Công viên khoa học Hsinchu Đây là là ‘nhà’ của khoảng 500 công ty công nghệ tên tuổi Công viên Khoa học Hsinchu rộng 1.400 ha Trong suốt nhiều năm qua, TSMC đã trở thành hãng sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới với tầm ảnh hưởng có thể làm rung động nền kinh tế toàn cầu. Việc ngày càng nhiều công nghệ cần sử dụng chip điện tử khiến tầm quan trọng của TSMC thêm lan rộng, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung Công viên Khoa học Hsinchu hiện chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế Đài Loan. Các công ty mạch tích hợp ghi nhận doanh thu 363 tỷ USD vào năm 2022, trong đó hơn 75% đến từ hơn 500 công ty thuộc Hsinchu. (Để so sánh, tổng GDP của Đài Loan vào năm 2022 là khoảng 720 tỷ USD) Trước đây, Hsinchu không sầm uất được như bây giờ. Thậm chí một số người còn gọi đây là ‘nghĩa địa’ “Nếu bạn nhìn lại 20 năm về trước, không có trung tâm mua sắm, không có rạp chiếu phim. Chẳng có gì ở đó cả”, Lucy Chen, phó chủ tịch tiếp thị của Isaiah Research, cho biết. “Mỗi giây đều là tiền trong sản xuất. Nếu bạn mất thời gian, bạn sẽ mất tiền” Mỹ, Trung Quốc đại lục và Nhật Bản đang đầu tư mạnh vào sản xuất chất bán dẫn trong nước. Đài Loan cũng cố gắng nhân rộng mô hình khu công nghiệp và ở đó, Hsinchu là trung tâm “Thành công sẽ tạo nên thành công”, tác giả Miller nói. “Hệ sinh thái càng lớn, càng sâu rộng thì các công ty càng dễ phát tài” Thời gian gần đây, khi nguồn cung thiết bị bán dẫn trên toàn cầu thiếu hụt, vai trò của Đài Loan trên thị trường ngày càng trở nên rõ ràng. Các quốc gia, trong đó có Mỹ, Đức, thậm chí phải tìm đến đây để giải quyết nút thắt trong hoạt động sản xuất con chip bán dẫn. Sự thiếu hụt này xuất phát từ việc nhu cầu thiết bị điện tử tăng cao trong đại dịch Covid-19 cũng như những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Theo các chuyên gia, hàng tồn kho tại các nhà sản xuất điện thoại thông minh và máy tính đang cạn kiệt và nhu cầu bổ sung dự kiến sẽ tăng. Fubon Securities trước đây đã bày tỏ lo ngại về triển vọng quý I/2024 của TSMC, song giờ đây tin rằng nhu cầu của Apple vẫn sẽ “ổn định trong ngắn hạn” Các nhà phân tích của KGI Securities kỳ vọng doanh số bán hàng trong quý đầu tiên năm nay của TSMC sẽ vượt mức trung bình của mùa thấp điểm. Mức tăng trưởng doanh thu cũng được kỳ vọng đạt trung bình 20% nhờ nhu cầu phục hồi và hàm lượng silicon được thúc đẩy bởi 5G và các ứng dụng điện toán hiệu suất cao Điều này cho thấy nền kinh tế toàn cầu có khả năng phục hồi nhất định bất chấp những thách thức như lạm phát, xung đột Nga-Ukraine… Tín hiệu cũng trấn an chính phủ Mỹ khi nước này đang chi hàng chục tỷ USD thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn, trong khi các đồng minh hỗ trợ phát triển toàn ngành bằng tiền hoặc cơ chế pháp lý
Một nền kinh tế “đặt cược” vào nhân tài Việt Khi tỷ lệ sinh giảm đe dọa nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao, chính quyền đảo Đài Loan (Trung Quốc) chuyển sang thu hút sinh viên Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác để làm việc trong ngành bán dẫn Ở ngoại ô Hsinchu, thành phố được mệnh danh là Thung lũng Silicon của đảo Đài Loan, Trung Quốc, sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Minghsin (MUST) được đào tạo về các loại thiết bị dùng trong nhà máy bán dẫn ngoài đời thực. Sinh viên cũng có thể thực tập tại các nhà sản xuất chip hàng đầu trên hòn đảo Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., ASE Technology Holding và Powertech Technology Trường bán dẫn của MUST còn được gọi là “TSMC mini”. Nó được thiết kế để đào tạo ra những chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn, có thể ngay lập tức trở thành "của báu" với các nhà tuyển dụng. Gần 700 trong số khoảng 2.300 sinh viên tại đây đến từ Việt Nam, tương đương hơn 30% Nhiều sinh viên Việt Nam hiện đã chọn đảo Đài Loan