Vietnam Thinktank.vn

Thảo luận trong 'Vietnam ThinkTank Technology' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 23/8/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thinktank Việt Nam được thế giới xếp hạng

    [​IMG]

    Doanh nghiệp Mỹ “đỡ đầu” cho các hoạt động nghiên cứu của think tank. Chính phủ Trung Quốc có chính sách đầu tư mạnh cho viện nghiên cứu để quảng bá sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Trong khi đó, think tank Việt Nam chỉ có thể “nằm mơ” với các điều kiện tương tự

    Theo Báo cáo xếp hạng think tank toàn cầu năm 2017 (2017 Global Go to think tank index report) được xây dựng bởi TTCSP Đại học Pensylvania, Viện nghiên cứu châu Mỹ (Việt Nam) xếp thứ 97 (tăng 2 bậc so với năm 2016) trong Bảng xếp hạng think tank hàng đầu Đông Nam Á

    Chung quanh câu chuyện thứ hạng của viên nghiên cứu của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới, PGS.TS Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ (VIAS) đã nhắc đến những mô hình thu hút vốn đầu tư mà think tank Việt Nam chưa bao giờ có được

    [​IMG]
    2017 là năm thứ hai Viện nghiên cứu châu Mỹ có tên trong Bảng xếp hạng Think tank hàng đầu Đông Nam Á. Ông nhận định như thế nào về thứ hạng của Viện ?

    Tôi rất bất ngờ với xếp hạng của TTCSP Đại học Pensylvania. Dù xếp hạng 97 tăng 2 bậc so với năm trước nhưng ít nhất, việc xuất hiện trong Bảng xếp hạng này cũng thể hiện sự ghi nhận của quốc tế đối với Viện nghiên cứu châu Mỹ trong quá trình hội nhập khoa học

    Mặc dù vậy, cần thừa nhận rằng năng lực của Viện hiện nay cũng ở mức độ tương đối vừa phải. Trong thời gian qua, chúng tôi cố gắng làm sao có những hoạt động nghiên cứu gắn với những vấn đề quốc tế và thúc đẩy những vấn đề đó lên. Báo cáo điều tra, đánh giá bước đầu theo cách nghiên cứu chung của quốc tế. Thứ hai là Viện cũng bắt đầu đưa ra được những xuất bản quốc tế

    [​IMG]
    Vì sao ông dùng từ “tương đối vừa phải” khi nhận xét về Viện của mình ?

    Khi so sánh với các think tank tương tự tại nước ngoài, tôi phải thừa nhận là đội ngũ của họ tốt hơn Viện rất nhiều. Tôi đã sang Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS – Hoa Kỳ). Chuyên gia của họ có khả năng phân tích rất tốt và có thể phân tích ngay những vấn đề đang diễn ra trên thế giới

    Điều thứ hai, think tank của họ là nơi kết nối và họ có thể mời ngay chuyên gia đến thảo luận. Mỗi tuần, CSIS tổ chức các loại sự kiện. Ở đó, bạn có thể vào để thảo luận vấn đề năng lượng, quan hệ Mỹ - Trung, an ninh hàng hải,… Chuyên gia phân tích sâu sắc và các chương trình còn được live stream

    Trong khi đó, Viện nghiên cứu châu Mỹ tổ chức được 3-4 sự kiện như thế mỗi năm đã là thành công lắm rồi. Hội thảo nhỏ thì nhiều, nhưng để thực sự ghi dấu ấn thì một năm chỉ tổ chức được 3-4 sự kiện, vì kinh phí dành cho việc này không có nhiều, mỗi năm Viện chỉ được ngân sách cấp cho vài trăm triệu đồng

    [​IMG]
    Nguồn đầu tư nào cho những hoạt động như vậy của think tank ?

    Khi nền kinh tế phát triển, thương mại quốc tế gia tăng, các công ty bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư vào đâu, môi trường đầu tư như thế nào. Nhưng cái họ lo lắng nhất là vấn đề an ninh. Đâu tư vào đó liệu có xảy ra vấn đề gì không. Điều thứ hai họ quan tâm về nơi đầu tư là ai sẽ trở thành người đứng đầu đất nước, chính sách của người mới là gì. Từ những dữ liệu này, doanh nghiệp mới lập ra chiến lược đầu tư

    Do đó, các công ty “đỡ đầu” những viện nghiên cứu và tài trợ hoạt động của viện. Đấy là một kênh hút vốn rất quan trọng. Ví dụ như Viện nghiên cứu chiến lược của Hàn Quốc do một doanh nghiệp thành lập và đầu tư hàng tỷ USD cho hoạt động của viện

    Ở Trung Quốc, các viện nghiên cứu được đầu tư cực mạnh, từ thời điểm nước này công bố sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Họ tổ chức rất nhiều hội thảo quốc tế, mời diễn giả từ nhiều nơi trên thế giới. Tôi không nói là Chính phủ đầu tư hoàn toàn, nhưng họ có chủ trương đầu tư cho việc đó. Một mặt là quảng bá cho “Vành đai và Con đường”. Mặt khác là hỗ trợ những chương trình khác để đẩy mạnh giao lưu quốc tế

    [​IMG]
    Còn Việt Nam thì gần như chưa có công ty nào quan tâm đến viện nghiên cứu. Một là, năng lực nghiên cứu của viện nghiên cứu Việt Nam còn lẹt đẹt. Hai là, quan tâm của doanh nghiệp đối với các lĩnh vực nghiên cứu có hỗ trợ hoạt động cho họ chưa nhiều. Đa phần các công ty Việt Nam mới chỉ nghĩ đến chuyện xuất khẩu được các lô hàng. Còn chiến lược đầu tư thì chưa làm, trái ngược với những công ty quốc tế

    Những viện nghiên cứu quốc tế làm được việc đó nên hút được nguồn tiền của doanh nghiệp, còn viện nghiên cứu Việt Nam hiện nay chủ yếu trông vào ngân sách Nhà nước. Đây cũng là thực trạng chung ở những nước kém phát triển

    Làm sao để viện nghiên cứu giữ được tính trung lập nếu nhận nguồn tài trợ từ doanh nghiệp ?

    Nếu nhận tài trợ của doanh nghiệp thì không lo lắm về câu chuyện bảo đảm tính trung lập. Như tôi vừa nói, họ cần những phân tích thật sự khách quan, đúng diễn biến và có cơ sở trước khi tiến hành đầu tư

    [​IMG]
    Được tổ chức quốc tế đánh giá, xếp hạng nhưng VIAS khá “kín tiếng” trên truyền thông. Vì sao như vậy ?

    Thực tế, quan điểm của Viện vẫn được trao đổi trong các hội thảo. Trong những nhóm nhỏ như vậy nhưng việc đề cập đến các vấn đề còn rất nhiều điều phải cân nhắc, suy nghĩ,… cho nên việc tham gia công bố ở diễn đàn lớn hơn là khá khó. Nội dung nghiên cứu nhạy cảm, có nhiều điều chưa chưa thể công bố. Ví dụ như Việt Nam cần ứng biến như thế nào trong quan hệ với Mỹ và các nước,… điều này rất nhạy cảm

    Về con người, cán bộ của Viện cũng tham gia vào các hội thảo quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung, quan hệ giữa Việt Nam với các nước đang có những biến động rất nhiều. Những vấn đề như vậy cần con người có “độ chín” để tham gia. Thứ hạng 97 là một đánh giá chính xác vì Viện mới chỉ bắt đầu tham gia, chứ vững vàng với lực lượng đông đủ thì chưa. Chúng tôi còn yếu

    [​IMG]

    Nếu vậy, Viện đã truyền tải kết quả nghiên cứu như thế nào ?

    Có nhiều kênh để truyền tải kết quả nghiên cứu mà báo chí chỉ là một kênh. Cách thứ hai là tổ chức hội thảo và mời các chuyên gia từ nhiều nơi khác nhau. Qua tiếng nói của cán bộ Viện và chuyên gia thì thông tin được truyền tải đến người quan tâm hoặc người làm chính sách. Những cơ quan hoạch định chính sách có thể lắng nghe các luồng quan điểm, còn việc đưa vào chính sách hay không vẫn là việc của họ. Nhưng dù sao kênh đó là qua trọng với các học giả

    Cách thứ ba là viết báo cáo kiến nghị, trực tiếp gửi lên các cơ quan chức năng của Nhà nước. Về việc này, Viện đang thực hiện qua kênh chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Cơ quan khoa học làm tư vấn và phản biện chính sách chứ không hoạch định chính sách

    Chúng tôi đều viết báo cáo về những nội dung nghiên cứu có tính dài hơi hoặc những vấn đề thời sự, cấp bách như khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, tình hình Biển Đông,… Đây là hướng mà cả Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam làm mạnh trong nhiều năm gần đây

    Có khó khăn nào trong việc thực hiện những nghiên cứu về những vấn đề thời sự không ?

    [​IMG]

    Khi diễn ra căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, một cơ quan cấp cao đã đề nghị Viện phân tích về chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ. Các báo cáo như thế gửi đi thông qua Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và được phản hồi tích cực về chất lượng, có tính khoa học, kịp thời và có sộ sâu. Đó là nghiên cứu lâu nay của Viện nên có thể viết báo cáo được ngay

    Nghiên cứu về biển Đông được thực hiện từ năm 2014. Hiện nay, Viện đang có một nghiên cứu nữa về chính sách của Mỹ ở Biển Đông đang ở giai đoạn triển khai nên chưa thể nói về kết quả. Những thông tin về Biển Đông tương đối phổ biến, đặc biệt là chính sách của Mỹ

    Cái khó đối với nghiên cứu hiện nay chính là những vấn đề giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. Như đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biên Đông (COC), nội dung đàm phán rất khó tiếp cận. Nghiên cứu mà khi không có thông tin về chuyện đó thì rất khó. Đó cũng là điều người nghiên cứu phải chấp nhận

    [​IMG]
    Trong bối cảnh thiếu các nguồn đầu tư cho nghiên cứu, làm thế nào để phát triển Viện ?

    Đây đúng là một câu chuyện quá khó. Chính vì vậy, một số cán bộ của Viện đã chuyển ra bên ngoài làm, khiến chảy máu chất xám. Các viện ở đây (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cũng trong tình trạng chung như thế

    Muốn làm nghiên cứu và ổn định được phải mất từ 10-15 năm. Làm nghiên cứu một cách quyết tâm mới vượt qua được giai đoạn đó và có những cơ hội để tự sống được. Trong những năm đầu để tự sống bằng tiền nghiên cứu là khó. Những bạn không chịu được giai đoạn đó sẽ phải chuyển sang khu vực doanh nghiệp hoặc tự làm thêm kiếm sống. Làm nghiên cứu ở Việt Nam rất gian nan

    Tôi cho rằng quan trọng nhất vẫn là nâng cao uy tín của Viện. Từ đó mới vượt qua được ngưỡng và hy vọng sau này sẽ dễ dàng hơn. Mình bây giờ cũng đang động viên mọi người làm chuyện đó

    Vương Diệu Quân
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nobel Kinh tế cho khí hậu và công nghệ
    - Giải Nobel Kinh tế năm nay được trao cho hai nhà kinh tế người Mỹ, William Nordhaus và Paul Romer nhờ những công trình nghiên cứu của họ về tác động của biến đổi khí hậu và cải tiến công nghệ lên tăng trưởng kinh tế dài hạn

    [​IMG]
    GS. Romer (trái) và GS. Nordhaus (phải)

    Điểm chung giữa hai nhà kinh tế này nằm ở chỗ các thành tựu của họ tạo ra các công cụ kinh tế để giải quyết bài toán phát triển kinh tế bền vững. Các công cụ này đã có những tác động to lớn lên việc soạn thảo chính sách tại nhiều nước

    Một trùng hợp ngẫu nhiên, chỉ mấy giờ trước khi giải được công bố, Liên hiệp quốc cũng công bố một báo cáo bi quan về hậu quả của biến đổi khí hậu với những viễn cảnh đáng sợ hơn những báo cáo khác nhiều: tình trạng thiếu lương thực ngày càng tệ hại, nạn cháy rừng diễn ra khắp nơi, hạn hán ngày càng gay gắt, nước biển dâng nhanh hơn. Đó là bởi báo cáo cho biết nếu thế giới vẫn phát ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính như hiện nay, nhiệt độ bầu khí quyển sẽ tăng thêm 1,5 độ C vào năm 2040

    Giáo sư William Nordhaus, Đại học Yale, đã xây dựng những mô hình tích hợp biến đổi khí hậu vào phân tích kinh tế vĩ mô, đo lường sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và khí hậu. Mô hình tìm cách miêu tả các chính sách khí hậu khác nhau - chẳng hạn, đánh thuế carbon - ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế và lượng CO2 phát ra. Nghiên cứu của Nordhaus chỉ ra rằng giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết hậu quả của việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là đánh thuế carbon toàn cầu, nước nào cũng phải chịu, không có ngoại lệ. Thay cho thuế, một hệ thống mua bán quyền phát thải cũng có tác dụng tương tự miễn sao giới hạn phát thải đặt ở mức thấp để giá phát thải phải cao

    Báo cáo mà Liên hiệp quốc đặt 91 nhà khoa học từ 40 quốc gia tổng hợp từ hơn 6.000 nghiên cứu cho rằng, về mặt kỹ thuật có thể có biện pháp ngăn chận viễn cảnh đáng sợ nói trên với điều kiện các nước phải giải quyết các áp lực về mặt chính trị. Chẳng hạn, báo cáo cho biết cần đánh thuế thật cao làm cho giá phát thải một tấn khí CO2 lên đến 27.000 đô la Mỹ vào năm 2100 nhưng điều này là bất khả thi, ít ra là ở nước Mỹ nơi Tổng thống Trump cười nhạo chuyện biến đổi khí hậu, cho là không có thật và từng đòi rút ra khỏi hiệp định Paris. Nhiều nước khác cũng phản đối các ràng buộc của hiệp định Paris

    Giáo sư Paul Romer, Trường kinh doanh Stern thuộc Đại học NYU, qua các công trình nghiên cứu của mình đã chứng minh cải tiến công nghệ là một động lực cho tăng trưởng kinh tế dài hạn và làm cách nào để khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đẻ ra ý tưởng và cải tiến mới. Trong các mô hình tăng trưởng kinh tế trước đó, người ta tập trung vào các yếu tố như tích lũy tư bản tuy nhiên tăng trưởng nhờ vào vốn, máy móc, hạ tầng về lâu về dài sẽ hết tác dụng. Để duy trì tăng trưởng dài hạn, phải giả định lao động sẽ liên tục tăng năng suất nhờ tiến bộ công nghệ

    Đó là bởi vốn và lao động thuộc loại hàng hóa có tính loại trừ - sử dụng chiếc máy hay một kỹ sư ở nhà máy này thì chiếc máy đó, ông kỹ sư đó không thể cùng được sử dụng ở một nhà máy khác. Trong khi đó, ý tưởng hay nói cách khác, cải tiến công nghệ có thể được chia sẻ rộng rãi, người này dùng không loại trừ người khác cũng áp dụng. Vì thế Romer cho rằng cần cho phép doanh nghiệp độc quyền thu lợi nhuận từ ý tưởng trong một thời gian để họ có thể thu hồi vốn bỏ ra cho việc khai sinh ý tưởng, tức làm sao trao tính loại trừ cho các cải tiến công nghệ

