Tiến cử Hiền Tài

Thảo luận trong 'Cờ Vây Phúc Đức' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 22/8/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tiến cử Hiền Tài
    Trong xã hội xưa một người làm quan ngoài việc làm tốt việc nhà Vua và Triều đình giao cho, còn 1 nhiệm vụ quan trọng của người làm quan là phải tìm và tiến cử người tài cho nhà Vua và Triều đình. Người làm quan xưa có ghi lại lời đúc kết về người tài

    Làm hại hiền tài, họa đến ba đời
    Vùi lấp hiền tài thì mình bị hại
    Đố kỵ với hiền tài thì danh tiếng không toàn vẹn
    Tiến cử hiền tài là để phúc đức cho con cháu

    Trước đây việc tiến cử người tài chỉ là nhiệm vụ của người làm quan, những người làm quan hiểu được đạo lý ở đời, nếu tiến cử được người tài cho nhà Vua, triều đình, người tài đó được vào đúng vị trí, đúng thời điểm sẽ phát huy được tài năng, đóng góp cho sự hưng thịnh của quốc gia thì việc làm này để lại nhiều phúc đức cho con cháu

    Người tài xuất thân từ tầng lớp quý tộc, quan lại thì cơ hội tiếp cận với nhà Vua và triều đình dễ dàng. Người tài xuất thân từ tầng lớp nông dân, người nghèo trong xã hội thì việc tiếp cận nhà Vua và triều đình khó hơn rất nhiều, nhà Vua thường tổ chức các cuộc thi hương, thị hội để tìm kiếm người tài trong thiên hạ. "...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết..."

    Khi suy nghĩ rộng hơn PhucDuc.vn nghĩ rằng việc tiến cử hiền tài không phải là công việc chỉ do tầng lớp quan lại làm, trên con đường đi đến thành công người tài cần rất nhiều sự giúp đỡ, những người tham gia giúp đỡ người tài trên con đường thành công cũng là người tích được nhiều Phúc Đức cho con cháu

    Lịch sử đã ghi lại nhiều câu chuyện như thế. Có một anh chàng học trò nhà nghèo, sau nhiều năm cố gắng học hành, vượt qua các kỳ thi hương, thị hội ở địa phương, chàng học trò được về Kinh Đô để tham gia thi Đình

    “Thi Đình là một khóa thi cử về nho học cao cấp nhất do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Gọi là thi Đình vì thi trong điện của Vua. Vua ra đề và chấm khảo thi”

    Ở một quốc gia nọ khi đất nước đang trong giai đoạn khó khăn ảnh hưởng đến sự tồn vong của quốc gia và dân tộc, quân đội đang phải đánh đuổi giặc mạnh ở biên giới. Nhà Vua và Triều đình muốn tìm người tài trong thiên hạ giúp nhà Vua đánh giặc ở vùng biên. Nhà Vua đã tổ chức cuộc thi tìm kiếm nhân tài

    Các học trò gia đình có điều kiện thường về Kinh Đô trước nhiều tháng để quen với không khí thi cử và môi trường ở Kinh Đô, về Kinh Đô giao lưu với học trò khắp nơi nâng cao kiến thức…Anh chàng học trò nghèo không có tiền chỉ gần đến ngày thi mới thu xếp lên đường về Kinh Đô, tiền đi đường chỉ đủ chi phí tối thiểu về Kinh Đô. Trên đường đi về Kinh Đô không may anh chàng học trò nghèo gặp phải đám cướp chúng cướp hết tiền của anh học trò, kinh đô còn rất xa, ngày thi đã đến gần anh học trò nghèo tuyệt vọng, không có tiền, không ai giúp đỡ thì không thể về Kinh dự thi đúng ngày, bỏ lỡ cơ hội thi Đình, bao năm tốn kém đèn sách giờ có thể mất hết…

    Khi đang tuyệt vọng nhất thì học trò nghèo gặp một người nông dân tốt bụng đang trên đường từ chợ về nhà. Người nông dân khi nghe hoàn cảnh của anh học trò nghèo đã rút hết số tiền bán lợn mà anh vừa thu được cho anh học trò nghèo. Người nông dân phải mất nhiều tháng vất vả nuôi được con lợn, đem ra chợ bán thu lại thành quả lao động vất vả nhưng khi gặp người học trò nghèo, người nông dân hiểu được đạo lý đã cho anh học trò vay số tiền đó để kịp về kinh thi. Anh học trò từ biệt người nông dân, hứa sẽ trở lại để trả lại số tiền đã mượn. Anh học trò đã về Kinh kịp tham gia kỳ thi, với năng lực của mình năm đó anh đã đỗ Trạng Nguyên, bài thi đã được nhà Vua và các quan đại thần đánh giá rất cao. Trạng Nguyên được nhà Vua cho làm việc ở vị trí quân sư cho nhà Vua, tư vấn cho nhà Vua các vấn đề đại sự quốc gia. Người học trò nghèo đã không thể lập tức trở về gặp người nông dân đã cho anh vay tiền…

