Thành phố công nghệ Huế

Thảo luận trong 'Linh Địa Công Nghệ' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 7/6/20.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Công nghệ thông tin là hướng đột phá phát triển cho thành phố Huế
    - Đó là nội dung định hướng cơ bản trong chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chủ trì, phát biểu tại Hội nghị “Gặp mặt học sinh các trường THPT về định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin” (CNTN) vào ngày 6/6 tại Hội trường Đại học Huế

    [​IMG]
    Lãnh đạo tỉnh trao đổi với học sinh trong buổi gặp mặt về đinh hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin

    Đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các trường đại học trên địa bàn đã gặp gỡ hơn 500 học sinh lớp khối 11 và 12 thuộc các trường THPT trong tỉnh có nhu cầu, đam mê thi vào các trường đại học có đào tạo lĩnh vực IT. Những thông tin các em tiếp thu được sẽ lan tỏa

    Hội nghị nhằm chuyển tải thông tin đến giáo viên và học sinh các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh về định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực CNTT; đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh, các Sở, ban ngành với giáo viên, học sinh các trường THPT nhằm giải đáp các vướng mắc, định hướng về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Các đơn vị doanh nghiệp, trường học cũng đã chia sẻ cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT

    Tại buổi đối thoại trực tiếp, nhiều học sinh bày tỏ mong muốn: Tỷ lệ sinh viên học CNTT có việc làm sau khi ra trường như thế nào? UBND tỉnh có chính sách gì để thu hút các nhà đầu tư vào Huế và đảm bảo đầu ra cho sinh viên?... Thực hành và lý thuyết trong trường học còn hạn chế, vậy có các biện nào để học sinh có thể ưng dụng CNTT sau khi tốt nghiệp đại hoc? Tỷ lệ học sinh học qua phần lan là bao nhiêu % và có đảm bảo trở về Huế để thành lực lượng nòng cốt? Khi chọn trường đại học CNTT ở Huế, nhiều học sinh băn khoăn khi ra trường xin việc sẽ khó khăn hoặc chế độ đãi ngộ bằng các tỉnh khác

    Lãnh đạo tỉnh khẳng định công nghệ thông tin là bước đột phá, tỉnh Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ, đưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Vì vậy, nhu cầu hình thành đội ngũ lao động công nghệ thông tin là cấp bách, đặc biệt là trong bối cảnh tỉnh đang nỗ lực phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, theo thống kê của ngành giáo dục tỉnh tỷ lệ học sinh thi vào ngành công nghệ thông tin năm 2019 chỉ từ 6,5 - 6,7%

    [​IMG]
    Học sinh mong muốn biết thêm về hướng phát triển công nghệ thông tin tại Huế

    Để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội thì Nhà trường phải đổi mới phương pháp dạy và học để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; phải nâng cao chất lượng đầu vào, đảm bảo khi ra trường có việc làm ổn định

    Bản thân các em phải nỗ lực để có vốn kiến thức, kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số hiện nay, mỗi học sinh phải nắm chắc và thành thạo 3 ngôn ngữ đó là tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh và ngôn ngữ công nghệ thông tin để giao tiếp với máy móc. để hòa nhập với thê giới

    Về phía chính quyền địa phương, tỉnh đã làm việc với các trường đại học trên địa bàn tỉnh để có những học bổng, hỗ trợ nhất định đối với các sinh viên trong ngành công nghệ thông tin có hoàn canh khó khăn; tỉnh cũng ưu tiên, tạo cơ hội để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp liên quan công nghệ thông tin

    Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: Trong thời gian đến, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Huế và di sản cố đô Huế, trong đó CNTT là đột phá, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu, định hướng là rất rõ, điều kiện hình thành một nền CNTT là hiện hữu, vấn đề đặt ra là đội ngũ, con người, nhiệm vụ này đã được tỉnh công bố xây dựng đề án phát triển nguồn lực CNTT. Đây là kế hoach lớn, góp phần đưa Thừa Thiên Huế và các tỉnh khác có tên trên bản đồ về IT trong khu vực CNTT

    UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin với mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh đến năm 2025. Theo đó, đến hết năm 2020 sẽ đào tạo và huy động hơn 2.000 nhân lực công nghệ thông tin làm việc tại Thừa Thiên Huế; đến năm 2025 đạt 10.000 nhân lực công nghệ thông tin phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Thu hút, kêu gọi được 15 doanh nghiệp trong nước và 03 doanh nghiệp nước ngoài cùng tham gia hợp tác, đầu tư tại tỉnh trong năm 2020... Thúc đẩy triển khai xây dựng Khu Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh, là nơi ươm tạo, phát triển doanh nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin

    Huế Thu
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm dự án công viên phần mềm
    Nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế (Thành phố truyền thông thông minh) thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương là Korea Land and Housing Corporation

    [​IMG]
    Dự án triển khai trên khu đất 39,6 ha thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương
    Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế vừa tiến hành đóng/mở thầu Dự án Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế (Thành phố truyền thông thông minh) thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương. Nhà đầu tư Korea Land and Housing Corporation (LH) đang là đơn vị duy nhất quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án

    Mục tiêu của dự án nhằm hình thành một thành phố về công nghệ thông tin, tạo hạ tầng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin, phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; ươm tạo doanh nghiệp...

