Vận động hành lang Thăng Long

Thảo luận trong 'DRAGON DATA' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 26/5/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vận động hành lang Thăng Long

    Khái niệm lobby, vận động hành lang nghĩa phương đông là thuyết khách hay sứ giả. Hàng nghìn năm nay hoạt động thuyết khách và sứ giả vẫn diễn ra sôi động, dưới rất nhiều góc nhìn

    Trong các triều đình phong kiến những cận thần xuất sắc nhất của nhà Vua được chọn làm sứ giả, đại diện cho nhà Vua và quốc gia phong kiến thực hiện các hoạt động ngoại giao chính thức và không chính thức với các quốc gia trong khu vực

    Sứ giả là người thông thái nhất đất nước, người đọc hết bồ sách trong thiên hạ, khi nhận chỉ thị nhà Vua tùy cơ ứng biến khi gặp gỡ ngoại giao với triều đình nước bạn. Sứ giả thông thái sẽ giữ được vị thế triều đình, đất nước mà sứ giả đang đại diện, đủ bản lĩnh để đàm phán được các điều khoản ngoại giao có lợi cho triều đình và đất nước

    Lobbyist - chuyên gia vận động hành lang, thuyết khách hay sứ giả ngày nay có góc nhìn rộng hơn, hoạt động trong không gia đa chiều, đa dạng các mối quan hệ lợi ích, nhóm lợi ích ở địa phương, quốc gia và toàn cầu

    Lobbyist đại diện cho chính phủ tham gia vào hoạt động vận động quan hệ ngoại giao quốc tế, một thế giới đa cực, thế giới với các quan hệ lợi ích đan chéo

    Lobbyist đại diện nhóm lợi ích là các tập đoàn kinh tế trong nước hoặc các tập đoàn đa quốc gia tham gia vận động chính sách của chính phủ có thể làm thay đổi hoạt động kinh doanh của các một ngành, một lĩnh vực trong nền kinh tế

    Lobbyist đại diện cho cá nhân hoặc một tổ chức kinh doanh gặp gỡ đối tác, tìm hiểu thông tin đối tác, hỗ trợ tiếp cận hợp đồng kinh tế và đàm phán các điều khoản trong hợp đồng kinh tế

    Trong thời đại Internet hoạt động thuyết khách, sứ giả có cơ hội phát triển bùng nổ, dòng chảy thông tin, tri thức liên tục và tức thì ở mọi địa điểm trên toàn cầu. Cơ hội trở thành các lobbyist xuất sắc giành cho tất cả những cá nhân tinh hoa có đam mê, có tri thức, có năng lực trong xã hội

    Xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp và của xã hội lobby.vn có kế hoạch xây dựng sàn giao dịch thông tin, quan hệ lobby. Sàn giao dịch lấy tên là “Lobby Vietnam” là nơi để giới lobby chuyên nghiệp và các khách hàng có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi thông tin và xác lập các cơ hội hợp tác

    I.Lobby Vietnam


    Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chuyên nghiệp chi phí lobby luôn được đưa vào chi phí chính thức trong một bản kế hoạch kinh doanh

    Lãnh đạo doanh nghiệp muốn xây dựng cơ chế để quản trị chi phí lobby hiệu quả, tiết kiệm thời gian và giảm rủi ro trong các môi quan hệ lobby đa dạng và phức tạp

    Lobby Vietnam xây dựng theo mô hình hoạt động là hội kín. Lobby Vietnam xây dựng chuẩn thẩm định thông tin đối với khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ lobby, tiêu chuẩn này cho phép Lobby Vietnam thực hiện giám sát và làm trọng tài các giao dịch, kiểm soát các rủi ro khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ

    Khi khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ thỏa mãn các tiêu chuẩn thông tin của Lobby Vietnam, chúng tôi cam kết là nơi xúc tác để hai bên thực hiện giao dịch thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao

    Quy trình bảo mật thông tin tương đương quy trình bảo mật trong giao dịch trên thị trường tài chính

    Mọi giao dịch đều thông qua quá trình thẩm định của lãnh đạo cao nhất trong Lobby Vietnam

    Lobby Vietnam sẽ tạo ra thị trường hàng hóa dịch vụ lobby đa dạng, với nhiều nhà cung cấp khác nhau

