Dân tộc lập trình

Thảo luận trong 'Quốc Gia Lập Trình' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 9/4/17.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Mỗi người Việt cần là một lập trình viên

    Theo người đứng đầu Viettel, để cho hàng triệu người trở thành lập trình viên giống như của FPT là điều không khả thi. Nhưng mỗi người dân Việt Nam có thể trở thành một lập trình viên ở dạng ngôn ngữ cơ bản, có khả năng viết một script đơn giản

    Nhận định cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là sự kiện có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, ở phần cuối chương trình, cách chuyên gia và khách mời đã cùng nhau bàn luận về chủ đề "Làm thế nào để Việt Nam có nguồn nhân lực số sớm nhất ?"

    Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, các trường đại học Việt Nam nên chuyển từ giáo trình truyền thống sang dạng số hóa. Tương tự, các doanh nghiệp nên khởi đầu CMCN 4.0 bằng cách số hóa các quy trình quản lý của mình. "Dần dần tạo ra nếp suy nghĩ, phương thức hành động và thói quen để chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai", ông Nghĩa nói


    Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng nguồn nhân lực Việt Nam vừa là điểm yếu nhưng cũng là cơ hội. Trong đó nguồn nhân lực công nghệ thông tin và các nguồn nhân lực khác đều đứng trước cơ hội như nhau. Để tận dụng được cơ hội của cuộc CMCN 4.0, yếu tố quan trọng nhất chính là giáo dục, yếu tố thứ hai là tạo ra một thị trường lao động lành mạnh


    Đại diện cho Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Phó chủ tịch Mai Duy Quang mong muốn Chính phủ tạo hành lang để doanh nghiệp, start-up công nghệ phát triển, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp truyền thống phát triển mạnh hơn


    Chia sẻ quan điểm về bài toán nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết nhiều quốc gia đạt thành tích tốt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 như Singapore, Hàn Quốc, Israel có một điểm chung là đều xây dựng chương trình nghĩa vụ quân sự bắt buộc

    "Nếu Việt Nam cũng có chính sách đấy, mỗi người thực hiện nghĩa vụ quân sự trong vòng 9 tháng. Trong thời gian đó sẽ dành 1-3 tháng để học lập trình thì bài toán xây dựng Việt Nam thành dân tộc lập trình với 90 triệu dân sẽ rất dễ làm. Việc này còn dễ hơn cải cách giáo dục hay xây dựng trường học đẳng cấp quốc tế", ông Hùng nói

    Theo người đứng đầu Viettel, để cho hàng triệu người trở thành lập trình viên giống như của FPT là điều không khả thi. Nhưng mỗi người dân Việt Nam có thể trở thành một lập trình viên ở dạng ngôn ngữ cơ bản, có khả năng viết một script đơn giản
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/3/21
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Dân tộc lập trình
    Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng thay vì nghĩ "khó" tức đòi hỏi thị trường có hàng loạt lập trình viên trình độ như FPT hay Viettel thì chỉ cần nghĩ khác, mỗi người dân cần biết lập trình cơ bản để giải bài toán của chính bản thân, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành một "dân tộc lập trình", đón sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4

    Cách đây ít lâu, rất nhiều doanh nghiệp lớn, chuyên gia kinh tế của Việt Nam đã ngồi lại với nhau bàn về câu chuyện cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này đã trở thành một xu thế tất yếu, không thể cưỡng lại được, cho dù trước mắt còn rất nhiều khó khăn

    Một trong những vấn đề đó, đến từ chất lượng nguồn nhân lực. Đánh giá về nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời gian qua, các chuyên gia kinh tế cũng như các doanh nghiệp tuyển dụng không ít lần buông tiếng thở dài. Nhưng rồi cơ hội đến trước mắt, không “đón sóng” sao được ?

    Số hoá từ trường học đến doanh nghiệp

    Trong lần gặp gỡ một tỷ phú ở New York, TS. Lê Xuân Nghĩa đã mang chuyện nhân lực trước làn sóng 4.0 ra trao đổi. Vị này nhận xét, vấn đề giờ không chỉ đơn giản là đào tạo công nghệ thông tin, điều quan trọng là phải biến tất cả những gì chúng ta biết thành số hoá

    Ví dụ, ở các trường đại học, những môn học quen thuộc phải thay đổi, đào tạo sinh viên dưới dạng số hoá, như thế mới bắt kịp được xu hướng

    “Vẫn những kỹ năng đó, vẫn kiến thức đó nhưng phải được thay đổi cách thức, phải số hoá chúng”, vị tỷ phú nói

    Ông cũng nói thêm rằng các doanh nghiệp dần cũng phải số hoá toàn bộ quy trình quản lý. Bởi chỉ như thế mới dần tạo ra nếp suy nghĩ, phương thức hành động hay thói quen để phát triển mạnh mẽ hơn

    Toàn dân lập trình nhờ... tham gia "nghĩa vụ quân sự bắt buộc"

    Theo nhiều chuyên gia, để đón đầu được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần một nguồn nhân lực là kỹ sư lập trình. Nhưng để đào tạo ra hàng loạt lập trình viên lại là một bài toán khó

    “Lập trình viên cấp cao nếu theo cách nghĩ thông thường thì Viettel chúng tôi chỉ có vài nghìn”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, CEO Viettel nói

    Ông cho rằng nếu nhìn nhận cần có một đội ngũ đông đảo lập trình viên trình độ như FPT hay Viettel là rất khó, thậm chí là không khả thi, nhưng “chỉ cần nhìn khác đi một chút thì...”

    Đó là việc mỗi người Việt Nam cần phải trở thành một lập trình viên ở một dạng ngôn ngữ cao, phục vụ cho chính bản thân, nhu cầu công việc của mình và kết nối được vào Internet

    “Lập trình ở mức đấy thì rất đơn giản, chúng ta nên đặt vấn đề trở thành nguồn nhân lực số ở khía cạnh này”, CEO Viettel nói

    Lấy ví dụ ở nghề báo, ông Hùng cho rằng nghề này rất cần lập trình. Bởi lẽ ở thời điểm hiện tại và tương lai gần, nếu làm báo chỉ thuần đưa tin thì sẽ không còn là làm báo nữa

    “Có quá nhiều người làm vậy rồi, làm báo bắt buộc trở thành người phân tích tin, phải xử lý dữ liệu, mà như thế cần có khả năng lập trình”, ông Hùng phân tích

    Thay đổi đề bài đồng nghĩa với thay đổi cách giải toán. Theo đó, CEO Viettel dẫn ra câu chuyện của những nước đã “hoá rồng” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 như Israel, Singapore hay Hàn Quốc và nhận thấy ở họ đều có điểm chung: “Thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc”

    “Giả sử Việt Nam cũng có chính sách ấy thì sẽ tạo ra một tinh thần kỷ luật dân tộc. Bên cạnh đó, 9 tháng trong môi trường quân đội nếu dành ra 1-3 tháng dạy lập trình thì rất nhanh chóng chúng ta có một dân tộc lập trình. Đây là bài toán mang tính dễ làm, dễ hơn rất nhiều so với cải cách giáo dục hay xây dựng những trường đại học đẳng cấp quốc tế”, CEO Viettel nhận xét

    CEO Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng chúng ta cũng nên chia ra làm 2 loại lập trình viên, một là “cao cấp” như FPT chuyên làm những dự án hợp tác với nước ngoài, và một loại khác, lập trình để giải bài toán của cá nhân bằng những ngôn ngữ rất cao

    “Như vậy, trong thời gian ngắn Việt Nam sẽ trở thành một dân tộc lập trình công nghệ số”, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết

    Đức Minh
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tăng trưởng “nóng”, lương IT tăng vọt
    - Liên tiếp những báo cáo gần đây của các công ty tư vấn nhân sự đều cho thấy thị trường nhân lực IT Việt đang “khát tột đỉnh”

    Chẳng hạn báo cáo quý 1-2017 của hãng tuyển dụng Vietnamworks lẫn công ty tư vấn nhân sự cấp trung và cấp cao Navigos Search đều cho biết nhu cầu tuyển dụng ngành IT đang ở mức cao nhất, luôn đứng đầu bảng xếp hạng. Tuy nhiên, song song đó, đang có nhiều cảnh báo được phát ra từ các công ty tư vấn nhân sự, doanh nghiệp lẫn nhà trường

    Mức lương “nhảy múa”, “nhảy việc” vô tư

    Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Vũ Anh Tuấn (tổng thư ký Hội Tin học TP.HCM, giám đốc Công ty TNHH Ươm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung) cho biết tình trạng trên hiện rất phổ biến: “Thu nhập khối IT đang rất “ảo”

    Trong một buổi sinh hoạt câu lạc bộ giám đốc điều hành (CEO) của Công viên phần mềm Quang Trung gần đây, các CEO không ngừng than phiền về việc nhiều nơi sẵn sàng trả mức lương cao gấp rưỡi, gấp đôi để “chiêu dụ” nhân lực của họ. Ngay cả một số nhân viên mà các CEO này đang muốn cho thôi việc vì không đáp ứng được yêu cầu vẫn được mời qua công ty khác với mức lương rất tốt”


    TS Trần Việt Hùng (sáng lập viên ứng dụng triệu đô GotIt!, một trong những công ty khởi nghiệp Việt tại Mỹ) có cùng nhận định: “Nhu cầu tăng cao đối với kỹ sư phần mềm dẫn tới mức lương của họ bị đẩy lên cao vút, khiến thị trường bị “loạn”. Tại GotIt! chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp này. Mặc dù chúng tôi sẵn sàng trả xứng đáng với năng lực của các bạn, tuy nhiên nhiều khi vẫn bị sốc khi nghe mức lương đề nghị từ một số ứng viên”

    Những công ty có tầm đã khó khăn là vậy, tình trạng giữ chân nhân lực IT ở các công ty khởi nghiệp vừa và nhỏ càng “bi thảm” hơn vì không có đủ tiềm lực tài chính. Bà Nguyễn Phương Mai (CEO Navigos Search) cho biết hiện mức lương lao động cấp trung khối IT trung bình 2.000 - 3.000 USD/tháng, cấp giám đốc dao động 3.000 - 5.000 USD/tháng

    Sinh viên mới ra trường đến lao động có hai năm kinh nghiệm mức lương tối đa 800 USD/tháng. Mảng phần mềm (bao gồm phát triển sản phẩm và gia công phần mềm) tăng mạnh nhất cả về nhu cầu tuyển dụng và lương. Bà Mai cũng tiết lộ năm 2016, có những doanh nghiệp áp dụng chính sách thưởng khối IT lên đến 7 tháng lương/năm

    Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, bà Vũ Thị Thu Hiền (giám đốc tuyển dụng nhân sự cấp cao Công ty tuyển dụng HR2B) khẳng định nhu cầu về nhân lực IT trong các năm gần đây tăng đáng kể, đặc biệt nhu cầu lao động mảng gia công phần mềm tăng liên tục...

    Theo bà Hiền, mức tăng lương trung bình năm sau so với năm trước của các ngành nghề sẽ trong khoảng 8-15%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực khối IT tăng cao nên mức tăng lương của họ cao hơn hẳn, với những trường hợp được “săn đón” thì khi “nhảy việc”, mức lương mới của họ có thể chênh với mức cũ đến 30-50%

    Doanh nghiệp than, trường thở dài

    Ông Hoàng Quốc Việt (CEO ứng dụng TeraApp) cho biết một thực tế: “Khi ứng tuyển vào công ty tôi, nhiều bạn đòi 500 - 600 USD/tháng trong khi năng lực rất thường, kiến thức mỏng về lập trình. Thậm chí năm vừa rồi tôi cho nghỉ việc một số bạn do lúc đầu nhận vào tôi dự định đào tạo lại họ, nhưng nền tảng của các bạn chưa đủ nên việc này thất bại. Có một số bạn dù tốt nghiệp loại khá, giỏi nhưng cũng không khá hơn là mấy”

    Gương mặt khởi nghiệp được bầu chọn là Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2016 Đoàn Thiên Phúc (CEO Công ty SetechViet) chia sẻ qua các buổi phỏng vấn nhân sự mới cho công ty cũng như giảng dạy cho các bạn sinh viên khối ngành IT, ông thấy một bộ phận không nhỏ các bạn ngành IT mất đi yếu tố rất quan trọng trong ngành là khả năng tự học hỏi và đào sâu kiến thức

    Phần lớn các bạn chỉ biết công nghệ bề mặt, làm theo chỉ dẫn rõ ràng thì được nhưng để phát triển kiến trúc hạ tầng của một hệ thống đơn giản thì lại làm không được

    Trong khi đó, ThS Văn Chí Nam (giảng viên khoa CNTT - trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) cho biết điều khiến khoa “đau đầu” là mục tiêu tốt nghiệp của các sinh viên giờ là “càng sớm càng tốt” thay vì “càng chắc càng tốt”, mà như vậy nền tảng kiến thức của các bạn khó thể vững chắc

    Ông nêu ví dụ là số lượng sinh viên chọn thực hiện khóa luận tốt nghiệp ngày càng giảm đến mức khoa phải tổ chức hai kỳ bảo vệ khóa luận/năm thay vì một lần/năm như trước đây, trong khi khóa luận là cách giúp các bạn tổng hợp được các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề và nhiều kỹ năng khác...

