OBAMA GROUP

Thảo luận trong 'OBAMACARE' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 5/9/17.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tổng thống Obama
    Đầu tư vào khoa học và công nghệ sẽ mang tới nhiều công ăn việc làm

    Chính quyền của ông Obama đã đầu tư hơn 1 tỉ đô la cho các chương trình nghiên cứu khoa học, những dự án cần thiết cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ đời sống người dân Mỹ


    Trong bài phát biểu hàng tuần ngày 15/10, Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh “đầu tư vào khoa học và công nghệ sẽ mang tới cho đất nước thêm nhiều công ăn việc làm và những ngành công nghiệp mới”

    [​IMG]

    Ông Obama nói rằng sự sáng tạo nằm trong ADN của mỗi người dân Mỹ, và họ cần điều đó hơn bao giờ hết để có thể giải quyết các vấn đề đang phải đối mặt

    Tổng thống Obama phê bình những ai thờ ơ trước các thực tế khoa học, cho rằng họ là những người lạc hậu khi tuyên bố biến đối khí hậu là hoang đường

    Thêm vào đó, những người đó còn ra sức làm mọi cách để cắt giảm ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển - lĩnh vực đã mang đến cho nước Mỹ những công nghệ đột phá như GPS (hệ thống định vị toàn cầu), MRIs (chụp cộng hưởng từ), hay tạo ra Siri (tính năng điều khiển/ra mệnh lệnh bằng giọng nói) cho điện thoại thông minh

    Tổng thống Obama phát biểu: ”Chỉ có khoa học mới có thể chữa lành bệnh tật, cứu hành tinh duy nhất nơi chúng ta sinh sống, bảo đảm những lợi thế cạnh tranh mà Hoa Kỳ có được với tư cách là nền kinh tế có tính sáng tạo hàng đầu thế giới”

    Obama
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/21
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Obama - Tổng thống công nghệ đích thực
    Không chỉ là tín đồ của công nghệ, ông Obama còn có những chính sách và sáng kiến đưa Mỹ trở thành cường quốc về công nghệ

    Obama là vị tổng thống Mỹ đầu tiên coi công nghệ thông tin là động lực chính cho cuộc sống phồn thịnh và giúp phát triển xã hội tốt hơn

    Trở thành tổng thống Mỹ nhờ sức mạnh số


    Không nhiều người biết rằng ông Obama là tổng thống kỹ thuật số đầu tiên của Hoa Kỳ. Năm 2008, chiến dịch tranh cử của ông thành công chủ yếu dựa vào mạng xã hội

    Thành công đó có một phần đóng góp của sáng lập Facebook, Chris Hughes, người "kết" chiến dịch vận động tranh cử của thượng nghị sĩ bang Illinois tới mức đã quyết định rời Facebook, khi đó chỉ là một công ty khởi nghiệp non nớt, để toàn tâm toàn ý hỗ trợ cho vị tổng thống đương nhiệm hiện nay

    Ấn tượng với những thành quả do CNTT mang lại, sau khi trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, ông Obama đã bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng liên quan tới công nghệ

    Những chức vụ này bao gồm: giám đốc công nghệ, trưởng khoa học gia về dữ liệu, và giám đốc hoạt động (liên quan tới công nghệ)

    Obama từng tham gia nhiều chương trình hỏi-đáp trên Reddit, tiết lộ danh sách các bài hát ông yêu thích trên Spotify và sử dụng mạng xã hội Twitter rất thường xuyên. Ông thậm chí còn bông đùa Bill Clinton trên mạng xã hội

    Ông Obama từng có mối liên kết chặt chẽ và sâu đậm với các nhân vật cốt cán của Silicon Valley, trong đó có Steve Jobs, Bill Gates và Mark Zuckerberg. Điều này là dễ hiểu bởi hơn ai hết, ông hiểu rõ sức mạnh công nghệ và những thay đổi to lớn mà chúng có thể mang lại

    Tuy vậy, cũng có những cú "phốt" lớn, chẳng trang HealthCare.gov, vốn ngốn hơn 600 triệu USD tiền xây dựng, đã bị treo cứng ngay sau khi đưa vào vận hành. Sự cố này được cho là trục trặc kỹ thuật

    Và ngay cả khi chính quyền Mỹ gây sức ép lên các công ty Silicon Valley buộc họ phải ủng hộ chính sách về an ninh mạng thì ông Obama, với vai trò chủ Nhà Trắng, vẫn giành được sự cảm thông của giới công nghệ

    Liên tục đưa ra chính sách thúc đẩy công nghệ


    Chính quyền của ông Obama thường xuyên có những chính sách làm hài lòng người yêu công nghệ, chẳng hạn chính sách mở rộng băng rộng và tự do chia sẻ trên web

    Vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ cũng là người đưa ra nhiều sáng kiến thúc đẩy doanh nghiệp trẻ toàn cầu mà phần lớn trong số này có liên quan tới công nghệ

    Obama cũng rất biết cách tận dụng mối quan hệ với giới công nghệ để làm ngoại giao. Năm ngoái, ông đã mời Brian Chesky, giám đốc điều hành Airbnb, tháp tùng ông sang thăm Cuba trong nỗ lực xây dựng các công ty khởi nghiệp có giá trị

    Chính quyền Obama coi Internet là trọng tâm trong các hoạt động ngoại giao trên khắp thế giới, và nỗ lực tạo nên các sáng kiến nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng tận dụng Internet

    Nổi bật trong số đó là Sáng kiến Kết nối Toàn cầu của Bộ Ngoại giao Mỹ. Sáng kiến này tập trung khuyến khích các quốc gia ưu tiên cho kết nối Internet trong các kế hoạch phát triển của mình, đồng thời thúc đẩy phổ cập số hoá và hỗ trợ sự phát triển của công nghệ cũng như quan tâm đến môi trường pháp lý

    Ngoài ra, chính quyền Obama còn nỗ lực thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng sạch ở châu Phi, bao gồm các chương trình cung cấp nguồn vốn cho các công ty trẻ mong muốn nhận sự hỗ trợ từ các người khổng lồ công nghệ như Zuckerberg, Bill Gates và Paul Allen

    Mới tháng trước, Nhà Trắng tổ chức festival "South by Southwest", sự kiện thường niên quy mô lớn dành cho giới công nghệ và âm nhạc. Năm nay, ông Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama là diễn giả chính của sự kiện

    Thông qua festival này, ông Obama muốn nhấn mạnh công nghệ không phải là cái gì xa vời mà nó xuất hiện trong chính cuộc sống hàng này. Hình ảnh nước Mỹ được khơi dậy giống một công ty khởi nghiệp và công nghệ là ngành công nghiệp mũi nhọn, tràn đầy ước mơ với nhiều nhà sáng tạo nhiệt huyết

    Thực tế, trong suốt nhiệm kỳ 8 năm qua của Obama, nước Mỹ chứng kiến sự phát triển vượt bậc về công nghệ. Một làn sóng Silicon Valley thứ hai đã diễn ra, nhiều công ty có giá trị hàng tỉ USD xuất hiện như Facebook, Uber, Snapchat, Palantir và Dropbox

    Các công ty công nghệ lâu đời như Amazon, Apple và Google tiếp tục khẳng định vị thế của mình và gây dựng tầm ảnh hưởng khắp thế giới

    Ngay cả khi ông Obama hết nhiệm kỳ thì có vẻ mối quan hệ giữa Washington và Silicon Valley vẫn tiếp tục nồng ấm

    Facebook vừa âm thầm bàn với Nhà Trắng kế hoạch triển khai ứng dụng tranh cãi có tên Free Basics. Về cơ bản, Free Basics nghe rất tuyệt: hứa hẹn internet di động miễn phí cho người thu nhật thấp

    Tuy nhiên, chỉ có Facebook và những dịch vụ được Facebook cho phép mới được xuất hiện qua ứng dụng này. Ngoài ra, ứng dụng sẽ thu thập dữ liệu người dùng và đây chính là điểm gây tranh cãi nhiều nhất

    Tín đồ công nghệ


    Ông Obama được coi là tín đồ nổi tiếng của công nghệ. Điển hình là việc ông tranh đấu để giành quyền sử dụng chiếc điện thoại BlackBerry. Hai trong số những chiếc điện thoại BlackBerry mà ông sử dụng là BlackBerry Curve 8300 và BlackBerry Curve 8900

    Tất nhiên, chiếc BlackBerry của ông Obama không phải hàng thông thường. Nó là "hàng thửa" được trang bị khả năng bảo mật và mã hóa cao nhất

    Có thể bắt gặp hình ảnh ông Obama dùng BlackBerry tại những nơi trang trọng như Nhà Trắng, trên chuyên cơ Air Force One, trong chiếc Quái thú (The Beast) nổi tiếng, thậm chí cả trong các chuyến công du nước ngoài

    Ông Obama còn sử dụng chiếc iPad 3 (màn hình Retina) đặt trên chiếc bàn gỗ nổi tiếng Resolute ở phòng Bầu dục. Tổng thống được biết đến như một người ưa thích trải nghiệm các nền tảng khác nhau, từ máy tính Mac, BlackBerry hay các đời iPad

    Có vẻ Obama cũng là tín đồ của Quả táo. Ngoài chiếc iPad 3, ông còn dùng chiếc MacBook Pro (15-inch) khi họp với các cố vấn, trả lời câu hỏi trên diễn đàn Reddit hoặc đăng các đoạn tweet lên Twitter.

    Ông Obama còn dùng hàng loạt các thiết bị công nghệ khác, trong đó có máy tính xách tay Dell Latitude E6420, HP Elitebook 6930p, và nhiều điện thoại có dây an toàn khác

    Gia Nguyễn
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/7/21
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thành công nhờ... cựu Tổng thống Obama

    [​IMG]
    Từng phải ăn ngũ cốc qua ngày để duy trì công ty, nhà đồng sáng lập Airbnb đã trở thành tỷ phú nhờ ý tưởng kinh doanh “kỳ lạ” của mình

    Một thập kỷ trước, vào năm 2007, đôi bạn cùng phòng Brian Chesky và Joe Gebbia bắt đầu kiếm được tiền nhờ cho thuê lại không gian sống trong căn hộ của họ trên đường Rausch tại San Francisco cho 3 vị khách khi một hội nghị thiết kế địa phương đã đặt kín các phòng khách sạn gần đó. Kể từ đó, đôi bạn thân bắt đầu kiếm tiền từ cho thuê không gian sống

    Đến nay, năm 2017, dịch vụ cho thuê không gian sống mà cả hai đã sáng lập cùng với Nate Blecharczyk đã gọi vốn được 3,5 tỷ USD từ các nhà đầu tư và công ty được định giá 30 tỷ USD. Dịch vụ cho thuê không gian sống của Airbnb hiện nay có 3 triệu tài sản cho thuê đặt tại 65.000 thành phố và 191 quốc gia khác nhau

    Tuy nhiên, chừng đó chưa phải là những điều thú vị nhất để nói về vị CEO điển trai của Airbnb - Brian Chesky.

    CEO điển trai của Airbnb - Brian Chesky

    Thành công nhờ… cựu Tổng thống Obama

    Trước khi Airbnb ra đời, Chesky và Gebbia đã xây dựng Airbedandbreakfast.com, nơi họ tìm kiếm những khách hàng đầu tiên năm 2007. Tuy nhiên, rất ít người sử dụng trang web này. Đến mùa thu năm 2008, sau một năm rưỡi đi vào hoạt động, mới có khoảng 50 người ghé thăm website và chỉ có 10-20 người đặt phòng mỗi ngày

    “Nếu có bất cứ ai lo lắng về nguồn vốn của công ty mình tại thời điểm đó thì không ai khác mà chính là chúng tôi”, Chesky nhớ lại

    Khi đó, hai nhà đồng sáng lập đã phải dùng đến thẻ tín dụng để có thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Kết quả là Chesky nợ 25.000$ và Gebbia cũng nợ hàng chục ngàn đô la. “Chúng tôi đã ném cả thẻ tín dụng vào trong đống nợ nần không lối thoát đó”, Chesky cho biết

    Họ nhận ra phần “giường ngủ” trong mô hình kinh doanh “giường ngủ kèm bữa sáng” của họ không thể bán được. Tuyệt vọng không biết phải làm gì để kiếm tiền mặt, cả hai đã quyết định tách nó ra và chỉ bán “bữa sáng” trong kế hoạch kinh doanh

    Tận dụng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra hết sức gay cấn giữa 2 ứng viên của Đảng Cộng hòa John McCain và Đảng Dân chủ Barack Obama, họ bán các hộp ngũ cốc cổ động tranh cử với tên “Obama O’s” và “Cap'n McCains” với giá 40 USD mỗi hộp ngay trên hè phố. Số lượng mỗi loại chỉ có giới hạn, đồng thời trên mỗi hộp có đính kèm thông tin về công ty Airbnb

    “Chúng tôi đặt tên một khẩu phần ngũ cốc bữa sáng là Obama O's và một khẩu phần là Cap'n McCain's. Chúng tôi đã làm hàng ngàn hộp ngũ cốc như vậy bằng tay. Và kết quả ngoài mong đợi, ngũ cốc nhanh chóng được bán hết với giá 40$/hộp. Chúng tôi đã kiếm được hàng chục nghìn đô la và thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tiền mặt”, nhà đồng sáng lập Hoffman chia sẻ

    “Thừa thắng xông lên”

    Sau khi kiếm được tiền mặt trả nợ và duy trì hoạt động kinh doanh, ba nhà sáng lập tiếp tục theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp của mình. Cuối năm 2008, ba chàng trai trẻ tuổi đã nộp đơn vào Y Combinator (YC) - một vườn ươm khởi nghiệp và tạo nên bước ngoặt lịch sử của Airbnb

    Paul Graham - một trong những nhà sáng lập của YC - không quan tâm nhiều đến ý tưởng của 3 chàng trai nhưng lại thích sự gan dạ và táo bạo của họ. Chính vì vậy, Graham và các đối tác của ông tại YC đã quyết định giúp họ định hình lại ý tưởng kinh doanh này và kết nối với các nhà đầu tư

    Công ty bắt đầu phát triển. Các nhà sáng lập đưa ra một dự án đầy tham vọng, và quảng bá để những người cho thuê nhà trọ cũng cảm thấy yêu thích công ty của họ. Họ đến thăm và ngụ lại tại chính những căn nhà đăng cho thuê ở New York trên website “Air Bed and Breakfast”, viết nhận xét, và chụp ảnh từng địa điểm một cách chuyên nghiệp. Tháng 3/2009, công ty chính thức đổi tên từ “Air Bed & Breakfast” thành “Airbnb”, đơn giản hơn và đỡ bị nhầm lẫn