    Đó là lý do vì sao khi khuyến khích doanh nghiệp rót vốn vào nghiên cứu và phát triển (R&D), cần có những luật lệ chặt chẽ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như khả năng chính phủ phải hỗ trợ cho công tác R&D. Mô hình nghiên cứu của Romer giúp thiết kế chính sách cân bằng: trao quyền khai thác độc quyền, tạo động lực cho các phát minh mới nhưng cũng tạo điều kiện để xã hội sử dụng được những phát minh này bằng cách giới hạn quyền khai thác theo thời gian hay không gian

    Vào đầu năm nay giáo sư Paul Romer gây xôn xao dư luận khi từ chức kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới chỉ sau 15 tháng đảm nhiệm vì bất đồng quan điểm với đồng nghiệp, nhất là trong vụ biên soạn tài liệu “Doing Business”

    Giải năm nay trị giá 9 triệu kroner Thụy Điển (gần một triệu đô la Mỹ) chia đều giữa hai người. Giải năm ngoái được trao cho giáo sư Richard Thaler, Đại học Chicago về những đóng góp của ông trong kinh tế học hành vi

    Nguyễn Vũ
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    “4.0 là cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn về công nghệ”
    - Ngày 24/10/2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức Hội thảo và Triển lãm quốc tế Smart IoT Việt Nam 2018 với chủ đề “Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường IoT của Việt Nam”

    Tham dự sự kiện có UVBCT, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng, Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh, cùng gần 1.200 đại biểu, đại diện các tổ chức quốc tế, chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế cùng đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí

    IoT phải thúc đẩy sản xuất, đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia


    Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình nhận định: “Cần quan niệm IoT phải là cuộc cách mạng về chính sách và công nghệ. Dưới góc độ quốc gia, IoT phải thúc đẩy, nâng cấp mạnh mẽ các ngành sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và xây dựng xã hội thông minh”

    [​IMG]
    Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình phát biểu tại hội thảo Smart IoT Việt Nam 2018

    Trưởng ban Kinh tế TƯ cho rằng Việt Nam cần sớm triển khai đề án kinh tế số quốc gia và chiến lược chuyển đổi số đối với các ngành kinh tế quan trọng khác trong nền kinh tế quốc dân

    Việt Nam đang có lợi thế về phát triển IoT


    Phát biểu đề dẫn mở đầu hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Đến năm 2020, nếu mỗi hộ gia đình Việt Nam có một đường tryền cáp quang, mỗi người dân một máy smartphone và hạ tầng 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT thì Việt Nam sẽ là một trong số ít nước đảm bảo tốt về hạ tầng kết nối cho IoT. Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam là chúng ta có hạ tầng viễn thông tốt, có một số doanh nghiệp viễn thông mạnh, có khả năng đầu tư trước về hạ tầng phủ sóng toàn quốc. Bộ TT&TT cũng đã quy hoạch đủ số điện thoại, đủ số địa chỉ IP cho hàng tỷ thiết bị IoT. IoT sẽ tạo ra nhiều dữ liệu nhất. Nếu chúng ta coi dữ liệu là dầu thì IoT chính là các mỏ dầu với trữ lượng vô cùng lớn. Khai thác các dữ liệu này sẽ tạo ra các giá trị mới. Khai thác IoT càng nhanh bao nhiêu thì càng nhiều dầu mỏ bấy nhiêu

    [​IMG]
    Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu đề dẫn tại hội thảo Smart IoT Việt Nam 2018

    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “IoT chính là cách để chúng ta chuyển thế giới vật lý thành thế giới ảo và làm cho xã hội của chúng ta sáng tạo hơn, toàn bộ thế giới được ảo hóa. Toàn bộ quá trình sáng tạo bao gồm thiết kế, tạo sản phẩm mẫu, thử nghiệm sẽ được thực hiện trong thế giới ảo, nhanh hơn và đỡ tốn kém hơn so với khi chúng ta thực hiện điều đó trong thế giới thực”

    “Chi phí sáng tạo có thể nhỏ tới mức, từng cá nhân có thể sáng tạo bằng chi phí của mình. Đây thực sự sẽ là một cuộc cách mạng trong sáng tạo. IoT chính là cách để giúp người Việt Nam có thể sáng tạo. Điều này rất phù hợp với tính cách đa dạng của người Việt Nam chúng ta”

    Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng nêu ra những thách thức mà IoT mang lại: “IoT phải đi liền với an toàn, an ninh thông tin. Điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới ảo bị kẻ xấu xâm nhập và điều khiển. Thế giới càng bị ảo hóa bao nhiêu, chúng ta càng sống trong thế giới ảo nhiều bao nhiêu thì tầm quan trọng của an ninh, an toàn thông tin càng lớn bấy nhiêu”

    “Việt Nam phải phát triển một nền công nghiệp về an ninh mạng. Người Việt Nam trên toàn cầu, có rất nhiều người giỏi về an ninh mạng. Đây cũng là cơ hội của chúng ta để đảm bảo an ninh mạng cho các thiết bị IoT. Việc sớm ứng dụng, và ứng dụng rộng rãi IoT sẽ góp phần giúp Việt Nam thành cường quốc về an ninh mạng”

    [​IMG]
    Các đại biểu tham quan triển lãm Smart IoT Việt Nam 2018

    Cần chấp nhận những mô hình kinh doanh mới


    Trong phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng CN 4.0 là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, các công nghệ mới thay đổi ngành, gọi là X-Tech, như Fintech, EduTech, AgriTech. Đó thường là sự sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ”

    “Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ sẽ về, con người sẽ về, và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện, và cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm có thể xuất khẩu được. Nhưng đó phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác. Đi sau người khác, đi cùng người khác thì sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới, chúng ta có thể mất một số thứ. Nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất, và đó là cơ hội của chúng ta”

    “Cách tiếp cận chính sách theo kiểu truyền thống thì thường là quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước theo, gọi là cách tiếp cận sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng giới hạn trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường sẽ không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó nhà quán lý mới hình thành chính sách, quy định quản lý”, người đứng đầu ngành TT&TT chia sẻ

    “Đây là một trong những cách tiếp cận phù hợp với cuộc CMCN 4.0, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới, các sáng tạo mang tính phá hủy cái cũ”

    “Và cuối cùng, khi một cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội để bứt phá, nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận”

    Huy Phong
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Chính phủ “khởi tạo”
    Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

    - Để có thể phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, đưa tinh thần này thành một nhân tố nền tảng cho đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, một “Chính phủ kiến tạo” có thể là chưa đủ. Chính phủ “khởi tạo” - một khái niệm cải tiến hơn - nhưng không hề mới - có thể sẽ là lời giải cho vấn đề này

    [​IMG]
    Thành công của hàng loạt “gã khổng lồ công nghệ” Mỹ hiện nay cũng có nền móng từ những nghiên cứu do Chính phủ Mỹ tài trợ

    Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 tổ chức tại Đà Nẵng ngày 29-11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, Chính phủ cần và sẽ thiết kế chính sách theo tinh thần Chính phủ “kiến tạo” và “khởi tạo”. “Khởi tạo” ở đây có nghĩa là chấp nhận và chia sẻ một phần rủi ro với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, vì đó là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và nhiều rủi ro. Vậy một chính phủ cần làm gì để thực sự đóng vai trò “khởi tạo” ?

    Bài học từ Mỹ - cái nôi của đổi mới sáng tạo


    Ở Mỹ, đổi mới sáng tạo được xem như chìa khóa thành công của sự phát triển kinh tế. Tiến bộ về khoa học và tinh thần “khởi tạo” (entrepreneurial spirit) đã đưa nước Mỹ trở thành quốc gia đi đầu trong các lĩnh vực như y tế, hàng không, nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ máy tính và năng lượng

    Đáng chú ý, tính đến khoảng những năm 1930, Mỹ chỉ đơn giản là một nước tích cực ứng dụng thành tựu đổi mới sáng tạo của các nước khác. Phải từ sau Thế chiến thứ 2 và trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Chính phủ Mỹ và các tập đoàn tư nhân mới bắt đầu đầu tư rất nhiều tiền của vào nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản. Điển hình như Internet - nguồn gốc của cách mạng công nghiệp lần thứ 3 - bắt nguồn từ chính những nghiên cứu này. Thành công của hàng loạt “gã khổng lồ công nghệ” Mỹ hiện nay cũng có nền móng từ những nghiên cứu do Chính phủ Mỹ tài trợ. Chẳng hạn như thành công của Apple và Google, những biểu tượng về đổi mới, sáng tạo và sự khác biệt của nước Mỹ, sẽ không thể xảy ra nếu thiếu những nền tảng công nghệ như Internet, GPS, trợ lý ảo kích hoạt bằng giọng nói, màn hình cảm ứng, ngôn ngữ HTML... do Chính phủ Mỹ đầu tư ở giai đoạn đầu qua những tổ chức như Quỹ Khoa học quốc gia (National Science Foundation)

    Một vài minh chứng bằng số liệu về đóng góp, hiệu quả của các khoản tài trợ của chính phủ có thể kể đến bao gồm khoảng 430 tỉ đô la Mỹ cho nền kinh tế Mỹ đến từ ngành công nghiệp dầu đá phiến và khí tự nhiên. Hay như, động cơ diesel siêu hiệu quả, được phát triển trên sự hợp tác giữa khối tư nhân và chính phủ, đã góp phần tăng gấp đôi hiệu suất nhiên liệu xe tải và đem lại lợi nhuận 7.000% cho quỹ đầu tư liên bang

    Có thể thấy, điểm mấu chốt trong tinh thần “chính phủ khởi tạo” (Entrepreneurial State) của nước Mỹ chính là

    (1) chủ động đầu tư vào những “hạt giống” và những điểm khởi đầu mà không phải nhà đầu tư tư nhân nào cũng muốn và có khả năng đầu tư (do nguồn lực hạn chế)

    (2), dám chấp nhận thất bại và nhìn nhận thất bại một cách cởi mở

    Bài học từ Israel - hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu thế giới


    Bên cạnh Mỹ, Israel cũng là một ví dụ điển hình về một quốc gia đổi mới sáng tạo. Với dân số chỉ khoảng tám triệu người, Israel đã gây dựng được Tel Aviv thành hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Silicon Valley của Mỹ. Bên cạnh đó, Intel, IBM, Microsoft, Google. Facebook, Apple và rất nhiều công ty công nghệ hàng đầu khác đều mở ít nhất một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Israel. Tuy chỉ là một đất nước nhỏ, chịu nhiều bất lợi về địa chính trị, Israel đã vượt qua tất cả để khẳng định mình trên bản đồ đổi mới, sáng tạo của thế giới - điều mà không phải quốc gia nào cũng làm được

    Sự cải cách mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1993, khi chính phủ nước này bắt đầu kế hoạch Yozma (có nghĩa là “sáng kiến”) với mục tiêu kiến tạo nền tảng bền vững, thúc đẩy các hoạt động đầu tư mạo hiểm. Đồng thời, chính phủ vừa ưu đãi thuế đặc biệt cho các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài vào Israel, vừa đối ứng gấp đôi vốn đầu tư nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Cùng lúc đó, Chính phủ Israel cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính - doanh nghiệp chỉ mất vài đô la Mỹ và một ngày để đi vào hoạt động. Kế hoạch này đã giúp vốn đầu tư cho khởi nghiệp tăng từ 58 triệu đô la Mỹ lên 3,3 tỉ đô la Mỹ trong khoảng chưa đầy 10 năm, trong khi số quỹ đầu tư mạo hiểm tăng gấp tám lần từ 100 quỹ ban đầu

    Hơn thế nữa, Chính phủ Israel chi 4,4% tổng GDP cho nghiên cứu phát triển, gần như gấp đôi mức trung bình của khối OECD (2,4%

    Sự thành công của Israel mang lại ba bài học cho Việt Nam

    Thứ nhất là sự quyết tâm của Chính phủ và những chính sách đi kèm

    Thứ hai là sự đầu tư táo bạo của cả Chính phủ và doanh nghiệp

    Thứ ba tinh thần khởi nghiệp đến từng cá nhân với tầm nhìn vượt biên giới

    Không phải tất cả các khoản đầu tư mà Chính phủ Mỹ dành cho nghiên cứu và sáng tạo đều đưa đến kết quả là những công nghệ, thuật toán, phát kiến vĩ đại và có tính đột phá. Những dự án đã thành công và làm nên lịch sử chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong hàng trăm tỉ đô la Mỹ dành cho nghiên cứu và phát triển hàng năm ở quốc gia này. Tương tự, các quỹ đầu tư tại Israel gắn với cụm từ “mạo hiểm” là có lý do của nó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc mạnh dạn đầu tư quy mô lớn vào nhiều lĩnh vực khác nhau và sẵn sàng chấp nhận thất bại như một yếu tố thiết yếu dẫn đến những thành công nhất định cho kinh tế và xã hội Mỹ, Israel và nhiều quốc gia khác - trong đó có thể sẽ có Việt Nam

    Đào Thị Thu Thủy, Vũ Thị Hằng
    Nhóm Chính sách kinh tế (EPG - AVSE Global)
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    20 năm qua, đế chế thương mại toàn cầu được chuyển vào tay các tập đoàn công nghệ
    Trong vòng 20 năm qua, đế chế thương mại toàn cầu được chuyển vào tay của các tập đoàn công nghệ. Tính tới 31/12/2018, 4 công ty được định giá cao nhất trên thế giới - Microsoft, Apple, Amazon và Alphabet - đều là công ty công nghệ

    Bạn còn nhớ năm 1998 ? Năm của bộ phim Titanic, hay công chúa nhạc pop Britney Spears ra mắt, và trò chơi bắt rắn trên điện thoại Nokia 5110. Đó cũng là thời đại mà General Electric, Coca-Cola và ExxonMobil là những công ty giá trị nhất toàn cầu

    [​IMG]
    Jeff Bezos và Bill Gates, những người giàu nhất thế giới

    Tua nhanh tới 20 năm sau, bức tranh đã thay đổi chóng mặt với các công ty công nghệ đã vượt lên hàng đầu, và Microsoft chính là cái tên độc tôn. Tuy các công ty thuộc lĩnh vực dầu mỏ và tài chính ngân hàng vẫn có giá trị đáng kể nhưng hiện nay các ông lớn phải kể đến như Facebook, Apple, Amazone, Netflix và Google, hay còn gọi là FAANG, hay những doanh nghiệp nhỏ hơn song có ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng online. Có thể kể đến Procter & Gamble, tập đoàn sản xuất toàn nhu yếu phẩm như dầu gội và kem đánh răng, giờ phải đứng sau Facebook, mạng xã hội được ưa chuộng để đăng ảnh, chia sẻ thông tin và trò chuyện

    Điều này phản ánh xu thế của thế kỷ 21 khi mà công nghệ đã làm thay đổi các ngành công nghiệp truyền thống cũng như cuộc sống hiện đại, định nghĩa lại các sản phẩm và dịch vụ con người có nhu cầu và việc kinh doanh họ muốn đầu tư

