Phục vụ Hiền Tài

Thảo luận trong 'Vietnam StartUp' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 19/8/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Quy tụ người tài đức dốc lòng vì nước
    (Chinhphu.vn) – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đất nước chỉ hưng thịnh khi khơi dậy được lòng yêu nước, quy tụ được người tài đức dốc lòng vì nước. Chính phủ đang xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 và sẽ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức người Việt ở nước ngoài phát huy kiến thức, kinh nghiệm

    [​IMG]
    Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt

    Sáng ngày 19/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học trẻ người Việt tiêu biểu ở nước ngoài về nước tham dự Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam

    Cùng dự có lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ

    Nêu nhiều ý kiến, góp ý khác nhau về các lĩnh vực như cách mạng công nghiệp 4.0, robot, tự động hóa, các chuyên gia, nhà khoa học trẻ đều có cùng một nguyện vọng, một mục tiêu là hướng về Tổ quốc, đóng góp vào sự phát triển đất nước. Như phát biểu của GS. Nghiêm Đức Long (Australia), “tôi cam kết đồng hành, đóng góp cho Chính phủ trong xây dựng hệ sinh thái 4.0 mà không cần Chính phủ trả thù lao”

    Cho rằng không ai hiểu Việt Nam bằng người Việt Nam, TS. Trịnh Toàn (Hoa Kỳ) bày tỏ mong muốn thúc đẩy liên kết giữa các nhà khoa học trong nước và ngoài nước để cùng kết nối tri thức, giải các bài toán phát triển đất nước. TS. Toàn cho rằng, cần có nhiều dự án để những chuyên gia, nhà khoa học người Việt ở nước ngoài tham gia và “phát triển công nghiệp phải dựa vào dữ liệu nên tôi mong Chính phủ có hệ thống dữ liệu mở, chia sẻ dữ liệu”

    Một số ý kiến cũng cho rằng, cần sử dụng trí thức Việt để phát triển công nghệ cho người Việt Nam bởi nhiều công nghệ ở nước ngoài về Việt Nam không hoạt động được, hay muốn hoạt động thì phải dựa vào chuyên gia nước ngoài. Các ý kiến cũng thể hiện sẵn sàng tham gia vào việc đào tạo nhân lực khoa học công nghệ cho đất nước, đem những kiến thức, kinh nghiệm làm việc ở các nước phát triển để truyền lại trong nước

    Làm việc trong lĩnh vực robot và tự động hóa, TS. Phạm Quang Cường, giảng viên Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) rất mong muốn hợp tác, tham gia các dự án, nhà máy công nghiệp tại Việt Nam để phát triển các robot “Made in Việt Nam”. TS. Cường cũng như các ý kiến tại cuộc gặp mặt kiến nghị Chính phủ có chính sách tạo điều kiện để những nhà khoa học ở nước ngoài có cơ hội đóng góp sức mình cho Tổ quốc

    [​IMG]
    Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức người Việt ở nước ngoài có điều kiện phát huy kiến thức, kinh nghiệm

    Ghi nhận và cảm ơn tâm huyết của các tri thức trẻ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có tầng lớp trí thức và cho biết, trong các chuyến công tác ở nước ngoài, ông đều gặp gỡ trí thức người Việt Nam và rất cảm động khi thấy không chỉ những người lớn tuổi mà cả những người trẻ tuổi đều thể hiện tâm huyết với đất nước

    “Đọc danh sách về thành tích, sự nghiệp của các bạn ngồi đây, tôi rất tự hào, đúng như câu người ta hay nói “tuổi trẻ tài cao”. Các bạn là những chuyên gia giỏi làm ở nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp, trường đại học danh tiếng đã có mặt hôm nay”, Thủ tướng phát biểu

    Cho rằng không có khoa học công nghệ thì đất nước không thể phát triển, sẽ thất bại, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn quan tâm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, coi cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó cốt lõi là dữ liệu lớn, nền tảng mở, trí tuệ nhân tạo, robot … là cơ hội lớn mà “nếu không nắm bắt thì sẽ bị tiếp tục tụt hậu”

    “Chủ trương của Chính phủ là tranh thủ tối đa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để giúp chúng ta nâng cao hiệu quả, hiệu suất của nền kinh tế, qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đưa quy mô nền kinh tế cao hơn nữa”, Thủ tướng nhấn mạnh. Không có đổi mới sáng tạo thì không thể phát triển được. Chính phủ đang xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 với tinh thần chủ động, quyết liệt để sánh vai với các cường quốc về công nghệ, coi đây là một trong những giải pháp để thúc đẩy việc hình thành trung tâm sáng tạo tại các khu công nghệ, trước hết là khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội)

    [​IMG]

    Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ đã xác định rõ việc xây dựng nguồn nhân lực 4.0, hệ sinh thái 4.0 và quan tâm cả văn hóa 4.0, một vấn đề lớn đang đặt ra khi mà “mỗi đứa trẻ ôm một cái máy tính bảng, mỗi thành viên gia đình ngồi một góc, vào mạng, mà trên mạng có mặt tốt và cả mặt không tốt”. Không chỉ có cơ hội, môi trường công nghiệp 4.0 có các thách thức lớn về mặt xã hội, như giải quyết việc làm thế nào, bảo vệ trẻ em, bảo mật thông tin, an ninh mạng…

    Do đó, nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia trong và ngoài nước, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức người Việt ở nước ngoài có điều kiện phát huy kiến thức, kinh nghiệm phát triển đất nước, làm sao kết hợp được trí thức ngoài nước và trong nước

    Vì thế, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục phát triển mạng lưới đổi mới sáng tạo, không chỉ trong ngày hôm nay, trong tuần này mà tổ chức thường xuyên hơn