    Một tháng sau đó, Airbnb cuối cùng cũng đã được nhận một khoản đầu tư hạt giống (seed) 600.000 USD từ quỹ Sequoia Capital vào tháng 4 năm 2009. Chesky mô tả thành công bước đầu đó đạt được là nhờ bộ ba nhà sáng lập luôn kiên trì dù phải ăn ngũ cốc để sống qua ngày

    Airbnb thuê 15 nhân viên, ngồi làm việc ngay trên căn gác xép của Chesky và Gebbia trên phố Rausch Street tại San Francisco. Để có đủ chỗ ngồi cho nhân viên, năm 2010 Brian Chesky dọn đi và sử dụng chính dịch vụ Airbnb để tìm chỗ ngủ trong nhiều tháng trời

    Tới năm 2011, 4 năm sau khi có những vị khách đầu tiên sử dụng đệm hơi, Airbnb đã có mặt tại 89 quốc gia, và đạt 1 triệu lượt đặt phòng qua website của họ. Cũng trong năm này, một số quỹ đầu tư mạo hiểm lớn đã “bơm” 112 triệu USD cho Airbnb, đưa công ty đạt giá trị hơn 1 tỷ USD và trở thành 1 “kỳ lân” (unicorn) tại thung lũng Silicon

    Nếu tháng 4/2014, Airbnb mới chỉ được định giá vào khoảng 10 tỷ USD thì sau khi huy động được 1,5 tỷ USD vào tháng 7/2015, giá trị của Airbnb đã tăng lên đến 25,5 tỷ USD, trở thành startup giá trị thứ 3 thế giới chỉ sau Xiaomi và Uber

    Bộ ba nhà đồng sáng lập, từ việc phải ăn ngũ cốc qua ngày để duy trì công ty, nay đã trở thành những tỷ phú với khối tài sản trị giá trên 3 tỷ USD mỗi người. Và công ty khởi đầu chỉ với 3 tấm đệm hơi trải sàn nhà cho khách này, giờ đây đã có mặt ở 65.000 thành phố tại 191 quốc gia, đạt giá trị gần 30 tỷ USD

    CNBC
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Obama xuất hiện trên áp phích tranh cử thủ tướng ở Đức
    Hình ảnh của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama xuất hiện trong những tấm áp phích vận động tranh cử ở Đức

    Đức sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 24/9 cho cuộc bầu cử liên bang và 2 ứng cử viên là bà Merkel và ông Martin Schulz của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đều đang gấp rút chạy đua cho chiếc ghế thủ tướng. Một điều kì lạ là bến xe buýt, ga tàu điện ngầm, công viên và quảng trường trung tâm ở Berlin tràn ngập hình ảnh... ông Obama

    Trong chuyến công du nước ngoài cuối cùng với tư cách là tổng thống Mỹ tháng 11 năm ngoái, ông Obama từng tuyên bố ủng hộ thủ tướng Đức Angela Merkel. "Nếu tôi là người Đức và có một lá phiếu, tôi sẽ ủng hộ bà ấy", nhà lãnh đạo Mỹ chia sẻ khi đứng bên cạnh bà Merkel tại một cuộc họp báo ở Berlin. Tuy nhiên, ông cũng không chắc điều này có giúp được gì hay không

    Gần một năm sau, nhóm tranh cử của thủ tướng Đức tin rằng câu nói của ông Obama sẽ giúp ích. Trên những tấm áp phích vận động, người ta sẽ không nhìn thấy ảnh nữ chính trị gia người Đức mà là chân dung ông Obama. Thậm chí, đây chính là hình ảnh ông dùng trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008. Tất nhiên, 3 màu đỏ, trắng xanh của lá cờ Mỹ được đổi thành đỏ, đen, vàng của cờ Đức cùng với logo đảng của bà Merkel, Liên đoàn Dân chủ Kitô giáo (CDU). Bên dưới là bản dịch tiếng Đức của câu vị cựu nguyên thủ Mỹ từng nói hồi năm ngoái: "Wenn ich könnte, würde ich Merkel wählen"

    Đây có thể là một động thái khá lạ nhưng phản ánh vị trí đặc biệt của ông Obama ở Đức. Ông từng gây ấn tượng mạnh với người dân nước này bằng bài phát biểu bên cạnh Cột Chiến thắng Berlin trong chiến dịch năm 2008, và sau đó "kết thân" với bà Merkel vì cùng chung quan điểm về các vấn đề như thay đổi khí hậu và lệnh trừng phạt của Nga. Khi ông Obama rời nhiệm sở, 86% người Đức tin tưởng nhà lãnh đạo này làm đúng trong các vấn đề toàn cầu, theo trung tâm nghiên cứu Pew

    Việc nhắc nhở rằng ông Obama từng công khai ủng hộ bà Merkel có thể giúp giành được những cử tri đang chần chừ, đặc biệt là giới trẻ, nhà hoạt động xã hội của CDU Tom Cywinski khẳng định

    Trang Hồ
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/4/20
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thế kỷ 21, con người sẽ giao tiếp bằng tâm linh
    Truyền tin nhanh hơn ánh sáng từ lâu là niềm mơ ước của nhân loại: Truyền không qua phương tiện tải (như sóng điện từ), theo một cơ chế thần bí kiểu như cảm ứng tâm linh... Khoa học kỹ thuật nay đã cung cấp cho ta cơ chế này

    Đó chính là ảnh hưởng lượng tử phi định vực hay ảnh hưởng lượng tử siêu quang tốc. Phương thức thông tin thực hiện theo cơ chế thần bí đó gọi là thông tin lượng tử siêu quang tốc

    “Cảm ứng tâm linh” giữa các hạt cơ bản

    Thuyết tương đối và lượng tử lực học là những phát kiến vĩ đại nhất của vật lý học thế kỷ 20, không chỉ giúp con người có được những lý giải sâu sắc chưa từng có về thế giới tự nhiên mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật do chúng tạo ra như phát minh ra tia laser, sự xuất hiện của máy tính điện tử… đã làm thay đổi cuộc sống của con người

    Tuy nhiên, thuyết tương đối và lượng tử lực học lại không thể “chung sống hoà hợp” được. Trong khi thuyết tương đối không thừa nhận bất cứ một sự vận động vật chất hay truyền tải tin tức nào nhanh hơn tốc độ ánh sáng, thì lượng tử học lại thừa nhận sự tồn tại của một loại ảnh hưởng siêu quang tốc thần bí

    Theo thuyết lượng tử học, giữa các hạt cơ bản hút nhau (như điện tử, quang tử…) tồn tại một quan hệ siêu quang tốc. Nếu chúng ta tiến hành tác động lên một hạt trong đó, hạt kia sẽ lập tức “cảm ứng” được những ảnh hưởng này và sẽ có những thay đổi tương ứng mà không phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng

    Tư duy nhanh hơn ánh sáng

    Thực hiện thông tin siêu quang tốc bằng “ý thức”! Nghe có vẻ ngoài sức tưởng tượng, nhưng đây là một việc rất tự nhiên, vì rốt cuộc chỉ có ý thức mới nhận biết được nội dung thông tin

    Các nhà khoa học đã tiến hành một số thí nghiệm chứng minh trong não người tồn tại sự ảnh hưởng của lượng tử siêu quang tốc. Trong đó nổi bật nhất là thí nghiệm mới đây của GS Grinberg Zylberbaum

    Hai người tham gia thí nghiệm, sau khi làm quen với nhau được đưa vào hai “lồng Faraday” (chắn sóng điện từ) đóng kín, cách nhau 14,5 m. Một thiết bị ghi lại điện não đồ của họ. Các nhà khoa học phát hiện, khi một người trong số họ bị kích thích bằng các chớp sáng và ở vào trạng thái bị kích động đặc biệt thì người kia cũng có những biểu hiện chuyển dịch giống như trong tư thế bị kích động

    Vì hai người đã được cách ly nhau qua lồng Faraday nên thí nghiệm đã loại được những ảnh hưởng của trường sinh học, từ đó chứng minh một cách nghiêm túc rằng, giữa hai người tham gia thí nghiệm đã có một sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau với những đặc trưng của lượng tử siêu quang tốc

    Phương thức truyền tin của tương lai

    So với cách truyền tin truyền thống, thông tin lượng tử siêu quang tốc có nhiều ưu điểm mà người ta vẫn mơ ước. Trước hết, thời gian truyền tin bằng 0, vì vậy nó là cách truyền tin nhanh nhất. Thứ hai, nó không chịu ảnh hưởng của bất kỳ yếu tố nào trong môi trường giữa hai đối tượng thông tin, do đó chống nhiễu tuyệt đối

    Thứ ba, loại bỏ hoàn toàn khả năng nghe trộm, trở thành phương thức thông tin đảm bảo bí mật tốt nhất. Và cuối cùng, nó là phương thức thông tin bảo vệ môi trường tốt nhất, không có bất kỳ sự ô nhiễm bức xạ điện từ nào

    Trong tương lai, khi con người thám hiểm không gian vũ trụ rộng lớn, những hạn chế của thông tin truyền thống sẽ cản trở rất nhiều. Ví như khi con tàu vũ trụ đến được một hành tinh cách trái đất 1 năm ánh sáng, thì thông tin vô tuyến giữa trái đất và hành tinh đó sẽ kéo dài tới hai năm hay hơn, như vậy thông tin vô tuyến hiện nay sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa

    Thông tin siêu quang tốc rõ ràng sẽ trở thành phương thức thông tin chủ đạo trong tương lai

    Khoa Học và Đời Sống
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Phát minh điện thoại trò chuyện với hồn ma của Thomas Edison
    Nhà phát minh Thomas Edison từng đưa ra giả thuyết về thế giới linh hồn và công bố ý tưởng điện thoại trò chuyện với hồn ma

    [​IMG]
    Nhà phát minh Thomas Edison cho rằng có thể trò chuyện với hồn ma qua điện thoại

    Cuối những năm 1920, không lâu trước khi Thomas Edison qua đời, ông cùng các nhà khoa học tập trung trong một phòng thí nghiệm bí mật để ghi lại giọng nói và sự hiện diện của người chết. Họ dùng loa, máy phát và các dụng cụ thí nghiệm khác, theo tạp chí Modern Mechanix số ra tháng 10/1933

    Bài báo miêu tả cỗ máy của Edison, với chùm sáng nhỏ phát ra từ một ngọn đèn mạnh, có thể dò được những hạt vật chất nhỏ nhất. Các hạt này sẽ chứng minh cho sự tồn tại của phần vật chất trong linh hồn người lưu lại sau khi mất. Không may, sau nhiều giờ căng thẳng theo dõi các thiết bị tinh vi, nhóm nhà khoa học không phát hiện điều gì bất thường

    Dù chưa có bằng chứng xác thực cho sự kiện mà bài báo miêu tả, chuyện Edison quan tâm đến việc dùng công nghệ trò chuyện với người chết là sự thật. Năm 1920, nhà phát minh thiên tài này gây chấn động khi tuyên bố trên tạp chí American rằng mình "đang chế tạo một thiết bị để xem những người đã rời bỏ thế giới có thể giao tiếp với chúng ta không"

    Thomas Edison, người sở hữu 1.093 bằng sáng chế tại Mỹ, nhấn mạnh, phát minh mới không dựa trên bất cứ phương thức thần kỳ, huyền bí hay kỳ quặc nào như những nhà tâm linh mà sử dụng các phương pháp khoa học. "Tôi đang chế tạo một thiết bị như thế, và tôi hy vọng sẽ hoàn thành trước khi tốn quá nhiều thời gian", ông nói thêm

    [​IMG]
    Thomas Edison làm việc trong phòng thí nghiệm

    Ý tưởng của Edison được gọi là "điện thoại hồn ma" và gây ra một cơn bão truyền thông thời đó. Nhiều nhà sử học từng cho rằng phát minh này chỉ là lời nói đùa vì người ta không tìm thấy bất cứ bản thiết kế hay mẫu thử nghiệm nào của chiếc điện thoại

    Tuy nhiên, năm 2015, nhà báo Philippe Baudouin tìm được một bản nhật ký hiếm của Edison trong cửa hàng đồ cũ ở Pháp cho thấy, ông thật sự nghiên cứu ý tưởng của mình. Trong cuốn nhật ký mới phát hiện, có thêm một chương bị thiếu so với phiên bản được công bố trước đó. Chương này nói về giả thuyết của Edison về thế giới linh hồn và cách liên lạc với thế giới đó

    Một nhà khoa học lỗi lạc và ảnh hưởng lớn đến công nghệ hiện đại tìm cách liên lạc với hồn ma có thể là chuyện không tưởng với công chúng thời nay. Nhưng khi Edison nói về ý tưởng này năm 1920, những người duy linh lại tích cực đón nhận, một số thậm chí khẳng định mình có thể sử dụng tín hiệu điện tử trong điện thoại thường để hiểu các hồn ma

    Với nhiều người, điện thoại hồn ma cũng tương tự các công nghệ như điện báo hay máy bay, từng bị coi là bất khả thi cho đến khi các nhà phát minh chứng minh điều ngược lại. Thế giới cũng hết sức kinh ngạc khi Edison lần đầu ra mắt máy quay đĩa năm 1877. Họ cảm thấy chiếc máy đã biến giấc mơ bất tử từ thời xa xưa thành sự thật, Baudouin miêu tả

    Thời điểm đó, giao tiếp với hồn ma nghe cũng không tưởng như sản xuất và sử dụng điện vậy. Nhiều ý tưởng kỳ lạ tương tự cũng ra đời trong giai đoạn này. Thomas Watson, trợ lý của nhà phát minh điện thoại Alexander Graham Bell, từng nảy ra ý tưởng về điện thoại hồn ma. Bell và chuyên gia về tai Clarence J. Blake thì phát minh "máy ghi chấn động âm tai", ghi lại âm thanh qua một thiết bị gắn với tai người chết

    [​IMG]
    Minh họa máy ghi chấn động âm tai của Alexander Graham Bell và Clarence J. Blake

    Các nhà khoa học nghiên cứu điện có thể là những người đầu tiên đánh giá thiết bị của Edison, ông nói với tạp chí American. "Nó sẽ gây ra chấn động lớn nếu thành công", ông nhận định. Nhưng nếu thất bại, Edison bổ sung, thì niềm tin về thế giới tâm linh sẽ suy yếu đi rất nhiều

    Edison tin rằng sự sống không thể bị hủy diệt. Ông giả thuyết, linh hồn cũng giống như cơ thể con người, có dạng vật chất gồm những thực thể siêu nhỏ, tương tự khái niệm nguyên tử ngày nay. Ông cho rằng những thực thể này tồn tại sau khi người ta chết đi. Đó là phần còn lại của linh hồn gồm những ký ức và suy nghĩ tách rời

    Nếu các hạt nhỏ này tồn tại, chúng có thể tập hợp lại trong không trung. Chúng có thể được khuếch đại nhờ thiết bị của ông, giống như cách khuếch đại âm thanh và thu vào máy quay đĩa