    ThS Lâm Quang Vũ (phó trưởng khoa CNTT Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) cho biết so với trước đây, năng lực của sinh viên khoa và một số trường hiện nay không giảm (đầu vào thậm chí tốt hơn vì ngành IT đang “hot”, điểm chuẩn tăng, chương trình đào tạo các trường thường xuyên cập nhật, các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp trong nhà trường cũng phát triển hơn...) nhưng động cơ học tập, nâng cao năng lực chuyên môn ở các bạn không cao như trước do được săn đón quá nhiều

    “Chính thị trường tạo ra những giá trị ảo cho các sinh viên” - ông Vũ khẳng định.

    Doanh nghiệp chế tạo robot Nhật Bản khát nhân lực

    Theo Hãng tin Nikkei (Nhật Bản), tình trạng thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực chế tạo robot đang khiến hàng loạt doanh nghiệp khởi nghiệp của nước này chủ động mở rộng quy mô tuyển dụng ra nước ngoài

    Hãng Rapyuta Robotics có trụ sở tại Tokyo chuyên chế tạo công nghệ điều khiển máy bay không người lái. Giám đốc điều hành của công ty, Gajan Mohanarajah, cho biết công ty ông không thể tìm đủ nhân sự có kỹ năng đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại. Trong số 35 nhân viên của Rapyuta Robotics có tới 70% công dân Mỹ, châu Âu và Ấn Độ

    Theo dữ liệu thống kê của Bộ Lao động Nhật Bản, số chuyên gia nước ngoài làm việc tại Nhật Bản đang ngày càng tăng

    Cụ thể số người nước ngoài được cấp cơ chế cư trú đặc biệt, như các kỹ sư và các chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ nhân đạo và quốc tế, đã vượt mốc 200.000 người trong năm 2016, chiếm 18% trong tổng số công dân nước ngoài hiện sống tại Nhật. Các kỹ sư chiếm khoảng 30% tổng số chuyên gia

    Một công ty robot khởi nghiệp khác là Mujin có trụ sở tại Tokyo cũng là nơi có môi trường làm việc được “quốc tế hóa” đáng kể. Đây là công ty chuyên phát triển các thiết bị điều khiển cho những robot công nghiệp được sử dụng tại các trung tâm phân phối và các nhà máy

    Nhiều kỹ sư về công nghệ robot lựa chọn làm việc tại Nhật Bản một phần vì sự khác biệt trong quan niệm ứng xử với robot giữa Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù ở Mỹ chế tạo robot là một ngành được quan tâm nhiều, nhưng doanh nghiệp có xu hướng ngần ngại áp dụng robot vào dây chuyền sản xuất vì lo nguy cơ việc làm của nhiều lao động. Trong khi đó ở Nhật Bản, doanh nghiệp bớt “kỳ thị” với robot hơn

    D.KIM THOA

    ““Cuộc chiến” giành nhân tài càng xảy ra khốc liệt thì giới quản lý càng có cơ hội tôi luyện các kỹ năng quan trọng, chẳng hạn như tư duy chiến lược trong việc giữ chân 
nhân tài

    Bà LÊ THỊ ĐOAN TRINH (giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Dịch vụ giao hàng nhanh)


    Công Nhật
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/18
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Sự thật đáng lo sau 'cơn sốt' IT
    - Giá nhân công ngành IT ở VN không còn rẻ và mức lương trong ngành này được đẩy lên khá cao cùng với nhu cầu nhân lực tăng vượt mức kiểm soát có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt đường dài
    Do đội ngũ lao động trong ngành IT quá trẻ và hay nhảy việc, kinh nghiệm và kỹ năng không sâu, vì vậy càng lên đến những vị trí cao thì nguồn cung nhân lực ngành này tại VN càng trở nên thiếu trầm trọng

    Bà NGUYỄN PHƯƠNG MAI
    [​IMG]
    “Hiện tại giá nhân công trong ngành IT của VN không còn rẻ nữa, mặt bằng chất lượng nhân sự lại không cao nên mức độ cạnh tranh của chúng ta giảm sút” - bà Nguyễn Phương Mai (CEO Công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung - cao Navigos Search) cảnh báo

    Lợi trước mắt, “hiểm họa” đường dài

    Bà Phương Mai chia sẻ thêm về việc Ấn Độ gần đây đã được chọn để xây nhà máy sản xuất iPhone của Apple thay vì VN và Apple tiếp tục xây dựng trung tâm R&D thứ hai tại Trung Quốc cũng như sẽ đầu tư xây dựng trung tâm R&D ở Indonesia trong năm nay

    “Tại VN, vào đầu năm 2016 cũng có một công ty lớn trong ngành IT của Mỹ phải đóng cửa hoạt động sau thời gian dài không tìm được nhiều lập trình viên giỏi dù mức lương 2.000 USD/tháng” - bà tiết lộ

    Bà Vũ Thị Thu Hiền (giám đốc tuyển dụng nhân sự cấp cao Công ty tuyển dụng HR2B) phân tích: “Thông thường các công ty chuyên nghiệp khi tuyển người sẽ đánh giá về kinh nghiệm chuyên môn, thành tựu trong công việc cũ. Và những yếu tố này không thể hình thành nếu ứng viên chuyển việc trong thời gian ngắn”

    Bà cho biết đặc thù của khối IT là công nghệ luôn thay đổi. Do vậy, nhân lực trong khối IT cần phải thường xuyên cập nhập kiến thức mới để theo kịp xu thế, nếu không sẽ nhanh chóng bị đào thải

    “Nhu cầu tăng cao dẫn đến khả năng xảy ra “bong bóng” IT nên nhân lực trong khối này cần phải tỉnh táo và biết giá trị thực của mình nằm ở đâu để đưa ra những quyết định chính xác và không bị rơi vào tình trạng giống như “bong bóng đầu tư” ở năm 2007” - bà Thu Hiền nói

    “Do được giành giật nhiều nên sinh viên IT bây giờ ảo tưởng hơn nhiều so với ngày xưa, điều này hệt như trường hợp “bong bóng” bất động sản trước đây, mọi thứ đẩy giá lên trời trong khi giá trị thật sự ở dưới đất. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, hệ quả sẽ rất khó lường. Sau này khi cơn sốt nhân lực IT qua đi, các bạn bị trả lại giá trị thật thì sẽ “chao đảo”, không biết nên đi tiếp như thế nào” - ông Hoàng Quốc Việt (CEO ứng dụng TeraApp) chia sẻ

    Các công ty khởi nghiệp trong nước cũng được nhận định sẽ là “nạn nhân” trong câu chuyện này. “Thực tế đã cho thấy do chi phí nhân sự IT quá cao, tỉ lệ lao động xin nghỉ/chuyển việc cũng cao khiến yếu tố rủi ro, bất ổn trong doanh nghiệp không nhỏ, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ vì không ai can đảm vạch ra kế hoạch đường dài, bộ máy cũng dễ rơi vào tình trạng trì trệ. Nhiều công ty khởi nghiệp đã phá sản vì lý do trên” - ông Nguyễn Hữu Quang (CEO Công ty EXE) nói

    “Hệ quả “bong bóng” IT với doanh nghiệp là do nhu cầu lao động IT cao nên họ phải trả lương cao hơn khả năng, hiệu quả đóng góp của nhân sự, điều này làm giảm sự phát triển của doanh nghiệp và làm “méo mó” thị trường lao động, tạo ra sự chuyển dịch lao động bất bình thường, phá vỡ hệ thống quản trị của doanh nghiệp... những điều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - ông Vũ Anh Tuấn (tổng thư ký Hội Tin học TP.HCM) phân tích

    Đồng quan điểm, ông Đoàn Thiên Phúc (CEO Công ty SetechViet) cho biết hệ quả của “bong bóng” IT đang dần hình thành

    “Các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ gặp khó khăn rất nhiều do nhân sự chủ chốt về công nghệ lần lượt ra đi, với những công ty đặc thù thì khả năng phá sản là rất cao vì để những nhân sự làm được việc thường phải trải qua quá trình đào tạo từ sáu tháng tới hai năm, trong khi vừa đào tạo xong thì bị các “ông lớn” thâu tóm nguồn nhân lực ngay thì họ sẽ không cách nào trở tay kịp” - ông nói

    Cần có giải pháp cấp thiết lẫn dài hạn

    Đó là nhận định chung từ nhiều phía xoay quanh vấn đề trên. Theo bà Phương Mai, thực trạng này khó có thể thay đổi trong thời gian tới do nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành IT khoảng 80.000 người/năm, trong khi sinh viên tốt nghiệp ngành này hiện chỉ 30.000 người/năm

    ThS Lâm Quang Vũ (phó trưởng khoa CNTT ĐH KHTN ĐHQG TP.HCM) cho rằng đây là hệ quả của việc thị trường IT phát triển quá nhanh mà chưa có định hướng rõ ràng trong quản lý tầm vĩ mô. “Chẳng hạn quy mô đào tạo và đầu tư cho các trường đào tạo CNTT không thay đổi nhiều trong những năm qua, chính điều này tạo ra một số bất cập trong đào tạo nhân lực CNTT” - ông nói

    Ông Nguyễn Đình Nam (sáng lập viên VP9.TV) nêu quan điểm: “Giải pháp cho vấn đề này, theo tôi, khả thi nhất là tăng số lượng người học (tăng cung) bởi chúng ta không thể nào “giảm cầu” của thị trường. Chúng ta cũng không thể buộc các công ty giảm lương thưởng vì các doanh nghiệp phải có quyền quyết định điều này, chỗ nào trả cao hơn chứng tỏ hiệu quả kinh tế của họ tốt hơn. Nếu cấm đoán điều này là đi ngược lại với kinh tế thị trường”

    Bên cạnh đó ông cho rằng Nhà nước, nhà trường cần tăng cường hướng nghiệp nhiều hơn cho các bạn sinh viên, học sinh để tăng chất lượng đầu vào

    Ông Hoàng Quốc Việt cho rằng Nhà nước cần kiểm soát chất lượng giáo dục và các giáo trình IT, kiểm tra lại toàn bộ hoạt động các trường dạy IT hiện mọc lên như nấm nhưng chất lượng bị “thả nổi”. Việc đào tạo cho sinh viên hành trang vững chắc và tạo cho họ nhiều giá trị về tư duy, kỹ năng, định hướng con đường đi sau này là việc chúng ta hoàn toàn có thể làm được nếu quyết tâm

    Tìm giải pháp phù hợp

    Theo chia sẻ của tiến sĩ Trần Việt Hùng (CEO ứng dụng GotIt!), đối với nhóm IT đã có kinh nghiệm làm việc, ông hiện không tuyển được nhiều bạn có khả năng đáp ứng đòi hỏi của công việc (tỉ lệ được tuyển nhỏ hơn 2%) trong khi luôn đòi lương cao

    Tuy nhiên đối với các bạn mới ra trường thì khả quan hơn nên GotIt! hiện tập trung vào các bạn mới hoặc sắp ra trường và đào tạo lại. Quá trình này có thể hơi chậm hơn một chút để có kết quả vì công ty phải tốn công đào tạo kỹ nhưng về lâu về dài kết quả sẽ tốt hơn nhiều


    Công Nhật
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/3/21
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    CNTT "Cuộc đua giành người"

    - Lương nhân sự ngành công nghệ thông tin (CNTT) tăng vọt từ đầu năm nay khiến một số doanh nghiệp lo lắng sẽ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự

    Lương tăng đột biến

    Theo báo cáo quí 1-2017 của trang web tuyển dụng VietnamWorks.com, nhu cầu tuyển dụng nhân sự vào các doanh nghiệp CNTT đang ở mức cao nhất với mức lương chào mời đứng đầu so với các ngành khác. Sinh viên mới tốt nghiệp (ngành CNTT) được tuyển dụng có khi được trả lương lên đến 800 đô la Mỹ/tháng; người có kinh nghiệm làm việc từ hai năm trở lên sẽ được trả cao hơn

    Theo một số đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự, các doanh nghiệp CNTT đang trả mức lương cao cho ứng viên nhằm mục đích thu hút người giỏi. Ông Ngô Văn Toàn, Phó tổng giám đốc Công ty Phần mềm Global CyberSoft Việt Nam, Phó chủ tịch Liên minh các doanh nghiệp gia công CNTT (VNITO), cho biết khi đọc được thông tin trên các báo về việc sinh viên mới ra trường được trả lương tới 800 đô la Mỹ, một số công ty trong VNITO không khỏi lo lắng mặt bằng lương trên thị trường bị đẩy lên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tuyển dụng nhân sự trong thời gian tới

    Về phía đơn vị đào tạo, ông Lâm Quang Vũ, Phó trưởng khoa CNTT - Đại học Khoa học tự nhiên, cho biết do mức lương dành cho sinh viên ngành CNTT hiện ở mức cao (6-10 triệu đồng/tháng đối với sinh viên mới tốt nghiệp), nên phần lớn sinh viên có tâm lý muốn tốt nghiệp sớm để đi làm. Cũng đã có nhiều sinh viên được hưởng lương hỗ trợ thực tập tại doanh nghiệp ở mức cao và được ưu tiên nhận vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp

    Có doanh nghiệp phần mềm cho biết mức lương 800 đô la Mỹ/tháng hoặc cao hơn đối với sinh viên CNTT mới tốt nghiệp ra trường không hoàn toàn chính xác, chủ yếu là do một số đơn vị tuyển dụng “đẩy” thông tin quảng cáo, không đúng với mặt bằng lương thực tế (tại doanh nghiệp)...

