China ThinkTank

Thảo luận trong 'Vietnam ThinkTank' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 13/6/23.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    China ThinkTank
    Kể từ đầu năm 2023, tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt hơn 1,608 tỷ USD, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2022 - theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Các tập đoàn lớn Trung Quốc để mắt tới Việt Nam

    Hãng tin Reuters cho hay, ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc xúc tiến hoặc mở rộng các dự án sản xuất tại Việt Nam. Quốc gia Đông Nam Á hiện được xem như trung tâm xuất khẩu toàn cầu nhờ một loạt các thỏa thuận thương mại tự do và lao động giá rẻ

    Mới đây nhất, hai nhà sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng và pin của Trung Quốc đang cân nhắc các khoản đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD vào Việt Nam. Nguồn tin của Reuters cho biết, tổng giá trị của các khoản đầu tư này có thể vượt quá 1 tỷ USD

    Xiamen Hithium Energy Storage Technology - công ty khởi nghiệp đang mở rộng quy mô ở châu Âu và Mỹ - đã làm việc với các bộ ngành phụ trách tại Việt Nam về khả năng đầu tư tới 900 triệu USD để xây dựng một nhà máy trên 30 hecta đất công nghiệp

    Nếu khoản đầu tư được thông qua đúng như con số dự kiến, Xiamen Hithium Energy Storage Technology sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

    Một nguồn tin khác của Reuters cho hay, khoản đầu tư đang được xem xét này sẽ có giá trị ít nhất 500 triệu USD

    Công ty có trụ sở tại thành phố Hạ Môn này cho biết thêm rằng họ có kế hoạch nâng công suất sản xuất lên từ 15 Gigawatt (GW) lên 70 GW vào cuối năm nay

    [​IMG]
    Xiamen Hithium Energy Storage Technology đang có kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất

    Trong khi đó, Growatt New Energy – công ty đang thuê một nhà máy chế tạo sẵn tại Việt Nam – dự định chi khoảng 300 triệu USD để mua 15 hecta đất công nghiệp xây nhà máy mới. Nguồn tin của Reuters cho hay, Growatt đang có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam. Đây là công ty sản xuất hệ thống pin và bộ biến tần lưu trữ năng lượng cho mục đích thương mại, cũng như dân dụng

    Xiamen Hithium Energy và Growatt New Energy không phải là hai tập đoàn lớn đầu tiên để mắt tới Việt Nam. Tháng 5 vừa qua, sau cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và ông Wang Chuanfu - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập BYD, công ty sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc (trụ sở tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông) cho biết họ đang có kế hoạch sản xuất xe điện tại Việt Nam

    Ngoài ra, BYD cũng có kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Ông Wang hy vọng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phép BYD hoàn thành các thủ tục đầu tư để nhanh chóng bắt đầu sản xuất ô tô điện bán ra tại thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu sang các quốc gia Đông Nam Á

    [​IMG]
    BYD - công ty sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc (trụ sở tại Thâm Quyến) - đang có kế hoạch sản xuất xe điện tại Việt Nam

    Liên tục rót vốn

    Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ đầu năm 2023, tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt hơn 1,608 tỷ USD, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số vốn đăng ký cấp mới đạt hơn 1,086 tỷ USD và số vốn đăng ký điều chỉnh là 451,76 triệu USD với tổng cộng 156 dự án

    Xét về tổng số vốn đầu tư, Trung Quốc hiện xếp thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, sau Singapore và Nhật Bản. Lũy kế đến hết tháng 5, số dự án đầu tư của Trung Quốc còn hiệu lực là 3.720 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 24,87 tỷ USD

    Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây với đa dạng ngành nghề và lĩnh vực

    Nếu như ở các giai đoạn trước, dòng vốn của Trung Quốc chỉ tập trung vào các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, hàng tiêu dùng… thì gần đây các ngành như dệt may, da giày, xơ sợi dệt, khai thác khoáng sản, khu công nghiệp đang thu hút dòng vốn FDI từ Trung Quốc

    [​IMG]
    Trung Quốc xếp thứ 3/5 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023

    Công xưởng hàng đầu thế giới

    Hãng tin Sputnik (Nga) cho hay, một trong những lý do khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc là nguồn nhân lực dồi dào

    Nguồn nhân lực của Việt Nam đáp ứng được nguồn cung lao động trình độ cao, giá nhân công cạnh tranh với có nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài

    Thêm nữa, Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc, có nhiều tuyến giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kể cả dây chuyền sản xuất

    Trong khi đó, trang tin Sohu (Trung Quốc) có bài viết nhận định, một trong những lý do khiến Việt Nam thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc là nền kinh tế Việt Nam "phát triển rất thần tốc"

    [​IMG]
    Theo Sohu, nền kinh tế Việt Nam "phát triển rất thần tốc", đây là một trong những lý do thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc

    Hơn 30 năm qua, sự phát triển của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Công cuộc Đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn và trở thành một nước có thu nhập trung bình

    Năm 2021, vượt lên trên các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi nhờ có nền tảng vững chắc và tiềm lực mạnh. Báo chí quốc tế đã gọi Việt Nam là "kỳ tích mới của châu Á"

    Ngoài ra, Việt Nam còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng chưa được khai thác hết

    Với tư cách là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê, gạo, Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu hạt điều và các sản phẩm khác lớn thứ hai và thứ ba toàn cầu

    Đặc biệt, theo Sohu, Việt Nam có một số lượng lớn các mỏ đất hiếm chưa phát triển ở các tỉnh phía Bắc. Đây là nguồn nguyên liệu quý hiếm cho ngành công nghiệp điện tử công nghệ cao mà nhiều nước không có

    Với trữ lượng đất hiếm có thể khai thác lên tới 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam đang nắm trong tay cả một "kho báu". Cũng chính vì lý do này, vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu ngày càng quan trọng

    "Việt Nam giờ đây đã trở thành một trong những công xưởng hàng đầu thế giới, cung cấp các mặt hàng điện tử, điện thoại di động, dệt may và các ngành công nghiệp khác" – Sohu kết luận

     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Kế hoạch Vịnh lớn của Trung Quốc
    Sáng kiến Khu vực Vịnh Lớn (Greater Bay Area - GBA) là một kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc, nhằm tích hợp và chuyển đổi 9 thành phố lục địa ở đồng bằng sông Châu Giang và hai đặc khu hành chính – Hong Kong và Macao – thành một khu vực vịnh quốc tế sẽ cạnh tranh với các cụm thành phố tầm cỡ thế giới khác như New York, San Francisco hay Tokyo

    [​IMG]

    GBA - Kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc


    Kể từ khi xây dựng sáng kiến GBA vào năm 2017, cộng đồng doanh nghiệp đã đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển phối hợp giữa các thành phố trong GBA, vì việc loại bỏ các rào cản hạn chế sự di chuyển của thương mại, vốn, thông tin và con người – cùng với các chính sách mục tiêu của chính phủ – sẽ cho phép các ngành công nghiệp khác nhau phát triển. Với bối cảnh ngành năng động và toàn diện, cơ sở người tiêu dùng địa phương rộng lớn và giàu có, cũng như khả năng thu hút nhân tài có tay nghề cao, GBA là một trong những khu vực thân thiện với nhà đầu tư nhất của Trung Quốc