    [​IMG]
    Jack Ma và Bill Gates tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Quốc tế Thượng Hải 2018

    Tính tới 31/12/2018, 4 công ty được định giá cao nhất trên thế giới - Microsoft, Apple, Amazon và Alphabet - đều là công ty công nghệ. Microsoft và Apple đều đã tồn tại đủ lâu để chứng minh khả năng hòa nhập và cải tổ mô hình kinh doanh nhằm đáp ứng được thị trường phát triển như vũ bão mọi lúc. Amazon thậm chí còn không nằm trong top 100 công ty lớn nhất vào năm 2008, đã mở rộng hoạt động đáng kể trong những năm gần đây với bước chuyển mình vĩ đại sang kinh doanh trực tuyến

    Nhìn vào danh sách các công ty giàu nhất thế giới, có thể nhận ra sự bứt phá mạnh mẽ của các doanh nghiệp Trung Quốc như Tencent hay Alibaba. Berkshire Hathaway có thể là cái tên xa lạ với bạn đọc nhưng nếu bạn biết đây là công ty đầu tư của Warren Buffet, cổ đông chiến lược của Apple và hàng tá công ty khác, bạn sẽ hiểu tại sao nó lại đứng ở vị trí thứ 5


    [​IMG]
    10 công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới trong 20 năm

    Theo ý kiến của một giáo sư đại học Trung Quốc: "Các công ty công nghệ, đang được nhiều nhà đầu tư tìm kiếm, đã đưa cải tiến vào các ngành nghề khác nhau bằng việc hội nhập sâu sắc với nền kinh tế và cuộc sống qua các ứng dụng có ý nghĩa. Giá trị thị trường không phải là chỉ số duy nhất chứng minh tầm quan trọng của các công ty đó, hay nền kinh tế mới đang đi đúng hướng hay không. Chúng ta nên nhìn cả vào đóng góp cho phát triển kinh tế và tạo ra việc làm nữa"

    Microsoft là công ty duy nhất tồn tại trong cả 3 danh sách top 10 của các năm 1998, 2008 và 2018. Mặc dù doanh số bán ra của sản phẩm chủ lực Windows có giảm xuống, Microsoft đã quyết định chuyển trọng tâm sang lĩnh vực cloud computing, với vô số sản phẩm phần mềm theo nhu cầu của khách hàng

    Trái ngược với thành công rực rỡ kể trên, bài học thất bại của General Electric đáng lưu tâm. Từ vị trí thứ 3 trong năm 1998, giờ đây tập đoàn này còn không giữ nổi vị trí trong top 100 công ty lớn nhất. Do những biến động trong chỉ số chứng khoán Mỹ và cả nền kinh tế bùng nổ, GE sụp đổ, kéo theo khoản tiền hơn 100 tỷ USD của cổ đông tiêu tán. Lý do cụ thể khó có thể mô tả, nhưng chắc chắn việc không thể hòa nhập và thích nghi với phát triển của công nghệ đã khiến cho gã khổng lồ công nghệ này bị sụp đổ
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Con đường đi lên của Việt Nam phải là công nghệ
    Phát biểu tại Hội nghịtriển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TT&TT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “con đường đi lên, đi nhanh của Việt Nam phải là công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam”

    [​IMG]
    Thủ tướng tham quan triển lãm ICT tại Bộ TT&TT chiều 15/1

    Chiều 15/1/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TT&TT.Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng cho rằng “con đường đi lên, đi nhanh của Việt Nam phải là công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam”. Thủ tướng bày tỏ ấn tượng với cụm từ được sử dụng nhiều tại Hội nghị là “sáng tạo và khát vọng Việt Nam” và khẳng định Chính phủ sẽ đóng góp vào khát vọng đó

    Theo Thủ tướng, Bộ đã xác định lại đúng vị trí, vai trò, sứ mạng của lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tuyên truyền, đặc biệt, “các đồng chí đã đưa ra được định hướng lớn để làm kim chỉ nam cho sự phát triển của Bộ”

    Bộ TT&TT đã tập trung chỉ đạo lĩnh vực công nghệ, công nghiệp và dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, có đóng góp lớn cho đất nước về doanh thu, lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách, tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra một số doanh nghiệp lớn có thương hiệu và thứ hạng quốc tế

    Tuy vậy, theo Thủ tướng, còn một số tồn tại, trước hết, vụ AVG là vụ việc nặng nề, đau lòng, làm chậm đi sự phát triển của ngành, mất nhiều cán bộ. Bộ cần coi đây là bài học đắt giá và cũng từ đây, phải mạnh mẽ vươn lên, “vấp nhưng không được ngã”

    Thủ tướng cũng nhìn nhận, thứ hạng Việt Nam về các lĩnh vực của Bộ còn thấp, thậm chí có xu thế tụt hạng. ICT đáng lẽ là lĩnh vực đầu tầu cả thì tốc độ tăng trưởng những năm gần đây chậm lại nhiều. Lĩnh vực ICT vẫn chưa đi đầu về công nghệ, về cách mạng 4.0

    Vai trò của một số Sở TT&TT còn mờ nhạt, chưa đóng góp nhiều cho địa phương. Nhân Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ hiện nay chưa có chủ trương sáp nhập Sở TT&TT vào bất cứ Sở nào

    Đặc biệt, Thủ tướng bày tỏ băn khoăn về việc mạng xã hội còn nhiều bất cập, chưa được quản lý tốt. Cùng với đó, chúng ta có 17.000 nhà báo nhưng chưa đồng tâm, hiệp lực phát triển đất nước

    Từ các phân tích nêu trên, Thủ tướng đã chỉ ra các định hướng, trả lời các kiến nghị của Bộ TT&TT trên từng lĩnh vực cụ thể

    Thủ tướng đồng ý Bộ TT&TT trình Chính phủ Nghị định về việc chia sẻ cơ sở dữ liệu; đồng ý cho thí điểm tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ, trước hết thí điểm ở một đơn vị viễn thông

    Thủ tướng đồng ý để Bộ nghiên cứu, báo cáo Chính phủ mô hình trung tâm hoặc tổ hợp báo chí Nhà nước

    Đồng ý với phương hướng đầy trách nhiệm, thậm chí là tham vọng về một Việt Nam phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Thủ tướng cho rằng, đây là nhiệm vụ nặng nề. Đó cũng là đặt hàng, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với ngành TT&TT. Trước hết, Việt Nam phải có thứ hạng cao về ICT bởi đây là nền tảng của các lĩnh vực khác, nền tảng của kinh tế số. Thứ hai là khởi nghiệp công nghệ, phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, dùng công nghệ để giải quyết các vấn đề của Việt Nam, Bộ TT&TT phải dẫn dắt việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ ICT của Việt Nam

    Thủ tướng khẳng định rằng, nền kinh tế số, kinh tế dữ liệu chính là một phần quan trọng, tương lai của toàn bộ nền kinh tế. Chính sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin sẽ góp phần thay đổi tư duy, hoạt động chính sách, tạo ra kỳ vọng đi tắt đón đầu chưa từng có đối với Việt Nam. Nhiệm vụ này rất quan trọng

    Đối với lĩnh vực viễn thông, Thủ tướng đề nghị xử lý triệt để vấn đề sim rác. Thủ tướng nêu rõ, Chủ tịch, Tổng giám đốc các công ty, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu trách nhiệm cá nhân về sim rác. Sim rác không xử lý được thì hậu quả rất khôn lường

    Hoan nghênh Bộ trưởng Bộ TT&TT đồng ý “bật đèn xanh” cho 5G, trước hết là tại TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai cấp phép tần số 4G và cấp phép thử nghiệm 5G

    Về lĩnh vực công nghệ thông tin, Thủ tướng đề nghị sớm trình Đề án chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động của các bộ, ngành, địa phương, giúp Việt Nam có sự bứt phá về phát triển kinh tế số, xã hội số

    Đặc biệt, cần phải nâng cao thứ hạng Việt Nam về Chính phủ điện tử. Năm 2020, phải tăng ít nhất 15 bậc về Chính phủ điện tử so với năm 2018. Nhân hội nghị này, Thủ tướng hoan nghênh VPCP, đứng đầu là Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng rất chủ động xây dựng chính phủ điện tử và yêu cầu Bộ TT&TT là chủ công của Chính phủ điện tử, nhất là vấn đề công nghệ. VPCP làm chính sách, đôn đốc kiểm tra, xử lý các vấn đề đặt ra, còn vấn đề công nghệ là Bộ TT&TT

    Thủ tướng đồng ý Bộ TT&TT trình Chính phủ và Thường vụ Quốc hội về việc sử dụng một phần Quỹ viễn thông công ích cho công nghệ thông tin theo cơ chế của Quỹ, hiện nay có 10.000 tỷ đồng. …

    Bộ cần đề xuất chính sách tạo điều kiện cho khởi nghiệp. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin để phấn đấu đạt mục tiêu có 1 triệu kỹ sư, cả phần cứng và phần mềm

    Về an toàn, an ninh mạng, Thủ tướng nhất trí mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về lĩnh vực này. Không để mạng của các cơ quan Đảng, Nhà nước bị tấn công, lấy cắp thông tin. Cần giám sát các đợt tấn công mạng, phát hiện các lỗ hổng an ninh mạng trên toàn quốc và chủ động cảnh báo cho các cơ quan

    Đối với công nghiệp ICT, cần có nhiều doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ nhưng cũng phải chú trọng hình thành một số doanh nghiệp công nghệ lớn có thứ hạng toàn cầu. Phải sản xuất được các thiết bị viễn thông, đặc biệt là thiết bị hạ tầng viễn thông. Các nhà mạng Việt Nam phải quan tâm dùng thiết bị của Việt Nam

    Đối với thông tin tuyên truyền, Thủ tướng bày tỏ, với vai trò quản lý Nhà nước về báo chí, Bộ TT&TT phải làm sao để báo chí nước ta góp phần tạo đồng thuận, tạo niềm tin xã hội, không được làm giảm đi sức mạnh quốc gia, niềm tự hào, ý chí vươn lên, đoàn kết một lòng. Triển khai nghiêm túc quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 sau khi được Thủ tướng phê duyệt. Phải ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý báo chí tốt hơn nữa. Bộ TT&TT phải sử dụng đồng bộ các biện pháp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật để xử lý các vi phạm của mạng xã hội

    Bày tỏ lo ngại về một số biểu hiện gần đây của báo chí như tống tiền doanh nghiệp, một số tờ báo tổ chức “đánh hội đồng” doanh nghiệp và cán bộ có liên quan, moi móc đời tư, vi phạm quyền con người, quyền công dân, vi phạm bảo vệ thương hiệu Việt Nam hay đưa tin giật gân, câu khách, không có động cơ trong sáng..., Thủ tướng cho rằng, cần đưa ra các nguyên tắc xử sự, quy tắc nghề nghiệp, chế tài xử lý minh bạch, công khai hơn để chấn chỉnh tình trạng này. Phát triển báo chí, quản lý báo chí để phục vụ sự nghiệp đổi mới, đưa Việt Nam sánh vai với cường quốc năm châu là việc quan trọng của quản lý Nhà nước về báo chí

    Vui mừng các sự phát triển của mạng xã hội Việt Nam, trong đó có mạng Zalo với 45 triệu người sử dụng, Thủ tướng đề nghị tiếp tục xây dựng mạng xã hội Việt Nam có số lượng người dùng không kém mạng xã hội nước ngoài. Bộ TT&TT cần lành mạnh hóa trên không gian mạng, người tham gia phải chính danh, xử lý nghiêm khắc việc đưa tin sai, tin vu khống, lợi dụng không gian mạng để chống phá chế độ

    Khôi Nguyên
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thinktank của Mỹ và Anh Quốc phác thảo hiệp định thương mại tư do lý tưởng

    [​IMG]
    11 think tank đến từ Mỹ và Vương quốc Anh đã cùng nhau phác thảo một văn bản pháp lý về Hiệp định thương mại tự do lý tưởng

    Bản thảo được công bố đồng thời tại Mỹ và Vương quốc Anh nhằm nhấn mạnh ý chí về việc xây dựng một hiệp định thương mại giữa nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ năm trên thế giới

    Những đổi mới chính sách quan trọng bao gồm

    - Ngừng áp dụng cách tiếp cận theo “nguyên tắc chọn – bỏ” (negative list) nhằm tự do hóa các hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và mua sắm chính phủ. Từ đó, quá trình hội nhập kinh tế sẽ diễn ra nhanh hơn, rộng hơn và sâu hơn

    - Loại bỏ thuế quan đối với gần như tất cả các loại hàng hóa ngay khi hiệp định có hiệu lực

    - Cho phép người lao động Anh và Mỹ được tự do di chuyển giữa hai nước, trong điều kiện đã đạt được thỏa thuận về việc làm

    - Các bên cam kết đẩy nhanh quy trình thủ tục thông quan và các thủ tục hành chính

    - Thừa nhận lẫn nhau đối với các loại bằng cấp và chứng chỉ chuyên gia

    - Thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp, và các điều khoản tương đồng, cho phép các công ty được bán hàng và hoạt động tại cả hai thị trường nếu họ đáp ứng được quy định của một trong hai nước, trong các lĩnh vực mà hiệp định đã quy định

    - Nới lỏng các điều kiện sử dụng nguyên liệu đầu vào từ nước thứ ba bằng cách hạ thấp các ngưỡng giá trị trong “quy tắc xuất xứ” mà hàng hóa cần phải đáp ứng để được hưởng các điều khoản ưu đãi trong hiệp định

    - Loại trừ việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá giữa hai bên

    - Loại trừ việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa quốc gia và nhà đầu tư

    - Thiết lập điều khoản cho phép những quốc gia khác có thể gia nhập vào hiệp định nếu họ có nguyện vọng tham gia và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về tự do hóa thị trường

    Sáng ngày 18/9, một dự án được phối hợp thực hiện bởi tổ chức Initiative for Free Trade của Anh và Viện Cato của Mỹ đã công bố những thành quả nghiên cứu đầu tiên. Với những đóng góp từ các chuyên gia chính sách cùng với 11 tổ chức nghiên cứu (think tank) của Anh và Mỹ, bản báo cáo “Hiệp định Thương mại Tự do Lý tưởng cho Anh quốc và Mỹ: Góc nhìn của một nhà tự do thương mại” (The Ideal U.S.-U.K. Free Trade Agreement: A Free Trader’s Perspective) đã đề xuất nội dung cho hiệp định thương mại tự do giữa 2 nền kinh tế lớn của thế giới, và là 2 quốc gia nói tiếng Anh giàu nhất thế giới

    Với việc cả hai nước đều cam kết mạnh mẽ với thể chế thị trường tự do dựa trên luật lệ, một hiệp định tự do thương mại lý tưởng giữa Mỹ và Anh quốc là cơ hội để gia tăng sự thịnh vượng cho cả người dân ở cả hai quốc gia này. Những quy tắc mới mẻ, hợp lý và minh bạch nhằm loại bỏ các rào cản thương mại tốn kém sẽ giúp kích thích sự đổi mới, thúc đẩy tính cạnh tranh, tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người, và khích lệ tư duy cải cách của các chính phủ trên toàn thế giới