    Tại hội thảo “Bong bóng nhân sự ngành IT - đâu là lối ra để phát triển?” do VNITO tổ chức hôm 28-6 tại TPHCM, bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Công ty Navigos Search, đã có sự giải thích về mức lương 800 đô la Mỹ/tháng gây ra sự xôn xao. Theo bà Mai, trang VietnamWorks.com có định hướng chọn lọc với các tiêu chuẩn đặt ra ngay từ đầu vào đối với ứng viên, như ứng viên phải có trình độ tiếng Anh nhất định; có hồ sơ rõ ràng với các chứng nhận chuyên môn đi kèm... và vì thế, các công ty có nhu cầu tuyển dụng qua trang này thường đưa ra mức lương tốt (khoảng 600-800 đô la Mỹ)

    Bà Mai cũng nhắc tới việc trước đó, Navigos Search đã từng lên tiếng cảnh báo về khả năng mức lương ngành CNTT bị đẩy lên cao so với mặt bằng trên thị trường tuyển dụng, khi mà nhân sự ở các cấp quản lý cũng như ở vị trí giám đốc (có 5-10 năm kinh nghiệm) thường được trả mức lương từ 1.800-3.000 đô la Mỹ/tháng, thậm chí cao hơn

    Trước việc các tập đoàn lớn sẵn sàng trả mức lương cao để giành lấy người giỏi, các doanh nghiệp CNTT trong nước đang phải đối diện với thách thức ở cả việc cạnh tranh thu hút người giỏi lẫn việc giữ chân nhân sự hiện tại của công ty. Số liệu thống kê của VietnamWorks.com ước tính trung bình hàng năm, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành CNTT tăng 47%, trong khi nguồn cung nhân lực ngành này chỉ tăng 8%/năm. Cụ thể hơn, Navigos Search cho biết nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT trong nước khoảng 80.000 người/năm, trong khi tổng số sinh viên tốt nghiệp về CNTT từ các trường đại học, cao đẳng... chỉ khoảng 30.000 người/năm. Với tình hình này, Navigos Search dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 100.000 nhân sự CNTT

    “Sống chung với lũ”

    Lương sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT đang ở mức cao

    Theo khảo sát lương sinh viên tốt nghiệp của Khoa CNTT thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM, mức lương phổ biến của sinh viên ngành CNTT tại thời điểm tốt nghiệp ở mức 6-10 triệu đồng/tháng, cao hơn so với mức lương sinh viên tốt nghiệp của sinh viên toàn trường (4-6 triệu đồng/tháng). Mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT từ 8-9,5 triệu đồng/tháng, cao nhất so với sinh viên các ngành khác của trường. Mức lương trung bình của cựu sinh viên sau ba năm đi làm (tính từ thời điểm tốt nghiệp) ước tính lên tới hơn 18 triệu đồng/tháng

    Tuyển người và giữ người hiện là những bài toán không đơn giản đối với các doanh nghiệp CNTT hiện nay. Theo bà Tạ Thị Kim Ngân, Trưởng ban tuyển dụng Công ty FPT Software TPHCM, công ty này thường ưu tiên mức lương khi tuyển dụng nhân sự vào những dự án quan trọng của công ty. “Khi đó, chúng tôi sẽ trả lương như các công ty khác. Họ trả như thế nào, chúng tôi cũng có thể trả giống như thế. Chúng tôi cũng sẵn sàng trả lương cao cho những ứng viên đạt chuẩn cao, đã có khoảng hai năm làm việc...”, bà cho biết

    Bà Ngân cũng chia sẻ FPT Software có thể trả mức lương 600-800 đô la Mỹ cho sinh viên mới tốt nghiệp và đạt chất lượng tuyển dụng tốt. Trong số khoảng 400 ứng viên dự tuyển tại TPHCM trong năm nay, công ty có thể trả mức lương cao cho khoảng 40 người (10%)

    Ông Trần Phúc Hồng, Phó tổng giám đốc Công ty Phần mềm TMA Solutions, thì cho biết hễ cần khoảng 10 người thì công ty sẽ phải đào tạo tới 20 người, để bù trừ những lúc bị mất người! Nhận định tình hình, ông Hồng cho rằng các doanh nghiệp CNTT sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự chất lượng cao nên sẽ phải tìm cách “sống chung với lũ”, phải chịu khó mất thời gian tìm kiếm nhân sự cho mình

    Đại diện một số doanh nghiệp gia công phần mềm cho rằng các công ty quy mô nhỏ trong ngành CNTT hoặc các công ty khởi nghiệp (startup) sẽ có lợi thế trong việc đưa ra mức lương linh hoạt để thu hút những nhân sự giỏi; trong khi các công ty lớn sẽ gặp khó khăn nếu đề nghị một mức lương cao, phá vỡ mặt bằng lương chung trong doanh nghiệp. Việc điều chỉnh mức lương nhân viên (ví dụ như nâng lương 5%) cũng sẽ làm cho tổng quỹ lương của toàn bộ công ty tăng lên, gia tăng chi phí vận hành. Các doanh nghiệp lớn, có số lượng hàng ngàn nhân viên sẽ khó lòng phá khung, áp dụng mức lương cao cho một số cá nhân; thông thường họ phải áp dụng chính sách chung về chế độ lương thưởng cho toàn công ty

    Ở góc độ phân bổ chi phí đào tạo nhân lực, theo ông Lại Đức Nhuận, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển phần mềm Larion, các doanh nghiệp trong ngành cần tập trung tuyển dụng với tỷ trọng lớn cho nguồn nhân sự CNTT mới tốt nghiệp; kết hợp đào tạo bổ sung, nâng cao kỹ năng làm việc... Việc tự tổ chức hoạt động đào tạo nhân lực sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị tăng chi phí, lợi nhuận sẽ không bị ảnh hưởng vì đột biến lương...

    Tuy nhiên, giải pháp tự đào tạo để khơi nguồn nhân lực hiện cũng không ổn. Theo ông Mai Hoài An, Giám đốc Công ty IMT Solutions, các công ty quy mô lớn thì có thể tổ chức một trung tâm đào tạo để tự cung cấp nguồn lực cho mình khi cần, nhưng các doanh nghiệp nhỏ thì không thể làm được việc tương tự. Muốn hay không thì họ vẫn phải trông chờ vào nguồn cung cấp nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng... Có chăng để chủ động hơn, họ cần thúc đẩy các chương trình hợp tác với các trung tâm đào tạo CNTT để tìm cách khơi dòng chảy nhân lực

    Chia sẻ về giải pháp khơi nguồn nhân lực, ông Đinh Duy Linh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo bưu chính viễn thông II (thuộc Học viện Bưu chính viễn thông), cho biết trong mấy năm qua, Trung tâm Đào tạo bưu chính viễn thông II đã tiến hành đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp CNTT theo đơn đặt hàng. Từ đó, chúng tôi mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp CNTT trong việc phối hợp đào tạo cùng với nhà trường; các doanh nghiệp chỉ tiếp nhận lao động khi ứng viên đạt tiêu chuẩn; về phía nhà trường cũng sẽ đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp, đạt chất lượng sẽ có việc làm

    Ông Linh cho biết ngoài việc hợp tác cùng doanh nghiệp, trung tâm cũng sẽ chú trọng điều chỉnh/nâng cao năng lực, bồi dưỡng thái độ làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên ngành CNTT, giúp sinh viên có nhận thức và thái độ đúng đắn hơn khi tiếp cận với công việc thực tế...

    Những người trong cuộc hiện cũng hiểu rằng cuộc đua tranh giành nhân sự giữa các doanh nghiệp CNTT sẽ còn tiếp diễn trong tương lai, nếu không muốn phải dùng giải pháp tăng lương để cạnh tranh trong tuyển dụng thì các doanh nghiệp phải tính toán phương án đào tạo bổ sung người mới, đưa ra các yêu cầu để đặt hàng các trường đại học, cao đẳng CNTT...

    Chí Thịnh
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/18
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Viettel đưa CNTT trở thành dịch vụ giống như dịch vụ viễn thông
    Khẳng định Viettel hiện đã trở thành một công ty CNTT hàng đầu tại Việt Nam và trên toàn cầu, CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ cách làm của tập đoàn này với lĩnh vực CNTT, đó là đưa CNTT trở thành dịch vụ, giống như dịch vụ viễn thông để giảm đầu tư cho các đơn vị

    Trong phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác ứng dụng CNTT, viễn thông trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2017 - 2020 giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và Tập đoàn Viettel diễn ra vào cuối tháng 9 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho biết, nhiều người thường biết đến Viettel là một doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, Viettel đã có nhiều sự chuyển dịch lớn. “Viettel hiện nay đã trở thành một công ty CNTT hàng đầu tại Việt Nam và trên toàn cầu”, ông Hùng khẳng định

    Cũng theo chia sẻ của ông Hùng, Viettel còn là công ty dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam, sau khi thành công ở hướng cung cấp dịch vụ đã chuyển sang lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay, Viettel tập trung vào 2 mũi chính công nghệ cao là công nghiệp quốc phòng và công nghệ điện tử viễn thông

    Cùng với đó, an ninh mạng là một trong những trọng tâm mà trong khoảng 3 năm trở lại đây Viettel đầu tư rất mạnh. Và một lĩnh vực hoạt động nữa của Viettel được khá nhiều người biết đến là đầu tư ra nước ngoài

    Đề cập đến lĩnh vực CNTT, người đứng đầu tập đoàn Viettel cho rằng: “CNTT nghe tương đối phức tạp, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là những gì chúng ta đang làm bằng tay, bằng văn bản giấy tờ thì giờ đây chúng ta tự động hóa nó. Và cách chúng ta điều hành tổ chức sẽ có một số thay đổi liên quan đến các công cụ hỗ trợ CNTT”

    Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, Viettel hiện có khoảng hơn 2.000 lập trình viên hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên, khác với những doanh nghiệp khác, ở Viettel 100% nguồn lực này là để tập trung triển khai các dự án của tập đoàn. “Một số doanh nghiệp CNTT có làm outsourcing nhưng ở Viettel tập trung chủ yếu vào các dự án của mình và khách hàng của tập đoàn mình”, ông Hùng nói

    Người đứng đầu tập đoàn Viettel khẳng định, hiện tại Viettel có đầy đủ nguồn lực để triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT cho các bộ, ngành, địa phương, bao gồm cả nguồn lực công nghệ, con người, tài chính, hạ tầng cũng như kinh nghiệm. Trong đó, nói về kinh nghiệm, Viettel đã cung cấp dịch vụ CNTT cho Văn phòng Chính phủ và khá nhiều bộ, ngành ở Việt Nam cùng nhiều Chính phủ trên thế giới. “Về nguồn lực về mặt hạ tầng, Viettel có đầy đủ không những về mặt hạ tầng viễn thông mà cả hạ tầng CNTT. Hiện nay, IDC - Data Center lớn nhất Việt Nam thuộc về Viettel. Với nguồn lực đó, gần như ngay sau khi ký kết hợp tác với các đơn vị, nhiều nội dung công việc có thể triển khai ngay”, ông Hùng chia sẻ

