việt Nam, cùng với hành lang pháp lý, nguồn nhân lực cũng như hạ tầng tương ứng

    Việc hợp tác lần này sẽ xây dựng các sáng kiến về phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ cho năng lực sản xuất bán dẫn tại Mỹ. Hai nước sẽ công bố các sáng kiến tổng hợp về phát triển nguồn nhân lực thông qua các khoá đào tạo về lắp ráp, kiểm thử, đóng gói bán dẫn. Chính phủ Mỹ sẽ tài trợ ban đầu 2 triệu USD cho các sáng kiến này, cùng với các hỗ trợ trong tương lai từ Chính phủ và khối tư nhân Việt Nam

    Trong lĩnh vực phát triển mạng lưới đối tác điện tử và công nghệ tiên tiến hàng đầu (DELTA), hai nước dự định ra mắt Mạng lưới DELTA với sự tham gia của nhiều nước trong khu vực để phối hợp triển khai các chiến lược công nghệ, hướng tới một chuỗi cung ứng công nghệ an toàn và bền vững

    Về thoả thuận nghiên cứu công nghệ và khoa học Việt Nam – Mỹ, hai nước dự định mở rộng các nghiên cứu chung trong các lĩnh vực ưu tiên như trí tuệ nhân tạo, R&D, y học và sức khoẻ, khoa học khí hậu, công nghệ sinh học và bảo tồn…

    Trước đó, trong phát biểu với báo giới chiều tối ngày 10/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Các nội hàm của mối quan hệ hợp tác mới kế thừa những nội dung hợp tác hiện có giữa hai nước và đưa lên tầm cao mới thông qua việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư theo hướng đổi mới sáng tạo là nền tảng, trọng tâm và động lực của quan hệ hai nước; tăng cường hợp tác khoa học-công nghệ là đột phá mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững. Trong thời gian tới, các cơ quan liên quan của hai nước sẽ phối hợp triển khai thực hiện các thỏa thuận đã đạt được, tạo điều kiện để phát triển những bước tiếp theo”

    Trong bài phát biểu trước báo giới, Tổng thống Mỹ Biden cũng khẳng định: "Chúng ta sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ trọng yếu và mới nổi, đặc biệt trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu tốt hơn cho ngành công nghiệp bán dẫn. Chúng ta cũng mở rộng mối quan hệ đối tác kinh tế nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư và thương mại giữa hai nước"

    Ông Biden lấy một thí dụ là, năm ngoái một công ty Việt Nam đã ký thỏa thuận trị giá 4 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện và ắc-quy ở tiểu bang Bắc Carolina tại Mỹ. Điều này cũng giúp tạo ra hơn 7.000 việc làm. Các công ty công nghệ Việt Nam có tầm cỡ thế giới đã và sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và sẽ có thêm nhiều hợp đồng thương mại quan trọng nữa được ký kết nhân chuyến thăm này

    “Chúng tôi cũng đang đầu tư để phát triển mạnh mẽ hơn nữa lực lượng lao động lành nghề trong các ngành học tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán, thúc đẩy trao đổi trong lĩnh vực giáo dục để giúp các nhà khoa học, hoặc doanh nhân và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn, nắm bắt những cơ hội to lớn trong thời đại công nghệ mới này”, Tổng thống Mỹ Biden nói
     
  14. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vietnam chứng tỏ năng lực ‘tầm cỡ thế giới’
    Theo Giáo sư Thayer, Việt Nam và Mỹ đã trở thành đối tác đáng tin cậy với nhau sau nhiều năm hợp tác

    [​IMG]
    Tăng trưởng vượt bậc trong thương mại hai chiều

    Giáo sư Thayer cho biết, trong chặng đường 10 năm qua, ông rất ấn tượng với mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Mỹ và Việt Nam

    Theo đó, nền tảng hợp tác kinh tế thông qua quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam đã được thiết lập hơn 10 năm trước, khi hai phía ký kết Hiệp định Thương mại song phương năm 2000 và Hiệp định khung về Thương mại & Đầu tư (TIFA) năm 2007. Bên cạnh đó, Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu để trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

    Trong khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện năm 2013, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã cam kết ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chính quyền ông Obama đã tư vấn kỹ thuật, đồng thời mang tới cho Việt Nam những hỗ trợ khác liên quan tới cải cách pháp lý và kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho quan hệ thương mại song phương, mà còn cả mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

    Mặc dù sau đó cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút khỏi TPP nhưng Việt Nam đã thu được kinh nghiệm quý báu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP11)

    Thống kê cho thấy, tính từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995 đến nay, tăng trưởng thương mại hai nước đã tăng từ 450 triệu USD năm 1995 lên mức hơn 123 tỷ USD năm 2022. Yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc trong thương mại hai chiều là tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam và sự bổ trợ lẫn nhau của hai nền kinh tế. Tới nay, Việt Nam đã đạt được thặng dư thương mại bền vững với Mỹ

    Nói riêng hợp tác kinh tế Việt-Mỹ năm 2023, vị Giáo sư cho biết, ông đặc biệt quan tâm tới 2 sự kiện lớn, đó là việc phái đoàn doanh nghiệp Mỹ sang Việt Nam và việc Tập đoàn VinFast Việt Nam khởi công nhà mày sản xuất xe điện tại Mỹ

    [​IMG]
    Ông Carl Thayer – Giáo sư danh dự trường Đại học New South Wales

    Việt Nam là điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp Mỹ


    Tháng 3 năm nay, một phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay (với 52 tập đoàn lớn) đã tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác ở nhiều lĩnh vực

    Theo Giáo sư Thayer, sự gián đoạn thương mại thế giới do đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm giải pháp thay thế bền vững để giảm thiểu rủi ro. Trong bối cảnh đó, Việt Nam trở thành một điểm đến đầy tiềm năng

    Trước tiên , Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 và mở cửa trở lại. Thứ hai , Việt Nam có môi trường pháp lý thuận lợi hơn, cơ cấu tiền lương thấp hơn và lực lượng lao động trẻ có năng suất cùng trình độ học vấn cao hơn

    Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden cũng đang thúc đẩy các cơ hội đầu tư – kinh doanh của Mỹ tại Việt Nam và giải quyết các vấn đề thương mại trên cơ sở thực tế