    Zhu Jin, Phó giám đốc Văn phòng Khu Phát triển Công nghệ và Kinh tế Nam Sa Quảng Châu, cho biết: “Vị trí của GBA hoàn toàn khác so với các khu vực khác. Đây là khu vực một quốc gia, hai chế độ, ba loại tiền tệ, ba loại thuế quan và cũng là ba loại hệ thống quản lý khác nhau. Những tính năng này mang lại cho khu vực một khối lượng kinh tế khổng lồ khi tựu chung lại”

    Theo người đứng đầu ngành tài chính của khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Paul Chan, nền kinh tế của GBA hiện có quy mô tương đương với Ý. Trung tâm kinh tế phía nam Trung Quốc này dự kiến sẽ tiếp tục là động lực cho thị trường tài chính và nhiều ngành công nghiệp của Hong Kong. Năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội kết hợp của 11 thành phố trong GBA đạt gần 2.000 tỷ USD, tăng 25% so với mức 1.650 tỷ USD vào năm 2019, khi Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển chi tiết cho khu vực

    “GBA đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả trong bối cảnh đại dịch”, ông Chan nói với hơn 350 người tham dự tại hội nghị kế toán Trung Quốc vào tháng 5

    Tiềm năng kinh tế xanh


    Các chuyên gia cho biết, GBA của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu trong các nỗ lực khử cacbon và tài chính xanh của đất nước bằng cách tạo điều kiện tài chính cho phát triển bền vững. “Cơ sở hạ tầng tài chính xanh của GBA và sự đổi mới của các sản phẩm, dịch vụ đang dẫn đầu đất nước, với Hong Kong là trung tâm tài chính bền vững của châu Á - Thái Bình Dương, Quảng Châu là khu vực thí điểm đổi mới và cải cách tài chính xanh và là nhà lãnh đạo của thị trường carbon Nam Trung Quốc, Thâm Quyến với tư cách là nơi đi đầu trong đổi mới tài chính xanh”, ông Kevin Yang, phó chủ tịch Hiệp hội Tài chính Xanh Hong Kong, nhận định

    Trong 5 năm qua, việc phát hành trái phiếu xanh ở Trung Quốc đại lục đã tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 40% mỗi năm, khiến nước này trở thành quốc gia phát hành trái phiếu lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2021, sau Mỹ

    Đặc biệt, GBA đang dẫn đầu quốc gia về tài chính xanh và bền vững, nhờ việc phát hành trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (GSSS) tăng gần gấp đôi lên 56,76 tỷ NDT (8 tỷ USD) trong quý đầu tiên của năm nay. Hong Kong, Quảng Châu và Thâm Quyến là 3 “mũi nhọn” đang thúc đẩy xu hướng này, khi các khoản cho vay xanh ở tỉnh Quảng Đông và Thâm Quyến tăng lần lượt 53% và 44% so với cùng kỳ năm 2022, so với mức 39% trên toàn quốc, ông Yang cho biết trong báo cáo tài chính tại Diễn đàn SmartHK tổ chức tại tỉnh Quảng Châu

    Theo dữ liệu từ các tổ chức bao gồm Ngân hàng Thế giới và HSBC, Trung Quốc cần khoản đầu tư từ 100.000 - 200.000 tỷ NDT để hoàn thành các mục tiêu khử và trung hòa cacbon vào các mốc năm 2030 và 2060. Và mục tiêu này sẽ được hoàn thành dễ dàng hơn với “mũi nhọn” GBA, các chuyên gia nhận định

    “Hong Kong luôn là một trung tâm tài chính quốc tế. Thành phố này có thể là đầu tàu hướng nhiều quỹ quốc tế đầu tư vào các dự án xanh của đại lục, vì trong 20 - 30 năm tới, Trung Quốc cần có nhiều vốn đầu vào để đạt được các mục tiêu khử cacbon”, ông Kenneth Hui, giám đốc điều hành của Cơ quan tiền tệ Hong Kong, cho biết. Ông Hui cho biết thêm, GBA có thể hỗ trợ các mục tiêu bền vững tổng thể của quốc gia bằng cách kết hợp các thế mạnh của Hong Kong với tư cách là trung tâm tài chính và Thâm Quyến với tư cách là trung tâm công nghệ của thế giới

    Bà Heidi Chui, đối tác của công ty luật Stevenson Wong & Company, nhận định: “Các mục tiêu quốc gia về khử cacbon và nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của thế hệ trẻ gồm những cá nhân có thu nhập cao là chất xúc tác cho nhu cầu về tài chính xanh và bền vững”. Bà Chui nói thêm, với môi trường kinh doanh thuận lợi, GBA sẽ tiếp tục có động lực dẫn dắt sự phát triển bền vững của Trung Quốc, vì những người tham gia thị trường đã chứng minh rằng việc tham gia vào các sáng kiến xanh có thể mang lại lợi nhuận

    Vẫn thiếu sót về thể chế


    Zhao Junhua, giám đốc thị trường năng lượng và tài chính tại Viện Tài chính Thâm Quyến, cho biết là một trong những khu vực cởi mở và sôi động nhất trong cả nước, GBA có không gian rộng lớn để khám phá trong việc phát triển tài chính carbon và thúc đẩy kết nối quốc tế của thị trường carbon

    Năm ngoái, thị trường carbon quốc gia đã chính thức ra mắt, đáng tiếc là cho tới nay, thị trường này vẫn đang bị giới hạn trong các giao dịch giao ngay. Ông Zhao nói: “Với Thâm Quyến và HongKong, hai trung tâm tài chính ở Vịnh Lớn, khu vực này có thể đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển hợp đồng tương lai carbon và các sản phẩm phái sinh khác. GBA, với đặc điểm cởi mở, có thể làm được nhiều việc trong việc thúc đẩy sự kết nối quốc tế của các thị trường carbon”
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Từ bán nhà sang bán xe điện
    Trong vòng 10 năm, Trung Quốc từ nền kinh tế phụ thuộc vào luật chơi nước ngoài đã chuyển mình thành thị trường tự cường, buộc doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế phải tuân theo tiêu chuẩn của mình

    [​IMG]

    Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay dù các số liệu mới đây chỉ ra nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng nhưng những mảng mà thị trường này tập trung như xe điện, năng lượng mặt trời lại bộc lộ điểm sáng

    Theo WSJ, chính quyền Bắc Kinh đã thành công dịch chuyển trong 3 năm qua, rút khỏi sự phụ thuộc vào mảng bất động sản và những tập đoàn công nghệ Internet để hướng sang các ngành như xe điện, năng lượng mặt trời để làm động lực phát triển kinh tế

    Động thái này của Trung Quốc là có cơ sở khi giải quyết các vấn đề về bong bóng bất động sản, chứng khoán, giảm thiểu rủi ro tài chính và mất cân bằng thu nhập

    Nhờ những chính sách sáng suốt này mà các ngành bán dẫn, ắc quy cùng hàng loạt mảng công nghệ khác của Trung Quốc trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, thậm chí khiến nhiều nước Phương Tây như Mỹ cũng phải e dè

    [​IMG]

    Tờ WSJ cho hay tăng trưởng xuất khẩu thiết bị điện tử đã góp phần rất lớn giúp nền kinh tế Trung Quốc vượt qua nhiều khó khăn giai đoạn đầu thập niên 2020. Dù cuộc xung đột Mỹ-Trung hiện nay khiến những thành quả này trở nên không chắc chắn trong ngắn hạn nhưng về dài hạn, sự chuyển mình của nền kinh tế Trung Quốc là điều rõ ràng

