Mobile Money

Thảo luận trong 'OBAMACARE' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 14/10/19.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Mobile Money "Điều kiện đã thuận lợi, chỉ còn thiếu luật"
    - Chỉ số về dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động (Mobile Money Regulatory Index) là một công cụ được Tổ chức GSMA công bố gần đây để đưa ra đánh giá định lượng về mức độ hiệu quả trong việc thiết lập môi trường pháp lý tạo điều kiện cho mobile money phát triển bền vững

    Chỉ số này dựa vào các kỹ thuật định tính và định lượng để tính toán điểm số cho hơn 80 quốc gia, nhờ đó có thể cho ra các thang đo khách quan về mức độ hiệu quả của các quy định quản lý mobile money
    [​IMG]

    Các nội dung được chú trọng trong chỉ số này bao gồm: Ủy thác; định danh khách hàng (KYC); bảo vệ người tiêu dùng; mạng lưới đại lý; giới hạn giao dịch; đầu tư và cơ sở hạ tầng (GSMA, 2019b). Chỉ số cũng giúp cung cấp một nền tảng cho đối thoại giữa khu vực công và tư nhân về các cải cách có thể thúc đẩy tăng trưởng

    Ủy thác (Authorisation): Khía cạnh này xem xét các tiêu chí cần thiết để được phép cung cấp dịch vụ mobile money; các công cụ ủy quyền có liên quan như pháp luật, quy định, hướng dẫn; và tỷ lệ theo yêu cầu về vốn pháp định

    Ủy thác có trọng số cao nhất trong các nội dung của chỉ số, ở mức 30%, do tầm quan trọng của nó trong việc xác định các tiêu chí đủ điều kiện cho các nhà cung cấp mobile money không phải là ngân hàng. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có điểm số này cao nhất nhờ Chính phủ có sự trao đổi thường xuyên với các công ty trong ngành, và các yêu cầu ủy thác khai thác dịch vụ cho các công ty phi ngân hàng, đặc biệt là các nhà mạng di động, tạo điều kiện tốt cho các công ty này tham gia vào thị trường

    Bảo vệ người tiêu dùng (Customer protection): Nội dung này đánh giá các cơ chế khắc phục, bồi thường và công bố thông tin của người tiêu dùng và các quy định để bảo vệ tài khoản mobile money của khách hàng, bao gồm các biện pháp bảo hiểm tiền gửi

    Đa số các quốc gia có các quy tắc rõ ràng yêu cầu các nhà cung cấp mobile money công khai Quy định chuyển tiền. Ở các quốc gia chỉ có ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ mobile money, quy tắc bảo vệ tiền của khách hàng đã được đưa ra vì các ngân hàng phải tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ tiền gửi của khách hàng

    Ở nội dung này Việt Nam đạt 80/100 điểm, một mức khá cao, nhờ những quy định khá chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của cơ quan quản lý ngành là Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên điểm số quá cao, mặc dù đảm bảo tốt quyền lợi cho khách hàng, nhưng sẽ dẫn đến chi phí cung cấp dịch vụ mobile money tăng

    Giới hạn giao dịch (Transaction limits): Đây là nội dung liên quan đến tỷ lệ của số dư tài khoản và giới hạn giao dịch. Ở khía cạnh này, Việt Nam đạt điểm tuyệt đối, cho thấy quan điểm của NHNN tương đối thoáng trong quy định về hạn mức giao dịch và số dư tài khoản, giúp gia tăng nhu cầu sử dụng mobile money. Tuy vậy, quy định thoáng như vậy có thể dẫn đến các đối tượng lợi dụng cho các mục đích rửa tiền hay tiêu cực khác

    Định danh khách hàng (KYC): Nội dung này xem xét các yêu cầu về định danh khách hàng; chống rửa tiền và kết hợp các nghĩa vụ chống lại tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố; và hướng dẫn được cung cấp bởi các nhà quản lý về các yêu cầu liên quan đến giấy tờ tùy thân