    Nhắc tới tên tuổi nhiều nhà khoa học tận hiến cuộc đời cho Tổ quốc, được Tổ quốc ghi công, lịch sử ghi danh như GS. Trần Đại Nghĩa, nhà bác học Lương Đình Của, bác sĩ Đặng Văn Ngữ…, Thủ tướng cho rằng, lịch sử cho thấy, đất nước chỉ hưng thịnh khi mà khơi dậy được lòng yêu nước, quy tụ được người tài đức dốc lòng vì nước, dám xả thân vì nghĩa lớn. Đất nước không có người hiền tài thì không thể hưng thịnh

    Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cần nhiều trung tâm, cần nhiều mạng lưới tri thức đổi mới sáng tạo để làm nền tảng thúc đẩy giá trị và tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, Chính phủ quan tâm đến hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực với các nhà khoa học, các cơ sở khoa học công nghệ trong nước và tiếp tục xây dựng sáng kiến hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, kể cả khung pháp lý cho mô hình kinh tế số, đặc biệt là giải pháp phát triển trung tâm sáng tạo sắp hình thành tại một số khu công nghệ cao để “các bạn có thể thể hiện được, đóng góp được tài năng, sức lực, trí tuệ cho đất nước”

    Thủ tướng mong muốn các chuyên gia, trí thức tiếp tục đóng góp xây dựng thành công Chính phủ điện tử để chỉ đạo, điều hành của Chính phủ có hiệu quả hơn

    Đề nghị các Bộ trưởng lắng nghe ý kiến của các trí thức, Thủ tướng khẳng định, tạo mọi điều kiện để các trí thức người Việt ở nước ngoài tham gia trực tiếp vào các dự án, chương trình khoa học công nghệ

    [​IMG]

    Dự kiến, chiều 19/8, trong khuôn khổ Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo, sẽ diễn ra lễ Công bố Sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và phiên đối thoại của lãnh đạo Chính phủ với các nhà khoa học

    Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao về xây dựng Chiến lược quốc gia cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu Đề án thành lập “Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia” và xây dựng Mạng lưới nhân lực thực hiện Chiến lược quốc gia về 4.0

    Trong khuôn khổ đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng và chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều cơ quan, đơn vị khác cùng một số địa phương, tổ chức Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam

    Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam diễn ra từ ngày 18-24/8/2018 với thành phần nòng cốt là 100 người Việt trẻ tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở nước ngoài

    Đức Tuân
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Việt Nam cần tập trung vào xây dựng trung tâm nghiên cứu AI
    “Việt Nam cần tập trung vào xây dựng trung tâm nghiên cứu AI. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng quy trình đào tạo AI tại Việt Nam nên chú trọng đầu tư cơ sở điện toán đám mây” - TS. Bùi Hải Hưng, nhà nghiên cứu khoa học cao cấp của Google Deepmind (Mỹ) nói

    • [​IMG]
    • Thủ tướng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức công bố sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam
    Chiều 19-8, trong khuôn khổ Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo đã diễn ra lễ công bố Sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và phiên đối thoại của lãnh đạo Chính phủ với các nhà khoa học

    Đây là hoạt động do Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng và chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều cơ quan, đơn vị khác cùng một số địa phương tổ chức

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự lễ công bố

    [​IMG]

    Phát biểu khai mạc tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, ngay từ thời nhà Lê, hiền tài đã được coi là nguyên khí của quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có tư tưởng trọng dụng nhân tài trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. Khâm phục tài đức của Người và theo tiếng gọi của Tổ quốc, nhiều nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài như các vị: Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Phạm Huy Thông, Ngụy Như Kontum,... đã tự nguyện trở về phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, nhiều người sau này đảm nhận những cương vị chủ chốt trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật của đất nước. Nhờ có tư tưởng lớn về nhân tài, Người đã tập hợp được một lực lượng hùng hậu các nhân sĩ, trí thức, nhân tài. Họ tuy khác nhau về xuất thân, địa vị xã hội, nhưng tất cả đều có chung một ý chí đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc

    Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm, chăm lo đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút và trọng dụng người tài, nhất là đội ngũ các nhà khoa học, các trí thức trong và ngoài nước, cùng chung tay xây dựng đất nước

    [​IMG]
    Các đại biểu tham dự hội nghị

    “Sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam hiện có hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia công nghệ tiêu biểu cho tài năng, tri thức người Việt Nam đang học tập ở nước ngoài hưởng ứng, tham gia. Các Bộ, cơ quan của Chính phủ sẽ lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các bạn trẻ tài năng để hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên cả nước. Các nhà khoa học, tri thức trẻ có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, có học hàm, học vị khác nhau nhưng chúng ta cùng là người con đất Việt, đều có khát khao xây dựng đất nước. Có thể nói, các bạn là tài sản quý giá của đất nước” - Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định

    Cũng theo Bộ trưởng Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ sẽ tạo điều kiện tối đa cho các nhà khoa học, tri thức trẻ được sống và làm việc thoải mái tại quê hương. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chia sẻ cơ hội, hợp tác với các nhà khoa học để biến các cơ hội thành hiện thực

    “Buổi lễ hôm nay sẽ là dấu mốc quan trọng trong việc quy tụ các nhân tài phục vụ đất nước. Ngày hôm nay là một vài trăm tài năng, trí tuệ tiên phong, nhưng trong tương lai sẽ là hàng nghìn, hàng vạn tài năng, trí tuệ Việt Nam, cùng chung tay, góp sức xây dựng đất nước ngày càng cường thịnh”, Bộ trưởng bày tỏ kỳ vọng

    [​IMG]
    TS Bùi Hải Hưng - nhà nghiên cứu của Google Deepmind, phát biểu tại buổi lễ

    Đóng góp ý kiến tại lễ công bố, TS. Bùi Hải Hưng, nhà nghiên cứu khoa học cao cấp của Google Deepmind (Mỹ) cho biết, ngành AI (trí tuệ nhân tạo) thế giới tương đối “có duyên” với người Việt đang làm về công nghệ, trong đó có nhiều người nổi tiếng. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có tên tuổi trên bản đồ AI của thế giới

