VR PACS

Thảo luận trong 'VR PACS' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 28/4/23.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Giới thiệu hệ thống VR PACS
    Hệ thống phần mềm VRPacs gồm năm phân hệ: phân hệ thư nhận và lưu trữ hình ảnh từ thiết bị chụp(Store);phân hệ đẩy thông tin chỉ định của bệnh nhân vào các thiết bị chụp(WorkList); phân hệ đồng bộ dữ liệu với HIS(Sync); phân hệ quản lý và truyền nhận hình ảnh qua LAN, INTERNET(Server); phân hệ hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh(Client)

    1. Mô hình kiến trúc của hệ thống

    [​IMG]

    2. Kết nối hệ thống nhiều bệnh viện

    Với ý tưởng xây dựng hệ thống kết nối nhiều bệnh viện trong đó có một bệnh viện đóng vai trò bệnh viện hạt nhân và các bệnh viện còn lại đòng vai trò bệnh viện vệ tinh

    Mô hình hệ thống cho bện viện Vệ tinh - Hạt nhân

    [​IMG]

    3. Tính năng nổi bật của hệ thống

    Giải pháp quản lý, lưu trữ tổng thể cho hình ảnh Y tế tại Bệnh viện với cơ chế bảo mật cao

    Có khả năng kết nối hệ thống HIS, hoàn thiện bệnh án điện tử của bệnh nhân; bao gồm bệnh án và hình ảnh

    Kết nối, truyền tải hình ảnh và thông tin bệnh nhân online giữa các trạm làm việc qua LAN hoặc INTERNET

    Hỗ trợ triển khai mô hình bệnh viện Hạt nhân-Vệ tinh, hỗ trợ kết nối truyền tải hình ảnh và hội chẩn từ xa

    Cấu trúc ứng dụng Client-Server

    Không giới hạn ca chụp/năm, cung cấp tính năng nén ảnh sau khi chẩn đoán, giúp dữ liệu được nén từ 5-7 lần so với dữ liệu gốc

    Không giới hạn số lượng thiết bị thu nhận hình ảnh kết nối vào hệ thống (hỗ trợ các thiết bị: CT, MRI, XQ kỹ thuật số)

    Không giới hạn số người sử dụng đồng thời

    Không giới hạn số lượng người dùng cho lâm sàng đồng thời

    Đầy đủ các công cụ đo: đo khoảng cách, đo góc, đa giác…

    Kết nối các Series ảnh trong cùng Study hoặc khác Study(Link series)

    Dựng MPR, MPR/slab thickness, hiệu chỉnh thickness

    Hỗ trợ đọc kết quả và in phiếu kết quả ngay trên hệ thống

    Dựng 3D: Volume rendering, MIP, Surface. Dễ dàng bóc tách các thành phần: Xương, mạch, phổi… Tạo mặt cắt bất kỳ trên dữ liệu hiển thị 3D

    * Chức năng tìm kiếm tra cứu bệnh nhân

    * Chức năng hỗ trợ chẩn đoán

    * Chức năng dựng MPR-Slap thickness

    * Chức năng dựng 3D

    * Chức năng đọc kết quả

    * So sánh với một số sản phẩm cùng loại

    4. Yêu cầu về hạ tầng

    Hệ thống mạng LAN thông từ các phòng chụp với toàn khoa CĐHA có thể là thống cả bệnh viện nếu cần

    Mạng Internet đối với truy xuất hình ảnh từ xa

    Máy tính là máy chủ có ổ cứng sao lưu dữ liệu, đảm bảo an toàn dữ liệu

    Các máy tính làm máy trạm đọc phim

    * Hệ thống máy làm Server – lưu ảnh

    * Hệ thông lưu trữ SAN

    * Máy trạm

    5. Triển khai

    * Lắp đặt hệ thống

    * Chạy thử nghiệm hệ thống

    * Đào tạo chuyển giao và bảo trì hệ thống
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Hệ sinh thái chuyển đổi số tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
    Ngoài khám chữa bệnh từ xa bằng nhiều giải pháp tiên phong, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã hoàn thành 100% bệnh án điện tử và sổ khám bệnh điện tử; cấp phát thuốc tới giường bệnh, thanh toán thông minh

    Người đàn ông 34 tuổi quê Hà Tĩnh bị tai nạn giao thông, một ngày sau được đưa đi cấp cứu vì giảm ý thức. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tuyến lên bệnh viện trung ương ở Hà Nội, chẩn đoán chấn thương sọ não. Bệnh nhân lại được chuyển về bệnh viện tỉnh điều trị tiếp

    Vào khoa Ngoại thần kinh, bệnh nhân được chẩn đoán đa chấn thương: sọ não, cột sống cổ, ngực kín. Tuy nhiên, ngày thứ 2, bệnh nhân khó thở tăng lên, buộc phải chuyển khoa Hồi sức tích cực điều trị tiếp trong tình trạng thở nhanh, SpO2 giảm về 90-92% (bình thường trên 95%), tràn dịch màng phổi tăng lên