để theo học trong lĩnh vực bán dẫn bởi những công nghệ hàng đầu tại đây. Những sinh viên học trong ngành này cũng dễ dàng tìm việc tại các công ty bán dẫn hàng đầu hòn đảo, giúp họ có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trước khi lựa chọn con đường tiếp theo Trên thực tế, việc ưu ái đặc biệt cho các sinh viên nước ngoài trong các ngành học bán dẫn phản ánh một thực tế không mấy tươi sáng ở đảo Đài Loan: Nỗi lo về tình trạng thiếu nhân tài công nghệ trong các công ty bán dẫn hàng đầu thế giới Ông Chang Ho, hiệu trưởng trường bán dẫn của MUST, cho biết: “Chúng tôi cần thêm hàng chục nghìn lao động chất lượng cao. Các công ty và trường đại học phải hợp tác cùng nhau để bồi dưỡng nhân tài” Trên thực tế, tiền lương trì trệ, giá bất động sản tăng cao cùng nhiều áp lực khác đã đẩy tỷ lệ sinh trên đảo Đài Loan xuống rất thấp trong những thập kỷ gần dây. Số ca sinh hàng năm giảm xuống kỷ lục 135.000 vào năm 2023 từ mức hơn 300.000 của năm 1990 Trong khi đó, cạnh tranh trong lĩnh vực bán dẫn ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở nguồn nhân lực. Chỉ riêng TSMC hiện thuê hơn 6.000 công nhân mỗi năm. Nhu cầu về chip dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh có nhiều tiến bộ về trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác, dẫn tới việc nhu cầu với nguồn nhân lực tăng theo Đại học Khoa học và Công nghệ Minghsin (MUST) của Đài Loan mở văn phòng tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam để tăng cường chiêu mộ sinh viên Việt Do sự phụ thuộc mạnh của Đài Loan vào lĩnh vực bán dẫn nên chính quyền hòn đảo, các doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục ở đây chịu áp lực để có một chiến lược dài hạn đảm bảo nguồn lao động quý và hiếm nay Và sinh viên từ Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác được coi là một phần giải pháp. Đài Loan đã công bố kế hoạch chi 163 triệu USD vào năm 2028 để hút 320.000 sinh viên quốc tế vào năm 2030, tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Điều này có nghĩa tốc độ tiếp nhận du học sinh của hòn đảo nhanh gấp đôi so với trước đây Chính quyền hòn đảo cũng mới đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính cho các du học sinh để đổi lại họ tiếp tục làm việc ở Đài Loan trong một thời gian sau khi tốt nghiệp. Chương trình này tập trung hướng tới các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Philippines....
Vùng đất nắm trong tay "vận mệnh" nền kinh tế công nghệ toàn cầu Từ một nơi không ai muốn sống, sau hơn một thập kỷ, nơi đây đã vươn tầm trở thành 'Thung lũng Silicon' của châu Á và là nhà của khoảng 500 công ty công nghệ nổi tiếng Công viên Khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science Park - HSP) là "thủ phủ" công nghiệp bán dẫn hàng đầu của Đài Loan, công nghiệp chip thậm chí còn được ghi nhận là chìa khóa để kinh tế Đài Loan vượt qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore trong dịch Covid-19 Công viên Khoa học Hsinchu rộng 1.400 ha - nơi vừa được mệnh danh là ‘miền đất hứa’ đối với kinh tế toàn cầu, vừa là ‘nhà’ của khoảng 500 công ty công nghệ tên tuổi. Nhà sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), Tập đoàn United Microelectronics (UMC), MediaTek… là một trong số đó Hầu hết công ty tại đây như TSMC hay UMC đều đang là đối tác lớn của Apple, Nvidia và Qualcomm. Nơi đây cũng có hãng chip MediaTek nổi tiếng. Các khu vực khác trên toàn cầu cũng đang bắt chước sự thành công mà Đài Loan đã tạo dựng ở HSP Trong suốt nhiều năm qua, Công viên Khoa học Hsinchu đã trở thành "nhà" của hàng loạt hãng sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới với tầm ảnh hưởng có thể làm rung động nền kinh tế toàn cầu. Việc ngày càng nhiều công nghệ cần sử dụng chip điện tử khiến tầm quan trọng của nơi đây thêm lan rộng, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung Công viên