    Edison đã viết ra các kế hoạch và giả thuyết cho thiết bị này, dù người ta vẫn chưa xác định được ông có thực sự chế tạo và thử nghiệm nó không, theo Baudouin. Ông chưa đặt tên cho cỗ máy mà chỉ gọi đó là một chiếc van cực kỳ nhạy cảm với các rung động

    [​IMG]
    Thomas Edison đưa ra giả thuyết rằng linh hồn gồm các hạt vật chất siêu nhỏ

    Một số tạp chí đăng hình ảnh phác họa chiếc điện thoại hồn ma của Edison với các bộ phận giống máy quay đĩa, trong đó có một chiếc loa ống chứa điện cực. Chiếc loa được gắn với một hộp gỗ chứa micro để thu nhận những rung động của các thực thể siêu nhỏ

    Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí American, Edison phê phán một số phương pháp tâm linh huyền bí thiếu tính khoa học. Một số người cho phép bản thân bị thôi miên trong suy nghĩ rằng những tưởng tượng của họ là thật, ông nhận xét

    Sau khi Edison qua đời năm 1931, những người ôm hy vọng trò chuyện với hồn ma tìm kiếm các bản thiết kế để chế tạo và thử nghiệm chiếc điện thoại, hoặc ít nhất là làm một thiết bị gần giống. Năm 1941, các nhà nghiên cứu cố gắng tái tạo điện thoại hồn ma và gọi cho Edison vì họ tin rằng mình được hồn ma của Edison chỉ dẫn qua một nhà tâm linh

    Ngày nay, con người vẫn muốn sử dụng công nghệ để dò tìm và giao tiếp với các hồn ma, dù những thiết bị được ưa chuộng không phải điện thoại mà là máy ghi hiện tượng âm thanh điện tử (EVP) và máy địa âm

    Một số người săn hồn ma còn cài đặt các ứng dụng dò tìm biến điện thoại thông minh thành điện thoại hồn ma di động. Năm 2002, Frank Sumption khẳng định hồn ma có thể nói nhờ một loại đài đặc biệt gọi là Chiếc hộp Frank. Các hồn ma sẽ điều chỉnh tần số để tạo nên từ ngữ từ thế giới bên kia

    Khoa học chưa thể chứng minh tính chính xác trong giả thuyết của Edison về các thực thể vật chất của linh hồn hay việc trò chuyện với người đã khuất qua điện thoại, nhưng ý tưởng của nhà phát minh lỗi lạc này vẫn đang tiếp tục được kế thừa và nghiên cứu

    Thu Thảo
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Rồi đến ngày ta sống với robot
    Câu chuyện nữ robot Sophia được Saudi Arabia trao quyền công dân vào tháng 10-2017 không chỉ là một sự kiện gây chấn động trong ngành công nghệ thông tin mà còn là đề tài của các cuộc tranh luận về nhân sinh cùng những giá trị đạo đức xã hội[​IMG]

    Khi cơn bão thất nghiệp lan đến

    Sophia được phát triển bởi Công ty Hanson Robotics, do kỹ sư chuyên ngành trí tuệ nhân tạo (AI) David Hanson đứng đầu. Sau khi ra mắt công chúng, Sophia nhanh chóng nổi tiếng và trở thành khách mời thường xuyên của các talkshow như chương trình Chào buổi sáng ở Anh, được mời phỏng vấn trên kênh CNBC, hay xuất hiện trên bìa tạp chí ELLE như một ngôi sao

    Câu chuyện về Sophia tưởng như chỉ xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng, nhưng đã trở thành sự thật. Và nó cũng làm dấy lên những cuộc tranh luận về viễn cảnh về tương lai của loài người, khi mà việc sử dụng robot để thay thế con người ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Không chỉ làm tốt những công việc giản đơn, robot giờ đây thậm chí có thể thay thế vị trí của các chuyên gia trong một số lĩnh vực

    Theo cuộc nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may-da giày và 3/4 lao động trong ngành điện-điện tử có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa

    Câu chuyện công nhân ‘mất việc bởi robot’ đang xảy ra tại một số công ty sản xuất mỹ nghệ ở Bình Dương, theo thông tin từ báo đài

    Nhiều tờ báo về kinh tế đã dẫn chứng con số đáng giật mình, 90% công nhân tại một nhà máy ở tỉnh này đã phải nghỉ việc vì nhiều dây chuyền sản xuất chỉ cần vỏn vẹn 5 robot là đã vận hành suôn sẻ. Những cỗ máy này thừa sức thay thế được hơn 100 công nhân nhưng chỉ tập trung duy nhất vào khâu tạo hình sản phẩm trong toàn bộ dây chuyền. Trung bình mỗi một giờ đồng hồ, mỗi robot sẽ cho ra 500 sản phẩm, với độ chính xác lên đến từng milimet

    Điều quan trọng là, trong lao động, robot không bị ảnh hưởng bởi tâm lý như con người. Các cỗ máy này không mệt, không đói, không bị áp lực căng thẳng bởi những nhân tố bên ngoài nên năng suất luôn ổn định. Do đó, các sản phẩm được làm ra được bảo đảm về số lượng và chất lượng

    Câu chuyện tượng tự cũng xảy ra tại một số công ty chế biến thủy sản ở Cần Thơ. Các công ty này đã đầu tư các dây chuyền tự động hóa cao, các loại nguyên liệu thủy sản khi chạy trên băng chuyền sẽ đi qua những ‘con mắt điện tử’ có chức năng phân loại theo đúng kích cỡ quy định. Phân loại xong, dây chuyền tự động sắp xếp các sản phẩm cùng một kích cỡ vào một nhóm

    Các dây chuyền tự động với độ chính xác cao này đang thay thế công việc của hàng trăm công nhân, với năng suất cao và độ sai số rất nhỏ đã giúp giảm thiểu rủi ro trong quy trình sản xuất so với dây chuyền thủ công

    Giờ đây, mối lo mất việc cho những người công nhân đang càng được nhân rộng ra. Điều gì sẽ xảy ra với những người lao động có trình độ thấp tại hơn 300 khu công nghiệp ở Việt Nam, khi không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các công ty, nhà máy sản xuất quy mô nhỏ cũng đang hướng tới việc thay thế nhân công bằng các dây chuyền tự động hóa ?

    Ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bột giặt và hóa chất Đức Giang, đến với cuộc hội thảo về đề tài công nghiệp 4.0 diễn ra vào giữa tháng 8-2017 tại Hà Nội bằng chính câu chuyện máy móc thay thế con người nơi các nhà máy của mình

    Ông chia sẻ về các dây chuyền tự động hóa đã ‘tiêu diệt’ sức sản xuất của những công nhân tại Đức Giang một cách nhanh chóng như thế nào. “Cứ 1.600 người thì 300 người bị mất việc”, ông Huyền đưa ra một phép tính khi nói về câu chuyện tự động hóa nơi nhà máy ở tỉnh Lào Cai

    Thậm chí tốc độ mất việc còn nhanh hơn đối với các công nhân của ông Huyền tại nhà máy ở Long Biên (Hà Nội). Ông kể về dây chuyền bột giặt tuổi đời hơn 20 năm ở đây, vốn có 100 người nhưng khi đưa hệ thống máy móc vào thì sẽ chỉ cần 10-15 người vận hành

    “Tôi tự nghĩ là các công nhân buộc phải nghỉ việc thì họ sẽ làm gì?”, ông nói, và kể rằng bản thân đã trải qua nhiều lần đắn đo, tự vấn trước khi đưa ra một quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm con người. So với máy móc, rõ ràng những người công nhân chịu thiệt thòi hơn rất nhiều. Vị lãnh đạo của Đức Giang lấy ví dụ

    “Robot làm gì có bảo hiểm, chỉ có bảo dưỡng, bảo hành. Còn đối với nhân công thì bảo hiểm là rất nặng”.
    “Tương lai tôi nghĩ công ty mình sẽ chỉ có vài trăm công nhân, nhiều quy trình được tự động hóa. Chúng tôi sẽ mời các nhân sự có trình độ và năng lực cao về công nghệ thông tin về làm việc”, doanh nhân này cho biết. Ông lạc quan với sự thích nghi và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trước sức ép đổi mới mà công nghiệp 4.0 mang đến. Khi đó, bên cạnh máy móc thì một tầng lớp người lao động mới sẽ xuất hiện

    Lẽ dĩ nhiên, những nhân lực này là những người có trình độ cao, sẽ thực hiện công việc điều phối hoạt động của cả nhà máy. Ông Huyền đặt niềm tin vào điều này bởi theo ông thì “các kỹ sư Việt Nam giờ đây đã rất nhanh nhạy với cái mới, chịu học hỏi và bắt kịp rất nhanh”

    Nương theo làn sóng 4.0

    Dưới góc nhìn của một người làm việc trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phần mềm FPT (FPT Software), luôn đề cập một các trực diện những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong các cuộc hội thảo hay tọa đàm. Theo ông Tiến, hình ảnh những nhà máy mà công nhân bị robot “cướp mất” việc làm sẽ không còn là điều xa vời ở Việt Nam, khi không quá 10 năm nữa, cũng sẽ có hàng triệu công nhân mất việc vì robot

    Ông Tiến gọi những nhà máy này là ‘nhà máy không ánh đèn’ (Dark Factory), nơi đó, không có công nhân đòi hỏi lương thưởng, chế độ hưu trí hay phúc lợi… mà chỉ có những cỗ máy. Khi phần lớn công việc trong chuỗi sản xuất được tự động hóa, nguồn lực lao động sẽ phải chuyển dịch sang xu hướng kỹ thuật cao. Đây chính là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, việc không thay đổi và bắt kịp công nghệ có thể khiến doanh nghiệp bị đào thải, mất năng lực cạnh tranh

    Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng lao động giá rẻ luôn luôn là ưu thế ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào. Dù cho công nghệ có những bước tiến mạnh mẽ thì lao động giá rẻ vẫn có lợi thế. Ở mỗi thời điểm, lao động giá rẻ sẽ được sử dụng vào mục tiêu khác nhau

    “Chúng ta đã nhìn thấy sự phổ biến khi các nước lợi dụng lao động giá rẻ của Việt Nam để chuyển nhà máy sản xuất, nhà máy lắp ráp sang Việt Nam. Sắp tới đây, chúng ta có một nguồn lực trẻ, giá rẻ hơn, có tính cạnh tranh hơn thì vẫn có ưu thế”

    Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, thêm một điều kiện nữa với những người lao động trẻ, đó là cần có thêm lượng tri thức mới nhất, tức là họ phải được đào tạo những kỹ năng và ngành nghề theo xu hướng mới, với thời gian rút xuống chỉ một hai năm

    “Việt Nam - Chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đã được chọn là một trong những chủ đề chính của cuộc hội thảo cấp cao “ICT Vietnam Summit 2017” diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 9-2017. Tại đây, các nhà quản lý, giới chuyên gia cùng giới doanh nghiệp đã có thời gian để ngồi lại, cùng suy nghĩ về một vấn đề cấp thiết: “Mọi người đều đã lên tàu, chẳng lẽ Việt Nam ở lại?”- Lẽ dĩ nhiên là không, nhưng làm sao để có chiếc vé lên tàu lại là chuyện khác

    Nhiều vị diễn giả cho rằng Việt Nam đang có thời cơ thuận lợi để khởi động lộ trình cách mạng công nghiệp 4.0, bắt đầu bằng việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số quốc gia để từ đó tái cơ cấu nền kinh tế trên nền tảng chuyển đổi số từng ngành, từng lĩnh vực, theo từng cấp độ

    Điều quan trọng hơn cả, cuộc cách mạng này là sự nghiệp chung của toàn xã hội, gồm cả những tổ chức công lẫn tư, dàn trải từ lĩnh vực sản xuất, dịch vụ cho đến môi trường, từ các tổ chức giáo dục-đào tạo cho đến các đơn vị nghiên cứu. Chính vì vậy, với tâm lý thoải mái, Việt Nam có thể bắt đầu việc chuyển đổi số ở những ngành nghề, lĩnh vực có nhiều tiềm năng và lợi thế

    Những thông điệp từ cuộc hội thảo là điều đáng ngẫm nghĩ. Trước hết, để thực hiện cuộc cách mạng số phải có con người, và yêu cầu được đặt ra là Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới giáo dục, trong đó chú trọng hoạt động đào tạo và tái đào tạo các kiến thức, kỹ năng mới cho người lao động

    Song song đó, đưa các nội dung liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào chương trình phổ thông, dạy nghề, đại học, đồng thời có kế hoạch chủ động trong chuyển đổi việc làm và đảm bảo an sinh xã hội đối với các nhóm lao động có nguy cơ mất việc cao, nhất là nhóm người lớn tuổi và các ngành nghề dễ bị tổn thương

    Thứ hai, hình thành hệ thống chính sách, pháp luật để khuyến khích phát triển và đảm bảo sự kết nối, chia sẻ cũng như sử dụng hiệu quả hạ tầng số quốc gia, bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng thông tin và hạ tầng tri thức

    Nhiều lời đề xuất và khuyến nghị đã được đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước, về việc trong vòng 5-10 năm tới phải đào tạo lại nguồn lực lao động như thế nào, bởi nguồn nhân lực trẻ hôm nay (độ tuổi trung bình 18-25) thì sau 10 năm nữa vẫn còn rất trẻ

    Và cuối cùng, như lời ông Tiến, một người làm việc trong lĩnh vực công nghệ, dù muốn hay không thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là điều tất yếu. Do đó, những người nắm bắt được sự thay đổi trước sẽ giành được lợi thế

    “Tôi vẫn thích cách nhìn tích cực với cuộc cách mạng này, đó là số lượng việc làm mới, ngành nghề mới sẽ nhiều hơn số bị mất đi. Chẳng hạn tại các công ty dịch vụ phần mềm, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang đến hàng triệu cơ hội việc làm cho người lao động. Đây là cơ hội lớn và không giới hạn”

    Hoàng Xuân Phương - Nguyễn Minh Anh
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/20
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    IBM tuyển người không cần bằng đại học
    Nhiều công ty và tập đoàn công nghệ đa quốc gia như IBM tập trung vào việc tuyển dụng nhân viên có kỹ năng chứ không cần thiết phải có chứng chỉ, bằng đại học tương đương

    [​IMG]

    Các công ty công nghệ như Intel và GitHub cũng đang chuyển hướng tìm kiếm tài năng từ những chương trình mã hóa và quan hệ đối tác đào tạo với các trường trung học

    Dưới sự phát triển kỹ thuật và công nghệ hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các “ông lớn” công nghệ không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố giáo dục truyền thống hay tấm bằng đại học loại ưu

