Cờ Vây BRI

Thảo luận trong 'ThinkTank Go Club' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 18/10/23.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu ba đề xuất tại diễn đàn Vành đai và Con đường
    Phát biểu tại phiên thảo luận của Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề xuất hợp tác về kinh tế số dựa trên ba trụ cột để đảm bảo hài hòa lợi ích

    [​IMG]
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại diễn đàn ngày 18/10

    Chiều 18/10, Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba (BRF 3) tiếp tục diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc với 3 phiên họp cấp cao về kinh tế số, phát triển xanh và kết nối khu vực cùng sáu diễn đàn nhánh cấp bộ trưởng về kết nối thương mại, giao lưu nhân dân, giao lưu học giả, con đường tơ lụa sạch, hợp tác địa phương và hợp tác biển

    Tại các cuộc thảo luận, các nhà lãnh đạo và các đại biểu chia sẻ đánh giá về những thách thức mà kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt, nhất là nguy cơ suy thoái kinh tế, tác động ngày càng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh

    Với mong muốn tạo động lực mới cho tăng trưởng, đã có rất nhiều chia sẻ về kinh nghiệm về xây dựng kinh tế số, xanh hóa các ngành công nghiệp truyền thống, chuyển đổi năng lượng sạch, cải thiện hạ tầng giao thông liên quốc gia, cũng như các giải pháp sáng tạo để góp phần giải quyết những thách thức chung của khu vực và thế giới

    Các đại biểu nhất trí hợp tác thời gian tới cần tập trung thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn kết hơn nữa các nền kinh tế cũng như đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và mang lại cuộc sống ấm no cho người dân

    Bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào sản xuất, các hoạt động kinh tế và đời sống, cần chú trọng việc xử lý hiệu quả các vấn đề an ninh, an toàn mạng, và xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu về trí thông minh nhân tạo. Các nhà lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tăng cường phối hợp giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế để thu hút nguồn lực, hỗ trợ các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thu hẹp khoảng cách phát triển, bắt kịp và hưởng lợi được từ các xu thế phát triển mới

    Ủng hộ sáng kiến có lợi cho hòa bình

    Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá với quyết tâm cao, đầu tư lớn, nhiều chương trình, dự án, hành động cụ thể, Vành đai và Con đường đã trở thành một cơ chế hợp tác quốc tế lớn, có nhiều đóng góp quan trọng vào kết nối hạ tầng, liên kết kinh tế toàn cầu, là khuôn khổ hợp tác mở bao trùm, chất lượng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên tham gia, và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị và sự gắn kết giữa nhân dân các nước

    Chủ tịch nước cũng khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ các sáng kiến có lợi cho hòa bình, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam hoan nghênh và đã tích cực tham gia nhiều cơ chế, sáng kiến toàn cầu quan trọng do Trung Quốc khởi xướng

    Trao đổi về kinh tế số - động lực mới của tăng trưởng, Chủ tịch nước chia sẻ chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn cầu, được thúc đẩy bởi những đột phá công nghệ mới, hiện đại

    Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh phát triển kinh tế số mở ra tiềm năng và không gian phát triển mới to lớn và nhanh chóng tạo sự liên kết giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ tham gia sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế số toàn cầu

    Tuy nhiên, kinh tế số cũng tiềm ẩn những rủi ro về an ninh, an sinh xã hội nếu không được định hướng và quản lý phù hợp. Hợp tác Vành đai và Con đường đã kịp thời nắm bắt xu thế này và đóng góp quan trọng vào sự thay đổi mạnh mẽ của các quốc gia dọc Con đường tơ lụa kỹ thuật số, từ kết cấu hạ tầng số hiện đại, các thành phố thông minh, đến hoạt động thương mại sôi động trên không gian số

    Chủ tịch nước chia sẻ Việt Nam coi trọng các con đường kết nối với thế giới cả trên đất liền, trên không, trên biển, trên không gian số. Theo đó, Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

    Trên tinh thần đó, Việt Nam xác định: Không gian mới là kinh tế số. Lực lượng sản xuất mới là nhân lực số, công nghệ số và dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng cao; năm 2022 đóng góp 14,26% vào GDP, và đang hướng đến mục tiêu 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030

    Để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các quốc gia và mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người dân trong quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, Chủ tịch nước đề xuất hợp tác về kinh tế số dựa trên ba trụ cột sau