    Từ bán nhà sang bán xe điện

    Nền kinh tế Trung Quốc đang được nhận định là một siêu cường nhờ những biến chuyển bất ngờ trong 10 năm qua. Từ vị thế phải học hỏi và đi theo luật chơi của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Trung Quốc đã dần chuyển mình, tự cường để buộc các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo tiêu chuẩn của mình

    Tổng GDP của Trung Quốc đã tăng từ 8.500 tỷ USD năm 2013 lên 18.100 tỷ USD năm 2022, thậm chí nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) thì GDP của nước này đã vượt qua cả Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

    Đây là một kỳ tích khi GDP của Trung Quốc năm 2013 chỉ bằng 50% Mỹ thì đến năm 2022 đã bằng 75%. Đáng ngạc nhiên hơn, nền kinh tế Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi về cơ cấu khi không còn dựa vào bong bóng thị trường bất động sản hay những mảng công nghệ Internet nhiều bất cập. Thay vào đó, các ngành công nghiệp đòi hỏi chất xám thực sự như xe điện, chất bán dẫn, năng lượng xanh...đã trở thành động lực mới cho tương lai phát triển

    Với quan điểm cực kỳ rõ ràng “Nhà là để ở chứ không phải để đầu cơ”, chính quyền Bắc Kinh đã chấn chỉnh mạnh tay ngành bất động sản bất chấp đây là mỏ vàng ngân sách của các địa phương hay là động lực kinh tế chính

    Nếu vào năm 2012, khoảng một nửa trong số top 10 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc là ở mảng bất động sản thì đến năm 2022, không một đại gia nào trong top này làm giàu từ bán nhà cả

    Khi ngành bất động sản Trung Quốc lao đao hậu đại dịch và ông lớn Evergrande có nguy cơ vỡ nợ, nhiều đồn đoán rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ phải cứu giúp nhằm tránh một vụ xì hơi bong bóng gây sụp đổ dây chuyền. Thế nhưng Trung Quốc đã mặc kệ cho ông lớn bất động sản này vỡ nợ cùng nhiều doanh nghiệp buôn nhà đất khác và gần 1 năm đã trôi qua nhưng chẳng có gì xảy ra cả

    Đặc biệt, việc đả kích ngành bất động sản để chuyển hướng công nghệ khiến giá nhà Trung Quốc đi xuống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo khi tầng lớp đầu cơ dần biến mất đã khiến xã hội Trung Quốc trở nên bền vững hơn. Những nguy cơ của hệ thống tài chính khi vay vốn quá cao để đầu cơ nhà đất dần biến mất

    Rõ ràng, Trung Quốc đang dần từ bỏ mảng bất động sản vốn quá nhiều rủi ro, chỉ làm giàu cho một bộ phận mà không đem lại sự phát triển kỹ thuật hay giúp nâng tầm nền kinh tế trong chuỗi cung ứng. Thay vào đó, chính quyền Bắc Kinh dồn sức cho công nghệ mà cụ thể hơn là những “phần cứng” đem lại chất xám như xe điện, chất bán dẫn

    Đối với nhiều người, việc Trung Quốc chấn chỉnh ngành công nghệ Internet như Alibaba là do tỷ phú Jack Ma “vạ miệng”. Thế nhưng đây được coi là một trong những bước đi chiến lược của Bắc Kinh nhằm chuyển hướng khỏi mảng công nghệ “phần mềm” như thương mại điện tử, bán hàng online chẳng đem lại nhiều lợi ích dài hạn, chất xám hay giúp nước này nâng tầm trên thị trường

    Cho dù Alibaba hay JD.com có lớn đến đâu đi chăng nữa thì những tập đoàn này chỉ được biết đến tại Trung Quốc và chẳng vươn tầm cạnh tranh được với các đối thủ tương tự nước ngoài. Các công ty này hướng nhiều đến lợi nhuận, bán hàng chứ không thực sự phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế để giúp Trung Quốc đi lên trong chuỗi cung ứng

    Cái mà Trung Quốc muốn hướng đến là công nghệ chip, chất bán dẫn, xe điện...những thứ không chỉ có thể đem về lợi nhuận mà còn có thể ứng dụng mọi mặt đời sống, từ kinh doanh cho đến quốc phòng, đồng thời nâng tầm toàn nền kinh tế thành đối trọng với nhiều cường quốc khác

    Lấy ví dụ ngành chip, dù nước này mới chỉ tự sản xuất được 15-25 nm, kém xa so với 5-14nm của Mỹ và Hàn Quốc nhưng Trung Quốc lại tự chủ hoàn toàn chuỗi sản xuất từ đầu đến cuối. Đây là một trong những lý do khiến chính quyền Washington ráo riết kêu gọi các đồng mình cấm xuất khẩu máy móc, thiết bị hay các công nghệ tiên tiến trong mảng chip bán dẫn để kìm chân Bắc Kinh

    Tuy nhiên đây cũng chỉ còn là vấn đề thời gian khi một số thiết bị ASML, hãng sản xuất thiết bị in khắc thạch bản cho chip điện tử hàng đầu thế giới đã bị Trung Quốc phá vỡ thế độc quyền vào năm 2019. Dù không phải thiết bị hay công nghệ tiên tiến nhất nhưng đây là bước khởi đầu cho thấy Trung Quốc dần không còn phải phụ thuộc vào nước ngoài cũng như tuân theo luật chơi của người khác nữa, thay vào đó cường quốc này đang dần tự chủ để thiết lập tiêu chuẩn cho riêng mình

    [​IMG]

    Giờ đây, hàng loạt các tập đoàn lớn như Apple, Tesla phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc mà không tìm được thị trường nào khác thay thế. Vô số những công ty nước ngoài như LVMH, Starbucks...coi thị trường 1,4 tỷ dân là mỏ vàng và chấp nhận tuân theo những tiêu chuẩn của họ

    Nếu trước đây Apple tạo nên chuỗi cung ứng làm điện thoại cho Trung Quốc thì giờ đây tình thế đã đảo ngược. Nhà táo khuyết cần Trung Quốc hơn là ngược lại, cả về chuỗi cung ứng lẫn thị trường

    Điểm sáng

    Bất chấp những lời nhận định tiêu cực, tờ WSJ cho rằng tăng trưởng GDP đạt 6,3% trong quý II của Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước là khá ấn tượng khi nền kinh tế này từng thực hiện chiến dịch “Zero Covid” trong thời gian dài, thêm vào đó là xì hơi của hàng loạt những ngành kinh tế chủ chốt như bất động sản, công nghệ, giáo dục...