    Việt Nam chỉ đạt 50/100, cho thấy khung pháp lý về mặt này vẫn còn nhiều vấn đề. Hơn nữa, vấn đề định danh khách hàng vẫn còn nhiều trở ngại ở Việt Nam, như vấn đề sim rác. Việt Nam có thể học hỏi mô hình của các quốc gia láng giềng như Philippines (điểm 70/100) và đặc biệt là Kenya (điểm 100/100)

    Mạng lưới đại lý (Agent Network): Liên quan đến các tiêu chí đủ điều kiện cho các đại lý; các hoạt động được phép của họ; và điều kiện liên quan đến mạng lưới của đại lý. Cho đến nay, GSMA vẫn chưa đánh giá Việt Nam ở nội dung này, cho thấy các quy định liên quan tới mạng lưới đại lý vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng để có thể đánh giá

    Môi trường đầu tư và cơ sở hạ tầng (Infrastructure and Investment environment): Liên quan đến các yếu tố bên ngoài như thuế; cơ sở hạ tầng để xác minh định danh; cơ sở hạ tầng tương tác giữa các mạng lưới; các quy định về việc sử dụng hoặc phân phối thu nhập lãi và các chính sách, bao gồm tài chính quốc gia. Ở nội dung này Việt Nam đạt 65/100 điểm, chỉ cao hơn Kenya nhưng lại thua kém nhiều so với các nước láng giềng như Philippines và Bangladesh

    Tóm lại, để phát triển dịch vụ mobile money ở Việt Nam, khung pháp lý cho lĩnh vực này có vai trò rất quan trọng. Một khung pháp lý mang tính hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho các công ty tham gia, tăng nhu cầu cho khách hàng sử dụng dịch vụ này trong khi vẫn đảm bảo được mức bảo mật cao và tránh các vấn đề như rửa tiền

    Muốn các mô hình dịch vụ tài chính mới như mobile money khởi sắc, các cơ quan quản lý phải cân bằng giữa việc cởi mở với những thử nghiệm và đổi mới và sự chắc chắn về khung pháp lý để bảo vệ người dùng, an toàn hệ thống, tuân thủ các cam kết quốc tế về phòng chống rửa tiền và phân rõ trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan. Bộ chỉ số Mobile Money Regulatory Index của GSMA đã có những đánh giá khá chi tiết đối với mức độ hiệu quả của khung pháp lý trong việc tạo điều kiện cho mảng mobile money phát triển bền vững tại Việt Nam. Các công ty công nghệ tài chính (FinTech) và các cơ quan quản lý có thể tham khảo các bộ chỉ số này, học hỏi các quốc gia có các thứ hạng cao trong từng chỉ số con để có các chính sách phù hợp hơn, đưa mobile money đến gần hơn với người dùng Việt Nam

    Mobile money (dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động hay dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động) đang được Bộ Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước xúc tiến triển khai tại thị trường Việt Nam với mục tiêu là cho một số doanh nghiệp dịch vụ viễn thông thực hiện thí điểm trong năm 2019

    Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, mobile money là giải pháp để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời nó cũng là công cụ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế số phát triển

    Một trong những trở ngại khi triển khai mobile money tại Việt Nam là chưa có khuôn khổ pháp lý cho loại hình dịch vụ này. Hiện chưa có bất kỳ luật nào của Việt Nam quy định về mobile money và đơn vị cung cấp dịch vụ mobile money

    Tuy nhiên, Việt Nam đã có một số quy định pháp lý cho một loại hình dịch vụ khá gần gũi với mobile money, đó là ví điện tử

    Theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP, ví điện tử là dịch vụ cung cấp một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...). Ví điện tử cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi, tương ứng với giá trị tài khoản thanh toán của khách hàng gửi vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo tỷ lệ 1:1