    “Việt Nam cần tập trung vào xây dựng trung tâm nghiên cứu AI. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng quy trình đào tạo AI tại Việt Nam nên chú trọng đầu tư cơ sở điện toán đám mây” - ông Bùi Hải Hưng nói

    Trong khi đó, PGS. TS Hồ Anh Văn từ Viện Công nghệ khoa học và kỹ thuật tiên tiến Nhật Bản, cho rằng, công thức thành công của mạng lưới kết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam sẽ là: Thành công = năng lực x nhiệt huyết x cách nghĩ. Và nếu các trí thức ở nước ngoài cần sự nhiệt huyết, thì Chính phủ cần có các chính sách cụ thể và các trí thức trong nước cần sự đón nhận sẵn sàng

    Còn diễn giả Trần Văn Hinh, thành viên Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp thì chia sẻ nguyên tắc chung để thành công của các quốc gia, đó là “lấy văn hóa làm nền tảng của sự kết nối giữa con người với con người, lấy tinh thần dân tộc, niềm tự hào, tự tôn dân tộc làm động lực dấn thân”

    Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam diễn ra từ ngày 18 đến ngày 24-8-2018 với thành phần nòng cốt là 100 người Việt trẻ tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở nước ngoài

    Anh Phương
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Kết nối 10.000 nhà khoa học Việt trên toàn cầu

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Viet Nam Innovation Network

    Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương phối hợp với các bộ và cơ quan liên quan xây dựng Chiến lược quốc gia cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo và huy động lực lượng nhân tài, tri thức trong lĩnh vực khoa học, công nghệ làm nòng cốt

    Với những sáng kiến đổi mới sáng tạo, hiện có hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học tiêu biểu cho thế hệ tài năng, tri thức người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài hưởng ứng tham gia cùng hàng 100 nhà khoa học, chuyên gia trong nước và các doanh nghiệp hàng đầu gặp gỡ, tạo nên một liên kết trao đổi tầm nhìn chiến lược phát triển về khoa học công nghệ trong các lĩnh vực Việt Nam cần đẩy mạnh trong thời gian tới”

    Thông điệp trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ tại Lễ công bố chương trình “Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018”- Viet Nam Innovation Network, ngày 19/8

    Chưa có dấu mốc trên bản đồ AI thế giới

    Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ chương chính sách trọng dụng nhân tài, đội ngũ các nhà khoa học, tri thức trong và ngoài nước cùng chung tay xây dựng đất nước. Tại buổi gặp mặt Đoàn đại biểu người Việt Nam tài năng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ về dự Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá rất cao việc trở về của các bạn trẻ tiêu biểu cho các nhà khoa học, trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang bùng nổ và trở thành một cơ hội lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam

    Chia sẻ tham luận, tiến sỹ Bùi Hải Hưng, nhà nghiên cứu khoa học cao cấp Google Deepmind (Mỹ) thẳng thắn chỉ ra, “thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có tiếng nói hoặc dấu mốc trên bản đồ ‘trí tuệ nhân tạo – AI’ thế giới. Theo tôi, đây là nhược điểm ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng nền công nghiệp trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam”

    Từ đó, ông Bùi Hải Hưng đưa ra sáng kiến, Việt Nam tập trung vào xây dựng một trung tâm nghiên cứu AI hàng đầu với mục tiêu có những công bố nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trên các hội thảo hàng đầu của Quốc tế, đây là cách hiệu quả nhất để thế giới biết đến Việt Nam trên bản đồ AI thế giới

    “Ngoài ra, trong quá trình xây dựng quy trình đào tạo phát triển trí tuệ nhân tạo, Việt Nam cần chú trọng đầu tư cho các cơ sở điện toán đám mây, bởi đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình đào tạo và xây dựng nền công nghiệp AI,” vị tiến sỹ này nói

    Khả năng đón nhận và sẵn sàng hợp tác từ trong nước ?

    Một sáng kiến, giải pháp kết nối trí thức người Việt tại Nhật Bản đã được thực hiện rất hiệu quả trong thời gian qua thông qua các Hội nghị khoa học. Phó giáo sư, tiến sỹ Hồ Anh Văn, Viện Công nghệ khoa học và kỹ thuật tiên tiến Nhật Bản (JAIST) cho biết, đã có 10 hội nghị khoa học kết nối trí thức Việt Nam – Nhật Bản được tổ chức, tại đây các bạn sinh viên không chỉ trao đổi các vấn đề học thuật mà còn được cơ hội kết nối, tiếp cận các chính sách về khoa học công nghệ và chính sách thu hút nhân tài về Việt Nam

    “Thông qua các hoạt động giao lưu, chúng tôi đã có những kết nối tri thức Việt Nam tại Nhật rất hiệu quả trong đào tạo, các nghiên cứu công nghệ theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp…,” ông Văn chia sẻ

    Tại đây, ông Văn cũng đề xuất sáng kiến để mạng lưới sáng tạo đổi mới lần này được thành công, đó là trí thức trong nước, Chính phủ và trí thức ngoài nước phải có sự vào cuộc đồng bộ. Cụ thể, đối với trí thức ngoài nước là sự kết nối, đóng góp vào sự nghiệp phát triển khoa học. Bên cạnh đó, trí thức trong nước và các doanh nghiệp phải có khả năng đón nhận và sẵn sàng hợp tác. Nhưng quan trọng hơn, Chính phủ phải giữ vai trò là cầu nối hiệu quả và lâu dài, bằng cách tạo ra các chính sách cụ thể trong môi trường “khoa học, công nghệ minh bạch, tự do học thuật, cạnh tranh đầu tư và thúc đẩy hợp tác”

    “Đứng trên vai người khổng lồ”

    Một trong những yếu tố quan trọng nhất và cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam gặp phải đó là những khó khăn về vốn