    Dù vẫn mơ hồ nhưng WSJ cho rằng nhiều khả năng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể đạt được mức tăng trưởng 5% theo kế hoạch trong năm nay

    Một trong những yếu tố quan trọng cho nhận định trên là sự bùng nổ của ngành xe điện, năng lượng xanh và ắc quy, vốn đang được chính quyền Bắc Kinh thúc đẩy

    Trong nửa đầu năm 2023, đầu tư vào tài sản cố định của ngành thiết bị điện đã tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Con số này là tăng 20% trong mảng xe điện nói riêng. Tổng đầu tư cho mảng sản xuất tư nhân tại Trung Quốc tăng 8,6% trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, mặc dù thấp hơn tỷ lệ của năm 2022 so với 2021 nhưng lại vượt trội so với đầu tư chung toàn ngành công nghiệp

    Hiện tại, những ngành công nghệ mới này còn khá nhỏ so với các mảng đã được dày công xây dựng nhiều năm như sản xuất điện thoại, máy tính hay thương mại điện tử nhưng điều đó cũng cho thấy tiềm năng trong lĩnh vực mới mà Trung Quốc đầu tư

    Tính đến tháng 5/2023, mảng máy tính và thiết bị điện tử của Trung Quốc tuyển dụng số nhân lực nhiều gấp đôi so với ngành ô tô. Các nền tảng công nghệ Internet của nước này vẫn chiếm 1/4 số việc làm ở thành thị, trong khi xuất khẩu máy tính và điện thoại đạt kim ngạch đến hơn 24 tỷ USD vào tháng 5, cao hơn nhiều mức 14 tỷ USD xuất khẩu ắc quy Lithium, xe điện hay tấm năng lượng mặt trời

    [​IMG]
    Vậy nhưng nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng cũng như sự quyết tâm của chính quyền Bắc Kinh, tình hình hiện nay sẽ dần thay đổi. Xuất khẩu xe hơi và thiết bị ô tô của Trung Quốc đã tăng 40% trong tháng 6/2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu ắc quy Lithium tăng 42% trong tháng 5/2023

    Điều đáng ngạc nhiên hơn là đà tăng trưởng này diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu tháng 6 của Trung Quốc trên toàn ngành giảm 12% chỉ vì nhu cầu yếu ở mảng máy tính lẫn điện thoại

    Theo WSJ, nền kinh tế Trung Quốc cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao trong giới trẻ hiện nay sẽ dần hồi phục sau khi chính quyền Bắc Kinh chuyển hướng từ bất động sản và công nghệ Internet sang những mảng mới. Người lao động sẽ dần định hướng lại nhu cầu tuyển dụng để thích nghi bởi các ngành sản xuất ô tô điện, ắc quy, bán dẫn...đều cần lượng lớn nhân lực

    Thêm vào đó, sự dẫn đầu của Trung Quốc trong những mảng mới này sẽ giúp nền kinh tế dần ổn định trở lại và tăng trưởng mạnh hơn về quy mô nếu không có biến động nào khác

    Rõ ràng, nền kinh tế Trung Quốc không chỉ đứng dậy, trở nên giàu có mà còn đem lại sự mạnh mẽ, tự cường nhờ canh bạc chuyển hướng cơ cấu thành công
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tiền Trung Quốc tháo chạy khỏi thế giới phương Tây
    Cách đây vài năm, dòng tiền đầu tư của Trung Quốc gây chấn động ở các nước giàu phương Tây. Nhưng hiện tại, kỷ nguyên đó đã kết thúc, khi các nhà đầu tư Trung Quốc rút khỏi thế giới phương Tây do thái độ bất an với nguồn vốn Trung Quốc ngày càng dâng cao. Thay vào đó, các công ty Trung Quốc đổ tiền vào các nhà máy ở Đông Nam Á, các dự án năng lượng và khai khoáng ở châu Á, Trung Đông và Nam Mỹ khi Bắc tìm cách tiếp cận các nguồn tài nguyên quan trọng

    [​IMG]
    Tập đoàn bảo hiểm Anbang của Trung Quốc gây tiếng vang khi chi 1,95 tỉ đô la để mua khách sạn 5 sao Waldorf Astoria ở thành phố New York vào năm 2015
    Sự thay đổi trong dòng chảy tiền đầu tư cho thấy Trung Quốc đang phản ứng với mối quan hệ xấu đi với phương Tây, đồng thời tăng cường liên kết thương mại và đầu tư với các khu vực khác trên thế giới, theo cách có thể tạo ra những đường đứt gãy mới trong nền kinh tế toàn cầu

    Sự tháo chạy của dòng tiền Trung Quốc khỏi các nước phương Tây có thể làm giảm nguồn vốn mà các doanh nhân ở những nơi như Thung lũng Silicon có thể khai thác. Nói rộng hơn, sự thay đổi này là dấu hiệu của một thế giới trong đó toàn cầu hóa đang suy giảm và căng thẳng địa chính trị có nhiều khả năng gay gắt hơn

    Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc suy giảm

    Dữ liệu của Liên hợp quốc cho thấy, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc giảm xuống còn khoảng 147 tỉ đô la vào năm 2022, thấp hơn 18% so với một năm trước đó. Điều này là do hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của các công ty Trung Quốc ở nước ngoài giảm mạnh và Bắc Kinh thắt chặt các quy định để hạn chế dòng vốn chảy ra bên ngoài

    Bất chấp việc Bắc Kinh nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 vào cuối năm ngoái, các thương vụ M&A của các công ty Trung Quốc ở nước ngoài khó có thể quay trở lại thời kỳ hoàng kim Lý do lớn nhất là căng thẳng địa chính trị đang gia tăng giữa Bắc Kinh với Mỹ và các đồng minh, những nước đang ngăn chặn nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc hơn vì lý do an ninh quốc gia

    Ở Trung Quốc, đồng nhân dân tế đang suy yếu đi, khu vực tư nhân đang gặp khó khăn và việc Bắc Kinh tập trung xây dựng nền kinh tế trong nước để tăng cường khả năng tự cung tự cấp cũng sẽ làm giảm dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, các nhà phân tích nhận định

    “Nói chung, khả năng Trung Quốc hướng dòng tiền đầu tư sang các nền kinh tế phát triển đang bị thu hẹp”, Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng châu Á-Thái Bình của tại S&P Global Ratings, nói và dự báo dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc sẽ không tăng đáng kể trong vòng 3 đến 5 năm tới

    Thay vào đó, Trung Quốc có thể sẽ sắp xếp lại các khoản đầu tư để củng cố sự thống trị trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo và xe điện. Điều đó có thể thúc đẩy Trung Quốc tăng gấp đôi đầu tư vào các thị trường mới nổi từ Đông Nam Á đến Trung Đông và Châu Phi, khi các chủ nhà máy Trung Quốc tìm kiếm địa điểm sản xuất để mở rộng hoạt động và tiếp cận khách hàng mới, còn Bắc Kinh tập trung vào các thị trường giàu tài nguyên

    Trong tháng này, BYD, nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc, công bố kế hoạch đầu tư hơn 600 triệu đô la vào một số nhà máy ở Brazil

    Derek Scissors, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), cho biết, dù Mỹ không thấy “tiếc nhớ” nhiều khi dòng vốn của Trung Quốc tháo chạy, nhưng sự rút lui đó có thể gây tổn thương lớn hơn cho các nền kinh tế phương Tây quy mô nhỏ như Úc, Canada hoặc Hungary

    Sự suy giảm của dòng tiền đầu tư Trung Quốc cũng mang lại một số mặt tích cực cho các nền kinh tế phương Tây. Chằng hạn, điều này có thể làm giảm hành vi đầu cơ làm tăng giá bất động sản, như đã xảy ra ở Canada, Mỹ và Úc trước đại dịch Covid-19

    “Khi nhà đầu tư Trung Quốc đổ tiền vào, thị trường bị chấn động. “Họ khiến mọi người tham gia vào trò chơi của họ và trả giá cao hơn cho các tài sản”, Jim Costello, nhà kinh tế trưởng của MSCI Real Assets, một công ty nghiên cứu bất động sản, nói

