Văn hóa xuất bản

Thảo luận trong 'Y Tế Số EHC' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 18/8/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Văn hóa xuất bản Alan Greenspan

    Những năm tháng trên giảng đường đại học một giáo sư đáng kính đã nói với tôi rằng phát minh quan trọng bậc nhất làm thay đổi xã hội loài người chính là phát minh ra máy in. Thế kỷ 15 ở Châu Âu máy in xếp chữ ra đời làm thay đổi phương thức xuất bản của xã hội, từ đây hàng triệu cuốn sách có thể được nhân bản nhanh chóng, hàng triệu người có cơ hội tiệp cận tri thức nhanh nhất rẻ nhất.

    Loài vật chỉ có thể truyền lại tri thức và thông tin cho đời sau qua việc truyền lại thông tin qua bộ gen, thế hệ sau buộc phải lặp lại tất cả các quá trình thế hệ trước đã trải qua.

    Con người là động vật cấp cao có thể truyền lại cho đời sau tri thức, kinh nghiệm thông qua các câu truyện dân gian, qua các cuốn sách, hệ tư tưởng đồ sộ của các nhà triết gia, nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử.

    Hàng ngàn năm trước một nhà tư tưởng lớn có viết ra một cuốn sách vĩ đại nhưng làm thế nào để hàng ngàn năm sau vẫn có hàng triệu người đọc cuốn sách đó, tên tuổi nhà tư tưởng đó sẽ lưu danh mãi trong lịch sử. Phương thức truyền bá tư tưởng trước kia là qua phương thức nói chuyện ví dụ như các Cha Sứ giảng dạy kinh thánh cho con Chiên. Sách được nhân bản qua phương thức chép tay, tốc độ chậm, rất ít người dân trong xã hội có cơ hội đọc những tư tưởng đó, chỉ tầng lớp quý tộc mới đọc tiếp cận.

    Một xã hội muốn phát triển thì mọi người dân phải có quyền tiếp cận tri thức nhanh nhất, rẻ nhất…nó phát huy trí tuệ của cả xã hội đó, các quốc gia phương tây đã hưởng lợi khi truyền bá tri thức tới mọi người dân trong xã hội nhờ phát minh máy in thế kỷ 15.

    Truyền bá thông tin, tri thức hệ tư tưởng chính là nền văn hóa xuất bản của xã hội loài người.

    1.Văn hóa xuất bản Phương Đông


    Châu Á là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, Châu Á cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn, tôn giáo lớn, thông qua các phương thức xuất bản khác nhau mà ngày nay con người vẫn hiểu được cấc giá trị văn hóa, nhân văn đã được các nhà tư tưởng xây dựng cách đây hàng ngàn năm. Nó là một phần gốc rễ văn hóa của các dân tộc Châu Á

    Trung Quốc với hệ tư tưởng đạo Khổng ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên thế giới, nếu không có phương thức xuất bản như nói chuyện truyền bá tư tưởng, các nho sĩ chép tay các cuốn sách lên chất liệu như lụa, gỗ, giấy thì làm sao tư tưởng đạo Khổng có thể giữ được nguyên vẹn đến tận ngày nay.

    Ấn Độ nơi phát sinh ra đạo Phật, tôn giáo ảnh hưởng lớn nhất thế giới, các nhà sư qua hàng ngàn năm đã truyền bá tư tưởng đạo phật đến mọi vùng đất, đến từng người dân trong xã hội.

    Mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng, mỗi người dân quốc gia đó luôn mong muốn truyền bá văn hóa dân tộc mình ra thế giới càng nhiều càng tốt. Họ vận dụng tất cả các phương thức xuất bản có thể có như phim ảnh, văn hóa ẩm thực, truyền bá khoa học công nghệ, quyền lực kinh tế…

    Người Hàn đã dùng phim ảnh để xuất bản văn hóa Hàn Quốc đến hàng tỷ người trên thế giới đặc biệt văn hóa điện ảnh Hàn Quốc có ảnh hưởng rất rõ ở các nước Châu Á trong 20 gần đây. Thập kỷ sắp tới chính phủ Hàn Quốc đạt mục tiêu quốc tế hóa các món ăn của dân tộc mình và truyền bá đi toàn thế giới, một lúc nào đó món ăn Hàn Quốc sẽ xuất hiện nhiều trong bữa ăn gia đình của nhiều dân tộc trên thế giới.

    Người Nhật dùng quyền lực kinh tế, sức mạnh hàng hóa để truyền bá văn hóa Nhật đi khắp thế giới từ những năm 1970 đến nay, họ đã rất thành công.

    Người Trung Quốc có tham vọng truyền bá văn hóa tư tưởng Trung Hoa ra toàn cầu, TQ có kế hoạch xây dựng khu văn hóa Khổng Tư trên khắp các Châu Lục.