    Thành công của VinFast là dấu ấn của Việt Nam


    Nói về VinFast, ông Thayer nhận định, quyết định của tập đoàn này khi nhắm vào thị trường xe điện (EV) của Mỹ bằng cách xuất khẩu nguyên chiếc từ Việt Nam và sản xuất ngay tại Mỹ là một sáng kiến táo bạo, dù đi kèm với rủi ro


    VinFast đã giành được thắng lợi lớn khi cổ phiếu của họ được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq vào tháng 8, qua đó thu hút được sự chú ý lớn tại Mỹ. Cổ phiếu VinFast vào thời điểm đó ngay lập tức tăng vọt, sau đó giảm rồi lại phục hồi

    “Các nhà đầu tư rõ ràng quan tâm tới những gì mà VinFast mang lại” – Ông Thayer cho hay

    Tính đến nay, VinFast đã xuất khẩu khoảng 3.000 xe điện sang Mỹ và mở một số phòng trưng bày ở California. Cũng trong tháng 8, VinFast đã nhận được một “cú hích” khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ chứng nhận quãng đường di chuyển của xe điện VF 9 đạt 330 dặm (531 km đối với phiên bản Eco) và 291 dặm (468 km cho phiên bản Plus)

    Các cơ sở của VinFast tại Việt Nam cực kỳ hiện đại và đang sản xuất khoảng 300.000 xe điện mỗi năm. Con số này sẽ tăng lên khi nhà máy sản xuất trị giá hàng tỷ USD đang được xây dựng ở Bắc Carolina đi vào sản xuất năm 2025. Nhà máy này dự kiến sẽ cho “ra lò” 150.000 xe điện mỗi năm

    Trong nửa đầu năm 2023, VinFast đã bán được 11.300 xe điện. Hồi tháng 5, Chủ tịch Tập đoàn VinGroup Phạm Nhật Vượng nói với các cổ đông rằng, VinFast kỳ vọng sẽ bán được 50.000 xe điện trong năm nay và hòa vốn vào cuối năm 2024

    Theo ông Thayer, đó là thành công của VinFast nói riêng, còn xét trên quy mô hợp tác song phương hai nước thì đây cũng là một bước tiến trong quan hệ kinh tế Việt-Mỹ. Hiện tại, cả chính quyền Tổng thống Biden và chính phủ Việt Nam đều đang cam kết chuyển đổi sang năng lượng xanh, điều này mang lại đặc quyền cho sản xuất xe điện

    “Quyết định ưu tiên thị trường Mỹ của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng” có thể xem như một câu chuyện thành công” – Ông Thayer nhận định

    [​IMG]
    Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực ‘tầm cỡ thế giới’

    Trong chuyến thăm của Tổng thống Biden lần này, cả Việt Nam và Mỹ đều ưu tiên làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, tìm kiếm cơ hội thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế đang tập trung vào công nghệ và sáng tạo của Việt Nam

    Nhận định về tiềm năng hợp tác kinh tế - công nghệ giữa hai nước trong thời gian tới, ông Thayer cho rằng, chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Joe Biden và sự kiện nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên mức "Đối tác Chiến lược Toàn diện" sẽ tạo cơ hội chưa từng có để thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác mới, tạo nền tảng mạnh mẽ để Việt Nam thực sự có mặt trong các chuỗi giá trị toàn cầu

    Sau khi nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hai nước Việt - Mỹ sẽ có nhiều triển vọng hợp tác phát triển các lĩnh vực. Thương mại, đầu tư và công nghệ nhiều khả năng sẽ được ưu tiên để hợp tác sâu sắc hơn

    Mỹ có thể cung cấp các khoản hỗ trợ từ chính phủ và khuyến khích đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực công nghệ cao. Các ưu tiên khác giữa hai nước có thể bao gồm hợp tác chuyển giao công nghệ liên quan tới kinh tế kỹ thuật số, chuyển đổi năng lượng xanh và khử carbon

    Ông Thayer cho hay, Mỹ đang ưu tiên phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt và an toàn với Việt Nam, bởi Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực sản xuất vật liệu vật liệu bán dẫn theo tiêu chuẩn thế giới với các công ty Mỹ như Intel và Amkor

    Trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, hai nước đã quyết định đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực số, coi đây là đột phá mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

    Washington khẳng định cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đào tạo và phát triển lực lượng lao động công nghệ cao

    Ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn, hai Nhà Lãnh đạo ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam và hai bên sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung bán dẫn toàn cầu

    Việt Nam và Mỹ tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Mỹ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai

    Ngoài ra, ông Thayer cho hay, Washington đánh giá khá cao về tiềm năng phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam và có thể sẽ thúc đẩy hỗ trợ Việt Nam cả trong lĩnh vực này

    Tại Đông Nam Á, Singapore đang là quốc gia dẫn đầu. Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đang ở giai đoạn gần như tương đương nhau trong việc phát triển chính sách quốc gia, nghiên cứu, cũng như đưa AI và điện toán lượng tử vào ứng dụng thực tế. Do đó, nếu nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ, năng lực của Việt Nam ở hai khía cạnh trên sẽ phát triển hơn nữa

    Theo vị Giáo sư, Mỹ và các tập đoàn tư nhân của nước này là những nhà phát triển và tham gia lớn trong lĩnh vực AI, cũng như công nghệ điện toán lượng tử. Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các nguồn đầu tư trực tiếp của Mỹ, các công ty liên doanh, chuyển giao kỹ năng quản lý và kỹ thuật, cũng như tiếp cận thị trường

    “Có thể nói, Việt Nam và Mỹ đã trở thành đối tác đáng tin cậy với nhau sau nhiều năm hợp tác. Washington có thể lựa chọn ưu tiên trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử do đây là những công nghệ tiên phong cho tương lai

    Việt Nam cũng đang đặt ưu tiên cho công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0 nên quan điểm của Việt Nam và Mỹ đã đạt được sự nhất quán. Washington cũng mong muốn hợp tác phát triển công nghệ năng lượng xanh với Hà Nội” – Ông Thayer nhận định

     
    Chỉnh sửa cuối: 13/9/23
  15. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    30 người mua gần 8.000 căn nhà tại Hàn Quốc trong 5 năm
    Quy định hạn chế đầu cơ nhà đất của Hàn Quốc chưa hiệu quả khi thống kê mới đây cho thấy chỉ 30 người đã mua gần 8.000 căn nhà

    Số liệu trên được Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc thống kê từ năm 2018 đến tháng 6/2023