    Các nhà đầu tư Trung Quốc đã châm ngòi cơn sốt đầu cơ tại các thị trường bất động sản bao gồm thành phố New York vào giữa thập niên trước. Tập đoàn bảo hiểm Anbang của Trung Quốc đã chi 1,95 tỉ đô la để mua khách sạn 5 sao Waldorf Astoria ở thành phố này vào năm 2015. Đó là thương vụ đầu tư khách sạn có giá trị cao kỷ lục ở Mỹ vào thời điểm đó

    Năm 2018, chính phủ Trung Quốc tiếp quản ngay trước khi người sáng lập của tập đoàn này bị kết án 18 năm tù vì các tội danh về gian lận và lạm dụng quyền lực. Kế hoạch chuyển đổi Waldorf Astoria thành căn hộ cao cấp vẫn chưa được hoàn thành

    Chuyển hướng sang châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông

    Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) gần đây suy giảm trên toàn thế giới, không chỉ từ Trung Quốc. Năm 2022, FDI toàn cầu giảm 14% so với một năm trước đó khi lạm phát, lo ngại suy thoái kinh tế và bất ổn thị trường tài chính khiến các khoản đầu tư bị đình trệ

    Nhưng mức suy giảm đầu tư ra nước ngoài củaTrung Quốc diễn ra mạnh mẽ hơn và trong một thời gian dài hơn, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển, một dấu hiệu cho thấy sự tách rời kinh tế khỏi phương Tây

    Trước năm 2016, Bắc Kinh tích cực khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài để giúp mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Các tập đoàn như HNA và Dalian Wanda đã rót tiền vào các ngân hàng toàn cầu, chuỗi khách sạn và rạp chiếu phim

    Tuy nhiên, đến năm 2016, những lo ngại về dòng vốn chảy ra bên ngoài và căng thẳng tài chính tại các tập đoàn Trung Quốc khiến Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát vốn và tăng cường giám sát các giao dịch M&A của các công ty

    Gần đây ,Trung Quốc càng siết chặt giám sát các thương vụ M&A ở nước ngoài khi quan hệ với phương Tây xấu đi. Washington và các đồng minh đang xung đột với Bắc Kinh về các vấn đề bao gồm an ninh quốc gia, thương mại và Đài Loan

    Trong năm 2016, các công ty và tổ chức nhà nước Trung Quốc đã thực hiện 120 khoản đầu tư vào nhóm G7, trong đó, 63 khoản đầu tư diễn ra ở Mỹ. Chúng bao gồm thương vụ thâu tóm nhà sản xuất máy in Lexmark (Mỹ) và nhà sản xuất robot Kuka (Đức)

    Năm ngoái, chỉ có 13 khoản đầu tư của Trung Quốc vào các nước G7. Năm 2016, 84 tỉ đô la mà các công ty Trung Quốc chi cho các khoản đầu tư vào G7 chiếm khoảng một nửa tổng số tiền Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài

    Theo dữ liệu của AEI, năm 2022, đầu tư của các công ty Trung Quốc vào G7 đạt tổng cộng 7,4 tỉ đô la, tương đương 18% tổng đầu tư ra nước ngoài của nước này trong năm đó

    Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu Rhodium Group và Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator, trong năm 2022, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong một thập niên, 8,8 tỉ đô la

    Ngành công nghiệp xe điện là điểm sáng hiếm hoi thu hút đầu tư của Trung Quốc, dù quy mô không đủ lớn để bù đắp cho các giao dịch đầu tư suy giảm ở những lĩnh vực khác

    Theo dữ liệu của AEI, các công ty và tổ chức nhà nước Trung Quốc đầu tư tổng cộng 24,5 tỉ đô la vào châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông trong năm 2022, tăng 13% so với năm 2021. Các giao dịch bao gồm khoản đầu tư 1,9 tỉ đô la của Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) ở Brazil, và các khoản đầu tư của các nhà sản xuất ô tô Great Wall Motor và BYD ở Thái Lan

    Trong nửa đầu năm nay, đầu tư ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc đạt tổng cộng 29,5 tỉ đô la, theo ước tính sơ bộ của AEI. Indonesia là nước nhận nhiều vốn đầu tư của Trung Quốc nhất, khoảng 17% con số đó, nhờ nắm giữ nhiều trữ lượng khoáng sản chiến lược bao gồm nickel, cần thiết để sản xuất pin xe điện
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ngày càng nhiều doanh nhân Trung Quốc di cư sang phương Tây
    Chỉ hai năm trước, các nhà dự báo đã coi Trung Quốc là trung tâm đổi mới trong tương lai do số lượng công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỷ USD ở nước này tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ mất dần lợi thế này nếu không thể ngăn các doanh nhân giàu có di cư sang phương Tây

    [​IMG]

    Sau khi kết thúc gần ba năm áp dụng chính sách zero-covid, Trung Quốc đã phải vật lộn để vực dậy tăng trưởng, ngăn chặn giảm phát và củng cố lĩnh vực bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng

    Tuy nhiên, có một mối đe dọa kinh tế đáng lo ngại không kém chính là tình trạng "chảy máu chất xám", khi các doanh nhân giàu có và trình độ cao liên tục rời khỏi Trung Quốc trong nửa thập kỷ qua

    Theo dữ liệu do Wall Street Journal tổng hợp, trung bình khoảng 9.000 cá nhân có khối tài sản trên 1 triệu USD đã rời khỏi Trung Quốc mỗi năm kể từ năm 2010

    Tuy nhiên, tới năm 2018, con số này đã gia tăng đáng kể. Dự kiến sẽ có 13.500 người thuộc tầng lớp tinh hoa của Trung Quốc rời khỏi đất nước trong năm nay, theo ước tính của các công ty tư vấn Henley & Partners và New World Wealth

    Theo Business Insider, có nhiều yếu tố khiến càng nhiều người giàu Trung Quốc di cư khỏi đất nước

    Trong vài năm qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mạnh tay siết quản lý hoạt động kinh doanh, nhắm vào các doanh nhân nổi tiếng như người sáng lập Alibaba Jack Ma, và đưa ra các quy định kiểm soát khắc nghiệt đã xóa sạch hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị thị trường của các công ty Big Tech trong nước

    Ông Rich Nuzum, Chiến lược gia đầu tư của Mercer, cho biết các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt của Bắc Kinh và tình trạng bất ổn kinh tế cũng góp phần thúc đẩy sự gia tăng di cư của các triệu phú

    “Dòng nhân tài đã đảo ngược và giờ đây chúng ta có những người gốc Trung Quốc rời đi để kiếm tiền bằng cách thành lập các công ty khởi nghiệp ở nơi khác. Họ đang hướng tới Bắc Mỹ hoặc Tây Âu để có sự ổn định chính trị hơn và những gì họ cho là những cơ hội tốt hơn cho bản thân và con cái họ”, ông Nuzum nhấn mạnh thêm

    Theo Business Insider, chảy máu chất xám hầu như luôn là tin xấu đối với một quốc gia, cướp đi động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế

    “Chảy máu chất xám là điều khủng khiếp đối với nền kinh tế, bạn cần những người lãnh đạo để thúc đẩy nền kinh tế của mình tiến lên. Nếu một doanh nhân rời đi thì sao cũng được, nhưng nếu hàng chục hoặc hàng trăm nghìn người di di cư sang nước khác thì đó là một vấn đề lớn”, ông Nuzum bày tỏ quan ngại
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc: 1,4 tỷ dân cũng không ở hết toàn bộ nhà bỏ trống
    Ngay cả toàn bộ dân số Trung Quốc 1,4 tỷ người cũng không đủ để lấp đầy tất cả các căn hộ đang bỏ không rải rác khắp nước này, Reuters dẫn nguồn cựu quan chức Trung Quốc cho hay

    [​IMG]
    Thị trường bất động sản của Trung Quốc đã suy yếu kể từ năm 2021

    Số liệu mới nhất của Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, tính đến cuối tháng 8, tổng diện tích mặt sàn của các căn nhà chưa được bán là 648 triệu m2. Theo tính toán của Reuters, con số này tương đương với khoảng 7,2 triệu ngôi nhà (nếu tính trung bình diện tích 1 căn là 90 m2)

    Đó là còn chưa tính đến vô số dự án lưu trú vốn đã được bán nhưng vẫn chưa hoàn thiện do gặp trục trặc về dòng tiền, và rất nhiều căn nhà bị đầu cơ mua vào giai đoạn phục hồi thị trường năm 2016 hiện vẫn bỏ trống. Tất cả tạo nên lượng lớn không gian bỏ không, không được sử dụng, giới chuyên gia ước tính

    "Hiện nay có bao nhiêu căn nhà bỏ không? Mỗi chuyên gia đưa ra một con số khác nhau, trong đó cực đoan nhất được cho là số nhà trống hiện đủ cho 3 tỷ người ở", nguyên phó cục trưởng cục thống kê Trung Quốc He Keng phát biểu trong một diễn đàn tổ chức ở thành phố Đông Quản, miền Nam Trung Quốc. Đoạn video ghi lại bài phát biểu của ông He Keng được hãng thông tấn Trung Quốc China News Service đăng tải

    "Con số ước tính này có thể hơi quá, nhưng có lẽ 1,4 tỉ người không thể lấp đầy số căn hộ đó", ông He Keng nói

    Theo Wall Street Journal (WSJ), chính quyền Trung Quốc gần đây đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người mua nhà nhằm thúc đẩy buôn bán bất động sản. Bắc Kinh đã mở rộng định nghĩa "người mua nhà lần đầu" - nhóm đối tượng có thêm nhiều ưu đãi, đặc quyền - và hạ thấp tỷ lệ tiền trả trước (down-payment) giữa căn nhà đầu tiên và căn nhà thứ hai

    Những chính sách này đã kéo người mua nhà tiềm năng quay trở lại các điểm trưng bày bất động sản ở Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố trọng điểm của Trung Quốc


    "Cuối chu kỳ này, việc tiêu thụ tại các thành phố lớn sẽ ổn định và thậm chí còn phục hồi", nhưng viễn cảnh tích cực nhất đối với nhiều thành phố nhỏ và tầm trung là tình trạng buôn bán bất động sản không suy yếu thêm nữa", nhà kinh tế học Ting Lu của tập đoàn dịch vụ tài chính Nomura nhận định

    Yao Yu, nhà sáng lập công ty nghiên cứu tín dụng Trung Quốc YY Rating cho rằng, kể cả khi Country Garden tránh được nguy cơ vỡ nợ thì tập đoàn này cũng sẽ phải thu hẹp quy mô đáng kể và tình trạng doanh thu sụt giảm sâu hơn là không thể tránh khỏi. "Thời đại của những gã phát triển bất động sản tư nhân khổng lồ của Trung Quốc đã qua", ông Yu nói

    WSJ dẫn lời các nhà kinh tế học dự đoán rằng, các vấn đề của ngành kinh doanh nhà ở tại Trung Quốc sẽ tác động sâu thêm tới niềm tin tiêu dùng và kéo dài xu thế xuống dốc của lĩnh vực bất động sản. Bất động sản và các ngành công nghiệp liên quan đóng góp gần 25% GDP Trung Quốc

    "Toàn bộ ngành công nghiệp đều gặp vấn đề", giáo sư kinh tế học Kenneth Rogoff của Đại học Harvard nhận định. Ông cho biết thêm rằng, nhiều năm xây dựng quá nhiều đã dẫn tới tình trạng dư thừa cung vượt quá cầu về nhà ở tại Trung Quốc và sẽ cần tới động thái điều chỉnh trong thị trường bất động sản

     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc cấm xuất khẩu công nghệ xử lý đất hiếm

    Trung Quốc, nước xử lý đất hiếm hàng đầu thế giới, thông báo cấm xuất khẩu công nghệ chiết xuất và tách các kim loại chiến lược từ đất hiếm. Đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm bảo vệ sự thống trị đối với một số kim loại đóng vai trò đối với quá trình chuyển đổi xanh cũng như các thiết bị điệu tử tiêu dùng và vũ khí quốc phòng

    [​IMG]
    Nhiều chuyên gia coi lệnh cấm xuất khẩu công nghệ xử lý đất hiếm là bằng chứng thấy Bắc Kinh đang tận dụng sự kiểm soát đối với chuỗi cung ứng công nghệ sạch toàn cầu để chống lại các hạn chế thương mại ngày càng gia tăng của Mỹ nhằm vào Bắc Kinh
    Theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 21-12, Bắc Kinh đưa công nghệ liên quan đến kim loại và nam châm đất hiếm vào danh sách các mặt hàng không được phép xuất khẩu . Danh sách cấm xuất khẩu bao gồm công nghệ tách đất hiếm cũng như sản xuất kim loại đất hiếm, nam châm chất hiếm và vật liệu hợp kim. Công nghệ khai thác mỏ, luyện quặng và luyện kim được liệt kê là “bị hạn chế” thay vì bị cấm. Mục đích của lệnh cấm gồm bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích công cộng

    Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các đối thủ địa chính trị của Trung Quốc đang gấp rút cắt giảm sự phụ thuộc vào vật liệu thô quan trọng sản xuất tại Trung Quốc. Trong ba thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng vai trò thống trị trong hoạt động khai thác và tinh chế đất hiếm, một cụm gồm 17 nguyên tố kim loại được sử dụng trong mọi thứ, từ tuốc-bin gió đến thiết bị quân sự và xe điện. Trung Quốc đã làm chủ được quy trình chiết dung môi để tinh chế các loại khoáng sản chiến lược, điều mà các công ty đất hiếm phương Tây gặp khó khăn trong việc triển khai do sự phức tạp về kỹ thuật và lo ngại về ô nhiễm

    Các quy định mới của Trung Quốc ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm nhưng có thể nhằm mục đích cản trở những nỗ lực phát triển ngành công nghiệp này bên ngoài Trung Quốc

    Các kim loại chiến lược đang được chú ý khi các nước phương Tây ngày càng coi nỗ lực bảo đảm nguồn cung của chung vấn đề an ninh quốc gia, đặc biệt là khi quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt trong tương lai

    Mỹ đang dẫn đầu nỗ lực giảm bớt sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các dòng khoáng sản từ đất hiếm cho đến các kim loại như lithium và cobalt. Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đặt ra các quy tắc nhằm khuyến khích tăng nguồn cung các kim loại này trong nước hoặc từ các đồng minh. Trung Quốc đã đáp trả bằng việc hạn chế xuất khẩu các kim loại chiến lược bao gồm gallium, germanium và than chì (graphite) trong năm nay