    Người học trò nghèo ngay lập tức phải cùng nhà Vua trực tiếp ra khu vực biên giới cùng quân đội triều đình đánh giặc. Với tài năng của mình Trạng Nguyên đã quân sư cho nhà Vua các quyết sách đúng, sau vài năm nhà Vua và triều định đã đánh tan quân giặc, ổn định bờ cõi

    Sau khi đánh xong quân giặc nhà Vua ban thưởng lớn và cho trạng nguyên về quê thăm gia đình dòng họ. Người học trò nghèo đã đi tìm nhưng không thể gặp lại người nông dân đã giúp đỡ mình năm xưa. Để trả ơn người nông dân trạng nguyên đã xin nhà Vua miễn thuế 3 năm cho nông dân toàn vùng, với công trạng mà Trạng Nguyên đã đóng góp cho quốc gia, nhà Vua đã đống ý miễn thuế cho nông dân sống ở vùng đất mà Trạng Nguyên đề nghị

    Trong câu chuyện trên thì người nông dân là người có đóng góp quan trọng giúp anh chàng học trò nghèo có cơ hội trở thành Trạng Nguyên, có cơ hội được mang tài năng giúp nhà Vua đánh tan quân giặc, mang lại hòa bình cho đất nước. Với suy nghĩ của PhucDuc.vn thì người nông dân trên là tích được rất nhiều Phúc Đức cho chính bản thân người nông dân đó và cho con cháu trong dòng họ. Người nông dân đã tham gia vào quy trình tiến cử người taì cho nhà Vua và cho Triều Đình. Người tài được giúp đỡ đúng vị trí, đúng thời điểm thì mới trở thành nhân tài quốc gia, đóng góp tài năng cho đất nước

    Trong câu chuyện về ông Trạng Nồi thì người hàng xóm ngày ngày cho anh chàng học trò nghèo mượn nồi cũng là người tham gia tiến cử người tài cho nhà Vua và Triều đình, nếu không có cái nồi của người hàng xóm thì anh chàng học trò nghèo đã không có cơ hội trở thành trạng nguyên

    Câu chuyện về “Ông Trạng Nồi”

    Thuở xưa, có một chàng trai nhà nghèo lắm, hằng ngày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học. Chàng rất thông minh và ham học

    Năm ấy, nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài. Chàng học trò nghèo kia ngày đêm miệt mài đèn sách , nhiều bữa quên ăn. Thường đến bữa cơm, chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong, là chạy sang muợn nồi ngay. Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi trước khi đem trả

    Ngày thi đến. Chàng ung dung đến trường thi. Ngày yết bản, tên chàng được xếp đầu bản vàng, chàng đỗ Trạng Nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho quan trạng và các vị đỗ đạt . Tiệc xong, nhà vua vời quan trạng đến phán hỏi

    - Nay nhà ngươi đã đỗ Trạng Nguyên, tiếng tăm lừng lẫy, ta muốn giữ lại đây để phò vua giúp nước . Trước khi nhà ngươi nhận việc, ta cho phép về tạ ơn tổ tiên, thăm làng xóm họ hàng. Ta muốn ban thưởng cho nhà ngươi một số vật báu, cho phép nhà ngươi chọn lấy

    Nhà vua và các quan rất đổi ngạc nhiên khi quan trạng tâu lên

    - Tâu bệ hạ ! Thần chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ

    Hôm sau, quan trạng lên đường về thăm quê mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng nhà vua ban

    Tin người học trò nghèo đỗ Trạng Nguyên bay về làng làm nức lòng mọi người. Dân làng treo cờ, kết hoa, nổi chiêng trống đón quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ

    Về đến đầu làng, quan trạng xuống kiệu, chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi tay cầm chiếc nồi đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia. Dân làng lũ lượt đi theo. Thấy quan trạng đến, chủ nhà vội vàng ra chào đón. Quan trạng nói

    - Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay

    Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng vừa bối rối, nghĩ thầm ” Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế !” Dân làng cũng nghĩ như vậy. Như đoán biết ý nghĩ mọi người, quan trạng mĩm cười, thong thả nói

    - Hồi đó vì nghèo, trong thời gian ôn thi, tôi không có thì giờ đi kiếm gạo, nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đỗ đạt rồi, tôi có chút quà mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì !

    Chủ nhà và dân làng nghe nói, rất xúc động và cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng

    Ông Trạng Nguyên trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch , một người nổi tiếng thời trước của nước ta
     

Chia sẻ trang này