Ngoại giao thương mại

Thảo luận trong 'Y Tế Số EHC' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 21/5/19.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ngoại giao thương mại
    Truyền thông Nhật Bản cho rằng trong tình hình CPTPP, EPA Nhật Bản-EU và RCEP cùng phát huy tác dụng, Nhật Bản sẽ chiếm vị trí chủ đạo chưa từng có trong các cơ chế thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu

    Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được Nhật Bản thúc đẩy ký kết chính thức có hiệu lực từ ngày 30-12-2018, Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) cũng chính thức có hiệu lực từ ngày 1-2 vừa qua. Trong khi Tokyo đang hy vọng có thể ký EPA mới với ASEAN trong thời gian tới

    Với CPTPP, 11 nước thành viên của hiệp định này, trong đó có Nhật Bản, có tổng dân số khoảng 500 triệu người, tổng lượng kinh tế chiếm khoảng 13% toàn cầu. EPA Nhật Bản-EU có hơn 600 triệu người, quy mô kinh tế chiếm khoảng 30%, quy mô thương mại chiếm khoảng 40% toàn cầu

    Nhật Bản còn tích cực tham gia tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do ASEAN khởi xướng, nỗ lực thúc đẩy ký kết thỏa thuận cơ bản trong năm 2019. Truyền thông Nhật Bản cho rằng trong tình hình CPTPP, EPA Nhật Bản-EU và RCEP cùng phát huy tác dụng, Nhật Bản sẽ chiếm vị trí chủ đạo chưa từng có trong các cơ chế thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu

    Năm 2008, Nhật Bản đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (AJCEP) với ASEAN, nhưng chỉ giới hạn ở buôn bán hàng hóa và đầu tư, còn tự do hóa thương mại dịch vụ bị gác lại. EPA mà Nhật Bản sắp ký với ASEAN trên thực tế là sự sửa đổi của AJCEP. Nếu hiệp định này được ký kết, cộng thêm việc Nhật Bản đã lần lượt ký EPA với 7 nước ASEAN, thì khuôn khổ hợp tác kinh tế Nhật Bản - ASEAN bao gồm hơn 700 triệu người sẽ được nâng cấp hơn nữa

    Trong tình hình kinh tế thế giới rối ren hiện nay, một Nhật Bản “xây dựng đất nước dựa trên thương mại” rõ ràng là không thể tự bảo vệ mình. Tranh chấp thương mại và nhu cầu bên ngoài suy giảm cũng sẽ tác động đến ngành sản xuất của Nhật Bản. Theo đánh giá của Nhật Bản, EPA Nhật Bản - EU sẽ thúc đẩy GDP của Nhật Bản tăng khoảng 1%, tăng thêm khoảng 0,5% việc làm (khoảng 290.000 việc làm), trong đó xuất khẩu ô tô sẽ tăng 10%

    Tiến trình phục hồi kinh tế Nhật Bản phụ thuộc khá nhiều vào ngoại thương, nhưng mục đích của việc Nhật Bản thúc đẩy chính sách ngoại thương không chỉ nằm ở lợi ích kinh tế ngắn hạn. Nhất là từ khi bước sang thế kỷ mới đến nay, Nhật Bản đã nhanh chóng thúc đẩy chính sách ngoại thương, khiến chính sách này ngày càng mang tính chiến lược và càng gắn liền với chiến lược quốc gia nói chung, màu sắc của các công cụ chính sách đối ngoại ngày càng trở nên rõ nét

    Dựa trên các bối cảnh như chuyển giao quyền lực và cạnh tranh giữa các nước lớn, Nhật Bản đã chú trọng hơn vào việc tận dụng đòn bẩy kinh tế để hỗ trợ chính sách ngoại giao với nước lớn. Theo đó, về chiến lược địa chính trị, một mặt Nhật Bản dựa trên thiết kế thượng tầng của thương mại toàn cầu, điều phối 3 cực với Mỹ và EU, thực hiện hợp tác chiến lược giữa các nước lớn và lãnh đạo thế giới

    Mặt khác, xây dựng mạng lưới đối tác chiến lược với cơ sở là sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các chuyên gia chính sách của Nhật Bản thẳng thắn thừa nhận ngoại giao thương mại của nước này chịu sự chi phối của nguyên lý chính trị học, chứ không đơn thuần là nguyên lý kinh tế học

    Đỗ Cao
     

Chia sẻ trang này