    Để giải quyết vấn đề này, tiến sỹ Nguyễn Văn Hoàng đại diện Hiệp hội Canada – Việt Nam chia sẻ, một doanh nghiệp khoa học kỹ thuật để thành công, trước hết phải có ý tưởng sau đó là giai đoạn sản xuất thử nghiệm sản phẩm. Đến khi sản phẩm đạt hiệu quả sẽ là giai đoạn gọi vốn và khởi nghiệp. Theo ông Hoàng, đây là bước khó khăn nhất trong quá trình hình thành doanh nghiệp để đưa sản phẩm ra thị trường. Bởi giai đoạn sau tiếp, khi 1 sản phẩm được chấp nhận thì chuyển giao chúng sang cho doanh nghiệp phát triển bán hàng là bước dễ dàng và các doanh nghiệp loại hình này thường làm rất tốt

    “Tuy nhiên, để đi được từ ý tưởng ra được đến thị trường và bán hàng sản phẩm thì bước thứ hai là khó nhất. Tôi muốn chia sẻ mô hình của Chính phủ Canada với sự hỗ trợ đối ứng cho doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ bằng tỷ lệ ‘doanh nghiệp bỏ 1 đồng, Chính phủ sẽ góp 3 đồng,’ như vậy sẽ giảm thiểu rủi ro trong đầu tư đồng thời doanh nghiệp sẽ có bản quyền sử hữu trí tuệ ngay.” Từ chính sách này, ông Hoàng muốn gợi ý về những lợi ích Chính phủ Canada tạo ra cũng có thể dành cho doanh nghiệp Việt Nam, do chính sách này không chỉ dành cho doanh nghiệp Canada mà cả doanh nghiệp quốc tế

    “Đây là một điều tôi muốn chia sẻ, một doanh nghiệp khởi nghiệp phải cần tiền với vốn đối ứng của Chính phủ Canada sẽ rất có lợi, thêm vào đó với nguồn ngân sách này doanh nghiệp còn có thể đầu tư đào tạo hệ thống sinh viên để chuyển giao công nghệ tốt nhất trong thị trường quốc tế cũng như tại Việt Nam,” ông Hoàng nói

    Kết nối 10.000 nhà khoa học Việt trên toàn cầu

    Một thành công khác được ông Trần Văn Hinh, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Bemaco (Pháp) và là thành viên Hội khoa học và Chuyên gia Việt Nam chia sẻ, Hội được thành lập từ năm 2011 tại Pháp và đến nay đã mở rộng mạng lưới trên 15 nước trên thế giới với khoảng hơn 250 thành viên thường trực trên các dự án chiến lược của Hội. Ngoài ngoài ra, Hội đang nắm giữ cơ sở dữ liệu của trên 10.000 nhà khoa học, chuyên gia là người Việt trên toàn cầu, để có thể liên lạc, kết nối vài trong các dự án cụ thể

    Kinh nghiệp kết nối thành công, theo ông Hinh dựa trên 4 điểm, đó là tầm nhìn rõ ràng ngay ban đầu, hoạt động phải có dự án cụ thể, tổ chức chuyên nghiệp theo mô hình doanh nghiệp xã hội và cuối cùng là yếu tố con người – chấp nhạn dấn thân vào công việc để đạt kết quả tốt nhất

    Nhấn mạnh về tầm quan trọng và ý nghĩa của Sáng kiến kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, “để chuyển đổi nền kinh tế, đột phá phát triển, thu hẹp khoảng cách, tránh tụt hậu khoa học công nghệ thì đổi mới sáng tạo thực sự trở thành chìa khóa và là con đường ngắn nhất để bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh bền vững. Bất kỳ quốc gia nào chậm chân trên con đường này thì chắc chắn không thể thành công”

    Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng khẳng định, các bộ, cơ quan của Chính phủ sẽ lắng nghe tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu các ý kiến đóng góp về các giải pháp phát triển đất nước dựa trên nền tảng công nghệ 4.0 để từ đó tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dưng chiến lược, thể chế, khuôn khổ pháp luật để hình thành hệ sinh thái thông qua việc xây dựng, nhân rộng mô hình các trung tâm đổi mới sáng tạo tiên tiến và hiệu quả trong cả nước

    Hạnh Nguyễn
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Việt Nam cần những bài toán lớn để phát triển công nghệ
    - “Muốn cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển thì đầu tiên phải có khung pháp lý, phải có giấy khai sinh cho các công nghệ 4.0, các mô hình kinh doanh 4.0", chia sẻ của một chuyên gia tại buổi gặp mặt giữa Bộ TT&TT và các chuyên gia người Việt tại nước ngoài đang tham dự Chương trình kết nối Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018

    Chia sẻ tại buổi gặp mặt, Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận những ý kiến rất có giá trị của các đại biểu trẻ tham dự Chương trình kết nối Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018. Cụ thể như ý kiến của chuyên gia Nghiêm Đức Long (đang công tác tại Sydney, Úc): “Việt Nam muốn thành một cường quốc về 4.0 thì phải thực hiện cuộc cách mạng toàn dân. Việt Nam chỉ mạnh khi có cách mạng toàn dân”

    [​IMG]
    Tham dự buổi gặp mặt có nhiều lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn công nghệ tại Việt Nam

    Một chuyên gia công tác tại Pháp chia sẻ quan điểm: “Muốn cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển thì đầu tiên phải có khung pháp lý, phải có giấy khai sinh cho các công nghệ 4.0, các mô hình kinh doanh 4.0. Nếu Chính phủ và và các bộ ngành quản lý không cấp ‘giấy khai sinh’ cho các mô hình này thì công nghệ 4.0 rất khó sống”

    Chuyên gia Vũ Lê Hải (Đại học Monash, Úc) đặt vấn đề khá thiết thực: “Cần tập trung vào việc phát triển công nghệ ở Việt Nam để giải quyết các bài toán của thị trường Việt Nam”

    Việt Nam cần những bài toán lớn để phát triển công nghệ

    Chuyên gia Vũ Kiên Dương, (Tập đoàn Tesla, Mỹ) đặt câu hỏi: “Trên thế giới, các nhà khoa học lớn thường có xu hướng thích giải những bài toán lớn. Với thị trường Việt Nam, liệu có những bài toán nào đủ lớn để sau này có thể áp dụng toàn cầu? đủ lớn để thu hút nhân tài quốc tế, sau đó đủ lớn để bán lại giải pháp cho thế giới ?

    Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định đây là câu hỏi rất chính xác. Việc khó sẽ sinh ra người giỏi, việc trung bình sinh ra người trung bình. Câu chuyện đặt ra bài toán lớn là việc rất quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam

    Người đứng đầu ngành TT&TT nhận định: “Câu chuyện bài toán lớn hoàn toàn phụ thuộc vào người đứng đầu. Có ai nghĩ được chuyện tỉ phú Elon Musk của Tesla phóng được vệ tinh với giá giảm 10 lần, hay lên kế hoạch đưa người lên vũ trụ. Cứ đặt vấn đề, tạo áp lực, rồi sau đó mới nghĩ cách làm. Câu chuyện chúng ta chia sẻ hôm nay là bài toán lớn thì sinh ra người lớn, bài toán vĩ đại sinh ra người vĩ đại. Người đứng đầu có trách nhiệm đặt bài toán cho doanh nghiệp của mình”

    Ông Lê Đăng Dũng, phụ trách Chủ tịch kiêm TGĐ Viettel góp ý kiến: “Tôi thấy một trong những bài toán lớn của Việt Nam là kêu gọi trí thức Việt Nam góp sức. Chúng tôi mong những bài toán lớn của Việt Nam có sự tham gia của các tri thức Việt Nam khắp thế giới. Các bạn nên hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn, khi có kết quả cụ thể sẽ thuyết phục Chính phủ điều chỉnh chính sách, pháp lý hỗ trợ CMCN 4.0 hiệu quả hơn”

    Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng tái khẳng định công thức thành công được đề cập tại Chương trình kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018, đó là: “Trí tuệ toàn cầu, trong đó có trí tuệ người Việt ở nước ngoài, nhân với Chính phủ, là nơi tạo ra môi trường pháp lý, chính sách, rồi nhân với Doanh nghiệp Việt Nam bằng Thành công. Chính doanh nghiệp Việt Nam mới là người giải bài toán lớn, đưa công nghệ đến với thị trường, vì họ hiểu Việt Nam cần gì, họ có thị trường, có tài chính và nguồn đầu tư. Doanh nghiệp cũng sẽ là người thử nghiệm công nghệ tại thị trường Việt Nam, khi thành công mới có thể mang ra thế giới”

    Huy Phong
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Người Việt trẻ hợp sức giải bài toán công nghệ của quốc gia
    Phát triển công nghệ chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, đào tạo nhân lực... là những công việc cụ thể các nhà khoa học trẻ người Việt sẵn sàng tham gia

    Chiều 20/8, tại làng phần mềm FPT khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), hơn 100 người Việt trẻ tài năng làm việc trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở trong và ngoài nước đã cùng lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận các vấn đề nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

    Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy và đại diện doanh nghiệp lớn đang có cơ sở nghiên cứu tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc như FPT, VNPT, Viettel... đã giới thiệu về năng lực và mong muốn nhận được hợp tác của các nhà khoa học trẻ tài năng. Đó là những gợi ý xây dựng chính sách hoặc từng lĩnh vực cụ thể: trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực...

    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT nói về bài toán mà tập đoàn đang tập trung nghiên cứu phát triển để tham gia vào "cuộc chơi" công nghệ của cuộc cách mạng 4.0. Đó là việc phát triển Chính phủ điện tử, y tế thông minh, giao thông thông minh, tài chính, ngân hàng...

    [​IMG]
    Ông Trương Gia Bình trao đổi với TS Lê Viết Quốc (áo đen) bên lề sự kiện

    Những công nghệ nghiên cứu hướng đến mục tiêu người Việt có thể được khám chữa bệnh nhanh hơn, hiệu quả hơn, tốn ít chi phí hơn. Họ cũng ít bị tắc đường trên cơ sở hạ tầng hiện tại. Làm sao Việt Nam có thể đột phá, tạo ra sự vượt trội? Các bài toán này ông Bình mong muốn người Việt trẻ tài năng cùng chung tay giải quyết

    Ông Bình nói, cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng tiên phong chuyển đổi số của Việt Nam nên không thể bỏ lỡ mà cần chủ động nắm bắt. Tài năng trẻ của Việt Nam có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu. Doanh nghiệp công nghệ như FPT có nhiều dự án, bài toán ứng dụng xu hướng công nghệ mới nhất vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Sự hợp lực của hai bên sẽ tạo nên sức mạnh vô giá để Việt Nam khai thác cơ hội của cuộc cách mạng 4.0

    Các doanh nghiệp VNPT, Viettel cũng đưa ra những đặt hàng cụ thể trong phát triển công nghệ viễn thông, công nghệ quốc phòng...