    Về cách làm của Viettel, theo chia sẻ của ông Hùng, đó là đưa CNTT trở thành dịch vụ, giống như dịch vụ viễn thông, để tránh việc các đơn vị, doanh nghiệp khác phải đầu tư. Ông Hùng phân tích: “Thực tế, những năm qua, đa số các bộ, ngành, đơn vị đều có một đội ngũ đáng kể phụ trách mảng CNTT, phải đầu tư, phát triển và duy trì các dịch vụ. Những năm gần đây, theo chỉ đạo của Chính phủ và cũng là xu hướng chung của thế giới, tức là sẽ chuyển các dịch vụ CNTT ra thuê ngoài nhằm tránh tự đầu tư, khai thác”

    Nói thêm về vai trò của người đứng đầu trong việc triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao việc đích thân Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đảm nhận vai trò Trưởng ban chỉ đạo ứng dụng CNTT. Bởi lẽ, theo ông triển khai ứng dụng CNTT là thay đổi cách vận hành bộ máy, do đó sự tham gia chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu sẽ đảm bảo khả năng triển khai nhanh và thành công

    Trước đó, tại phiên tọa đàm chuyên sâu “Nhận thức về Việt Nam 4.0” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam - Vietnam ICT Summit 2017 diễn ra đầu tháng 9 vừa qua, CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận định, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam chỉ có “một cửa” là lựa chọn đi trước

    Theo phân tích của ông Hùng, nền tảng hạ tầng đầu tư cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không tốn nhiều tiền như những cuộc cách mạng công nghiệp trước. “Nền tảng của cuộc cách mạng này là kết nối, là sensor, Data Center… Những đầu tư này chỉ cỡ khoảng 1% thậm chí là 1 ‰ so với những hạ tầng như đường sá, nhà máy công nghiệp nặng… Cho nên, những nước như Việt Nam có đầy đủ điều kiện để có thể xây dựng một hạ tầng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong một thời gian ngắn. Điều này còn dễ hơn nữa bởi Việt Nam có một số doanh nghiệp về hạ tầng tương đối mạnh và hoàn toàn có thể dùng tiền của doanh nghiệp để làm”, ông Hùng chia sẻ

    M.T
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Học lập trình quan trọng hơn học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai
    CEO Apple Tim Cook nói lập trình nên được coi là môn "bắt buộc trong mọi trường công trên thế giới"

    "Nếu tôi là một học sinh người Pháp 10 tuổi, tôi nghĩ rằng việc học lập trình quan trọng hơn học tiếng Anh", Cook nói với hãng tin Pháp Konbini trong thời gian ông ở nước này để gặp tổng thống Pháp Emmanuel Macron

    Vị CEO giải thích rằng tiếng Anh có thể là một ngôn ngữ toàn cầu nhưng lập trình là ngôn ngữ giúp người ta thể hiện mình cho 7 tỷ người trên thế giới. "Môn này không chỉ dành cho các nhà khoa học máy tính mà cho tất cả chúng ta ", Cook nói

    Kỹ năng lập trình cũng có nhiều lợi ích tài chính. Theo một báo cáo của mạng lưới tìm kiếm việc làm Glassdoor, hơn 1/3 số công việc có thu nhập cao đòi hỏi một số kỹ năng lập trình bằng máy tính

    Apple đã phát triển ngôn ngữ lập trình Swift để khuyến khích học sinh sinh viên ở mọi lứa tuổi học kỹ năng này. Tài liệu hoàn toàn miễn phí và được viết bằng nhiều thứ tiếng


    Dương Tống
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/3/21
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Học sinh lớp 11 ‘cày’ nhiều bài toán còn khó ngang tuyển dụng vào Google
    Một ngày, kỹ sư Google Neil Fraser bước vào một lớp học ở một trường cấp 3 ở Việt Nam mà không hề thông báo trước.Georgia Ông thấy học sinh đang hí hoáy làm một bài tập khó. Ông mang bài tập này về Mỹ và nhờ một kỹ sư cao cấp của Google đánh giá. Vị này đánh giá bài toàn phải nằm trong top 3 những câu khó nhất khi tuyển dụng vào Google

    [​IMG]

    Nói về cuộc cách mạng 4.0, nhiều người thường nói rằng Việt Nam có lợi thế nguồn nhân lực công nghệ ở trình độ cao trong khu vực. Điều này có thể đến từ một môi trường giáo dục thiên về các môn học tự nhiên như Toán và Khoa học mà các thế hệ học sinh Việt Nam đã trải qua trong nhiều năm. Đây là nền tảng từ đó tạo ra những coder, developer...có khả năng bắt kịp rất nhanh với các xu hướng công nghệ mới

    Điều này thậm chí được công nhận bởi chính những người nước ngoài. Mới đây, một câu hỏi về vấn đề trên được đặt ra trên trang hỏi đáp Quora đã tạo ra bầu không khí thảo luận khá sôi nổi. Người dùng ẩn danh thắc mắc rằng vì sao Việt Nam lại sản sinh ra nhiều các lập trình viên hàng đầu khi so sánh với các nước láng giếng trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan Malaysia, Cambodia ? (Why does Vietnam produce so many top programmers compared to its neighbors in South East Asia, i.e. Myanmar, Thailand, Malaysia, Cambodia ?)
    [​IMG]
    Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm
    Có những người Việt Nam vào trả lời, tuy nhiên đa phần những người tham gia đều là người nước ngoài với các ý kiến khen ngợi. Đọc những dòng trả lời này, có thể thấy bạn bè trong khu vực đang đánh giá rất cao không chỉ nguồn nhân lực công nghệ, mà quan trọng hơn còn là một môi trường giáo dục thiên nhiều về các môn tự nhiên cho học sinh như ở Việt Nam

    Hãy nhớ lại thời gian ngồi trên ghế nhà trường khi bạn đã phải giải nhiều bài toán hóc búa, học nhiều tiết học, tham gia nhiều lớp học về Toán, Lý, Hóa như thế nào. Bạn bè quốc tế cho rằng đó chính là thời gian tôi luyện cho mỗi học sinh Việt Nam, là nguyên nhân bản chất giúp Việt Nam có nhiều lập trình viên giỏi như lúc này

    Từ chuyện học sinh Việt Nam 'cày' Toán rất 'trâu': Lớp 11 nhưng giải toán khó ngang cấp độ khó của tuyển dụng vào Google

    Anh Pontus B, hiện là Giám đốc Digital Marketing tại Pangara - một website nổi tiếng kết nối các lập trình viên freelancer với những người có nhu cầu - nhận xét trong câu trả lời của mình: "Học sinh lớp 11 ở Việt Nam có thể giải những bài toán ngang cấp độ tuyển dụng vào Google". Đây không phải là điều hề vu vơ bởi anh này đã trích lại những điều mà một kỹ sư khác đến từ chính Google nhận xét về học sinh Việt Nam

    Potnus B viết: "Một kỹ sư của Google là ông Neil Fraser đến Việt Nam năm 2013 và đã rất ấn tượng với hệ thống giáo dục ở đây

    So sánh trẻ con Việt Nam và trẻ con Mỹ, ông viết như thế này trên blog của mình về việc trẻ con Việt Nam học những kiến thức lập trình cơ bản đầu tiên ngay từ lớp 2: 'Tôi đã rất ấn tượng với một chương trình tựa như dạy khoa học máy tính cho trẻ em tiểu học của Việt Nam. Nói 'rất ấn tượng' vẫn còn là nhẹ đấy'

    'Trẻ em ở đây học những bài học cơ bản về máy tính từ lớp 2, lớp 3 bằng việc làm quen với Microsoft Windows và cách gõ bàn phím. Ở Mỹ, trẻ em độ tuổi đó cũng có thể học những điều tương tự, tuy nhiên điều này nói chung vẫn tùy thuộc trình độ công nghệ của từng trường học'

    'Đến lớp 4, sự khác biệt sẽ rõ ràng hơn. Học sinh Việt Nam có trình độ cao hơn khi được dạy những bài tập tương đương với trình độ lớp 11 ở Mỹ. Điều đó có nghĩa là ở cùng lứa tuổi lớp 11, học sinh ở Việt Nam có thể vượt xa đám bạn đồng trang lứa ở Mỹ'

    Một ngày nọ, Fraser bước vào một lớp học ở một trường cấp 3 mà không hề thông báo trước. Ông ta thấy học sinh Việt Nam đang hí hoáy làm bài tập này
    [​IMG]
    Bài tập toán dành cho học sinh lớp 11 Việt Nam vào top 3 các câu hỏi khó nhất khi tuyển dụng Google

    Tò mò, ông mang bài tập này về Mỹ. Ông nhờ một kỹ sư cao cấp của Google đánh giá độ khó của bài toán xuất xứ từ Việt Nam này nếu mang nó vào vòng phỏng vấn xin việc ở Google. Vị kỹ sư đánh giá bài toán phải nằm trong top 3 những câu hỏi khó nhất

    Từ đây, Fraser viết trên blog của mình: 'Không hề nghi ngờ rằng một nửa số học sinh lớp 11 ở đó có thể vượt qua được cuộc phỏng vấn tuyển dụng của Google'. Đó là một ví dụ điển hình nhất minh chứng cho những gì tạo nên tiềm năng của đội ngũ nhân lực công nghệ ở Việt Nam

    Một ví dụ khác là vào năm 2015, TechCrunch đã viết về nền công nghiệp gia công phần mềm đấy hứa hẹn của Việt Nam. Trang tin công nghệ nổi tiếng viết: "Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam đang được nói đến như một giải pháp thay thế tầm cỡ toàn cẩu, trong bối cảnh những địa điểm truyền thống như Trung Quốc và Ấn Độ có chi phí ngày càng cao". Nói chung, nhìn nhận Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những khu vực gia công phần mềm lớn, TechCrunch đã dành rất nhiều lời khen ngợi cho Việt Nam

    Các báo cáo cũng chỉ rằng những gã khổng lồ công nghệ thế giới như Samsung, Microsoft, LG, Intel cũng đang đầu tư lớn vào Việt Nam. Cùng với đó, một điểm tốt nữa là bản chất người Việt Nam cũng là liên tục học hỏi để cải thiện bản thân. Đất nước này đã được biến chuyển chỉ qua một thế hệ vì những người trẻ tuổi giờ đây làm việc rất cống hiến và chăm chỉ
    [​IMG]
    Một lò luyện thi Toán ở Việt Nam

    Các lập trình viên Việt Nam làm việc 6 ngày/tuần trong khi ở phương Tây, thời gian làm việc mỗi tuần chỉ là 5 ngày. Ở thế hệ trước đó của nguồn nhân lực ở Việt Nam, việc làm việc 12 tiếng/ngày và 6 - 7 ngày/tuần thậm chí còn là bình thường

    Nói chung, mặc dù nền công nghệ thông tin Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, tất cả những dấu hiệu trên đều cho thấy một tương lai đầy tươi sáng"

    Đến điểm đến của gia công phần mềm thế giới, cạnh tranh Trung Quốc và Ấn Độ

    Dần dần, những câu trả lời sau đó đều hướng đến một điểm chung: 'học sinh Việt Nam 'cày' rất nhiều về Toán và Khoa học ngay từ nhỏ, đó là lý do vì sao lập trình viên Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực'

    Một người Singapore - anh Say Keng Lee - nói rằng thực sự học sinh các nước Đông Nam Á rất 'nể' học sinh Việt Nam trong các môn Toán và Khoa học: "Tôi sống ở Việt Nam như một người nước ngoài từ năm 2010. Với tư cách thầy giáo Tiếng Anh, tôi tương tác thường xuyên với nhiều học sinh trung học Việt Nam, bao gồm cả hai đứa con nuôi của bây giờ đang theo học Đại học

    Nếu nói về Toán và Vật lý, tôi dám nói là việc dạy các môn đó ở đây tốt chẳng kém gì Singapore, nếu không muốn nói là tốt hơn. Niềm tin này càng được củng cố bởi thực tế là học sinh cấp 3 Việt Nam thường xuyên đạt kết quả rất cao trong các kỳ thi Olympic Toán và Vật lý Quốc tế

