Tập đoàn công nghệ Vingroup

Thảo luận trong 'Vingroup' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 21/8/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vingroup "Mãi mãi tinh thần Khởi Nghiệp"

    [​IMG]

    Vingroup sẽ ký kết với 50 đại học Việt Nam, xây dựng trung tâm công nghệ cũng như thành lập quỹ hỗ trợ cho các dự án công nghệ cao trong chiều 21/8. Bên cạnh đó, ông Võ Quang Huệ cũng tiết lộ về sự chuyển đổi của tập đoàn này trong 10 năm tới

    Thông tin trên được ông Võ Quang Huệ, Phó TGĐ VinGroup, phụ trách dự án VinFast, thông báo tại Hội thảo chuyên đề "công nghệ robotic – mechatronics trong cách mạng công nghệ 4.0: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam" sáng 21/8

    Trao đổi trong phiên thảo luận, ông Huệ một lần nữa nhấn mạnh khao khát của Vingroup đối với ngành công nghiệp sản xuất. "Vingroup chọn con đường đi thẳng vào công nghiệp, ứng dụng ngay 4.0", ông Huệ nói

    Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chưa phát triển được như mong muốn, tỷ lệ nội địa hoá thấp, theo ông Huệ là do vấn đề số lượng. Nếu quy mô nhỏ, số lượng sản xuất bé, hẳn nhiên việc đầu tư sẽ không thể cao, giá thành cũng không vì thế giảm... Bài toán của VinGroup do vậy đó là đầu tư lớn ngay từ đầu

    Công nghệ của Đức là thứ được chọn, ông Huệ nói và cho biết điều này đảm bảo nền sản xuất của tập đoàn sẽ được ứng dụng 4.0 khá cao so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trước đó

    Nhà máy của VinFast theo ông Huệ không chỉ đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác còn đảm bảo được tính linh hoạt. Nguyên nhân, ngay từ ban đầu, tập đoàn đã xác định rõ lộ trình, đồng thời thực hiện nghiên cứu mô phỏng của các robot trong nhà máy, kể cả là hình dạng của tương lai để tối ưu hoá ngay từ đầu

    "Những robot này có thể sản xuất tốt ngay khi bắt đầu và thay đổi cũng rất linh hoạt", ông nói

    Một thông tin quan trọng được ông Huệ tiết lộ, là trong chiều nay, lúc 16h00, Vingroup sẽ công bố một số ký kết của tập đoàn, liên quan đến công nghiệp 4.0

    Theo đó, VinGroup sẽ ký kết với 50 trường đại học của Việt Nam để xây dựng nguồn nhân lực cho lâu dài. Tập đoàn cũng sẽ mở ra trung tâm công nghệ cao, đồng thời lập quỹ tài trợ cho các dự án ứng dụng công nghệ cao

    "Hôm qua Chủ tịch Phạm Nhật Vượng đã gặp gỡ với 100 chuyên gia từ nước ngoài về cùng nhau bàn về hợp tác làm việc, khởi đầu hành động tốt nhất cho những sản phẩm Made in Vietnam, Made by Vietnamese sắp tới", ông Huệ nói

    Ông Võ Quang Huệ cho biết Vingroup đã chuẩn bị cho giai đoạn chuyển đổi trong 10 năm tới. Theo đó, mảng kinh doanh dịch vụ sẽ chiếm một phần của tập đoàn, nhưng không còn là phần quan trọng nhất

    Tập đoàn sẽ tập trung vào công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, di động và "nhiều loại khác tôi chưa được quyền thông báo", theo ông Huệ

    Mảng quan trọng tiếp theo là công nghệ. Trong đó, ông Huệ nhấn mạnh vai trò tạo dựng nguồn nhân sự, đơn cử như việc kết nối với 50 trường đại học

    "Tôi mong rằng không chỉ có Vingroup mà nhiều tập đoàn khác cũng sẽ cùng tham gia, tạo hệ sinh thái cho tài năng Việt Nam phát triển", ông cho biết

    Nam Dương
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/18
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vingroup công bố sẽ trở thành Tập đoàn công nghệ
    Vingroup công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ - công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028 trở thành một Tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó công nghệ chiếm tỷ trọng chính

    Ngày 21/8 tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 50 trường Đại học hàng đầu Việt Nam, đồng thời, công bố định hướng trở thành Tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế trong tương lai

    Theo thỏa thuận, Vingroup và các trường Đại học sẽ hợp tác 4 nội dung gồm tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học - công nghệ; trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các giáo sư, nhà nghiên cứu, sinh viên; giảng dạy và chia sẻ tri thức

    Vingroup cũng đặt các trường đại học đào tạo với cam kết sẽ tiếp nhận khoảng 100.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành CNTT trong vòng 10 năm tới

    Tại lễ ký kết, Tập đoàn Vingroup cũng chính thức công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ - công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028 sẽ trở thành một Tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó công nghệ chiếm tỷ trọng chính

    Để thực hiện được mục tiêu trên, Tập đoàn Vingroup đã đưa ra hàng loạt nhóm giải pháp. Với mảng thương mại dịch vụ hiện có, Vingroup tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện và nâng cấp chất lượng và hiệu quả hoạt động

    Thương mại dịch vụ không chỉ đóng vai trò là chỗ dựa tài chính cho hai mảng mới, mà còn là hệ sinh thái quan trọng để hỗ trợ công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ - công nghiệp

    Với mảng công nghiệp, Vingroup tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ô tô và sản xuất các sản phẩm điện thông minh, gia dụng

    Dự kiến ngay cuối năm nay, Vingroup sẽ cho ra mắt điện thoại và tivi thông minh. Đồng thời với việc sản xuất, Vingroup sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ra thị trường thế giới

    Với mảng công nghệ, Vingroup xác định nhiều mũi nhọn để có thể thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính. Đầu tiên là tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng để phát triển sản xuất phần mềm với việc thành lập Công ty VinTech, tách ra từ Công ty VinSmart

    Công ty VinTech sẽ tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới

    Công ty đã thành lập hai Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (do ông Vũ Hà Văn, hiện là Giáo sư trường Đại học Yale, Mỹ làm Giám đốc khoa học) và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (do GS-TSKH Nguyễn Quốc Sỹ làm Viện trưởng)

    Mũi nhọn thứ hai là tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội

    Mục tiêu của VinTech City là tạo ra hệ sinh thái toàn diện tương tự như thung lũng Silicon để phục vụ cho các công ty khởi nghiệp về CNTT, bao gồm từ các khu văn phòng làm việc tới chỗ ăn ở... và các công ty dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đi kèm

    Mũi nhọn thứ ba là lập Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển những dự án công nghệ - trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng dụng cao trên phạm vi toàn cầu

    Ngoài việc được hỗ trợ về tài chính, các đối tác của Vingroup sẽ được sử dụng hệ sinh thái của Tập đoàn để tổ chức thực nghiệm và thương mại hóa các sản phẩm

    Ngoài ra, VinTech còn lập Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ các dự án nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong nước

    Quỹ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào nghiên cứu và thực nghiệm các nghiên cứu khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng lực của các kỹ sư khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, để góp phần thúc đẩy sự đi lên của nền công nghệ và công nghiệp Việt Nam - Quỹ cũng sẽ hỗ trợ cho Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam

    Theo ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, qua 25 năm đầu tư và tích lũy, đến nay Vingroup đã hội tụ đủ các điều kiện để gia nhập lĩnh vực công nghệ - công nghiệp

    Việc đầu tư mạnh vào hai mảng trên không chỉ giúp Vingroup nâng cao vị thế mà còn góp phần tạo ra một hệ sinh thái về công nghệ - công nghiệp, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí xứng đáng trên bản đồ công nghệ - công nghiệp thế giới

    Nguyên Đức
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/23
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vingroup sẽ trở thành tập đoàn công nghệ
    Ngày 21/8/2018 tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 50 trường Đại học hàng đầu Việt Nam đồng thời công bố định hướng trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế trong tương lai

    Theo thỏa thuận, Vingroup và các trường đại học sẽ hợp tác 4 nội dung gồm: Tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học - công nghệ; Trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các giáo sư, nhà nghiên cứu, sinh viên; Giảng dạy và Chia sẻ tri thức; Vingroup cũng đặt các trường Đại học đào tạo với cam kết sẽ tiếp nhận khoảng 100.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ thông tin trong vòng 10 năm tới

    [​IMG]
    [​IMG]
    Đông đảo lãnh đạo các trường đại học, các nhà khoa học đã tham dự sự kiện

    Tại lễ ký kết, Tập đoàn Vingroup chính thức công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực Công nghệ - Công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính

    Để thực hiện được mục tiêu trên, Tập đoàn Vingroup đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp, cụ thể

    Với mảng thương mại dịch vụ hiện có - Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện và nâng cấp chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động. Thương mại dịch vụ không chỉ đóng vai trò là chỗ dựa tài chính cho hai mảng mới, mà còn là hệ sinh thái quan trọng để hỗ trợ công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ - công nghiệp

    [​IMG]
    Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 54 trường Đại học Khoa học công nghệ hàng đầu Việt Nam

    Với mảng công nghiệp, Vingroup tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ô tô và sản xuất các sản phẩm điện thông minh - gia dụng. Dự kiến ngay cuối năm nay, Vingroup sẽ cho ra mắt điện thoại và tivi thông minh. Đồng thời với việc sản xuất, Vingroup sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ra thị trường thế giới

    Với mảng công nghệ, Vingroup xác định nhiều mũi nhọn để có thể thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính. Đầu tiên là tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng để phát triển sản xuất phần mềm với việc thành lập Công ty VinTech, tách ra từ Công ty VinSmart. Công ty VinTech sẽ tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới. Công ty đã thành lập hai Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT)

    [​IMG]
    Trong khuôn khổ của Lễ ký kết, ngày 21/8/2018 Tập đoàn Vingroup đã chính thức ra mắt: Công ty Phát triển Công nghệ VinTech, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, Viện Nghiên cứu Công nghệ cao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ Ứng dụng

    Mũi nhọn thứ hai là tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội. Mục tiêu của VinTech City là tạo ra hệ sinh thái toàn diện tương tự như thung lũng Silicon để phục vụ cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ thông tin, bao gồm từ các khu văn phòng làm việc tới chỗ ăn ở... và các công ty dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đi kèm

    Mũi nhọn thứ ba là lập Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển những dự án công nghệ - trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng dụng cao trên phạm vi toàn cầu. Ngoài việc được hỗ trợ về tài chính, các đối tác của Vingroup sẽ được sử dụng hệ sinh thái của Tập đoàn để tổ chức thực nghiệm và thương mại hóa các sản phẩm

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lãnh đạo Vingroup trao đổi hợp tác với đại diện lãnh đạo các trường đại học

    Ngoài ra, VinTech còn lập Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học - Công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ các dự án nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong nước. Quỹ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào nghiên cứu và thực nghiệm các nghiên cứu khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng lực của các kỹ sư khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, để góp phần thúc đẩy sự đi lên của nền công nghệ và công nghiệp Việt Nam - Quỹ cũng sẽ hỗ trợ cho Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam

    Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup khẳng định: “Trải qua 25 năm đầu tư và tích lũy, đến nay, Vingroup đã hội tụ đủ các điều kiện để gia nhập lĩnh vực công nghệ - công nghiệp. Việc đầu tư mạnh mẽ vào hai mảng trên không chỉ giúp Vingroup phát triển lên một tầm cao mới mà còn góp phần tạo ra một hệ sinh thái về công nghệ - công nghiệp, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí xứng đáng trên bản đồ công nghệ - công nghiệp thế giới. Chúng tôi coi đó là sứ mệnh của mình và sẽ nỗ lực hết sức để hiện thực hóa khát vọng này”

    Với lợi thế về tiềm lực tài chính, uy tín quốc tế, năng lực triển khai hiệu quả và hệ sinh thái đa dạng, Vingroup đang hội tụ những điều kiện cần và đủ để trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ trong tương lai

    Trong khuôn khổ của Lễ ký kết Vingroup đã chính thức ra mắt


    - Công ty Phát triển Công nghệ VinTech: VinTech được tách từ Công ty VinSmart. VinTech sẽ chủ động nghiên cứu, mua bản quyền các sáng chế về tổ chức thực nghiệm tại Việt Nam nhằm nhanh chóng đưa các sáng chế, công nghệ này vào sản xuất và cuộc sống. Đồng thời, VinTech sẽ thành lập các Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và nguyên liệu thế hệ mới

    - Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn: Nghiên cứu các lĩnh vực mũi nhọn trong ngành Dữ liệu lớn như học máy, trí tuệ nhân tạo; tập trung phát triển khoa học ứng dụng. Song song với đó, Viện kết hợp giảng dạy và đào tạo trí thức cho ngành nghiên cứu Dữ liệu lớn còn đang rất sơ khai tại Việt Nam. Viện do Tiến sĩ Vũ Hà Văn hiện là Giáo sư trường Đại học Yale, Mỹ làm Giám đốc khoa học

    - Viện Nghiên cứu Công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT): Viện Công nghệ đa ngành chuyên về nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các công nghệ cao thuộc các lĩnh vực năng lượng mới; vật liệu mới; công nghệ sinh học, môi trường; cơ điện tử và các công nghệ liên quan đến Công nghệ - Công nghiệp cao. Viện do GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ làm Viện trưởng

    - Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ Ứng dụng: tài trợ cho các dự án nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, robotics, tự động hóa, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, nguyên liệu thế hệ mới… với định hướng đưa ra các sản phẩm, các giải pháp công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Quỹ cũng sẽ tài trợ học bổng cho các sinh viên tài năng của Việt Nam trong lĩnh vực Kĩ thuật Công nghệ để nuôi dưỡng các nhân tài

    Minh Tuấn
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vingroup công bố sẽ dành 300 triệu USD hỗ trợ các ý tưởng công nghệ đột phá
    Ngoài Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu Khoa học - Công nghệ có mức đầu tư 2.000 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, Vingroup còn lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức 300 triệu USD, để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ

    Ngày 21/8, Vingroup bất ngờ công bố đầu tư mạnh để trở thành Tập đoàn công nghệ, hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng hệ sinh thái cộng đồng startup, với khát vọng góp phần đưa Việt Nam vào bản đồ công nghệ thế giới. Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup đã chia sẻ xung quanh định hướng hoàn toàn mới này

    Công nghệ sẽ là lĩnh vực số 1 của Vingroup


    Từ việc đầu tư vào sản xuất ô tô, điện thoại và giờ là chuyển hướng trọng điểm sang công nghệ. Có phải Vingroup đang xa rời dần các lĩnh vực kinh doanh trước đây là cốt lõi như bất động sản, du lịch, y tế, giáo dục…thưa ông ?

