Obama Robotics

Thảo luận trong 'OBAMACARE' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 22/2/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Rồi đến ngày ta sống với robot
    - Câu chuyện nữ robot Sophia được Saudi Arabia trao quyền công dân vào tháng 10-2017 không chỉ là một sự kiện gây chấn động trong ngành công nghệ thông tin mà còn là đề tài của các cuộc tranh luận về nhân sinh cùng những giá trị đạo đức xã hội

    Khi cơn bão thất nghiệp lan đến

    Sophia được phát triển bởi Công ty Hanson Robotics, do kỹ sư chuyên ngành trí tuệ nhân tạo (AI) David Hanson đứng đầu. Sau khi ra mắt công chúng, Sophia nhanh chóng nổi tiếng và trở thành khách mời thường xuyên của các talkshow như chương trình Chào buổi sáng ở Anh, được mời phỏng vấn trên kênh CNBC, hay xuất hiện trên bìa tạp chí ELLE như một ngôi sao

    Câu chuyện về Sophia tưởng như chỉ xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng, nhưng đã trở thành sự thật. Và nó cũng làm dấy lên những cuộc tranh luận về viễn cảnh về tương lai của loài người, khi mà việc sử dụng robot để thay thế con người ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Không chỉ làm tốt những công việc giản đơn, robot giờ đây thậm chí có thể thay thế vị trí của các chuyên gia trong một số lĩnh vực

    Theo cuộc nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may-da giày và 3/4 lao động trong ngành điện-điện tử có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa

    Câu chuyện công nhân ‘mất việc bởi robot’ đang xảy ra tại một số công ty sản xuất mỹ nghệ ở Bình Dương, theo thông tin từ báo đài

    Nhiều tờ báo về kinh tế đã dẫn chứng con số đáng giật mình, 90% công nhân tại một nhà máy ở tỉnh này đã phải nghỉ việc vì nhiều dây chuyền sản xuất chỉ cần vỏn vẹn 5 robot là đã vận hành suôn sẻ. Những cỗ máy này thừa sức thay thế được hơn 100 công nhân nhưng chỉ tập trung duy nhất vào khâu tạo hình sản phẩm trong toàn bộ dây chuyền. Trung bình mỗi một giờ đồng hồ, mỗi robot sẽ cho ra 500 sản phẩm, với độ chính xác lên đến từng milimet

    Điều quan trọng là, trong lao động, robot không bị ảnh hưởng bởi tâm lý như con người. Các cỗ máy này không mệt, không đói, không bị áp lực căng thẳng bởi những nhân tố bên ngoài nên năng suất luôn ổn định. Do đó, các sản phẩm được làm ra được bảo đảm về số lượng và chất lượng

    Câu chuyện tượng tự cũng xảy ra tại một số công ty chế biến thủy sản ở Cần Thơ. Các công ty này đã đầu tư các dây chuyền tự động hóa cao, các loại nguyên liệu thủy sản khi chạy trên băng chuyền sẽ đi qua những ‘con mắt điện tử’ có chức năng phân loại theo đúng kích cỡ quy định. Phân loại xong, dây chuyền tự động sắp xếp các sản phẩm cùng một kích cỡ vào một nhóm

    Các dây chuyền tự động với độ chính xác cao này đang thay thế công việc của hàng trăm công nhân, với năng suất cao và độ sai số rất nhỏ đã giúp giảm thiểu rủi ro trong quy trình sản xuất so với dây chuyền thủ công

    Giờ đây, mối lo mất việc cho những người công nhân đang càng được nhân rộng ra. Điều gì sẽ xảy ra với những người lao động có trình độ thấp tại hơn 300 khu công nghiệp ở Việt Nam, khi không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các công ty, nhà máy sản xuất quy mô nhỏ cũng đang hướng tới việc thay thế nhân công bằng các dây chuyền tự động hóa ?

    Ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bột giặt và hóa chất Đức Giang, đến với cuộc hội thảo về đề tài công nghiệp 4.0 diễn ra vào giữa tháng 8-2017 tại Hà Nội bằng chính câu chuyện máy móc thay thế con người nơi các nhà máy của mình

    Ông chia sẻ về các dây chuyền tự động hóa đã ‘tiêu diệt’ sức sản xuất của những công nhân tại Đức Giang một cách nhanh chóng như thế nào. “Cứ 1.600 người thì 300 người bị mất việc”, ông Huyền đưa ra một phép tính khi nói về câu chuyện tự động hóa nơi nhà máy ở tỉnh Lào Cai

    Thậm chí tốc độ mất việc còn nhanh hơn đối với các công nhân của ông Huyền tại nhà máy ở Long Biên (Hà Nội). Ông kể về dây chuyền bột giặt tuổi đời hơn 20 năm ở đây, vốn có 100 người nhưng khi đưa hệ thống máy móc vào thì sẽ chỉ cần 10-15 người vận hành

    “Tôi tự nghĩ là các công nhân buộc phải nghỉ việc thì họ sẽ làm gì?”, ông nói, và kể rằng bản thân đã trải qua nhiều lần đắn đo, tự vấn trước khi đưa ra một quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm con người. So với máy móc, rõ ràng những người công nhân chịu thiệt thòi hơn rất nhiều. Vị lãnh đạo của Đức Giang lấy ví dụ

    “Robot làm gì có bảo hiểm, chỉ có bảo dưỡng, bảo hành. Còn đối với nhân công thì bảo hiểm là rất nặng”.
    “Tương lai tôi nghĩ công ty mình sẽ chỉ có vài trăm công nhân, nhiều quy trình được tự động hóa. Chúng tôi sẽ mời các nhân sự có trình độ và năng lực cao về công nghệ thông tin về làm việc”, doanh nhân này cho biết. Ông lạc quan với sự thích nghi và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trước sức ép đổi mới mà công nghiệp 4.0 mang đến. Khi đó, bên cạnh máy móc thì một tầng lớp người lao động mới sẽ xuất hiện

    Lẽ dĩ nhiên, những nhân lực này là những người có trình độ cao, sẽ thực hiện công việc điều phối hoạt động của cả nhà máy. Ông Huyền đặt niềm tin vào điều này bởi theo ông thì “các kỹ sư Việt Nam giờ đây đã rất nhanh nhạy với cái mới, chịu học hỏi và bắt kịp rất nhanh”

    Nương theo làn sóng 4.0

    Dưới góc nhìn của một người làm việc trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phần mềm FPT (FPT Software), luôn đề cập một các trực diện những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong các cuộc hội thảo hay tọa đàm. Theo ông Tiến, hình ảnh những nhà máy mà công nhân bị robot “cướp mất” việc làm sẽ không còn là điều xa vời ở Việt Nam, khi không quá 10 năm nữa, cũng sẽ có hàng triệu công nhân mất việc vì robot

    Ông Tiến gọi những nhà máy này là ‘nhà máy không ánh đèn’ (Dark Factory), nơi đó, không có công nhân đòi hỏi lương thưởng, chế độ hưu trí hay phúc lợi… mà chỉ có những cỗ máy. Khi phần lớn công việc trong chuỗi sản xuất được tự động hóa, nguồn lực lao động sẽ phải chuyển dịch sang xu hướng kỹ thuật cao. Đây chính là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, việc không thay đổi và bắt kịp công nghệ có thể khiến doanh nghiệp bị đào thải, mất năng lực cạnh tranh

    Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng lao động giá rẻ luôn luôn là ưu thế ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào. Dù cho công nghệ có những bước tiến mạnh mẽ thì lao động giá rẻ vẫn có lợi thế. Ở mỗi thời điểm, lao động giá rẻ sẽ được sử dụng vào mục tiêu khác nhau

    “Chúng ta đã nhìn thấy sự phổ biến khi các nước lợi dụng lao động giá rẻ của Việt Nam để chuyển nhà máy sản xuất, nhà máy lắp ráp sang Việt Nam. Sắp tới đây, chúng ta có một nguồn lực trẻ, giá rẻ hơn, có tính cạnh tranh hơn thì vẫn có ưu thế”

    Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, thêm một điều kiện nữa với những người lao động trẻ, đó là cần có thêm lượng tri thức mới nhất, tức là họ phải được đào tạo những kỹ năng và ngành nghề theo xu hướng mới, với thời gian rút xuống chỉ một hai năm

    “Việt Nam - Chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đã được chọn là một trong những chủ đề chính của cuộc hội thảo cấp cao “ICT Vietnam Summit 2017” diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 9-2017. Tại đây, các nhà quản lý, giới chuyên gia cùng giới doanh nghiệp đã có thời gian để ngồi lại, cùng suy nghĩ về một vấn đề cấp thiết: “Mọi người đều đã lên tàu, chẳng lẽ Việt Nam ở lại?”- Lẽ dĩ nhiên là không, nhưng làm sao để có chiếc vé lên tàu lại là chuyện khác

