Cờ Vây Thịnh Vượng

Thảo luận trong 'Hợp Tác Xã EHC' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 13/8/23.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Cờ Vây Thịnh Vượng Chung
    Trung Quốc hiện đang theo đuổi chương trình "thịnh vượng chung" 1000 công ty lớn nhất nước này sẽ được giao nhiệm vụ phát triển 1000 huyện nghèo nhất nước

    Công ty lớn nhất sẽ nhận huyện nghèo nhất, và coi như huyện đó là 1 bộ phận của công ty vậy, giám đốc công ty kiêm phó chủ tịch danh dự huyện (kiêm nhiệm từ xa), các tập đoàn này phải đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế ở các huyện đó

    Ví dụ tập đoàn A lớn nhất nước ta, sẽ chịu trách nhiệm phát triển huyện nghèo nhất nước, và tập đoàn A sẽ có mặt ở đó, lập khu công nghiệp, lập nhà máy, đồn điền, trang trại, trường học, bệnh viện....để giải quyết lao động, phát triển huyện về mọi mặt. Đây là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nên hiệu quả kinh tế có khi là lỗ, nhưng hiệu quả xã hội là rất lớn. Tập đoàn thì lấy nơi lãi bù nơi lỗ, tập đoàn lớn lãi tỷ USD thì một huyện nghèo kia chẳng là gì. Các ngân hàng lãi khủng tỷ USD cũng được yêu cầu "gánh" một huyện nghèo xa xôi để phát triển đi lên. Chỉ sau chục năm, kinh tế huyện đó khởi sắc, phát triển vượt bậc, người dân sung túc, no ấm, đạt được sự "khá giả toàn diện"

    Tập đoàn Pinduoduo hồi cuối tháng 8 cam kết tài trợ toàn bộ lợi nhuận 372 triệu USD mà họ kiếm được trong quý II/2021 để đóng góp cho sự phát triển các khu vực nông thôn của Trung Quốc, sau đó thì Alibaba cũng đóng góp 15.5 tỷ đô, Tencent cũng chi 7.7 tỷ USD vào quỹ "thịnh vượng chung" để phát triển nông thôn xa xôi

    Hàn Quốc cũng vậy, nên các bạn thấy Samsung, LG,... có cả những sản phẩm như sâm, Đông Trùng Hạ Thảo, nhung hươu, linh chi... với logo của họ trên hộp. Nông sản được trồng ở những huyện nghèo nhất Hàn Quốc, các tập đoàn tới đặt nhà máy chế biến theo chương trình bắt buộc của chính phủ với nghĩa vụ cân bằng kinh tế, chương trình làng mới Saema'eul

    Người dân nghèo ban đầu cũng nghi ngờ, có người còn sợ bị chiếm mất đất, có người còn cực đoan muốn nghèo bền vững như vậy (sợ nhà máy tới ô nhiễm, chấp nhận con cháu đi lang thang xin việc khắp nơi)....nhưng sau này, nhận thức khá hơn, tâm lý ghét người giàu bớt dần, và họ mới thấy hiệu quả xã hội của những nhà máy này trong việc phát triển xã hội địa phương

    Tiền thuế từ các nhà máy sẽ giúp địa phương có tiền để đầu tư bệnh viện hiện đại, đường sá nông thôn rộng rãi khang trang, trường học sạch đẹp, người già được phát tiền mỗi tháng. Hạnh phúc khi cuối đời, vẫn sống ở làng quê mà được gần con gần cháu. Các đô thị thì bớt sự quá tải do di dân lên tìm việc làm

    Top 500 công ty của Việt Nam, cũng cần có chính sách tương tự thay vì vinh danh và lên sân khấu nhận giải, rồi hết. Cần giao cho họ 500 xã nghèo nhất đất nước để họ phát triển, coi như nhiệm vụ xã hội cần phải có 1 của doanh nghiệp chân chính. Ngân hàng thì báo lãi ngàn tỷ, nhiều tập đoàn cũng thế mà chưa có chính sách bắt buộc nào để san sẻ lại cho xã hội ngoài mấy chương trình từ thiện lôm côm như thỉnh thoảng cho vài thùng mì tôm

    Sự phát triển công ty hay cá nhân 1 người, nếu không giúp cho người khó khăn ở vùng ít có cơ hội, thì sự phát triển ấy không có ý nghĩa nhiều. Những công ty mua bán bất động sản ở Sài Gòn Hà Nội thì kết quả kinh doanh lãi ngàn tỷ, nay mở dự án biệt thự này, mai mở dự án chung cư cao cấp kia....thì vẫn không có ý nghĩa gì nhiều với quốc gia. Không có nền kinh tế nào phát triển dựa trên việc vẽ ra hình chữ nhật 5 x 20 m trên giấy và trên mặt đất, xong đợi giá lên thì bán, kiếm tiền rồi cười. Mua qua bán lại chỗ ở không phải là sức mạnh của một nền kinh tế và sự phát triển bền vững của xã hội

    Đất nước cần thêm nhiều dự án công nghiệp công nghệ cao, ít hoặc không ô nhiễm ở những nơi xa xôi hẻo lánh, nơi người dân rất cần việc làm để không phải ly hương

    Trước khi các tập đoàn về đầu tư, thì mỗi người trẻ, nếu có đầu óc và năng lực tí, cố mở cái gì đó để giúp bà con có việc làm. Đã có nhiều bạn trẻ làm như vậy trên khắp các làng quê Việt Nam, rất đáng khích lệ
     

Chia sẻ trang này