    Theo đó, 30 cái tên được đưa vào danh sách là những người mua sắm nhà đất thường xuyên nhất thị trường giai đoạn này. Họ đã mua 7.996 bất động sản với tổng giá trị 1.190 tỉ won, tương đương hơn 897 triệu USD

    Người mua nhiều nhất đã chi 115,6 tỷ won để sở hữu 792 bất động sản. Tiếp sau đó là người chi 115,1 tỷ won để mua 709 căn nhà

    24 trong 30 người này chủ yếu mua nhà ở Seoul, Incheon và tỉnh Kyunggi - những nơi có nhu cầu nhà ở cao nhất Hàn Quốc

    Ông Min Hong-chul, thành viên Đảng Dân chủ đối lập (DPK), nói rằng số liệu trên cho thấy quy định về nhà ở Chính phủ Hàn Quốc nhằm chống lại tình trạng đầu cơ đất đai, cũng như kiềm chế giá nhà của Chính phủ không hiệu quả. Ông cho rằng Chính phủ phải theo đuổi chính sách phát triển cân bằng giữa các khu vực

    Hồi đầu năm nay, Hàn Quốc đã bỏ một số quy định để chống đầu cơ nhà đất ở Seoul và một số khu vực lân cận trong bối cảnh thị trường địa ốc nước này có nguy cơ đóng băng do khó khăn kinh tế, lãi suất cao

    Trước đó, Seoul và Gwacheon, Seongnam, Hanam, Gwangmyeong được coi là khu vực đầu cơ. Đồng thời, nước này cũng bỏ trần giá bán tại Seoul (trừ 4 quận Gangnam, Seocho, Songpa, Yongsan). Trần giá này được quy định từ cuối năm 2019 để hạn chế giá nhà đất tăng cao
     
  16. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Cờ Vây Brazil
    Embraer được xem là một trong những "nhà vô địch" hàng không vũ trụ, và tập đoàn này đang hướng tới mục tiêu chinh phục châu Á

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Embraer mở rộng hợp tác, đầu tư để phát triển hệ sinh thái kinh doanh của Tập đoàn tại Việt Nam

    Theo Nikkei Asia và Airport Suppliers, Embraer được xem là "nhà vô địch" hàng không vũ trụ của Brazil, và tập đoàn này đang hướng tới mục tiêu chinh phục châu Á. Hai thị trường tiềm năng nhất đối với Embraer tại khu vực này là Ấn Độ và Việt Nam

    Tháng 4 năm ngoái, Embraer đã giới thiệu máy bay E190-E2 tới các hãng hàng không Việt Nam, trong đó có Bamboo Airways nhằm cung cấp khả năng đưa hành khách của hãng tới các khu nghỉ dưỡng và điểm tham quan tại Việt Nam

    Ông Raul Villaron, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Embraer cho rằng, các máy bay E-Jets E2 (hay E-Jet thế hệ 2) là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho Việt Nam

    E190-E2 là máy bay phản lực có sức chứa lên tới 114 chỗ ngồi, với thiết kế phân bổ ghế 2×2 đặc trưng của Embraer. Mẫu máy bay này được trang bị những công nghệ mới nhất cũng như thừa hưởng hiệu suất đáng tin cậy từ các máy bay E-Jet thế hệ đầu tiên, có thể dễ dàng hạ cánh tại các sân bay có nhiều hạn chế, như đường băng ngắn

    [​IMG]
    Tháng 4 năm ngoái, Embraer đã giới thiệu máy bay E190-E2 tới các hãng hàng không Việt Nam

    E190-E2 còn được thiết kế đảm bảo sức chứa hành lý lớn, giảm thiểu tiếng ồn và giảm thiểu tác động đến môi trường, tạo sự thoải mái cho hành khách

    Theo Airport Suppliers, tính đến thời điểm hiện tại, ngoài Bamboo Airways thì hãng hàng không Vietstar Airlines cũng đang sử dụng máy bay Embraer cho dịch vụ thuê chuyến. Mẫu máy bay Embraer E195-E2 cũng đã có chuyến bay demo tại Việt Nam vào năm 2019

    Từ tháng 9/2020, Bamboo Airways đã khai thác đường bay Hà Nội – Côn Đảo bằng việc triển khai máy bay thương mại Embraer. Phạm vi hoạt động, công suất và hiệu suất của các máy bay Embraer đã giúp Bamboo Airways trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác trực tiếp đường bay Hà Nội – Côn Đảo, sau đó khai thác các đường bay từ Hà Nội, TP.HCM đến Điện Biên

    Việt Nam là một thị trường rất năng động với triển vọng tăng trưởng lớn, theo đánh giá của Airport Suppliers. Do đó, việc Việt Nam đề nghị Embraer mở rộng hoạt động hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng mới cho tập đoàn này trong kế hoạch chinh phục châu Á

    Mời 'đại bàng' Brazil phá vỡ kỷ lục hiện tại

    Sau chuyến thăm tới Tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer, vào sáng ngày 24/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp khác của Brazil

    Tại cuộc tọa đàm, Thủ tướng cho biết, Việt Nam và Brazil hiện là đối tác thương mại lớn nhất của nhau tại khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ, với kim ngạch thương mại năm 2022 đạt mức kỷ lục khoảng 6,78 tỷ USD , tăng 6,6% so năm 2021 và tăng gấp 3 lần trong một thập kỷ qua

    Song, nhìn chung, quan hệ kinh tế giữa hai phía vẫn chưa phát triển tương xứng với quan hệ chính trị, hợp tác đầu tư giữa hai nước còn rất khiêm tốn, trong khi còn nhiều dư địa phát triển

    Do đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai bên tích cực tham gia và triển khai các cơ chế hợp tác thành những chương trình, dự án cụ thể. Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, đạt 15-20 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng hơn

    Thủ tướng khẳng định các doanh nghiệp Brazil có thể yên tâm đầu tư, kinh doanh thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam

    [​IMG]
    Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima ngày 21/5/2023

    Thông tin thêm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, Việt Nam có cơ hội đón làn sóng đầu tư mới. Do vậy, rất mong các doanh nghiệp Brazil tăng cường cung ứng nguyên vật liệu cho Việt Nam, nhất là các ngành công nghiệp mới, như công nghệ bán dẫn

    Brazil là một trong những thành viên sáng lập khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới với quy mô GDP đạt gần 2 nghìn tỷ USD. Năm 2019, Brazil đứng thứ 9 về quy mô nền kinh tế, trong khi lại rất giàu tài nguyên thiên nhiên và có nền nông nghiệp phát triển vượt bậc

