Obamacare

Thảo luận trong 'OBAMACARE' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 7/8/20.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    ObamaCare
    Ở các nước phát triển như Mỹ, bảo hiểm gần như bắt buộc để giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Do đó, mọi đối tượng ở Mỹ dù là cư trú, du học, du lịch, công tác… thì cũng nên trang bị bảo hiểm cho mình và gia đình. Nhằm hỗ trợ cho mục tiêu đó, chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc ObamaCare của Chính phủ Liên bang ra đời dành cho những gia đình, cá nhân có thu nhập thấp; các công ty nhỏ mua bảo hiểm cho nhân viên đang làm việc tại công ty mình

    ObamaCare là gì ?

    [​IMG]

    Thông qua việc ban hành “Luật bảo vệ bệnh nhân và Chăm sóc y tế giá phải chăng” (Patient Protection and Affordable Care Act), Chính phủ muốn nâng cao sức khỏe của người dân Mỹ bằng cách tạo điều kiện cho nhiều người hiện không có bảo hiểm sức khỏe có thể mua được một bảo hiểm tối thiểu cho bản thân và gia đình, cũng như tăng mức quyền lợi hiện người có bảo hiểm đang được hưởng, đó là chương trình bảo hiểm sức khỏe ObamaCare. Bộ luật này được tổng thống Barack Obama ký ngày 23 tháng 03 năm 2010

    Xuất phát từ lòng nhân đạo của Chính phủ Liên bang đương thời, ObamaCare giúp mở rộng nhiều chương trình chăm sóc y tế miễn phí dành cho người có thu nhập thấp, mà lâu nay có tên gọi là Medicaid. Để tham gia vào chương trình này, Chính phủ Liên bang quy định về mức thu nhập tùy thuộc vào số lượng thành viên trong mỗi gia đình và quy định về chuẩn nghèo

    Mức thu nhập để được tham gia ObamaCare với sự hỗ trợ của chính phủ là từ 100% – 400% so với chuẩn nghèo căn cứ theo số lượng thành viên trong gia đình. Nếu mức thu nhập thấp hơn 100% hoặc cao hơn 400% so với chuẩn nghèo thì chính phủ không hỗ trợ. Nếu mức thu nhập là 100% – 133% thì chính phủ sẽ hỗ trợ nhiều nhất và người mua bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm rất thấp

    Việc tính số lượng thành viên trong gia đình theo ObamaCare chỉ tính vợ chồng, con cái còn độc thân từ 26 tuổi trở xuống. Người có gia đình và người độc thân trên 26 tuổi phải mua bảo hiểm riêng

    Phạm vi của chương trình ObamaCare

    Chương trình này áp dụng bắt buộc cho tất cả người lớn và trẻ em bao gồm: công dân Mỹ, thường trú nhân, những người được phép cư trú hợp pháp trên lãnh thổ nước Mỹ từ ngày thứ 31 liên tục trở lên hoặc 183 ngày trong vòng 3 năm liên tục mà có nhận thông báo kê khai thuế của Sở Thuế vụ vào cuối năm. Như vậy, những người là du học sinh, người được phép lao động tại Mỹ, hoặc là người đi du lịch, khám chữa bệnh, hoặc là nhà đầu tư vào Mỹ mà lưu trú từ 31 ngày trở lên đều có thể thuộc diện phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc theo chương trình ObamaCare nếu có nhận thông báo kê khai nộp thuế



    [​IMG]



    Những thành phần thuộc diện được miễn, không bắt buộc phải mua bảo hiểm sức khỏe theo chương trình ObamaCare, bao gồm: những người cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ nước Mỹ, những người đang ở tù, những người hoặc gia đình thuộc diện không phải nộp tờ khai thuế thu nhập (là những người có thu nhập thấp hơn mức thu nhập tối thiểu theo yêu cầu phải kê khai và nộp tờ khai hoàn thuế), những người có điều kiện kinh tế khó khăn và được Bộ Y tế (Health Insurance Marketplace – HHS) chứng nhận, những người có khó khăn bất ngờ về tài chính mà không thể chi trả phí bảo hiểm ít hơn 3 tháng liên tục trong 1 năm sau khi đã mua bảo hiểm, những người phải trả phí bảo hiểm cao hơn 8% so với mức thu nhập của hộ gia đình họ, thổ dân da đỏ, một số người thuộc vài tổ chức tôn giáo hoặc thuộc các tổ chức Health Care Sharing

