Steve Jobs

Thảo luận trong 'Apple' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 11/11/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Steve Jobs "tiên đoán" về tương lai Apple

    [​IMG]
    Quay trở lại với cuộc phỏng vấn nổi tiếng "The Lost Interview" dài 90 phút của cựu CEO Steve Jobs vào năm 1995 - 10 năm sau khi ông bị John Sculley - vị CEO đương nhiệm của Apple gạt ra khỏi chính công ty ông sáng lập do những bất đồng về hướng điều hành công ty

    Điều đặc biệt của cuộc phỏng vấn này là tầm nhìn lớn của Jobs về thị trường điện toán trong tương tai và nguyên nhân thất bại của các công ty công nghệ khổng lồ

    Ông cho rằng, một khi đã nắm thế áp đảo và gần như độc quyền trên thị trường, các công ty công nghệ sẽ tăng trưởng chậm lại và dễ rơi vào tầm lãnh đạo của các chuyên gia marketing hay sales. Đây là những người có thể giúp công ty mở rộng thêm trên thị trường nhưng lại không có hiểu biết về kỹ thuật. Trong khi đó, các kỹ sư đứng sau sản phẩm thì mất dần tiếng nói trong những lần đưa ra quyết định

    Steve Jobs cũng không ngần ngại lấy John Sculley ra làm ví dụ cụ thể

    "John Sculley là người đến từ PepsiCo, nơi có lẽ phải 10 năm mới thay đổi sản phẩm một lần, kiểu chỉ thay kích cỡ chai lớn hơn thôi ấy. Chính vì thế mà ở PepsiCo, nếu là một người làm sản phẩm, bạn sẽ khó lòng có tiếng nói trong việc hoạch định hướng đi của toàn công ty. Ai là người định đoạt thành công của PepsiCo? Chính là những người làm sales – marketing. Đây mới là những người được đề bạt nên nắm quyền kiểm soát công ty. Tại PepsiCo thì chuyện này không có vấn đề gì, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở các công ty công nghệ bắt đầu chiếm thế độc quyền trên thị trường, như IBM hay Xerox"

    "Những yếu tố tinh tế trong sản phẩm từng giúp họ đạt được thế thống trị trên thị trường nay sẽ dần bị loại bỏ bởi những người điều hành công ty chẳng hiểu thế nào là sản phẩm tốt hay không tốt. Họ không có chút ý niệm nào về những gì cần có để biến ý tưởng hay thành sản phẩm tốt. Trong thâm tâm, họ cũng chẳng thực sự muốn giúp khách hàng. Đây chính là những gì đang diễn ra tại Xerox", Jobs trả lời khi MC hỏi về lý do tại sao ông nghĩ Xerox (rất hùng mạnh lúc bấy giờ) lại tự phá hủy công nghệ máy tính mà ông từng cho là vô cùng ưu việt và đi trước thời đại của họ

    Apple từng là một công ty nhỏ định hướng bởi sản phẩm với sản phẩm chất lượng tốt, cố gắng cạnh tranh để chiếm thị phần của các công ty lớn như IBM và Microsoft. Ngày nay nó đã trở thành một công ty khổng lồ với giá trị thị trường hơn 1.000 tỷ USD nhưng lại được định hướng bởi marketing và sản phẩm của họ hãng thậm chí còn kém hơn so với những mặt hàng tốt nhất thị trường

    Không những thế, sản phẩm Nhà Táo ngày càng đắt đỏ và ít nhận được sự thu hút từ người dùng

    Ví dụ như việc công ty vừa phải tạm dừng việc sản xuất iPhone XR vì nhu cầu thấp, dù trước đó đây là thiết bị rất được chờ đợi với giá cả phải chăng, có thêm nhiều màu sắc để lựa chọn. Bởi, so với iPhone X được ra một năm trước đó, iPhone XR giống như một sản phẩm bị "tụt hậu" và "kém sang"

    Còn iPhone XS và XS Max thì bị dân tình "chê" tả tơi vì giá trên trời nhưng lại không có nhiều cải tiến mới và 2 thiết bị có vẻ bề ngoài và cấu hình "gần như là một"

    Apple đã trở thành chính cái công ty khổng lồ, độc quyền mà Jobs đã nói đến

    Quỳnh Như
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Hệ tư tưởng thiền của Steve Jobs
    Steve Jobs từng bỏ việc để hành hương khất thực dọc Ấn Độ, học Thiền và đã áp dụng nó trong các thời điểm khó khăn nhất, tạo nên những bước ngoặt vĩ đại trong sự nghiệp

    Tư tưởng của Thiền đã ảnh hưởng đến triết lý sống và tư duy trong công việc của Steve Jobs, người sáng lập Apple, cha đẻ của iPhone

    Nhìn lại chặng đường Jobs đã đi qua, có thể thấy những tư tưởng Thiền mà ông tiếp xúc khi còn trai trẻ đã để lại nhiều dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp của ông

    Năm 17 tuổi, Jobs bước vào đại học với một nỗi băn khoăn: ‘Tôi hoàn toàn không biết tôi muốn gì ở cuộc sống này, cũng như không biết làm thế nào để việc học đại học có thể giúp tôi tìm ra câu trả lời’

    Jobs bỏ học và sống một cách cơ cực sau đó. Jobs phải ngủ nhờ dưới sàn phòng của bạn. Để có tiền mua thức ăn, ông phải thu từng chai nước ngọt trả lại cho đại lý để nhận khoản đặt cọc 5 xu/chai

