Cờ Vây UAE

Thảo luận trong 'ThinkTank Go Club' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 8/12/23.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất

    [​IMG]

    Vào ngày này năm 1971, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates, UAE) đã được thành lập. Liên minh của sáu vương quốc nhỏ tại vùng Vịnh – với vương quốc thứ bảy cũng sớm gia nhập – đã tạo ra một quốc gia nhỏ bé nhưng có vai trò lớn trong nền kinh tế toàn cầu

    Thông qua một loạt các hiệp ước kể từ năm 1820, một số vương quốc trên bờ biển phía bắc của Bán đảo Ả Rập đã nhận được sự bảo hộ của Anh. Với mong muốn bảo vệ các tuyến đường thương mại và bảo vệ thuộc địa quý giá của họ là Ấn Độ, Hải quân Anh đã quyết định bảo trợ cho “Các nước Đình chiến” (Trucial States – tên cũ của UAE – do các nước này ký hiệp ước với Anh) để đổi lấy việc họ hợp tác vì lợi ích của Anh

    Dưới thời kỳ bảo hộ của Anh, trữ lượng dầu khổng lồ tại khu vực này đã được phát hiện. Trong khi Trucial States và các vương quốc lân cận như Bahrain và Qatar trở thành những nhà cung cấp dầu lớn, ảnh hưởng của Đế quốc Anh lại ngày càng suy giảm do một số yếu tố, trong đó có hai cuộc thế chiến. Năm 1968, chính phủ Anh tuyên bố rằng họ sẽ chấm dứt chế độ bảo hộ, rút quân về nước và để người dân trong vùng tự quản lý

    Bị các nước láng giềng lấn át về diện tích, dân số và sức mạnh quân sự, các vương quốc nhỏ trong khu vực đã cố gắng liên kết thành một đơn vị chính trị duy nhất. Quá trình đàm phán đã gặp nhiều khó khăn, sau đó Bahrain và Qatar lại đơn phương tuyên bố độc lập. Trong cảnh hiệp ước với Anh hết hiệu lực và cùng lúc cả Iran lẫn Ả Rập Saudi đều để mắt đến lãnh thổ và tài nguyên của họ, các vương quốc Abu Dhabi, Ajman, Fujairah, Sharjah, Dubai và Umm al-Quwain quyết định hợp thành Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, tuyên bố độc lập vào ngày 21/12/1971. Ras al-Khaimah gia nhập liên minh hai tháng sau đó

    Kể từ đó, UAE trở thành một quốc gia có chủ quyền, thu về lợi nhuận khủng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên – trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên của họ lớn thứ bảy trên thế giới và GDP bình quân đầu người cũng cao thứ bảy

    Sự giàu có đã biến nơi này thành một trung tâm thương mại, du lịch và tài chính lớn. Tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai, công trình kiến trúc cao nhất thế giới, là biểu tượng cho sự bùng nổ đầy ấn tượng và sự nổi tiếng trên toàn cầu của UAE. Mặc dù có các thành phố được liệt vào hàng hiện đại nhất trên thế giới, quốc gia này vẫn duy trì chế độ quân chủ được điều hành bởi các luật tôn giáo – tổng thống và thủ tướng UAE lần lượt là quốc vương của Abu Dhabi và Dubai
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    50 năm UAE vươn mình thành cường quốc khu vực
    Sau 50 năm lập nước, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) phát triển vũ bão để giờ đây trở thành một cường quốc Trung Đông cả về kinh tế lẫn địa chính trị

    Kỹ sư về hưu Ehab Fouad (64 tuổi) vẫn nhớ rõ thời khắc cách đây 50 năm, vào ngày 2.12.1971, khi ông là một thiếu niên trong đoàn diễu hành cầm trên tay tấm hình của người lập quốc Zayed bin Sultan Al Nahyan và lần đầu nhìn thấy lá quốc kỳ mới của đất nước. “Sau 50 năm, thật đặc biệt. Đó là một hành trình đáng nhớ với tôi và cũng là hành trình kỳ diệu của đất nước này”, AFP dẫn lời ông Fouad xúc động chia sẻ ngay trước ngày quốc khánh lần thứ 50 của UAE

    [​IMG]
    Khách du lịch mua sắm quà lưu niệm ở tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa

    “Từ lều tranh hóa cao ốc chọc trời”


    Là nhà nước liên bang được hình thành từ 7 tiểu vương quốc Abu Dhabi (thủ đô), Ajman, Dubai (thành phố lớn nhất), Fujairah, Ras Al Khaimah, Sharjah và Umm Al Quwain, UAE có bước chuyển mình mạnh mẽ mà theo AFP là từ “lều tranh hóa cao ốc chọc trời”