    Vingroup không xa rời các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu, chúng tôi chỉ bổ sung thêm các lĩnh vực mới để làm hoàn hảo thêm hệ sinh thái của mình. Định hướng là trong vòng 10 năm tới, Vingroup sẽ trở một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ có tầm quốc tế. Trong đó, công nghệ sẽ là hướng đi chủ lực

    Vậy tương lai của sự thay đổi này sẽ như thế nào, thưa ông ?

    Mảng thương mại dịch vụ hiện có sẽ được tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động để làm chỗ dựa tài chính cho hai mảng mới, đồng thời cung cấp môi trường thực nghiệm đa dạng, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ - công nghiệp

    Mảng công nghiệp gồm ô tô và sắp tới là điện thoại và các đồ gia dụng điện tử như TV thông minh, điều hòa thông minh, tủ lạnh… cũng sẽ được đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Riêng mảng công nghệ, Vingroup xác định ba mũi nhọn chính để thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ

    Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về ba mũi nhọn chính trong chiến lược phát triển công nghệ ?

    Đầu tiên là thành lập Công ty VinTech nhằm tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng, để phát triển sản xuất phần mềm, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển nguyên vật liệu thế hệ mới, lập chuỗi các Viện như Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT)….

    Tiếp theo là đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội

    Thứ ba là lập ra các Quỹ như Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, ý tưởng trên phạm vi toàn cầu và Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu Khoa học – Công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ các dự án trong nước, hỗ trợ cho Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam….

    Ngày 21/8 vừa qua, chúng tôi đã đồng loạt ra mắt 1 công ty, 2 viện nghiên cứu, 1 Quỹ hỗ trợ trong nước và tiến hành ký kết với hơn 50 trường Đại học hàng đầu về công nghệ để chuẩn bị nguồn nhân lực trong 10 năm tới

    Quy mô lớn là lợi thế nhưng cũng là sức ỳ với bất cứ tổ chức nào, nhưng dường như Vingroup đang triển khai mọi việc với tốc độ thần tốc....

    Bạn đừng quên slogan của chúng tôi là: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” và phong cách của chúng tôi là “miệng nói, tay làm”. Thực tế, sau 25 năm phát triển, Vingroup đã có thay đổi cơ bản về quản trị

    Hiện tại, chúng tôi theo mô hình holdings, các Công ty thành viên (P&L) chủ động công việc, bộ máy tập đoàn chỉ tư vấn, kiểm soát, đánh giá nên Vingroup luôn duy trì được sự gọn nhẹ và năng động. Công ty VinTech chúng tôi mới thành lập trong lĩnh vực công nghệ - công nghiệp cũng sẽ hoạt động theo mô hình độc lập như vậy

    Nghìn tỷ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp


    Được biết, Vingroup bước đầu đã đầu tư hàng nghìn tỷ cho hướng đi mới này. Tiềm lực tài chính quả là lợi thế rất lớn của Vingroup…

    Chúng tôi lại cho rằng, không chỉ tiền là đủ. Vingroup đã nghiên cứu rất kỹ mô hình của Silicon Valley, muốn thành công cần có hệ sinh thái hỗ trợ

    Vì thế, bên cạnh việc tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu các nguyên vật liệu thế hệ mới, chúng tôi sẽ xây dựng khu tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao mang tên VinTech City theo mô hình Silicon Valley

    Trong đó, chúng tôi không chỉ xây dựng ra các toà văn phòng, được trang bị đầy đủ hệ thống từ máy tính mà hỗ trợ đầy đủ về hệ sinh thái cần thiết, đi cùng đó là hỗ trợ về pháp lý, nhân sự, thủ tục hành chính, kế toán…

    Trong thời gian 1-3 năm đầu, các công ty công nghệ khởi nghiệp sẽ được miễn phí toàn bộ chi phí thuê văn phòng và 1 phần hoặc toàn bộ các phí dịch vụ còn lại

    Người ta vẫn nói “không có bữa trưa nào miễn phí”. Vậy các startup sẽ phải trả lại gì cho Vingroup, thưa ông ?

    Phần hỗ trợ là cho không, các dự án họ làm xong thì họ hưởng. Trong điều kiện cần vốn để phát triển thêm, cần chúng tôi đầu tư thì chúng tôi sẽ nghiên cứu thấy phù hợp sẽ hợp tác, hoặc không sẽ tư vấn, giúp đỡ gọi đầu tư. Hơn thế nữa, như đã nói ở trên, chúng tôi có các Quỹ đầu tư, không phải 1 mà là 2 quỹ

    Thứ nhất là Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu KH-CN có mức đầu tư là 2.000 tỷ đồng. Thứ hai là Quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức 300 triệu USD, để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ. Tôi cho rằng như vậy chúng ta mới có đủ điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp thuận lợi

    Nhưng với cách làm đó ông có nghĩ rằng các bạn trẻ khởi nghiệp sẽ ỷ lại việc được hỗ trợ từ Vingroup không ?

    Đây không phải bao cấp, mà là sự hỗ trợ mang tính thúc đẩy và gỡ bỏ một phần các áp lực. Chúng tôi biết các nhà khởi nghiệp trẻ về công nghệ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, cản trở nên chúng tôi tạo chất xúc tác, như “mồi câu” ban đầu giúp mọi người có nền tảng để phát triển, từ đó thúc đẩy cho ngành công nghệ nước ta phát triển

    Chúng tôi hỗ trợ 3 năm đầu và sản phẩm của họ phải chứng minh được tính hiệu quả. Và chúng tôi cho đó là trách nhiệm xã hội của Vingroup với đất nước

    Thiên Lam
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/23
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vintech khai trương văn phòng đầu tiên tại nước ngoài
    - Ngày 4-3, Tập đoàn Vingroup đã khai trương Công ty VinTech Hàn Quốc tại thành phố Daegu, Hàn Quốc nhằm nghiên cứu ứng dụng các công nghệ IoT, trí tuệ nhân tạo, robotics và phát triển các sản phẩm, giải pháp về ô tô, xe máy, nhà máy thông minh

    [​IMG]

    Đây cũng là một trong những cơ sở chuyển giao công nghệ, kiểm định chất lượng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng hoạt động kinh doanh đa dạng cho Vingroup trong tương lai

    Được đặt tại thành phố công nghiệp điện tử Daegu, Công ty VinTech Hàn Quốc (VinTech Korea Research - VKR), trực thuộc CTCP Phát triển Công nghệ VinTech, có mức đầu tư 11 triệu USD

    Phát biểu tại Lễ khai trương, ông Võ Quang Huệ (Phó Tổng Giám đốc Tập Đoàn Vingroup) cho biết: “Vingroup chọn Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên để đặt trụ sở trong Mạng lưới nghiên cứu VinTech toàn cầu vì Hàn Quốc là một trong những đất nước có “chỉ số sáng tạo” dẫn đầu thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Chúng tôi kỳ vọng, việc đầu tư và hợp tác tại Hàn Quốc sẽ giúp xây dựng, phát triển nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ chất lượng cao, hướng tới mục tiêu đưa Vingroup trở thành tập đoàn công nghệ đẳng cấp, có khả năng cạnh tranh quốc tế”

    Các lĩnh vực nghiên cứu chính của Công ty VinTech Hàn Quốc là Robot công nghiệp, Giám sát điều khiển, Màn hình tinh thể lỏng và Công nghệ pin. Giai đoạn đầu, VKR sẽ nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển trung tâm cho xe ô tô (VCU), hệ thống điều khiển pin (BMS)... Trong tương lai, VKR đặt mục tiêu sẽ tiến tới làm chủ thiết kế các cấu phần điện - điện tử trong xe ô tô, làm chủ các Robot công nghiệp, sản xuất màn hình tinh thể lỏng cho các sản phẩm ô tô, điện thoại, ti vi, tủ lạnh...