    Nhiều vị diễn giả cho rằng Việt Nam đang có thời cơ thuận lợi để khởi động lộ trình cách mạng công nghiệp 4.0, bắt đầu bằng việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số quốc gia để từ đó tái cơ cấu nền kinh tế trên nền tảng chuyển đổi số từng ngành, từng lĩnh vực, theo từng cấp độ

    Điều quan trọng hơn cả, cuộc cách mạng này là sự nghiệp chung của toàn xã hội, gồm cả những tổ chức công lẫn tư, dàn trải từ lĩnh vực sản xuất, dịch vụ cho đến môi trường, từ các tổ chức giáo dục-đào tạo cho đến các đơn vị nghiên cứu. Chính vì vậy, với tâm lý thoải mái, Việt Nam có thể bắt đầu việc chuyển đổi số ở những ngành nghề, lĩnh vực có nhiều tiềm năng và lợi thế

    Những thông điệp từ cuộc hội thảo là điều đáng ngẫm nghĩ. Trước hết, để thực hiện cuộc cách mạng số phải có con người, và yêu cầu được đặt ra là Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới giáo dục, trong đó chú trọng hoạt động đào tạo và tái đào tạo các kiến thức, kỹ năng mới cho người lao động

    Song song đó, đưa các nội dung liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào chương trình phổ thông, dạy nghề, đại học, đồng thời có kế hoạch chủ động trong chuyển đổi việc làm và đảm bảo an sinh xã hội đối với các nhóm lao động có nguy cơ mất việc cao, nhất là nhóm người lớn tuổi và các ngành nghề dễ bị tổn thương

    Thứ hai, hình thành hệ thống chính sách, pháp luật để khuyến khích phát triển và đảm bảo sự kết nối, chia sẻ cũng như sử dụng hiệu quả hạ tầng số quốc gia, bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng thông tin và hạ tầng tri thức

    Nhiều lời đề xuất và khuyến nghị đã được đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước, về việc trong vòng 5-10 năm tới phải đào tạo lại nguồn lực lao động như thế nào, bởi nguồn nhân lực trẻ hôm nay (độ tuổi trung bình 18-25) thì sau 10 năm nữa vẫn còn rất trẻ

    Và cuối cùng, như lời ông Tiến, một người làm việc trong lĩnh vực công nghệ, dù muốn hay không thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là điều tất yếu. Do đó, những người nắm bắt được sự thay đổi trước sẽ giành được lợi thế

    “Tôi vẫn thích cách nhìn tích cực với cuộc cách mạng này, đó là số lượng việc làm mới, ngành nghề mới sẽ nhiều hơn số bị mất đi. Chẳng hạn tại các công ty dịch vụ phần mềm, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang đến hàng triệu cơ hội việc làm cho người lao động. Đây là cơ hội lớn và không giới hạn”

    Hoàng Xuân Phương - Nguyễn Minh Anh
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/12/18
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nhiều nhà sản xuất robot rời Trung Quốc sang Việt Nam
    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang khiến nhu cầu đầu tư vào thiết bị của các nhà sản xuất giảm đi, làm thị trường robot công nghiệp tăng trưởng chậm lại

    Theo Reuters, giám đốc Junji Tsuda thuộc Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR) cho hay nhiều nhà sản xuất toàn cầu “đang trong chế độ chờ đợi, tự hỏi xem liệu họ có nên đưa sản xuất ra khỏi Trung Quốc, đến những nơi như Việt Nam hay Mỹ hay không”

    IFR là liên đoàn tập hợp 60 nhà cung ứng và tích hợp robot toàn cầu. Họ dự báo doanh số robot công nghiệp trên toàn thế giới trong năm nay tăng 10%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 30% năm ngoái. Trung Quốc là thị trường robot lớn nhất thế giới, chiếm 36% thị phần toàn cầu. Doanh số ở đây vượt tổng doanh số ở châu Âu và Mỹ cộng lại

    Tsuda, người cũng là chủ tịch tập đoàn Yaskawa Electric của Nhật Bản, cho hay các nhà sản xuất sẽ đưa ra quyết định vào cuối năm nay. Ông cho rằng diễn tiến cuộc chiến thương mại sẽ mất một thời gian trước khi trở nên rõ ràng. “Dù vậy, nhu cầu smartphone, chất bán dẫn và ô tô toàn cầu vững chắc, sẽ đến lúc họ không thể đợi thêm mà tiếp tục đầu tư để đáp ứng nhu cầu”, ông Tsuda nói