Hsinchu đã trở thành "nhà" của hàng loạt hãng sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới với tầm ảnh hưởng có thể làm rung động nền kinh tế toàn cầu Phần còn lại của thế giới đang cố gắng học tập theo thành công của Đài Loan. Ngay cả các nước từng là cường quốc về bán dẫn chip một thời như Mỹ hay Nhật Bản hiện cũng đang đầu tư hàng tỷ USD trợ cấp cho hoạt động sản xuất chip trong nước Công viên Khoa học Hsinchu hiện chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế Đài Loan. Các công ty mạch tích hợp ghi nhận doanh thu 363 tỷ USD vào năm 2022, trong đó hơn 75% đến từ hơn 500 công ty thuộc Hsinchu. (Để so sánh, tổng GDP của Đài Loan vào năm 2022 là khoảng 720 tỷ USD).. Tuy nhiên, phải mất đến hàng chục năm Hsinchu mới có được vị thế như lúc này Từng là nơi không ai muốn sống Vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, khu vực nơi Công viên Khoa học Hsinchu chủ yếu là vùng nông thôn và kế sinh nhai của họ chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp Trước đây, Hsinchu không sầm uất được như bây giờ. Thậm chí nơi này được gọi là "monga-bo", hay nghĩa địa trong tiếng lóng ở Đài Loan "Nếu nhìn lại 20 năm trước, nơi đây không có trung tâm mua sắm, không có rạp chiếu phim. Chẳng có gì ở đó cả", Lucy Chen, Phó chủ tịch tiếp thị của công ty tư vấn Isaiah Research cho biết Khi đó, Đài Loan nhận thấy rằng cần thành lập một khu chuyên sản xuất, nghiên cứu và phát triển cho ngành công nghệ với ba mục tiêu chính: phục hồi tăng trưởng kinh tế, thiết lập cơ sở công nghệ cao bản địa và làm chậm lại vấn đề chảy máu chất xám đang diễn ra khá nghiêm trọng Một góc công viên khoa học Hsinchu Công viên Khoa học Tân Trúc ban đầu được định hướng là trung tâm sản xuất máy tính cá nhân Những chính sách ưu đãi về thuế và đất đai tại đây nhanh chóng thu hút các công ty thành lập trụ sở. Bên cạnh đó, Đài Loan đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển, thu hút nhân tài đã được thực hiện để hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao Tuy nhiên, sau một thập kỷ, nơi đây chuyển mình trở thành vùng đất hoàn toàn khác: nơi sản xuất bán dẫn cao cấp. Tạo ra hàng chục nghìn việc làm trong lĩnh vực công nghệ cao, thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới và tạo ra một hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển sôi động. Ngoài ra, công viên đã mở rộng ra nhiều địa điểm, bao gồm Thành phố và Huyện Hsinchu, Zhunan, Longtan, Tongluo, Yilan, và Zhubei “Khu công nghiệp chính là nỗ lực của Đài Loan nhằm xây dựng một ngành công nghiệp chủ đạo, đồng thời đào tạo lực lượng lao động, ươm mầm các công ty chủ chốt mới nổi”, Chris Miller, tác giả cuốn Chip War: Cuộc chiến vì công nghệ quan trọng nhất thế giới, cho biết. “Đó là sự kết hợp thực sự thú vị và thành công giữa các chương trình giáo dục và đào tạo, nơi các công ty có thể dễ dàng thành lập và tìm kiếm đối tác, công nhân lành nghề” Theo tờ Guardian, nếu không có chất bán dẫn, nền kinh tế toàn cầu sẽ ngừng vận hành. Trên thực tế, các nhà máy đặt tại Đài Loan chịu trách nhiệm sản xuất 80-90% chip máy tính tiên tiến nhất thế giới. Đây là những con chip mà hiện tại vẫn không có sản phẩm nào có thể thay thế Ngành công nghiệp chất bán dẫn có giá trị hơn 580 tỷ USD, nhưng ngay cả con số đó cũng chưa thể hiện đầy đủ tầm quan trọng của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu Điểm chung của những doanh nghiệp này phần lớn đều có trụ sở tại Công viên Hsinchu. Do đó, không thể phủ nhận một điều, đặc khu này đang là "trái tim" của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới Những nơi khác đang cố gắng tạo các khu vực bán dẫn tương tự như Mỹ, Nhật Bản. Dù vậy, HSP vẫn là trung tâm của ngành công nghiệp chip Đài Loan và của thế giới. "Thành công tạo nên thành công", Miller nói. "Hệ sinh thái càng lớn, càng sâu, các công ty càng dễ thành công"