    Hiệp định này cũng đính kèm những điều khoản ngăn chặn chính phủ của các nước thành viên theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ phân biệt đối xử, và bắt buộc các bên không được tái phạm. Báo cáo cho biết, sự thừa nhận lẫn nhau đối với nhiều lĩnh vực giữa hai nền kinh tế phát triển sẽ giúp giảm thiểu tối đa các rào cản thị trường, và cho phép người tiêu dùng được tiếp cận toàn diện các loại hàng hóa và dịch vụ ở cả hai thị trường

    Lần đầu tiên sau 45 năm, chính phủ Anh quốc sắp sửa giành lại quyền tự hoạch định các chính sách thương mại. Đối với họ, việc ký kết và triển khai một hiệp định tự do thương mại với Mỹ sẽ là ưu tiên hàng đầu. Dĩ nhiên, Bộ Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh đã chọn Mỹ là một trong bốn đối tác tiềm năng để ký hiệp định thương mại, và nước này đang triển khai các cuộc thu thập ý kiến từ công chúng

    Với trình độ hội nhập cao về kinh tế, cả hai nền kinh tế của Mỹ và Anh quốc đều đã được hưởng lợi trên nhiều khía cạnh. Các tổ chức của Mỹ đang là những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Anh quốc, và các công ty Anh cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giá trị đầu từ trực tiếp nước ngoài tại Mỹ. Tổng giá trị đầu tư tích lũy hiện đã đạt gần 1,3 nghìn tỷ USD. Có hơn 1,1 triệu người Mỹ đang làm việc cho các công ty Anh quốc tại Mỹ và gần 1,5 triệu người Anh làm việc cho các chi nhánh của công ty Mỹ tại Anh

    Hơn nữa, hiệp định này còn được ủng hộ rộng rãi bởi người dân Anh và Mỹ. Trong một cuộc thăm dò mới đây được thực hiện bởi tổ chức YouGov, 67% người Anh được khảo sát trả lời rằng họ ủng hộ việc ký kết FTA với Mỹ (và chỉ có 9% số người phản đối), trong khi 64% người Mỹ cũng ủng hộ một FTA với Anh (và chỉ 7% số người phản đối)

    Các ngành tài chính sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng cường các mức độ thừa nhận lẫn nhau trong hiệp định. Ngành tài chính và bảo hiểm chiếm 7,5% GDP của Mỹ (tương đương 1,45 nghìn tỷ USD) và chiếm 6,5% GDP tại Anh (119 tỷ Bảng). Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, những nhà giám sát tài chính muốn tạo ra một hệ thống quy định đồng bộ cao hơn giữa Phố Wall và London, và bài báo cáo này lập luận rằng việc tăng cường hợp tác giữa các nhà quản lý sẽ giúp gia tăng hiệu quả của hệ thống quy định đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ cho người tiêu dùng

    Hiệp định tự do thương mại lý tưởng giữa Anh và Mỹ sẽ bao gồm những điều khoản tự do hóa thương mại trong 18 chương khác nhau. Các quy tắc đổi mới, dựa trên cơ chế thị trường sẽ được trình bày trong những chương như Sự đồng nhất về quy định (Regulatory Coherence), Thương mại Điện tử, Biện pháp kiểm dịch và vệ sinh động thực vật, Giải quyết tranh chấp, và những điều khoản kết nạp bên thứ ba

    Dan Ikenson, Giám đốc Trung tâm Chính sách Thương mại thuộc Viện Cato và là đồng tác giả bài nghiên cứu, cho biết mục tiêu của dự án này là: “thuyết phục các nhà hoạch định chính sách và người dân ở cả hai quốc gia rằng, một hiệp định thương mại và đầu tư song phương toàn diện, nhằm loại bỏ rào cản thương mại cho mọi lĩnh vực trong cả hai nền kinh tế, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên, và tạo ra một hiệp định khuôn mẫu có tính chất tự do hóa mạnh mẽ nhất trên thế giới”

    Những người ủng hộ tự do thương mại thường hoài nghi về các hiệp định thương mại tự do, vì chúng thường đính kèm nhiều điều khoản bảo hộ hay “điều tiết hoạt động thương mại”. Do đó, bài báo cào này, bên cạnh việc cung cấp một văn bản chính thức và bản tóm tắt cho hiệp định, còn giúp củng cố niềm tin cho những người ủng hộ tự do thương mại

    Tom Clougherty, Trưởng bộ phận chính sách thuế tại Trung Tâm Nghiên cứu Chính sách và là đồng tác giả của bài báo cáo, cho biết

    “Đây không chỉ là một hiệp định thương mại tự do lý tưởng giữa Anh quốc và Mỹ; nó còn là một hình mẫu cho cách mà tiến trình tự do hóa thương mại nên diễn ra trong thế kỷ 21

    Bản phát thảo hiệp định của chúng tôi sẽ đưa các nhà hoạch định chính sách Mỹ và Anh Quốc đạt đến một trình độ mới trong tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, và giải phóng hoạt động đầu tư xuyên biên giới, và hỗ trợ việc thừa nhận lẫn nhau đối với chủ quyền quốc gia

    Nói một cách ngắn gọn, nó đại diện cho một tiêu chuẩn vàng, hiện đại, của nền thương mại và hợp tác quốc tế”

    CPS
     
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Doanh nghiệp công nghệ cần được cổ xúy bằng chính sách
    - Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có thêm 50.000 doanh nghiệp công nghệ nữa, bằng với số lượng doanh nghiệp lĩnh vực này đã được thành lập từ trước tới nay. Nhiều ý kiến cho rằng để đạt được mục tiêu trên Chính phủ cần sớm ban hành các chính sách phù hợp, bên cạnh việc khích lệ

    [​IMG]
    Khách tham quan triển lãm công nghệ tại TPHCM

    Thay đổi những chính sách bất cập


    Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc tập đoàn VCCorp, một doanh nghiệp nội dung số có doanh thu chỉ sau Google và Facebook tại Việt Nam, nói: “Khi người dùng đăng thông tin vi phạm trên Facebook, chỉ người đăng bị xử phạt. Trong khi đó cũng thông tin tương tự mà đăng trên mạng xã hội của Việt Nam thì doanh nghiệp đầu tư mạng xã hội đó lại bị xử phạt, chịu trách nhiệm”

    Ông Tân nêu trường hợp trên để nói chính sách quản lý hiện không công bằng giữa doanh nghiệp nội dung số trong nước và nước ngoài. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc tập đoàn Công nghệ NextTech, cho rằng các doanh nghiệp công nghệ nội đang bị quản không khác gì bị trói chân tay mà phải đi “đánh nhau” với doanh nghiệp ngoại khổng lồ không bị trói là bất hợp lý

    Theo ông Nguyễn Thế Tân, nếu chính sách được cởi trói thì doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ phát triển không kém nước ngoài. Ông hy vọng những chính sách bất cập trong thời gian tới sẽ được tháo gỡ

    Tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được tổ chức hồi tuần trước, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết sẽ không để kéo dài tình trạng bảo hộ ngược; phải tiến tới việc bất kỳ doanh nghiệp nào đến Việt Nam làm ăn cũng phải tuân thủ luật pháp

    Bên cạnh đó, ông Hùng đồng tình với đề xuất nên ưu tiên các doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Ông nhận định ngành nội dung số ở Việt Nam đang gặp vấn đề là tỷ lệ phân chia oanh thu quá thấp, chỉ bằng một phần ba hoặc một phần tư so với các nước trong khu vực

    Theo ông, con số này đáng lẽ phải đạt khoảng 4 tỉ đô la Mỹ chứ không phải 1 tỉ đô la như hiện nay mà lý do là chính sách ăn chia giữa các nhà mạng và công ty nội dung số. Ở những nước nội dung số phát triển, tỷ lệ ăn chia thường là 30% doanh thu thuộc về nhà mạng và 70% thuộc về nhà cung cấp nội dung. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ này thường là 60% dành cho các nhà mạng

    Đại diện một doanh nghiệp không muốn nêu tên cho rằng Chính phủ muốn thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ phát triển thì một trong những giải pháp là thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp. Nếu chỉ khích lệ mà không cổ xúy bằng chính sách thì rất khó. Và khi đã nhìn ra những bất cập của chính sách thì cần nhanh chóng sửa đổi, ban hành chính sách mới

    Mạnh dạn với những chính sách mới


    Ông Nguyễn Thế Tân cho rằng, so với các nước hiện chính sách dành cho công ty công nghệ Việt Nam đang ở mức kém nhất. Tại Trung Quốc, doanh nghiệp công nghệ đang được hưởng ưu đãi thuế; tại Mỹ, Amazon lợi nhuận hàng tỉ đô la Mỹ nhưng không phải đóng thuế. Trong khi đó ở Việt Nam, mức thuế mà những doanh nghiệp công nghệ như VCCorp phải đóng dao động từ 15-20% doanh thu, chứ không phải là 15-20% tính trên lợi nhuận như các nước

    Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam, chính sách ưu đãi thuế có thể đã được ban hành nhưng doanh nghiệp cho biết việc họ đi xin cho đủ giấy tờ chứng minh mình thuộc diện được hưởng ưu đãi cũng rất mệt mỏi, tốn kém. Trong khi đó, các chính sách ưu đãi thuế mà Việt Nam đang dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại đang làm rất tốt, rất nhanh


    [​IMG]

    Ông Nguyễn Thế Tân đề xuất Chính phủ cần ban hành cơ chế sandbox (khu vực riêng thử nghiệm những chính sách mới cho mô hình kinh doanh mới); cần cho phép áp dụng chính sách đặc khu ảo cho những vấn đề quá hóc búa, cần kiểm soát, hoặc có rủi ro lớn

    Ông Hùng Trần, Giám đốc điều hành của Got It, công ty công nghệ Việt Nam khởi nghiệp và thành công tại thung lũng Silicon của Mỹ, nhận định, nếu cơ chế sandbox được thực hiện để hỗ trợ các doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẽ giúp rất nhiều cho sự phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam

    Trước đề xuất này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết việc cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận sandbox và những đặc khu ảo sẽ được Chính phủ xem xét. Song, ông Hùng cho rằng sẽ rất khó để có luôn một quy định, chính sách về vấn đề sandbox. Bởi lẽ đây là một vấn đề mới, các doanh nghiệp nên thử nghiệm trước để lộ ra các vấn đề, sau đó mới đúc kết, và khi mọi thứ đã rõ hơn mới đưa ra một chính sách cho sandbox

    “Hiện nhận thức về việc cái gì mới thì cho thử nghiệm đã được Chính phủ gần như nhất quán. Các doanh nghiệp khi muốn thử nghiệm một sản phẩm hay mô hình kinh doanh nào đó có thể tiếp cận bộ quản lý vấn đề đó để đề nghị được hỗ trợ. Tôi tin bộ trưởng bộ đó nếu thấy sản phẩm, mô hình tốt, sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp nhận”, ông Hùng nói

    Bên cạnh việc đề xuất các chính sách mới, vấn đề xây dựng nguồn nhân lực giỏi cũng là điều trăn trở đối với các doanh nghiệp lĩnh vực này. Ông Hùng Trần, Giám đốc điều hành của Got It, nhận xét, tại Việt Nam trình độ kỹ sư công nghệ vẫn còn có khoảng cách lớn so với nước ngoài


    [​IMG]

    Nhiều nhân sự tham gia lĩnh vực công nghệ nhưng chủ yếu là gia công phần mềm; còn hạn chế ở nhiều yếu tố như năng lực sáng tạo, các kỹ năng mềm... Theo ông, để các doanh nghiệp công nghệ thành công thì yếu tố nhân sự giỏi luôn mang tính quyết định. Việt Nam cần chú trọng đào tạo nhân sự chất lượng cao

    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để có nguồn nhân lực tốt trong nước, không thể ngồi chờ giáo dục đổi mới với quãng thời gian có thể kéo dài đến 20 năm. Với kinh nghiệm đã từng làm Tổng giám đốc Viettel nhiều năm trước khi đảm nhiệm chức bộ trưởng, ông Hùng cho rằng doanh nghiệp có thể tìm người giỏi bằng cách mời gọi người Việt ở nước ngoài là trí thức, kỹ sư trong ngành công nghệ về làm việc hoặc hợp tác

    Kết thúc Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hôm 9-5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam để trình trong tháng 6 tới. Trong đó, sẽ cụ thể hóa lộ trình, bước đi và những chính sách kèm theo để phát triển các doanh nghiệp công nghệ

    Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ có liên quan cần sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia nhằm tạo thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ. Bởi muốn có doanh nghiệp công nghệ thì cần tạo ra thị trường; sau đó là hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

    Thủ tướng đồng ý với chủ trương thí điểm xây dựng khu công nghiệp, công nghệ sáng tạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

    Chính phủ sẽ có văn bản giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đổi mới đào tạo công nghệ và ngoại ngữ bắt buộc từ cấp tiểu học, nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin

    Cùng với đó, Chính phủ sẽ đưa các vấn đề cụ thể như liên kết, kêu gọi các doanh nghiệp hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm, nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút nhân lực nước ngoài…

    Vân Oanh
     
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Phát triển doanh nghiệp công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam
    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright là diễn giả tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam – “Make in Vietnam” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 9/5 vừa qua

    Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ đầu tiên này đặt vấn đề thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ trong nước trở thành một động lực để tạo đột phá trong phát triển kinh tế, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và trở thành một nước phát triển. Các doanh nghiệp công nghệ ở đây bao gồm những công ty khởi nghiệp sáng tạo (start-up), các công ty tư vấn, chuyển giao công nghệ và nhóm các doanh nghiệp truyền thống nhưng có nhiều nguồn lực và muốn chuyển hướng phát triển sang lĩnh vực công nghệ

    Cơ hội với nền kinh tế thu nhập trung bình


    Trong bài trình bày tại phiên thảo luận có chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cho hay, tăng trưởng nhanh trong dài hạn là chìa khoá để thoát nghèo và bẫy thu nhập trung bình

    [​IMG]

    Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Xuân Thành

    Trong 30 năm qua từ 1987 đến 2017, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai ở châu Á (chỉ sau Trung Quốc) với tốc độ tăng trưởng bình quân 6,7%/năm. Các nền kinh tế thoát bẫy thu nhập trung bình đều duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong khoảng thời gian từ 30 năm trở lên

    Trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của mình, Hàn Quốc (1965-1995) và Singapore (1964-1994) có tốc độ tăng GDP lần lượt là 9,5% và 9,2%/năm, còn Trung Quốc (1981-2011) là 10,2%. Thái Lan cũng đã từng tăng trưởng 7,8%/năm trong giai đoạn 1965-1995 còn Malaysia Indonesia là cùng 7,4%/năm từ 1967 đến 1997. Vậy, con số 6,7%/năm của Việt Nam trong 30 năm từ 1987 đến 2017 lại là kém ấn tượng

    Con đường phát triển của các nước từ thu nhập thấp đến trung bình đến cao là chuyển kinh tế từ việc dựa vào nhân tố (tài nguyên, lao động rẻ và ổn định chính trị, ổn định vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản) tới dựa vào hiệu quả (giáo dục đại học, thị trường hàng hoá – lao động – tài chính) rồi tới công nghệ và đổi mới với quãng thời gian đến 50 năm. Hiện nay, Việt Nam đang chuyển dịch nền kinh tế từ cạnh tranh dựa vào nhân tố hướng tới cạnh tranh dựa vào hiệu quả