    TS. Nguyễn Thanh Liêm - ThS. Nguyễn Vĩnh Khương
    Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/3/21
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ví điện tử của Viettel giúp phổ cập thanh toán số ở quốc gia Châu Phi
    Ngày 19/10/2019, tại Vienna (Áo), ví điện tử của Lumitel của Viettel tại Burundi (châu Phi), sẽ nhận giải Vàng ở hạng mục sản phẩm tăng trưởng nhanh nhất tại International Business Awards – IBA Stevie Awards

    Stevie Awards là giải thưởng về kinh doanh được tờ New York Post mô tả là giải Oscar dành cho giới kinh doanh quốc tế

    Lumitel bắt đầu cung cấp dịch vụ ví điện tử vào tháng 3/2017. Lúc đó, tại Burundi đã có 2 ví điện tử là Ecocash và Smart Pesa. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một năm, ví điện tử của Lumitel đã xây dựng được hệ thống kênh phân phối với 16.793 đại lý bao phủ 86% diện tích Burundi và trở thành dịch vụ mobile money có kênh phân phối lớn nhất tại Burundi

    Tại Burundi – một trong 10 quốc gia nghèo nhất thế giới, ví điện tử của Lumitel là ví điện tử duy nhất có thể sử dụng trên cả điện thoại cơ bản (điện thoại), khách hàng có thể truy cập và sử dụng dịch vụ trên nền USSD mạng 2G. Hiện tại, ví điện tử của Lumitel là ví điện tử số 1 tại Burundi với 1,4 triệu thuê bao đang hoạt động, tương đương hơn 60% thị phần. Kể từ đầu năm 2019 đến nay, ví điện tử của Lumitel đã kinh doanh có lãi và trở thành ví điện tử duy nhất do người Việt Nam vận hành có lãi hiện nay

    Với ví điện tử này, người dân Burundi có thể chuyển tiền, rút tiền trên toàn quốc, thanh toán thuế, các khoản phí và lệ phí, thanh toán tiền điện, tiền nước, mua thẻ cào điện tử… bằng điện thoại di động. Sau khi triển khai thành công các dịch vụ cơ bản, ví điện tử Lumitel đang phát triển các giải pháp thanh toán cho khách hàng doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cơ quan quốc tế (UNHCR, WFP ...). Trong tương lai, ví điện tử này sẽ triển khai các dịch vụ mới như API, mã QR và APP, dịch vụ cho vay tiêu dùng và kinh doanh...

    Sau hơn 2 năm vận hành, ví điện tử của Lumitel đã góp phần quan trọng đưa tỷ lệ người dân Burundi dùng ví điện tử lên 18%, cao hơn nhiều so với tài khoản ngân hàng (7% dân số)

    Bà Remy Ndayishimiye - Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Burundi nói: “Chúng tôi đánh giá rất cao dịch vụ ví điện tử của Lumitel. Chúng tôi nhìn thấy sự chuyển biến rất rõ rệt khi họ không chỉ tạo ra việc làm mà còn giúp lưu thông không còn bị tê liệt. Tôi tin rằng họ thành công vì đã thâm nhập sâu hơn vào cộng đồng, kết nối người dân ở khắp nơi bằng điện thoại. Ví điện tử của Lumitel không chỉ tạo điều kiện cho người dân ở thành thị mà còn hướng tới những người ở vùng nông thôn khó khăn nữa. Giá cũng rẻ hơn nhiều”
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/3/21
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thủ tướng đồng ý triển khai thí điểm Mobile Money trong 2 năm
    Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử, doanh nghiệp viễn thông có thể xin phép thí điểm triển khai dịch vụ Mobile – Money từ ngày 9/3. Thời gian thí điểm dịch vụ Mobile – Money sẽ kéo dài trong 2 năm

    [​IMG]
    Thủ tướng chính thức đồng ý triển khai thí điểm Mobile - Money trong 2 năm