    Theo bài viết đăng trên trang mạng Reporte Asia hôm 22/9, Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược và tiềm năng to lớn ở Đông Nam Á. Hiện tại, Brazil đang cam kết tiếp tục ưu tiên phát triển quan hệ với Việt Nam

    Cũng theo bài viết, Việt Nam và Brazil có rất nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, an ninh lương thực, an ninh năng lượng toàn cầu, năng lượng tái tạo, khoa học và công nghệ, biến đổi khí hậu, chuyển đổi kỹ thuật số và hợp tác trong khuôn khổ Nam - Nam

    Ông Marco Farani, Đại sứ Brazil tại Việt Nam cho biết, trên phạm vi quốc tế, Brazil vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Với vai trò này, Brazil sẽ nỗ lực tăng cường đối thoại nội khối, nhằm mở rộng thương mại tự do giữa các thị trường khu vực

    Hiệp định thương mại tự do giữa MERCOSUR và Việt Nam là mục tiêu của cả hai bên. Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã tuyên bố rằng ông sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo khác trong khối MERCOSUR để đẩy nhanh thỏa thuận với Việt Nam

    Thêm vào đó, bắt đầu từ năm tới, Brazil sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch G20. Đây là cơ hội để thúc đẩy sự phối hợp giữa các thành viên nhằm bảo vệ một cộng đồng quốc tế công bằng, bền vững và hòa bình hơn
     
  17. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    "Cơ hội vàng" của Việt Nam
    Thế hệ 7x, 8x, 9x không biến đất nước thành cường quốc kinh tế thì khó có thế hệ khác làm được

    "Tôi nghĩ các doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng không bao giờ có một thế hệ có được cơ hội như giai đoạn này", Shark Nguyễn Xuân Phú cho biết trong một sự kiện gần đây

    [​IMG]
    Shark Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Sunhouse
    Việt Nam chúng ta hiện nay đang làm việc với hai đối tác lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ. Một bên là đầu vào, một bên là đầu ra. Đây là cơ hội cực kỳ lớn cho tất cả chúng ta”, Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú – nhà đầu tư quen thuộc trên chương trình Shark Tank Việt Nam cho hay

    Phát biểu trên được đưa ra tại phiên tọa đàm “Hành động mới”, thuộc khuôn khổ Diễn đàn Lãnh đạo Doanh nghiệp trẻ Việt Nam 2023 do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) tổ chức. Shark Phú cho biết bản thân ông trong sáng hôm đó cũng đã tiếp 3 đoàn khách tới từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc

    Bên Trung Quốc sang bàn bạc việc lập một nhà máy liên doanh để bán hàng vào Mỹ. Hai khách Nhật Bản thì muốn chuyển sang mua hàng bên ngoài Trung Quốc khoảng 20-30%. Đoàn khách Mỹ cũng muốn mua hàng của mình”, ông chủ Sunhouse tiết lộ

    Tôi nghĩ các doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng không bao giờ có một thế hệ có được cơ hội như giai đoạn này. Thế hệ 7x, 8x, 9x mà không biến Việt Nam thành Nhật Bản, Hàn Quốc thì sẽ không có thế hệ khác có thể làm được điều đó, vì cơ hội vàng này không lặp lại”, ông nêu quan điểm

    Đứng trước “cơ hội vàng” để phát triển bứt phá, một khán giả tại diễn đàn đặt vấn đề về việc xác định chiến lược đúng đắn cho các doanh nghiệp. Đáp lại, Shark Phú cho biết các khái niệm chiến lược, mục tiêu và hành động thường bị nhầm lẫn với nhau

    Đa phần chúng ta nhầm chiến lược với mục tiêu, hoặc mục tiêu với hành động. Nói nôm na thì chiến lược bao gồm 3 phần rất đơn giản. Phần đầu tiên, ví dụ chúng ta muốn đi TP. HCM – đấy chính là mục tiêu. Thứ hai là việc đi TP. HCM bằng cách nào, máy bay hay tàu hỏa, đi bộ hay đi xe – đấy là phương tiện/con đường. Thứ ba, nếu đi bằng máy bay thì ít nhất chúng ta phải có 5 triệu tiền vé – đấy là nguồn lực

    Một chiến lược hoàn chỉnh phải bao gồm đủ 3 phần đó. Tức là cái đích chúng ta muốn đến, con đường định đi như thế nào và nguồn lực chúng ta chuẩn bị đủ để đi được đến đích sẽ làm nên một chiến lược

    Đa phần doanh nghiệp chúng ta trước đây chỉ làm một trong 3 phần đấy, dẫn đến hay bỏ dở và nghĩ ra rất nhiều mục tiêu. Muốn một chiến lược thành công phải đủ cả 3 thành phần”, Shark Phú chia sẻ
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/9/23
  18. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Cờ Vây kinh tế UAE
    Kể từ khi thành lập vào năm 1971, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, hiện đã trở thành một trong những nước dẫn đầu Trung Đông cả về kinh tế lẫn địa chính trị

    [​IMG]

    UAE sẽ trở thành đối tác kinh tế toàn diện của Việt Nam

    Ngày 3/12, trong cuộc cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi - Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế thuộc Bộ Ngoại thương UAE, cho biết việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) đã đạt những bước tiến đột phá, đã hoàn thành phần lớn các nội dung và có thể được ký kết trong năm 2024

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi - Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế thuộc Bộ Ngoại thương UAE sáng 3/12
    Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết trong các cuộc gặp, Tổng thống UAE đã khẳng định không có hạn chế với hàng hóa Việt Nam vào UAE và khuyến khích tối đa đầu tư của UAE vào Việt Nam; UAE mong muốn hợp tác với phía Việt Nam để triển khai thành lập Trung tâm nghiên cứu của Microsoft tại Việt Nam

    Theo đó, Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy, sớm hoàn thành đàm phán hiệp định CEPA với cách làm linh hoạt, thực tiễn, kịp thời tháo gỡ các vấn đề phát sinh

    Thủ tướng hoan nghênh các tập đoàn, doanh nghiệp, quỹ đầu tư của UAE tìm hiểu cơ hội và tiếp tục mở rộng hoạt động, hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam đang xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư với các ngành, lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao mà 9 doanh nghiệp tham gia cuộc tiếp rất quan tâm

    Theo Thủ tướng, cùng với các quy định hiện hành, CEPA và chính sách ưu đãi này khi có hiệu lực sẽ là những nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp triển khai các dự án hợp tác cụ thể