    Một cậu học sinh người Indonesia học ở một trường hàng đầu ở Singapore từng nói với tôi là hầu hết học sinh trong trường của cậu đều rất 'ngán' sự vượt trội của tụi học sinh Việt Nam, nhất là trong các môn Toán học và Khoa học"

    Minh họa cho anh Say Keng Lee, người dùng Khanh Luu đến từ Việt Nam đưa ra bằng chứng về việc học sinh Việt Nam học rất giỏi Toán và Khoa học. Đó là các bảng xếp hạng của kỳ thi PISA hay bảng thành tích trong kỳ thi Toán quốc tế. Tất cả đều thể hiện những kết quả rất tốt
    [​IMG]
    Xếp hạng dựa trên trình độ toán và khoa học cho học sinh tuổi 15
    [​IMG]
    Bảng xếp hạng PISA toàn cầu năm 2015, Việt Nam đứng thứ 7
    [​IMG]
    Tổng hợp kết quả kỳ thi Toán quốc tế sau nhiều năm, Việt Nam xếp thứ 8 toàn thế giới, thứ 3 châu Á

    "Hệ thống giáo dục của Việt Nam tập trung chủ yếu vào Toán và Khoa học. Việt Nam thực sự đã đạt được nhiều vị trí khá trong bảng xếp hạng PISA và một số kỳ thi Olympic quốc tế" - Khanh Luu viết với tư cách một người Việt Nam

    Tất nhiên, thực tế là trên bản đồ công nghệ thế giới, Việt Nam vẫn mới ở mức 'ngôi sao tiềm năng' chứ chưa phải cường quốc, Vì thế, những nhận xét có phần 'có cánh' của anh Pontus B hay kỹ sư Google Neil Fraser có thể mới chỉ là ấn tượng thoáng qua của 2 người này

    Người dùng Sang Phan đến từ Việt Nam đưa ra một câu trả lời thực tế hơn cho câu hỏi 'vì sao lập trình viên Việt Nam giỏi và có phải môi trường giáo dục ở đây biến mọi đứa trẻ thành tài năng?'. Anh cho rằng Neil Fraser có thể đã hơi phóng đại khi nhận xét về khả năng của học sinh Việt Nam

    "Tôi cho rằng ông ta đã phóng đại. Khi học lớp 12, tôi và đám bạn không biết nhiều về công nghệ thông tin như vị kỹ sư người Mỹ nói. Tôi chỉ biết chơi vài trò chơi điện tử thôi

    Cũng có những trường hợp rất tài năng về công nghệ được thấy ở đây. Như gần đây, tôi hay tin có một học sinh lớp 9 ở Việt Nam đã tạo ra thành công một trình duyệt (Bạn có thể tải trình duyệt ấy tại đây: http://www.kt-browser.com/). Nhưng tôi khẳng định những cậu học sinh như cậu này không hề phổ biến ở Việt Nam

    Về điểm Việt Nam là một trong những lựa chọn cạnh tranh nhất trên thế giới đối với gia công phần mềm, theo khảo sát của Gartner. Lợi thế lớn của Việt Nam được lưu ý ở đây là chi phí nhân công ở Việt Nam chỉ bằng một nửa so với ở Ấn Độ, mà Việt Nam lại còn đang bước vào giai đoạn dân số vàng" - Sang Phan viết

    Nhất Hạnh
     
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Google đem 10.000 giờ lập trình miễn phí cho trẻ em Việt Nam
    - Dự án giáo dục ‘Lập trình tương lai cùng Google’ dành cho trẻ em cấp tiểu học tại TP.HCM, Vĩnh Long và Tiền Giang nhằm trang bị kiến thức cơ bản về lập trình và phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ em

    Ngày 29-5, Google chính thức công bố dự án giáo dục “Lập trình tương lai cùng Google” dành cho trẻ em cấp tiểu học tại TP.HCM, Vĩnh Long và Tiền Giang

    Tham gia dự án, các em sẽ được khơi gợi niềm đam mê với khoa học máy tính thông qua việc học lập trình cũng như trang bị kiến thức và kĩ năng cơ bản về lập trình qua ngôn ngữ lập trình Scratch với hướng dẫn 2D, sinh động

    Qua đó, các em được tạo điều kiện phát triển những năng lực nền tảng cần thiết trong xu hướng xã hội hiện đại như tư duy logic, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy hệ thống, năng lực giải quyết vấn đề, xử lí dữ liệu

    Đặc biệt, quá trình học cũng sẽ giúp các em phát triển năng lực phối hợp làm việc theo nhóm, diễn đạt ý tưởng trực quan, giao tiếp cũng như các phẩm chất khác của con người trong môi trường công nghệ thông tin – truyền thông

    Dự án sẽ đem đến 10.000 giờ học lập trình Scratch miễn phí cho hơn 1.200 học sinh tiểu học và giúp đào tạo 30 giáo viên tại 10 trường tiểu học công lập thuộc TP.HCM, Vĩnh Long và Tiền Giang. Dự án bắt đầu từ tháng 5-2018 đến tháng 8-2018

    Trung tâm phát triển cộng đồng Mê Kông, thông qua hỗ trợ kỹ thuật và laptop từ Quỹ Dariu cho biết sẽ triển khai dự án đến từng phòng học tin học tại các trường ở quận trung tâm và huyện ngoại thành TP.HCM, tỉnh Vĩnh Long, và Tiền Giang nhằm tạo cơ hội cho các em học sinh ngoại thành hay ở các tỉnh, thành phố nhỏ với điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế được tham gia dự án

    Đây là dự án giáo dục hoàn toàn miễn phí, được tài trợ bởi Google, được triển khai bởi Trung tâm phát triển cộng đồng Mê Kông, và hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức The Dariu Foundation (Quỹ Dariu)

    Bà Hà Lâm Tú Quỳnh, Giám đốc Truyền thông và Quan hệ công chúng phụ trách Việt Nam - Google Châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ: “Để hỗ trợ Việt Nam phát triển theo định hướng cách mạng công nghiệp 4.0 một cách hiệu quả và thiết thực nhất, Google tập trung phát triển các dự án xây dựng và nâng cao nhận thức, năng lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam. Chúng tôi tin trẻ em chính là những nhà sáng tạo tuyệt vời nhất trong tương lai

    Dự án “Lập trình Tương lai cùng Google” là một cú hích giúp các em có thêm động lực, đam mê và niềm vui trong việc tìm hiểu, tiếp cận kiến thức công nghệ mới, phát triển tư duy logic để trở thành những nhà sáng tạo hàng đầu”

    Ngôn ngữ lập trình Scratch được nghiên cứu và phát triển bởi nhóm Lifelong Kindergarten thuộc trung tâm Media Lab của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Do hướng tới đối tượng là trẻ em, ngôn ngữ lập trình Scratch phát triển theo hướng tương tác trực quan, đồ họa sống động, sản phẩm liền tay mà vẫn đảm bảo tính khoa học, tính liên thông tri thức logic về sau. Với Scratch, thay vì phải viết những dòng lệnh thì các em chỉ cần tư duy logic, chọn kéo và thả các khối lệnh đầy màu sắc có sẵn để lắp ghép thành một kịch bản điều khiển các đối tượng trên màn hình máy tính

    Đức Thiện
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/18
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Kỹ sư Việt thừa kỹ năng, chỉ cần thêm tự tin
    Nhiều kỹ sư Việt Nam có nền tảng kỹ thuật tốt, làm việc chăm chỉ, vấn đề còn lại là họ có đủ tự tin bước ra ngoài, đối diện với thử thách hay không

    Tại trụ sở của Grab ở Singapore có khoảng 100 kỹ sư người Việt đang làm việc, một con số không hề nhỏ. Những kỹ sư này đi du học và xin việc trực tiếp tại Singapore, một số khác học trong nước và xin việc từ Việt Nam. Không chỉ làm việc cho Grab, nhiều kỹ sư Việt Nam khác cũng đang làm ở các tập đoàn lớn tại Singapore

    Ditesh Kumar, kỹ sư trưởng của Grab, trong buổi trò chuyện không chính thức với PV ICTnews hồi tuần trước cho biết lập trình viên Việt Nam làm tại công ty khởi nghiệp này có kỹ năng lập trình rất tốt và làm việc chăm chỉ

    “Liệu kỹ năng tốt và làm việc chăm chỉ có phải là lời khen khách sáo thường thấy dành cho kỹ sư Việt?”. “Không hề, các bạn ấy hoàn toàn có những tố chất đó. Kỹ sư Việt thuộc nhóm làm việc chăm chỉ so với các nước trong khu vực. Không phải tự nhiên mà nhiều kỹ sư Việt làm tại Grab đến thế”, người phụ trách cao nhất ở nhóm kỹ sư tại Grab trả lời

    Đồng ý với quan điểm trên, bà Kristine Phung, Giám đốc sản phẩm tại Grab, cho biết các kỹ sư được đào tạo tại Việt Nam có nền tảng kỹ thuật tốt, hoàn toàn đảm đương được nhiều công việc khó như bất kỳ kỹ sư nước nào khác

    Thậm chí, nhiều kỹ sư giỏi hiện nay có nhiều lựa chọn làm việc cho các công ty công nghệ nổi tiếng, do đó không chỉ nhà tuyển dụng chọn lựa ứng viên mà các lập trình viên hiện nay còn có quyền lựa chọn công ty phù hợp để làm việc

    Bà Kristine Phung đi du học rồi sau đó làm việc cho nhiều công ty châu Âu. Khi quyết định trở về Singapore, cô gái trẻ gốc Bắc đã phỏng vấn tại Grab và một công ty đối thủ. Tại Grab, cô trải qua 9 lần phỏng vấn và cho biết mình đã tìm hiểu kỹ công ty, đặt ngược lại các câu hỏi để xem môi trường có phù hợp hay không trước khi chọn lựa làm việc cho công ty này

    “Thu nhập của kỹ sư Việt tại Grab ở Singapore đủ để các bạn sinh sống tốt, còn tại Việt Nam tôi nghĩ mức thu nhập này rất cạnh tranh để các bạn sống thoải mái”, bà Kristine nói

    Khi nói về điểm yếu của các kỹ sư Việt, ông Ditesh Kumar - người có lẽ ở thế hệ 8x đời đầu - cho biết các lập trình viên trẻ bỏ qua giai đoạn phát triển đầu tiên của thiết bị di động thời sơ khai, các bạn lớn lên khi smartphone nở rộ nên khi làm sản phẩm dường như bỏ quên các thiết bị đời cũ

    Trong khi đó, bà Kristine cho rằng kỹ năng tiếng Anh và yếu tố tự tin là điều các kỹ sư Việt Nam cần cải thiện. Tiếng Anh tốt giúp các bạn giao tiếp hiệu quả với các đồng nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau, từ đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, bà Kristine thừa nhận rằng tiếng Anh của những người trẻ tuổi hiện nay rất tốt do được đào tạo ở môi trường nước ngoài, thậm chí nhiều trường trong nước cũng đã có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh

    “Nhiều bạn đã có kỹ năng tốt, đáp ứng yêu cầu công việc, vấn đề còn lại là các bạn có đủ tự tin bước ra ngoài, chấp nhận thử thách trong các môi trường mới và cạnh tranh hay không mà thôi”, cô kỹ sư trẻ khẳng định

    Kristine Phung có giọng tiếng Anh chuẩn, nói chuyện mạch lạc và sắc sảo. Nhóm của cô phụ trách phát triển ứng dụng cho tài xế trên toàn khu vực

    “Một điểm nữa không chỉ người Việt mà nhiều người châu Á gặp phải là cố gắng tránh tranh luận gay gắt, do đó đôi khi không nói thẳng vào vấn đề. Trong khi đó người Âu, Mỹ đối đáp thẳng thắn hơn để hiểu nhau trong công việc”, Kristine chia sẻ

    Có thể quan sát thấy hầu hết vị trí chủ chốt của Grab tại Singapore, ít nhất ở lĩnh công nghệ, do những người gốc Ấn đảm trách, hiếm thấy một người Việt ở vị trí như Kristine

    Cô gái trẻ thừa nhận việc nhiều đồng nghiệp người Ấn giữ vị trí cao tại doanh nghiệp này, và cho biết cũng có áp lực nhất định khi làm việc trong môi trường có nhiều người giỏi như vậy

