Obama lobby

Thảo luận trong 'OBAMACARE' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 7/2/20.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Cơ chế chia hoa hồng của 'lobby' công nghệ
    Giáo sư iBOSSES đứng ra kết nối được hưởng 10%, số còn lại dành cho nhà đầu tư và chủ sở hữu ý tưởng

    Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Chủ tịch iBosses Việt Nam mong muốn áp dụng mô hình này của iBosses Singapore vào Việt Nam để đưa các kết quả nghiên cứu ra thị trường

    Mô hình do GS Patrick Khor, Đại học sáng tạo và các ngành công nghiệp mới Singapore sáng lập. Tại đây với một dự án từ ý tưởng đến khi lên sàn thành công, các giáo sư kèm đề án cũng là bên trung gian thứ ba được 10% lợi nhuận, nhà đầu tư bỏ tiền cho nhóm khởi nghiệp được 40%, còn lại các chủ nhân ý tưởng được 40-50%

    Quan trọng hơn, với mô hình này, ở vị trí nào cũng biết rõ mình sẽ được gì khi dự án vận hành hiệu quả và tập trung toàn lực để đi đến đích mà không có chuyện khai khống hay “đi đêm”

    "Tôi mong muốn áp dụng mô hình này vào Việt Nam. Nếu mọi việc minh bạch sẽ giúp các bên hào hứng tham gia vào thúc đẩy đưa các kết quả nghiên cứu ra thị trường", ông Hòa nói

    Hiện iBosses Việt Nam đang hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện dự án có sự tham gia của nhà nước hỗ trợ các bạn trẻ khởi nghiệp

    Tháng 10 tới dự án sẽ tổ chức lớp học ở Bộ Khoa học và Công nghệ. Bước đầu các chuyên gia sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đã có sản phẩm thực hiện các bước "đo" khả năng quan tâm của thị trường

    [​IMG]
    Startup giới thiệu sản phẩm trong triển lãm công nghiệp 4.0. tổ chức tại Hà Nội năm 2018

    Minh bạch sẽ dễ thực hiện

    Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa cho rằng, iBosses thành công không chỉ do cách kết nối giữa bên có tiền với bên có công nghệ mà còn là mô hình vận hành chuyên nghiệp với cách ăn chia sòng phẳng, minh bạch

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa

    Sự kết hợp của ba bên luôn chạy "êm" cũng là do mỗi bên đều có lợi, minh bạch ăn chia ngay từ khi dự án còn trong trứng nước theo nguyên tắc chia cổ phần của công ty

    GS Patrick Khor từng nhiều lần bị thất bại cay đắng trong quá trình khởi nghiệp nên mới hình thành iBosses Singapore. Tại đây các chuyên gia về công nghệ, tài chính sẽ giúp những bạn trẻ khởi nghiệp vượt qua khó khăn ban đầu về kiến thức, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, khả năng biến ý tưởng thành hành động thực tiễn trên thương trường, kỹ năng cạnh tranh đến xây dựng kế hoạch kinh doanh bài bản và quản trị tài chính

    Thông qua sàn giao dịch, các giáo sư sẽ lựa chọn những người có ý tưởng triển vọng và hỗ trợ thúc đẩy những ý tưởng sáng tạo tiềm năng cho đến khi sản phẩm thương mại hóa và có thể giao dịch trên sàn chứng khoán. Ở đây nhà nước sẽ hỗ trợ những người khởi nghiệp tiền thuê nhà trong quá trình các chuyên gia giúp họ kinh doanh sản phẩm

    Các chuyên gia cao cấp nhất lúc này đóng vai trò “cò” trung gian, là nhà tư vấn kết nối đưa sản phẩm vào thị trường. Cách đi này giúp iBosses Singapore từ chỗ ban đầu chỉ có 100.000 USD, sau 4 năm, giá trị thị trường là 51 triệu USD trên sàn chứng khoán Australia và Singapore. iBosses cũng nhanh chóng hình thành 23 chi nhánh trên toàn cầu, trong đó Việt Nam có hai điểm là Hà Nội và TPHCM