    50 năm lập nước

    Ngày 2/12/1971, 6 tiểu vương quốc gồm Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Umm al-Quwain, Fujairah và Ajman tuyên bố thành lập nhà nước liên bang độc lập lấy tên là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Tháng 2/1972, Tiểu vương quốc Ra's al-Khaimah cũng gia nhập liên bang này

    Kể từ khi thành lập liên minh, bảy Tiểu vương quốc đã tạo nên một bản sắc dân tộc riêng biệt. Hệ thống chính trị của UAE được thiết kế để đảm bảo di sản của đất nước, điều chỉnh và bảo tồn bằng cách kết hợp truyền thống với cơ cấu hành chính hiện đại

    Ngày nay, UAE vẫn gồm 7 tiểu vương quốc với tổng diện tích hơn 83.000km2 và dân số trên 9 triệu người. Thủ đô và thành phố lớn nhất của UAE là Abu Dhabi. Ông Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan là Tổng thống hiện tại của UAE. Ông được bầu vào ngày 14/5/2022, sau cái chết của anh trai ông là cố Tổng thống Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan

    [​IMG]
    Thành phố Abu Dhabi là thủ đô của UAE
    Bứt phá nhờ dầu mỏ

    Ngành ngọc trai phát triển mạnh vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, mang lại thu nhập và việc làm cho người dân vùng Vịnh. Nhiều cư dân bán du mục, thu hoạch ngọc trai vào mùa hè và chăm sóc vườn chà là vào mùa đông. Nhưng cuộc suy thoái kinh tế vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930 cùng với việc Nhật Bản phát minh ra ngọc trai nuôi cấy đã gây thiệt hại không thể khắc phục được cho ngành ngọc trai

    Vào đầu những năm 1930, nhóm công ty dầu mỏ đầu tiên đã tiến hành khảo sát địa chất ở UAE. Gần ba mươi năm sau, vào năm 1962, chuyến hàng dầu thô đầu tiên được xuất khẩu từ Abu Dhabi

    Với nền kinh tế phát triển ổn định, ông Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan được chọn làm Người cai trị Abu Dhabi vào năm 1966. Dưới thời ông Sheikh Zayed, doanh thu ổn định từ dầu mỏ đã dẫn đến một cuộc cải tổ cơ sở hạ tầng với việc xây dựng trường học, nhà ở, bệnh viện và đường sá khắp Abu Dhabi

    Trong khi đó, ông Sheikh Rashid bin Saeed Al Maktoum, người cai trị Dubai trên thực tế từ năm 1939, đã thay thế nguồn thu từ ngọc trai bằng cách trở thành một phần của ngành vận tải biển. Vào năm 1969 khi Tiểu vương quốc Dubai bắt đầu xuất khẩu dầu, Sheikh Rashid tập trung chú ý vào việc phát triển các chương trình nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nhờ nguồn thu mới từ dầu mỏ

    UAE được biết đến là một quốc gia có nền kinh tế phát triển với mức sống cao nhất thế giới nhờ xuất khẩu dầu lửa và khí tự nhiên. Đây một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 70.000 USD

    Có thể nói, việc phát hiện ra dầu mỏ đã khiến các quốc gia UAE "đổi đời". Là trụ cột của nền kinh tế, xuất khẩu dầu hiện chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của UAE

    Tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2000-2006 ở UAE là khoảng 8,4% - mức cao nhất trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh với mức trung bình là 6,5%

    GDP năm 2014 là 419 tỷ USD. Điều này phản ánh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở UAE, nơi chiếm 10% tổng nguồn cung dự trữ dầu của thế giới và trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ 5 thế giới

    Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trị giá 507,53 tỷ USD vào năm 2022, theo dữ liệu chính thức từ Ngân hàng Thế giới (WB)

    Đa dạng hoá nền kinh tế

    UAE là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất trên thế giới, một trung tâm chiến lược với các khu vực tự do thân thiện với doanh nghiệp và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng

    Sau khi "đổi đời" nhờ dầu mỏ, UAE đã phát động chương trình đa dạng hóa và tự do hóa nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế truyền thống, sử dụng nhiều lao động sang nền kinh tế dựa trên kiến thức, công nghệ và lao động lành nghề

    Chính phủ liên bang và cá nhân của Tiểu vương quốc đã đầu tư rất nhiều vào các lĩnh vực như sản xuất nhôm, du lịch, hàng không, thương mại tái xuất khẩu và viễn thông

    Tầm nhìn kinh tế 2030 của Abu Dhabi và Kế hoạch chiến lược 2015 của Dubai đang dẫn đầu xu hướng đa dạng hóa. Chiến lược này là tăng cường đầu tư vào công nghiệp và các lĩnh vực định hướng xuất khẩu khác, bao gồm công nghiệp nặng, vận tải, hóa dầu, du lịch, công nghệ thông tin, viễn thông, năng lượng tái tạo, hàng không và vũ trụ, dịch vụ dầu khí

    UAE cũng đã khẳng định mình là một trung tâm thương mại quan trọng của khu vực nhờ vị trí thuận lợi. Nó tự hào có một mạng lưới cảng và sân bay rộng khắp, cũng như hệ thống hậu cần và vận tải mạnh mẽ. Quốc gia này thu hút các công ty nước ngoài và thúc đẩy hoạt động thương mại bằng cách cung cấp môi trường kinh doanh thân thiện, giảm thuế và các khu vực thương mại tự do

    Về những thành tựu kinh tế mới nhất trong năm 2022, ngoại thương phi dầu mỏ của UAE lần đầu tiên vượt mốc 2.000 AED trong lịch sử và đạt tổng trị giá 2.233 tỷ AED, với mức tăng trưởng 17% so với năm 2021

    Giá trị xuất khẩu ngoài dầu mỏ chạm mốc 366 tỷ AED lần đầu tiên trong lịch sử, với mức tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị tái xuất khẩu của UAE lần đầu tiên vượt 600 tỷ AED, đạt 614,6 tỷ AED, với mức tăng trưởng 14%

    "Trụ cột" kinh tế mới: Du lịch và bất động sản

    Ngày nay, du lịch đã đóng một vai trò lớn trong sự thành công của đa dạng hóa kinh tế tại UAE, đặc biệt là các thành phố nổi tiếng như Dubai và Abu Dhabi với các khách sạn sang trọng, trung tâm mua sắm hàng đầu, di tích nổi tiếng và địa điểm giải trí

