VinFast

Thảo luận trong 'Vingroup' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 14/11/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    VinFast giúp công nghiệp ô tô Việt Nam bứt phá
    VinFast có những năng lực tự sản xuất ở nhiều công đoạn quan trọng, có thể bứt phá trở thành nhà sản xuất ô tô thành công

    Công ty tư vấn độc lập Altera Solutions (Mỹ) trong báo cáo độc lập phân tích sự cạnh tranh của VinFast so với các ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô quốc tế nhận định, VinFast có những năng lực tự sản xuất ở nhiều công đoạn quan trọng, có thể bứt phá trở thành nhà sản xuất ô tô thành công


    Tự sản xuất nhiều công đoạn quan trọng


    Theo Altera Solutions, với một ngành công nghiệp trong đó chu kỳ sản phẩm và thời gian phát triển trung bình 5 năm, việc bắt đầu với một cánh đồng hoang để cho ra những chiếc xe đầu tiên trong vòng 2 năm là một điều hầu như chưa từng nghe thấy và đó là minh chứng cho tầm nhìn của VinFast, những người sáng lập và đội ngũ tâm huyết của họ

    Để có kết luận trên, Altera Solutions đã thực hiện một phân tích so sánh thương hiệu ô tô VinFast của VN với các hãng ô tô ở khu vực châu Á như Mazda, Toyota, Suzuki, Tata; các hãng ở châu Âu như BMW, Jaguar, Land Rover và Ford ở Mỹ. Theo đó, nếu tính theo phần trăm các công đoạn tự làm, VinFast sẽ có năng lực tương đương với Daimler, vượt Mazda, Suzuki, Jaguar, Land Rover, Ford, Tata... Còn tính tổng các cấu phần mua ngoài, năng lực của VinFast sẽ tương đương với Toyota, BMW. Về phần thân xe, nghiên cứu cho rằng, các khâu như dập, hàn, sơn thân xe của VinFast có năng lực tự làm tương đương như các nhà sản xuất BMW, Daimler, Land Rover, Jaguar, Toyota, Ford, General Motors. Đặc biệt, Altera nhấn mạnh, hãng xe VN có khả năng tự sản xuất các công đoạn quan trọng của động cơ như gia công và nhiệt luyện trục khuỷu, gia công xi lanh, gia công thân máy và lắp ráp động cơ

    Từ những phân tích trên, Altera cho rằng, tân binh ô tô đến từ đất nước hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương này “đang từng bước hoàn thiện quy mô và tự lực nhiều công đoạn trong dây chuyền sản xuất ô tô đầu tiên ở VN”

    "Là công ty sản xuất ô tô quy mô hoàn thiện đầu tiên của VN, VinFast đã đầu tư vào công nghệ, con người và tài chính để sản xuất ra chiếc xe rất riêng của mình. Các khoản đầu tư của họ tại VN, có nghĩa là từ tấm kim loại dập đến công nghệ gia công bằng laser, hàn robot, VinFast đã đưa VN và nội địa hóa lên một cấp độ hoàn toàn mới", Altera Solutions đánh giá

    Giám đốc Công ty công nghệ Việt - Đức, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho biết: VinFast đã nhập nhiều động cơ máy móc để tự sản xuất nhiều công đoạn cho ra chiếc ô tô. “Họ mua bản quyền để làm trục khuỷu, xi lanh... Có bản vẽ rồi mới phát triển thiết kế. Như vậy, phải mất cả năm mới làm ra sản phẩm được. Mới nghe thông tin VinFast có thể làm những động cơ, người Việt chắc chắn sẽ ngạc nhiên. Nhưng theo tôi, họ làm được vì có khả năng về tài chính, con người và thời gian. Xe làm xong phải qua quy trình kiểm định khắt khe mất 3 - 6 tháng trước khi ra thị trường. Với ý chí của VinFast, tôi nghĩ họ làm được mà trong đó, yếu tố tài chính và con người rất quan trọng”, ông Đồng đánh giá và cho rằng, muốn đạt 80% nội địa hóa, theo xu hướng đầu tư của VinFast, doanh nghiệp phải có thời gian chuẩn bị mất ít nhất 2 năm

    [​IMG]
    Năng lực và quy trình sản xuất của VinFast so với các nhà sản xuất ô tô khác

    TS Trương Mạnh Hùng, giảng viên Khoa Cơ khí, Trường ĐH Giao thông vận tải, cho rằng để có thể sản xuất ra một chiếc ô tô, quan trọng nhất là sở hữu công nghệ nhiệt luyện để tạo ra các chất, hợp kim tốt cho máy. Hiện nay ngành luyện kim của VN chưa mạnh, nhiều kỹ thuật chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của thế giới nên việc có thể tự sản xuất tất cả các thiết bị, tự thực hiện các công đoạn quan trọng nhất như gia công và nhiệt luyện trục khuỷu, gia công xi lanh, gia công thân máy, lắp ráp động cơ... là điều cực kỳ khó. Tuy nhiên nếu mua đứt công nghệ, chúng ta vẫn có thể làm được