    Theo ông Nguyễn Xuân Thành, các nước đang phát triển hiện nay không nhất thiết phải theo trình tự trên. Trung Quốc và Ấn Độ đang trở thành các nền kinh tế dựa vào công nghệ và đổi mới bằng việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ của mình. Nếu theo trình tự truyền thống thì Việt Nam có thể mất thêm 50 năm nữa nhưng nếu tập trung vào doanh nghiệp công nghệ, quá trình này chỉ kéo dài trong khoảng 20 năm

    Ông Thành cho hay, xu hướng toàn cầu hiện nay đó là sự đi lên và chiếm ưu thế của các doanh nghiệp công nghệ. Có thể xem đây là cơ hội đối với các nền kinh tế thu nhập trung bình khi tự động hoá và trí tuệ nhân tạo có thể giúp tăng năng suất lao động ở các nền kinh tế thu nhập trung bình lên 0,8-1,4%/năm từ nay cho đến 2030

    “Trong 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp công nghệ đã đóng góp từ 10 – 15% trong cơ cấu GDP. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp công nghệ thường gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP bình quân. Các doanh nghiệp công nghệ có thể giúp các nước thu nhập trung bình gia tăng năng suất lao động từ 0,8 – 1,4% cũng như gia tăng đáng kể tốc độ phát triển kinh tế” – ông Thành dẫn các số liệu tính toán gần đây

    Hơn nữa, các doanh nghiệp công nghệ đã chiếm vị trí chủ đạo trong việc thúc đẩy tăng trưởng, quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế

    “Nếu có được các doanh nghiệp công nghệ, ta sẽ có một nền kinh tế hướng vào đổi mới”, chuyên gia Fulbright cũng lưu ý xu hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới hiện nay không phải là sự trỗi dậy của các doanh nghiệp đơn lẻ mà là sự đi lên của cả một cụm ngành đổi mới, ở đó có sự tập trung về mặt địa lý của nhiều doanh nghiệp công nghệ cùng với những tổ chức hỗ trợ và liên quan, được kết nối với nhau bởi các giá trị chung và sự tương hỗ nhắm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

    Một chi tiết thú vị mà ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ tại phiên thảo luận đó là doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã trở thành điểm ngắm của các nhà đầu tư quốc tế. Dẫn nguồn khảo sát từ Bain&Company (2018) điều tra các quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư cổ phần tư nhân, chuyên gia cho biết, trong năm 2018-2019, Singapore vẫn là trung tâm nhưng những cụm ngành đổi mới đang hình thành trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Indonesia và Việt Nam là điểm ngắm của các nhà đầu tư quốc tế (Việt Nam chiếm 39%, Indonesia chiếm 49%)

    4 nhân tố thúc đẩy


    Tuy nhiên, thách thức để phát triển được các doanh nghiệp công nghệ là chính sách của các quốc gia, làm sao thu hút được sự hội tụ của các doanh nghiệp trở thành một cụm ngành (cluster), tập trung tại một vị trí địa lý và không phải là chỉ trong một lĩnh vực, một ngành hẹp

    Chuyên gia từ Fulbright Việt Nam cho rằng cần chú ý tới 4 nhân tố gồm: nhân lực, cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghệ, thị trường tài chính và khung chính sách điều tiết các hoạt động công nghệ mới

    Điều kiện cầu (thị trường nội địa từ sức cầu cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước, thị trường nước ngoài mở rộng nhờ các hiệp định thương mại thế hệ mới), Bối cảnh cạnh tranh (môi trường kinh doanh cạnh tranh với ít rào cản, doanh nghiệp công nghệ start-up tạo công nghệ mới, doanh nghiệp đã phát triển thâu tóm công nghệ mới và mở rộng quy mô ứng dụng) và Thể chế hỗ trợ

    “Chúng ta nói nhiều đến nhân lực trong đó làm thế nào để đổi mới về kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng IT, ICT từ trường đại học. Kinh nghiệm trong thời gian gần đây cho thấy những người có kỹ năng ngôn ngữ, IT, công nghệ lại không có được từ trường học mà lại là học được từ trên mạng, qua các chương trình của những doanh nghiệp tư nhân và startup tạo ra. Trong khi đó, nguồn lực của nhà nước để xây dựng những chương trình cho cả trường phổ thông đến đại học lại không thành công”, ông Nguyễn Xuân Thành nêu ví dụ


    Làm sao nguồn lực của nhà nước có thể lập ra quỹ để đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ mà trong thời gian dài là lỗ ?

    Hệ thống giáo dục – đào tạo cần mang tính mở để cho phép từng cá nhân, sinh viên, phổ thông tự tìm kiếm, tự đăng ký học ở các chương trình trên mạng, đăng ký những chương trình đào tạo của các công ty startup về giáo dục. Những chứng chỉ này được các trường phổ thông, đại học công nhận

    Rào cản hiện nay là các trường bị ràng buộc bởi chương trình cứng nhắc, áp đặt từ trên xuống mà chưa được tự do để họ liên kết với các doanh nghiệp công nghệ hay thậm chí cho phép học sinh, sinh viên học ở bên ngoài rồi được trường công nhận. Cơ chế hiện nay bắt học sinh sinh viên học theo chương trình cứng nhắc của trường rồi để có kỹ năng thực sự lại phải ra ngoài học

    “Do đó chính sách nên để cho sinh viên tự học và việc tự học đấy của họ được công nhận và các trường cũng tự chủ động”, ông khuyến nghị

    Về cơ sở hạ tầng, việc đầu tư các khu công nghệ cao có thể khả thi và sẽ kích hoạt sự phát triển các doanh nghiệp công nghệ theo hướng cụm ngành đổi mới, nhưng nhà nước chỉ nên đóng phải cho là người làm quy hoạch mang tính chiến lược, còn nhà đầu tư cơ sở hạ tầng rồi đúng ra thu hút doanh nghiệp công nghệ nên để cho khu vực tư nhân

    Chuyên gia Fulbright cũng lưu ý một đặc điểm của doanh nghiệp startup công nghệ đó là lỗ triền miên trong thời gian dài, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp đã thành công ngay từ đầu với quy mô lớn

    “Như vậy làm sao nguồn lực của nhà nước có thể lập ra quỹ để đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ mà trong thời gian dài là lỗ? Doanh nghiệp công nghệ startup được tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư vốn cổ phần”, ông phân tích

    Vì vậy, trong nỗ lực phát triển thị trường vốn, Việt Nam cần có khung chính sách thông thoáng cho các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư vốn cổ phần. Về quản lý doanh nghiệp, chính sách cũng cần theo hướng tự do hóa cao hơn để thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập của các doanh nghiệp công nghệ

    “Doanh nghiệp Việt Nam cũng có ý tưởng nhưng không lớn lên được một phần là không nhận được tài trợ. Do đó, anh không chịu được khả năng trong giai đoạn đầu là đốt tiền để giành được thị phần, chứng tỏ công nghệ”, chuyên gia phân tích thực trạng doanh nghiệp công nghệ start up của Việt Nam hiện nay

    Những rào cản chính sách hiện nay về quản lý doanh nghiệp và thị trường vốn buộc rất nhiều các doanh nghiệp công nghệ startup của Việt Nam tìm đường sang Singapore

    Hiện nay, doanh nghiệp công nghệ gồm hai nhóm: các doanh doanh nghiệp công nghệ mang tính startup, đi lên từ nhỏ bé và các doanh nghiệp lớn hoặc thành công trong lĩnh vực khác bây giờ chuyển sang công nghệ. Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Nhà nước phải thiết kế chính sách dành cho cả hai nhóm này

    “Với những nhóm startup có quy mô nhỏ, rủi ro cao, theo tôi, Nhà nước không trực tiếp đầu tư nguồn lực mà khuyến khích bằng chính sách thuế”, ông gợi ý. Hiện nay, doanh nghiệp đầu tư cho R&D có thể được khấu trừ thuế nhưng để được hưởng thì chi phí làm thủ tục và đi xin tính ra không đáng để làm.

    Doanh nghiệp công nghệ cần nguồn nhân lực trình độ cao. Nhân lực này có mức lương cao, nhưng với mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân quá lũy tiến hiện nay thì làm triệt tiêu khả năng tuyển dụng họ hay tuyển dụng họ những đăng ký lao động ở Singapore

    Ông Thành cho rằng: “doanh nghiệp công nghệ (technology company) là một doanh nghiệp tạo ra công nghệ mới rồi hoặc sử dụng công nghệ mới này làm nền tảng chính yếu cho hoạt động kinh doanh của mình hay bán công nghệ mới này cho các doanh nghiệp khác”

    Bởi vậy, việc chúng ta cố đưa ra một khung pháp lý để gán những doanh nghiệp mới này vào mô hình kinh doanh cũ là không thể khả thi. Cần phải coi các doanh nghiệp này là một hoạt động kinh tế mới và nhà nước nên xây dựng một khung pháp lý để điều chỉnh loại hình mới này

    Đại học Fulbright Việt Nam
     
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    StartUp Việt tư vấn chính sách
    Nhiều startup và nhân tài người Việt nhiều năm sống tại nước ngoài nhận định Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển công nghệ và đi lên từ một nước đang phát triển

    Nhiều chuyên gia đánh giá, để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì ngoài vai trò “bà đỡ” của Nhà nước, nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng. Những năm qua, phong trào khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước. Cùng với đó, nhiều nhà khoa học, doanh nhân, kỹ sư, giảng viên đại học… người Việt ở nước cũng về nước cống hiến, khởi nghiệp


    Zing đã có cuộc trò chuyện với một số startup, nhân tài người Việt, trong đó có người từng làm ở các công ty như Google, Amazon… để có được những góc nhìn về con đường phát triển khoa học, công nghệ, cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực này

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hùng Trần đánh giá việc phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là chiến lược khôn ngoan, nhiều nước trên thế giới cũng đang đẩy mạnh

    Nhà sáng lập GotIt! lấy ví dụ đa số các công ty lớn nhất thế giới hiện nay là công ty công nghệ, từ lúc thành lập đến khi phát triển thành những công ty giá trị hàng đầu thế giới chỉ mất khoảng thời gian rất ngắn. Trong khi đó, đầu tư cho công nghệ không đòi hỏi nguồn lực quá lớn mà có thể mang lại giá trị rất cao

    Tuy nhiên, Hùng Trần cho rằng cần phải xác định việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là xây dựng được những sản phẩm công nghệ có giá trị cao, chứ không phải gia công về công nghệ để có lương cao hơn các ngành khác. Anh nhấn mạnh nếu không có sản phẩm sáng tạo đột phá, thì không bao giờ thay đổi được vị thế của nền kinh tế

    [​IMG]



    Để phát triển được khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhà sáng lập GotIt! cho rằng Việt Nam cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo

    “Phải có khả năng làm nên việc gì đó tốt hơn bất kỳ ai thì mới tạo thành đế chế, khi đó giá trị mới lớn”, anh nói

    Hùng Trần cho rằng Việt Nam có thể theo đuổi một số lĩnh vực mới với thế giới, như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ robot để vươn lên trong tương lai. Song song với đó, cần ứng dụng thành tựu khoa học, các nền tảng công nghệ của thế giới, để giải quyết những bài toán của xã hội đặt ra, sáng tạo ra những giá trị mới. Như vậy sẽ tạo ra các cơ hội để vươn lên so với các nước khác

    [​IMG]

    [​IMG]

    Phạm Kim Cương cho rằng để tạo ra được những công ty như Google thì phải đi từ trường đại học. Ở Mỹ, các trường đại học khuyến khích nghiên cứu và đưa sản phẩm ra thị trường. Các trường cũng tạo điều kiện để thu hút các sinh viên giỏi, thu hút các nhân tài từ các nước trên thế giới

    Anh nhấn mạnh muốn có đổi mới sáng tạo thì phải có nghiên cứu, muốn nghiên cứu thì phải có người giỏi. Việc đầu tiên là cần thu hút được nhân tài và hướng họ nghiên cứu giải quyết những vấn đề của cuộc sống

    “Nhân tài của Việt Nam rất nhiều, làm thế nào để họ nghiên cứu nhiều hơn và ứng dụng vào thực tiễn thì sẽ đạt được những bước phát triển lớn”, anh nói

    [​IMG]



    Để giải bài toán nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Phạm Kim Cương cho rằng Chính phủ cần tạo điều kiện cho nhiều quỹ đầu tư của tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thân, quỹ của Nhà nước… được hoạt động, tìm kiếm và đầu tư vào những công nghệ tiềm năng

    “Giống như trong bóng đá, để sút vào cầu môn thì phải dẫn quả bóng từ cuối sân lên tới khung thành đối phương. Các quỹ đầu tư sẽ giúp quả bóng đi đến đích”, anh ví von

    Cuối cùng, Phạm Kim Cương đánh giá Việt Nam có nhiều cơ hội và môi trường tốt để phát triển khoa học và công nghệ, có những mạng lưới hỗ trợ rất hữu ích. Anh mong muốn ngày càng nhiều người Việt ở nước ngoài cùng về cống hiến cho đất nước

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tuấn Cao đánh giá thị trường Việt Nam đang trên đường hội nhập, có rất nhiều cơ hội để phát triển công nghệ. Đặc biệt, anh đánh giá Việt Nam rất có triển vọng trong lĩnh vực AI, bởi nó có ảnh hưởng rộng đến rất nhiều ngành và lĩnh vực. Là người có nhiều năm ứng dụng AI trong ý tế, Tuấn Cao cho rằng ứng dụng công nghệ y tế có thể giúp Việt Nam vươn lên trong lĩnh vực này trên thế giới

    Anh Tuấn đánh giá Việt Nam có đội ngũ bác sĩ giỏi, dân số đông có thể phát triển những công nghệ y tế tiên tiến dành cho người châu Á. Công nghệ sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn, đưa ra phác đồ điều trị cho từng cá nhân, với cơ địa, thể trạng khác nhau

    [​IMG]



    Để doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn lên mạnh mẽ, Tuấn Cao cho rằng phải nắm giữ công nghệ lõi. “Nếu không có công nghệ lõi thì một doanh nghiệp khác có thể dễ dàng bắt chước nhanh chóng, làm nhanh hơn”, anh nói

    Nói về nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tuấn cho rằng không nên quá lo lắng về tiền. Theo anh, khi có công nghệ tốt, thì các công ty của Mỹ, các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ tự tìm đến và đổ nguồn tiền vào Việt Nam. Do đó, cần tập trung phát triển công nghệ song song với chọn những nhà đầu tư có tầm nhìn, đầu tư vào công nghệ từ giai đoạn còn “trứng nước”

    Anh cũng đề xuất Chính phủ cần có những hành lang pháp lý, hệ thống quỹ chuẩn, tiêu chuẩn… tạo điều kiện cho phát triển khoa học, công nghệ. Cần có chính sách thuế ưu đãi để thu hút nhân tài, cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới

    [​IMG]

    [​IMG]