    Vào năm 2022, đóng góp của ngành du lịch và lữ hành vào GDP của UAE là gần 167 tỷ AED, tương đương 9% tổng GDP. Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế lên tới 117,6 tỷ AED. Năm 2022, số lượng khách sạn ở UAE đã tăng lên 1189, trong khi công suất khách sạn tại nước này đạt 203.000 phòng khách sạn

    Hai hãng hàng không đẳng cấp thế giới của UAE là Etihad và Emirates cũng như việc liên tục nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch và là những người đóng góp chính cho nền kinh tế

    Sự phát triển của nhà ở, công ty và bất động sản có mục đích sử dụng hỗn hợp cũng đã thúc đẩy đáng kể thị trường bất động sản UAE. Tại các thành phố lớn như Dubai và Abu Dhabi, các tòa nhà mang tính biểu tượng, các khu dân cư giàu có và các dự án cơ sở hạ tầng mở rộng đã phát triển

    Những chính sách của chính phủ UAE cũng đang thu hút ngày càng nhiều cá nhân thuộc giới siêu giàu thế giới tới mua nhà tại các thành phố lớn và hưởng đặc quyền tại đây

    [​IMG]
    Đảo cọ nhân tạo Palm Jumerah - Niềm tự hào của Dubai
    Bất động sản đã có tác động tích cực đáng kể đến nền kinh tế của UAE và thu hút cả đầu tư trong và ngoài nước. Vào năm 2022, số liệu thống kê mới nhất chỉ ra rằng khoảng 20% mức tăng trưởng của UAE được thúc đẩy bởi lĩnh vực hoạt động xây dựng và bất động sản. Là lĩnh vực phi hydrocarbon lớn thứ 4, lĩnh vực này chiếm khoảng 8,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phi dầu mỏ. Dẫn đầu trong lĩnh vực này, vẫn là Abu Dhabi và Dubai

    Bên cạnh du lịch và bất động sản, UAE cũng đạt được phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực như thương mại, công nghiệp và công nghệ. Những nỗ lực của chính phủ UAE nhằm thu hút nhân lực lành nghề đã giúp các tiểu vương quốc có sự gia tăng ổn định về lực lượng lao động. Tình trạng phân biệt tiền lương giữa người lao động bản xứ và người nước ngoài cũng đang dần được cải thiện
     
  19. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Chuyến công tác Nhật Bản của Thủ tướng và 30 hợp tác trị giá 3 tỷ USD
    Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - Nhật Bản được xem là 'thời điểm vàng' để nhìn lại hợp tác giữa các bên trong 5 thập kỷ qua, tìm ra xung lực mới phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

    Rạng sáng nay 19.12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - Nhật Bản từ 15 - 18.12
    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản
    Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, với khẩu hiệu “Tình hữu nghị vàng, những cơ hội vàng”, Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là “thời điểm vàng” để các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản cùng nhìn lại quá trình hợp tác trong 5 thập kỷ vừa qua và đề ra định hướng phát triển mới

    Sau hội nghị, Nhật Bản cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp ở khu vực tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung

    Lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao việc Nhật Bản công bố khoản hỗ trợ 40 tỉ yên cho các chương trình giao lưu nhân dân trong 10 năm tới, 15 tỉ yên cho chương trình trao đổi cán bộ nghiên cứu và nghiên cứu quốc tế chung

    Nhật Bản cũng cam kết sẽ huy động 35 tỷ USD trong vòng 5 năm tới từ các quỹ công - tư để thúc đẩy hợp tác kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu…
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thủ tướng đã hội kiến với Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và gặp những người bạn cũ của Việt Nam như cựu Thủ tướng Nhật Bản Fukuda
    ASEAN và Nhật Bản đã nhất trí thông qua “Tuyên bố tầm nhìn về quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN - Nhật Bản: Đối tác tin cậy” và “Kế hoạch triển khai Tuyên bố tầm nhìn” làm cơ sở để triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới

    3 phương hướng lớn cho quan hệ ASEAN - Nhật Bản

    Tham dự hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề cao ý nghĩa lịch sử của hội nghị, đánh giá cao tinh thần đoàn kết và hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản giúp vượt qua những thời điểm khó khăn, thử thách xuyên suốt nửa thế kỷ qua

    Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề xuất 3 phương hướng lớn để quan hệ ASEAN - Nhật Bản trở thành hình mẫu, nhân tố tích cực, đóng vai trò quan trọng vào bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, cùng phát triển ở khu vực

    Đồng thời, nhấn mạnh 4 kết nối, trong đó đề nghị hai bên tăng cường kết nối về kinh tế - thương mại, đầu tư, coi đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản, đẩy mạnh kết nối hạ tầng chiến lược
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thủ tướng đã có hàng loạt cuộc gặp với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản

    Bên cạnh đó, mở rộng kết nối trong các lĩnh vực mới, nhất là đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và nông nghiệp thông minh… Đưa các lĩnh vực này trở thành sức sống mới cho hợp tác ASEAN - Nhật Bản

    Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa các lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản về “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á” (AZEC), đưa ra thông điệp mạnh mẽ về sự quyết tâm và hành động quyết liệt của Việt Nam thực hiện các cam kết đề ra

    ODA thế hệ mới cho Việt Nam

    Chuyến công tác Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính là hoạt động quan trọng khép lại một năm hết sức sôi động kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và được tiến hành chỉ 2 tuần sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới

    Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, chuyến công tác làm sâu sắc hơn nữa tin cậy chính trị, củng cố quan hệ cá nhân tốt đẹp với lãnh đạo chính giới Nhật Bản, đồng thời là bước triển khai đầu tiên đối với việc cụ thể hóa khuôn khổ hợp tác mới

    Tại diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản với sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã truyền tải thông điệp đề nghị doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam. Các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước trao đổi hơn 30 văn kiện hợp tác, trị giá gần 3 tỉ USD, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như tài chính, giáo dục, y tế, đầu tư khu công nghiệp...