    Trong khi IRA cùng với Đạo luật nguyên liệu thô quan trọng của châu Âu và IRA sẽ mở ra nguồn tài trợ mới cho các nhà cung cấp tiềm năng, động thái mới nhất của Bắc Kinh nhấn mạnh những thách thức kỹ thuật mà các nhà sản xuất phương Tây có thể đối mặt trong việc phát triển các quy trình xử lý đất hiếm Trung Quốc đã thành thạo trong nhiều thập niên

    Cho đến gần đây, hầu như không có nhà máy tinh chế đất hiếm nào bên ngoài Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các công ty và nhà nghiên cứu của nước này đã xây dựng được lợi thế thực tế và công nghệ đáng kể về cách chiết xuất và tinh chế đất hiếm

    Việc Trung Quốc chi phối thị trường đất hiếm toàn cầu lần đầu tiên thu hút được sự chú ý tế vào năm 2010, khi Bắc Kinh áp đặt các hạn chế xuất khẩu mặt hàng này đến Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Sau đó, Trung Quốc phải hủy bỏ các hạn chế này sau khi bị khiếu kiện ở Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy nhiên, những lo ngại về sự thống trị đất hiệm của Bắc Kinh vẫn tồn tại khi các nhà cung cấp phương Tây vấp phải những trở ngại về thương mại, kỹ thuật và môi trường trong nỗ lực phát triển các nguồn cung thay thế

    Theo số liệu của chính phủ Mỹ, Trung Quốc chiếm hơn 2/3 sản lượng lượng đất hiếm khai thác trên thế giới năm ngoái và là nơi có công suất tinh chế lớn nhất toàn cầu. Nước này cũng thống trị nguồn cung nam châm đất hiếm, sử dụng phổ biến trong xe điện, động cơ tuốc-bin gió, điện thoại di động và nhiều sản phẩm tinh vi khác

    Một nhà phân tích đất hiếm giấu tên cho biết thực tế, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu các công nghệ đất hiếm kể từ năm 2007. “Các nước khác như Mỹ, Nhật Bản và Pháp đều có công nghệ chiết xuất kim loại đất hiếm nhưng Trung Quốc có lợi thế về hiệu quả và chi phí hàng đầu”, nhà phân tích nói

    Các quan chức Trung Quốc trong những tháng gần đây nhấn mạnh an ninh quốc gia là lý do chính cho các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia coi đây là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang tận dụng sự kiểm soát đối với chuỗi cung ứng công nghệ sạch toàn cầu để chống lại các hạn chế thương mại ngày càng gia tăng của Mỹ nhằm vào Bắc Kinh

    Sản lượng oxit đất hiếm bên ngoài Trung Quốc tăng gần gấp 4 lần lên 90.000 tấn trong vòng 7 năm tính đến năm 2022. Nhưng Trung Quốc vẫn duy trì sự thống trị tăng gấp đôi sản lượng oxit đất hiếm lên 200.000 tấn trong cùng kỳ

    Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu đất hiếm toàn cầu sẽ tăng gấp 7 lần trong hai thập niên tới năm 2040 do sự chuyển đổi của thế giới từ sản xuất và vận chuyển năng lượng sử dụng nhiều carbon sang sản xuất điện và xe điện sạch hơn. Cơ quan này lưu ý, các nước thường mất hơn 15 năm để phát triển các dự án khai thác đất hiếm từ phát hiện đến khi sản xuất
     
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ông Tập Cận Bình
    Kinh tế Trung Quốc 'không sụp đổ trong quá khứ và vẫn chưa đạt' đỉnh'

    Bắc Kinh đang tìm cách khôi phục niềm tin của nhà đầu tư khi lo ngại về tình trạng dư cung và khả năng bán phá giá gia tăng

    Ngày 27/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có buổi làm việc với CEO của các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ. Sự kiện diễn ra bên lề Diễn đàn cao cấp Phát triển Trung Quốc (CDF) 2024

    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ở giữa, gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ
    Tại buổi gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết nền kinh tế Trung Quốc chưa "đạt đỉnh" và triển vọng tăng trưởng vẫn "tươi sáng" khi Bắc Kinh tìm cách khôi phục niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào quốc gia lớn thứ hai thế giới

    Gặp nhóm khoảng 20 CEO của các “ông lớn” hàng đầu nước Mỹ, trong đó có Evan Greenberg của Chubb, Stephen Schwarzman của Blackstone và Cristiano Amon của Qualcomm tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập nhấn mạnh rằng Bắc Kinh vẫn cam kết cải cách

    “Những cải cách của Trung Quốc sẽ không bị đình trệ và việc mở cửa của chúng tôi sẽ không dừng lại”, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh

    Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các đối tác thương mại của Trung Quốc ngày càng lo ngại rằng Bắc Kinh đang đầu tư mạnh vào sản xuất để khắc phục tình trạng suy thoái bất động sản sản sâu sắc, dẫn đến tình trạng dư cung và khả năng bán phá giá trên thị trường quốc tế

    Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay, bằng với con số của năm ngoái và là mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng các nhà phân tích tin rằng sẽ khó đạt được mục tiêu này nếu không tăng nhu cầu trong nước

    “Sự phát triển của Trung Quốc, sau khi vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, vẫn không sụp đổ trong quá khứ và bây giờ nó vẫn chưa đạt đỉnh” ông Tập nói với các giám đốc điều hành

    Về quan hệ song phương, ông Tập cho biết: “Thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và giải quyết các vấn đề nóng bỏng quốc tế và khu vực đều cần Trung Quốc và Mỹ phối hợp hợp tác”

    Ông nói thêm rằng các nước có thể không đồng ý nhưng nên “tìm kiếm điểm chung trong khi bảo lưu những khác biệt”

    Tháng 11 năm ngoái, ông Tập đã gặp các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ vào trong một bữa tối được tổ chức bên lề diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại San Francisco được tổ chức bởi Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung và Ủy ban quốc gia về quan hệ Mỹ-Trung

    Người đứng đầu của cả hai tổ chức, Craig Allen và Stephen Orlins, cũng tham gia cuộc gặp với ông Tập vào ngày 27/3. Greenberg của Chubb là chủ tịch NCUSCR và giám đốc Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung

    Nền kinh tế Trung Quốc đã sa lầy bởi cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản, trong đó các nhà xây dựng đang phải vật lộn với hàng núi nợ nần và người mua đang phải trả hết các khoản vay cho những căn hộ có thể không bao giờ được hoàn thiện

    Các vấn đề khác, chẳng hạn như dân số già và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao, đang khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy sản xuất xuất khẩu để bù đắp cho nhu cầu yếu trong nước

    Căng thẳng bùng phát

    Quan hệ Mỹ-Trung đã phần nào ổn định kể từ khi ông Tập và Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội đàm song phương bên lề diễn đàn APEC


    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) chụp ảnh cùng các giám đốc điều hành và lãnh đạo tập đoàn kinh doanh Mỹ tại Bắc Kinh ngày 27/3
    Nhưng căng thẳng vẫn tiếp tục bùng phát. Mỹ đã cam kết điều tra xem liệu xe điện nhập khẩu của Trung Quốc có phải là mối đe dọa an ninh hay không, trong khi Bắc Kinh đã cấm sử dụng iPhone của Apple trong các văn phòng chính phủ. Bắc Kinh ngày 26/3 cũng đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm phản đối trợ cấp xe điện của Mỹ