    Ngoài ra, một số đối tượng không phải mua bảo hiểm ObamaCare bao gồm những người hiện đang có bảo hiểm cho người già (medicare), bảo hiểm cho người có thu nhập thấp (medicaid), gồm cả người lớn và trẻ em; những người hiện đang có bảo hiểm y tế do người chủ hãng mua cho. Tuy nhiên, những người này có thể chuyển sang mua bảo hiểm ObamaCare nếu thấy gói bảo hiểm theo chương trình này là tốt hơn. Những người hiện đang có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào khác do các cơ quan bảo hiểm của Chính phủ liên bang, tiểu bang hoặc của các công ty bảo hiểm tư nhân. Ngoại trừ những người thuộc diện không phải nộp tờ khai thuế thu nhập nêu trên và những người đang có medicare, medicaid, hoặc bảo hiểm do người chủ mua cho, những người thuộc diện được miễn tham gia vào chương trình ObamaCare nêu trên phải được bộ y tế (health insurance marketplace) xác nhận
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thế giới có thêm một gia tộc siêu giàu
    Với tổng giá trị là hơn 30 tỷ USD, thương vụ bán lại Medline Industries được xếp vào hàng những giao dịch lớn nhất chưa từng có liên quan đến một doanh nghiệp gia đình. Phần lớn số tiền này sẽ chảy từ “túi” của những nhà đầu tư lớn gồm Blackstone Group, Carlyle Group và Hellman & Friedman sang gia đình Mills, một gia tộc ở Chicago đã hoạt động trong ngành y tế suốt 4 thế hệ qua

    Mặc dù nhóm nhà đầu tư mới sẽ chiếm đa số cổ phần tại Medline, song gia đình Mills vẫn giữ vai trò lãnh đạo và là cổ đông cá nhân lớn nhất tại công ty

    Với số tiền có thể nhận được là 30 tỷ USD, gia đình Mills sẽ sở hữu khối tài sản ngang ngửa với gia đình Pritzker, theo Bloomberg Billionaires Index

    “Giúp ngành y tế vận hành suôn sẻ hơn là trọng tậm của chúng tôi trong suốt nhiều thập kỷ qua. Việc một số công ty đầu tư tư nhân thành công và có kinh nghiệm nhất thế giới rót tiền vào công ty sẽ giúp chúng tôi đẩy nhanh chiến lược đó, đồng thời vẫn duy trì được văn hóa do gia đình lãnh đạo - yếu tố cốt lõi cho thành công của chúng tôi”, ông Charlie Mills, CEO của Medline, cho biết trong một tuyên bố đưa ra vào cuối tuần trước

    Thương vụ được thực hiện khi định giá công ty tăng mạnh và khả năng thuế thặng dư tăng vốn tăng lên - một trong những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều gia đình xem xét bán công ty cho bên khác. Trong khi đó, các công ty cổ phần tư nhân lại là những đối tượng có nợ rẻ và đang ngồi trên “núi” tiền trị giá hàng nghìn tỷ USD, chỉ chờ để được đầu tư

    Có ít nhất 8 công ty tham gia chào mua Medline trong tháng trước, một số bị thu hút bởi cơ hội cắt giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận tại một công ty mà các nhà đầu tư tư nhân khác chưa từng chạm tay đến

    Còn đối với gia đình Mills, thương vụ bán cổ phần này giúp gia tăng thêm khối tài sản vốn đã tăng mạnh trong năm qua nhờ nhu cầu về các sản phẩm y tế tăng vọt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Công ty ghi nhận doanh thu đạt 17,5 tỷ USD trong năm 2020, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái, theo ấn phẩm Medical Design & Outsourcing

    Medline sản xuất, bán và phân phối hơn 500.000 sản phẩm y tế khác nhau, bao gồm xe lăn, cốc lấy mẫu nước tiểu, khẩu trang và bộ dụng cụ gây mê. Công ty cũng là đơn vị sản xuất ra loại chăn quấn phổ biến mà bệnh viện tại Mỹ đều sử dụng cho hầu hết trẻ sơ sinh…

    Về lịch sử hình thành, năm 1910 khi A.L. Mills, ông cố của CEO Charlie Mills, khởi nghiệp bằng việc sản xuất tạp dề bán thịt cho các lò mổ ở Chicago. Ông chuyển sang sản xuất áo choàng dành cho các bác sĩ phẫu thuật và đồng phục của y tá sau khi các nữ tu ở bệnh viện gần đó nhờ ông giúp đỡ. Con trai của ông, Irving, tham gia vào công ty, khi đó có tên là Mills Hospital Supply, và quản lý việc mở rộng công ty sang mảng hàng dệt may cho y tế. Con trai của Irving là James và Jon sau đó thành lập Medline vào năm 1966

    Không chỉ Mills, các gia tộc giàu có khác tại Mỹ cũng “thuận buồm xuôi gió” trong thời gian gần đây. Như gia đình Pritzkers, họ đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, trở thành “tay chơi” lớn trên chính trường và đổ tiền đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm và công ty cổ phần tư nhân để gia tăng khối tài sản kếch xù của mình
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/12/23
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tiki đi bán bảo hiểm
    Tờ Nikkei đưa tin, Tiki sẽ bổ sung thêm bảo hiểm AIA vào danh mục sản phẩm trên trang thương mại điện tử của họ, đánh dấu bước tiến sâu hơn vào các dịch vụ tài chính. Đây là động thái rõ ràng cho thấy công ty này nhắm tới việc giành thị phần từ những đối thủ lớn hơn như Shopee và Lazada