    Nhà mạng và các doanh nghiệp cung ứng ví điện tử được phép thí điểm


    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money). Quyết định cho phép triển khai thí điểm Mobile - Money có hiệu lực từ ngày ký (9/3/2021)

    Việc cho phép triển khai thí điểm dịch vụ Mobile – Money nhằm mục tiêu góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam

    Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng. Đồng thời, kết quả thí điểm triển khai dịch vụ Mobile – Money sẽ là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây dựng và ban hành các quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng dịch vụ tại Việt Nam

    Theo Quyết định vừa ban hành, Thủ tướng đồng ý cho các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ví điện tử và Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần vô tuyến điện hoặc các công ty con (được công ty mẹ cho phép sử dụng hạ tầng, mạng lưới, dữ liệu viễn thông) được phép tham gia thí điểm

    Các doanh nghiệp này được cung cấp dịch vụ đến các khách hàng có Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được doanh nghiệp thí điểm định danh, xác thực theo quy định. Các số thuê bao di động có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile – Money. Quyết định nêu rõ: “Mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile – Money tại mỗi doanh nghiệp thực hiện”

    Được triển khai trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên, các doanh nghiệp thực hiện thí điểm phải ưu tiên triển khai dịch vụ Mobile – Money tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp chỉ được cung ứng các dịch vụ Mobile – Money để chuyển tiền, thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam theo quy định hiện hành để phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân. Dịch vụ Mobile – Money chỉ áp dụng với các giao dịch nội địa và không thực hiện cho các dịch vụ xuyên biên giới

    Theo quy định, thời gian thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile – Money là 2 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ này

    Hạn mức giao dịch Mobile – Money tối đa 10 triệu đồng/tháng


    Theo quy định, doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ Mobile – Money được sử dụng để nạp tiền mặt vào tài khoản Mobile – Money tại các điểm kinh doanh, nạp tiền vào tài khoản Mobile – Money từ tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoạt ví điện tử của khách hàng

    Rút tiền mặt từ tài khoản Mobile – Money tại các điểm kinh doanh, rút tiền từ tài khoản Mobile – Money về tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử

    Thanh toán khi giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng tài khoản Mobile – Money. Ngoài ra, các giao dịch chuyển tiền giữa các tài khoản Mobile – Money của khách hàng trong cùng hệ thống của doanh nghiệp thực hiện thí điểm, giữa các tài khoản Mobile – Money của khách hàng với tài khoản thanh toán ngân hàng hoặc ví điện tử do doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung cấp

    Chính phủ cũng quy định hạn mức giao dịch không quá 10 triệu đồng/tháng đối với mỗi tài khoản Mobile – Money cho tổng các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền và thanh toán

    Nhiều hành vi bị cấm được nêu ra khi triển khai thí điểm. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện thí điểm cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile – Money, trả lãi trên số dư tài khoản Mobile – Money hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên tài khoản Mobile – Money so với giá trị tiền khách đã nạp vào tài khoản Mobile – Money

    Doanh nghiệp thực hiện thí điểm thực hiện hoạt động ngân hàng (cho vay, huy động vốn) hay các hành động cung ứng hoặc sử dụng tài khoản Mobile – Money để giao dịch cho mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo và các hành vi gian lận

    Thuê, cho thuê, mượn cho mượn hoặc trao đổi, mua bán tài khoản Mobile – Money và thông tin tài khoản Mobile – Money. Doanh nghiệp thực hiện thí điểm sử dụng nguồn tiền từ tài khoản Mobile – Money của khách hàng cho các mục đích khác của doanh nghiệp thực hiện thí điểm đều là các hành vi bị cấm

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia từ trước đó, việc triển khai Mobile- Money sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thơi, tạo ra những tiện lợi đáng kể cho người dân, nhất là người dân nông thôn. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, người dân đang dần thích ứng với việc giao dịch online, việc triển khai Mobile - Money sẽ là hành động thích hợp để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt


    Duy Vũ
     

Chia sẻ trang này