    Yaskawa là một trong các nhà sản xuất robot hàng đầu thế giới. Tuần trước, hãng giảm dự báo lợi nhuận doạt động hằng năm xuống còn 59 tỉ yen Nhật, tương đương 524,4 triệu USD, từ mức 65,5 tỉ yen Nhật với lý do nhu cầu liên quan đến smartphone giảm ở Trung Quốc và nhiều hãng thận trọng hơn trong vấn đề căng thẳng thương mại

    Từ năm 2019 trở đi, IFR dự báo tăng trưởng thị trường robot sẽ đi lên, dự báo tăng trung bình 14%/năm đến năm 2021

    Thu Thảo
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Toyota tham vọng đưa robot vào từng ngôi nhà Nhật Bản
    Toyota Motor đã bán đủ số xe để mỗi hộ gia đình ở Nhật Bản đều có một chiếc. Giờ đây, hãng muốn đưa robot vào từng ngôi nhà

    Theo Bloomberg, Toyota nổi tiếng với dây chuyền lắp ráp tự động và cho rằng trong tương lai không xa, robot sẽ vượt ra ngoài phạm vi nhà máy, trở thành “người bạn” của mọi nhà. Robot sẽ giúp việc tại gia, thậm chí là trở thành người đồng hành trong xã hội mà hơn 1/4 dân số trên 65 tuổi và hàng triệu người cao niên khác sống đơn độc

    Máy móc thông minh hơn nhiều trong thập niên qua. Dù vậy, mọi nỗ lực chế tạo một thứ có thể làm những công việc đơn giản như đưa quần áo vào máy giặt, hoặc mang đồ tạp phẩm đều vấp phải một vấn đề vật lý cơ bản: Robot càng khỏe mạnh thì càng nguy hiểm và nặng hơn

    Toyota hiện có 29 tỉ USD dự trữ tiền mặt, một trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) và một nhà phát minh được nể trọng: Gill Pratt. Ông Pratt là người đứng đầu nỗ lực phát triển công nghệ mới của hãng Nhật Bản. “Đây là doanh nghiệp có rất nhiều nguồn tài nguyên mà bạn không thể bỏ qua”, nhà phân tích Morten Paulsen thuộc hãng CLSA Japan Securities ở Tokyo, người theo dõi ngành công nghiệp robot nhiều thập niên qua, cho hay

    Robot hình người

    [​IMG]
    Robot T-HR3

    Toyota thử nghiệm robot từ trễ nhất là năm 2004, thời điểm hãng cho ra mắt robot hình nhân với môi, phổi nhân tạo và ngón tay có thể di chuyển như con người. Từ khi tung robot này, nghiên cứu về công nghệ tự động hóa trở nên thiết thực hơn tại Toyota

    Robot hình nhân mới nhất của hãng là T-HR3. Nó có thể được điều khiển từ xa thông qua nhiều bộ điều khiển đeo được, với kính bảo hộ cho phép người dùng nhìn qua đôi mắt camera của robot. Thiết bị này một ngày nào đó có thể đóng vai trò làm tay, chân cho bệnh nhân liệt giường, hoặc là người thay thế cho nhân viên cứu trợ tại các điểm xảy ra thảm họa

    Năm 2015, Toyota chi hàng tỉ USD để mở Viện Nghiên cứu Toyota ở Thung lũng Silicon. Năm ngoái, hãng thành lập quỹ 100 triệu USD để đầu tư vào nhiều startup và công nghệ robot mới. Năm nay, hãng tái cấu trục bộ phận Partner Robot để tăng tốc độ ra quyết định và rút ngắn thời gian phát triển

    Giám đốc cấp cao Toyota Keisuke Suga cho biết tại diễn đàn công nghiệp diễn ra ở trụ sở Toyota City gần đây, rằng nội bộ doanh nghiệp cố gắng thúc đẩy tiến độ phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, con đường làm robot của Toyota cũng có thất bại. Năm 2011, hãng biểu diễn cỗ máy nâng bệnh nhân lên và xuống giường, song kỹ sư chỉ mới thử nghiệm nó trên các tình nguyện viên khỏe mạnh vì nhận ra rằng người già và bệnh nhân yếu cần công cụ tinh tế hơn. Sản phẩm này sau đó bị xếp xó