    Bên cạnh chức năng nghiên cứu, sản xuất, VKR sẽ kiểm định toàn bộ sản phẩm của VinTech thông qua 7 phòng đo kiểm quốc gia của Hàn Quốc. Đặc biệt, VinTech tại Hàn Quốc cũng sẽ là nơi thu hút nguồn nhân lực, kỹ sư chất lượng cao cho Công ty VinTech cũng như các hoạt động kinh doanh khác của Tập đoàn

    Để hiện thực hóa mục tiêu trên, VinTech tại Hàn Quốc đã ký kết hợp tác với Công ty AJINEXTEK (AXT) – đơn vị đang sở hữu hơn 100 bằng sáng chế thiết kế Chipset trong lĩnh vực Robot và tự động hóa tại Hàn Quốc. VinTech và AXT cam kết sẽ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện nhằm thúc đẩy những hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực của hai bên

    Cũng trong khuôn khổ Lễ khai trương, CTCP Phát triển Công nghệ VinTech, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast, Chính quyền thành phố Daegu, Khu kinh tế Tự do Daegu Gyeongbuk và Công ty AJINEXTEK đã ký biên bản ghi nhớ. Theo đó, VinFast sẽ hợp tác với thành phố Daegu và Khu kinh tế Tự do Daegu Gyeongbuk để cung cấp thông tin và hỗ trợ trong công tác hành chính. VinTech sẽ đóng góp trong việc thành lập trung tâm Nghiên cứu và Phát triển khu vực châu Á với các đối tác địa phương ở Daegu. Công ty AXT sẽ cho ra mắt một dòng robot điều khiển để thúc đẩy nền kinh tế địa phương và tạo nguồn việc làm

    Trước đó, CTCP Phát triển Công nghệ VinTech và Tỉnh Gyeongsangbuk (nơi có thành phố Daegu) cũng ký biên bản ghi nhớ cùng hợp tác trên cơ sở tin cậy lẫn nhau để phát triển kinh tế khu vực và thúc đẩy kinh doanh

    Về phía thành phố Daegu và Khu kinh tế Tự do Daegu Gyeongbuk, Tỉnh Gyeongsangbuk sẽ tạo điều kiện để hỗ trợ VinFast, VinTech triển khai thành công kế hoạch của mình.
    Dự kiến sau Hàn Quốc, Tập đoàn Vingroup sẽ tiếp tục triển khai xây dựng Mạng lưới nghiên cứu VinTech tại các quốc gia mạnh về sáng tạo công nghệ như Mỹ, Nhật Bản, Israel, Trung Quốc, Nga... Đây cũng là các quốc gia tập trung nhiều các start up công nghệ, các chuyên gia, các nhóm nghiên cứu đầu ngành, nơi các phòng thí nghiệm và trung tâm đo kiểm được đầu tư nhất

    Với việc xây dựng mạng lưới VinTech toàn cầu, Vingroup sẽ tiếp cận được các công nghệ hiện đại nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao tốt nhất và các xu hướng công nghệ mới nhất để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng gia tăng của Tập đoàn

    Trước đó tháng 7-2018, công ty con của Tập đoàn Vingroup là Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast đã hoàn tất việc mở văn phòng tại thành phố Frankfurt, CHLB Đức, đồng thời hoàn thiện những bước cuối cùng để mở văn phòng tại Thượng Hải, Trung Quốc và Seoul, Hàn Quốc. Và với sự hiện diện tiếp theo của văn phòng VinTech đầu tiên của nước ngoài, Vingroup tiếp tục khẳng định tầm nhìn toàn cầu và khả năng triển khai tốc độ trên hành trình 10 năm trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế

    VinTech
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vingroup ngày càng giống với hình mẫu của một chaebol Hàn Quốc

    [​IMG]

    "Với uy tín của chúng tôi, bất kỳ sản phẩm nào mà Vingroup tung ra thị trường đều bán rất chạy" - bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup nói với phóng viên Financial Times trong một cuộc gặp tại văn phòng mới của VinFast

    Cách đây vài tuần, tôi (phóng viên của Financial Times) đã có một chuyến thăm Việt Nam. Từ Hà Nội đi về phía Đông, tôi có mặt tại thành phố cảng Hải Phòng. Tài xế đưa tôi qua một con đường nhỏ đến đảo Cát Hải, nơi có nhà máy của thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam, VinFast

    Đó là một dự án trị giá 3,5 tỷ đô USD của Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, được điều hành bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Nhà máy đã được xây dựng trong khoảng 21 tháng - một công cuộc thần tốc đến nỗi, khi tôi mở Google Maps để kiểm tra vị trí của chúng tôi, ứng dụng định vị rằng tôi đang đứng giữa biển


    Tại Việt Nam, Vingroup ngày càng giống với hình mẫu của một chaebol Hàn Quốc, một tập đoàn công nghiệp, như Huyndai hay Samsung, không chỉ thống lĩnh thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sản phẩm ra thế giới

    Tập đoàn Vingroup, khởi đầu là một doanh nghiệp kinh doanh mì gói ở Ukraine đã lần lượt thành công trong lĩnh vực bất động sản, khu nghỉ dưỡng rồi mở rộng sang các siêu thị, trường học, y tế và gần đây là điện thoại thông minh và xe hơi

    Vingroup cũng đã xây dựng một khách sạn năm sao và tòa nhà Landmark 81 - tòa nhà cao nhất Đông Dương ở thời điểm hiện tại - một vị trí đắc địa để ngắm nhìn toàn cảnh Thành phố Hồ Chí Minh

    Khi F1 tổ chức cuộc đua đầu tiên tại Hà Nội vào năm tới, Vingroup sẽ là nhà tài trợ độc quyền. Hôm nay, người Việt có thể sống ở Vinhomes, gửi con cái họ đến Vinschool (và, từ năm 2020 sẽ có VinUni), đi nghỉ tại một khu nghỉ dưỡng ở Vinpearl và sạc xe tay ga điện VinFast của họ tại VinMart

    Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch của Vingroup cho biết công ty sẽ là một nhà cung cấp hầu như đầy đủ hàng hóa và dịch vụ từ cơ bản đến trọng điểm cho một quốc gia đang tăng trưởng mạnh mẽ

    "Với uy tín của chúng tôi, bất kỳ sản phẩm nào mà Vingroup tung ra thị trường đều bán rất chạy" - bà Thủy nói với Financial Times trong một cuộc gặp tại văn phòng mới của VinFast