    Cùng một yêu cầu dịch vụ lobby thị trường sẽ có nhiều nhà cung cấp dịch vụ với các mức giá cạnh tranh, theo nhiều tiêu chí như chất lượng dịch vụ, thời gian, vị trí xã hội của người tham gia cung cấp dịch vụ và tài nguyên lobby...khách hàng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ theo khả năng chi trả chi phí lobby của từng dự án kinh doanh

    Lobby.vn là tổ chức tư nhân, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, chúng tôi có trách nhiệm thúc đẩy các giao dịch, hiện thực hóa mục tiêu lợi nhuận cho đối tác tham gia sàn giao dịch thông tin và quan hệ lobby “Lobby Vietnam”

    II. Khách hàng tiềm năng của Lobby Vietnam


    Là các nhà doanh nghiệp khi thực hiện một kế hoạch kinh doanh các bạn cần sự hỗ trợ thông tin, tri thức từ các đối tác bên ngoài, bạn hãy liên lạc với Lobby Vietnam. Chúng tôi sẽ tư vấn giới thiệu cho bạn các đối tác phù hợp nhất, với chi phí dịch vụ hợp lý nhất cho bản kế hoạch kinh doanh của bạn

    1. Khách hàng trong nước


    Các doanh nghiệp trong nước cần mua dịch vụ lobby để có thêm thông tin ở những lĩnh vực và vùng ảnh hưởng doanh nghiệp chưa am hiểu. Mua dịch vụ lobby khi doanh nghiệp cần sự hỗ trợ để tiếp cận đối tác hoặc hợp đồng tiềm năng

    Doanh nghiệp có kế hoạch phát triển đầu tư kinh doanh ra thị trường quốc tế, mua dịch vụ lobby để được hỗ trợ thông tin phân tích thị trường quốc tế, hỗ trợ tìm kiếm đối tác ở nước ngoài

    Lobby Vietnam đã xây dựng được các kênh quan hệ đặc biệt kết nối với cộng đồng trí thức và doanh nhân người Việt ở nước ngoài, chúng tôi sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận hiệu quả với nhóm đối tác Việt Kiều

    2. Khách hàng nước ngoài


    Lobby Vietnam có trọng tâm hỗ trợ nhóm doanh nghiệp công nghệ của các chuyên gia Việt Kiều làm chủ. Chúng tôi sẽ hỗ trợ thông tin Việt Nam trong các lĩnh vực doanh nghiệp cần hợp tác, đưa ra những tư vấn có giá trị để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi ở thị trường Việt Nam

    Lobby Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp thông tin khách hàng, hỗ trợ quan hệ lobby để doanh nghiệp tiếp cận hợp đồng nhóm khách hàng tư nhân và khách hàng nhà nước hiệu quả nhất

    Lobby Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm đối tác, nguồn hàng chất lượng cao và mua hàng từ các đối tác trong nước dễ dàng nhất

    Lobby Vietnam cung cấp dịch vụ xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh ở Việt Nam

    III. Nguồn tài nguyên của Lobby Vietnam


    Lobby Vietnam cho rằng thông tin và quan hệ lobby là một loại hàng hóa đặc biệt, trên thị trường có có các nhà cung cấp loại hàng hóa đặc biệt trên với chi phí khác nhau

    Trên sàn giao dịch Lobby Vietnam các nhà cung cấp phải cạnh tranh nhau để ký được hợp đồng hợp tác với các khách hàng tiềm năng

    Các cá nhân là tinh hoa người Việt trong các lĩnh vực khách nhau, các tổ chức, các nhóm lợi ích có năng lực đặc biệt hãy liên hệ với Lobby Vietnam, chúng tôi sẽ trở thành đối tác, người đại diện cho lợi ích của đối tác trên thị trường lobby Việt Nam

    1. Nguồn tài nguyên trong nước


    Lobby Vietnam mong muốn hợp tác với các cá nhân có vị trí xã hội đặc biệt, các nhóm lợi ích ngành, lợi ích địa phương…chúng tôi sẽ đại diện tìm kiếm các đối tác phù hợp muốn hợp tác với bạn

    Khách hàng của chúng tôi là các tổ chức kinh tế có tiềm lực hợp tác với các nhóm lobby đầy ảnh hưởng sẽ cùng nhau xây dựng nên các dự án kinh doanh mang lại lợi ích to lớn cho đất nước