    Khu công viên phần mềm có diện tích 39,6 ha; tổng chi phí thực hiện (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) là 3.458 tỉ đồng. Quy mô số chuyên gia và người lao động khoảng 5.000 người. Tiến độ đầu tư không quá 72 tháng. Trong đó, thời gian hoàn thành đầu tư hạ tầng kĩ thuật không quá 24 tháng. Thời điểm tính tiến độ đầu tư được tính từ ngày bàn giao mặt bằng đạt 75%. Đây là dự án thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương

    Khu đô thị mới An Vân Dương được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt thành lập ngày 9/5/2005, thuộc địa phận các huyện Phú Vang, huyện Hương Thuỷ và TP Huế (bao gồm các xã Phú An, Phú Dương, Phú Thượng, Phú Mỹ, Thuỷ Vân, Thuỷ An và một phần phường Vĩ Dạ)

    Đô thị mới An Vân Dương có tổng diện tích xây dựng khoảng 1.700 ha, được chia thành 4 khu đô thị. Cụ thể, Khu A: Khu đô thị mới Thuỷ An, kết hợp với việc xây dựng phát triển trung tâm thương mại thành phố. Khu B: Khu đô thị mới Thuỷ Vân, kết hợp với việc xây dựng phát triển trung tâm hành chính khu đô thị mới An Vân Dương. Khu C là Khu đô thị mới Phú Thượng, kết hợp với việc xây dựng Trung tâm TDTT, khu vui chơi giải trí cấp thành phố và Khu D là khu đô thị mới Phú Dương, kết hợp với việc phát triển dịch vụ du lịch

    Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, doanh nghiệp duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế - Công ty Korea Land & Housing Corporation (LH) thuộc tập đoàn do chính phủ Hàn Quốc thành lập năm vào năm 1970. Lĩnh kinh doanh chính là phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị

    Tại Việt Nam, LH liên kết, hợp tác phát triển Khu công nghiệp với tổng diện tích 139,7ha tại tỉnh Hưng Yên; Khu công nghiệp Thủ Thừa, Khu nhà vườn bên sông – Garden Riverside (Long An)…

    Korea Land & Housing Corporation tại Việt Nam có Văn phòng đại diện ở phòng 5, tầng 11 tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Người đại diện pháp luật tại văn phòng là ông Kim Sukdong
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thừa Thiên Huế phê duyệt quy hoạch
    Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin quy mô 3500 tỷ đồng


    [​IMG]

    Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế, khu B - đô thị mới An Vân Dương có diện tích quy hoạch là 39,6ha và tổng chi phí dự kiến thực hiện khoảng 3458 tỷ đồng

    Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế, khu B – đô thị mới An Vân Dương

    Dự án có diện tích quy hoạch là 39,6ha, có ranh giới phía bắc giáp đường quy hoạch 60m, phía tây giáp đường quy hoạch 19,5m và dự án Thủy Vân 1 giai đoạn 2, phía nam giáp đường quy hoạch 36m và khu dân cư hiện có, phía đông giáp đường Thủy Dương - Thuận An (đường Võ Văn Kiệt) lộ giới 44m

    Dự án định hướng là khu công nghệ thông tin và truyền thông tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực nghiên cứu phát triển; đào tạo và ươm tạo; sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh như công nghệ thông tin truyền thông, công nghệ sinh học… đô thị xanh, đô thị thông minh

    Nhóm phân khu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của khu công nghệ thông tin tập trung có quy mô diện tích 96.286 m2, nhóm phân khu cung cấp các dịch vụ cho khu công nghệ thông tin tập trung là 81.513m2. Còn lại là đất hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan

    Dự án có tổng chi phí dự kiến thực hiện dự án khoảng 3.458 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 91 tỷ đồng

    Tiến độ đầu tư không quá 72 tháng, thời gian hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật không quá 24 tháng. Thời điểm tính tiến độ đầu tư được tính từ ngày bàn giao mặt bằng đạt 75%

    Dự án sẽ đáp ứng số chuyên gia và phục vụ khoảng 5.000 người
     

Chia sẻ trang này