    Nhà khoa học xung phong

    Sau khi nghe đặt hàng của doanh nghiệp, nhiều nhà khoa học đã bày tỏ quan điểm sẵn sàng hợp tác. Ông Nguyễn Thành Vinh, đang làm việc tại Đại học Tokyo Nhật Bản, ngạc nhiên khi thấy Chính phủ Việt Nam vào cuộc rất mạnh mẽ về cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như việc ứng dụng công nghệ trong vận tải. Cách người Việt dùng dịch vụ Grab, trả tiền qua thẻ, tìm kiếm xe trên ứng dụng điện thoại thông minh được ông Vinh cho là tiến bộ hơn người Nhật Bản

    Nhưng ông Vinh cũng chỉ ra cái mà Việt Nam đang thiếu trong hoạt động nghiên cứu là khả năng làm việc nhóm. Ông Vinh đang hợp tác cùng Viettel triển khai nhiều dự án cụ thể trong lĩnh vực viễn thông

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Thành Vinh chia sẻ

    Ông Nguyễn Kỳ Tài, nhà khoa học đang làm lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp ở Australia, cho biết đang nhận được nhiều đặt hàng qua dự án cụ thể và đào tạo nhân lực. Có nền tảng về IoT, AI, ông cho biết qua tìm hiểu thấy tiềm năng của Việt Nam rất lớn nên khuyến nghị Việt Nam nên tự làm ra sản phẩm của riêng mình thay vì đi mua của quốc gia khác. Nếu đi mua, vấn đề bản quyền sẽ rất khó khăn

    Về Việt Nam tìm hiểu nhu cầu, ông Tài cho biết đã gặp đúng người nên muốn trao đổi chi tiết để làm sản phẩm trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp, gắn với từng địa phương. Ông cam kết sẵn sàng cùng với doanh nghiệp trong nước nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp

    Có 7 năm học ở Mỹ, làm việc tại Silicon Valley, Quang Huy chỉ ra điểm yếu mà các nhà làm kỹ thuật máy tính ở Việt Nam đang gặp phải chính là khâu đào tạo chỉ chú trọng phần mềm. Họ chỉ tập trung làm phần mềm mà không làm sản phẩm nên tư duy bị hẹp, không có cái nhìn kiến trúc như sinh viên học nước ngoài. Vì vậy, Huy sẵn sàng hợp tác đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực này

    "Việt Nam đang chuyển từ làm gia công phần mềm sang những sản phẩm chất lượng cao nên rất cần nguồn lực về con người", Huy nhấn mạnh

    [​IMG]
    Các nhà khoa học tìm hiểu sản phẩm công nghệ giới thiệu tại Khu phần mềm F-Ville 2

    Nhiều nhà khoa học trở về từ Singapore, Pháp... đề xuất có nền tảng khoa học mở cho AI để nhà khoa học Việt trên thế giới có thể sử dụng chung và chia sẻ kiến thức. Đề xuất này được Thứ trưởng Bùi Thế Duy ủng hộ và đặt hàng nhà khoa học có thể trực tiếp tham gia xây dựng mô hình này sớm nhất

    Hầu hết ý kiến nhận được phản hồi từ phía Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp FPT, Viettel... Do có ít thời gian thảo luận, các đơn vị cử đầu mối tiếp tục nhận góp ý và đề xuất hợp tác

    Sự kiện chiều nay nằm trong khuôn khổ Chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 (Vietnam Innovation Network 2018) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng và chủ trì từ ngày 18 đến 24/8 tại Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu với chủ đề “Sức mạnh Thăng Long - Trí tuệ Việt Nam

    Sáng cùng ngày, các nhà khoa học trẻ đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội để gợi ý phát triển thành phố thông minh

    Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo với chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 19/8 đến 24/8

    Ngày 19/8: Công bố Sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và Phiên đối thoại của lãnh đạo Chính phủ với các nhà khoa học.

    Chiều 20/8: Làm việc tại Làng phần mềm F-Ville 2, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

    Ngày 21/8: Trao đổi về các ngành, lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam (Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước).

    Ngày 22/8: Làm việc tại Quảng Ninh và kết nối với giới trí thức, nghiên cứu, làm công nghệ.

    Ngày 23/8: Làm việc tại TP HCM, thăm Khu công nghệ cao Hồ Chí Minh.

    Bích Ngọc
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    GS Vũ Hà Văn
    Đoán suy nghĩ của vợ khó hơn quản lý quỹ nghìn tỷ

    - GS.TS Vũ Hà Văn - người từng đoạt giải Toán quốc tế Schweitzer năm 1991, 1992 và 1993, giải thưởng Fulkerson quốc tế về toán học đã có phần chia sẻ xung quanh câu chuyện liên quan đến Quỹ 1.000 tỷ đồng cùng câu chuyện cảm động về bố mẹ...


    Nhà báo Hà Sơn: Thưa GS, tin vui cho giới khoa học Việt Nam đó là ông vừa đảm nhiệm chức Giám đốc khoa học Viện Big Data và tham gia điều hành Quỹ với khoản đầu tư 1.000 tỷ đồng trong 3 năm. Đi kèm với vinh dự sẽ là những áp lực phía trước phải không ông ?

    GS Vũ Hà Văn: Chính xác vì mục đích của Viện Big Data này và cái quỹ ngoài việc nghiện cứu đề tài chúng tôi thấy có ý nghĩa thì nó nằm trong một bức tranh lớn hơn là muốn thúc đẩy đời sống khoa học của Việt Nam. Đây là một nhiệm vụ tôi nghĩ sẽ rất khó. Nhưng hiện nay với sự tham gia của Vingroup nó tạo ra một mô hình mới trong việc nghiên cứu khoa học đấy là doanh nghiệp hợp tác với hàn lâm. Tôi thấy là bước tiến rất đúng hướng nên mặc dù việc khó như vậy nhưng mình cũng thử làm để có những bước đầu tiên sau này có những người trẻ hơn đi tiếp

    - Nhắc đến ông nhiều người sẽ nhớ ngay đến những thành tích ở lĩnh vực Toán học. Là người đam mê và theo đuổi Toán học ông đánh giá ra sao về sự phát triển đáng kể những năm gần đây khi Toán học Việt Nam có sự tăng vọt về số lượng công trình được công bố quốc tế?