    2. Nguồn tài nguyên nước ngoài


    Lobby Vietnam định hướng xây dựng các mối quan hệ chiến lược với các nhóm tinh hoa người Việt trên toàn cầu

    Nhóm chuyên gia tài chính, chuyên gia công nghệ, doanh nhân người Việt ở nước ngoài là nguồn cung tài nguyên thông tin, tri thức và quan hệ lobby quan trọng nhất cho Lobby Vietnam

    Các tập đoàn kinh tế trong nước sẵn sàng hợp tác với các đối tác tinh hoa người Việt ở nước ngoài, cùng nhau xây dựng các dự án kinh doanh đưa hàng Việt ra thế giới, nâng cao vị thế các tập đoàn kinh tế của người Việt trong cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu

    Tran Dai Thang
    Lobbyist
    Mobile: 0776699668
    Email: thanglong@lobby.vn

     
    Chỉnh sửa cuối: 19/4/20
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng về chính sách

    Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, các quốc gia đang phát triển với khuôn khổ chính sách không quá chặt chẽ sẽ sẵn sàng thích nghi, linh hoạt hơn khi áp dụng các công nghệ mới

    Trong khi các Chủ tịch khác của Hội nghị báo chí diễn đàn Kinh tế Thế giới ASEAN, ngày 12/9 (WEF 2018) nhận được câu hỏi về việc thúc đẩy phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng được hỏi về khả năng theo kịp của Việt Nam ở cuộc cách mạng lần thứ 4 này trong khi đã không kịp tham gia 3 cuộc cách mạng trước đó

    Ông Hùng cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong tương lai không phụ thuộc nhiều vào quá khứ. "Các quốc gia đang phát triển không có quá nhiều những hạ tầng, ràng buộc kết quả trước đó, có nghĩa là họ ít gánh nặng hơn trên vai và có thể di chuyển tốt hơn", vị Bộ trưởng cho biết

    Theo ông Hùng, thực chất, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không quá nặng về cách mạng công nghệ mà liên quan nhiều hơn đến cách mạng chính sách. Vì vậy, các quốc gia đang phát triển với khuôn khổ chính sách không quá chặt chẽ sẽ sẵn sàng thích nghi, linh hoạt hơn khi áp dụng các công nghệ mới

    Vị Bộ trưởng chia sẻ diễn đàn là một chủ đề rất thú vị về quản lý công nghệ, cách mạng công nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo. Đây cũng là cơ hội để chia sẻ các câu chuyện, trường hợp điển hình, ý tưởng và sáng kiến mới đối với ASEAN

    Ông Hùng cho hay, Việt Nam tham dự sự kiện này với ba sáng kiến: Làm cho ASEAN phẳng, không có sự chênh lệch về khoảng cách, thúc đẩy để các trường đại học trong khu vực theo kịp các kỹ năng công nghệ thông tin của cuộc cách mạng 4.0. Trong bối cảnh cuộc sống đang phụ thuộc vào Internet như hiện nay, Bộ trưởng Hùng chia sẻ ý tưởng về trung tâm đảm bảo an ninh mạng ASEAN

    "Cuộc sống chúng ta và sự thịnh vượng phụ thuộc vào Internet. Tương lai an toàn phụ thuộc vào an ninh mạng", ông Hùng phát biểu

    Trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 và thế giới ngày càng phẳng hơn, làm thế nào để các nền kinh tế mới nổi như ASEAN có thể bảo vệ và hỗ trợ được thị trường trong nước song hành với hội nhập là vấn đề được quan tâm tại buổi họp báo

    Chia sẻ kinh nghiệm của mình, Bộ trưởng Tài chính Indonesia cho biết nước này có thâm hụt vãng lai 2% GDP. Trong môi trường kinh tế chính trị toàn cầu thông thoáng, Indonesia hoàn toàn có thể tự cân đối được. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều biến động như FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến chi phí vay của các nước, căng thẳng thương mại, nước này phải có những biện pháp bảo vệ, ví dụ như phát triển những ngành nghề trong dài hạn

    Theo bà Bộ trưởng, trong tương lai nếu có cú shock khác, các quốc gia ASEAN phải kết nối chặt chẽ hơn nữa. Đơn lẻ một mình khó chống đỡ