    UAE từng khởi đầu khiêm tốn với những túp lều, ngôi nhà làm bằng bùn gạch đơn sơ ở thuở đầu lập nước. Sự phát triển vượt bậc của UAE sau 5 thập niên gắn liền với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Trữ lượng dầu thô của nước này vào khoảng 97,8 tỉ thùng, và trữ lượng khí tự nhiên cũng đứng thứ 7 trên thế giới, theo dữ liệu tại Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi năm 2020

    Ngoài giàu lên nhờ dầu mỏ và khí đốt (với doanh thu chiếm 30% GDP), UAE cũng đa dạng hóa mô hình phát triển của mình và thu về thành tựu to lớn. Dubai từng chỉ là thị trấn trồng lê và làng chài, giờ đây nổi tiếng là trung tâm tài chính, thương mại, du lịch và giao thông hiện đại bậc nhất khu vực, với những tòa cao ốc chọc trời. Tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa 830 m cũng được xây dựng ở đây

    UAE hiện là nền kinh tế giàu có thứ 2 ở vùng Vịnh, chỉ sau Ả Rập Xê Út. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), UAE là một trong những quốc gia “dễ làm ăn” nhất trên thế giới, còn nước này luôn nhấn mạnh là nền kinh tế mở nhất. UAE được ví von như thỏi nam châm thu hút đầu tư. Những năm gần đây, nước này còn nới lỏng các quy định nhằm thu hút đầu tư nhiều hơn nữa. UAE đã mở rộng giới hạn về quyền sở hữu tài sản đối với người không phải công dân nước này, cho phép người nước ngoài kiểm soát hoàn toàn các dự án kinh doanh. Không những vậy, UAE còn cấp thị thực “vàng” dài hạn cho các nhà đầu tư và nhân tài là các bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học. Quốc gia chưa tới 10 triệu dân này có tới 90% là người nước ngoài

    [​IMG]
    Thời khắc quốc kỳ lần đầu được kéo lên, chính thức đánh dấu sự ra đời của UAE ngày 2.12.1971

    Cường quốc khu vực


    Không chỉ giàu có, UAE giờ đây ngày càng có vị thế địa chính trị quan trọng ở Trung Đông. Ảnh hưởng chính trị của nước này ngày càng gia tăng trong khu vực, lấp vào những khoảng trống mà các cường quốc truyền thống như Ai Cập, Iraq hay Syria để lại

    Ông Elham Fakhro, nhà phân tích cấp cao về vùng Vịnh tại tổ chức nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế, đánh giá: “Chính sách sau khi giành độc lập của UAE tương đối trung lập, nhưng kể từ Mùa xuân Ả Rập (năm 2011 - NV), họ đã áp dụng chính sách đối ngoại tích cực hơn nhằm định hình các sự kiện chính trong khu vực theo hướng có lợi hơn cho mình”

    Cố vấn tổng thống UAE Anwar Gargash nhấn mạnh nước này hiểu rõ mình cần đóng vai trò và trách nhiệm nhiều hơn trong việc định hướng tương lai của khu vực. Ông nói: “Chúng tôi đã có rất nhiều khoảng trống trong thập niên qua và UAE không thể khoanh tay đứng nhìn những khoảng trống này được lấp đầy bởi kẻ xấu”

    Năm 2020 là một dấu mốc rất lớn về vai trò của UAE trong định hình bàn cờ chiến lược ở Trung Đông. Bằng việc ký thỏa thuận Abraham, thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, UAE đã góp phần mở ra kỷ nguyên mới cho hòa bình khu vực. Đây được đánh giá là bước đột phá lịch sử, dẫu vẫn có những sự phản đối từ nhiều bên. Sang năm 2021, UAE tiếp tục thể hiện vai trò của mình trong việc hòa giải mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar

    Với tầm nhìn và tham vọng vươn mình mạnh mẽ, UAE được cho là đang nỗ lực để vượt lên cả danh xưng quốc gia dầu mỏ giàu có. Tháng 8 năm nay, UAE gia nhập “câu lạc bộ hạt nhân” với nhà máy điện hạt nhân Barakah - đầu tiên trong thế giới Ả Rập - đi vào hoạt động. UAE cũng tham vọng trở thành một “tay chơi” lớn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ khi đưa phi hành gia đầu tiên của mình lên Trạm không gian quốc tế trong 8 ngày hồi năm 2019. Tháng 2 năm nay, UAE đưa tàu thăm dò mang tên Amal (nghĩa là Hy vọng) lên quỹ đạo quanh sao Hỏa và là quốc gia Ả Rập đầu tiên đạt được thành tựu này, theo AFP

    Sự phát triển của UAE được chính giới nước này tự hào bằng tinh thần không gì là không thể. Phó tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã từng tuyên bố rằng: “Từ “không thể” không tồn tại trong từ điển của chúng tôi. Nó cũng sẽ không có trong tầm nhìn và không bao giờ là một phần trong tương lai của chúng tôi”
     

Chia sẻ trang này