    Trong buổi phỏng vấn với tờ USA Today, giám đốc điều hành của tập đoàn công nghệ đa quốc gia IBM, bà Ginni Rometty khẳng định không phải mọi công việc kỹ thuật đều đòi hỏi nhân viên phải có bằng đại học: “Khi các ngành công nghiệp chuyển đổi, chúng tôi đòi hỏi nhân viên phải có những kỹ năng mới. Tất nhiên, chúng tôi sẽ có phương pháp mới để tuyển dụng và đào tạo”

    CEO Ginni Rometty thừa nhận việc tuyển dụng ngày càng trở nên khó khăn hơn vì nguồn nhân lực không đáp ứng đủ. Theo Bộ lao động Hoa Kỳ, chỉ riêng quốc gia này đã có hơn 500.000 cơ hội việc làm liên quan đến lĩnh vực công nghệ. Ước tính, khoảng 1 triệu công việc về lập trình sẽ không được đáp ứng vào năm 2020

    Để tránh vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực, giám đốc điều hành của IBM cho biết tập đoàn dự kiến tuyển dụng 6.000 nhân viên vào cuối năm nay, nhiều người trong số họ không cần phải có bằng đại học hoặc đào tạo dưới hệ thống giáo dục chính quy tại các trường đại học

    “Sẽ có khoảng 15% nhân viên được tuyển dụng ở trụ sở Hoa Kỳ không cần có bằng cử nhân đào tạo 3 – 4 năm như trước. Đây là cơ hội mà chúng tôi mong muốn dành cho những bạn trẻ không được đào tạo chuyên ngành nhưng có năng lực làm việc thật sự về lĩnh vực công nghệ”, phó chủ tịch Joanna Daly của tập đoàn IBM cũng cho biết

    CEO Rometty giải thích rằng không phải tất cả công viêc kĩ thuật đều đòi hỏi bằng đại học. Điều quan trọng nhất là nhân viên phải có kĩ năng, kinh nghiệm và liên tục học hỏi về kiến thức công nghệ mới

    Vào tháng 6 vừa qua, tập đoàn này đã hợp tác và liên kết với các trường cao đẳng, đại học trên khắp nước Mỹ để chuẩn bị tốt hơn cho công tác tuyển dụng nhân viên, mở ra nhiều cơ hội hơn cho các học sinh, sinh viên và những người có năng lực. Đối với những người không có bằng cử nhân, phó chủ tịch Daly cho biết bà thích tập trung vào kinh nghiệm thực tế của họ. Nếu không được đào tạo đại học chính quy, vậy họ đã từng ghi danh vào bất cứ lớp dạy nghề nào liên quan đến lĩnh vực công nghệ đang sử dụng hay không ?

    “Tôi thích những ứng cử viên chủ động tìm hiểu và rèn luyện các kỹ năng về công nghệ”, bà Daly khuyên chân thành các ứng cử viên nên đăng khí chương trình đào tạo viết mã trước khi ứng tuyển vào vị trí làm việc. Bên cạnh đó, phó chủ tịch Daly còn đánh giá cao những ứng cử viên có hiểu biết về tập đoàn và công việc của họ, trình bày được quan điểm và xu hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

    Sean Davis, một kỹ sư an ninh mạng của IBM cũng thừa nhận ông không có bằng cử nhân và không được đào tạo chính quy tại các trường đại học với hệ giáo dục 3 – 4 năm. Tuy nhiên, ông có nhiều chứng chỉ ngành về an ninh mạng và công nghệ máy tính

    Kỹ sư Sean Davis bắt đầu sự nghiệp tại Hãng hàng không Delta Airlines. Trong quá trình làm việc tại đây, ông đã tự học hỏi và dành thêm nhiều chứng chỉ công nghệ trước khi chính thức chuyển sang làm việc tại IBM vào năm 2008. Ông cũng khuyên những bạn trẻ không có bằng đại học mà vẫn khao khát được làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn không nên từ bỏ cơ hội, luôn học hỏi kiến thức và kinh nghiệm về ngành công nghệ mới

    Dù ở lĩnh vực nào, mọi công ty luôn muốn tuyển dụng những nhân viên đã có kinh nghiệm thực tế. Theo báo cáo của Hiệp hội kiểm soát hệ thống thông tin, 55% các nhà quản lý cho biết kinh nghiệm thực tiễn là yếu tố đánh giá quan trọng nhất khi tuyển dụng nhân viên

    “Phương pháp tuyển dụng này không chỉ giúp công ty nâng cao nguồn nhân lực mà còn là cơ hội cho những người đã có nhiều kinh nghiệm trở lại với công việc của họ”, phó chủ tịch Daly còn cho biết IBM dự kiến sẽ thuê 25.000 chuyên gia tại Hoa Kỳ và đầu tư 1 tỷ USD để đào tạo và phát triển năng lực cho nhân viên mới trong khoảng 4 năm

    “IBM có nhiều cơ hội cho nhân viên học tập và rèn luyện mạnh mẽ ngay cả khi họ không được đào tạo bài bản từ các trường đại học. Điều quan trọng là họ phải có những kỹ năng liên quan đến công việc và thiết lập một lộ trình để nỗ lực, phấn đấu gấp đôi, gấp ba người khác"

    Nguyễn Linh
     
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Các mô hình như Uber, AirBnB không chỉ nói lên mối đe doạ về xu thế đối với các lĩnh vực kinh doanh truyền thống mà còn là mối đe doạ và thách thức cực lớn cho cả những công ty phần mềm hiện nay

    Thế giới từng mua phần mềm như một loại công cụ hay dịch vụ để phục vụ cho công việc kinh doanh cốt lõi của mình nhưng dường như ngày nay mọi sự đã thay đổi khi mọi ngành kinh doanh đều lấy công nghệ là yếu tố cốt lõi và then chốt trong kinh doanh của mình

    Nếu như vậy thì các công ty kinh doanh phần mềm thuần tuý sẽ không thể tồn tại nếu không lẩn khuất hoặc biến mình thành các công ty kinh doanh bình thường nhưng có cốt lõi là công nghệ

    Anh Lữ Thành Long - MISA
     
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tổng thống Donald Trump đặt cược vào nền tảng internet lượng tử
    Trong yêu cầu ngân sách năm 2021, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định dành 237 triệu USD kinh phí để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thông tin lượng tử

    Trong những năm 1960, chính phủ Mỹ đã tài trợ cho một loạt thí nghiệm phát triển các kỹ thuật đưa thông tin từ máy tính này sang máy tính khác. Ban đầu, sự kết nối xuất hiện từ thiết bị trong các phòng thí nghiệm đơn lẻ, sau đó các phòng thí nghiệm lân cận đã hình thành nên những liên kết với nhau. Không bao lâu, mạng lưới kết nối này đã nở rộ giữa các tổ chức nghiên cứu khắp cả nước, thiết lập nguồn gốc của điều mà chúng ta gọi là internet và biến đổi mãi mãi cách mọi người sử dụng thông tin. Giờ đây, 60 năm sau, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đang đặt mục tiêu làm lại hành trình kỳ diệu này một lần nữa

    Theo CNBC, trong yêu cầu ngân sách năm 2021 đang được Quốc hội Mỹ xem xét, chính quyền ông Trump đã đề xuất cắt giảm tổng chi phí nghiên cứu khoa học gần 10%, nhưng lại tăng chi tiêu cho khoa học thông tin lượng tử khoảng 20%, lên tới 237 triệu USD, trong đó, DOE đã yêu cầu 25 triệu USD để đẩy nhanh sự phát triển của internet lượng tử. Mạng lưới internet lượng tử được xây dựng sẽ thúc đẩy hành vi phản trực giác của các hạt tự nhiên để vận dụng và chia sẻ thông tin theo những cách hoàn toàn mới. Với đề xuất ngân sách năm 2021, chính quyền ông Trump đang cố gắng đẩy mạnh nỗ lực nghiên cứu lượng tử, vì không chỉ có Mỹ mà nhiều nước khác hiện cũng theo đuổi lĩnh vực này

    Khoa học đằng sau mạng internet lượng tử

    Trong khi lưu lượng truy cập internet hiện đại kết nối trực tiếp giữa các máy tính cổ điển, điện thoại thông minh, máy tính bảng, loa hoặc bộ điều nhiệt, internet lượng tử về cơ bản sẽ mang một đơn vị thông tin khác được gọi là bit lượng tử hoặc qubit. Qubit đại diện cho một ngôn ngữ khác hoàn toàn, một ngôn ngữ dựa trên hành vi của các nguyên tử, electron, các hạt tự nhiên khác và các vật thể bị chi phối bởi những quy tắc bất thường của cơ học lượng tử. Các đối tượng này luôn “trôi chảy” tự do và khó nắm bắt hơn nhiều so với đối tác của chúng trong điện toán cổ điển. Ví dụ, một nam châm ổ đĩa cứng luôn luôn hướng lên hoặc hướng xuống, nhưng không ai có thể biết được hướng đi của electron cho đến khi đo lường

    Các hạt lượng tử cũng có thể được kéo lại với nhau trong một mối quan hệ gọi là rối lượng tử (entanglement). Các cặp hạt rối lượng tử chia sẻ liên kết mật thiết giống như mối quan hệ giữa hai mặt của một đồng xu, nhưng khác ở chỗ chúng có thể di chuyển ra xa nhau và vẫn duy trì kết nối

    Các nhà khoa học phát triển internet lượng tử

    Khoa học thông tin lượng tử hứa hẹn kết hợp các hiện tượng với nhau theo một cách mới, phong phú hơn trong xử lý thông tin, tương tự như việc chuyển từ đồ họa 2D sang 3D. Ví dụ, các thiết bị lượng tử thông thạo ngôn ngữ của tự nhiên có thể giúp các nhà khoa học thiết kế vật liệu và thuốc bằng cách mô phỏng cấu trúc nguyên tử mà không cần phải kiểm tra tính chất của chúng trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn cần đến hàng năm, thậm chí hàng thập niên để những điều kỳ diệu như vậy diễn ra

    Song, giống như những năm 1960, Bộ Năng lượng Mỹ giờ đây lại gieo hạt giống mới cho mạng lưới internet tương lai tại các phòng thí nghiệm quốc gia. Ngầm trong lòng đất vùng ngoại ô phía tây bang Chicago là cáp quang dài 52 dặm (hơn 83 km) mở rộng ra hai phòng thí nghiệm bắt nguồn từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne. Đầu năm nay, David Awschalom, kỹ sư lượng tử tại Đại học Chicago, đã giám sát hệ thống thử nghiệm thành công đầu tiên. “Chúng tôi đã tạo ra những trạng thái rối lượng tử của ánh sáng và cố gắng dùng nó như phương tiện để kiểm tra cách rối lượng tử hoạt động trong thế giới thực, bên dưới các tuyến đường ở Illinois, chứ không phải chỉ ở trong phòng thí nghiệm”

    Thí nghiệm tương tự cũng đang được tiến hành tại Bờ Đông nước Mỹ, nơi các nhà nghiên cứu đã gửi photon rối lượng tử trên cáp quang kết nối Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven ở New York với Đại học Stony Brook, một khoảng cách khoảng 11 dặm. Các nhà khoa học ở Brookhaven cũng đang thử nghiệm sự truyền không dây của các photon rối lượng tử với khoảng cách tương tự trong không khí

    Việc gửi và nhận các photon rối lượng tử như vậy tương đương với các bộ định tuyến lượng tử, và bước tiếp theo các nhà nghiên cứu cần là một ổ cứng lượng tử để lưu giữ thông tin được trao đổi. Khi các photon mang thông tin từ mạng lưới kết nối, bộ nhớ lượng tử sẽ lưu trữ các qubit đó dưới dạng nguyên tử rối lượng tử, giống như cách ổ cứng hiện tại đang dùng nam châm lật để giữ bit. Ông Awschalom hy vọng Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne và Đại học Chicago sẽ cùng phát triển bộ nhớ lượng tử trong mùa hè này, đồng thời trong khoảng thời gian đó mở rộng mạng lưới sang một điểm nút khác, đưa Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi ở vùng lân cận vào thế giới lượng tử, kéo dài khoảng cách ra 100 dặm. Tuy nhiên, trước khi các nhà nghiên cứu mở rộng mạng lưới lớn hơn nữa, họ sẽ cần phát minh ra bộ lặp lượng tử, một loại thiết bị giúp tăng tín hiệu bị suy yếu cho hành trình dài 100 dặm. Và các nhà nghiên cứu hiện cũng đã có một số bộ lặp lượng tử nguyên mẫu đang chạy. “Tuy nó chưa đủ tốt, nhưng chúng tôi đã học được rất nhiều”, kỹ sư Awschalom nói

    Nếu Quốc hội Mỹ phê chuẩn yêu cầu ngân sách dành cho khoa học thông tin lượng tử theo yêu cầu của chính quyền ông Trump, thì tương lai một ngày nào đó mạng lưới internet lượng tử đi từ các phòng thí nghiệm lan rộng khắp cả nước sẽ thành hiện thực
     
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trò chơi quyền lực công nghệ và quyền lực chính trị
    Đối với những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon, mặc dù có thể hạn chế họ bằng luật nhưng chắc chắn không có sự trấn áp rõ ràng của chính phủ

    Tờ The Economist của Anh đã đăng một bài xã luận có tiêu đề “Kinh tế học Biden”, mô tả chính phủ mới của tân Tổng thống là: “Một chính phủ cố gắng giải quyết khoảng cách giàu nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng và sửa chữa những rạn nứt trong xã hội Mỹ trong 4 năm qua”

    [​IMG]

    Biden đã cố gắng bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu thông qua một gói chính sách như cứu trợ ngắn hạn, cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và tầng lớp dưới, cơ sở hạ tầng để tăng việc làm và thực hiện Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng. Tuy nhiên, các khoản cứu trợ ngắn hạn, cơ sở hạ tầng lớn và nhiều lợi ích đều đòi hỏi những khoản chi tài khóa quy mô lớn, trong khi việc mở rộng thu ngân sách bị hạn chế


    Do đó, thuế suất doanh nghiệp đối với các công ty công nghệ sẽ được tăng từ 21% lên 28%, thuế bổ sung được áp dụng đối với những người có thu nhập hàng năm trên 400.000 USD, thuế suất thu nhập cá nhân tối đa sẽ tăng lên 39,6% và Mỹ cũng sẽ đánh thuế lãi vốn với những người có thu nhập hàng năm trên 1 triệu USD

    Mặc dù cuộc cải cách thuế này không mạnh bằng Bernie Sanders cấp tiến (Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ) và những người khác trong Đảng Dân chủ, những người đã cố gắng giảm một nửa tổng tài sản của các tỷ phú trong vòng 15 năm, nhưng chắc chắn đây là mối đe dọa khẩn cấp đối với thu nhập ròng hàng năm của các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon

    Khi Facebook lên kế hoạch tung ra đồng tiền cân bằng với tên gọi Libra (sau này là Diem), mặc dù họ quảng cáo các nước kém phát triển cũng có thể tận hưởng hệ thống thanh toán và giải quyết tiên tiến nhất, nhưng ngay khi được công bố, nó đã vấp phải sự tẩy chay chung của cả hai bên ở Mỹ

    Nguyên nhân cơ bản là chính phủ lo lắng sẽ tạo ra một loại tiền tệ có chủ quyền tách biệt khỏi hệ thống quản lý tài chính của các quốc gia khác nhau, từ đó gây ra mối đe dọa đối với hệ thống tài chính truyền thống của Mỹ và quyền bá chủ của đồng USD

    Người đoạt giải Nobel Kinh tế Christopher Pissarides từng nói trong một cuộc phỏng vấn: “Một khi họ thống trị Thiên Bình (tiền điện tử Libra) thành công, họ sẽ được trao quá nhiều quyền lực trong chính sách tài chính tiền tệ và Facebook có thể còn quyền lực hơn cả Tổng thống Mỹ”

    Phản ứng dữ dội nhất không phải là chính quyền Trump, vốn luôn thích chỉ trích các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon, mà là các đảng Dân chủ trong Quốc hội. Ủy ban Tài chính Hạ viện do đảng Dân chủ đứng đầu đã chủ trì thông qua một "bức thư chung" và mạnh mẽ yêu cầu Facebook hủy bỏ kế hoạch. Sau khi không nhận được phản hồi tích cực, Ủy ban đã yêu cầu các quan chức liên quan của Facebook tham gia phiên điều trần

    Biden từng nói rằng việc các công ty như Facebook rút lui là “vấn đề phải xem xét cẩn thận”. Nếu Đảng Dân chủ chấp nhận đề xuất không chính thức của Tổng thư ký Chương trình Tự do Kinh tế Mỹ Sarah Miller và ủng hộ việc giải thể các công ty công nghệ lớn, Biden cũng có thể bị buộc phải thực hiện biện pháp này


    Thung lũng Silicon ngày nay có tiếng nói mạnh mẽ trong đổi mới công nghệ. Trong khi đó, các công ty công nghệ ảnh hưởng và thay đổi toàn bộ nước Mỹ và thậm chí cả thế giới về mọi mặt trong suy nghĩ, công việc và tiêu dùng sinh hoạt. Mặc dù điều này dựa trên thế giới kinh doanh, các mối đe dọa lẫn nhau về quyền lực vẫn không thể tránh khỏi

    Biden luôn nhấn mạnh trong suốt chiến dịch tranh cử, một trong những tội ác lớn nhất là lạm dụng quyền lực. “Nhiều gã khổng lồ công nghệ và giám đốc điều hành của họ không chỉ lạm dụng quyền lực mà còn đánh lừa người dân Mỹ, phá hoại nền dân chủ của chúng ta và trốn tránh bất kỳ hình thức trách nhiệm nào”

    Mặc dù lập luận này là phiến diện nhưng có cơ sở. Một mặt, bản thân công nghệ có thể tạo ra năng lượng; mặt khác, tham vọng ngày càng tăng của nhiều công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon đang đe dọa sự kiểm soát của chính phủ Mỹ

    Thung lũng Silicon và cơ hội tái hiện “thời kỳ hoàng kim công nghệ” mới ?


    Trong 4 năm qua, Thung lũng Silicon luôn duy trì những nghịch lý: Được hưởng chính sách cắt giảm thuế chưa từng có của chính phủ, lợi ích thực tế do giá trị thị trường tài sản tăng vọt nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng mang lại; nhưng phải chịu áp lực điều tiết liên tục của chính phủ và mất nhân lực tay nghề cao do các quy định nhập cư mới.=

    Với tư cách là Phó Tổng thống trong thời Obama, Biden đã trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định của một số lượng lớn chính sách vào thời điểm đó. Sau khi nhậm chức, có thể thấy nhiều sắc lệnh của chính quyền Trump sẽ bị bãi bỏ và một số vị trí và biện pháp do đảng Dân chủ thực hiện được khôi phục

    Đối với những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon, mặc dù họ bị hạn chế bằng luật nhưng chắc chắn sẽ không có sự trấn áp rõ ràng của chính phủ, đây cũng sẽ là một thay đổi mà Biden có thể mang lại cho ngành công nghệ Mỹ

    Về việc giới thiệu các tài năng khoa học và công nghệ ở Thung lũng Silicon, ngay từ thời Obama, Biden luôn hứa sẽ mở rộng quy mô của chương trình thị thực H-1B và giữ lại càng nhiều càng tốt các tài năng công nghệ cao ở nước ngoài có lợi cho Mỹ. Trong bước tiếp theo, chính quyền mới của Biden chắc chắn gỡ bỏ nhiều hạn chế do Trump áp đặt

    Tất nhiên, chính quyền Biden đã đề xuất tăng thuế đối với các công ty khổng lồ và những người có thu nhập cao với các lĩnh vực tăng chi tiêu khác. Về bảo mật dữ liệu Internet, chống độc quyền... cũng nghiêng về giám sát và kiểm soát chặt chẽ hơn

    Sau năm 2020, đối với Thung lũng Silicon, kỷ nguyên Biden chắc chắn rất đáng được mong đợi. Bất kể sự giám sát của chính phủ có thể buông bỏ hay không, Thung lũng Silicon cần từ bỏ vị thế cao ngày càng mở rộng của mình, rời khỏi vùng an toàn để đánh bóng công nghệ và phát triển ngày càng nhiều công ty đa dạng về lĩnh vực nhằm tái hiện một “thời kỳ hoàng kim công nghệ” mới trong tương lai…

    Điệp Lưu
     
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    CEO Huawei muốn 'dẫn đầu thế giới' về phần mềm
    Ông Nhậm Chính Phi kêu gọi các nhân viên Huawei "dám dẫn đầu thế giới" trong lĩnh vực phần mềm nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ

    Theo bản ghi nhớ nội bộ với nhân viên, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập kiêm CEO Huawei, nhấn mạnh rằng công ty đang tập trung vào phần mềm do đây là lĩnh vực "về cơ bản nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ", đồng thời sẽ giúp Huawei "có được sự độc lập và tự chủ lớn hơn"


    [​IMG]
    Người sáng lập kiêm CEO Huawei Nhậm Chính Phi

    Trong bản ghi nhớ, ông Nhậm cho rằng việc thúc đẩy phát triển ở lĩnh vực phần mềm sẽ phụ thuộc nhiều vào quá trình tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp. Theo ông, công ty nên áp dụng cách tiếp cận mã nguồn mở, kêu gọi nhân viên nên "chọn lọc tinh hoa" thông qua các cộng đồng nguồn mở

    Ông Nhậm nhấn mạnh, Huawei sẽ củng cố vị thế của mình tại quê nhà Trung Quốc, đồng thời xây dựng hệ thống đủ lớn mạnh để vượt qua Mỹ trong tương lai. Châu Âu, châu Á Thái Bình Dương và châu Phi sẽ là thị trường được Huawei nhắm tới

    Ngoài ra, bản ghi nhớ cũng cho biết Huawei đang phải chịu tác động lớn từ các lệnh cấm của Mỹ nên sẽ khó có thể sản xuất phần cứng tiên tiến trong ngắn hạn. Do đó, công ty sẽ tập trung vào việc xây dựng hệ sinh thái phần mềm, chẳng hạn như hệ điều hành HarmonyOS, hệ thống đám mây Mindspore dựa trên AI và các sản phẩm công nghệ thông tin khác

    Huawei hiện gặp khó về sản xuất phần cứng, đặc biệt là mảng bán dẫn do các lệnh cấm của Mỹ từ tháng 5/2019 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Cho đến nay, Chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden cũng chưa đưa ra dấu hiệu nào cho thấy sẽ đảo ngược các lệnh trừng phạt của Trump


    Huawei gần đây dần chuyển sang lĩnh vực ôtô điện và các sản phẩm phần mềm. Theo báo cáo doanh thu thường niên, công ty đạt 138,70 tỷ USD chỉ riêng mảng phần mềm trong 2020

    Bảo Lâm
     
  13. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tỷ phú Anh thưởng hơn 1 tỷ USD cổ phiếu cho nhân viên
    Một tỷ phú người Anh đã tặng số cổ phiếu lên tới 1 tỷ bảng Anh (1,33 tỷ USD) cho 430 nhân viên trong khoảng 10 năm qua

    [​IMG]
    Tỷ phú Matt Molding, nhà sáng lập kiêm CEO công ty thương mại điện tử The Hut Group có trụ sở tại Manchester (Anh), cho biết có ít nhất 74 nhân viên của ông trở thành triệu phú USD nhờ khoản thưởng cổ phiếu này. Họ đều là những nhân viên làm việc lâu năm ở The Hut Group, bao gồm cấp quản lý, thư ký đến nhân viên kho hàng

    “Chúng tôi đã tạo ra nhiều triệu phú hơn bất kỳ công ty nào khác trong lịch sử doanh nghiệp Anh”, vị tỷ phú 48 tuổi chia sẻ với Mirror

    Được biết, số cổ phần này được tặng miễn phí hoàn toàn, các nhân viên không phải chi trả thêm bất cứ khoản tiền nào

    Nhà sáng lập The Hut Group cũng cho biết số lượng triệu phú sẽ không chỉ dừng lại ở con số 74 mà sẽ tăng thêm nữa bởi vẫn còn 175 triệu bảng Anh (khoảng 234 triệu USD) tiền cổ phiếu nữa chưa giải ngân

    [​IMG]
    Thủ tướng Anh Boris Johnson tới thăm một trung tâm phân phối của The Hut Group ở Warrington hồi năm 2019
    Chia sẻ với Mirror, một tài xế làm việc tại The Hut Group chưa đầy hai năm cho biết ông đã được tặng số cổ phiểu tương đương 400.000 bảng Anh (khoảng 535.000 USD). Ông đã dùng một phần số tiền này để mua ô tô mới và đặt một kỳ nghỉ tới Mỹ và Canada vào năm tới

    Người tài xế cho biết vẫn giữ một ít cổ phần có giá trị khoảng 61.000 bảng (81.500 USD) và sẽ đầu tư cho các con

    "Điều này thật tuyệt vời. Món quà này đã thay đổi cuộc sống của gia đình tôi, cho phép tôi đủ năng lực hỗ trợ con cái phát triển", tài xế này nói

    Một quản lý cấp cao ở The Hut Group cho biết ông đã bán số cổ phiếu trị giá 100.000 bảng Anh (khoảng 133.000 USD) để chi trả cho đám cưới và đặt cọc tiền mua nhà

    Được biết, người đàn ông này làm việc tại The Hut Group từ năm 30 tuổi với tư cách là một người học việc và hiện vẫn còn sở hữu số cổ phiếu trị giá 600.000 bảng Anh (khoảng 802.000 USD)

    Ông Molding sinh ra trong một gia đình khá giả ở Colne, Lancashire, Anh. Ông thành lập hãng thương mại điện tử The Hut Group vào năm 2004, hiện đã trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất nước Anh. The Hut Group điều hành hơn 100 trang web, phục vụ cho khách hàng trên 164 quốc gia

    The Hut Group niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán London hồi tháng 9 với vốn hóa thị trường 6,5 tỷ bảng Anh (8,6 tỷ USD)

    Vị tỷ phú người Anh chia sẻ ông dự kiến quyên góp toàn bộ tiền lương 750.000 bảng (1 triệu USD) của mình làm từ thiện, để sinh viên đã và sắp tốt nghiệp sẽ nhận được "số tiền thay đổi cuộc đời" từ món quà này

    Thanh Tú
     
  14. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Mỹ giới thiệu gói dự luật có thể buộc Amazon, Google phải chia nhỏ
    Các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ gồm Amazon, Apple, Facebook và Google có thể phải tiến hành các thay đổi sâu rộng bao gồm phải chia nhỏ các mảng kinh doanh của họ nếu vi phạm quy định của 5 dự luật mới vừa được các nghị sĩ Hạ viện Mỹ giới thiệu hôm 11-6 trong một nỗ lực kiểm soát các hành vi độc quyền của các tập đoàn này

    [​IMG]

    Nếu được lưỡng viện Quốc hội Mỹ phê duyệt và được Tổng thống Joe Biden ký thông qua, các luật mới có thể buộc Google dừng quảng bá YouTube trong kết quả tìm kiếm, hoặc cấm Amazon bán các sản phẩm riêng của tập đoàn này trên nền tảng của Amazon để cạnh tranh trực tiếp với các bên bán hàng thứ 3. Apple cũng có thể bị buộc phải nới lỏng các hạn chế đối với các nhà phát triển ứng dụng dành cho hệ điều hành di động iOS và Facebook có thể bị cấm thâu tóm các công ty non trẻ có tiềm năng trở thành đối thủ của công ty mạng xã hội này trong tương lai

    Dự luật “Chấm dứt độc quyền trên nền tảng công nghệ” đặt ra các quy định giúp giải quyết các mối lo ngại về việc các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ sử dụng quyền kiểm soát trên các nền tảng của họ để ưu ái cho các sản phẩm riêng của họ hoặc để bóp nghẹt các đối thủ

    Dự luật này mở ra cánh cửa cho phép các cơ quan quản lý yêu cầu chẻ nhỏ các “ông lớn” công nghệ này nếu họ không tuân thủ các quy định mới


    Chẳng hạn, một công cụ tìm kiếm không thể sở hữu một dịch vụ video nhận được ưu tiên hiển thị trong kết quả tìm kiếm của công cụ này. Trong trường hợp như vậy, dự luật mới sẽ buộc nền tảng tìm kiếm đó phải thanh lý mảng kinh doanh dịch vụ video đó được ưu ái đó

    Dự luật “Cơ hội và cạnh tranh trên nền tảng công nghệ” đề xuất cấm các thương vụ thâu tóm nhằm mục đích hủy diệt đối thủ tiềm năng của các tập đoàn công nghệ sở hữu các nền tảng trực tuyến lớn có vốn hóa thị trường hơn 600 tỉ đô la và có ít nhất 50 triệu người dùng hàng tháng hoặc có 100.000 khách hàng doanh nghiệp

    Các dự luật không nêu tên một công ty cụ thể nào nhưng chúng được xem là động thái phản ứng trước kết quả của cuộc điều tra chống độc quyền kéo dài 16 tháng nhằm vào ngành công nghệ do Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ tiến hành. Cuộc điều tra đó kết luận rằng Amazon, Apple, Facebook và Google lạm dụng sự thống trị của họ trên thị trường theo nhiều cách khác nhau để bóp nghẹt sự cạnh tranh công bằng

    Trước đây, các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ phủ nhận các hành vi chống cạnh tranh Họ cho rằng họ cạnh tranh công bằng và đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng

    Gói dự luật trên nhận được sự hoan nghênh của các đối thủ nhỏ hơn. Roku, nhà sản xuất thiết bị phát sóng trực tiếp (livestreaming) đang cạnh tranh với một số tập đoàn công nghệ lớn nhất nước Mỹ, cho biết sự cải cách quyết liệt là điều cần thiết để ngăn ngừa một tương lai, khi mà các công ty độc quyền tiếp tục lạm dụng sự lựa chọn của người tiêu dùng, cản trợ sự tiếp cận các sản phẩm sáng tạo và độc lập

    Mỗi một dự luật trong 5 dự luật được soạn bởi các ủy ban khác nhau với các thành viên đa số là nghị sĩ của đảng Dân chủ và ít nhất một nghị sĩ đảng Cộng hòa. Sự hợp tác lưỡng đảng này cho thấy nỗ lực kiểm soát quyền lực quá lớn của các tập đoàn công nghệ là một trong những vấn đề hiếm hoi có thể tìm được tiếng nói chung của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa

    Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Ken Buck, thành viên cao cấp của tiểu ban chống độc quyền thuộc Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, nói: “Gói dự luật này phá vỡ quyền lực độc quyền của các “ông lớn” công nghệ và nuôi dưỡng một thị trường trực tuyến khuyến khích sáng tạo đồng thời tạo ra một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ”

    Hạ nghị sĩ David Cicilline, Chủ tịch tiểu ban chống độc quyền thuộc Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, nói: “Hiện tại, sự độc quyền không bị kiểm soát trong ngành công nghệ đang chi phối quá lớn đến nền kinh tế của chúng ta. Các “ông lớn” công nghệ đang đứng ở một vị thế đặc biệt cho phép chọn người chiến thắng và người thua cuộc, hủy hoại các doanh nghiệp nhỏ, tăng giá sản phẩm bán cho người tiêu dùng, khiến nhiều người thất nghiệp. Nghị trình của chúng tôi sẽ tạo ra sân chơi công bằng và bảo đảm các công ty công nghệ quyền lực nhất, giàu nhất phải tuân thủ các luật chơi giống như các doanh nghiệp còn lại”
     
  15. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nhà nước kiến tạo phát triển hay nhà nước khởi tạo
    Các bằng chứng kinh tế gần đây chỉ ra rằng khi chính phủ của quốc gia nào chủ động hành động táo bạo giống như các doanh nhân khởi nghiệp, không phung phí chi tiêu công cho các nhu cầu ngắn hạn, ưu tiên nguồn vốn đầu tư công thích đáng cho phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, quốc gia đó sẽ đạt được tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, các chuyên gia cho rằng Chính phủ có thể tham khảo mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển của các nước Đông Bắc Á và Nhà nước khởi tạo của Mỹ

    [​IMG]

    Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước với khu vực doanh nghiệp là trọng tâm thảo luận trong cuộc toạ đàm "Từ Chính phủ Kiến tạo đến Nhà nước Khởi tạo: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế 4.0" do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) tổ chức. Toạ đàm bàn luận mở rộng từ cuốn sách "Nhà nước Khởi tạo: Giải những huyền thoại về vai trò của Nhà nước và khu vực tư nhân" của Giáo sư Mariana Mazzucato (Đại học Tổng hợp London) đã thu hút sự chú ý rộng rãi của giới chuyên gia, báo chí và dư luận quan tâm


    Nhà nước nhúng mình vào thị trường nhưng phải giữ được sự độc lập


    Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nguyên thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính Phủ, nêu quan điểm mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển có thể là một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam. Đặc trưng của mô hình này là nhà nước có chương trình công nghiệp hoá tham vọng và can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy chương trình đó. Như vậy, đặc trưng của nó là nằm giữa hai mô hình: nhà nước kế hoạch hoá tập trung của các nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước điều chỉnh (mô hình Anh – Mỹ), theo đó nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường thất bại

    Theo ông, nhìn vào lịch sử phát triển của tất cả các nền kinh tế Đông Bắc Á theo mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển hoặc các nền kinh tế có văn hoá Đông Bắc Á theo mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển đều đã phát triển thành công "hoá rồng" như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và mới đây là Trung Quốc đang trên đường "hoá rồng"

    [​IMG]

    Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa lựa chọn rõ ràng dứt khoát đi theo mô hình này, mặc dù những đổi mới bước đầu theo hướng mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển thực chất đã manh nha. Một trong những cơ sở của quan điểm này đó là Việt Nam có nền văn hóa dù đứt gãy nhưng tương đồng với các "con rồng, con hổ" châu Á

    "Một trong những lý do Nhà nước Kiến tạo Phát triển của các nền kinh tế Đông Bắc Á có thể thúc đẩy phát triển là vì nó có một nền hành chính công vụ tinh hoa. Nền hành chính công vụ tinh hoa bắt đầu từ truyền thống khoa bảng, thi tuyển người tài. Công chức của nền hành chính này đặt trọng văn hoá liêm sỉ là cơ sở quan trọng cho sự thành công của bộ máy hành chính công. Đây là một nền tảng rất quan trọng" – theo ông Nguyễn Sĩ Dũng

    Chia sẻ với quan điểm trên, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng của nhà nước kiến tạo phát triển là "embedded autonomy", nghĩa là một mặt nhà nước phải nhúng mình vào thị trường, gắn bó với doanh nghiệp để thực sự hiểu doanh nghiệp, hiểu thị trường mới có những chính sách đúng đắn; nhưng mặt khác nhà nước phải giữ được sự độc lập. Nếu không, nhà nước có nguy cơ bị chi phối, bị thao túng và trở nên tham nhũng. Đấy là ranh giới mong manh khi định hình về vai trò của Nhà nước


    [​IMG]

    "Các nước Đông Á theo mô hình này thành công bởi Nhà nước hiểu biết thị trường nhưng vẫn giữ được độc lập, liêm chính và trọng dụng nhân tài, nhờ đó kiến tạo được những chính sách khai phóng, tạo ra năng lượng cho đất nước phát triển" – Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nói thêm

    Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho các chiến lược và chương trình công nghiệp hoá của Việt Nam trước đây, từ xi măng lò đứng đến thép lò cao, từ một triệu tấn mía đường đến Vinashin nhìn chung đều thất bại. "Nhà nước và cả hệ thống chính trị chỉ duy trì sự gần gũi với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chứ không hiểu biết thực sự về thị trường và cách thức vận hành của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước cũng không giữ được sự độc lập với doanh nghiệp," Tiến sĩ Tự Anh giải thích

    Mặc dù mô hình nhà nước kiến tạo phát triển được xem như một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cũng lưu ý rằng bối cảnh của những năm 1960 đến 1980 của thế kỉ trước cho phép các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore có thể công khai bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa một cách dễ dàng. Nhưng hiện tại, Việt Nam đã gia nhập WTO, CP-TPP, EVFTA, RCEP và các Hiệp định Thương mại Tự do song phương nên chúng ta không thể sử dụng các công cụ bảo hộ mà các nước Đông Bắc Á đã có trong giai đoạn trước

    [​IMG]

    "Bối cảnh nền công nghiệp mới này thay đổi rất nhanh và linh hoạt, nếu chính phủ không có tầm nhìn xa thì luôn ở phía sau. Do đó, Nhà nước phải có tầm nhìn và sự linh hoạt, không được phép duy ý chí trong việc sử dụng sức mạnh và nguồn lực của mình trong chiến lược công nghiệp", Tiến sĩ Tự Anh khuyến cáo

    Iphone và vai trò khởi tạo của Chính phủ Mỹ


    Trong bối cảnh nền công nghiệp mới này, Việt Nam có thể tham khảo mô hình Nhà nước khởi tạo (Entreprneurial State). Theo Mazzucato, Nhà nước Khởi tạo là Nhà nước chủ động đi đầu không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới mà còn tạo ra thị trường mới, từ đó dẫn dắt khu vực tư nhân đi theo. Chọn Mỹ, quốc gia được xem là nước tư bản chủ nghĩa điển hình trong đó vai trò chủ đạo là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong nền kinh tế thị trường, và nhà nước chỉ đóng vai trò ổn định vĩ mô và điều chỉnh, bổ sung khi thị trường thất bại, Giáo sư Mazzucato đã chứng minh rằng nhà nước Mỹ đã có một vai trò khởi nghiệp, sáng tạo, cách tân, chịu đựng rủi ro, nghĩa là có đủ các thuộc tính như một doanh nghiệp

    "Trong hàng thập kỷ qua, Chính phủ Mỹ đã và đang triển khai các dự án đầu tư công lớn vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, là tiền đề cho thành công kinh tế của Mỹ trong quá khứ và hiện tại. Từ Internet, công nghệ sinh học và khí đá phiến, chính phủ Mỹ đều đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo – họ thường đầu tư vào giai đoạn sơ khai nhất của quá trình đổi mới sáng tạo, cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này dựa hơi để tiếp tục phát triển.", Mazzucato nhấn mạnh

    [​IMG]

    Nếu không có vai trò khởi tạo này của nhà nước thì Mỹ không có Thung lũng Silicon, không có iPhone và huyền thoại mang tên Apple. Sự thiên tài và "dại khờ" của Steve Jobs đã tạo ra những lợi nhuận và thành công khổng lồ, phần lớn là do Apple đã tận dụng tốt làn sóng đầu tư lớn của Nhà nước vào các công nghệ "cách mạng" làm nền tảng cho iPhone và iPad: Internet, GPS, màn hình cảm ứng và các công nghệ truyền thông. Nếu không có những công nghệ được tài trợ bởi Nhà nước này, sẽ không có làn sóng nào để mà Apple lướt một cách "dại khờ"

    Chọn người thắng cuộc hay để thị trường tự quyết định?


    Nối gót chính phủ Mỹ, các nước Trung Quốc, Nhật, Đức,... ra sức đẩy mạnh đầu tư công vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) các công nghệ nguồn, công nghệ cơ bản mang tính cách mạng. Chẳng hạn, Trung Quốc là nước đi sau trong lĩnh vực công nghệ điện gió nhưng đến 2010 Trung Quốc đã nhanh chóng vượt qua Mỹ trở quốc gia sản xuất năng lượng gió lớn nhất thế giới, chỉ 5 năm sau khi nước này triển khai mạnh mẽ chương trình tài trợ cho các hoạt động R&D và các dự án bằng các khoản trợ cấp hoặc các điều khoản cho vay thuận lợi. Tương tự, chính phủ Trung Quốc đã chi hàng tỷ đô la khuyến khích phát triển tấm quang năng trong nước và từ đó vươn lên vị trí dẫn đầu

    Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng trong bối cảnh Việt Nam đang dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, vai trò khởi tạo của nhà nước như Mỹ, Trung Quốc...là những gợi ý chính sách đáng tham khảo. Theo đó, nhà nước có thể chủ động đứng ra đầu tư vào những nghiên cứu cơ bản đòi hỏi thời gian lâu, rủi ro lớn, cường độ vốn cao. Tuy nhiên, đối với những nghiên cứu mang tính ứng dụng, tức là có yếu tố thương mại thì tự doanh nghiệp có động lực làm và làm tốt hơn nhà nước

    "Vấn đề của Việt Nam là khi nhà nước có vai trò thì lại thường đẩy vai trò đó lên quá mức. Ví dụ như nhà nước có thể có vai trò tài trợ cho các dự án nghiên cứu, nhưng nhà nước có nên trở thành người thực hiện các nghiên cứu này hay không lại là một dấu hỏi lớn về tính hiệu quả", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nêu quan điểm

    Chuyên gia tư vấn kinh tế của Thủ tướng chỉ ra một thực trạng ở Việt Nam, nhà nước thường ôm hết từ A đến Z. Lấy dẫn chứng câu chuyện của Vinashin được tập trung đầu tư và ưu đãi "khủng" của nhà nước với tham vọng xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam, nhưng cuối cùng thất bại vì "cái gì nhà nước cũng ôm hết, kể từ khâu làm que hàn"

    "Nhưng kết cục là đến que hàn chúng ta cũng phải nhập, chứ chưa nói đến những thiết bị cơ bản của một con tàu như động cơ, vỏ tàu hay hệ thống định hướng,.. gần như nhập khẩu nguyên chiếc. Nếu mở ra, giao bớt cho tư nhân làm thì có thể Việt Nam đã có cơ hội", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh tiếc nuối

    [​IMG]

    Bởi vậy, theo Tiến sĩ Tự Anh, Chính phủ có thể thực hiện vai trò tài trợ nhưng nhất thiết phải thông qua cơ chế cạnh tranh. Ví dụ, các công ty, các nhà khoa học và các phòng thí nghiệm cùng cạnh tranh để giành được khoản tài trợ từ nhà nước. Khoản tài trợ đó phải được thông qua bình duyệt độc lập bởi đội ngũ chuyên môn rất am hiểu

    "Giống như một đàn ngựa trên thảo nguyên, phải để cho tất cả đều chạy, con ngựa nào mạnh nhất thì chiến thắng, thay vì cách làm lâu nay của Việt Nam là lựa chọn sẵn con thắng cuộc. Do đó, phải kết hợp vai trò của nhà nước với cơ chế cạnh tranh thị trường để sàng lọc khắc nghiệt thì mới có dự án, công trình thực sự hiệu quả. Nếu không sợ rằng với đội ngũ làm chính sách, công chức không đủ hiểu biết, không thực sự liêm chính, chịu thao túng của lợi ích tư nhân thì một khoản tiền ngân sách khổng lồ có thể đổ sông đổ biển", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cảnh báo

    Những cảnh báo của Tiến sĩ Tự Anh không hề xa lạ khi mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra danh sách 7 doanh nghiệp nhà nước lớn có tổng tài sản trên 20 nghìn tỷ như VNPT, Viettel, VCB, PVN...được tham gia Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, phát huy vai trò dẫn dắt mở đường. Theo Tiến sĩ Tự Anh, đây là điển hình của cách nghĩ và lối làm cũ "chọn sẵn người thắng cuộc" trong khi chiến lược công nghiệp hoá dựa vào các tập đoàn nhà nước, "những cú đấm thép" đã thất bại trong thập niên trước

    Bắt đầu từ khung thử nghiệm thể chế


    Là đồng sáng lập nhiều startup công nghệ đình đám ở Thung lũng Silicon (Mỹ) như Katango, OhmniLabs, Tiến sĩ Vũ Duy Thức (tốt nghiệp Đại học Stanford) cho rằng, vai trò khởi tạo của nhà nước trong đổi mới sáng tạo không nhất thiết phải là "nhà nước bỏ tiền ra đầu tư" mà có thể từ việc tạo ra các "policy sandbox" – khung thử nghiệm thể chế, cho phép một số công ty có thể thử nghiệm những công nghệ mới trong giới hạn cho phép trước khi triển khai ứng dụng rộng rãi