    "Một số nền kinh tế có tăng trưởng khá hài hòa nhưng đâu đó có cú shock như khủng hoảng quỹ lương hưu, chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng tới các quốc gia. Chúng ta phải bảo vệ không chỉ thị trường mà cho chính người dân", vị Bộ trưởng Indonesia nói

    NDH
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/20
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Google và Microsoft có thể chuyển nhà máy sang Việt Nam
    Dù Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại hồi tháng 1 nhưng sự bùng phát dịch corona củng cố quyết tâm dời nhà máy của nhiều công ty công nghệ

    Theo Nikkei, GoogleMicrosoft đang cố chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại, laptop... từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á vì ảnh hưởng của dịch Corona. Việt Nam và Thái Lan dự kiến sẽ là điểm đến của hai ông lớn công nghệ này


    Hai nguồn tin của Nikkei cho biết Google đang chuẩn bị sản xuất Pixel 4A, smartphone giá rẻ mới nhất của hãng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Pixel 5 có thể được sản xuất tại Đông Nam Á từ quý III

    [​IMG]
    Microsoft và Google dễ dàng dời nhà máy ra khỏi Trung Quốc hơn Apple vì quy mô nhỏ

    Các sản phẩm phần cứng được cho là nằm trong nỗ lực cố ràng buộc người dùng vào hệ sinh thái của hai gã khổng lồ công nghệ

    Hiện Google là nhà sản xuất loa thông minh lớn thứ 2 thế giới sau Amazon. Smartphone Pixel của Google hiện đứng top 6 tại thị trường Mỹ, doanh số toàn cầu tăng 50% so với năm ngoái

    Trong khi điện thoại có thể được sản xuất tại Việt Nam thì các thiết bị smarthome của Google đang được một đối tác tại Thái Lan gia công

    Về phần Microsoft, hãng dự kiến sẽ sản xuất dòng laptop Surface tại miền bắc Việt Nam từ quý II năm nay

    "Khối lượng công việc tại Việt Nam ban đầu sẽ nhỏ. Tuy vậy, thời gian tới, Microsoft muốn sản lượng tăng mạnh hơn", một giám đốc của chuỗi cung ứng nói với Nikkei

    Trước đây, ngoài smartphone Pixel, các thiết bị phần cứng của Google và Microsoft đều được sản xuất tại Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã khiến nhiều ngành công nghiệp điêu đứng trong đó có công nghệ

    Điều này khiến các hãng công nghệ chuyển hướng, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, dịch corona chưa biết khi nào mới được kiểm soát cũng khiến các công ty lớn suy nghĩ đến việc không nên tập trung toàn bộ nguồn lực vào một nơi

    "Dịch corona bùng lên bất ngờ sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất thiết bị điện tử nỗ lực tìm kiếm những đơn vị gia công bên ngoài Trung Quốc. Không ai có thể bỏ qua những rủi ro như vậy. Câu chuyện không phải là tiết kiệm bao nhiêu tiền mà là duy trì ổn định cho chuỗi cung ứng", một giám đốc chuỗi cung ứng giấu tên nói với Nikkei

    So với các thương hiệu lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc như Apple, HP và Dell, các công ty Internet như Google và Microsoft có thể linh hoạt hơn trong ciệc chuyển dây chuyền sản xuất ra nước khác

    Theo IDC, năm 2019, Apple có 200 triệu smartphone được bán ra. Trong khi đó, Google chỉ bán được 7 triệu chiếc Pixel, toàn bộ laptop Surface của Microsoft chỉ đạt 6 triệu máy

    "Dù Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại hồi tháng 1 nhưng sự bùng phát dịch corona củng cố quyết tâm dời nhà máy của nhiều công ty", nguồn tin của Nikkei nói thêm

    Google thậm chí còn yêu cầu các nhà cung cấp đánh giá tính khả thi và chi phí để tháo dỡ, di chuyển một số thiết bị sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam

    Microsoft cũng đã khởi động kế hoạch sản xuất tại Việt Nam sớm hơn dự định trước khi dịch bệnh lan rộng, các nguồn tin cho biết

    Tuy vậy, việc di chuyển nhà máy chưa khắc phục hoàn toàn sự lệ thuộc của hai ông lớn công nghệ với Trung Quốc. Nhiều linh kiện, nguyên liệu để tạo ra sản phẩm cuối cùng của Google và Microsoft được sản xuất tại Trung Quốc