    Mỗi tối Chủ nhật, Jobs phải lội bộ hơn 11 km xuyên thành phố để có được một bữa ăn ngon miễn phí tại đền Hare Krishna (Ấn Độ Giáo)

    Sau này Steve Jobs chia sẻ: ‘Tôi yêu khoảng thời gian này. Phần lớn những gì tôi tiếp xúc từ sự tò mò và trực giác của mình về sau đều trở nên vô giá đối với tôi’

    Ông thường xuyên đến đền Hare Krishna vào mỗi tối Chủ nhật là cơ duyên cho hành trình tìm minh triết tại Ấn Độ của Jobs sau đó

    Năm 1973, Jobs cùng một người bạn là Daniel Kottke, lang thang khắp Ấn Độ để ‘tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh’

    Không may cho Jobs, vị minh sư bí ẩn mà ông muốn diện kiến vừa qua đời. Không tìm được sự giác ngộ tâm linh như mong muốn, ông trở về California trong trang phục của một nhà sư

    Trở về Mỹ, Jobs dành nhiều thời gian tìm hiểu về Thiền tại Trung tâm Thiền Los Altos ở California trước khi nghiên cứu sâu hơn về Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Kobun Chino Otogawa, người về sau được Jobs mời làm ‘cố vấn tâm linh’ cho công ty phần mềm NeXT

    Năm 1976, sau 3 năm tầm sư học đạo, Jobs cùng người bạn cũng bỏ học đại học như mình là Steve Wozniak thành lập Apple

    Vị CEO từng nói với Walter Isaacson – người viết tiểu sử của mình như sau: ‘Tâm trí của mỗi người sẽ bình lặng hơn khi biết áp dụng các phương pháp tịnh tâm hay thiền’

    ‘Khi đó, những điều tinh tế sẽ đến một cách dễ dàng hơn vì giờ đây tâm trí anh đã sắm sẵn không gian dành cho chúng. Chính lúc ấy là thời điểm trực giác của anh được khai mở và anh sẽ thấy mọi thứ rõ ràng hơn cũng như nhập tâm hơn vào khoảnh khắc hiện tại’

    Thành lập Apple ở tuổi 20 cùng người bạn tại garage ô tô. Sau 10 năm, Apple đã vươn mình trở thành công ty trị giá 2 tỉ USD với hơn 4.000 nhân viên

    Ở tuổi 30, Jobs bị chính công ty mình sáng lập nên sa thải

    Tuy nhiên, Steve Jobs đã chuyển sang trạng thái khác: ‘Gánh nặng thành công được thay thế bằng sự thoải mái khi được trở lại thành một người mới bắt đầu, không chấp vào bất cứ thứ gì. Điều đó đã giải phóng tôi, cho tôi bước vào những giai đoạn sáng tạo nhất của cuộc đời’

    Ma là một tư tưởng cốt lõi của Thiền, lý giải mối quan hệ giữa tánh không (emptiness) và hình tướng (form), hay làm thế nào mà sự trống rỗng hình thành nên vật thể. Hãy lấy chiếc nhẫn làm ví dụ, điều gì khiến cho vật này có ý nghĩa ?

    Câu trả lời là chính khoảng không gian trống rỗng mà vòng kim loại chứa đựng chứ không phải bản thân vòng kim loại đó. Đây cũng là bí mật trong triết lý thiết kế sản phẩm của Jobs

    Nhờ đó, sản phẩm của Apple đã đạt đến sự tiện giản đến mức gần như trống rỗng

    Đưa thiền vào trong sinh hoạt đã giúp Steve Jobs phát triển khả năng sáng tạo của mình. Các loại hình tịnh tâm như ‘open-monitoring’ (quan thức thiền) giúp thúc đẩy người luyện tập suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau

    Quá trình tư duy này cho phép tạo ra nhiều ý tưởng mới, vốn là chìa khóa cho sự sáng tạo

    Bên cạnh hỗ trợ tư duy, luyện tập thiền còn giúp phát triển sự đồng cảm. Chính vì vậy, Steve Jobs đã khiến ông dễ dàng mang đến những điều khách hàng của mình mong muốn, dù chính họ cũng không biết phải diễn tả nó như thế nào

    Ông từng nói rằng nhiệm vụ của mình không đơn giản là đem đến cho khách hàng những gì họ nói họ muốn mà còn cung cấp cả những gì họ cần mà thậm chí họ không biết

    Jobs từng chia sẻ quan điểm của ông về cái chết cũng như tầm quan trọng của việc nhận biết đúng đắn về cái chết

    ‘Cái Chết thật ra lại là một trong những tạo vật tuyệt vời nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân làm thay đổi cuộc sống, dẹp bỏ cái cũ, dọn đường cho cái mới. Luôn ghi nhớ rằng mình sẽ chết chính là công cụ quan trọng nhất giúp tôi ra những quyết định lớn trong cuộc sống’

    Ông cũng cho rằng thời gian của bất cứ ai cũng có giới hạn nên đừng lãng phí nó mà sống cuộc đời của người khác. Đừng mắc kẹt vào những giáo điều, sống với quan điểm của người khác

    Đừng để những huyên náo từ quan điểm của người khác dìm chết tiếng nói nội tâm của mình. Và quan trọng nhất là dũng cảm làm theo con tim và trực giác
     

Chia sẻ trang này