    Tiến sĩ Thức lấy ví dụ Toyota được Chính phủ Nhật Bản cho phép xây dựng một thành phố mới trên diện tích 70 ha với khái niệm phòng thí nghiệm sống để đưa tất cả ứng dụng công nghệ mới vào, trong đó có xe tự lái. Toyota bỏ tiền ra triển khai thí nghiệm này với điều kiện khi thành công chính phủ sẽ có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho Toyota triển khai những công nghệ này trên toàn quốc. Singapore cũng đang áp dụng mô hình tương tự với công nghệ xe tự lái hay blockchain

    "Với các "sandbox" này, chính phủ cũng có cơ hội để thử và sai, để thất bại nhanh và học nhanh", Tiến sĩ Vũ Duy Thức bình luận

    [​IMG]

    Đồng tình với quan điểm này, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng, nếu chính phủ đủ cởi mở thì có thể tạo ra những cơ chế mang tính thử nghiệm cho doanh nghiệp hay một địa phương, một vùng nào đó và nếu thành công có thể nhân rộng. Những thử nghiệm trước Đổi Mới 1986 như khoán hộ, phi hợp tác xã...xét về mặt nào đó chính là những "policy sandbox"

    "Nhưng dù là thử nghiệm thì các sandbox này vẫn đặt trong tổng thể chung của hệ thống thể chế quốc gia. Bởi vậy, nhiều khả năng người được giao thực hiện sandbox phải chịu rủi ro lớn xuất phát từ độ vênh giữa hệ thống tổng thể và thể chế thử nghiệm. Do đó, phải có một cơ chế nào đó bảo vệ để họ dám làm", Tiến sĩ Tự Anh cảnh báo

    Việt Lâm
     
  16. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc: Ba mô hình chiến lược trí thông minh nhân tạo
    Bài viết này chỉ ra sự khác biệt trong cách tiếp cận của các nước EU với hai quốc gia hàng đầu khác trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI : Artificial Intelligence), đó là Mỹ và Trung Quốc

    [​IMG]

    Bài viết Trí thông minh nhân tạo - thấy gì từ dự thảo luật của EU? đăng trên Kinh tế Sài Gòn số 26 ra ngày 24-6-2021 đã chỉ ra những điểm chủ chốt trong dự thảo luật về AI của Liên minh châu Âu (EU). Như nhiều người đã biết, đây sẽ là khuôn khổ pháp lý chung đầu tiên về AI của các nước EU, với mục đích đảm bảo an ninh cũng như bảo vệ các quyền căn bản của cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sáng tạo và đầu tư phát triển công nghệ AI ở khu vực này

    Có thể nói, cách tiếp cận của EU là một “đường lối thứ ba”, rất đặc trưng cho giá trị chung châu Âu, và dựa trên nguyên tắc chính là bảo vệ một cách hiệu quả an ninh an toàn và quyền lợi cho công dân EU. Cách tiếp cận của EU, tuy có một số điểm giao thoa, nhưng về căn bản, lại rất khác cách tiếp cận của Mỹ, hay Trung Quốc

    Mỹ và “đường lối thứ nhất”

    EU đang có tham vọng xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và chi tiết, cũng đồng nghĩa với việc dành rất ít chỗ cho sự tự điều chỉnh của thị trường, vốn khá phổ biến ở Mỹ; so với Mỹ thì EU nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng AI trong các dịch vụ công cộng và vì lợi ích chung của người dân

    Còn Trung Quốc tập trung vào sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước, nhằm biến công nghệ AI thành một công cụ phát triển kinh tế cũng như đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội

    Sắc lệnh 13859 liên quan tới việc duy trì vị trí hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI, ký ngày 11-2-2019 của Tổng thống Mỹ Donald Trump (Executive Order 13859 on Maintaining Leadership in Artificial Intelligence), đã đánh dấu sự khởi đầu của Chương trình AI Mỹ (American AI Initiative)

    Chiến lược AI của quốc gia hàng đầu thế giới này nhấn mạnh vào mục tiêu căn bản là giữ vị trí đứng đầu thế giới của Mỹ cả về khoa học, công nghệ lẫn kinh tế trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển AI

    Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Mỹ tập trung vào chính sách đào tạo nhân lực, cũng như nâng cao sự tin tưởng của người dân qua việc đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền về đời tư cũng như giá trị Mỹ

    Dưới chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mục tiêu này không thay đổi. Ngày 1-3-2021, Ủy ban An ninh quốc gia về AI Mỹ (NSCAI: National Security Commission on Artificial Intelligence) đã đưa ra báo cáo gửi cho tổng thống mỹ và quốc hội về vấn đề này

    Đầu tiên, báo cáo nhấn mạnh sự tác động sâu rộng của trí thông minh nhân tạo đối với cuộc sống: “AI là một lĩnh vực bao gồm nhiều lĩnh vực... Nó là chìa khóa để tái cấu trúc lại cuộc sống của toàn thế giới”. Báo cáo này cũng chỉ ra những nguy cơ mà nước Mỹ có thể phải đối mặt: “Lần đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới thứ 2, vị trí đứng đầu thế giới của nước Mỹ trong lĩnh vực công nghệ - xương sống của quyền lực kinh tế và quân sự Mỹ - đang bị đe dọa. Trung Quốc đang sở hữu những sức mạnh, khả năng và tham vọng để có thể vượt lên Mỹ để giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực AI vào thập kỷ tới, nếu như (nước Mỹ) không có sự thay đổi”

    Báo cáo còn chỉ ra nguy cơ tấn công an ninh mạng đến từ Nga, Trung Quốc và các đối thủ khác, nhằm ăn cắp dữ liệu và gây bất ổn. Vì thế, NSCAI đề xuất một chiến lược “tái cấu trúc chính phủ, định hướng lại quốc gia, và tìm kiếm đồng minh thân cận trong việc bảo vệ nước Mỹ cũng như cạnh tranh trong kỷ nguyên mà AI đang là nhân tố thúc đẩy mọi cạnh tranh và xung đột”

    Báo cáo tập trung vào tìm cách giải quyết các nguy cơ mà AI đặt ra, đồng thời thúc đẩy công nghệ AI để gia tăng khả năng cạnh tranh kinh tế của nước Mỹ cũng như bảo vệ các lợi ích căn bản khác. Ví dụ, NSCAI nhấn mạnh sự cần thiết thu hút nhân tài trong lĩnh vực AI ở trong nước và ngoài nước, sửa đổi hệ thống luật về sở hữu trí tuệ hiện tại (coi đây là một “ưu tiên an ninh hàng đầu”), duy trì những lợi thế công nghệ kinh tế của nước Mỹ, thúc đẩy sản xuất nội địa vi mạch điện tử...

    Ngày 10-6-2021, chính phủ Mỹ thông báo việc thành lập Lực lượng nghiên cứu nguồn lực về AI quốc gia (National Artificial Intelligence (AI) Research Resource Task Force), có nhiệm vụ chuẩn bị lộ trình phát triển các công cụ giáo dục để thúc đẩy sự phát triển công nghệ AI cũng như ứng dụng của nó ở nước Mỹ

    “Đường lối thứ hai” của Trung Quốc

    Nếu như chính sách của Mỹ được coi là “đường lối thứ nhất”, thì ta có thể nói đến chính sách của Trung Quốc như “đường lối thứ hai”

    Đây là một quốc gia có nhiều tiềm lực trong AI, cũng như nhiều tham vọng. Năm 2017, Trung Quốc đã chính thức xây dựng chiến lược về AI, mang tên “Kế hoạch phát triển AI thế hệ mới” (New Generation Artificial Intelligence Development Plan) với mục đích trở thành cường quốc công nghệ về AI cũng như đặt ra giá trị tiêu chuẩn đạo đức “kiểu Trung Quốc” về AI

    Quốc gia này rõ ràng là có cách tiếp cận khác so với Mỹ và EU, như tập trung vào sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước, nhằm biến công nghệ AI thành một công cụ phát triển kinh tế cũng như đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội ở đất nước này (việc dùng công nghệ AI “social scoring” (chấm điểm xã hội) ở Trung Quốc vốn không được mấy ủng hộ ở các nước phương Tây)

    Một số công ty hàng đầu, được gọi là “vô địch quốc gia về AI”, được chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện để bứt phá, như Baidu trong lĩnh vực ô tô không người lái, Alibaba trong việc phát triển các “smart city” (thành phố thông minh) hay Tencent trong lĩnh vực chẩn đoán y học. AI cũng được khuyến khích sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, xét xử của tòa án... ở Trung Quốc

    Về an ninh an toàn cũng như tính đạo đức trong việc sử dụng AI, tuy không được như ở các quốc gia EU, nhưng một số trao đổi về vấn đề này trong dư luận cũng đang nổi lên ở Trung Quốc, ví dụ Viện nghiên cứu Tencent cũng có xuất bản sách kêu gọi, cảnh báo những nguy cơ về an ninh an toàn cá nhân do AI đặt ra

    Quay lại “đường lối thứ ba” của EU, có thể thấy rằng EU đang có tham vọng xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và chi tiết, cũng đồng nghĩa với việc dành rất ít chỗ cho sự tự điều chỉnh của thị trường, vốn khá phổ biến ở Mỹ (thể hiện qua các bộ ứng xử, label hay giấy chứng nhận do các doanh nghiệp tư nhân tự xây dựng)

    Cũng xin bổ sung là, đối với những lĩnh vực chứa đựng nhiều “nguy cơ”, dự án luật của EU cũng có đề cập tới giải pháp “sand-box” - cho phép thử nghiệm công nghệ mới dưới sự kiểm soát của cơ quan chính phủ, trước khi được phép đưa ra thị trường. Ngoài ra, so với Mỹ thì EU nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng AI trong các dịch vụ công cộng và vì lợi ích chung của người dân, vốn luôn là nguyên tắc nền tảng của EU

    Hướng tới sự “vượt trội” và “niềm tin” của người dân EU, EU đặt ra những mục tiêu rất thuyết phục, nhưng đối đầu với Mỹ và Trung Quốc vốn cạnh tranh rất quyết liệt, mô hình này liệu có thể thành công và trở thành hình mẫu của thế giới ?

    TS. Lê Thiên Hương
     
  17. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tư duy số hóa toàn diện xã hội sau Covid
    Cách tốt nhất để đánh giá chính quyền số, kinh tế số và xã hội số là xem nó phản ứng như thế nào với những tình huống đặc biệt...

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh điều này khi phát biểu về cơ hội trong chuyển đổi số của các địa phương tại hội nghị trực tuyến đối thoại phát triển địa phương 2021 với chủ đề: “Thực thi mục tiêu phát triển trong trạng thái bình thường mới". Sự kiện do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức ngày 13/7/2021

    PHẢN ỨNG NHANH VÀ HIỆU QUẢ HƠN VỚI NHỮNG THAY ĐỔI PHỨC TẠP

    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Covid thì giảm tiếp xúc, có khi giãn cách xã hội hoặc cách ly. Chính quyền số là chính quyền có khả năng cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến

    "Do Covid nên không đến siêu thị, không mang quả vải thiều ra chợ bán được. Kinh tế số là các sàn thương mại điện tử, là giao hàng tận nhà, là quả vải thiều của bà con có thể bán đến mọi hộ gia đình Việt Nam", Bộ trưởng phân tích

    Chuyển đổi số là nhằm làm cho chính quyền hiện đại hơn, thông minh hơn và có sức chống chịu cao hơn

    Covid nên không đến cơ quan nhưng các nền tảng số sẽ giúp mọi người làm việc tại nhà, họp trực tuyến

    Cũng do Covid nên học sinh không đi học trực tiếp được. Học trực tuyến là mức tối thiểu. Bộ trưởng cho rằng, mức cao hơn là chính quyền có cho phép 20-30% số môn được học online, thi online không? Nhà nước có cấp phép cho đại học số không để gần như 100% học online, thi online, ai ở đâu cũng được, học lúc nào cũng được, thực hành phòng Lab ảo, thi lúc nào cũng được và khi đủ tín chỉ, chứng chỉ thì cấp bằng

    Covid thì hạn chế đến bệnh viện. Vậy có ứng dụng nào để người dân có thể tư vấn khám chữa bệnh từ xa không? Một người nông dân ở xã biên giới có thể tiếp cận online với bác sỹ chuyên khoa hàng đầu cả nước không? Nếu có, đó là xã hội số

    Một người F0 sẽ bị truy vấn 14 ngày qua đã tiếp xúc những ai, đã đi qua những đâu. Nhưng làm sao mà người đó có thể nhớ nổi. Chính quyền có công nghệ truy vết nào giúp họ nhớ lại không? Đưa ra câu hỏi, người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cho biết, mạng di động sẽ ghi nhận họ đã đi qua các khu phố nào, QRC sẽ ghi nhận đã ra vào các cơ sở nào, Bluezone sẽ ghi lại các tiếp xúc gần

    Việc truy vết sẽ trở nên đơn giản và chính xác, đỡ vất vả cả cho cả chính quyền và người dân. Truy vết nhanh và chính xác sẽ không phải giãn cách diện rộng, không phải cách ly, phong toả nhiều và vì thế, các hoạt động kinh tế- xã hội vẫn có thể diễn ra. Đó là chính quyền số

    Ngoài ra, khi đi xét nghiệm, tiêm vaccine phải xếp hàng dài và chen chúc để đến lượt, để lấy giấy chứng nhận, nguy cơ lây nhiễm lại tăng cao hơn. Vậy có cách nào để đăng ký trước, đến giờ thì tới và cấp chứng nhận điện tử về xét nghiệm, tiêm vaccine qua điện thoại di động không? Nếu có, đó là chính quyền số

    “Phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn với những thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường là dấu hiệu của quản trị hiện đại. Mỗi thách thức mới lại tạo ra một sự phát triển mới, đó là chính quyền thông minh. Chuyển đổi số là nhằm làm cho chính quyền hiện đại hơn, thông minh hơn và có sức chống chịu cao hơn”, Bộ trưởng nói

    CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TOÁN HÓC BÚA

    Covid-19 chính là cú huých trăm năm để đẩy nhanh chuyển đổi số. Việt Nam nên làm gì trong tình huống này để trở thành một trong số các quốc gia đi đầu về chuyển đổi số, để sau Covid sẽ xuất hiện ở một trạng thái mới- một xã hội được số hoá toàn diện

    Để chuyển đổi số, 70% là quyết tâm chính trị, là quyết liệt triển khai của lãnh đạo, là tri thức của hệ thống chính quyền; còn công nghệ chỉ chiếm 30%

    Kỷ nguyên số hoá đã bước vào giai đoạn ba, là giai đoạn số hoá tổ chức, số hoá theo chiều ngang, đưa toàn bộ hoạt động của tổ chức lên môi trường số, thay đổi cách vận hành, là chuyển đổi số