    “Tuy nhiên cần hiểu rằng Ấn Độ có lịch sử lâu đời hơn trong gia công phần mềm, tích luỹ nhiều kinh nghiệm hơn do có cơ hội làm việc với nhiều công ty công nghệ toàn cầu từ sớm. Tôi tin rằng ngày càng nhiều kỹ sư Việt làm việc ở môi trường quốc tế, Việt Nam cũng tích cực tham gia ngành công nghệ toàn cầu nên khoảng cách với các đồng nghiệp, với các quốc gia khác sẽ càng được rút ngắn lại”, Kristine Phung khẳng định

    Hải Đăng
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/3/21
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ
    - Tại buổi làm việc với Bộ TT&TT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Bộ TT&TT trong quản lý lĩnh vực công nghệ, báo chí, dẫn dắt quá trình chuyển đổi số để đóng góp vào khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ

    Sáng 8/9/2018, tại trụ sở Bộ TT&TT, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT)

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến làm việc với Bộ TT&TT

    Tham dự buổi làm việc có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương

    Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc những nội dung cơ bản về hoạt động của Bộ TT&TT trong thời gian qua

    [​IMG]
    Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng báo cáo Thủ tướng về kết quả các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ

    Thời gian qua, ngành TT&TT ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

    Theo đó, Bộ TT&TT là một Bộ quản lý đa lĩnh vực tập trung vào hai nhiệm vụ chính là Công nghệ và Tuyên truyền. Về mảng công nghệ, Bộ TT&TT là một Bộ quản lý về công nghệ, công nghiệp thông tin và Truyền thông, điện tử viễn thông đã đóng góp một phần rất lớn trong nền kinh tế đất nước

    Đồng thời, Bộ TT&TT là Bộ quản lý Nhà nước về báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử; xuất bản, in và phát hành. Đây chính là một công cụ quan trọng của Đảng, Nhà nước để tạo nên niềm tin, sự đồng thuận trong xã hội, khơi dậy khát vọng và tự hào dân tộc, nhằm cổ vũ và nâng cao sức mạnh tinh thần của đất nước

    Sẵn sàng cho CMCN 4.0


    Tại buổi làm việc, ngoài nội dung báo cáo về thành quả trong các lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, CNTT, An toàn thông tin, Công nghiệp và công nghệ, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã giới thiệu về Công nghệ 4.0

    Thực tế các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (big data) đã được ứng dụng từ vài năm trước tại Việt Nam, trong hệ thống chặn lọc tin nhắn rác tự động của các Viettel, và mới đây là Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia với khả năng quét lọc lượng thông tin rất lớn trên Inernet do người dùng và các mạng xã hội tạo ra mỗi ngày

    Các giải pháp công nghệ 4.0 khác hiện đã triển khai có thể kể đến như nền tảng kết nối IoT của VNPT, hệ thống kết nối camera giám sát thông minh của VP9, hay thử nghiệm xe ô tô tự lái của FPT...

    Định hướng của Bộ TT&TT trong tương lai là sẽ thành lập tổ công tác thúc đẩy CMCN 4.0, nghiên cứu thành lập quỹ đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ 4.0 và sản phẩm công nghệ 4.0; kêu gọi các tập đoàn lớn về công nghệ thành lập một số phòng Lab 4.0 để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

    Công nghệ 4.0 cũng sẽ thay đổi các ngành nghề khác với khái niệm X-Tech. Nếu FinTech là khái niệm ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính, thì trong tương lai công nghệ sẽ len lỏi vào tất cả các lĩnh vực khác như Nông nghiệp (AgriTech), Giáo dục (EduTech), Du lịch (TravelTech)…

    Theo Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Công nghệ 4.0 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh của các ngành nghề, mở ra một không gian rất lớn cho các công ty khởi nghiệp sáng tạo mới, tạo nên sự phát triển chung của nhiều lĩnh vực

    Khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ


    Sau khi nghe báo cáo của Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và ý kiến đóng góp của các bộ ngành liên quan cho sự phát triển của ngành TT&TT, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Bộ TT&TT trong quản lý lĩnh vực công nghệ, báo chí, dẫn dắt quá trình chuyển đổi số để đóng góp vào khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ., khát vọng về quốc gia 4.0

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận buổi làm việc

    Thủ tướng nhìn nhận trong thời gian qua, báo chí cách mạng cũng có đóng góp quan trọng vào sự phát triển đất nước. Ngành TT&TT có nhiều nhân tài, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, trong đó có tập đoàn “tỷ USD”, tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng GDP, tăng đến 18% về doanh thu

    Với sự tham mưu của Bộ TT&TT và các bộ, ngành chức năng khác, Chính phủ đã chủ động đón bắt thời cơ CMCN 4.0. Thủ tướng cũng đánh giá cao Bộ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; Quyền Bộ trưởng TT&TT dù mới nhận nhiệm vụ nhưng đã đoàn kết, thống nhất, tập hợp lực lượng khoa học công nghệ và doanh nghiệp, một lực lượng quan trọng đối với sự phát triển đất nước

    Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra Bộ TT&TT còn tồn tại một số mặt hạn chế, yếu kém như triển khai quy hoạch báo chí chậm. Quản lý báo chí, mạng xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng báo chí bị thương mại hóa với việc đăng tải thông tin, hình ảnh thiếu văn hóa, thiếu nhân văn và phản giáo dục, tác động tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với báo chí. Công tác tham mưu cơ chế, chính sách vẫn còn những trường hợp chậm, chất lượng chưa cao, thậm chí còn để xảy ra sai sót, vi phạm

    Thủ tướng cũng đánh giá việc phân bổ băng tần viễn thông phục vụ phát triển, hoàn thiện chất lượng dịch vụ mạng 4G, tiến tới 5G còn lúng túng, chậm trễ, cụ thể là tốc độ triển khai mạng 4G tại Việt Nam hiện mới đứng thứ 75 trên thế giới. Việt Nam hiện bị đánh giá là là nước có nguy cơ nhiễm mã độc cao trên thế giới, là một trong các nước đứng đầu về tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại qua các thiết bị đa phương tiện, tuy nhiên còn lúng túng, bị động trong việc khắc phục

    Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng cho rằng, chúng ta cần tiến tới một nền kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển thương mại điện tử, xây dựng thành phố thông minh, áp dụng nhanh hơn, tốt hơn trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật (IoT), tự động hóa, robot, dữ liệu lớn… hiện đang làm thay đổi mô hình kinh doanh, phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực

    Việc đổi mới tư duy về quản trị nhà nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển công nghệ mà còn phải bảo vệ cuộc sống của người dân an toàn trong không gian số. Những vấn đề này rất quan trọng mà “Bộ TT&TT là cơ quan hướng dẫn về mặt quản lý Nhà nước để thực hiện, thúc đẩy”, Thủ tướng nói

    Để bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0, cần tiến hành số hóa quốc gia càng nhanh càng tốt. Chuyển đổi số phải là nền tảng đi sâu vào mọi ngành, lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp của cả khu vực công và tư. Bộ TT&TT phải giữ vai trò dẫn dắt công tác này, đi đầu trong đổi mới tư duy, thử nghiệm những cách làm mới, chủ động đề xuất cơ chế chính sách có tính đột phá, cùng các bộ, ngành liên quan tích cực hợp tác, hỗ trợ để nước ta có thể trở thành một trong những nước đi đầu trong cách mạng công nghiệp 4.0

    Bộ TT&TT cũng cần tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật, tháo gỡ các khó khăn để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng viễn thông. Chỉ đạo xây dựng một số doanh nghiệp dẫn đầu, đầu tầu cho cách mạng công nghiệp 4.0.

    Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo để nước ta chuyển từ nước nhập khẩu thành nước sản xuất các sản phẩm này, từ nước gia công phần mềm cho nước ngoài thành nước phát triển phần mềm

    Ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm công nghệ thông tin mang nhãn hiệu “Made in Viet Nam”, đưa nước ta thành cường quốc về công nghệ thông tin, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thông minh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Công nghiệp công nghệ thông tin không chỉ sản xuất các sản phẩm dân dụng mà còn phục vụ quốc phòng, an ninh như vệ tinh viễn thám, ra đa, thiết bị bay không người lái, hệ thống chỉ huy điều khiển…

    Bộ TT&TT cũng cần tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó chú trọng hoàn thiện một số thể chế như cơ chế đầu tư mua sắm, thuê sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin, định danh điện tử cho tổ chức cá nhân… Khẩn trương xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, hướng tới Chính phủ số và dữ liệu mở tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… Tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

    Triển khai các giải pháp để đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Chú trọng việc đào tạo, chuyển đổi nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ và sản xuất của cách mạng công nghiệp 4.0

    Nhân dịp này, Thủ tướng chúc Bộ TT&TT luôn xứng đáng với 10 chữ vàng của ngành: “Trung thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình” và khẳng định “sẽ luôn đồng hành với các đồng chí trên con đường nhiều khó khăn, thách thức này”

    H.P
     
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Cường quốc phần mềm
    Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng để trở thành cường quốc về sản xuất phần mềm, Việt Nam phải xuất khẩu được 70% sản phẩm ra thị trường thế giới, chứ không thể làm phần mềm theo kiểu gia công như hiện nay

    Muốn vậy, không chỉ có điều kiện cần là 9.000 doanh nghiệp với tổng doanh thu 3,8 tỉ USD như hiện nay, mà phải có điều kiện đủ là có doanh nghiệp dẫn đầu và doanh nghiệp chất lượng, cỡ 10 công ty doanh thu tỉ USD thì chắc chắn “bộ mặt” của ngành sẽ khác

    Bill Gate nói “Một lập trình viên giỏi sẽ mang tới mức hiệu năng gấp 10,000 lần một lập trình viên có trình độ trung bình”

    Muốn có sản phẩm phần mềm để xuất khẩu thì người lãnh đạo phải có tư duy tìm nhân tài, kỳ tài trong lĩnh vực phần mềm...không phải đầu tư nhiều tiền, thuê nhiều quân là có sản phẩm phần mềm đạt chuẩn quốc tế
     
  13. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Con người làm việc vẫn tốt hơn robot

    [​IMG]
    Robot công nghiệp Foxbot được thử nghiệm tại cơ sở của Foxconn ở Thâm Quyến (Trung Quốc) vào năm 2016
    Nhưng rồi hết lần này đến lần khác đã được chứng minh là không thực tế hoặc kết quả sản xuất không đạt chuẩn như mong đợi

    Các kỹ sư của hãng nhận thấy rằng con người vẫn có một mức độ khéo léo rất khó để thay thế bằng cánh tay robot, đặc biệt là thao tác vặn chặt các ốc vít nhỏ - một quá trình rất tinh vi mà phần cứng cần để thực hiện dường như không thể phát triển được với nguồn kinh phí dù là rất lớn của Apple

    Bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng robot chỉ có thể thay thế con người khi làm những công việc mang tính lặp đi lặp lại với sai số thấp. Tuy nhiên thực tế là các công nhân Trung Quốc được đào tạo bài bản đã thao tác tốt hơn robot trong nhiều thử nghiệm liên tiếp, như việc sử dụng keo để gắn bảng hiển thị trong các thiết bị di động của Apple

    Theo thời gian, càng có thêm nhiều vấn đề đòi hỏi phải quay trở lại bàn tay con người để giải quyết vấn đề càng rõ ràng hơn

    Không chỉ vậy, việc ứng dụng robot còn khiến hãng đối mặt rủi ro khi chúng gặp trục trặc. Điển hình như các robot được thiết kế để cài đặt bàn phím trong MacBook 12-inch từng gặp trục trặc nhiều lần, điều này bắt buộc toàn bộ dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động để sửa chữa

    "Robot trông thật tuyệt khi chúng hoạt động. Nhưng một khi sự cố xảy ra, chỉ có trời mới biết", David Bourne, người từng làm việc tại Foxconn, đơn vị sản xuất chính của Apple cho biết

    Apple đã cố gắng tự động hóa thành công một số phần trong quy trình lắp ráp cho các sản phẩm như Apple TV, iPad và Watch, nhưng đến năm 2018, hãng đã gần như từ bỏ việc cố gắng thay thế người bằng robot trên các dây chuyền lắp ráp

    Không chỉ Apple, các hãng như Tesla, Boeing cũng từng thử nghiệm hệ thống tự động hóa và bỏ cuộc với lý do tương tự
     
  14. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Từ phạm nhân thành thiên tài toán học
    MỸSau khi vào tù, Christopher Havens tự học toán cao cấp, giải các bài toán khó và chia sẻ đam mê với các bạn tù

    Cuộc đời của Christopher Havens từng là một chuỗi thất bại. Người đàn ông 40 tuổi từng bị đuổi học thời phổ thông, không việc làm và rơi vào cảnh nghiện ngập. Năm 2011, Haves bị tòa án Washington kết án 25 năm tù vì phạm tội giết người