    "Chúng tôi sẽ thử nghiệm trên thị trường ở Việt Nam theo giáo trình của iBosses Singapore", ông Hòa nói và cho biết khi thành công iBosses sẽ tham gia chuỗi giá trị này để đem khoa học công nghệ của Việt Nam ra toàn cầu

    8 cấp độ để startup đi từ ý tưởng đến sản phẩm thương mại

    Cấp 1: Xác định đam mê; giúp định hướng kinh doanh để đối mặt và vượt qua thách thức trong những thời điểm cực kì khó khăn

    Cấp 2: Phát triển, đánh giá và định hình cho mô hình kinh doanh mới

    Cấp 3: Đánh giá ý tưởng kinh doanh trước khi đưa ra sản phẩm và dịch vụ

    Cấp 4: Triển khai ý tưởng kinh doanh vào sản xuất và thực thi

    Cấp 5: Thương mại hóa

    Cấp 6: Nhân bản sang nhiều phân khúc thị trường khi chứng minh được hiệu quả trong phát triển kinh doanh

    Cấp 7: Thoát vốn khỏi thị trường bằng cách bán cho công ty lớn; triển khai quá trình niêm yết (IPO)

    Cấp 8: Sau khi hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, nhà thương mại hóa sản phẩm công nghệ có thể trở thành doanh nhân thành đạt, nhà kinh doanh, nhà đầu tư, nhà tư vấn phát triển doanh nghiệp hay diễn giả quốc tế

    Bích Ngọc
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Quan ngại về mô hình kinh doanh của các fintech Việt Nam hiện nay

    [​IMG]

    Trao đổi với Trí thức trẻ, Phó Giám đốc Hợp danh McKinsey Việt Nam, ông Marcin Miller nhận xét, các fintech Việt Nam quá chú trọng vào mục tiêu thu hút người dùng càng nhanh càng tốt nhưng chưa có một mô hình kinh doanh bền vững


    [​IMG]
    Ông đánh giá như thế nào về thị trường ví điện tử tại Việt Nam và những yếu tố nào để một doanh nghiệp fintech có thể khẳng định vị thế của mình trên thị trường ?

    Theo tôi, có hai yếu tố giúp doanh nghiệp fintech khẳng định vị thế trên thị trường. Đầu tiên, doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn hoặc một khoản đầu tư rất lớn. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nào huy động vốn tốt sẽ có lợi thế hơn. Trên thực tế, rất ít doanh nghiệp có kinh nghiệm huy động được một lượng vốn lớn trên thị trường

    Yếu tố thứ hai quyết định vị thế của một doanh nghiệp fintech đó là xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Các ví điện tử cần có khách hàng trung thành mà không chỉ dựa vào việc cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi

    Tôi cho rằng, rào cản hiện nay đối với các doanh nghiệp fintech (đặc biệt là ở phân khúc ví điện tử) tại Việt Nam đó là tìm cách thay đổi mô hình kinh doanh từ chỗ quá chú trọng vào mục tiêu thu hút càng nhiều người dùng càng nhanh càng tốt. Khi đưa ra các chương trình khuyến mãi, người tiêu dùng sẽ đăng ký nhiều hơn, từ đó lại càng có nhiều chương trình khuyến mãi được đưa ra hơn, các doanh nghiệp fintech nhận được nhiều nguồn đầu tư hơn

    Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: "Liệu mô hình này có bền vững trong tương lai hay không?"

    Lòng trung thành của người dùng là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển theo mô hình kinh doanh bền vững. Bởi vì nếu các doanh nghiệp fintech dựa quá nhiều vào các chương trình khuyến mãi thì lộ trình kinh doanh có lợi nhuận sẽ gặp rất nhiều thách thức

    Nhìn chung, doanh nghiệp cần xây dựng lòng trung thành, xây dựng quan hệ đối tác, xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số lớn hơn so với các doanh nghiệp khác cũng như các ngành công nghiệp khác để đưa ra các giải pháp, phát triển hơn nữa trong tương lai

    [​IMG]
    Ông Marcin Miller là chồng của siêu mẫu Phương Mai

    Vậy một mô hình phát triển bền vững cho các doanh nghiệp fintech Việt Nam hiện nay là gì ?