    Nhìn tổng thể các quốc gia Phương Đông chúng ta có thể nhận thấy chỉ có những quốc gia nào có tham vọng tạo lập ảnh hưởng toàn cầu, nâng cao vị thế của dân tộc của quốc gia mới thực sự hiểu được văn hóa xuất bản. Chính phủ khuyến khích các tổ chức và từng người dân bằng các phương tiện xuất bản khác nhau truyền bá tư tưởng, văn hóa, hình ảnh dân tộc mình đi khắp thế giới. Ủng hộ văn hóa xuất bản là cách thức chính phủ kích hoạt tri thức toàn dân tộc, cùng nhau truyền bá giá trị quốc gia ra thế giới.

    2. Văn hóa xuất bản Phương Tây


    Người phương tây từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20 đã có những bước đi nhanh hơn xã hội phương đông vì họ đã ủng hộ văn hóa xuất bản, họ cũng được hưởng lợi từ phát minh máy in chữ.

    Xuất bản tri thức để hàng triệu người dân có được kỹ năng học vấn cao, năng suất lao động sẽ cao, sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế chính là sức mạng tri thức của mỗi công dân trong nền kinh tế đó.

    Hàng trăm năm qua nhờ ngành công nghiệp xuất bản mà văn hóa phuong tây tràn ngập thế giới. Phim ảnh, sách báo, tri thức phương tây đi đến mọi ngõ ngách trên quả địa cầu, nó cũng góp phần xóa sổ nhiều nền văn hóa yếu kém của nhiều dân tộc thiểu số.

    Thế giới đang phát triển rất nhiều công nghệ hỗ trợ xuất bản tới từng cá nhân trong xã hội, internet là phương thức xuất bản tạo ra ảnh hưởng xã hội sâu sắc nhất. Website cá nhân có thể được ví như nhà xuất bản cá nhân hoặc kênh truyền thông cá nhân, nó là một phương thức để cá nhân tìm kiếm vị trí trong xã hội hiện đại.

    Các phương thức xuất bản hiện đại đang ảnh hưởng xấu sắc tới nền chính trị, hoạt động quản lý điều hành các quốc gia phương tây. Giờ đây các chỉnh phủ có thể trao đổi thông tin trực tiếp từ người dân, đưa ra các chính sách, quyết định nhanh nhất phù hợp nhất để xã hội phát triển.

    Phương thức xuất bản mới làm thay đổi cách quản trị văn hóa doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh. Thế giới biến đổi nhanh chóng đến mức bây giờ người chiến thắng không phải là kẻ mạnh nhất mà là người nhanh nhất . Doanh nghiệp nào xây dựng được cơ chế tương tác với người tiêu dùng hiệu quả thì doanh nghiệp đó sẽ giành chiến thắng.

    Thay đổi liên tục, giữ vững ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực xuất bản, chi phối các dòng thông tin trên thế giới là cách các doanh nghiệp phương tây làm chủ thế giới

    3. Văn hóa xuất bản Alan Greenspan


    Câu truyện thành công của Alan Greenspan có thể được giải thích một phần dưới góc nhìn văn hóa xuất bản Hoa Kỳ, đây là câu truyện có ảnh hưởng tới tôi rất nhiều, đó cũng là lý do để tôi viết bài “Văn hóa xuất bản Alan Greenspan”

    Đọc cuốn sách Alan Greenspan và kỷ nguyên hỗn loạn chúng ta nhận thấy được sự uyên bác của ông. Là một người Do Thái ông chịu ảnh hưởng nền văn hóa của dân tộc này. Dân tộc Do Thái là dân tộc coi trọng tri thức bậc nhất thế giới, dân tộc Do Thái có câu châm ngôn “Kẻ thù có thể cướp đi của chúng ta đất đai, của cải nhưng không thể cướp đi của chúng ta tri thức”

    Israel với dân số 11 triệu người được biết đến là quốc gia có tỷ lệ xuất bản trên đầu người cao nhất thế giới. Có trường đại học có nhiều đầu sách nhất thế giới, đi ngoài đường chúng ta bắt gặp người Israel đọc sách ở bất cứ nơi đâu, họ luôn tâm niệm mỗi ngày phải đọc một cái gì mới.

    Thời sinh viên Alan Greenspan luôn cố gắng đọc rất nhiều sách, ở tuổi 25 khi đang làm nghiên cứu sinh ông đã xuất bản rất nhiều bài phân tích đánh giá về nền kinh tế Mỹ thông qua nhiều kênh xuất bản khác nhau như báo trường, báo địa phương, tờ báo tài chính, báo cáo trong các hội nghị khoa học hoặc thâm trí trong các buổi nói chuyện với bạn bè khi phân tích về nền tài chính và kinh tế Mỹ.

    Ông rất tự tin đưa ra những mô hình kinh tế do ông tự xây dựng, các phân tích đánh giá độc lập công bố cho mọi người được biết, ông luôn làm cho người đọc ngạc nhiên bởi phân tích sắc bén, những bậc thầy trong giới cũng bắt đầu để ý, quan sát tài năng này.