    Theo TS Trương Mạnh Hùng, từ trước đến nay, ngành ô tô nói chung, công nghệ nhiệt luyện trong sản xuất ô tô nói riêng chưa được đầu tư, nghiên cứu đúng mức nên dù có nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn tự sản xuất ra một chiếc ô tô “cộp mác” VN nhưng bao năm vẫn chưa thành công. VinFast với giấc mơ ô tô Việt đã khơi mào, tạo hứng khởi cho nền công nghiệp ô tô VN

    “Các hãng ô tô lớn trên thế giới cũng đều phải bắt đầu từ con số 0, từ việc nhập phụ tùng, linh kiện về lắp ráp cho đến chuyển giao, học hỏi công nghệ... Vingroup cũng vậy, cũng phải đi từng bước. Nhưng chúng ta có cơ sở để kỳ vọng vì rõ ràng tất cả các lĩnh vực từ bất động sản đến nông nghiệp, giáo dục... Vingroup đều đã làm rất tốt. Với tiềm lực tài chính như vậy, tập đoàn này hoàn toàn có khả năng để tuyển được nhân tài, mua được công nghệ, đưa ra mẫu ô tô của VN, do người Việt làm ra”, ông Hùng nhận định

    Ông Nguyễn Minh Đồng cũng cho rằng thực tế, công nghiệp ô tô Việt đã quá chậm chân so với các nước trong khu vực. Cách đây 4 năm, Ford mở rộng đầu tư 250 triệu USD tại Thái Lan để đón chào năm 2018 thuế nhập xe trong khu vực ASEAN về 0%, Toyota cũng đầu tư mở rộng tại Indonesia...

    “Các nước đó đều buộc nhà đầu tư phải chuyển giao công nghệ. Chúng ta cũng có thông tin như họ, nhưng chúng ta đã mất nhiều năm không quan tâm, chậm do lơ là và để cho các hãng xe ngoại chỉ có việc nhập về bán ra, không phát triển công nghiệp hỗ trợ nên mới như ngày nay. Với những gì Altera Solutions nói về VinFast, tôi nghĩ có cơ sở để đưa ra những nhận định trên”, ông Đồng phân tích

    Lam Nghi
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Sở hữu 49% VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chi 2 tỷ USD để bán ôtô sang Mỹ
    Theo Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng đang lên kế hoạch xuất khẩu xe điện sang Mỹ vào năm 2021, một việc mà ngay cả Toyota và Hyundai cũng không thể thành công trong những năm đầu. Để đạt được mục tiêu này, ông Vượng dự kiến đầu tư 2 tỷ USD từ tài sản cá nhân. Như vậy, ông Vượng sẽ đóng góp khoảng một nửa vốn đầu tư của VinFast

    "Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là một thương hiệu quốc tế. Đó là một đường đầy khó khăn và sẽ phải nỗ lực rất nhiều nhưng cũng chỉ có một con đường phía trước", vị tỷ phú 51 tuổi nói trong cuộc phỏng vấn tại trụ sở của Vingroup (HoSE:VIC) tại Hà Nội, công ty mẹ của VinFast do ông Vượng thành lập và làm Chủ tịch


    [​IMG]

    Ảnh chụp ông Phạm Nhật Vượng được phóng viên Bloomberg thực hiện tại cuộc phỏng vấn ngày 5/12

    Những chiếc xe của VinFast sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt để có thể thành công ở nước ngoài. Bởi những hãng xe như Tata Motors của Ấn Độ và Proton Holdings của Malaysia cũng đang chật vật để giành được niềm tin từ người tiêu dùng khi xuất ngoại. Ngay cả ở Việt Nam, VinFast cũng đang có những đối thủ đáng gờm đến từ nước ngoài như Toyota, Ford và Hyundai

    Trước VinFast, nhiều hãng sản xuất ôtô của Trung Quốc cũng có tham vọng bán hàng sang Mỹ trong hơn 10 năm qua. Mặc dù kế hoạch này vẫn chưa được hiện thực hóa, Guangzhou Automobile Group Co., Zotye Automobile Co. và một số công ty khác đã thiết lập được văn phòng bán hàng và trung tâm nghiên cứu - phát triển tại Mỹ. Một số thương hiệu thậm chí tích cực tham gia triển lãm ôtô tại Mỹ trong những năm gần đây

    Theo dữ liệu Bloomberg, tài sản của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng trị giá 9,1 tỷ USD. Vingroup từng bán một phần cổ phần vào năm ngoái và ông Vượng có kết hoạch 10% để huy động cho dự án đầy tham vọng này. Cá nhân ông Vượng sở hữu 49%, trong khi Vingroup sở hữu 51% cổ phần tại VinFast