    Để đẩy nhanh việc phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo Việt Nam, Kevin Tùng Nguyễn cho rằng cần chú trọng 3 yếu tố là: Nền tảng giáo dục, tinh thần kinh doanh, môi trường tự do phát triển

    Anh cho rằng cần có cải cách giáo dục, chú trọng đào tạo phục vụ nền kinh tế sáng tạo. Cần chuẩn bị cho nguồn nhân lực tương lai một tư duy mở để tiếp nhận những thay đổi và kiến thức mới về khoa học công nghệ

    “Chính lực lượng này sẽ là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế số, khoa học công nghệ và tư duy sáng tạo”, anh chia sẻ

    Kevin Tùng Nguyễn cũng cho rằng cần có tinh thần kinh doanh là yếu tố quan trọng. Theo đó, doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận không phải là mục đích mà là kết quả của quá trình doanh nghiệp theo đuổi hiện thực hóa lý tưởng của mình. Nhờ có tinh thần kinh doanh, công ty sẽ dễ dàng tiếp thu những quy trình mới, những công nghệ mới trong quá trình kinh doanh, sản xuất

    [​IMG]



    Ngoài ra, anh cũng nhấn mạnh cần tạo môi trường tôn trọng khác biệt và tự do phản biện. Nếu thiếu một không gian tự do học thuật thì không có sáng tạo, khoa học và công nghệ không phát triển, sẽ không có kinh tế tri thức

    Để thu hút nhân tài, Kevin Tùng Nguyễn cho rằng đất nước tạo môi trường mở với các chính sách rộng mở, tạo điều kiện để các du học sinh trở về và cống hiến. Có thể tự nâng cao năng lực cho hệ thống giáo dục đại học trong nước bằng cách mời nhà cung ứng giáo dục đại học nước ngoài vào mở chi nhánh hay chương trình lên kết hợp tác với trường trong nước

    CEO JobHop cũng cho rằng cần tạo môi trường làm việc và mức lương hợp lý, thực hiện thêm nhiều chiến dịch định hướng tư tưởng, giúp sinh viên hiểu và cảm nhận được tầm quan trọng của việc quay về và cống hiến cho nước nhà là một lý tưởng cũng như sứ mệnh của mỗi công dân. Ông cũng mong muốn Nhà nước có các quỹ tạo điều kiện và hỗ trợ nhân tài về nước, từ đó hình thành động lực để du học sinh trở về và giảm tình trạng chảy máu chất xám

    Hiếu Công
     
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thinktank là cầu nối giữa “tri thức” và “quyền lực”
    - “Think tank” là những tổ chức nghiên cứu chính sách, có chức năng chính là nghiên cứu, tư vấn, phản biện, và xây dựng các đề xuất chính sách. Trong nền chính trị Hoa Kỳ hiện đại, think tank được ví như những “chiếc hộp tư duy”, thực hiện vai trò cầu nối giữa “tri thức” và “quyền lực”. Hoạt động của các think tank rất đa dạng: tiến hành các nghiên cứu, cung cấp các xuất bản phẩm, tổ chức các buổi thuyết trình hay tranh luận chính sách, tham gia vào vận động chính sách. Bài viết trình bày hoạt động của các think tank ở Hoa Kỳ, nhận diện những ảnh hưởng của các think tank trong đời sống chính trị và quy trình chính sách ở Hoa Kỳ

    1. Khái lược think tank ở Hoa Kỳ hiện nay

    Theo thống kê, Hoa Kỳ hiện có khoảng 1800 “think tank” - thường được hiểu là những tổ chức nghiên cứu chính sách, có chức năng nghiên cứu, tư vấn, phản biện, và xây dựng các đề xuất chính sách. Bởi vậy, “think tank” thường được ví như “những chiếc hộp tư duy” hay “những nhà máy sản xuất ý tưởng”. Trên thực tế, do sự đa dạng về loại hình tổ chức, hoạt động, ngân sách và nhân sự... cho nên rất khó đưa ra một định nghĩa phổ quát về think tank. Theo Rich và Weaver (2011), khái niệm “think tank” đề cập đến các tổ chức với ba đặc điểm chính

    (i) cung cấp dịch vụ nghiên cứu và tư vấn chính sách

    (ii) độc lập về mặt tổ chức, và đôi khi cả mặt tài chính, với chính quyền và các trường đại học

    (iii) hoạt động dựa trên cơ sở phi lợi nhuận

    Tuy nhiên, thực tế Hoa Kỳ cho thấy, rất khó phân biệt các think tank với các tổ chức vận động xã hội hay các tổ chức NGOs bởi ranh giới giữa chúng là rất khó phân định. Thực tế này dẫn đến những cách thức xác định và thống kê số lượng think tank khác nhau. Một cách nhận biết phổ biến là chia các think tank ở Hoa Kỳ thành bốn nhóm với những đặc trưng nổi bật

    (i) Think tank nghiên cứu - tập trung vào các hoạt động nghiên cứu chính trị và phân tích chính sách

    (ii) Think tank hợp đồng - hoạt động chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các đối tác

    (iii) Think tank tư tưởng - hoạt động theo thiên hướng tư tưởng hoặc chính trị đảng phái, hướng đến các kết quả chính trị cụ thể

    Để thực hiện được các mục đích trên, các think tank áp dụng nhiều chiến lược hoạt động khác nhau. Họ có thể tuyển dụng các học giả để triển khai các nghiên cứu tự do, phân công các học giả nghiên cứu những vấn đề mà tổ chức hoặc các nhà tài trợ yêu cầu, hoặc tham gia những nghiên cứu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Các hoạt động và sản phẩm của think tank chính là nguồn tham khảo cho các ý tưởng chính sách của chính quyền Hoa Kỳ. Cụ thể hơn, think tank ở Hoa Kỳ tập trung vào một số hoạt động sau đây

    - Tổ chức các diễn đàn hoặc hội thảo để thảo luận các vấn đề chính sách.

    - Các nhà nghiên cứu thực hiện các bài phát biểu hoặc thuyết trình.

    - Điều trần trước các ủy ban hoặc tiểu ban của Quốc hội khi được yêu cầu.

    - Xuất bản sách, tạp chí, báo và các báo cáo chính sách.

    - Sản xuất các video giành cho công chúng số đông về các vấn đề chính sách.

    - Tạo ra các websites để công chúng có thể tiếp cận và thu thập xuất bản phẩm.

    - Tổ chức gây quỹ hàng năm.

    - Thu hút báo chí và truyền thông để hình ảnh tổ chức và các chuyên gia được xuất hiện và gây ảnh hưởng.

    - Các chuyên gia đảm nhận các vị trí chính trị và chuyên môn trong chính quyền.

    - Các chuyên gia tham gia các nhóm cố vấn tổng thống hoặc nhóm làm việc trong các giai đoạn chuyển giao nhiệm kỳ tổng thống.

    - Duy trì văn phòng liên lạc với lưỡng viện Quốc hội.

    - Mời các nhà hoạch định chính sách tham dự các hội thảo hoặc thảo luận chính sách có giới hạn người tham dự.

    - Cho phép các quan chức chuyên môn làm việc ngắn hạn.

    - Cung cấp vị trí và cơ hội làm việc dài hạn cho các cựu quan chức.

    - Thực hiện nghiên cứu chính sách và soạn thảo báo cáo chính sách theo yêu cầu của các nhà hoạch định chính sách.

    2. Ảnh hưởng của think tank trong nền chính trị Hoa Kỳ hiện đại

    Ảnh hưởng tích cực:

    Thứ nhất, cung cấp thông tin và kiến thức chuyên môn về chính sách cho chính quyền và xã hội nói chung. Think tank được coi là “nhà máy sản xuất ý tưởng hành động” phục vụ trước hết cho nhu cầu của các nhà hoạch định chính sách. Những kiến giải, phân tích, bình luận của chuyên gia think tank có thể giúp định hình nhận thức chính sách của quan chức chính quyền, ảnh hưởng đến trật tự ưu tiên giữa các lựa chọn hành động, đề ra lộ trình hành động, gây dựng các liên minh hành động, cũng như góp phần tạo dựng thiết kế thể chế. Cùng với thời gian, các think tank có thêm chức năng vận động chính sách để có thể thực sự tạo được ảnh hưởng đến các quyết sách của chính quyền. Để đạt được những mục đích này, think tank chủ động tìm kiếm và gia tăng mức độ tương tác với chính quyền thông qua nhiều hình thức khác nhau. Do đó, các học giả và chuyên gia think tank đã tự ví họ như cây cầu nối giữa cộng đồng khoa học hàn lâm với chính quyền và công chúng. Họ là những người nắm bắt và tìm cách xử lý các vấn đề hiện đang diễn ra chứ không phải chỉ tìm cách lý giải những vấn đề lý thuyết quá hàn lâm, không thực sự đáp ứng nhu cầu của số đông công chúng

    Thứ hai, cung cấp nhân sự chất lượng cao cho chính quyền và nền chính trị Hoa Kỳ. Một đặc điểm của đội ngũ nhân sự chính quyền Hoa Kỳ là luôn thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử. Chẳng hạn, với chính quyền liên bang, mỗi khi có một tổng thống mới thì sẽ xuất hiện nhu cầu nhân sự cho các vị trí lãnh đạo cấp cao bên nhánh hành pháp. Tổng số các vị trí cần bổ nhiệm mới, cả về chính trị và chuyên môn, là khoảng 3000 người. Về cả lý thuyết và thực tiễn, lực lượng này có thể được lựa chọn từ đội ngũ quan chức của chính quyền tiền nhiệm. Tuy nhiên, do yếu tố chính trị, các nhà lãnh đạo mới thường thay thế một lượng lớn đội ngũ tiền nhiệm bằng các nhân sự đã từng phục vụ cho ê kíp tranh cử của mình hoặc thuộc về đảng chính trị mà họ đã từng dựa vào để thắng cử. Truyền thống này khiến cho các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính quyền luôn biến động. Cũng bởi vậy, các nhà lãnh đạo mới thường tìm đến các chuyên gia đang làm việc trong khu vực dân sự để lựa chọn nhân sự cho chính quyền của mình. Thực tế này diễn ra lặp đi lặp lại theo thời gian dẫn đến sự hình thành mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền và các tổ chức think tank - nơi luôn sẵn sàng cung cấp các chuyên gia chính sách chất lượng để làm việc cho chính quyền. Cũng bởi đặc điểm truyền thống này cho nên các think tank ở Hoa Kỳ vẫn được ví như một “chính quyền dự bị” - nơi mà các vị trí việc làm trong chính quyền luôn là cơ hội khẳng định uy tín của cả cá nhân và tổ chức đối với đội ngũ chuyên gia think tank

    Thứ ba, các think tank có thể trở thành nơi tập hợp các chuyên gia, học giả, và bổ sung cho vai trò của các trường đại học. Một thách thức lớn với hệ thống trường đại học ở Hoa Kỳ là các học giả thường rất mạnh về năng lực nghiên cứu hàn lâm, vốn ít khả năng ứng dụng chính sách. Sở dĩ có thực tế này là bởi nghiên cứu của các học giả ở trường đại học thường đi sâu vào một khía cạnh hoặc vấn đề nào đó, khiến họ xa rời khỏi đời sống thực tiễn. Các nghiên cứu cũng thiên về lý thuyết, hướng đến mục đích xây dựng các mô hình lý thuyết để giải thích đời sống xã hội. Thế nhưng, trên thực tế, các mô hình lý thuyết đó lại rất ít hoặc rất khó được sử dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh hàng ngày. Điển hình cho thực tế này là các mô hình lý thuyết về chính sách đối ngoại - dù có thể rất hay và giá trị về tri thức nhưng lại hầu như không được sử dụng bởi các think tank trong việc xây dựng các đề xuất chính sách. Chính bởi vậy, think tank đã trở thành một địa chỉ cho các diễn đàn chính sách - nơi các chuyên gia và học giả cũng như công chúng có thể đến để trình bày và thảo luận các vấn đề chính sách trước các tình huống thực tế đang đòi hỏi hành động kịp thời của chính quyền

    Kết nối công chúng số đông với lĩnh vực chính sách công, giáo dục họ về các vấn đề chính sách, khơi gợi và thúc đẩy ý thức tích cực và chủ động trong việc tham gia giải quyết các vấn đề công là vai trò tích cực thứ tư mà các think tank đóng góp cho xã hội Hoa Kỳ. Thông qua nhiều hình thức hoạt động hướng đến số đông, think tank giúp những người dân Hoa Kỳ bình thường nhất có thể hiểu biết về tình hình thế giới và trong nước, nhận thức được những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận và chính quyền, đồng thời cũng có thể tham gia vào các thảo luận chính sách. Thông qua đó, think tank góp phần giúp người dân Hoa Kỳ nắm bắt được các chính sách mà chính phủ Hoa Kỳ đang theo đuổi, từ đó gây dựng sự ủng hộ chính trị của công chúng Hoa Kỳ, vốn rất đa dạng về mặt xã hội, cho các lựa chọn hành động và hình thức hành động của chính quyền, cả trong nước và quốc tế

    Giảm bớt sự khác biệt về quan điểm chính sách giữa các quan chức chính quyền, giữa các học giả, giữa các đảng chính trị, thậm chí giữa các chính quyền của các quốc gia...là lợi ích thứ năm của các think tank. Để thực hiện được vai trò hóa giải sự khác biệt, xung đột về quan điểm, think tank có thể tổ chức các diễn đàn đối thoại hoặc trực tiếp tham gia các chương trình tập huấn quan chức hay nhân viên chính quyền. Chẳng hạn, tổ chức “The U.S. Institute of Peace” đã từng tham dự vào các cuộc thương lượng không chính thức cũng như tập huấn cho viên chức chính quyền Hoa Kỳ về các kỹ năng giải quyết xung đột kéo dài. Các think tank khác cũng tham vào các hình thức ngoại giao phòng ngừa, quản lý xung đột và tìm các giải pháp xử lý xung đột. Điển hình là từ cuối những năm 1980, Tổ chức “The Carnegie Endowment” đã tiến hành một chuỗi các cuộc gặp giữa các chính trị gia Nam Phi, doanh nhân, đại diện giới lao động, học giả, các nhà hoạt động xã hội, cũng như các nhà lập pháp. Các cuộc gặp này được tổ chức liên tục trong tám năm đã giúp tạo dựng sự hiểu biết và đồng thuận giữa các giới chức chính quyền và các lực lượng xã hội về tương lai của Nam Phi. Tương tự như vậy, CSIS đã triển khai nhiều dự án nhằm giúp giảm bớt sự khác biệt và chia rẽ giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở các quốc gia như Nam Tư hay Israel

    Ảnh hưởng tiêu cực:

    Thứ nhất là nguy cơ think tank bị chi phối bởi các nhà tài trợ. Hoa Kỳ đang chứng kiến mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt do sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các think tank. Hiện tại, Hoa Kỳ có gần 2000 think tank với quy mô tổ chức và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Bản thân các think tank không phải là các doanh nghiệp cho nên họ phải thường xuyên vận động để tìm ra các nguồn kinh phí hoạt động. Các hình thức gây dựng ngân sách phổ biến gồm: vận động tài trợ, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc gây quỹ. Để có thể giành được các khoản kinh phí dưới dạng quà tặng hoặc tài trợ, think tank buộc phải đề cao sự sáng tạo trong hoạt động và đẩy mạnh hơn nữa mức độ chuyên môn hóa. Thực tế này được thể hiện qua xu hướng thành lập các think tank gần đây nhưng chỉ tập trung hoạt động đối với một số lĩnh vực chính sách chuyên sâu nào đó thay vì quan tâm đến nhiều vấn đề như các think tank ra đời trước đây. Trước áp lực cạnh tranh, để có ngân sách hoạt động, các think tank buộc phải thỏa mãn các đơn hàng của nhà tài trợ cũng như phải cho họ thấy được những kết quả tác động trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, đo lường và đánh giá được tác động và kết quả thực tế các hoạt động của think tank không phải là việc dễ dàng, nhất là trong bối cảnh họ luôn bị áp lực về thời gian. Sự phụ thuộc vào kinh phí tài trợ cũng đặt các think tank trước nguy cơ lớn là họ sẽ bị giảm nguồn ngân sách mỗi khi các nhà tài trợ gặp khó khăn, không thể tiếp tục các cam kết tài trợ. Do đó, thách thức về ngân sách là yếu tố hàng đầu đe dọa khả năng độc lập và khách quan của các think tank. Không thể không tính đến nguy cơ think tank bị biến thành công cụ gây ảnh hưởng đến chính quyền của những cá nhân hoặc nhóm quyền lực trong xã hội. Khi đó, thay vì là những tổ chức nghiên cứu khách quan và độc lập, think tank có thể trở thành phương tiện mưu lợi của những cá nhân hoặc nhóm vị kỷ.