    Rào cản pháp lý

    [​IMG]
    Toyota Winglet Type L. của Toyota
    Một thiết bị khác là chiếc scooter cá nhân giống như của hiệu Segway, trông có vẻ đầy hứa hẹn trong các cuộc thử nghiệm, song lại không thể ra đường vì rào cản quy định. Thực tế, bên ngoài các nhà máy và nhà kho, có rất nhiều câu chuyện về những lời hứa dang dở của robot

    Đơn cử, Boston Dynamics, doanh nghiệp được thành lập bởi giới kỹ sư Viện Công nghệ Massachusetts, dành hơn 12 năm để phát triển máy móc tự động bốn chân song vẫn chưa thể thương mại hóa nó. Hầu hết trong số tiền 2,1 tỉ USD được người dùng chi hồi năm ngoái là cho robot tại gia đơn giản như máy hút bụi, máy cắt cỏ, không phải robot phức tạp kiểu khoa học viễn tưởng

    Toyota cho hay nhu cầu chăm sóc người cao niên sẽ thay đổi thực tế trên. Nhà sản xuất ô tô minh họa điểm này bằng một biểu đồ cho thấy Nhật Bản có kim tự tháp ngược về tuổi năm 2050. Khi đó, cứ mỗi ba lao động, sẽ có một người phải hỗ trợ người già. Cũng đến năm 2050, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo 22% dân số toàn cầu trên 60 tuổi

    Robot Hỗ trợ Con người hay Human Support Robot (HSR) là robot được Toyota cho là gần nhất với bước nhảy vọt từ phòng thí nghiệm sang phòng khách. HSR có tất cả các chức năng cơ bản, không rườm rà khi là một cánh tay có thể thu vào, duỗi ra được gắn trên bánh xe với màn hình trên đầu. “Đôi mắt” của nó là hai camera lớn, tạo cảm giác ít nhất nó có khuôn mặt thô sơ

    Ứng dụng AI

    [​IMG]
    Robot HSR của Toyota
    HSR nặng bằng nửa tá quả bóng bowling, song chỉ có thể nâng vật nặng chừng 1,2 kg, tương đương một chai nước cỡ trung bình. Dù vậy, khi được cài phần mềm phù hợp, nó có thể làm một số thứ thú vị

    Với bản thử nghiệm được startup AI Preferred Networks, đối tác của Toyota, tung ra mùa thu này, HSR có thể học vị trí của những quyển sách, cây bút hoặc vật dụng khác để trên kệ. Nó có thể dọn dẹp một căn phòng bừa bộn bằng cách dùng “đôi mắt cảm biến” và “bàn tay” gọng kìm của nó

    Toyota chưa cho biết khi nào robot giúp việc được tung ra thị trường, song cố vấn Masanori Sugiyama, cựu quản lý hàng đầu của chương trình robot Toyota, cho hay HSR có thể sẵn sàng cho các bệnh viện và viện dưỡng lão trong 2-3 năm tới. Nó đảm nhiệm tác vụ đơn giản như dọn dẹp hoặc phát thức ăn. Với máy có kỹ năng tối tân hơn, người dùng sẽ phải chờ lâu hơn

    “Máy móc cần phải hiểu con người đang nghĩ gì. Nó cần có sự đồng cảm. Ý tưởng ở đây là biến robot thành một người bạn”, ông Sugiyama nói

    Thu Thảo
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Toyota đặt cược vào robot giúp việc nhà
    – Tại Nhật Bản, hãng xe Toyota đã bán ô tô với số lượng đủ để đặt bên ngoài mỗi ngôi nhà của nước này mỗi chiếc Toyota. Giờ đây, Toyota muốn đưa robot giúp việc vào bên trong những ngôi nhà đó, theo hãng tin Bloomberg

    [​IMG]
    Robot HSR của Toyota có thể dọn dẹp một căn phòng bừa bộn

    Nổi tiếng với những dây chuyền lắp ráp tự động, Toyota nhìn thấy rằng trong một tương lai không xa, các robot có thể vượt ra khỏi các nhà máy và hiện diện phổ biến ở mọi ngôi nhà để hỗ trợ các công việc vặt, thậm chí làm “bầu bạn” trong một xã hội ngày càng già nua như Nhật Bản, nơi 25% dân số đang ở độ tuổi trên 65 và hàng triệu người già đang sống neo đơn

    Máy móc sản xuất đã thông minh hơn nhiều trong một thập kỷ qua nhưng mọi nỗ lực để chế tạo một cỗ máy có thể làm những điều đơn giản như đưa quần áo vào máy giặt, xách các gói thực phẩm... vấp cùng một vấn đề cơ bản: robot càng mạnh mẽ, nó càng nặng nề và nguy hiểm