    Sự phát triển của Vingroup đã phản ánh rằng Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Nhà sáng lập Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng đồng thời cũng là người giàu nhất trong số năm tỷ phú của Việt Nam, theo tạp chí Forbes


    Theo nhóm nghiên cứu thị trường Nielsen, tiền lương trung bình của người Việt tăng 17% và thu nhập khả dụng cá nhân tăng 29% trong giai đoạn 2014-2018. Tiền lương sẽ tăng thêm 30% và thu nhập sẽ còn tăng thêm 26% vào năm 2022

    Nielsen lưu ý, tầng lớp giàu có ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng, số lượng triệu phú ở Việt Nam sẽ tăng 170% lên 38.600 vào năm 2025

    Không khó để thấy rằng nhiều người đang dành tình cảm cho Vingroup. Tập đoàn đã thành công trong việc tuyển dụng cả nhân lực Việt Nam, cả chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm về làm việc cho mình, bao gồm Jim DeLuca, cựu thành viên của General Motors, hiện đang là CEO của VinFast

    Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn cũng đặt ra nhiều câu hỏi. Một số nhà phân tích bày tỏ lo ngại rằng công ty có thể sẽ gặp rủi ro khi đầu tư vào một ngành cạnh tranh như sản xuất ô tô

    Giáo sư Vũ Hà Văn cho biết, nghiên cứu các ứng dụng dữ liệu lớn sẽ cho phép Vingroup cung cấp nhiều dịch vụ hơn khi hoạt động của họ mở rộng sang điện thoại và TV thông minh, nhà ở và ô tô

    Ví dụ, các cửa hàng VinMart có thể sử dụng công nghệ để thu thập thông tin thời gian khách hàng ở lại trong một khu vực nhất định của cửa hàng, từ đó hiểu được nhu cầu mua sắm của họ

    Trung tâm AI cũng đang tiến hành nghiên cứu nhằm giúp đỡ cộng đồng khoa học nói chung, bao gồm cả kế hoạch xây dựng bản đồ bộ gen người Việt Nam

    Thông qua một chương trình có lợi cho sự phát triển của đất nước, với khu vực công nghệ cao mới thành lập, Vingroup đang hỗ trợ học bổng cho sinh viên tài năng mà không đòi hỏi họ sau này phải làm việc cho tập đoàn. "Chúng tôi tin rằng lực lượng lao động phát triển cũng sẽ có lợi cho bản thân chúng tôi" - ông Văn cho biết

    Hoài An
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    VINGROUP BẮT TAY VÀO SẢN XUẤT MÁY THỞ VÀ MÁY ĐO THÂN NHIỆT

    [​IMG]

    Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid 19, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng, ngày 3/4/2020 Tập đoàn Vingroup công bố quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại (Xâm nhập và Không Xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam

    12 giờ trưa ngày 30/3/2020 Lãnh đạo Tập đoàn đã triệu tập phiên họp khẩn cấp và yêu cầu tất cả các Viện nghiên cứu của Tập đoàn dừng hết các việc hàng ngày, tập trung vào tìm kiếm và nghiên cứu các phương án để có thể sản xuất được các loại máy thở. Các đơn vị được giao trọng trách chủ lực là Viện nghiên cứu - thiết kế Ô tô 1, Viện nghiên cứu - thiết kế Ô tô 2, Viện nghiên cứu Thiết bị Di động, Viện nghiên cứu - thiết kế Thiết bị Gia đình Thông minh, Viện nghiên cứu thiết kế Thiết bị Viễn thông, Viện nghiên cứu thiết kế Pin Thông minh, Nhà máy sản xuất Ô tô VinFast và Nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử VinSmart, tất cả các Cán bộ Lãnh đạo Tập Đoàn và các ban phòng chuyên môn có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và được yêu cầu làm việc trực tiếp điện thoại 24/24

    Chỉ sau một ngày đêm các đơn vị đã tìm được rất nhiều đối tác sẵn sàng chia sẻ thiết kế và các thông tin cần thiết để có thể bắt đầu triển khai. Ngay sau đó Vingroup đã ký kết hợp đồng license với hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho Máy thở Xâm nhập nhãn hiệu P560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu Máy thở Không Xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng

    Việc cung ứng được chia thành 2 nhóm: Nhóm các linh kiện có thể mua được trên thị trường và nhóm các linh kiện Vingroup phải tự chế tạo, hoặc hợp tác/hỗ trợ các đối tác chế tạo do công suất sản xuất của họ đã hết. “Vingroup có một lợi thế là có 2 Công ty sản xuất ô tô và thiết bị điện tử, vì vậy chúng tôi có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiêt khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử. Chúng tôi cũng có các kỹ sư thiết kế giỏi để có thể chuyển hóa các thiết kế concept, thiết kế 2D do các hãng cung cấp thành các thiết kế chi tiết, đầy đủ theo yêu cầu của các nhà sản xuất”- Bà Lê Thị Thu Thủy- Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ

    Dự kiến các lô linh kiện của Máy thở Không Xâm nhập đầu tiên sẽ về đến nhà máy sau 2 tuần nữa và sau 4 tuần sẽ có các lô linh kiện của Máy thở Xâm nhập. Một ngày sau khi đủ linh kiện VinFast sẽ cho xuất xưởng các loại máy thở để chuyển Bộ Y Tế, Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định và cấp chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng tại các cơ sở Y tế trên toàn quốc

    Các máy máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu VNĐ, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các Máy thở Không Xâm nhập khoảng 22 triệu VNĐ, với máy Xâm nhập là 160 triệu VNĐ

    “Chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y Tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành. Trước mắt, chúng tôi sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở Không Xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch”- Ông Nguyễn Việt Quang Tổng giám đốc Vingroup cho biết. “Ngoài ra với công suất của các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất tới 45.000 Máy thở Không Xâm nhập và 10.000 Máy thở Xâm nhập mỗi tháng, chúng tôi có thể hỗ trợ các nhà sản xuất khác trên Thế giới để gia công thiết bị cho họ, hoặc cung cấp một phần nhu cầu - số lượng cụ thể phụ thuộc vào khả năng cung ứng linh kiện của các đối tác”
     
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Xuất hiện sau 2 năm kín tiếng, ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ với VnExpress về quyết định dừng xe xăng, việc đóng – mở các dự án và những tham vọng khiến nhiều người đặt câu hỏi "Vingroup có 'too big to fail'"

    [​IMG]


    - Nếu liệt kê 3 tác động đáng kể nhất với Vingroup kể từ khi Covid xuất hiện và hoành hành, ông sẽ nói gì?

    - Tác động thì nhiều, cả tiêu cực và tích cực còn đáng kể nhất, tôi cho là ba điều sau. Về tổng thể, Vingroup phải chịu tổn thất lớn. Nhưng đại dịch đã tạo động lực để thay đổi, nâng cấp hệ thống quản trị mạnh mẽ. Nó cũng tạo cơ hội để chúng tôi phát triển các mẫu xe điện. Nói chung, các tác động rất lớn, nhưng phải chiến đấu thôi!

    - Một doanh nghiệp lớn như Vingroup thì "chiến đấu" kiểu gì?