    Trong tù, cuộc đời Havens thay đổi sau khi anh tìm thấy tình yêu với toán học. Mỗi ngày, anh học 10 tiếng và tự mày mò học toán cao cấp

    [​IMG]

    Christopher Havens tìm thấy tình yêu toán học trong tù

    Hai năm trôi qua, toán cao cấp cơ bản không còn đủ với Havens. Tháng 1/2013, anh viết thư gửi tới các nhà xuất bản và hỏi xin vài ấn phẩm của tạp chí toán học Annals of Mathematics

    Trong thư, Havens viết rằng những con số đã trở thành sứ mệnh của mình và anh muốn dành thời gian trong tù để cải thiện bản thân. Tuy nhiên, Havens không có ai để cùng thảo luận những chủ đề toán phức tạp

    Nhận thư của Havens, biên tập viên của nhà xuất bản Mathematica Science khi đó là Matthew Cargo lập tức liên hệ với Marta Cerruti, phó giáo sư kỹ thuật vật liệu ở Đại học McGill, Montreal (Canada). Bố Marta là giáo sư toán học Umberto Cerruti ở Đại học Torino (Italy)

    Ban đầu, giáo sư Cerruti hoài nghi Havens, nghĩ anh chỉ là một kẻ tầm thường với những ý tưởng sai lệch. Tuy vậy, nghe con gái nài nỉ, ông viết thư trả lời Havens và gửi cho người tù một bài toán để kiểm tra trình độ. Ít lâu sau, giáo sư Cerruti nhận được một tờ giấy dài 1,2 mét với những công thức dài, phức tạp. Nhập các công thức này vào máy tính, giáo sư Cerruti nhận ra Havens đã giải đúng bài toán

    Nhanh chóng, giáo sư Cerruti mời Havens tham gia giải một toán cổ liên quan đến liên phân số do mà chính ông đã cố làm từ lâu mà chưa thành công. Liên phân số là một dạng biểu diễn các số thực dương, cả hữu tỷ và vô tỷ, dưới dạng một phân số nhiều tầng

    "Các con số cứ tiếp tục mãi và rất hỗn loạn", Marta Cerruti nhận định

    [​IMG]
    Ví dụ về liên phân số
    Chỉ với giấy và bút chì, Havens cùng trao đổi với giáo sư Cerruti qua thư từ và tìm ra phát hiện ra kết quả gần đúng của một tập hợp số. "Kết quả này có thể mở ra lĩnh vực nghiên cứu mới trong lý thuyết số. Tìm ra cách viết số mới cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với người nghiên cứu lý thuyết số, kể cả khi chưa thể áp dụng ngay", Marta nhận định

    Giáo sư Cerruti giúp Havens viết bài báo khoa học hoàn chỉnh và gửi tới tạp chí toán. Tháng 1/2020, công trình của hai người được đăng trên tờ Research in Number Theory

    Không chỉ giải được bài toán cổ, Havens còn truyền cảm hứng cho các tù nhân và lập nên một nhóm toán học gồm 14 thành viên. Mỗi năm, họ tổ chức ăn mừng vào ngày 14/3, hay còn gọi là Ngày số Pi. Giáo sư Cerruti cũng đến tham dự một lần và kinh ngạc khi một tù nhân ghi nhớ được 461 số thập phân của số Pi

    Trong 16 năm còn lại của hạn tù, Havens muốn tiếp tục nghiên cứu các vấn đề toán học khác. Anh tin rằng làm toán là cách "trả món nợ cho xã hội"

    Havens cũng hy vọng sau khi được tự do, anh có thể lấy bằng đại học Toán và thành lập tổ chức toán học cho những tù nhân đam mê môn khoa học này
     
  15. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    'Xuất khẩu tại chỗ' trí tuệ Việt thúc đẩy đổi mới sáng tạo
    Cơ hội “xuất khẩu tại chỗ” trí tuệ Việt Nam giúp nguồn lực trí thức trong nước được tiếp xúc với những công nghệ lõi, công nghệ đột phá nhất thế giới

    Tại Diễn đàn cấp cao "Kết nối nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" tổ chức trong khuôn khổ Techfest 2020, nhiều chuyên gia đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

    Nhắc lại lời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong việc phát triển hệ sinh thái, bước đầu có những thành công ban đầu, nhưng hệ sinh thái vẫn còn nhiều khó khăn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng mong muốn có sự chung tay của các bộ ngành và đơn vị liên quan trong thúc đẩy khởi nghiệp, đặc biệt khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để hỗ trợ hệ sinh thái tháo gỡ những khó khăn

    "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thời gian qua đã phát triển về mặt số lượng và xúc tiến các hoạt động để có nhiều startup, nhưng tới thời điểm cần đầu tư sâu vào công nghệ deeptech, công nghệ nền tảng", ông nói

    [​IMG]
    Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại diễn đàn

    Chia sẻ về vấn đề nâng cao chất lượng nhân lực công nghệ có hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, chị Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc tài chính AREVO, đồng sáng lập quỹ Alabaster (chuyên đầu tư vào công ty xây dựng giải pháp ưu việt cho các vấn đề toàn cầu) nhắc tới cụm từ "xuất khẩu tại chỗ trí tuệ Việt Nam", nghĩa là tận dụng lực lượng trí thức Việt Nam để tiếp cận các công nghệ mới của thế giới, từ đó giải quyết những vấn đề và nhu cầu công nghệ thế giới đang cần. Đồng thời đưa công nghệ này về Việt Nam thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong nước

    "Thay vì đầu tư công ty công nghệ ở Việt Nam, chúng tôi đầu tư vào công ty công nghệ ở nước ngoài nhưng phải có giải pháp công nghệ, phát minh mang tính đột phá và đi trước nhiều nước khác. Sau đó, chúng tôi tận dụng công nghệ này và đem về Việt Nam. Việc này giúp tự gọi vốn trên thị trường thế giới, tận dụng công nghệ mới đem về Việt Nam để nhóm kỹ sư trong nước tìm hiểu về những công nghệ này", bà Trang nói và dẫn chứng việc đội ngũ kỹ sư Việt Nam đã mang tới công nghệ tạo ra đồng hồ thông minh những vẫn có hai kim như đồng hồ truyền thống và kết nối được với cả điện thoại và thiết bị khác, hiện đã có mặt trên thế giới

    [​IMG]
    Bà Lê Diệp Kiều Trang nói về việc "xuất khẩu tại chỗ trí tuệ Việt Nam"

    Việc "xuất khẩu tại chỗ" trí tuệ Việt Nam đem lại thu nhập xứng đáng cho lực lượng trí thức trong nước, giúp phát triển những ngành công nghệ cao tại Việt Nam, đẩy nhanh những lĩnh vực truyền thống khác. Lực lượng trí thức trong nước được tiếp xúc các công nghệ lõi, đột phá nhất thế giới. Đồng thời quá trình thương mại hóa những công nghệ này giúp các bạn rèn luyện năng lực đưa sản phẩm ra thị trường- năng lực còn thiếu trong các nhóm kỹ sư Việt Nam

    Tại phiên thảo luận về liên kết nguồn lực thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và mạng lưới trí tuệ Việt, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nhấn mạnh việc liên kết với các trường đại học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm đội ngũ nghiên cứu, các nhà khoa học và startup trong hệ sinh thái

    "Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có những chương trình hỗ trợ về tư vấn đào tạo sở hữu trí tuệ, cung cấp kiến thức về quản trị kinh doanh, xây dựng kế hoạch thị trường, điển hình là đề án 844", ông Tùng nói

    Ngoài ra, những sản phẩm được tạo ra từ nghiên cứu khoa học có ưu điểm về khả năng cạnh tranh, tạo năng suất cao và giá cả hợp lý. Đối với những doanh nghiệp khoa học công nghệ, thương mại từ sản phẩm nghiên cứu, Bộ Khoa học và Công nghệ có chính sách ưu đãi trong miễn giảm thuế trong 4 năm đầu và hỗ trợ giảm thuế doanh nghiệp trong 5 năm tiếp

    Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay hết sức quan trọng. "Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực, liên kết giữa nhà nước-nhà trường-doanh nghiệp gồm xây dựng những trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học, cao đẳng, hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đến thu hút trí thức trẻ Việt về nước sẽ là cơ sở để đẩy mạnh việc hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam", ông nói

    Nguyễn Xuân
     
  16. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc đưa lập trình vào chương trình phổ thông
    Bộ Giáo dục Trung Quốc lên kế hoạch đưa lập trình vào giảng dạy, giúp học sinh phát triển kỹ năng công nghệ thông tin, đổi mới kỹ thuật số

    Trong quá trình sửa đổi chương trình giáo dục bắt buộc, dành cho học sinh từ lớp 1 đến 9, Bộ Giáo dục Trung Quốc quyết định đưa nội dung lập trình vào môn Công nghệ thông tin của học sinh tiểu học, THCS. Thông báo này được Bộ đăng tải trên trang web chính thức vào đầu tháng 12

    Quyết định của Bộ Giáo dục nhằm thực hiện lời kêu gọi của một thành viên Ủy ban quốc gia Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc về việc đưa lập trình vào chương trình giáo dục phổ thông để nuôi dưỡng nhân tài kỹ thuật số

    Năm 2018, thành phố Trùng Khánh yêu cầu các trường phổ thông trên địa bàn tổ chức lớp dạy viết code cho học sinh tiểu học từ lớp 3 đến 6 và THCS từ lớp 7 đến 9. Mỗi năm học phải có ít nhất 36 giờ giảng dạy nội dung trên. Các trường được khuyến khích có ít nhất một giáo viên dạy viết code toàn thời gian

    Việc học lập trình không yêu cầu học sinh trở thành lập trình viên. Thay vào đó, môn học này giúp các em trau dồi khả năng tư duy logic, phương pháp giải quyết vấn đề

    [​IMG]
    Hai học sinh tiểu học học lập trình trên máy tính tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc

    Phụ huynh Trung Quốc cũng nhận thấy viết code là một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị cho con bước vào kỷ nguyên số. Nhiều gia đình đăng ký cho con tham gia khóa học lập trình sau giờ học tại các cơ sở tư nhân

    Jiang Chung, sống tại Bắc Kinh, cho biết đã đăng ký cho con trai 10 tuổi khóa học viết code trực tuyến từ tháng 3. Lập trình giúp con trai Jang phát triển khả năng phối hợp, tư duy logic và giảm thời gian cho trò chơi trực tuyến

    Khóa học của con trai Jang kéo dài 2 giờ, mỗi tuần 2 buổi. Gia đình Jang đã chi khoảng 10.000 nhân dân tệ (khoảng 35 triệu đồng) cho khóa học này. "Khi đất nước tìm cách tích hợp trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống hàng ngày, tôi nghĩ việc học viết code có thể trang bị kiến thức để con bắt kịp những đổi mới công nghệ trong tương lai", Jang nói

    Nắm bắt tâm lý của phụ huynh, những cơ sở đào tạo lập trình tư nhân đang dần phổ biến. Thành lập năm 2015, cơ sở giáo dục Codemao, trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, cho biết đã cung cấp khóa học lập trình đồ họa trực tuyến cho hơn 10 triệu học sinh 4-16 tuổi

    Tháng 11/2020, Hàn Quốc thông báo trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành môn học mới trong chương trình giáo dục THPT từ năm 2021. Đến năm 2025, các môn học về AI như lập trình, nguyên tắc cơ bản của AI, sử dụng AI được đưa vào chương trình tiểu học và THCS
     
  17. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vì sao ngày nay ít lập trình viên nữ
    Larry Arnold Wall, cha đẻ ngôn ngữ lập trình Perl, đã đưa ra những lời giải thích thú vị về vấn đề này

    Tỷ lệ nữ trong lực lượng lập trình viên chỉ chiếm cao nhất thế giới khoảng 11% ở Mỹ, theo một khảo sát mới đây của FRG Technology Consulting. Mặc dù không chính xác tuyệt đối, tỷ lệ này đã phản ánh đúng phần nào thực trạng nữ giới làm việc trong ngành CNTT trên toàn cầu hiện nay

    Để lý giải cho điều này, cha đẻ ngôn ngữ lập trình Perl, Larry Arnold Wall, đã đưa ra những lý giải hết sức thú vị. Theo ông, có ba đức tính tốt của một lập trình viên là lười biếng, nóng tính và kiêu ngạo vốn khó có thể tìm thấy ở một người phụ nữ