    Hai giai đoạn trước gồm: giai đoạn một là số hoá thông tin và giai đoạn hai là số hoá qui trình, số hoá từng chức năng theo chiều dọc, ứng dụng công nghệ thông tin

    Chuyển đổi số ở Việt Nam có sự khác biệt. Theo Bộ trưởng, đặc điểm lớn nhất của chuyển đổi số ở Việt Nam là ba trong một. Thực hiện chuyển đổi số cả tổ chức cùng với việc số hoá dữ liệu (như số hoá các văn bản lưu trữ), số hoá qui trình (như số hoá công tác tổ chức cán bộ, tài chính kế toán). Ba trong một cùng với việc sử dụng những công nghệ số mới nhất sẽ giúp công cuộc chuyển đổi số nhanh hơn và rẻ hơn

    Vì giai đoạn một và hai chưa làm được nhiều nên Việt Nam có cơ hội ứng dụng những nền tảng số hiện đại nhất để đẩy nhanh chuyển đổi số

    Để chuyển đổi số, 70% là quyết tâm chính trị, là quyết liệt triển khai của lãnh đạo, là tri thức của hệ thống chính quyền; còn công nghệ chỉ chiếm 30%. Sự thông minh của máy tính đầu tiên là do tri thức của hệ thống chính quyền. Những người xuất sắc nhất của chính quyền phải tham gia cùng người làm công nghệ

    Chuyển đổi số là để giải quyết bài toán nan giải làm việc hybrid (nửa trên máy tính, nửa ngoài máy tính), rất khó kiểm soát hoạt động của nhân viên. Vì vậy, nhiệm vụ của chuyển đổi số là đưa mọi hoạt động của chính quyền lên môi trường số. Nhân viên sẽ làm việc chỉ trên một môi trường duy nhất, kết thúc giai đoạn hàng chục năm qua là nửa này nửa kia

    Theo Bộ trưởng, một trong những việc quan trọng nhất của chính quyền là cung cấp dịch vụ công. Bởi vậy, việc đầu tiên của chính quyền online là 100% dịch vụ công lên online. Hiện nay, 60% dịch vụ công của các Bộ/ngành và địa phương đã lên online và mục tiêu là 100% vào cuối năm nay. “Địa phương nào muốn làm nhanh, trong 1-2 tháng đạt 100% dịch vụ công trực tuyến thì liên hệ với Cục Tin học hoá để được hỗ trợ”, Bộ trưởng nói

    SỨC MẠNH TỪ CÁC NỀN TẢNG SỐ DÙNG CHUNG

    Người Việt ứng biến nhanh nhưng kiến thức nền tảng thì ít chú ý. Các quyết định nhiều khi trực quan, ít dựa trên sở cứ và dữ liệu. Tuy nhiên, nếu mỗi chúng ta có một trợ lý am hiểu luật pháp và nghiệp vụ, làm việc 24/7 thì các tai nạn pháp lý, nghiệp vụ sẽ giảm thiểu. Đó là trợ lý ảo nhưng giao diện bằng ngôn ngữ nói tự nhiên thông qua điện thoại thông minh. Càng dùng nhiều thì trợ lý này sẽ càng thông minh và trợ giúp càng đắc lực

    Một khó khăn khác của các địa phương cần tháo gỡ là đào tạo qui trình làm việc. Mỗi lần có thay đổi về qui định mới lại phải đào tạo, huấn luyện hàng chục, hàng trăm ngàn người

    Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển các nền tảng này. Vấn đề còn lại là chính quyền thay đổi, điều chỉnh thể chế để chấp nhận các mô hình vận hành mới trên không gian mạng

    Tuy nhiên, nếu như làm việc trên một nền tảng số, các qui định và qui trình được tích hợp và mọi hoạt động đều diễn ra trên nền tảng này, thì cái hay quên nhất, dễ nhầm nhất là qui trình không bao giờ bị sai

    Và khi có thay đổi, một qui trình mới chỉ cần lập trình lại nền tảng thì cả trăm ngàn người sẽ làm việc theo qui trình mới giống nhau, như đã qua cả năm đào tạo. "Đây cũng là cách tốt nhất để nâng cao mặt bằng của đội ngũ công chức, viên chức", Bộ trưởng nói

    Một trong những yếu tố quyết định thành công và hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin là hãy biến nó thành một nền tảng làm việc của toàn bộ tổ chức. Quản trị thực thi sẽ rất khó thực hiện nếu như mọi người không làm việc trên một nền tảng số dùng chung

    Với những khó khăn trong đào tạo tri thức chuyên môn, ông Hùng cho rằng, nếu có một nền tảng đào tạo online, mọi người có thể tự học, tự thi lúc rảnh rỗi thì vấn đề sẽ được giải quyết. Các địa phương cần có một nền tảng đào tạo trực tuyến

    Vấn đề chuyển đổi số luôn cần phải hướng tới người dân. Việc xây dựng các nền tảng hỗ trợ người dân nên được coi là công việc của chính quyền. Trong chuyển đổi số chính quyền, nội dung quan trọng là chuyển đổi số đối tượng phục vụ

    Theo Bộ trưởng, công khai thông tin để người dân có thể truy cập qua mạng là bước đầu tiên. Một trợ lý ảo để người dân có thể hỏi các vấn đề pháp lý, dịch vụ công là bước tiếp theo. Một nhà tư vấn ảo, để người dân đưa vào các thông tin, hỏi nên làm gì là chuyển đổi số mức cao…
     
  18. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nhiều "ông trùm" ở Đông Nam Á đang đẩy mạnh đầu tư vào các startup công nghệ

    [​IMG]
    Mặc dù, COVID-19 đã tiêu diệt ngành du lịch và bán lẻ ở Đông Nam Á, khu vực này lại là nơi có một số thị trường Internet phát triển nhanh nhất

    Một số "ông trùm" ở Đông Nam Á đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ khi đại dịch ảnh hưởng đến hầu hết doanh nghiệp

    Các công ty gia đình giàu có ở Đông Nam Á từ gia đình tỉ phú Dhanin Chearavanont của Thái Lan đến ông trùm Lance Gokongwei của Philippines đang trực tiếp đầu tư hàng triệu USD vào các công ty có triển vọng hoặc thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm. Việc hợp tác với các công ty đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon cũng đang trở nên phổ biến

    Với hàng loạt khoản đầu tư, các đế chế kinh doanh truyền thống này cũng đang chuyển đổi sang các lĩnh vực mới như thương mại điện tử và số hóa, mở đường cho dòng thu nhập mới sau nhiều tháng bị tê liệt vì đóng cửa phòng dịch và hạn chế đi lại. Sự xoay trục này càng trở nên phổ biến hơn ở một loạt nhà lãnh đạo mới, trong đó một số người thuộc thế hệ thừa kế thứ ba, trẻ hơn

    [​IMG]
    Các gia đình giàu có ở Đông Nam Á đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty khởi nghiệp

    Chuyên gia Vishal Harnal, đối tác quản lý của Quỹ 500 Startups Đông Nam Á, nhà đầu tư ban đầu của hãng gọi xe Grab, cho biết các gia đình giàu có đang đổ rất nhiều tiền của vào các công ty khởi nghiệp và đại dịch đã đẩy nhanh cuộc đua này

    Trong nhiều thập kỷ qua, các đế chế gia đình này đã giúp tăng cường sức mạnh cho các nền kinh tế Đông Nam Á. Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức khi các chính phủ vẫn đang chiến đấu để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19

    Tháng trước, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng năm 2021 của khu vực xuống 3,1% và cho rằng "các nước đang phát triển ở châu Á vẫn dễ bị tổn thương" trước đại dịch

    Dù đại dịch đã làm tê liệt các ngành du lịch và bán lẻ ở Đông Nam Á nhưng khu vực này vẫn có một số thị trường internet phát triển nhanh nhất. Theo một nghiên cứu độc lập của Quỹ Cento Ventures, trong nửa đầu năm nay, những người ủng hộ đầu tư mạo hiểm đã thực hiện 393 thương vụ, huy động khoảng 4,4 tỉ USD để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trên khắp Đông Nam Á

    Dẫn đầu cuộc đua là Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của tỉ phú Dhanin Chearavanont - đế chế kinh doanh giàu có nhất Thái Lan kinh doanh từ nông sản, bán lẻ đến viễn thông

    Hồi tháng 9, Tập đoàn CP đã dẫn đầu vòng gọi vốn series C vào công ty khởi nghiệp Ascend Money - công ty do Tập đoàn Ant Group hậu thuẫn - đưa Ascend Money trở thành kỳ lân trong lĩnh vực fintech đầu tiên của Thái Lan với định giá 1,5 tỉ USD

    Cũng trong tháng trước, CP đã hợp tác với Ngân hàng Thương mại Siam để thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ mới nổi với mục tiêu huy động 800 triệu USD, mỗi bên đóng góp 100 triệu USD

    Tại Indonesia, Quỹ đầu tư mạo hiểm Intudo cũng huy động 115 triệu USD trong lần đóng quỹ thứ 3 hồi tháng trước để đầu tư vào nền kinh tế số lớn nhất khu vực. Các nhà đầu tư vào quỹ này bao gồm hơn 30 gia đình giàu có ở Indonesia và các đế chế kinh doanh của họ

    Trung tâm công nghệ Plug & Play, một nhà đầu tư giai đoạn đầu có trụ sở tại California, Mỹ đã hỗ trợ hơn 20 kỳ lân bao gồm cả PayPal, cũng vừa ký kết với hàng chục đối tác tại Đông Nam Á, trong đó hầu hết là các gia đình đang kiểm soát các tập đoàn lớn như Tập đoàn điện lực Aboitiz của Philippines, Tập đoàn CP của Thái Lan và Tập đoàn Astra International của Indonesia

    Ngay cả Tập đoàn dầu khí PTT Pcl thuộc sở hữu nhà nước của Thái Lan cũng không muốn bị bỏ lại phía sau. Tập đoàn này đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với Plug & Play. Trong tháng này một trong những công ty thành viên của PTT Pcl cũng đã hợp tác với quỹ 500 Startups để thành lập một quỹ trị giá 25 triệu USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Thái Lan và Đông Nam Á

    Một công ty con của Tập đoàn CP là True Corp - nhà khai thác di động lớn thứ 2 Thái Lan - cũng chi 17 triệu USD xây dựng khu công nghệ lớn nhất Đông Nam Á

    Những khoản đầu tư như vậy sẽ giúp đẩy nhanh chu kỳ đổi mới và xây dựng hệ sinh thái công nghệ tại các thị trường đang phát triển như Thái Lan, ông Vinnie Lauria - đối tác sáng lập tại Quỹ Golden Gate Ventures ở Singapore cho biết
     
  19. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Công nghệ sẽ giải quyết những nỗi đau của đất nước
    Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói sẽ từ chức nếu công nghệ không "giải" được những nỗi đau của đất nước. Lời cam kết này lập tức nhận tràng pháo tay của khán phòng, trong đó có Thủ tướng

    Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số khép lại sau 18h hôm nay với phần chia sẻ trăn trở của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lời đáp từ nhiều cảm xúc của Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số chiều 11/12

    Thủ tướng cho biết vui khi tham dự ngày hội dành cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam này và bởi ông nhìn thấy trong quá trình chuyển đổi số, các ngành đã vào cuộc, phù hợp với đòi hỏi của đất nước, có lợi cho người dân

    Nhưng ông cũng nói "lo lắng" vì chuyển đổi số có tham vọng lớn, yêu cầu cao trong khi thời gian có hạn. Mâu thuẫn này, ông muốn ngành công nghệ số cùng giải quyết để tại diễn đàn sang năm, người dân sẽ được hưởng lợi với nhiều sản phẩm chất lượng hơn

    "Năm 2022 mà không tốt hơn 2021 thì hội nghị hôm nay không đáp ứng với sự mong mỏi của nhân dân", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói

    Người đứng đầu Chính phủ cũng chia sẻ sự trăn trở khi nói về những "nỗi đau của đất nước" như cạn kiệt tài nguyên, già hoá dân số, biến đổi khí hâu, chênh lệch giàu nghèo, đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế... Ông coi đây là những "bài toán" đặt ra với những người làm công nghệ để giải quyết

    [​IMG]
    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đáp từ phát biểu của Thủ tướng tại diễn đàn ngày 11/12

    Đáp từ sau đó, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói "rất xúc động" với những trăn trở của Thủ tướng. Và những nỗi đau này, sẽ là động lực cho anh em trong giới công nghệ giải quyết và thông qua đó, giúp Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

    Ông cho rằng, chỉ có hùng cường, thịnh vượng, mới có hoà bình lâu dài. Vì nếu Việt Nam yếu như trong lịch sử, luôn bị xâm lược

    "Chúng tôi xin nhận những nhiệm vụ này, dùng công nghệ số, giải pháp số, trí tuệ, sự đổi mới sáng tạo Việt Nam để giải quyết những bài toán đó. Chúng tôi - những người làm trong lĩnh vực công nghệ số, luôn có niềm tin rằng công nghệ số giải được rất nhiều những bài toán khó tồn tại lâu dài với nhân loại, với Việt Nam", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói

    Ông cũng xin Thủ tướng "hãy tin vào người Việt Nam, tin vào trí tuệ Việt Nam"

    "Nếu ngày này năm sau Thủ tướng đến diễn đàn, mà không nhìn thấy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ số, các sản phẩm do những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm ra, giúp cho người dân hạnh phúc, đất nước phát triển, tôi xin phép từ chức", ông nói. Lời cam kết này ngay sau đó nhận được tràng pháo tay lớn của khán phòng, trong đó có Thủ tướng

    Khi ông Nguyễn Mạnh Hùng rời bục phát biểu xuống chỗ ngồi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đứng lên bắt tay và ôm bộ trưởng để chia sẻ

    Trước đó, Thủ tướng đánh giá chuyển đổi số là vấn đề cần cách tiếp cận toàn cầu, nhưng nó lại ảnh hưởng đến toàn dân. Ông yêu cầu, mọi chính sách phải hướng đến người dân, doanh nghiệp. Song hành, người dân và doanh nghiệp cần tham gia quá trình chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất

    Thủ tướng tán thành với nhiều đại biểu tham dự sự kiện rằng, phải thể hiện tinh thần dân tộc trong chuyển đổi số. "Dân tộc ta có cái hay là càng khó khăn, phức tạp càng đoàn kết, phấn đấu vươn lên. Đây chính là cơ hội để phát triển", ông nói

    Diễn đàn Quốc gia doanh nghiệp công nghệ số 2021 là sự kiện lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp công nghệ số, cộng đồng nghiên cứu phát triển công nghệ, các nhà quản lý và đầu tư. Đây cũng là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất các giải pháp sáng tạo, ý tưởng để huy động nguồn lực nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam
     

Chia sẻ trang này