    Thứ hai là nguy cơ think tank bị ảnh hưởng và chi phối bởi chính trị đảng phái. Chia rẽ sâu sắc về tư tưởng và quan điểm chính trị là một đặc trưng nổi bật của xã hội Hoa Kỳ. Điều này ngày càng thể hiện rõ hơn qua các xung đột giữa các đảng chính trị có vai trò chi phối quá trình lập pháp của Quốc hội; hoặc sự xung đột giữa Quốc hội với Tổng thống. Về bản chất, sự chia rẽ, xung đột về chính trị bên trong chính quyền phản ánh sự xung đột giữa các truyền thống tư tưởng chính trị vốn có trong xã hội Hoa Kỳ. Thực tế này không chỉ tác động đến các chiến lược và định hướng chính sách của các đảng chính trị mà tất yếu cũng sẽ có ảnh hưởng đến các think tank. Bởi vậy, giữ được sự trung lập về chính trị sẽ là thách thức lớn đối với các think tank. Trên thực tế, đã có những think tank, chẳng hạn như Heritage Foundation, công khai đứng hẳn về phía quan điểm chính trị bảo thủ. Cũng bởi vậy, chuyên gia think tank sẽ ngày càng phải đối diện với khuynh hướng chính trị mà tổ chức của họ can dự hay ủng hộ. Việc đưa ra được các giải pháp chính sách khách quan và trung lập hoặc dựa trên sự dung hòa các quan điểm chính trị sẽ ngày càng khó khăn. Khi bị chi phối bởi các xu hướng chính trị, các think tank không còn giữ được bản chất vốn có của nó. Think tank có thể bị biến thành một công cụ cạnh tranh chính trị và lợi ích giữa các lực lượng chính trị khác nhau trong xã hội

    Thứ ba là nguy cơ các think tank chỉ tìm cách phục vụ lợi ích của chính họ chứ không phải lợi ích công và toàn xã hội. Để có thể nhanh chóng nhận được các khoản kinh phí và gia tăng ảnh hưởng, think tank có thể “xào nấu” các ý tưởng chính sách cũ hoặc rao bán các giải pháp chính sách mang đậm màu sắc chính trị đảng phái thay vì đầu tư nghiên cứu để đề xuất ra được những chính sách mới. Thách thức này là hệ quả từ môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các think tank cũng như xu hướng bị ảnh hưởng bởi chính trị đảng phái trong những năm gần đây. Khi không còn bảo đảm được chất lượng của các nghiên cứu và phân tích chính sách thì các think tank sẽ tự đánh đồng mình với các tổ chức vận động thuần túy (yếu về chuyên môn) vốn luôn đông đảo trong lĩnh vực chính sách công ở Hoa Kỳ. Họ giống như “những bộ não được đem rao bán”

    Một nguy cơ nữa là một số cơ quan chính quyền Hoa Kỳ ngày càng có biểu hiện lệ thuộc vào các think tank. Thay vì tự đưa ra lựa chọn chính sách, cơ quan chính quyền có thể thuê lại các think tank để làm việc này cho họ. Chẳng hạn, CSIS chính là think tank đã chuẩn bị bài phát biểu cho bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La 2013. Người ta đặt dấu hỏi là với bài phát biểu đó, liệu CSIS sẽ chỉ thuần túy đứng trên lập trường lợi ích của Hoa Kỳ, hay họ cũng có thể lợi dụng nó để phục vụ cho lợi ích của các đối tác của họ tại châu Á? Và trách nhiệm của các quan chức chính quyền ở đâu khi họ được hưởng lương từ nguồn thuế của dân chúng nhưng lại thuê các think tank thực hiện công việc chuyên môn cho họ?

    Tóm lại, với tư cách là những “nhà máy sản xuất ý tưởng chính sách”, think tank là một chủ thể không thể thiếu trong đời sống chính trị và quy trình chính sách của Hoa Kỳ. Sự gia tăng cả về số lượng và hình thức hoạt động của think tank không chỉ cho thấy quyền lực của tri thức, mà còn gợi ra những tiềm năng đóng góp to lớn của các chủ thể ngoài nhà nước vào việc giải quyết các vấn đề công. Nhờ hệ thống think tank đông đảo, chính quyền Hoa Kỳ đã tận dụng được nguồn nhân lực và tri thức trong xã hội vào quá trình quản trị quốc gia. Có thể thấy, không gian tự do học thuật và thể chế chính trị phân quyền là những yếu tố thuận lợi căn bản để các think tank phát huy được vai trò tích cực của mình


    TS Đoàn Trường Thụ

    Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
     
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Lập Đại dự án phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo
    Để phát triển bứt phá, chúng ta cần dồn lực phát triển đội ngũ nhân tài chuyển đổi số cốt cán, tiến thẳng vào những công nghệ quan trọng như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật…

    Thay vì cứ tiếp tục tiến hành theo cách truyền thống với các dự án nhỏ lẻ, chúng ta tập trung lập Đại dự án phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhanh chóng bắt kịp và vượt lên trong cuộc đua tranh đầy khốc liệt nhằm khai thông các điểm nghẽn, tạo động lực tăng trưởng, giúp Việt Nam bứt phá, nhảy vọt trong bản đồ công nghệ toàn cầu.

    Tầm nhìn và lộ trình


    Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm đầu ASEAN về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đến năm 2045 thuộc nhóm 20 nước hàng đầu thế giới. Để thực hiện sứ mệnh này, Đại dự án tập trung vào thực hiện 3 nhiệm vụ chính và với lộ trình 3 giai đoạn.

    [​IMG]

    Để phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cần không ngừng gia tăng phát minh, sáng chế

    + Nghiên cứu, hoạch định chiến lược để Việt Nam tiến thẳng, làm chủ và tiên phong trong phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giải các bài toán quốc gia và toàn cầu;

    + Kết nối và xây dựng mạng lưới trí tuệ nhân tạo toàn cầu vì một Việt Nam hùng cường trong thời đại 4.0; Thu thập, cập nhật thông tin mới nhất về sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo; Thu hút, đào tạo và nuôi dưỡng các chuyên gia, kỹ sư công nghệ trí tuệ nhân tạo;

    + Giai đoạn 1 - Thiết lập mạng lưới và tiếp cận công nghệ: Liên kết và thu hút nguồn nhân tài trí tuệ nhân tạo toàn cầu. Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài về công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo giải các bài toán ưu tiên quốc gia.

    + Giai đoạn 2 - Phát triển mạng lưới và cải tiến công nghệ: Dựa trên những kiến thức và nền tảng để phát triển những nền tảng mới của công nghệ trí tuệ nhân tạo. Mở rộng mạng lưới liên kết, “trạm” nghiên cứu và trung tâm công nghệ sáng tạo. Thu hút thêm nguồn tài chính từ doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế...

    + Giai đoạn 3 - Sáng tạo công nghệ và tiên phong: Không ngừng gia tăng phát minh, sáng chế. Đưa ra những ứng dụng công nghệ mới để tương thích, hiệu quả hơn, giải quyết các bài toán toàn cầu

    Tuyển chọn nhân sự cốt cán


    Nhân sự cốt cán, đặc biệt là tổng tư lệnh Đại dự án, tư lệnh của các đội đặc nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của Đại dự án nên phải tuyển chọn thật kỹ lưỡng. Cũng bởi vậy, cần tìm kiếm từ mọi nguồn trên phạm vi toàn cầu. Tùy theo mỗi vị trí mà có các tiêu chuẩn tuyển chọn khác nhau song tối thiểu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn dưới đây

    Năng lực và kinh nghiệm

    + Giỏi lãnh đạo, có tầm nhìn và năng lực hoạt động ở toàn cầu; Am hiểu sâu sắc về công nghệ và có bề dày kinh nghiệm, từng quản lý thành công các dự án công nghệ, khoa học lớn; bậc thầy về dùng trí tuệ toàn cầu trong phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo giải quyết các bài toán đất nước và toàn cầu



    + Đã có những thành tựu lớn trên thực tế được đồng nghiệp đánh giá là xuất chúng, có năng lực lãnh đạo, quản lý xuất sắc, được công chúng, xã hội, đặc biệt là cộng đồng các nhà khoa học quốc tế biết đến và thừa nhận…

    Phẩm chất

    + Nhìn nhận việc đảm nhận vị trí quyền cao chức trọng trong Đại dự án không phải là một nghề kiếm sống, làm giàu, có quyền lực hay để kiếm danh mà để đem cái tài, sở trường của mình góp phần đưa đất nước cất cánh, làm nên kỳ tích sông Hồng trong thời đại 4.0…

    + Tinh thần đổi mới sáng tạo, đau đáu trong suy nghĩ, quyết đoán trong hành động, cháy bỏng khát vọng dân tộc, dám nghĩ dám làm, dám hành động đột phá, quả cảm tiên phong theo dòng chảy thời đại…

    Nguồn tài chính


    Nguồn tài chính ban đầu cho Đại dự án khoảng 10 tỷ USD do Nhà nước bố trí, các tập đoàn công nghệ tham gia góp vốn và huy động từ các nguồn khác, từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước và một số tập đoàn công nghệ trong nước cùng hợp lực để thực hiện Đại dự án này

    Đại dự án lập 3 đội đặc nhiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Đội 1 đặt ở Hà Nội, đội 2 đặt ở thung lũng Silicon (Mỹ), đội 3 ở London (Anh). Qua đây chúng ta sẽ tạo cầu nối và mạng lưới để khai thác trí tuệ toàn cầu vì một Việt Nam hùng cường trong thời đại 4.0

    Đứng đầu là một tổng tư lệnh toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Đại dự án, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước nhân dân và số phận của dân tộc. Mỗi đội có 1 tư lệnh đứng đầu, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của đội. Các đội hoạt động theo nguyên tắc độc lập, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau

    Tóm lại, để làm cách mạng chuyển đổi số thành công, tiến quân vào thời đại 4.0 bắt kịp các nước phát triển, số đông nhân lực cần được trang bị kỹ năng phù hợp, nhất là phải có các tư lệnh chuyển đổi số tài năng cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư công nghệ số tinh nhuệ với tinh thần đổi mới sáng tạo, quả cảm tiên phong, đau đáu trong suy nghĩ, quyết đoán trong hành động, biết dùng trí tuệ toàn cầu trong phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải quyết các bài toán đất nước và toàn cầu

    Chúng ta chỉ có thể có được đội ngũ tinh hoa cốt cán này khi thực tâm trọng dụng hiền tài, tạo môi trường thuận lợi cho hiền tài xuất hiện, phát huy tài năng, giao cho họ trọng trách và nhiệm vụ xứng tầm, cho họ không gian đủ rộng để phát huy hết tài năng, toàn tâm toàn ý vì một Việt Nam hùng cường trong thời đại 4.0, bằng không chúng ta sẽ bị kéo lê theo thời đại 4.0. Bởi lẽ, thủy thủ giỏi không lớn lên trong bồn tắm, mà là trong bão tố. Chiến binh giỏi không sinh ra trên quân hàm, họ sinh ra trên chiến trường

    Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm chúng ta cần chung tay đánh thức tiềm lực để làm cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo nên một kỳ tích sông Hồng trong thời đại 4.0. Các nước và lãnh thổ chịu ảnh hưởng Nho giáo đều đã hóa rồng, bắt đầu từ Nhật Bản rồi đến 4 con rồng châu Á, Trung Quốc thì đã soán ngôi cường quốc kinh tế số 2 thế giới của Nhật Bản vào năm 2010 và đang trên hành trình hiện thực hóa giấc mộng Trung Hoa vào năm 2049

    Dân tộc Việt Nam vốn tiềm ẩn sức mạnh và ý chí phi thường, có bản lĩnh và trí tuệ không kém ai, khi được khơi nguồn sức mạnh sẽ trỗi dậy mãnh liệt

    TS Phạm Mạnh Hùng - TS Bùi Khắc Linh

    Viện Kinh tế và chính trị thế giới
     
  13. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Đức công bố chiến lược với Trung Quốc
    Trong bản chiến lược dài 64 trang, Chính phủ Đức nhấn mạnh “Trung Quốc đã thay đổi. Do điều này cùng các quyết định chính trị của Trung Quốc, nước Đức cần thay đổi cách tiếp cận đối với quốc gia này”

    Chiến lược với Trung Quốc được nội các Đức thống nhất sau nhiều tháng tranh cãi nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế của Đức vào Trung Quốc. Điều này phù hợp với những gì đã được Liên minh châu Âu (EU) thống nhất trước đó

    Trên trang Twitter cá nhân, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết "mục tiêu của chúng tôi không phải là tách rời. Nhưng chúng tôi muốn giảm bớt sự phụ thuộc quan trọng trong tương lai"

    Với kim ngạch thương mại gần 300 tỷ Euro (gần 8 triệu tỷ đồng) vào năm 2022, tăng 21% so với năm 2021, Trung Quốc là thị trường quan trọng của các công ty hàng đầu Đức

    Ngoài ra, tài liệu cũng nêu rõ, “việc Trung Quốc quyết định tăng cường quan hệ với Nga cũng gây ra những hậu quả an ninh ngay lập tức tới nước Đức". Do đó, Đức sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự và hợp tác với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

    [​IMG]
    Thủ tướng Đức Olaf Scholz

    Đức đồng thời cảnh báo rằng hiện trạng ở eo biển Đài Loan (Trung Quốc) chỉ có thể được thay đổi bằng các biện pháp hòa bình và bằng sự đồng ý của cả hai bên. Việc leo thang quân sự sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Đức và châu Âu