    [​IMG]
    GS Vũ Hà Văn: Đoán suy nghĩ của vợ khó hơn quản lý quỹ 1.000 tỷ đồng

    - Đó là dấu hiệu tốt. Tôi thấy số người Việt Nam trẻ làm Toán học sống ở các nước phương Tây tăng lên đáng kể và chất lượng cũng tăng rất đáng kể. Chẳng hạn cách đây 30 năm trong những trường Top 50 của Mỹ có một vài Giáo sư người Việt cũng là sự đặc biệt. Còn hiện nay dưới 40 tuổi đã là Giáo sư của các trường thì số này đã khá nhiều. Đây là một tín hiệu rất vui mừng

    Ông du học và sống ở nước ngoài nhiều năm, tiếp cận được nhiều nền văn minh mới với những kinh nghiệm tích luỹ. Vậy môi trường lao động sáng tạo của thế giới và Việt Nam theo ông đâu là điều khác biệt cơ bản ?

    - Theo tôi điều khác biệt cơ bản là các nước phương Tây họ tạo ra cho mình môi trường làm việc tốt hơn. Tức là gần như các nhà khoa học ngoài chuyện nghiên cứu khoa học không phải lo gì nhiều về giấy tờ sổ sách. Còn mức sống tuỳ theo từng nước, Mỹ có thể tốt hơn, Pháp cũng không phải quá thừa thãi nhưng môi trường để nghiên cứu và không khí nghiên cứu làm cho mình muốn làm việc tốt hơn

    [​IMG]
    Người trẻ bao giờ cũng giỏi hơn người đi trước

    Ông kỳ vọng gì ở các nhà toán học trẻ nói riêng và các nhà khoa học nói chung tại Việt Nam ?

    - Kỳ vọng ư ? Tôi nghĩ rằng những người trẻ hơn bao giờ cũng giỏi hơn những người đi trước

    Toán học gắn bó với ông nhiều năm và sẽ có người đặt câu hỏi điều gì khiến ông dành đam mê cho môn này đến vậy ? Toán học mang lại những điều tích cực gì cho ông trong cuộc sống ? Ông giải Toán số giỏi nhưng có "bài toán cuộc đời" nào khó chưa giải được hay không ?

    - Tôi bắt đầu đi học chuyên toán từ năm cấp 1 đến bây giờ cũng được gần 40 năm. Học toán làm cho mình nhìn cuộc sống chính xác hơn, tôi nghĩ là như vậy. Tức là mình phân tích các hiện tượng trong cuộc sống hoặc là đọc báo hàng ngày cũng có thể đọc tin đấy dưới con mắt một nhà khoa học sẽ nghĩ tin đấy nó khác hơn một cách bình thường. Chẳng hạn những tin giật gân dưới con mắt khoa học những tít đó có thể giải thích được chẳng hạn. Nó cũng không phải là một điều gì quá khủng khiếp

    Còn trong cuộc sống số lượng công việc mọi người giải quyết được thường là cố định, nếu mình giải quyết được nhiều vấn đề trong toán học sẽ có rất nhiều vấn đề khác mình không giải quyết được. Chẳng hạn như về nhà đoán được vợ đang nghĩ gì là một câu hỏi rất khó và luôn luôn không có lời giải. (cười)

    [​IMG]
    GS Vũ Hà Văn: Đoán được vợ đang nghĩ gì là một câu hỏi rất khó

    Tôi cứ nghĩ những người học Toán giỏi như ông sẽ thông minh và có tính logic, phán đoán giỏi chứ ?

    - Vâng nhưng trong phán đoán này lại không cần logic lắm bạn ạ !

    Có một chi tiết từ mẹ ông khiến tôi ấn tượng đó là khi ông còn nhỏ mỗi lần cho ăn cơm mẹ ông sẽ đọc một câu chuyện và có một điều kỳ lạ là chỉ sau 2, 3 lần đọc như vậy ông đã gần như nhớ được cốt chuyện và kể lại? Có vẻ như ngoài sự yêu thương, chăm sóc, mẹ cũng chính là người truyền cảm hứng cho ông gắn bó và yêu thêm theo Toán từ khi còn nhỏ ?

    - Vâng, sự chăm sóc của mẹ lúc nào cũng làm tôi cảm động. Ngay cả bây giờ, mặc dù tôi cũng gần 50 tuổi rồi. Tôi ở Việt Nam thỉnh thoảng các buổi tối vẫn về nhà ăn cơm với ông bà, thỉnh thoảng bà vẫn kể chuyện cho nghe. Nhưng bây giờ bà kể cho 2 lần mình cũng chả nhớ, có khi bà cũng không nhớ...!

    Nhưng tình cảm đấy nó làm động lực rất lớn cho tôi. Mặc dù tôi sống ở nước ngoài 30 năm, tôi đi từ năm 1987 nhưng tình cảm gia đình lúc nào cũng là động lực cho tôi vượt qua được những khó khăn, thử thách

    [​IMG]
    GS Vũ Hà Văn: Bố là người hướng dẫn tôi học chuyên Toán
    - Ông chịu ảnh hưởng như thế nào từ cha, mẹ của mình về con đường đi hôm nay, về nhân cách sống ?

    - Vâng, tôi ảnh hưởng nhiều từ gia đình của mình. Bố tôi là 1 nhà thơ nhưng trước đây ông cũng là một bác sĩ nên một bên có sự bay bổng và một bên logic rất chuẩn, đặt những kế hoạch cho gia đình rất tốt. Chính bố tôi là người hướng dẫn tôi học chuyên Toán. Hồi bé tôi cũng chả biết chuyên Toán là gì, chỉ thích thôi chứ cũng không biết sự tồn tại của lớp chuyên Toán


    Cách hướng đạo của bố và những quyển sách trong gia đình, hoặc là những câu chuyện bố mẹ kể nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của tôi về sau

    Sơn Hà - Xuân Quý - Huy Phúc - Bạt Tuấn
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Người thành công luôn quý trọng nhân tài
    Biết trọng dụng giá trị của nhân tài mới là điều kiện tiên quyết để vượt lên thành công, ra sức dẫm đạp người bên cạnh chỉ là biểu hiện của sự yếu đuối thua kém