    Nhiều doanh nghiệp fintech hiện nay đang dựa vào những chương trình khuyến mãi để giữ chân người dùng. Giả sử một doanh nghiệp fintech có 2 triệu người dùng, vấn đề đặt ra đó là, bao nhiêu trong số 2 triệu người dùng này sẽ ở lại và tiếp tục sử dụng ví điện tử nếu doanh nghiệp ngừng cung cấp các chương trình khuyến mãi hiện có? Liệu họ sẽ quyết định thế nào khi nền tảng thanh toán ngừng tặng phiếu giảm giá 15% cho cốc cà phê trước đó họ thường mua ?

    Việc cung cấp quá nhiều các phiếu giảm giá làm ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp và về lâu dài không đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp

    Hiện tại, các doanh nghiệp fintech ở Việt Nam đang tập trung vào việc tăng trưởng, thu hút nhiều người dùng, nhưng không may là việc cung cấp quá nhiều chương trình khuyến mãi lại rất tốn kém

    Thách thức lớn nhất hiện nay đó là làm thế nào để đảm bảo lợi nhuận trong dài hạn, đồng thời giữ chân người dùng và phát triển hơn nữa. Đó là mô hình kinh doanh bền vững mà doanh nghiệp cần hướng tới

    [​IMG]
    Một số chuyên gia nhận định rằng các ví điện tử Việt Nam dù có phát triển nhưng vẫn chưa tạo doanh thu hay có lãi, hay còn được gọi là "cuộc chơi đốt tiền". Ông nghĩ thế nào về điều này và liệu "cuộc chơi đốt tiền" này sẽ đi đến hồi kết hay không?

    Như tôi đã đề cập trước đó, sự phát triển và mở rộng của nhiều ví điện tử tại Việt Nam hiện nay khá tốn kém. Bởi họ đang áp dụng mô hình dựa trên việc thu hút càng nhiều người dùng càng tốt bằng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Điều này vừa khiến chi phí tăng cao, vừa không gây dựng được lòng trung thành của khách hàng. Tuy nhiên, tôi tin rằng cuộc đua này rồi sẽ đi đến hồi kết, mặc dù vẫn còn rất nhiều thách thức

    Làm thế nào để doanh nghiệp ngừng "đốt tiền"?

    Thứ nhất, đa dạng hóa tính năng ví điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng, thay vì chỉ đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi. Khi đó, doanh nghiệp có thể đạt đến một quy mô nhất định, đảm bảo tăng trưởng bền vững

    Thứ hai, xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số lớn hơn để khai thác thông tin dựa trên tập khách hàng lớn hơn và sử dụng những thông tin đó trong việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

    Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có quan hệ đối tác, có thể là đối tác chiến lược hoặc đối tác cổ phần với các doanh nghiệp khác có lượng lớn người truy cập, từ đó có thể thu hút người dùng theo các phương thức khác nhau

    Nhìn chung, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thêm nhiều dịch vụ mà người dùng có thể sử dụng thường xuyên hơn, và khi đó chi phí mua lại này sẽ được dàn trải trên doanh thu lớn và số lượng lớn dịch vụ, từ đó sẽ có thể thu được nhiều lợi nhuận

    Nhiều doanh nghiệp trên thế giới hiện nay, ngay cả những doanh nghiệp lớn, cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, khi họ đầu tư rất nhiều chỉ với mục đích tăng lượng người dùng. Khi đó, mô hình kinh doanh sẽ trở nên kém bền vững, đặc biệt khi họ vẫn độc lập, không sáp nhập với bất kỳ công ty nào cũng như không thắt chặt mối quan hệ đối tác

    [​IMG]

    Theo kinh nghiệm ông quan sát ở các quốc gia khác, thị trường fintech ở Việt Nam như thế nào so với trên thế giới?