    Thứ nhất là hợp tác về thể chế số để xây dựng các quy định phù hợp, bảo đảm sự thông suốt, an toàn, bảo mật dữ liệu; tạo môi trường kinh doanh thân thiện; phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm an toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia, cần tính đến trình độ phát triển, đặc thù của các quốc gia, bảo đảm cân bằng lợi ích, bình đẳng cho các bên

    Thứ hai là hợp tác về hạ tầng số để bảo đảm và nâng cao năng lực tham gia của các nước vào nền kinh tế số toàn cầu. Chủ tịch nước kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế, các doanh nghiệp hợp tác đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng tại Việt Nam và các nước trong khu vực

    Thứ ba là hợp tác nhân lực số để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ mới, hiện đại. Chủ tịch nước nhấn mạnh trong lĩnh vực kinh tế số cần thúc đẩy các dự án chuyển giao tri thức và công nghệ

     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Cờ Vây Mỹ - Liên Minh Châu Âu
    Mỹ đang cố gắng thách thức ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Phi, và đặt cược vào Angola như một trường hợp thử nghiệm

    Dự án lớn đầu tiên của Mỹ ở châu Phi trong nhiều thập kỷ

    Theo tờ South China Morning Post (SCMP), trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã cấp vốn cho các dự án lớn ở châu Phi - bao gồm cảng, đường sắt và đập thủy điện… theo Sáng kiến "Vành đai và Con đường" trị giá hàng nghìn tỷ USD do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng từ năm 2013, trong khi Mỹ chủ yếu bỏ qua lục địa này. Nhưng giờ Washington không còn đứng bên lề nữa

    [​IMG]
    Mỹ cam kết đầu tư 1 tỷ USD để đại tu tuyến đường sắt Lobito Đại Tây Dương kéo dài 1.300 km
    Mỹ đã cam kết đầu tư 1 tỷ USD để đại tu tuyến đường sắt Lobito Đại Tây Dương - dự án lớn đầu tiên ở châu Phi trong nhiều thập kỷ, sẽ kéo dài 1.300 km xuyên qua Zambia giàu khoáng sản và Cộng hòa Dân chủ Congo để tạo thành hành lang hậu cần đến Cảng Lobito trên Đại Tây Dương ở nước láng giềng Angola

    Washington cũng đang hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) để xây dựng tuyến đường sắt mới dài 800 km giữa Angola và Zambia

    Trong chuyến thăm Angola vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, khoản đầu tư vào đường sắt này là "khoản đầu tư lớn nhất mà Mỹ thực hiện vào đường sắt trên lục địa châu Phi trong hơn một thế hệ"

    "Đó là trọng tâm của quan hệ đối tác đầu tư toàn cầu và cơ sở hạ tầng của chúng tôi ở Angola", ông Blinken nói, đề cập đến sáng kiến của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) do Tổng thống Mỹ Joe Biden dẫn đầu nhằm huy động 600 tỷ USD trên toàn cầu cho các dự án

    Ông Blinken cho biết, khoản đầu tư vào Angola "sẽ đảm bảo chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng cần thiết cho tương lai kinh tế của tất cả các quốc gia, các ngành công nghiệp của chúng ta"

    Theo SCMP, Mỹ và các đồng minh châu Âu muốn chia sẻ khoáng sản để sản xuất pin từ CHDC Congo - nước sản xuất coban lớn nhất thế giới. Zambia cũng rất giàu đồng và coban. Hầu hết các khoáng sản đó đều được xuất khẩu sang Trung Quốc

    Nhưng theo SCMP, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở Angola rất sâu sắc. Bắc Kinh đã tài trợ cho việc tái thiết đất nước giàu dầu mỏ này sau cuộc nội chiến kéo dài 27 năm và kết thúc vào năm 2002

    Kể từ đó, Angola đã nhận được 45 tỷ USD từ phía Trung Quốc, chiếm hơn 1/4 tổng số tiền cho vay của Trung Quốc dành cho các nước châu Phi từ năm 2000 đến năm 2022

    Chính ở đó, Trung Quốc đã đi tiên phong trong các khoản vay được hỗ trợ bằng dầu mỏ như một cách để tiếp cận nguồn tài trợ của Trung Quốc nhằm phát triển cơ sở hạ tầng theo cái được gọi là "mô hình Angola". Mô hình này đã thành công cho đến khi giá dầu giảm, khiến việc trả nợ trở nên đắt đỏ

    Tổng thống Angola Joao Lourenco đã hứa sẽ đa dạng hóa nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của nước này và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc

    Giáo sư Tang Xiaoyang - Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) - cho biết, dự án Hành lang Lobito rất "đáng chú ý" vì Mỹ đã không đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền thống như vậy ở châu Phi trong nhiều thập kỷ

    "Sẽ rất thú vị khi xem cơ sở hạ tầng này được triển khai như thế nào trong bối cảnh đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng cho Mỹ", Tang nói

    Tuy nhiên, ông Tang nói rằng, hai năm sau khi công bố kế hoạch xây dựng Hành lang Lobito, "chúng tôi vẫn chưa thấy nhiều tiến bộ cụ thể trên thực tế mà chủ yếu lặp lại những lời lẽ chính trị"

    Cameron Hudson - cựu quan chức Mỹ, hiện là cộng tác viên cấp cao của Chương trình Châu Phi của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington - cho biết, Mỹ dường như đang sao chép chiến lược "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc

    "Dự án này đã được các quan chức Mỹ công bố và ca ngợi hàng chục cách khác nhau, nhưng vẫn chưa xây dựng được 1 km đường sắt", Hudson nói

    Ông Hudson lưu ý rằng, châu Phi quan trọng đối với cả Bắc Kinh và Washington. "Điều này quan trọng vì lý do bỏ phiếu của Liên hợp quốc, vì các khoáng sản quan trọng, vì tiềm năng đầu tư và giành được thiện chí của khu vực sẽ sớm trở thành khu vực đông dân nhất thế giới"

    Phản ứng của Mỹ đối với "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc

    Theo SCMP, chuyến thăm Angola của Ngoại trưởng Mỹ Blinken là một phần trong chuyến công du 4 quốc gia châu Phi cũng đưa ông đến Cabo Verde, trước đây là Cape Verde - nơi Washington đã hứa sẽ giúp đỡ trong cuộc chiến của nước này chống lại nạn buôn bán ma túy, vũ khí và buôn người

    Ông Blinken cũng đến thăm Bờ Biển Ngà và Nigeria - những đồng minh chủ chốt ở Tây Phi, nơi Mỹ đang cung cấp viện trợ cả tài chính và quân sự để họ đối đầu với những phần tử cực đoan.

    Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Blinken diễn ra ngay sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kết thúc chuyến thăm đầu năm mới thường niên tới châu Phi.

    Vào ngày 22/1 tại Bờ Biển Ngà, khi trả lời câu hỏi về đề xuất của Washington đối với các nước châu Phi khác với đề xuất của Bắc Kinh như thế nào, ông Blinken cho biết, đối với Mỹ, "thách thức là chứng tỏ rằng chúng tôi đưa ra một lựa chọn tốt".

    Ông Blinken nói: "Ví dụ, khi một số quốc gia cho vay rất nhiều tiền, nhưng khi làm như vậy lại tạo ra những khoản nợ không bền vững, đó là một vấn đề. Chúng tôi không muốn làm điều đó."

    Theo SCMP, Trung Quốc đã bác bỏ tuyên bố rằng họ đang tạo gánh nặng hoặc bẫy nợ cho các quốc gia bằng những khoản vay mà họ không thể trả được. Trung Quốc cũng chỉ trích các tổ chức tài chính đa phương và chủ nợ thương mại do Mỹ quản lý, chiếm hơn 80% nợ công của các nước đang phát triển

    Ken Opalo - phó giáo sư tại Trường Ngoại giao thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) - cho biết, Trung Quốc từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của việc chú ý đến khu vực châu Phi

    Ông Opalo nói, trong 34 năm, chuyến đi đầu tiên trong năm mới của các Ngoại trưởng Trung Quốc luôn đưa họ tới châu Phi và những chuyến thăm này là một cách để tăng cường quan hệ thương mại và ngoại giao.

    Tuy nhiên, "Mỹ đang bắt kịp", Opalo nói thêm

    "Trong năm qua, Mỹ cũng đã bắt đầu cử các quan chức cấp cao tới các nước châu Phi. Đây là phản ứng trước sự cạnh tranh của Trung Quốc và lời khuyên từ châu Phi rằng Washington không đối xử tôn trọng với những người đồng cấp châu Phi", Opalo nói

    Ông Opalo nói: "Dự án Hành lang Lobito chắc chắn là phản ứng của Washington đối với [Vành đai và Con đường] của Trung Quốc"

    "Dự án [Lobito] này, nếu được triển khai, sẽ chứng minh liệu Mỹ và các đồng minh có thể cạnh tranh với Trung Quốc trên khía cạnh này hay không", Opalo nói thêm
     

Chia sẻ trang này