    Đáng chú ý, nỗ lực làm sôi động hơn hợp tác ODA của hai nước cũng đạt kết quả cụ thể, thực chất khi hai Thủ tướng chứng kiến trao đổi văn bản ký kết 3 dự án hợp tác ODA với tổng trị giá hơn 200 triệu USD, góp phần đưa tổng giá trị hợp tác ODA giữa hai nước trong năm 2023 đạt hơn 100 tỉ yên (tương đương gần 800 triệu USD), cao nhất kể từ năm 2017

    Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí việc sớm triển khai các dự án ODA mới của Nhật Bản với tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, nhất là trong xây dựng hạ tầng chiến lược

    Khởi đầu làn sóng đầu tư mới

    Tại Tokyo, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên chủ trì, tổ chức hội nghị xúc tiến lao động tại nước ngoài, với sự tham dự của hơn 200 doanh nghiệp hai phía và gần 200 người lao động Việt Nam

    Trong 4 ngày tại Nhật Bản, Thủ tướng đã có hơn 10 cuộc gặp, tiếp các lãnh đạo các tập đoàn lớn của Nhật Bản cũng như tham dự các diễn đàn, tọa đàm kinh tế. Giới kinh tế Nhật Bản đánh giá cao sự phát triển, ổn định của kinh tế Việt Nam cũng như triển vọng kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, sẵn sàng đầu tư, mở rộng kinh doanh trong các lĩnh vực Việt Nam ưu tiên

    Nhật cam kết huy động 35 tỷ USD trong 5 năm

    Đặc biệt, về hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân, Thủ tướng đã thăm tỉnh Gunma ngay sau khi đến Nhật Bản và nói “đây là vùng đất địa linh nhân kiệt”, quê hương của 4 Thủ tướng Nhật Bản

    Thủ tướng cũng đã tiếp thống đốc 5 tỉnh của Nhật Bản, khuyến khích các địa phương hai nước tăng cường hợp tác không chỉ về đầu tư, thương mại, lao động, giao lưu văn hóa

    Chuyến công tác đã mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo... Các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm cao đến các chính sách, nhu cầu của Việt Nam và cam kết mạnh mẽ về thúc đẩy đầu tư, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực mới

    Hơn một nửa số văn kiện ký kết giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản thuộc các lĩnh vực hợp tác mới, bao gồm xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, logistics, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot...

    Đây có thể là bước khởi đầu cho một làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào các lĩnh vực mới tại Việt Nam trong tương lai gần
     
  20. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Giới vận động hành lang làm điều chưa từng có khi kêu gọi cung cấp vũ khí cho Ukraine
    Một số công ty vận động hành lang quyền lực nhất của Mỹ đang vận động miễn phí cho Ukraine, nhưng đổi lại, họ đang thu hàng triệu USD tiền phí từ các nhà thầu vũ khí của Lầu Năm Góc

    Theo tờ The Guardian, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã khiến một số người có ảnh hưởng nhất trong ngành vận động hành lang làm một điều không tưởng: vận động hành lang miễn phí. Ngành này có những lý do để vận động cung cấp vũ khí cho Ukraine, trong đó có động cơ tài chính: Họ đã kiếm được hàng triệu USD từ các nhà sản xuất vũ khí

    Luật pháp Mỹ yêu cầu người đại diện cho bên nước ngoài tham gia vào các hoạt động chính trị phải tiết lộ công khai định kỳ về mối quan hệ của họ theo Đạo luật Đăng ký Người đại diện Nước ngoài (FARA). 25 người đăng ký đã đồng ý đại diện miễn phí cho các lợi ích của Ukraine kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine. Trước đó, chỉ có 11 người đăng ký theo đạo luật FARA hoạt động vì lợi ích của Ukraine

    Ông David Laufman, một đối tác của công ty luật Wiggin và Dana, người trước đây đã giám sát thực thi FARA tại Bộ Tư pháp Mỹ, cho biết: “Trước đây chưa từng có hiện tượng gia tăng các hoạt động vận động hành lang cho một bên nước ngoài nào”

    Nhiều người mới trong số những nhà vận động hành lang cho Ukraine đang kêu gọi Mỹ hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho quân đội Ukraine. Theo lời giải thích của một người đã đăng ký FARA, họ có ý định vận động hành lang các thành viên của chính phủ Mỹ tăng chi tiêu của Bộ Quốc phòng Mỹ cho các hợp đồng liên quan đến thiết bị và các nỗ lực khác nhằm hỗ trợ quân đội Ukraine trong cuộc chiến chống quân đội Nga

    Sau đây là một số công ty vận động hành lang nổi bật cho Ukraine

    Hogan Lovells
    [​IMG]

    Trước khi trở thành Chủ tịch Hạ viện, ông Kevin McCarthy đã cảnh báo rằng đảng Cộng hòa sẽ không chấp thuận viết tấm séc trắng để viện trợ cho Ukraine một khi đảng này nắm quyền kiểm soát Hạ viện. Tuy nhiên, mới tuần trước, những người gây quỹ lớn nhất của đảng Cộng hòa đã đồng ý hỗ trợ miễn phí nhằm kêu gọi Quốc hội Mỹ hào phóng trong hỗ trợ Ukraine

    Vào ngày 16/2, cựu thượng nghị sĩ Norm Coleman, cố vấn cấp cao của công ty luật Hogan Lovells, đã nộp giấy tờ theo đạo luật FARA để thông báo ông là người vận động hành lang miễn phí cho một tổ chức do nhà tài phiệt Ukraine Victor Pinchuk kiểm soát. Ông Coleman giám sát việc huy động và chi tiêu hơn 260 triệu USD tiền quỹ hỗ trợ các ứng cử viên Quốc hội của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022

    Ông Coleman đã bận rộn với công việc vận động cho Ukraine. Các thư điện tử từ ngày 4/2 cho thấy ông đã đề nghị chánh văn phòng của các thượng nghị sĩ Lindsey Graham và Thom Tillis hỗ trợ tổ chức một sự kiện tại Điện Capitol. Sự kiện này nhằm giúp các thành viên Quốc hội hiểu rõ hơn về mất mát kinh hoàng về sinh mạng và nỗi thống khổ mà người dân Ukraine đã trải qua trong suốt năm ngoái do cuộc xung đột với Nga, qua đó kêu gọi họ làm hết sức có thể để đảm bảo lưỡng đảng Mỹ ủng hộ liên tục, mạnh mẽ những nỗ lực của Ukraine, hỗ trợ quân sự và kinh tế thiết yếu cho nước này

    Trong khi Hogan Lovells vận động cho Ukraine, hai trong số các khách hàng của công ty là Look Glass Cyber Solutions và HawkEye 360 có nhiều hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ và có lợi ích trong cuộc xung đột ở Ukraine

    Look Glass đã trả cho Hogan Lovells 200.000 USD vào năm 2022. Công ty này có hợp đồng 5 năm với Bộ Quốc phòng Mỹ để cung cấp dữ liệu tình báo về mối đe dọa mạng. Công ty này đã viết trên trang web của mình về vai trò của những mối đe dọa như vậy trong chiến lược quân sự của Nga