    Thị trường Việt Nam là một thị trường rất đặc biệt, rất khác với các thị trường khác và rất khó để so sánh. Lý do là tỷ lệ thâm nhập của cả các sản phẩm tài chính truyền thống và các dịch vụ fintech mới vẫn còn rất thấp. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, khoảng 70% dân số Việt Nam vẫn chưa có tài khoản ngân hàng

    Bên cạnh đó, môi trường pháp lý cũng còn nhiều thách thức khiến các công ty fintech mới khó có thể phát triển nhanh chóng. Hiện tại, việc xin cấp phép hoạt động ngân hàng mới gần như bất khả thi và khái niệm về giấy phép ngân hàng kỹ thuật số (chẳng hạn như ở Philippines) vẫn chưa tồn tại. Do đó, nhiều công ty fintech mới phải hợp tác với các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng hiện tại để có thể cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Điều này không giống với cấu trúc thị trường ở các quốc gia Đông Nam Á khác

    [​IMG]

    Tôi nghĩ rằng thị trường fintech ở Việt Nam hiện nay có thể so với cuộc cách mạng ngân hàng số ở một số quốc gia Trung và Đông Âu cách đây 15-20 năm. Vào thời điểm đó, các nước này cũng có tỷ lệ thâm nhập thấp đối với các sản phẩm tài chính và startup, các ngân hàng tư nhân và quốc doanh sau đó đã đầu tư mạnh vào việc phát triển các mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới

    [​IMG]
    Chính phủ Việt Nam sắp cấp phép cho Mobile Money, việc cấp phép này sẽ tạo ra thay đổi gì cho thị trường thanh toán điện tử của Việt Nam?

    Tôi không cho rằng Mobile Money sẽ tạo ra cuộc cách mạng về thanh toán điện tử tại Việt Nam. Thành công của Mobile Money chỉ diễn ra ở một số khu vực địa lý nhất định, chủ yếu ở châu Phi, ví dụ như Kenya, khi mà tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh còn rất thấp và người dân phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc tiếp cận hạ tầng ngân hàng. Giải pháp này cho phép tận dụng điện thoại cơ bản để thực hiện các khoản thanh toán nhỏ một cách thuận tiện và nhanh chóng mà không cần sử dụng tiền mặt

    Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở thành phố là 85%, các vùng nông thôn là 65%. Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người đều có khả năng truy cập vào ví điện tử trên thiết bị di động và do đó ít có khả năng dùng Mobile Money hơn. Vậy khi hầu hết mọi người đều có khả năng truy cập vào ví điện tử, tại sao họ phải dùng Mobile Money?

    Một yếu tố khác giúp Mobile Money thành công tại châu Phi là do mạng lưới ngân hàng chưa phát triển. Song, ngay cả tại khu vực nông thôn của Việt Nam, phạm vi bao phủ các chi nhánh ngân hàng lại khá tốt, hoàn toàn khác so với Kenya. Người dân có thể tìm đến chi nhánh ngân hàng dễ dàng, không như người dân ở các vùng nông thông châu Phi, phải đi hàng chục km để đến một chi nhánh ngân hàng

    Mobile Money có thể sẽ tạo ra nhiều cơ hội cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, điều đó sẽ không làm thay đổi căn bản bức tranh thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam

    [​IMG]

    Ông nhận xét gì về cơ hội và thách thức của thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam?