    Trong bản chiến lược, Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh Đức không muốn tách mình khỏi Trung Quốc, nhưng đồng thời muốn đa dạng hóa thương mại và chuỗi cung ứng nhằm củng cố khả năng phục hồi của mình

    Ý tưởng cốt lõi trong chiến lược đối với Trung Quốc của Chính phủ Đức là giảm rủi ro trong quan hệ kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng không phá vỡ quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất này của Đức

    Ngay sau khi chiến lược được công bố, các hiệp hội doanh nghiệp Đức đã lên tiếng ủng hộ hướng đi mới này. Tuy nhiên, họ tin rằng một cuộc thảo luận sâu hơn về việc áp dụng những biện pháp cụ thể là cần thiết, chẳng hạn như các công cụ kiểm soát đầu tư của Đức ở nước ngoài

    Về phần mình, Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin ra tuyên bố bày tỏ hy vọng Đức xem xét sự phát triển của Trung Quốc một cách toàn diện, hợp lý và khách quan
     
  14. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Việt Nam tận dụng đầu tư thông minh, nhắm thẳng mục tiêu cường quốc công nghệ
    Tờ The Diplomat cho rằng Việt Nam đang tận dụng một cách thông minh đầu tư nước ngoài để xây dựng nền tảng nhằm hướng tới trở thành một cường quốc công nghệ

    [​IMG]

    Làn sóng đầu tư sau chuyến thăm của Tổng thống Biden

    Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội ngày 10/9 đã mở ra mối quan hệ sâu sắc hơn trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Mỹ và điểm đáng chú ý nhất mà hai nước có được những thành công cụ thể đáng ca ngợi là lĩnh vực bán dẫn

    Tổng thống Biden đã công bố các dự án AI của Nvidia và Microsoft, các trung tâm thiết kế bán dẫn mới tại Thành phố Hồ Chí Minh của Synopsys và Marvell, lễ khai trương cơ sở đóng gói chip Amkor trị giá 1,6 tỷ USD gần Hà Nội vào tháng 10…

    Nhiều hoạt động đầu tư trong số này tiếp tục xu hướng các công ty chip hàng đầu của Mỹ và khác đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng

    Việt Nam hy vọng rằng những khoản đầu tư cơ bản này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam vươn lên sản xuất chip có giá trị cao hơn

    Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp chip Việt Nam

    Ngành công nghiệp chip của Việt Nam bắt đầu từ năm 1979, khi chính phủ thành lập Nhà máy Z181. Được tách ra từ một phòng thí nghiệm vật lý của Viện Kỹ thuật Quân sự Việt Nam, cơ sở nhà nước này sản xuất hai dòng sản phẩm: các linh kiện chip như bóng bán dẫn, điốt, cảm biến và thiết bị sản xuất vật liệu bán dẫn

    Tuy nhiên, đến đầu thập niên 1990, do những thay đổi trên thế giới, hoạt động sản xuất, đóng gói chip vi mạch của nhà máy Z181 đã phải dừng lại

    Sau hai thập kỷ, Việt Nam quay trở lại ngành công nghiệp chip toàn cầu, với Công ty bán dẫn FPT cung cấp dịch vụ VLSI vào năm 2014 và Trung tâm thiết kế vi mạch Viettel khai trương vào năm 2017

    Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp kỹ thuật số Việt Nam có được thành công rất lớn nhờ hơn 30 công ty nước ngoài thực hiện thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm vi mạch tại đây

    Intel chuẩn bị mở rộng địa điểm lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chip (ATP) . Amkor cũng sẽ mở rộng cơ sở ATP hiện có của mình và Synopsys đang chuyển hoạt động thiết kế EDA từ Trung Quốc sang Việt Nam

    Từ Hàn Quốc, Samsung đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào một cơ sở linh kiện bán dẫn vào năm 2022 và có kế hoạch mở rộng cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên này để sản xuất chip hoàn chỉnh vào năm 2023. Cuối cùng, hàng chục nhà cung cấp Hà Lan cho ASML đã săn đón Việt Nam làm địa điểm để đầu tư

    Đề xuất của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen rằng Việt Nam có thể được hưởng lợi từ quỹ an ninh chuỗi cung ứng quốc tế trị giá 500 triệu USD của Đạo luật Khoa học và CHIPS là minh chứng cho điều này

    Việt Nam thu hút đầu tư một cách có chọn lọc

    Chính phủ Việt Nam đã tạo ra nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng các nhà hoạch định chính sách muốn đảm bảo rằng các công ty nước ngoài sẽ hỗ trợ năng lực công nghệ trong nước của Việt Nam

    Tờ The Diplomat nhận định, Việt Nam không "mù quáng" thu hút tất cả nhà sản xuất chip nước ngoài cấp thấp

    Quốc gia Đông Nam Á muốn nâng cao năng lực kỹ thuật để giành được phần lợi nhuận lớn hơn từ các sản phẩm cuối cùng mà Việt Nam sản xuất

    Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Công Thương khuyến khích các công ty nước ngoài - đặc biệt là những công ty nhận trợ cấp của chính phủ - thiết lập các chương trình nghiên cứu chung với các tổ chức địa phương

    Ví dụ điển hình cho điều này là thỏa thuận đào tạo thiết kế chip giữa Synopsys với Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh; hợp tác giữa Samsung và chương trình phát triển nhà cung cấp trong nước của Bộ Công Thương

    Các quỹ đầu tư mạo hiểm của nhà nước như Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và Vườn ươm CNTT Việt Nam-Hàn Quốc tiếp tục phục vụ nỗ lực của Việt Nam nhằm chuyển đổi sang đóng góp giá trị cao hơn cho chuỗi cung ứng chip toàn cầu

    Việt Nam còn một chặng đường dài để trở thành một nền kinh tế sản xuất chip tiên tiến, nhưng các nhà hoạch định chính sách của nước này đang tận dụng một cách thông minh sự độc lập về địa chính trị và đầu tư nước ngoài để xây dựng nền tảng cho một cường quốc công nghệ, tờ The Diplomat nhận định

     
  15. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Doanh nghiệp tìm lời khuyên địa chính trị khi căng thẳng gia tăng trên toàn cầu
    Các công ty đa quốc gia đang thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao hiểu biết về địa chính trị trong bối cảnh các căng thẳng gia tăng trên toàn cầu. Điều này giúp họ đánh giá chính xác hơn về thị trường mục tiêu và chuỗi cung ứng

    [​IMG]
    Các tập đoàn đa quốc gia như Microsoft của Mỹ và Hitachi của Nhật Bản đang tìm cách nâng cao hiểu biết về tình hình địa chính trị toàn cầu và các rủi ro liên quan
    Tìm sự tư vấn của các cựu quan chức ngoại giao

    Trong khi một số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên môn, những công ty khác như Hitachi (Nhật Bản) và ngân hàng đầu tư Lazard (Mỹ) thuê các cựu quan chức ngoại giao và chính trị gia để đưa ra lời khuyên trực tiếp cho các CEO

    Lord Malloch-Brown, cựu quan chức ngoại giao và là chủ tịch của mạng lưới Open Society Foundations, cho biết trước đây luôn có một số nhà ngoại giao nghỉ hưu làm việc ở một góc của văn phòng ở các công ty đa quốc gia. Họ sẵn sàng tư vấn cho CEO về một số khó khăn chính trị địa phương

    “Điều xảy ra gần đây là chúng ta đã chuyển từ thời kỳ toàn cầu hóa đỉnh cao, nơi thị trường xác định địa điểm sản xuất và bán hàng, sang kỷ nguyên của một thị trường toàn cầu được chính trị hóa nhiều hơn”, ông bình luận

    Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra năm ngoái, nhiều doanh nghiệp không kịp trở tay để ứng phó. Giờ đây, họ đang xem xét kỹ hơn các điểm nóng chính trị như quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan, tác động của cuộc xung đột hiện tại ở Trung Đông giữa Hamas và Israel và khả năng ông Donald Trump trở lại ghế tổng thống của nước Mỹ

    Tại Nhật Bản, nước có mối quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng như Trung Quốc và Nga, trong 3 năm qua, các công ty đa quốc gia như Hitachi, tập đoàn đồ uống Suntory và các ngân hàng lớn nhất nước đã thuê các cựu quan chức ngoại giao, chuyên gia quan hệ quốc tế và phóng viên nước ngoài nhằm nâng cao chuyên môn trong lĩnh vực đánh giá rủi ro địa chính trị. Các nguồn thạo tin cho biết, trong những đợt tuyển dụng gần đây nhất, các nhà ngoại giao và chuyên gia khác được hai công ty bảo hiểm lớn nhất Nhật Bản và ba tập đoàn thương mại lớn nhất Nhật Bản là Mitsubishi, Mitsui và Itochu săn đón

    Ở các doanh nghiệp lớn khác của Nhật Bản, vai trò “giám đốc rủi ro địa chính trị” đã được thiết lập để phản ánh mức độ quan tâm nghiêm túc đến chủ đề này. “Hai đồng nghiệp của tôi gần đây đã đến làm việc tại các công thương mại và một người khác làm cho một công ty năng lượng”, một nhà ngoại giao Nhật Bản hiện làm việc bên ngoài Nhật Bản tiết lộ. Theo nhà ngoại giao này, các công ty mong muốn hiểu biết chi tiết hơn về rủi ro địa chính trị và về cơ bản họ sử dụng nhân sự của Bộ ngoại giao Nhật Bản như một nguồn cung cấp chuyên môn

    “Họ nghĩ rằng có thể nắm bắt được những thông tin khó tiếp cận bằng cách trả tiền cho nhà ngoại giao mà họ đang cố gắng thuê. Điều đó có vẻ đang có tác dụng”, nhà ngoại giao nói thêm

    Tập đoàn Mitsubishi xác nhận đã thành lập một ủy ban tình báo toàn cầu do chủ tịch của tập đoàn đứng đầu hồi năm ngoái. Mitsubishi cũng thiết lập một hệ thống cung cấp thông tin rủi ro địa chính trị, điều kiện kinh tế, công nghệ mới, xu hướng chính sách cho ban lãnh đạo

    Trong khi đó, các công ty nhỏ hơn của Nhật Bản đang thuê tư vấn bên ngoài với tốc độ chưa từng có. Một chuyên gia tư vấn cho các công ty Nhật Bản cho biết, chiến sự Ukraine cho thấy, rủi ro đang trở nên khó dự đoán hơn và một số rủi ro hiện hữu như các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn của Mỹ nhằm vào Trung Quốc, đã đạt đến cấp độ mà các công ty cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. “Họ không chỉ muốn chúng tôi kể cho họ nghe về một hoặc hai tình huống. Họ đang yêu cầu chúng tôi xếp hạng tất cả những rủi ro mà họ có thể gặp phải trên toàn thế giới”, vị chuyên gia cố vấn nói

    Ngành công nghệ chú trọng rủi ro địa chính trị

    Các ngành công nghiệp như dầu khí, có các hoạt động quan trọng ở những khu vực dễ biến động trên thế giới, thường là khách hàng chính của các cố vấn địa chính trị. Nhưng khi các công ty trong các lĩnh vực khác mở rộng thị trường và chuỗi cung ứng, họ cũng nhận thấy cần nâng cao chuyên môn địa chính trị

    Một ngành đã xây dựng được chuyên môn địa chính trị nội bộ đáng kể là lĩnh vực công nghệ của Mỹ, vốn chịu áp lực quản lý khéo léo sự kết hợp giữa sự phụ thuộc vào các chip chuyên dụng được sản xuất tại Đài Loan và sự hiện diện tại thị trường Trung Quốc

    “Ngành công nghệ vượt xa dầu khí trong việc quản lý rủi ro địa chính trị. Microsoft là công ty giỏi nhất trong việc xây dựng đội ngũ địa chính trị nội bộ, bao gồm cả một lãnh đạo cao cấo phụ trách quan hệ với Liên hợp quốc”, Manas Chawla, người sáng lập Công ty tư vấn địa chính trị London Politica, nhận xét

    Một số cựu quan chức tình báo và nhà ngoại giao gần đây chuyển sang làm việc cho khu vực tư nhân. Stephen Lovegrove, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Anh đã trở thành cố vấn cấp cao của ngân hàng đầu tư Lazard trong năm nay, trong khi cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Anh (MI6) Alex Younger gia nhập ngân hàng Goldman Sachs với tư cách chuyên gia cố vấn vào năm 2021

    Theo Mark Freebairn, đối tác của Công ty săn đầu người Odgers Berndtson, các công ty thuê cựu đại sứ, quan chức quân sự và tình báo cho công việc tư vấn có thể trả mức phí lên tới 2.000-5.000 bảng (2.400 – 6.100 đô la Mỹ)/giờ

    Cùng với việc cung cấp các phân tích và lời khuyên, các chuyên gia tư vấn có thể giúp mở ra cánh cửa cho các công ty đang tìm cách xây dựng mối quan hệ với các chính phủ nước ngoài. Dana White, người đứng đầu bộ phận cố vấn chiến lược toàn cầu của Ankura, một công ty tư vấn của Mỹ, cho biết công ty bà đã mua lại một doanh nghiệp tư vấn về quan hệ Mỹ-Trung, giúp thiết lập các giao thiệp cấp cao giữa các giám đốc điều hành và các quan chức Trung Quốc

    Một phân tích của Financial Times về các bản công bố thông tin của các công ty toàn cầu và Mỹ trên nền tảng dữ liệu AlphaSense cho thấy cụm từ “địa chính trị” (geopolitics) ngày càng được nhắc đến nhiều hơn kể từ năm 2017 và việc sử dụng cụm từ này đã tăng lên sau chiến sự Ukraine. Theo Công ty phân tích JH Whitney Data Services, sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, các khách hàng Mỹ bắt đầu yêu cầu tư vấn về chuỗi cung ứng của họ và rủi ro ở các nước châu Á, trong trường hợp xảy ra xung đột ở Thái Bình Dương

    ”Nhiều công ty ở Mỹ, đặc biệt là các nhà bán lẻ trực tuyến và các công ty dịch vụ tài chính, đã xây dựng dịch vụ tổng đài rất quan trọng ở Philippines”, John O’Connor, Chủ tịch của JH Whitney, nói

    Barton Malow, một công ty xây dựng của Mỹ với 3.000 nhân viên, có trụ sở chính tại bang Michigan, đang coi trọng địa chính trị hơn trong kế hoạch kinh doanh. “Công bằng mà nói thì thế giới đã chuyển từ trạng thái ổn định và trật tự tương đối sang kém ổn định hơn nhiều. Sự gián đoạn toàn cầu hóa này tất nhiên có tác động đến hoạt động kinh doanh”, Ryan Maibach, CEO của Barton Malow, cho biết. Barton Malow đã thuê Công ty tư vấn rủi ro chính trị Prism để giúp đánh giá tác động của các mối đe dọa tiềm ẩn, bao gồm rủi ro xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan và biến đổi khí hậu, đối với hoạt động kinh doanh và khách hàng của Barton Malow

    Theo Mziar Minovi, CEO của Công ty tư vấn địa chính trị Eurasia Group, các công ty đa quốc gia đã bắt đầu lên kế hoạch cho các cuộc khủng hoảng địa chính trị giống như cách họ dự phòng cho các thảm họa thiên nhiên
     

Chia sẻ trang này