    "Ngay cả khi quy trình lắp ráp cuối cùng nằm ngoài Trung Quốc, các nhà sản xuất vẫn cần linh kiện và nguyên liệu của nước này. Đó là vấn đề của cả chuỗi cung ứng, cần có thời gian để xây dựng lại", Joey Yen, Nhà phân tích Công nghệ tại công ty nghiên cứu IDC nói với Nikkei

    Theo Nikkei, chính phủ Việt Nam đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ đầu tháng 2 để ngăn ngừa sự bùng phát của corona. Chính điều này đã tạo ra thách thức cho việc vận chuyển linh kiện đến Việt Nam

    Samsung Electronics, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam trong nhiều năm. Tuy vậy, họ vẫn lệ thuộc vào linh kiện điện tử đến từ Trung Quốc

    Theo Reuters, Samsung cho biết đang xem xét việc nhập khẩu các linh kiện thông qua đường biển hoặc đường hàng không. Thế nhưng điều này sẽ dẫn đến tăng chi phí dù vẫn không thể đáp ứng được kế hoạch sản xuất
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ngoại trưởng Pompeo "Mỹ đang hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy kinh tế toàn cầu"
    Trả lời Reuters, các quan chức Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy một sáng kiến để đưa các chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu khỏi Trung Quốc

    “Chúng tôi đã bàn về việc giảm sự phụ thuộc trong các chuỗi cung ứng của chúng tôi vào Trung Quốc trong vài năm qua và đang đẩy nhanh sáng kiến đó”, Keith Krach, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, nói. “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải hiểu nơi nào là khu vực quan trọng, nơi nào tồn tại các nút thắt cổ chai quan trọng”

    Theo Krach, đây là vấn đề then chốt với an ninh Mỹ và Washington có thể sớm thông báo hành động mới

    Mỹ đang thúc đẩy thành lập một liên minh “các đối tác tin cậy” có tên “Mạng lưới Kinh tế Thịnh vượng”, một quan chức Mỹ nói. Mạng lưới này sẽ bao gồm các công ty, tổ chức dân sự xã hội đang hoạt động với cùng tiêu chuẩn trong mọi vấn đề, từ kinh doanh số, năng lượng và hạ tầng đến nghiên cứu, thương mại, giáo dục và thương mại

    Chính phủ Mỹ hiện phối hợp với Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để “thúc đẩy kinh tế toàn cầu tiến về phía trước”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói ngày 29/4

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

    Bộ Thương mại Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ và các cơ quan khác xem xét các cách để thúc đẩy doanh nghiệp Mỹ chuyển nguồn cung ứng và sản xuất khỏi Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ đương nhiệm và đã về hưu tiết lộ trong số các biện pháp được cân nhắc có ưu đãi thuế và trợ giá cho doanh nghiệp quay về quê nhà

    “Đây là một nỗ lực của toàn chính phủ Mỹ”, một quan chức cho biết. Các cơ quan đang đánh giá xem hoạt động sản xuất nào được coi là “thiết yếu” và cách sản xuất hàng hóa ngoài Trung Quốc

    Trung Quốc soán ngôi quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới của Mỹ hồi năm 2010 và tạo ra 28% sản lượng toàn cầu năm 2018, theo số liệu Liên Hợp Quốc

    Tổng thống Trump từ lâu đã cam kết sẽ đưa sản xuất từ nước ngoài quay trở lại Mỹ. Sau khi nhậm chức hồi đầu năm 2017, ông liên tục gây sức ép lên Trung Quốc, dẫn đến cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, gây ảnh hưởng đến thị trường thế giới

    Mỹ đã áp thuế với khoảng 370 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu. Gần đây, ông chủ Nhà Trắng tiếp tục cảnh báo có thể áp thêm thuế với Trung Quốc liên quan đến cách nước này ứng phó đại dịch Covid-19

    Các quốc gia Mỹ Latinh cũng có thể góp sức. Đại sứ Colombia tại Mỹ Francisco Santos hồi tháng 4 cho biết ông đã trao đổi với Nhà Trắng, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ và Phòng Thương mại Mỹ về cách khuyến khích doanh nghiệp Mỹ chuyển chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc về gần quê nhà hơn

    Như Tâm
     

Chia sẻ trang này