Wunderlist

Thảo luận trong 'OBAMACARE' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 14/3/22.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Bị trầm cảm vì bán công ty cho Microsoft
    Người sáng lập Wunderlist mất vài năm để vượt qua cú sốc tinh thần khi bán ứng dụng của mình cho Microsoft. Sau đó, ứng dụng này bị khai tử để thay bằng Microsoft To Do

    Năm 2015, Microsoft chi khoản tiền lớn, được cho là ở mức 100-200 triệu USD để thâu tóm Wunderlist, ứng dụng quản lý danh sách việc cần làm do Christian Reber sáng lập

    Dù nhận về một số tiền lớn, Reber lại không mấy vui vẻ

    “Với tôi, việc bán mất Wunderlist là một trải nghiệm quá lạ lùng”, doanh nhân người Đức bộc bạch với CNBC

    [​IMG]Việc bán đi đứa con tinh thần đã để lại "tâm bệnh" cho nhà sáng lập Christian Reber

    Trầm cảm vì mất đi đứa con tinh thần

    “Mất đi đứa con mình thương yêu, tôi thấy mình như đứng trên bờ vực trầm cảm. Tôi chẳng thấy vui vẻ chút nào”, anh chia sẻ

    Wunderlist có tới 16 triệu người dùng. Một trong những điểm nổi bật của app này là người dùng vừa có thể thao tác trên điện thoại, vừa có thể sử dụng trên máy tính

    Wunderlist đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Reber. Do đó, việc bán nó cho Microsoft chẳng hề dễ dàng với doanh nhân trẻ. “Tôi thấy mình như phải rời xa những cộng sự và đứa con tinh thần của mình”, anh tâm sự. Thậm chí, Reber lúc ấy còn đi gặp nhà trị liệu tâm trí để điều trị “tâm bệnh” của mình

    [​IMG]
    Wunderlist là ứng dụng quản lý danh sách việc cần làm từng rất được yêu thích

    Vào thời điểm đó, anh dường như chưa chuẩn bị sẵn sàng bán đi Wunderlist, sản phẩm tâm huyết suốt 5 năm ròng của anh. “Tôi thấy mình như mất trí khi đột nhiên bán đi Wunderlist”, Reber cho biết

    Lúc Microsoft đưa ra đề nghị mua lại Wunderlist, Charlette Prevot, bạn gái của anh, đang mang thai

    “Là người sáng lập, tôi phải lựa chọn giữa việc huy động vốn để tiếp tục cố tăng trưởng, hoặc bán công ty của mình lấy số tiền lớn, giúp gia đình độc lập tài chính”, Prevot chia sẻ với CNBC

    Cuối cùng, Reber và Prevot quyết định từ bỏ lĩnh vực start-up từng nhiều lần khiến cả hai mệt mỏi. “Lúc ấy tôi hoàn toàn kiệt sức và cho rằng việc bán công ty là quyết định tốt nhất đối với mọi người”, Reber chia sẻ

    “Bán Wunderlist xong, tôi chẳng còn sức đâu mà ăn mừng. Không tiệc tùng, không bữa tối sang chảnh để chúc mừng. Tôi tắt thông báo email và trở nên u sầu”, anh nhớ lại. Reber tâm sự có những lúc bồng con trên tay nhưng anh phải nhờ vợ bế dùm vì sợ đứa bé thấy bố nó đang buồn rầu

    Chàng trai trẻ còn cho biết anh phải mất 1-2 năm để vượt qua cú sốc tinh thần này. “Nhưng điều tuyệt vời là tôi đã có thể độc lập về tài chính”, Reber cho hay

    Nghĩ theo một hướng khác, nhà sáng lập Wunderlist cho rằng ít nhất mình cũng đã làm nên nhiều điều tốt. Mọi người sẽ nhớ về Wunderlist như một ứng dụng bổ ích và nhiều người ở Microsoft sẽ có thêm việc làm. “Thế nên chẳng việc gì tôi phải tiếp tục sầu khổ về nó nữa”, Reber lạc quan chia sẻ

    Microsoft “đem con bỏ chợ”

    Nhưng những gì xảy ra với Wunderlist sau đó mới là điều khiến Reber khó chấp nhận

    Vào năm 2019, Microsoft thông báo ngừng hoạt động Wunderlist và thay thế ứng dụng này bằng Microsoft To Do. Cũng trong năm đó, vào tháng 9, Reber ra giá với Microsoft để mua lại đứa con tinh thần của mình

    [​IMG]
    Dù Reber đề nghị mua lại Wunderlist nhưng Microsoft không đồng ý và quyết định dừng hoạt động ứng dụng

    “Thật buồn khi Microsoft quyết định ngừng hoạt động Wunderlist, dù người dùng vẫn yêu thích và sử dụng nó thường xuyên”, anh viết trên trang cá nhân Twitter của mình vào tháng 9/2019

    “Xin hãy để tôi mua lại Wunderlist”, Reber nài nỉ CEO Satya Nadella và Marcus Ash, Phó chủ tịch mảng sản phẩm và sản xuất của Microsoft

    Tuy nhiên, đề nghị của anh bị Microsoft từ chối và hãng chính thức dừng hoạt động Wunderlist vào năm 2020

    Sau nỗi thất vọng, Reber quyết định không từ bỏ

    Biến nỗi buồn thành động lực cạnh tranh với Microsoft

    Đến năm 2021, anh sáng lập một ứng dụng mới có tên Superlist. Đây là “người kế nhiệm không chính thức của Wunderlist”, Reber mô tả

    Một trong những nguyên nhân khiến Reber thất vọng khi nghe tin Microsoft ngừng hỗ trợ Wunderlist là vì nó đã đi trái với mong muốn ban đầu của anh

    Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dành cho các doanh nghiệp như Trello, Asana hay ứng dụng thuần danh sách công việc như Things và Todo

    [​IMG]
    Sau Wunderlist, Reber vẫn tập trung vào các app hỗ trợ công việc như Pitch hay Superlist

    “Dường như chẳng có ứng dụng nào có thể làm tốt cả 2 nhiệm vụ. Người dùng hoặc sẽ nhận được một phần mềm có thiết kế lộn xộn, dành riêng cho các nhà quản lý, hoặc sẽ phải sử dụng những ứng dụng lập kế hoạch đậm tính cá nhân, không thể chia sẻ với người khác”, Reber đánh giá

    Reber mong Superlist trở thành “cầu nối hoàn hảo” giữa ứng dụng danh sách công việc và phần mềm dành cho các doanh nghiệp. Sản phẩm được thiết kế để sử dụng với quy mô 100-200 người

    “Tôi tham vọng mình sẽ xây dựng được một đế chế như Microsoft”, Reber bộc bạch với CNBC. Anh thậm chí còn thành lập công ty Pitch với mong muốn cạnh tranh với Powerpoint của Microsoft

    “Sản phẩm của chúng tôi chính là phiên bản kết hợp giữa SlideShare và Docs”, anh khẳng định
     

Chia sẻ trang này