    HawkEye 360, cũng đã trả 200.000 USD cho Hogan Lovells vào năm 2022. Đây là một nhà thầu của Bộ Quốc phòng Mỹ, chuyên phát hiện và định vị các tín hiệu vô tuyến. Mạng lưới phát hiện đã tiến hành phân tích ở Ukraine và trang web nói về về việc xác định các can thiệp GPS ở Ukraine

    BGR

    BGR Government Affairs (BGR), một công ty chuyên về vận động hành lang và truyền thông, đã bắt đầu làm việc miễn phí cho hai nhóm lợi ích Ukraine vào tháng 5 năm ngoái. Các hợp đồng liên quan Vadym Ivchenko, một thành viên của quốc hội Ukraine, và Elena Lipkivska Ergul, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky

    Vào năm 2022, BGR đã kiếm được hơn nửa triệu USD khi vận động hành lang cho các nhà thầu của Lầu Năm Góc. Một số công ty đã kiếm được lợi nhuận từ cuộc chiến Ukraine. Ví dụ, Raytheon đã trả 240.000 USD cho BGR để vận động hành lang thay mặt mình vào năm 2022 và đã được chính phủ trao các hợp đồng trị giá hơn 2 tỷ USD liên quan đến xung đột ở Ukraine

    Hai ngày trước khi Nga đưa quân vào Ukraine, một cố vấn của BGR đã công khai kêu gọi tăng viện trợ quân sự cho Ukraine khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận Cộng hòa Nhân dân Luhansk và Donetsk tự xưng là các quốc gia độc lập

    Ông Kurt Volker, cố vấn cấp cao của BGR và cựu đại sứ NATO của Mỹ, viết trong một bài báo do Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (Cepa) xuất bản: “Về mặt quân sự, Mỹ và các đồng minh NATO cần phải nghiêm túc hơn nhiều trong giúp Ukraine tự vệ”

    Mercury

    [​IMG]
    Binh sĩ Ukraine lái xe tăng tại thành phố tiền tuyến Bakhmut, Ukraine
    Mercury Public Affairs (Mercury), một công ty tư vấn chiến lược chính trị, vận động hành lang và chính trị, đã bắt đầu vận động miễn phí cho Cơ quan Quốc tế Phát triển Khu vực GloBee (GloBee), một tổ chức phi chính phủ của Ukraine, vào giữa tháng 3/2022. Công ty này đã gây chú ý khi đồng ý vận động miễn phí cho một khách hàng Ukraine

    Giống như BGR, Mercury cũng đang làm việc thay mặt cho các nhà thầu của Lầu Năm Góc vào năm 2022, đồng thời làm việc miễn phí cho một khách hàng Ukraine. Mercury báo cáo đã được trả hơn 180.000 USD để vận động hành lang thay mặt cho các nhà thầu của Lầu Năm Góc vào năm 2022

    Công việc của Mercury liên quan khách hàng Ukraine cũng rất đáng chú ý vì trước xung đột ở Ukraine, công ty này đã hoạt động vì lợi ích của Nga trong nhiều năm. Mercury đã bỏ cả hai khách hàng Nga khi xung đột ở Ukraine bắt đầu

    Navigators Global

    Vào ngày 29/4/2022, Navigators Global đã đăng ký theo đạo luật FARA để đại diện cho Ủy ban An ninh quốc gia, Quốc phòng và Tình báo của Quốc hội Ukraine. Theo hồ sơ FARA của công ty này, họ đã thay mặt Quốc hội Ukraine liên hệ với hàng chục thành viên chủ chốt của Quốc hội Mỹ, trong đó có 8 cuộc điện thoại, tin nhắn và email với ông McCarthy, liên lạc với Ủy ban Quân vụ Hạ viện và Thượng viện Mỹ 20 lần

    Khi Navigators Global đang thực hiện hoạt động vận động hành lang miễn phí này cho Ukraine, họ cũng đang kiếm được doanh thu từ các nhà thầu của Lầu Năm Góc. Cụ thể, vào năm 2022, Navigators Global đã kiếm được 830.000 USD khi làm việc thay mặt cho các nhà thầu quốc phòng

    Ogilvy

    [​IMG]
    Hệ thống M142 HIMARS của quân đội Ukraine vào tháng 8/2022
    Vào ngày 26/8/2022, Tập đoàn Ogilvy, một công ty quảng cáo và quan hệ công chúng lớn, đã đăng ký theo đạo luật FARA để làm việc với Bộ Chính sách Văn hóa và Thông tin của Ukraine về Sáng kiến Lợi thế Ukraine. Trang web của sáng kiến này mô tả đó là “Sáng kiến đầu tư của Chính phủ Ukraine”. Lựa chọn đầu tư hàng đầu là ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Ogilvy cùng tham gia vào nỗ lực này với Group M và Hill & Knowlton Strategies, cũng như công ty tiếp thị Hogarth Worldwide

    Bộ phận Quan hệ Chính phủ của Ogilvy đang vận động hành lang cho các nhà thầu Lầu Năm Góc và họ đã trả cho công ty này gần nửa triệu USD vào năm 2022

    Fluor là một trong số các nhà thầu được Ogilvy vận động hành lang giúp. Công ty này đã hưởng lợi trực tiếp khi Mỹ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine và tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu

    Vào năm 2020, Bộ chỉ huy Huấn luyện Lục quân số 7 của quân đội Mỹ đã trao cho Fluor hợp đồng Dịch vụ Hỗ trợ Hậu cần có thời hạn 5 năm. Fluor đã trả cho Ogilvy 200.000 USD nhờ hoạt động vận động hành lang vào năm 2022

    Khi cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ hai, chi tiêu quốc phòng của Mỹ tiếp tục phình to. Các nhà thầu vũ khí và quốc phòng đã nhận được gần một nửa, tức là 400 tỷ USD trong số 858 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng năm 2023

    Bà Julia Gledhill, người điều tra chi tiêu quốc phòng tại Dự án Giám sát Chính phủ, cho biết: “Có nhu cầu cao về vũ khí chuyển đến Ukraine và để bổ sung kho dự trữ đang bị thu hẹp của Mỹ… Các nhà thầu đang nhận được hàng tỷ USD trong các hợp đồng liên quan đến Ukraine”
     

Chia sẻ trang này