    Những đức tính này theo ông sẽ giúp các lập trình viên đẩy nhanh sự sáng tạo, tăng tốc độ tối ưu, giải phóng khỏi những công việc tay chân lặp đi lặp lại. Từ đó, cha đẻ Perl kết luận phụ nữ chiếm ưu thế trong những công việc lặp đi lặp lại một cách nghiêm túc, nhưng điều này lại đi ngược lại những năng lực cần có của một lập trình viên


    Thực tế, đã có thời kỳ phụ nữ chiếm phần lớn số lượng lao động trong ngành lập trình. Đó là từ suốt giai đoạn thế chiến cho đến thập niên 80s. Thời đầu, người ta phải dùng thẻ đục lỗ (punch card) đưa vào máy đọc để máy móc hiểu được những gì con người viết ra. Khi đó, người đảm nhận công việc này thường là nữ giới

    Cho đến khi ngôn ngữ lập trình đầu tiên được sáng tạo ra vào khoảng thập niên 50s, phụ nữ vẫn đóng vai trò chính trong việc vận hành các cỗ máy tính bằng cách cắm và rút dây cũng như điều chỉnh công tắc theo những gì đã được học. Tỷ lệ này giảm dần cho đến đầu thập niên 90s

    Ngày nay, khi lập trình đòi hỏi kiến thức toán và tư duy logic, nữ giới dần vắng bóng trong ngành công nghiệp phần mềm trên toàn cầu. Thực trạng này cũng đúng với Việt Nam, nơi nữ giới ít tham gia vào lập trình vì định kiến giới. Trên một diễn đàn dành cho các lập trình viên Daynhauhoc, bạn Quỳnh Phạm than thở: “Khi mình chuyển sang học lập trình, họ hàng mình vẫn còn tư tưởng là có theo nổi không, con gái mà học làm chi, lo cưới chồng sinh con đi”

    [​IMG]
    Tỷ lệ nữ giới trong ngành khoa học máy tính đã giảm mạnh từ cuối thập niên 80s trở lại đây

    Định kiến giới đã ăn sâu trong tiềm thức và điều này rất khó làm thay đổi tư duy học lập trình phải là nam giới như hiện nay, tương tự ở các ngành đặc thù giới khác như y tá, giáo viên mầm non, sửa chữa máy móc...

    Tất nhiên, trên thế giới không thiếu những nữ lập trình viên giỏi giang, nhưng những người giỏi thường... làm gì cũng giỏi. Marissa Mayer là một trong 20 kỹ sư đầu tiên ở Google trước khi trở thành nữ tướng của Yahoo từ năm 2012 - 2017. Jade Raymond, người phụ nữ hiện đứng đầu bộ phận Google Stadia, từng có nhiều năm lập trình cho các dự án của Sony Online

    [​IMG]
    Marissa Mayer, cựu CEO Yahoo từng là người viết code ở Google

    Điều tương tự cũng xảy ra với trường hợp của các nữ lập trình viên Việt. Chẳng hạn như Đỗ Hồng Nhung (vlogger Hana's Lexis, 616.000 subs), một trong số ít người Việt được IELTS 9.0, đang làm lập trình viên ở Mỹ, dù trước đó từng làm công việc định phí bảo hiểm

    Đó là điều cho thấy không thiếu các nữ lập trình viên giỏi, nhưng nếu không phải là những người giỏi nhất, nữ giới khó lòng trụ lại với công việc đòi hỏi phải dán mắt vào màn hình máy tính cả ngày để coding, làm thêm giờ (OT) liên tục, chạy deadline dự án không ngừng nghỉ như ngày nay
     
  18. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Dân tộc lập trình Israel
    Lập trình: thế giới sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của việc lập trình. Nhân loại sẽ chia thành 2 loại: loại lập trình cho thế giới, và loại bị lập trình. Loại bị lập trình dần dần sẽ trở nên hoàn toàn bị động. Vì thế, Israel cần đào tạo thế hệ sau phải thuộc loại thứ nhất. Hiện nay, 50% dân số Israel có trình độ lập trình chuyên nghiệp. 100% giới trẻ được đào tạo lập trình tới mức chuyên nghiệp

    Tạ Chính Tuấn
     
  19. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Kỹ sư người Việt được Bộ Quốc phòng Mỹ vinh danh
    Trần Đại Chí, sinh năm 1992, được nêu tên trên bảng vàng của Bộ Quốc phòng Mỹ vì đã đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cho Trung tâm tội phạm mạng nước này

    Trần Đại Chí là kỹ sư bảo mật của Amazon và đang ở Texas (Mỹ). Những ngày dịch Covid bùng phát tại đây, Chí phải làm việc từ xa. Mỗi sáng, công việc đầu tiên của anh là mở máy tính, họp trực tuyến với nhóm kỹ sư bảo mật. Nhưng cuộc họp buổi sáng đầu tháng 4 có thêm một phần đặc biệt, Chí được đồng nghiệp chúc mừng sau khi tên anh xuất hiện trên trang của DC3

    DC3 VDP (Vulnerability Disclosure Program) là tên Chương trình Phát hiện Lỗ hổng bảo mật, thuộc Trung tâm Tội phạm mạng (DC3) của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD). Mỗi tháng, Trung tâm này công bố một "nhà nghiên cứu của tháng" - là người có đóng góp về an toàn thông tin cho hệ thống của đơn vị. Danh hiệu này trong tháng 3 vừa qua thuộc về Chí với nickname "0xfatty"

    Cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vinh danh Chí là "nhà nghiên cứu của tháng". Trong thông báo trên Twitter, Trung tâm Tội phạm mạng của Mỹ nhận định hai phương thức tấn công mà Chí phát hiện và cảnh báo được xếp hạng "nghiêm trọng". Nếu bị khai thác có thể "dẫn đến sự xâm phạm hoàn toàn vào hệ thống" của đơn vị này

    Tuy nhiên, đó chưa phải là thành tích mà Chí tự hào nhất. Trước đó, chàng kỹ sư bảo mật gốc Nha Trang đã được Apple khen thưởng, được Google vinh danh vì những phát hiện trong lĩnh vực an ninh mạng cho các đơn vị này

    [​IMG]
    Trần Đại Chí trong lễ tốt nghiệp Southern Methodist University năm 2019

    Đạt nhiều thành tích ở tuổi gần 30, nhưng thực tế, Trần Đại Chí mới theo ngành bảo mật chính quy chưa đầy ba năm. Chàng trai sinh năm 1992 từng hai lần thi trượt đại học tại Việt Nam, có những lúc không còn lựa chọn, phải theo học một trường dạy nghề tại TP HCM. Năm 2013, khi nhiều bạn bè đã có công việc ổn định, Chí chọn cách "làm lại từ đầu" - đi du học

    Thành tích đỗ vào trường Southern Methodist University (Texas, Mỹ) được Chí nhắc đến như một sự may mắn. Nhưng ngay cả khi đỗ đại học tại Mỹ, Chí cũng trải qua nhiều lần gián đoạn vì tiếng Anh chưa lưu loát, thủ tục Visa trắc trở và thậm chí bị "sốc văn hóa"

    Năm 2018, anh chính thức chọn ngành bảo mật để gắn bó lâu dài. "Quả ngọt" đầu tiên đến với anh khi vượt qua 6 vòng phỏng vấn và được nhận vào làm tại bộ phận bảo mật của Amazon Web Services, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Chí làm mảng điện toán đám mây của Amazon, chuyên kiểm thử các sản phẩm, dịch vụ trước khi ra thị trường

    Trong thời gian rảnh rỗi, Chí tranh thủ nghiên cứu bảo mật bằng cách thử xâm nhập các hệ thống lớn, vì tự thấy mình còn non kinh nghiệm. Anh tự xây dựng một hệ thống "máy quét" của riêng mình, sử dụng thông tin từ các lỗ hổng bảo mật đã được công bố, sau đó tìm ra những hệ thống có thể bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng đó

    Phương thức tấn công Thực thi mã từ xa (RCE) mà Trần Đức Chí cảnh báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ được tìm ra từ một lần như vậy. Lỗ hổng được Chí khai thác là CVE-2021-22986 của dịch vụ F5 BIG-IP đang được sử dụng bởi nhiều cơ quan tại Mỹ

    "Lỗ hổng này cho phép hacker chiếm quyền kiểm soát cả máy chủ và có thể làm bất cứ điều gì trên máy chủ đó. Nguy cơ tiềm ẩn là kẻ xấu có thể tấn công từ một máy lan sang nhiều máy khác", Chí nói

    Luật pháp Mỹ nghiêm khắc với các hành vi tấn công mạng nên Chí chỉ dừng ở mức phát hiện và xác nhận các nguy cơ bảo mật, làm báo cáo và gửi đến Bộ Quốc phòng Mỹ. Từ cảnh báo của kỹ sư Việt này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải tắt các server gặp vấn đề để khắc phục

    Công việc tại Amazon chiếm 10 đến 11 tiếng mỗi ngày. Việc nghiên cứu bảo mật thường chỉ được anh "tranh thủ" vào ban đêm, mỗi ngày 1 - 2 tiếng, khi vợ con đã ngủ, hoặc ngày thứ 7. Chí cho biết anh luôn cố gắng cân bằng giữa công việc làm bảo mật với cuộc sống gia đình

    Chí cho rằng thành quả lớn nhất sau những thành tích bảo mật là giúp anh được công nhận, được nâng cao trình độ kỹ thuật. Từ đó, anh có thêm những mối quan hệ tốt với bạn bè cùng ngành an ninh an toàn thông tin cả ở Việt Nam và thế giới. Chí đã cùng tham gia vào dự án Chống lừa đảo cùng Hiếu PC, giúp nâng cao nhận thức của người dùng về an toàn thông tin, cũng như tránh được việc truy cập vào các website lừa đảo

    Lưu Quý
     
  20. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Lập trình cần được đưa vào giáo dục tiểu học
    CEO Apple Tim Cook khẳng định kỹ năng lập trình là thiết yếu và cần được đưa vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học

    “Tôi cho rằng mọi người nên học lập trình trước khi tốt nghiệp cấp 3, và thực tế thì tôi nghĩ môn học này cần được dạy từ cấp tiểu học”, Cook cho biết và nói rằng ông coi lập trình là “ngôn ngữ phổ thông duy nhất”

    “Đó là ngôn ngữ quan trọng nhất mà bạn có thể học”, CEO Apple tiếp tục. “Tất nhiên ngôn ngữ mẹ đẻ cần thiết hơn trong giao tiếp, nhưng ngôn ngữ lập trình mới là cách khai thác sự sáng tạo của mọi người”

    [​IMG]


    Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vào năm 2019, “thuyền trưởng” của Apple từng khẳng định lập trình là “kỹ năng cốt lõi” và cần được đưa vào chương trình giáo dục từ sớm, giống như toán học hay lịch sử

    Mùa hè này, CEO “Nhà Táo” cùng hơn 500 lãnh đạo doanh nghiệp khác đã kêu gọi chính phủ Mỹ cập nhật chương trình giảng dạy tại các bang bao gồm khoá học về khoa học máy tính

    “Mỹ dẫn đầu thế giới về công nghệ, nhưng chỉ 5% học sinh trung học tại đây học về khoa học máy tính. Điều này rất khó chấp nhận. Đất nước này đã phát minh ra máy tính cá nhân, Internet và điện thoại thông minh. Chúng tôi có trách nhiệm chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo về ‘Giấc mơ Mỹ’ kiểu mới”, trích bức thư của các lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ

    Cục Thống kê lao động Mỹ ước tính nước này đang đối mặt tình trạng thiếu 1,2 triệu kỹ sư phần mềm vào năm 2026. Năm 2021, mức lương trung bình cho nhà phát triển phần mềm tại đây là 109.020 USD/năm

    Mặc dù tình trạng thiếu hụt lao động diễn ra, một số sinh viên với nền tảng đào tạo và nghề nghiệp nhất định vẫn cho biết họ gặp khó khăn khi xin việc trong lĩnh vực lập trình

    Sophia Chong, người từng bỏ công việc nhà hàng trong thời gian đại dịch để tham gia chương trình đào tạo lập trình cho biết, cô từng bị từ chối 357 lần trong năm ngoái trước khi nhận được một vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm trong ngành công nghệ

    “Tôi biết có sự thiếu hụt lao động ở mọi nơi”, Chang cho biết. “Nhưng tôi cũng cảm thấy có quá nhiều người cùng tìm kiếm việc làm trong cùng một thời điểm. Tôi không rõ tại sao lại thiếu cân bằng như vậy”
     

Chia sẻ trang này