    - Trong lúc khó khăn, phải làm sao để sống sót. Muốn thế, chúng tôi lập tức tiết giảm, co lại các khoản chi đảm bảo dự phòng. Toàn bộ hệ thống phải tiết kiệm từng li, từng tí. Chuyện làm từ thiện, các bên cần bao nhiêu, sẵn sàng chi để cứu người, không tính toán. Nhưng ngược lại, nội bộ phải rất tiết kiệm, từng cán bộ nhân viên ngấm điều này

    Cùng với tìm cách sống sót, phải nghĩ cách tận dụng cơ hội mà phát triển. Trong khi nhiều đối thủ có phần chùng lại vì đại dịch, 6 tháng trời, lực lượng của tôi làm việc tập trung luôn ở Hòn Tre, Nha Trang để nghiên cứu phát triển xe. Đây thực sự là một trong những quyết định quan trọng, tốn kém nhưng nhờ nó, năm qua chúng tôi thiết kế được cả 5 mẫu xe điện, được công chúng Việt Nam và quốc tế đón nhận. Số đơn hàng đặt trước của VF e34, VF8, VF9 gần đây là ví dụ cho thấy mình đã đúng

    - Những bài học nào từ đại dịch mà ông có thể chia sẻ

    - Nhiều lắm, tôi tạm gạch đầu dòng như sau:

    Khi gặp khó khăn thì phải bình tĩnh suy nghĩ tìm cách tháo gỡ, không hoảng loạn.

    Càng nhiều khó khăn càng nhiều cơ hội.

    Dù gian khó bao nhiêu cũng không để chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình xuống cấp, không bao giờ được để mất chữ tín.

    Phải liên tục rèn luyện, hoàn thiện bản thân cũng như hệ thống doanh nghiệp của mình. Tai họa có thể ập xuống rất nhanh, rất khủng khiếp như đợt dịch vừa rồi, nếu yếu kém sẽ khó tồn tại.

    Mình khó thì còn những người khó hơn rất nhiều. Nếu mình giúp đỡ, chia sẻ được cho họ thì trong lòng thanh thản, mình có động lực để tiếp tục phấn đấu mạnh mẽ hơn.

    - "Gạch đầu dòng" cuối có thể lý giải phần nào việc Vingroup thường là doanh nghiệp đầu tiên đưa ra các hỗ trợ trong đại dịch, ước tính khoảng 9.400 tỷ đồng. Quan điểm về cách cho đi và làm từ thiện của ông thế nào?

    - Nói là "quan điểm" thì to tát quá, chúng tôi chỉ đơn giản là thấy chết thì lao vào cứu, không so đo tính toán, và đã làm thì sẽ hết mình, không kể việc thiên hạ hay của Vingroup, và đương nhiên phải làm nhanh.

    Tôi vẫn nhớ một câu thơ "Đời người ngắn, công việc nhiều quá thể. Mong ước lớn vô cùng mà gặt hái chẳng bao nhiêu". Mà nếu có nhiều mong ước thì cuộc đời đúng là ngắn thật. Ở Vingroup, chúng tôi luôn triển khai các việc rất nhanh vì muốn tận dụng các thời cơ và vì muốn làm được càng nhiều việc cho đời càng tốt.

    - Quan điểm, cứ tạm gọi như vậy, về việc làm từ thiện ảnh hưởng thế nào đến định hướng kinh doanh của ông?

    - Chúng tôi đã điều chỉnh một chút định hướng, xác định lại 3 nhóm hoạt động trọng tâm là Công nghệ - Công nghiệp, Thương mại dịch vụ và Thiện nguyện xã hội. Thứ nhất là vì trong lĩnh vực công nghệ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các công nghệ để phục vụ kinh doanh - sản xuất, phần nghiên cứu công nghệ cơ bản, hàn lâm không nhiều nên công nghệ và công nghiệp sẽ quện vào nhau, tương tác hỗ trợ nhau, do đó chúng tôi gom làm một.

    Chúng tôi cũng tách Vinmec, Vinschool, VinUni, Quỹ Thiện Tâm... thành Khối Thiện nguyện xã hội vì muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động này. Đây chính là điều trăn trở của chúng tôi khi gặp đợt dịch này.

    Chúng tôi cũng điều chỉnh lại tỷ lệ đóng góp vào quỹ Thiện Tâm. Vingroup giảm đóng góp từ 90% xuống 10%, còn lại là phần của tôi, gia đình và một số lãnh đạo cao cấp của Vingroup. Làm vậy vì tôi không muốn ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông Vingroup khi tăng chi cho từ thiện, một phần vì muốn chủ động tham gia nhiều hơn nữa vào hoạt động này.

    Qua giai đoạn vừa rồi thấy quá nhiều cảnh thương tâm, chúng tôi tự coi mình có trách nhiệm phải tham gia mạnh mẽ hơn vào các hoạt động thiện nguyện xã hội.

    [​IMG]
    Phòng lab dã chiến của Vinmec Central Park hỗ trợ xét nghiệm Covid cho TP HCM trong cao điểm dịch năm 2021

    - Nên hiểu như thế nào cho đúng về mô hình phi lợi nhuận ở các mảng của Vingroup như y tế, giáo dục... hiện nay, trong khi mức phí của các dịch vụ này đều vượt xa thu nhập bình quân của người dân trong nước?

    - Phi lợi nhuận là hoàn toàn không thu lợi nhuận về cho cổ đông mà để lại cho công ty tiếp tục phát triển, mở rộng và nâng cấp chất lượng dịch vụ. Phi lợi nhuận không có nghĩa là miễn phí hoặc cung cấp dịch vụ giá rẻ, mà có nghĩa là toàn bộ lợi nhuận công ty làm ra chúng tôi sẽ đóng góp lại cho xã hội

    Các dịch vụ giá cao, nhưng chúng tôi cho rằng người nghèo cũng gián tiếp được thụ hưởng các lợi ích. Ví dụ, người giàu có tiền vào Vinmec sẽ giải phóng bác sỹ, giường bệnh ở các bệnh viện công, người nghèo sẽ được phục vụ nhanh hơn, tốt hơn. Vinschool cũng tương tự thế

    [​IMG]
    [​IMG]

    - Ông mới đưa ra một quyết định "bom tấn" là dừng sản xuất xe xăng để chỉ tập trung vào xe điện. Sau VinMart, VinSmart..., ông không sợ khách hàng – những người đang đi xe xăng - thấy chới với vì không biết "ông Vượng còn bỏ cái gì nữa"?

    - Ngay từ đầu, chúng tôi đã hiểu tương lai phải là xe điện. Và đây là thời điểm buộc phải dứt khoát chọn sớm, thay vì cứ nửa xăng nửa điện. Tất nhiên, chúng tôi phải tính làm sao cho khách hàng của mình không bị thiệt, thậm chí có lợi hơn. Nếu chất lượng không giảm, dịch vụ vẫn diễn ra bình thường, xe không mất giá thì khách hàng có hết chới với không?

    - Cơ sở nào ông tin rằng người dùng sẽ không quay lưng với VinFast và xe xăng của ông không mất giá sau tuyên bố chuyển hẳn sang xe điện?