    Bệnh nhân nhanh chóng được đặt ống nội khí quản, thở máy, kháng sinh phối hợp, giảm đau an thần, mở màng phổi cấp cứu, hút áp lực âm liên tục. Đến ngày thứ 3, tình trạng nặng hơn khi bệnh nhân sốt rất cao, SpO2 tiếp tục giảm, thở chống máy liên tục

    Lập tức các bác sĩ hồi sức tích cực ở Hà Tĩnh kết nối tới Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tiến hành hội chẩn Tele - ICU, thống nhất chẩn đoán bệnh nhân viêm phổi nặng, đa chấn thương…

    Các bác sĩ ở Hà Nội đề nghị bổ sung kháng sinh nhóm Gram dương, dùng thuốc giãn cơ để đảm bảo thở theo máy, nội soi phế quản tại giường cấp cứu. Tình trạng bệnh cải thiện dần, nam bệnh nhân đã cắt sốt sau 3 ngày, cai thở máy, rút ống nội khí quản. Sau 20 ngày điều trị, nam bệnh nhân ổn định, ra viện

    Đây là một trong hơn 100 bệnh nhân hồi sức tích cực được hội chẩn trực tuyến bằng hình thức Tele- ICU giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 6/2021 đến nay. Nhiều ca bệnh nặng được cứu sống và điều trị thành công

    Tele-ICU là một trong các hình thức tư vấn, hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa (một cấu phần quan trọng của chuyển đổi số y tế) mà Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện hơn 3 năm nay

    Theo báo cáo tại hội nghị Ứng dụng công nghệ thông tin trong y khoa và tổng kết đề án khám, chữa bệnh từ xa diễn ra ngày 23/12, PGS.TS Đào Xuân Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết đến nay đã có 151 cơ sở y tế kết nối khám chữa bệnh từ xa với bệnh viện, triển khai gần 300 buổi với gần 2.500 ca hội chẩn được thực hiện

    Bên cạnh đó, bệnh viện triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh từ xa như Tele - RAD (trong chẩn đoán hình ảnh) với trên 2.000 ca/tháng; gần 200 ca Tele - ICU và gần 1.000 tiêu bản với hình thức Tele-Pathology (giải phẫu bệnh)

    Riêng với Tele - Pathology, các thầy thuốc đánh giá hiệu quả cao khi giúp các bác sĩ tuyến trên hỗ trợ được tuyến dưới qua hội chẩn, tư vấn các trường hợp khó; chẩn đoán sinh thiết tức thì; phân loại chẩn đoán, điều trị; tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại...

    Kỳ vọng thêm nhiều cơ sở sẽ đào tạo liên tục từ xa cho các bác sĩ

    PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhấn mạnh khám chữa bệnh từ xa là một bộ phận trong việc kết nối giữa các bệnh viện để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân Việt Nam

    Ngoài khám chữa bệnh từ xa, hiện cơ sở y tế này đã hoàn thành liên kết HIS-LIS-PACS; quản lý vật tư, thuốc bằng phần mềm, 100% bệnh án điện tử và sổ khám bệnh điện tử; cấp phát thuốc tới giường bệnh và thanh toán thông minh...

    "Còn một lĩnh vực rất lớn chưa triển khai, hy vọng sau hội nghị này sẽ triển khai mạnh mẽ, là đào tạo liên tục từ xa (CME) cho các bác sĩ", PGS Hiếu cho biết. Từ tháng 6 năm nay, bệnh viện này đã tổ chức đào tạo CME online miễn phí cho trên 6.000 lượt học viên, cấp gần 2.000 chứng chỉ

    "Trong thời gian tới, mong rằng không chỉ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mà nhiều bệnh viện tỉnh sẽ triển khai để tạo ra sự thay đổi trong học tập của các bác sĩ đã ra trường. Đó chính là cách thay đổi chất lượng ngành y một cách tốt nhất", theo vị chuyên gia

    Theo PGS Thành, chuyển đổi số y tế giúp người dân dễ dàng tiếp cận hỗ trợ y tế mọi lúc mọi nơi; giúp nhân viên y tế tăng hiệu suất công việc, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tốt hơn, đặc biệt là giảm thiểu sai sót. Trong quản lý, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng nguồn dữ liệu quốc gia về y tế, phục vụ việc xây dựng chính sách, nghiên cứu khoa học

    Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho rằng vấn đề quan trọng nhất trong chuyển đổi số y tế là tư duy, khát vọng và quyết tâm của lãnh đạo các đơn vị. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tốt nhất để đáp ứng yêu cầu về hành lang pháp lý trong chuyển đổi số, cũng như trong việc phê duyệt các dự án công nghệ thông tin và tìm nguồn vốn để phát triển các dự án chuyển đổi số cho các đơn vị
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này