    Sự khác biệt lớn nhất giữa con người và động vật đó chính là trí khôn. Còn sự khác biệt lớn nhất giữa con người với con người đó chính là tâm thái. Dựa vào xu hướng suy nghĩ, tính cách, lòng dạ và khuôn thức của mỗi người, chúng ta sẽ hình thành nên những tâm thái khác nhau, thu hút những kiểu người khác nhau. Chính vì thế mới có câu "Vật họp theo loài, người chia theo nhóm"

    Nếu cả ngày chúng ta chỉ chăm chăm khó chịu, luôn chìm trong sự bi quan và tiêu cực thì chúng ta cũng sẽ thu hút những con người bi quan, tiêu cực như thế. Và ngược lại, nếu chúng ta luôn suy nghĩ tích cực và hướng tới phía trước, có một tâm thái rộng lớn, chúng ta cũng sẽ thu hút được những người bạn có cùng tầm nhìn và tính cách giống như mình

    Trong xã hội hiện nay, người ta thường lấy tiền bạc ra làm thước đo phân chia thân phận, địa vị của một người. Vì thế, những kẻ có tiền thường tự cho mình giá trị hơn người khác, còn những người nghèo nàn, khó khăn thì bị đánh giá như hèn kém, thua thiệt. Thế nhưng, tiền tài là vật ngoài thân, chúng có thể đến và đi chỉ trong chớp mắt. Cho nên, những tầng lớp được phân chia theo thước đo này cũng mong manh và dễ vỡ y như vậy


    Trong xã hội hiện nay, người ta thường lấy tiền bạc ra làm thước đo phân chia thân phận, địa vị của một người. Vì thế, những kẻ có tiền thường tự cho mình giá trị hơn người khác, còn những người nghèo nàn, khó khăn thì bị đánh giá như hèn kém, thua thiệt

    Sự khác biệt rạch ròi và là thước đó bền vững nhất giữa người với người phải kể đến tâm trí, thiện ác, khuôn thước và tâm thái của chính chúng ta

    Có một câu chuyện như thế này: Trong một buổi tiệc vui vẻ, chủ nhà đã đề ra một trò chơi rất lạ. Anh ta đưa cho mỗi người một quả bóng và yêu cầu họ tự viết tên của chính mình lên quả bóng đó. Sau đó, anh ta thu lại tất cả số bóng này, xáo trộn chúng và xếp đặt trong một căn phòng khác

    Chuẩn bị xong những công việc ấy, anh ta quay lại với những người tham gia buổi tiệc và thông báo cho mỗi người rằng: Họ có năm phút để tìm ra quả bóng có chứa tên của mình trên đó. Những người có thể tìm ra đúng trái bóng của mình sẽ được nhận một phần thưởng rất hậu hĩnh


    Vừa nghe vậy, tất cả mọi người cùng đổ xô vào căn phòng bên cạnh, người thì va chạm, người thì xô đẩy nhau, cả căn phòng nhanh chóng rơi vào hỗn loạn, không ai tìm ra bóng của ai mà loạn cào cào hết cả lên. Sau năm phút trôi qua, chỉ có duy nhất một người trong số đó tìm thấy quả bóng có tên của mình

    Lúc này, chủ bữa tiệc lại quyết định đổi luật chơi cho vòng hai. Anh ta thông báo rằng giải thưởng lần này sẽ dành cho tất cả mọi người nếu như trong vòng năm phút, tất cả số bóng trên mặt đất đều được đưa cho chính chủ nhân của nó. Chỉ cần có 1 trái bóng lạc chủ, chẳng ai nhận được quà gì hết

    Luật chơi hoàn toàn ngược lại, kết quả cũng hoàn toàn trái ngược so với lần đầu vì chỉ trong chưa đầy một phút, mọi người đã chuyền tay giúp đỡ nhau liên tục để có thể nhanh chóng nhận được quả bóng có ghi tên của chính mình bên trên

    Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng muốn đi xa, chúng ta luôn phải đi cùng người khác. Vì thế, hành động dẫm đạp, chèn ép những người tài giỏi xung quanh là việc cực kỳ thiếu khôn ngoan, thậm chí phải nói là dại dột

    Câu chuyện này đã thể hiện chân dung thực tế nhất của xã hội hiện nay. Nếu chúng ta đều tìm kiếm những gì mình muốn bằng cách ngăn cản và giẫm đạp lên người khác thì rất khó có thể đạt được thành tựu như mơ. Nhưng ngược lại, khi chúng ta thay đổi suy nghĩ, biết trao những giá trị thích hợp nhất cho người cần chúng nhất, vậy không sớm thì muộn, tất cả mọi người đều đạt được ước muốn trong tầm tay. Chính vì vậy, người ta mới có câu nói: Người thành công luôn biết quý trọng và nâng đỡ nhân tài, chỉ có kẻ hèn kém mới muôn đời tìm mọi cách ganh ghét và giẫm đạp người khác

    Thay vì luôn luôn ích kỷ, chỉ biết hướng đến những lợi ích của riêng mình, hãy tìm cách chia sẻ những gì chúng ta đang có với những người xung quanh. Bằng con đường này, giá trị của sự hợp tác được nâng lên cao. Càng nhiều người đoàn kết với nhau, thành tựu chúng ta đạt được lại càng lớn, lợi ích tổng thể đem lại càng nhiều và giá trị có được cuối cùng lại càng quý giá hơn

    Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng muốn đi xa, chúng ta luôn phải đi cùng người khác. Vì thế, hành động dẫm đạp, chèn ép những người tài giỏi xung quanh là việc cực kỳ thiếu khôn ngoan, thậm chí phải nói là dại dột. Hãy nhớ một điều rằng: Dẫm đạp người khác, chỉ có họ thấp đi chứ chúng ta không thể cao hơn; còn ngược lại, hai người cùng nâng đỡ nhau thì cả hai cùng có thể chạm tới những tầm cao mới, gặt hái những trái ngọt thành công
     

Chia sẻ trang này