    - Thường một trong những lý do xe mất giá là vì không được hãng bảo dưỡng, sửa chữa, không giữ các cam kết đã có, bán tháo sản phẩm tồn... Với xe xăng VinFast, chúng tôi không những giữ nguyên các cam kết mà còn bổ sung chính sách, dịch vụ có lợi hơn cho khách hàng, ví dụ tăng thời hạn bảo hành lên 10 năm, gấp 2-3 lần thông thường và thêm dịch vụ Mobile service. Để đủ phụ tùng cho sửa chữa, bảo dưỡng, chúng tôi cũng dự phòng với số lượng gấp 1,5 lần so với thông lệ. Tôi tin, giá xe xăng VinFast thậm chí sẽ còn tăng

    - Ông chịu được lỗ với VinFast bao lâu?

    - Trước tôi dự tính là 5 năm đầu. Giờ đi được hơn nửa đường và nếu theo đúng kế hoạch 2 năm nữa có lãi. Nhưng lãi ở thị trường quốc tế chứ Việt Nam thì vẫn bù lỗ vì phải gánh cả chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cho xe điện. Đến nay, chúng tôi có 40.000 cổng sạc nhưng sẽ nâng lên 150.000 vào cuối năm 2022. Đây cũng là một khoản đầu tư khổng lồ, nhưng chúng tôi quyết làm

    [​IMG]
    Những trạm sạc cho xe điện của VinFast

    - Vì đâu mà ông tự tin xe điện VinFast sẽ "chất lượng như Tesla", khi xuất phát điểm của Vingroup là một tập đoàn thương mại dịch vụ và cũng mới gia nhập lĩnh vực này?

    - Khi bắt tay vào thiết kế xe điện VinFast, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ tất cả tính năng của xe, so sánh với các đối thủ, đồng thời cũng xác định sẽ lấy các tiêu chuẩn cao của quốc tế làm cơ sở thiết kế nên chúng tôi tự tin vào chất lượng và đẳng cấp các xe của mình

    "Làm nhanh hơn" thì cũng là một "know-how" của Vingroup. Chúng tôi sẵn sàng tuyển dụng các chuyên gia giỏi, liên kết trí tuệ toàn cầu, hợp tác với hàng chục công ty công nghệ để rút ngắn thời gian. Theo thông lệ quốc tế để làm ôtô cần 27-54 tháng nhưng chúng tôi chỉ cần 18 tháng. Không phải chúng tôi bỏ bớt chi tiết hay quy trình nào, đơn giản là làm nhanh và tập trung hơn thôi

    - Điều gì thôi thúc ông "tất tay" vào xe điện như thế?

    - Việt Nam phải có ít nhất một thương hiệu được thế giới công nhận. Chúng tôi đã thử một số lĩnh vực và thấy chỉ có VinFast và chỉ có xe điện mới có thể là cơ hội để đạt được điều này. Mặc dù sẽ không đơn giản

    [​IMG]

    - Ông từng nói, định hướng của Vingroup đi ra nước ngoài không phải vì lợi nhuận mà là để cắm cờ. Giờ đã làm được với VinFast, ông có thể chia sẻ vì sao khao khát việc đó hơn kiếm tiền?

    - Tôi đã sống và làm ăn ở nước ngoài hơn 22 năm, dù có rất thành công và được coi trọng ở đó, nhưng vẫn thấy rất rõ là người Việt mình chưa được thế giới coi trọng. Nhiều người Việt ở nước ngoài, ra đường lại nhận mình là người Nhật, người Hàn. Tôi muốn góp thay đổi phần nào việc này

    Với VinFast, đến giờ thì lo lắng có, căng thẳng có, nhưng chỉ có tinh thần quyết chiến là dâng cao thôi. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức mình để "lá cờ" này ngày càng cao, xa hơn

    [​IMG]
    Xe VinFast tham gia Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2022 tại Mỹ đầu tháng này

    - Giải thưởng VinFuture chuẩn bị được công bố vào vài ngày tới. Khi tuyên bố thành lập VinFuture 2 năm trước, ông cũng từng nói muốn Việt Nam trở thành một quốc gia "có tên trên bản đồ khoa học thế giới". Với thực tế của Việt Nam, tuyên bố ghi danh này nên được hiểu như thế nào?

    - Đến giờ, giới khoa học đều biết về VinFuture và chúng tôi nhận gần 600 đề cử từ khắp các châu lục. Phần lớn viện nghiên cứu, các nhà khoa học trước không biết vai trò với khoa học của Việt Nam là gì, còn giờ, họ hiểu là người Việt Nam rất quan tâm đến khoa học và bắt đầu có những đóng góp cho khoa học phát triển. Thông qua hoạt động này, tôi tin sẽ có kết nối khoa học Việt Nam với giới khoa học toàn cầu

    - Nhiều người cho rằng, với tiềm lực tài chính, ông đã mạnh tay đưa ra giải thưởng VinFuture Grand Prize với mức 3 triệu USD, cao chưa từng có trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đó chính là cơ sở để ông thuyết phục những nhà khoa học danh giá nhất tham gia Hội đồng bình chọn của VinFuture. Sự thực là gì?

    - Giải thưởng đúng là rất cao nhưng tôi cho rằng sứ mệnh "Khoa học phụng sự nhân loại" cùng sự cam kết dài hạn của VinFuture và uy tín của Vingroup trên trường quốc tế mới là lý do thực sự thu hút được các nhà khoa học hàng đầu

    - Ở Việt Nam, tiền thì chắc ông có nhiều nhất (nếu Forbes đúng) nhưng nó cũng chưa phải quá lớn, kiểu "đủ để muốn làm gì cũng được". Lòng tự tôn, khát vọng cho Việt Nam phát triển thì nhiều doanh nhân cũng nói. Vậy điều gì là mấu chốt giúp Vingroup làm được những điều nhiều người cho là không tưởng?

    - Đơn giản là chúng tôi muốn để lại gì đó cho đời! Trước đây là xây các khu đô thị đẹp, hiện đại, đáng sống góp phần thay đổi bộ mặt các đô thị Việt Nam, tham gia vào các mảng dịch vụ để cùng thúc đẩy tạo ra các tiêu chuẩn sống cao hơn, nay thêm khát vọng xây dựng bằng được một thương hiệu Việt Nam đẳng cấp cao thế giới

    Không có dự án nào là "không tưởng", vì nếu "không tưởng" thì chúng tôi sẽ không làm. Và nói chung, không có dự án nào dễ dàng cả vì các dự án dễ thì hoặc đã không đến tay chúng tôi, hoặc sẽ thiếu thú vị khi làm. Vậy thôi

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Jim Collins, trong "Từ tốt đến vĩ đại", cuốn sách mà ông yêu thích, có đề cập khái niệm "con nhím và mô hình ba vòng tròn" khi phân tích về bí quyết để các doanh nghiệp vĩ đại. Về cơ bản, các doanh nghiệp đó dù có làm nhiều thứ, nhiều lĩnh vực, cũng đều xoay quanh con nhím và ba vòng tròn của mình, nếu chệch ra thường thất bại. Vậy "con nhím" của Vingroup là gì?