    Các khách hàng ở Việt Nam sẽ có thể mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ trước tiên. Sau đó, chiến lược dài hạn của Tiki là đáp ứng nhiều hơn "nhu cầu tài chính" của người mua trực tuyến. Công ty này cho biết họ sẽ cá nhân hóa dịch vụ cho từng khách hàng như đề xuất gói bảo hiểm riêng và sẽ mở rộng sang những sản phẩm tài chính khác nữa

    Động thái của Tiki đến trong bối cảnh các startup trên khắp Đông Nam Á tiếp tục mở rộng sang mảng công nghệ tài chính để tạo lòng trung thành của khách hàng. Một số công ty như Grab và GoTo đã xin được giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở một vài thị trường

    Trong trường hợp của Tiki, các chuyên gia nói rằng doanh thu bán bảo hiểm sẽ tăng nếu công ty có thể áp dụng các lợi thế công nghệ của họ và phân tích chính xác vấn đề nhân khẩu học người mua ở Việt Nam

    "Cần phải nhớ rằng, Tiki có một lượng dữ liệu người dùng khổng lồ và họ biết ai đang chi tiêu cho những sản phẩm nào", Huy Pham - đến từ trường ĐH RMIT Việt Nam nhận định

    Về hoạt động thương mại điện tử, Tiki hiện bị tụt lại phía sau Shopee của Sea và Lazada về lượng người dùng và lượt tải ứng dụng

    "Việc hợp tác với những đơn vị dẫn đầu toàn cầu như AIA cho phép chúng tôi mở rộng tầm nhìn bằng việc tạo ra các giải pháp bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe cá nhân hóa cho mọi người, mọi nhu cầu và mọi hoàn cảnh trong một trải nghiệm liền mạch, ưu tiên kỹ thuật số trên nền tảng của chúng tôi", CEO Tiki nhận định

    Tiki và AIA cũng đã đạt được thỏa thuận kéo dài 10 năm nhằm mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác trong nền kinh tế Internet như dịch vụ y tế, kỹ thuật số
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Chiến lược tỷ đô có thể biến Hàn Quốc thành cường quốc vaccine
    Hàn Quốc lên kế hoạch đầu tư gần 2 tỷ USD để bước vào nhóm 5 nhà sản xuất vaccine Covid-19 lớn nhất thế giới trong vài năm tới

    Kế hoạch đầy tham vọng được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công bố vào ngày 5/8, tại cuộc họp của ủy ban hợp tác công - tư về giải pháp thúc đẩy sản xuất vaccine Hàn Quốc. "Chúng ta sẽ cố gắng nhảy vọt, trở thành một trong năm nhà sản xuất vaccine hàng đầu toàn cầu vào năm 2025", ông Moon nhấn mạnh

    Tổng thống Hàn Quốc muốn đưa vaccine Covid-19 vào nhóm ba công nghệ chiến lược quốc gia, bên cạnh vật liệu bán dẫn và pin, trong bối cảnh nỗ lực chống dịch của quốc gia Đông Bắc Á này đang bị cản trở đáng kể bởi nguồn cung vaccine toàn cầu hạn chế và các hãng dược liên tục trễ hẹn đơn hàng

    Với lộ trình đầu tư gần 2.200 tỷ won (khoảng 1,9 tỷ USD) trong 5 năm, Hàn Quốc dự kiến hỗ trợ khoảng 200 nhà khoa học y khoa, đào tạo 10.000 chuyên viên thử nghiệm lâm sàng và 2.000 nhân lực sản xuất sinh phẩm mỗi năm. Theo giới phân tích, chiến lược này sẽ giúp Hàn Quốc chuẩn bị tốt hơn cho kịch bản Covid-19 kéo dài cũng như những đại dịch trong tương lai

    "Chúng ta không thể biết trước đại dịch nào sẽ giáng đòn lên thế giới lần sau. Hàn Quốc cần phát triển ngành vaccine để giữ nền kinh tế sống sót trong tương lai", Yoon Sung-suk, chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Chonnam, cảnh báo

    Ông Yoon đánh giá Hàn Quốc cần tự trang bị năng lực phát triển và sản xuất vaccine để bảo vệ chính mình trước đại dịch. Thành công trong lĩnh vực này còn giúp Hàn Quốc củng cố vị thế nhà cung cấp sản phẩm chiến lược toàn cầu, điều đặc biệt quan trọng giữa bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng phức tạp và nhiều lần đe dọa xóa trộn chuỗi cung ứng