    Quá trình phát triển thanh toán điện tử của Việt Nam đang diễn ra với tốc độ hết sức ấn tượng. Đương nhiên tốc độ này phụ thuộc vào tốc độ người dân thích nghi với thanh toán điện tử. Tôi nhận thấy hiện nay, người dân đang dần thích nghi với hình thức thanh toán này. Giới trẻ cũng rất cởi mở với thanh toán điện tử, đó là lý do tại sao mức độ thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp fintech tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM là rất lớn

    Thách thức hiện tại nằm ở con số hơn 80% thị trường bán lẻ ở Việt Nam vẫn thuộc về các kênh truyền thống. Các doanh nghiệp ví điện tử muốn xây dựng một dịch vụ thanh toán quốc gia thực sự cần phải khai thác phân khúc đó, bao gồm chủ yếu là các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng bán lẻ nhỏ. Các chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ này vẫn chưa tin vào thanh toán điện tử, họ lo lắng về tính minh bạch, chi phí hoặc đơn giản là nó không mang lại cho họ bất cứ điều gì, rất nhiều yếu tố cần thuyết phục

    Vì vậy, để thu hút được nhóm khách hàng này, các doanh nghiệp cần phải đầu tư, bằng cách này hay cách khác để họ thấy được lợi ích từ việc chấp nhận thanh toán điện tử. Đó là một thách thức thực sự lớn

    Cuối cùng, sự phát triển thanh toán điện tử sẽ phụ thuộc vào tốc độ doanh nghiệp có thể tạo ra những đột phá thực sự trong việc thúc đẩy tỷ lệ sử dụng thanh toán điện tử của nhà bán lẻ, đặc biệt là các kênh truyền thống... Điều này sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng của thanh toán điện tử trong tương lai
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    S&P Global đồng ý chi 44 tỉ đô la thâu tóm IHS Markit
    Hôm 30-11, hãng thông tin và phân tích tài chính S&P Global (Mỹ) nhất trí chi 44 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit (Anh) trong một thương vụ sáp nhập hai nhà cung cấp dữ liệu tài chính lớn nhất cho Phố Wall

    Thương vụ thâu tóm lớn nhất năm 2020

    Với trị giá 44 tỉ đô la, bao gồm nợ, đây là thương vụ thâu tóm có giá trị lớn nhất thế giới trong năm nay, theo dữ liệu của Dealogic. Hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit có trụ sở ở London, mức vốn hóa thị trường khoảng 37 tỉ đô la trước khi thương vụ được thông báo và con số này của S&P Global là 82 tỉ đô la

    [​IMG]
    S&P Global nhất trí chi 44 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit

    Cả hai bên cho biết các cổ đông của IHS Markit sẽ nhận được 0,2838 cổ phiếu của S&P Global quy đổi cho mỗi cổ phiếu IHS Markit. Douglas Peterson, Giám đốc điều hành (CEO) S&P Global sẽ tiếp quản ghế CEO của công ty mới sau khi sáp nhập

    Thương vụ này sẽ kết hợp một trong những tên tuổi lâu đời nhất trên thị trường tài chính với một công ty còn tương đối non trẻ. Tiền thân của S&P Global là một ấn phẩm tóm tắt thông tin cho các nhà đầu tư đường sắt từ thập niên 1860. Công ty này giờ đây nổi tiếng với dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nợ của các doanh nghiệp và chính phủ cũng như và các chỉ số theo dõi thị trường chứng khoán quan trọng trên toàn cầu

    IHS Markit được thành lập vào năm 2003 ở ngoại ô London bởi Lance Uggla, một cựu lãnh đạo của Ngân hàng đầu tư TD Securities. Công ty này tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2014 và huy động được 1,3 tỉ đô la

    Năm 2016, IHS (Mỹ), chuyên cung cấp các báo cáo phân tích cho các doanh nghiệp và chính phủ, mua lại hãng nghiên cứu Markit ở London và di chuyển trụ sở đến Anh, đổi tên thành IHS Markit

    Vào thời điểm IHS và Markit tiến hành sáp nhập, hai công ty này có tổng vốn hóa thị trường khoảng 13 tỉ đô la. Hiện nay, mức định giá của IHS Markit đã tăng gần gấp ba lần, một dấu hiệu cho thấy thị trường dữ liệu tài chính nóng như thế nào