    - Tôi đọc, thích sách nhưng nhiều khi không làm theo sách. Với tôi, khái niệm "Con Nhím" cũng chưa thật sự hoàn hảo vì nếu đạt được cả 3 vòng tròn của khái niệm này: làm việc bạn đam mê nhất, làm việc bạn có thể làm giỏi nhất thế giới và làm việc có hiệu quả kinh tế rõ nét thì còn gì phải bàn nữa đâu. Ở Vingroup chúng tôi luôn có đam mê cháy bỏng với các việc mình làm, luôn phấn đấu để có thể làm tốt nhất thế giới và tạo ra hiệu quả bền vững trong dài hạn. Việc nào không thể làm tốt nhất được thì phải chịu thua và chấp nhận bỏ thôi

    - Quyết định không làm gì cũng quan trọng chẳng kém việc chọn ra những việc mình sẽ làm. Những lần ông chốt dừng các dự án của Vin đã diễn ra thế nào, có vẻ ông quyết dừng cũng nhanh như khi lập nó?

    - Tôi chỉ muốn làm những gì để Vingroup có thể thực hiện được sứ mệnh của mình là "Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người", thấy gì phù hợp thì làm

    Tôi tư duy khá đơn giản: những dự án không làm được thì cũng phải sòng phẳng mà nhận thất bại rồi dừng. Những cái cần bán để thêm nguồn lực cho các dự án trọng điểm khác thì chấp nhận bán, cái nào đã không còn phù hợp sau một thời gian vận hành thì không nên cố. Việc dừng lại khó khăn và phải suy tính lâu hơn nhiều so với quyết định thành lập ban đầu vì khi đó đã có cán bộ nhân viên của mình tham gia, đã có khách hàng... Phải tính làm sao cho vẹn toàn

    [​IMG]

    - Thường đã nghĩ sâu thì người ta hành động chậm. Có nhiều bài toán lớn của Vin nhưng lại được quyết rất nhanh. Như lần xây dựng Khu đô thị Vinhomes Smart City, ông gần như đã thay đổi hình hài về nó ở phút 89 trước khi bắt tay làm. Điều gì khiến ông mạnh tay thế?

    - Tôi thấy bình thường, không nhanh (cười). Tôi luôn suy nghĩ về sản phẩm của mình. Nếu tìm được giải pháp tốt hơn thì dứt khoát sẽ làm, bất chấp tốn kém. Ví dụ, khi phát triển xe điện mà thiếu linh kiện để nghiên cứu thử nghiệm, có cái chúng tôi chấp nhận trả giá gấp 48 lần để có. Chúng tôi chấp nhận bù lỗ, dám làm vì tính được kết quả cuối cùng là mình có thị trường, có đẳng cấp.

    Nhìn chung, thói quen xấu của chúng ta là cứ nêu vấn đề lên rồi cả tháng sau mới quay lại. Còn chúng tôi đã nêu vấn đề, chỉ trong 1-2 ngày là phải giải. Nếu khó quá thì treo, nhưng mấy ngày sau quay lại, chốt bằng được là xuôi hay ngược. Không quyết làm là "ngược luôn", tức là bỏ.

    - Với tốc độ và quy mô phát triển như hiện nay, theo ông, Vingroup có đến mức "too big to fail" không?

    - Nếu không chịu thay đổi, phấn đấu quyết liệt thì chẳng doanh nghiệp nào tồn tại được cả, cứ buông tay ra thôi là chết rồi. Nhiều ông lớn từng đứng số 1, số 2 thế giới còn đổ, Vingroup đã là gì đâu. Thế nên chúng tôi mới có slogan "Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp".

    - Ông nuôi dưỡng tinh thần startup như thế nào ở một nơi đã quá lớn như Vingroup?

    - Chúng tôi thường xuyên "tập thể dục" cho hệ thống. Tôi luôn đặt ra mục tiêu khó, ngày càng cao hơn và thường xuyên đánh giá hiệu quả rồi sàng lọc các cá nhân, bộ phận yếu kém.

    Tôi ngày càng đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền rồi kiểm soát chặt kết quả cuối cùng. Tôi cũng quyết liệt thúc đẩy thực hiện 5 hóa (hạt nhân hóa, chuẩn hóa, đơn giản hóa, tự động hóa và hiệu quả hóa).

    Trong đó, hạt nhân hóa là quan trọng nhất, tôi yêu cầu mỗi cán bộ lãnh đạo phải là một hạt nhân, một thủ lĩnh đứng mũi chịu sào, dẫn dắt bộ phận của mình.

    Để "hiệu quả hoá", cách đây 2-3 tháng tôi cũng ra quy định 50-50-50 trên toàn hệ thống. Yêu cầu giảm 50% số lượng cuộc họp, 50% số người dự họp và 50% thời lượng họp. Email cũng yêu cầu giảm đáng kể luôn.

    - Ông hình dung Vingroup sẽ như thế nào sau 5-10 năm nữa?

    - Tôi nghĩ đến lúc đó Vingroup sẽ là một tập đoàn công nghệ, công nghiệp có tiếng trên thế giới. Mảng thương mại dịch vụ và thiện nguyện ở Việt Nam sẽ được người Việt Nam yêu quý, đánh giá cao.

    Tôi mong, sau này mọi người nghĩ đến Vingroup là một tập đoàn luôn có tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, truyền cảm hứng và luôn hướng thiện, vì cộng đồng. Và đến một ngày nào đó có thể phục vụ tất cả nhóm khách hàng.

    [​IMG]
    Ông Phạm Nhật Vượng lái thử chiếc VinFast đầu tiên.
    [​IMG]

    - Là đàn ông, vốn đã có nhiều cám dỗ mà với tỷ phú như ông thì thế nào?

    - Tôi thường bị công việc cuốn đi nên nhiều cái không quan tâm. Mọi người bảo đánh golf thì thích nhưng tôi thấy... khó khăn lắm. Mấy người dạy tôi đánh golf xong đều chê "anh có đánh đâu, chả tập trung gì". Vì quả thật, cám dỗ lớn nhất của tôi là làm việc.

    Nói vậy chứ có thú vui thì tốt. Tôi thích tốc độ. Hồi ở Ukraine, tôi rất thích lái xe tốc độ cao, từng lái BMW 240 km/h khi 40 tuổi nhưng giờ về Việt Nam thì đường sá không cho phép.

    - Ông dạy con như thế nào, nhất là với con trai?

    - Tôi có hai con trai và một con gái. Với con trai, ngoài dùng tình thương thì còn kèm nghiêm khắc, luôn tạo cho các cậu ấy những cơ hội để thử thách. Cậu thứ hai đang học đại học năm hai ở nước ngoài nhưng Covid trường cho nghỉ 1 năm, tôi cho vào tập đoàn đi làm luôn.

    Nhưng trong công việc, người ngoài hay người nhà như nhau. Làm tốt, tôi sẽ tạo sân chơi hết sức. Còn không được, vui lòng tránh ra để người khác làm. Cậu cả bị lên xuống mấy lần rồi đấy, cứ làm được thì thăng chức, không được thì xuống thôi! (Cười)

    - Ông muốn để lại gì cho các con?

    - Với tư cách người bố, tôi muốn để lại tình thương yêu vô bờ bến, và quan trọng nhất là muốn chúng luôn là người tử tế, chứ không yêu cầu con cái phải làm cái nọ cái kia. Tôi cũng không dứt khoát cứ phải cha truyền con nối. Vì nếu con không làm được hoặc không muốn làm mà mình bắt ép thì chúng khổ. Con đẻ và con nuôi đều như vậy.
     

Chia sẻ trang này