    Song Toyota có nhiều lợi thế để giải quyết vấn đề này. Toyota đang sở hữu nguồn dự trữ tiền mặt 29 tỉ đô la Mỹ, một trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhận tạo mới và đội ngũ các nhà nghiên cứu tài năng

    “Đây là một công ty có quá nhiều nguồn lực mà bạn không thể xem thường”, Morten Paulsen, nhà phân tích ở chi nhánh công ty môi giới chứng khoán CLSA ở Nhật Bản, nói

    Toyota đã thử nghiệm robot từ năm 2004 khi công bố một robot giống người chơi kèn trumpet. Nó được trang bị phổi và đôi môi nhân tạo cùng các ngón tay có thể chuyển động nên nó có thể chơi cùng với ban nhạc con người. Sau đó, Toyota nghiên cứu phát triển các robot mang tính thực dụng hơn

    T-HR3, robot có hình dạng người thế hệ thứ ba mới được công bố gần đây của Toyota, là một robot có thể được điều khiển từ xa thông qua các các thiết bị đeo, bao gồm đôi kính giúp con người dùng có thể quan sát thông qua mắt camera của robot. T-HR3 có khả năng tương tác vật lý với môi trường xung quanh dựa trên các cử động của người điều khiển. Một ngày nào đó, T-HR3 có thể hỗ trợ các công việc ở các bệnh viện, các khu vực thảm họa, thậm chí trên không gian

    Năm 2015, Toyota đã chi 1 tỉ đô la để xây dựng Viện Nghiên cứu Toyota ở Thung lũng Silicon với trọng tâm nghiên cứu là trí tuệ nhân tạo. Năm ngoái, hãng xe này thành lập quỹ trị giá 100 triệu đô la để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và công nghệ tự động hóa. Năm nay, Toyota đã sắp xếp lại bộ phận phát triển robot hình dạng người có tên gọi Partner Robot để giúp đẩy nhanh quy trình ra quyết định và rút ngắn thời gian phát triển

    Toyota từng vấp nhiều thất bại trên lộ trình phát triển robot. Năm 2011, Toyota trình diễn một robot chuyển bệnh nhân ra vào giường nhưng các kỹ sư chỉ dám thử nghiệm nó với những người tình nguyện khỏe mạnh. Sau đó, các kỹ sư phát hiện thấy rằng những người bệnh nặng và những người già cần lực nâng đỡ nhẹ nhàng hơn nên dự án nghiên cứu robot này bị xếp xó

    Toyota cũng ra mắt xe điện tự hành có tên gọi Toyota Winglet với mục đích hỗ trợ người già di chuyển. Các cuộc thử nghiệm mở ra nhiều hứa hẹn nhưng sau đó, Toyota buộc dừng dự án nghiên cứu xe điện tự hành này vì gặp phải các cản trở về mặt quản lý

    Giờ đây, Toyota xem nhu cầu chăm sóc người già sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của robot giúp việc trong gia đình vì đến năm 2050, số người dân trong độ tuổi lao động của Nhật Bản sẽ ít hơn hiện nay 30%, trong khi đó, số người già mà họ phải chăm sóc tăng gấp đôi so với hiện nay

    Năm 2017, Toyota giới thiệu Robot hỗ trợ con người (HSR) để làm việc vặt trong nhà. Robot này về cơ bản là một cánh tay có thể co giãn nằm trên một kết cấu có bánh xe để di chuyển và có một màn hình video ở phía trên cũng như hai mắt camera lớn. Nó có thể dùng cánh tay nhấc các vật có trọng lượng tối đa 1,5 kg. Tuy nhiên, nhờ trang bị phần mềm tân tiến, HSR có thể làm được những điều thú vị. Nó có thể nhớ vị trí của các cuốn sách, bút và vật dụng khác trên một chiếc kệ, hoặc có thể dọn dẹp một căn phòng bừa bộn, hay xếp các đôi dép lê nằm ngay ngắn với nhau

    Toyota vẫn chưa thông báo kế hoạch giới thiệu robot HSR ra thị trường. Tuy nhiên, Masanori Sugiyama, một cựu lãnh đạo chương trình phát triển robot của Toyota nói rằng robot HSR có thể sẳn sàng triển khai ở các bệnh viện và trung tâm dưỡng lão trong vòng 2-3 năm tới để làm các công việc đơn giản như lau dọn và phục vụ các bữa ăn

    Chánh Tài
     

Chia sẻ trang này