    Bước ngoặt đến với Alan chính là thời điểm là đầu những năm 1950 giai đoạn nước Mỹ tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên. Cuộc chiến tranh Triều Tiên nước Mỹ tham gia toàn diện vào cuộc chiến, cung cấp vũ trí cho đồng minh, trực tiếp đưa quân và phương tiện chiến tranh sang tham chiến. Là một nhà phân tích kinh tế ônh biết rõ ảnh hưởng của một cuộc chiến quy mô như thế sẽ tác động như thế nào tới nền kinh tế.
    Tổng thống quyết định tăng chi tiêu ngân sách liên bang tài trợ cho quân đội, chi tiêu của chính phủ đã tăng 160% GDP. Nhu cầu về sản xuất thép, sản xuất nhôm, vải vóc…tất cả những nguyên liệu phục vụ sản xuất phương tiện chiến tranh tăng rất nhanh. Những con số thống kê này các nhà phân tích kinh tế có thể lấy được từ các công bố thống kê của chính phủ nhưng ai sẽ đưa ra được mô hình kinh tế phù hợp để phân tích các số liệu đó và đưa ra những phân tích dự báo nền kinh tế trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

    Với mô hình kinh tế của mình Alan Greenspan đưa ra con số dự đoán quy mô của cuộc chiến tranh, tư số liệu nhu cầu nguyên liệu chiến tranh ông tính toán được số lượng máy bay, số lượng xe tăng, số lượng vũ khí và số lượng quân lĩnh nước Mỹ sẽ sử dụng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Những chi phí của chính phủ để duy trì hoạt động của đội quân trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Mỹ.

    Alan Greeenspan khi đó chỉ là nghiên cứu sinh, một nhà nghiên cứu độc lập không có cơ hội tiếp cận các thông tin tuyệt mật của chính phủ nhưng bằng tài năng của mình ông đã xây dựng mô hình kinh tế dự đoán được các ảnh hưởng của cuộc chiến tới nền kinh tế Hoa Kỳ và nền kinh tế thế giới. Ông đã xuất bản bài phân tích trên tại tờ báo của trường đại học và rất nhiều người đã có cơ hội đọc và chờ kiểm nghiệm những nhận định của ông với nền kinh tế Mỹ sau nhiều năm nữa.

    Sau đó nhiều năm khi cuộc chiến tranh kết thúc bộ trưởng quốc phòng người trực tiếp điều hành cuộc chiến tranh ở Triều Tiên đã đọc được bài phân tích của Alan Greenspan. Vị bộ trưởng quốc phòng đã kinh ngạc trước những con số như số máy bay, số xe tăng, số quân lính mà Alan đã đưa ra trong dự báo, nhưng con số đó gần giống con số thực được sử dụng trong cuộc chiến. Thông tin cuộc chiến là thông tin tuyệt mật rất ít người được tiếp cận, bằng trí tuệ của mình Alan dự báo được cả những thông tin tuyệt mật đó. Ở tuổi 25 Alan đã bộc lộ những phẩm chất thiên tài kinh tế, có tầm nhìn hoạt định chính sách tầm quốc gia.

    Alan đã được vị cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ chú ý đến tài năng của ông, đó cũng là con đường ngắn nhất để ông được hệ thống Tinh Anh Hoa Kỳ lựa chọn trở thành hạt giống lãnh đạo nước Mỹ 20 năm sau đó.

    Tri thức và tầm nhìn của Alan Greenspan bằng văn hóa xuất bản của Mỹ đã giúp ông đạt được thành công, từ một cậu bé sinh ra trong gia đình Do Thái nhập cư từ Châu Âu Alan Greenspan đã vươn tới vị trí quản lý cao nhất của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, văn hóa xuất bản của dân tộc đã đưa tài năng của ông lên đỉnh cao quyền lực.

    Qua bài viết trên chúng ta có thể học được rất nhiều bài học từ văn hóa xuất bản của Alan Greenspan. Tùy theo công việc mỗi chúng ta đang theo đuổi, mỗi người hãy lựa chọn cho mình phương thức xuất bản hợp lý. Văn hóa phương đông hay phương tây có điểm giống nhau đó là điều có vùng cấm xuất bản. Có nhiều tin tức, sự kiện trong thời điểm nó diễn ra chỉ một nhóm nhỏ giới tinh hoa trong xã hội đó được biết, những thông tin này ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định của xã hội, hạn chế xuất bản trong hiện tại là điều khó tránh khỏi. Những thông tin này trở thành một phần của lịch sử mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, nó thường được công bố tới công chúng trong tương lai, sau thời điểm sự kiện xảy ra hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Thông tin đó giờ đây giúp mọi công dân xã hội đánh giá đúng hơn về một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong lịch sử

    Tran Dai Thang
    Lobbyist
    Mobile: 0122.6699.668
    Website: http://lobby.vn/
     

Chia sẻ trang này