    IHS Markit theo dõi hàng triệu điểm dữ liệu trên các thị trường tài chính. Công ty này sở hữu một phần mềm mà các ngân hàng lớn ở Phố Wall đang sử dụng để ra các quyết định bảo lãnh phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các doanh nghiệp đồng thời theo dõi dữ liệu trên thị trường năng lượng và vận tải

    Thị trường dữ liệu tài chính ngày càng nóng


    Thị trường dữ liệu tài chính bùng nổ trong hai thập kỷ qua khi các thị trường ngày càng dựa vào các chiến lược đầu tư cổ phiếu do máy tính đưa ra, thay thế cho những quyết định của con người

    Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp dữ liệu tài chính chấp nhận sáp nhập vào một số hãng thông tin tài chính khổng lồ khi các nhà cung cấp dữ liệu như S&P Global và FactSet cạnh tranh quyết liệt với các sàn giao dịch lớn đang nỗ lực kiếm tiền bằng cách bán dữ liệu định giá cổ phiếu của họ để bù đắp cho mức doanh thu phí giao dịch đang sụt giảm

    Thương vụ S&P Global thâu tóm IHS Markit, công ty đang có đội ngũ hùng hậu gồm hơn 5.000 nhà phân tích, nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia tài chính... là một phần của cuộc chạy đua mở rộng quy mô kinh doanh khi các tay chơi lớn nhất trong ngành dữ liệu tài chính tận dụng nhu cầu đang tăng vọt đối với các dữ liệu và báo cáo phân tích thị trường trên các thị trường tài chính ngày càng được vi tính hóa

    Năm 2018, Tập đoàn đầu tư Blackstone đã mua lượng cổ phần kiểm soát ở đơn vị dữ liệu tài chính của Công ty Thomson Reuters Corp. và đổi tên thành Refinitiv. Một năm sau đó, Blackstone bán lại Refinitiv cho chủ sở hữu của Sàn giao dịch chứng khoán London với giá 27 tỉ đô la. Hồi tháng 8, Intercontinental Exchanges, chủ sở hữu Sàn giao dịch chứng khoán New York, chi 11 tỉ đô la để thâu tóm Ellie Mae, nhà cung cấp dữ liệu vay thế chấp bất động sản tại Mỹ

    S&P Global giờ đây đang mở rộng kinh doanh sau nhiều năm thu hẹp. Doanh thu của S&P Global tăng 9% trong quí 3 vừa qua và ghi nhận sự cải thiện ở tất cả các mảng kinh doanh, đặc biệt là mảng xếp hạng tín nhiệm nợ của doanh nghiệp. Mảng kinh doanh này được hưởng lợi khi các doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu để tận dụng các mức lãi suất thấp kỷ lục

    Cổ phiếu của S&P Global, IHS Markit và các đối thủ bao gồm MSCI Inc., tăng mạnh trong những năm gần đây, cung cấp cho họ lượng tiền mặt dồi dào để săn lùng các thương vụ thâu tóm và sáp nhập (M&A)

    “Đây là vụ sáp nhập khổng lồ về dịch vụ và dữ liệu tài chính. S&P Global có thể suy luận rằng việc mở rộng dần dần sẽ không có hiệu quả vì vậy, công ty này quyết định thực hiện vụ thâu tóm lớn để giúp mở rộng các sản phẩm”

    Tuy nhiên, Craig A. Huber, người sáng lập Công ty of Huber Research Partners, lưu ý sự giám sát của các cơ quan quản lý có thể là rào cản cho thương vụ S&P Global - IHS Market vì cả hai bên có nhiều mảng kinh doanh giống nhau

    Đồng tình với nhận định này, Giám đốc chi nhánh Công ty tư vấn và đầu tư United First Partners tại Singapore, nói: “Các quy định chống độc quyền có thể là vấn đề lớn cho thương vụ này vì cả hai bên đều là các nhà cung cấp dữ liệu thị trường”, Jin Rui Oh

    Chánh Tài
     

Chia sẻ trang này