    [​IMG]

    Để sản xuất và bán thành công một chiếc xe điện là một thách thức

    Theo doanh nhân này, VinFast sẽ không có lãi trong 5 năm, thị trường nội địa quá nhỏ và bán hàng ra thị trường nước ngoài là chìa khóa mang lại lợi nhuận. Ông Phạm Nhật Vượng sở hữu trực tiếp 26% cổ phần Vingroup, theo dữ liệu của Bloomberg, trong khi Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, công ty do ông Vượng sở hữu 92%, giữ 31,6% cổ phần

    Muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, VinFast sẽ phải chiến thắng được những người tiêu dùng khó tính tại Mỹ và các thị trường phát triển khác, nơi mà tiêu chuẩn về khí thải và tai nạn rất nghiêm ngặt

    Để sản xuất và bán thành công một chiếc xe điện là một thách thức. Nhiều startup của Trung Quốc đặt cược vào triển vọng của xe điện tại thị trường ôtô lớn nhất thế giới đã được đầu tư hàng tỷ USD nhưng rất ít trong số đó tạo ra lợi nhuận. BAIC BluePark New Energy Technology Co., hãng sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc, dự báo lỗ cho cả năm 2019. NIO Inc. cũng chưa có lợi nhuận và đang lo ngại sẽ cạn tiền mặt

    Chiếc xe điện đầu tiên của VinFast dự kiến được lắp ráp từ cuối năm 2020, nhưng Chủ tịch Vingroup cho biết dự kiến xuất khẩu những chiếc xe này sang Mỹ, châu Âu và Nga vào năm 2021


    [​IMG]

    VinFast, sở hữu một nhà máy rộng 335 ha tại Hải Phòng, đặt mục tiêu đạt sản lượng 500.000 xe mỗi năm đến năm 2025

    VinFast phải vượt qua nhiều rào cản lớn để cạnh tranh với thị trường bên ngoài, theo ông Michael Dunne, CEO của công ty tư vấn ZoZo Go LLC chuyên về thị trường ôtô châu Á. "Họ sẽ phải mất thời gian để có thể sẵn sàng chiến đấu ở Mỹ, thị trường khó tính nhất thế giới. Bạn cần phải có một thương hiệu vững mạnh"

    Nhiều người tiêu dùng thích mua những chiếc ôtô đã qua sử dụng của thương hiệu Honda hay Toyota hơn là một chiếc xe mới nhưng có thương hiệu không quen thuộc, ông Dunne nói. VinFast sẽ cần phải sản xuất ít nhất 100.000 chiếc xe mỗi năm với giá cạnh tranh, phát triển một thương hiệu toàn cầu và thiết lập một mạng lưới cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Theo ông Dunne, VinFast vẫn có cơ hội ở thị trường Đông Nam Á

    VinFast, sở hữu một nhà máy rộng 335 ha tại Hải Phòng, được cho là đang bán các dòng xe, gồm hatchback, sedan và SUV, với giá thấp hơn chi phí sản xuất. Giá bán lẻ cho mỗi chiếc hatchback là 17.000 USD, sedan là 47.400 USD và SUV là 60.400 USD. Công ty đặt mục tiêu đạt sản lượng 500.000 xe mỗi năm đến năm 2025. Ngoài ra, công ty này cũng sản xuất xe máy điện

    Trong những năm tới, Vingroup dự kiến phải chi tới 18.000 tỷ đồng mỗi năm để bù lỗ cho VinFast, trong đó gồm chi phí tài chính, khấu hao và khoản lỗ 7.000 đồng mỗi năm do giá bán thấp hơn chi phí sản xuất, ông Vượng nói

    Vingroup sẽ thoái vốn khỏi những mảng khác để dồn tiền cho VinFast, đồng thời những công ty con khác đang được yêu cầu giảm chi phí. VinFast cũng sẽ tìm cách vay thêm bên cạnh khoản vay khoảng 1,95 tỷ USD. Ông Vượng cho biết dự kiến niêm yết VinFast trên một sàn chứng khoán ở Việt Nam và có thể ở nước ngoài

    "Chúng tôi mong muốn xây dựng một thương hiệu Việt Nam mang tầm cỡ thế giới. Thách thức lớn nhất của chúng tôi là các sản phẩm của Việt Nam không có thương hiệu quốc tế. Đối với nhiều bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn là một đất nước nghèo và lạc hậu. Chúng tôi sẽ phải tìm cách để tiếp thị và chứng minh sản phẩm của chúng tôi đang đại diện cho một Việt Nam năng động, phát triển cũng như đáp ứng được tiêu chuẩn cao nhất của thế giới", chủ tịch Vingroup chia sẻ
     

Chia sẻ trang này