    Trung Quốc đã tìm cách thể hiện sự cở mởi hơn với hoạt động kinh doanh quốc tế trong những tháng gần đây sau khi đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm vào năm ngoái xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ

    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết căng thẳng song phương xuất phát từ việc Mỹ “hiểu sai” rằng Trung Quốc là một mối đe dọa chiến lược

    Ông Sean Stein, chủ tịch Phòng Nghiên cứu Mỹ cho biết: “Các công ty [Mỹ] đến đây để phục vụ thị trường Trung Quốc hoặc bán hàng vào Trung Quốc, tôi nghĩ họ lạc quan hơn một chút so với trước đây một năm”

    Trong khuôn khổ Diễn đàn cao cấp Phát triển Trung Quốc những năm trước đây, các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có buổi gặp gỡ thủ tướng trong khuôn khổ sự kiện

    Tuy nhiên, những cuộc gặp song phương với các bộ trưởng tại CDF đã diễn ra nhiều hơn và các cuộc đối thoại cũng trực tiếp hơn so với năm ngoái, những người tham dự cho biết
     
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Không thế lực nào có thể ngăn cản bước tiến công nghệ của Trung Quốc
    Trong buổi gặp Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 27/3 để đàm phán về các lĩnh vực như ngành công nghiệp bán dẫn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng không thế lực nào có thể ngăn cản tiến bộ công nghệ của Trung Quốc

    “Hợp tác là lựa chọn duy nhất”


    Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 27/3 có chuyến công du đến Bắc Kinh và có buổi làm việc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

    Theo Reuters, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có thảo luận về việc liệu ASML có được Chính phủ Hà Lan cấp phép để tiếp tục bảo trì các thiết bị tiên tiến trị giá hàng tỷ euro mà họ đã bán cho khách hàng Trung Quốc hay không

    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte
    Trò chuyện với thủ tướng Hà Lan, ông Tập khẳng định rằng: “Người dân Trung Quốc có quyền phát triển hợp pháp và không thế lực nào có thể ngăn cản tốc độ tiến bộ khoa học và công nghệ của Trung Quốc”

    Nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng thời nhắn nhủ thêm rằng Trung Quốc sẽ “tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi”

    Hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập cho biết: “Việc tạo ra các rào cản khoa học và công nghệ cũng như cắt đứt chuỗi cung ứng và công nghiệp sẽ chỉ dẫn đến sự chia rẽ và đối đầu”

    Ông cho rằng hợp tác là cách duy nhất và "việc tách rời và phá vỡ các liên hệ" sẽ không dẫn đến đâu

    Nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng thời khẳng định nước này sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Hà Lan và kêu gọi phía Hà Lan “cung cấp môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch cho các doanh nghiệp Trung Quốc”

    Hiệu ứng boomerang

    Đáp lại, Thủ tướng Hà Lan Rutte cho biết Hà Lan đã cố gắng đảm bảo rằng các hạn chế xuất khẩu, khi liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn và các công ty như ASML, không bao giờ nhằm vào một quốc gia

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Rutte cho hay việc tách rời cũng không phải là một lựa chọn chính sách đối với chính phủ Hà Lan, “vì bất kỳ hành động nào làm suy yếu lợi ích phát triển của Trung Quốc sẽ chỉ mang tính boomerang”

    Trả lời báo giới tại Bắc Kinh sau cuộc gặp với ông Tập, ông Rutte nói Chính phủ Hà Lan sẽ "làm những gì có thể" để bảo vệ chuỗi cung ứng

    Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hà Lan trở nên căng thẳng kể từ khi Hà Lan cùng với Mỹ chặn xuất khẩu công nghệ chip tiên tiến sang Trung Quốc vì lo ngại chúng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự

    Chip bán dẫn là thành phần quan trọng có thể tìm thấy trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến ô tô

    Gã khổng lồ công nghệ Hà Lan ASML đã bị cấm xuất khẩu máy in thạch bản cực tím (EUV) sang Trung Quốc. Đây là công ty duy nhất hiện có khả năng sản xuất những chiếc máy như vậy. Cho đến nay, họ vẫn chưa vận chuyển một máy EUV nào sang Trung Quốc

    Những máy in thạch bản EUV như vậy rất quan trọng cho việc sản xuất chip và được các công ty như TSMC của Đài Loan sử dụng để tạo ra những con chip nhỏ nhất và phức tạp nhất

    Vào tháng 1, Hà Lan đã cấm ASML xuất khẩu một số hệ thống in thạch bản cực tím sâu sang Trung Quốc, vốn được sử dụng để sản xuất các con chip kém tiên tiến hơn một chút

    Bắc Kinh khi đó đã lên tiếng chỉ trích động thái của chính phủ Hà Lan và kêu gọi Hà Lan “duy trì quan điểm khách quan, công bằng và các nguyên tắc thị trường” cũng như “bảo vệ lợi ích chung” của hai nước và các công ty của họ
     
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào khoảng năm 2035
    Báo cáo do một nhóm nghiên cứu (Think tank) gồm các chuyên gia, học giả đến từ 5 quốc gia Mỹ, Nga, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc công bố hôm qua (31/3) dự báo, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2035, với thu nhập khả dụng của người dân dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2035 so với năm 2023

    Dự báo này là một trong 10 tầm nhìn về Trung Quốc vào năm 2035 trong một báo cáo nghiên cứu chung của nhóm chuyên gia công bố tại hội thảo quốc tế do Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (Chongyang) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc tổ chức ngày 31/3

    Theo đó, Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào khoảng năm 2035 nếu nước này duy trì mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 5% mỗi năm trong vài năm tới và tăng trưởng ít nhất 4% cho đến năm 2035

    Đây cũng là mức dự báo được nhiều tổ chức nghiên cứu quốc tế đưa ra thời gian qua về nền kinh tế Trung Quốc

    Các tầm nhìn khác về nước này trong báo cáo còn bao gồm thu nhập khả dụng của người dân Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035 so với năm 2023. Tỷ trọng nhóm thu nhập trung bình dự kiến sẽ tăng từ 1/3 lên gần 1/2. Vào năm 2035, trung bình mỗi hộ gia đình Trung Quốc sẽ có một ô tô, 1/3 trong số đó là xe năng lượng mới. Số lượng công ty Trung Quốc lọt vào Top 500 toàn cầu sẽ đạt ít nhất hơn 200...

    Báo cáo cũng cho rằng, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” sẽ trở thành sáng kiến hợp tác lớn nhất thế giới, bao trùm nhiều quốc gia nhất, đông dân nhất và quy mô kinh tế lớn nhất

    Hồi tháng 5/2023, giáo sư Cúc Kiến Đông thuộc Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc còn cho rằng, dựa trên dự đoán của các tổ chức và học giả quốc tế, GDP của nước này sẽ duy trì vị trí số 1 thế giới trong thời gian dài sau năm 2035. Tuy nhiên, ông cũng nhận định, tỷ trọng tối đa của Trung Quốc trong GDP toàn cầu sẽ không vượt quá 30%, tổng lượng hai nền kinh tế bất kỳ xếp từ thứ hai đến thứ tư đều có thể vượt quá nước này. Cơ cấu kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 sẽ là sự cạnh tranh và cùng tồn tại lâu dài của các nền kinh tế như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, việc bất kỳ quốc gia nào tìm cách “bá chủ thế giới” đều là không bền vững
     

Chia sẻ trang này