    Bên cạnh đó, Hàn Quốc đang thấm thía nỗi khổ thiếu hụt vaccine Covid-19 vì phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài, trong khi làn sóng Covid-19 thứ tư đang bùng phát nghiêm trọng tại nước này

    Tính đến ngày 8/8, Hàn Quốc đã tiêm chủng ít nhất một liều cho 45% trên tổng dân số 52 triệu người. Tỷ lệ tiêm đủ hai mũi chiếm khoảng 15% dân số, thấp hơn nhiều nước trong nhóm thu nhập cao

    Ngày 9/8, Bộ trưởng Y tế Kwon Deok-cheol xin lỗi người dân vì hãng dược Moderna chỉ giao được 4,5 triệu liều vaccine trong tháng 8, bằng một nửa cam kết ban đầu

    Đây không phải lần đầu tiên hãng dược Mỹ trễ hẹn. Theo báo cáo từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bện Hàn Quốc (KDCA), nước này mới nhận được 2,4 triệu liều trong đơn hàng 40 triệu liều vaccine Covid-19 đặt mua từ Moderna

    Thực tế là nguồn cung vaccine Covid-19 thế giới liên tục đối diện nguy cơ biến động. Đầu tuần qua, KDCA tuyên bố kế hoạch đàm phán sớm những lô hàng cho năm 2022 trước nguy cơ xuất hiện làn sóng thu gom vaccine thứ hai của các nước phương Tây. Với sự xuất hiện của biến chủng Delta, một số nước giàu đã khởi động kế hoạch tiêm mũi thứ ba cho người dân, kéo theo sức ép lên dây chuyền sản xuất ở châu Âu và Mỹ

    Các hãng dược Pfizer và Moderna cũng vừa nâng giá sản phẩm. Trong khi đó, Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine và biệt dược lớn nhất thế giới, vẫn đang tập trung cho thị trường nội địa vì diễn biến dịch Covid-19 phức tạp. Mất đi nguồn cung vaccine từ Ấn Độ đã đẩy hàng loạt khu vực trên thế giới vào cảnh "vỡ kế hoạch" chống dịch. Không ít quốc gia trong nhóm thu nhập vừa và thấp phụ thuộc vào nguồn cung vaccine giá thành hợp lý của cường quốc Nam Á này

    [​IMG]
    Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thăm phòng thí nghiệm vaccine của SK Bioscience tại thành phố Andong vào tháng 1

    Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh chỉ có tự phát triển và sản xuất vaccine Covid-19 nội địa mới có thể đảm bảo "tự chủ vaccine" quốc gia

    "Khi nào thế giới còn chưa đủ vaccine cho tất cả quốc gia, chúng ta sẽ không thể ngăn chặn nCoV lây lan với những biến chủng mới liên tục xuất hiện. Hàn Quốc muốn tiên phong giải quyết vấn đề này bằng cách trở thành trung tâm sản xuất vaccine toàn cầu", ông tuyên bố

    Lee Hoanjong, giáo sư danh dự Bệnh viện Nhi - Đại học Quốc gia Seoul, cũng lạc quan về triển vọng ngành vaccine trở thành động lực tăng trưởng mới cho Hàn Quốc. Ông lưu ý quốc gia Đông Bắc Á này đang giữ vị thế nước sản xuất y sinh lớn thứ hai thế giới và có nhiều nhà sản xuất tầm cỡ như Samsung Biologics hay SK Bioscience. Theo ông, việc kết hợp hạ tầng sản xuất của Hàn Quốc với năng lực nghiên cứu - phát triển của Mỹ và châu Âu là một ý tưởng nhiều hứa hẹn

    Mong muốn xây dựng quan hệ đối tác vaccine với phương Tây cũng được Tổng thống Moon đề cập trong bài phát biểu tuần qua. Ông xác nhận đã cùng người đồng cấp Mỹ Joe Biden ủng hộ kết hợp kinh nghiệm vaccine và năng lực sản xuất của hai nước tại cuộc họp thượng đỉnh tháng 5


    Dù vậy, kế hoạch trở thành "cường quốc vaccine" của Hàn Quốc vẫn khó tránh khỏi những hoài nghi. Kim Woo-joo, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Guro, Đại học Y Hàn Quốc, cho rằng tham vọng biến Hàn Quốc thành đối thủ cạnh tranh với những nhà phát triển vaccine hàng đầu thế giới vào năm 2025 là "thái quá"

    "Hàn Quốc có thể đóng vai trò cơ sở sản xuất cho những nhà phát triển vaccine, nhưng nước này khó lòng đấu với các công ty Mỹ và châu Âu ở mảng nghiên cứu và phát triển", Kim nói, nhắc nhở rằng AstraZeneca, Moderna và Pfizer phát triển vaccine với tốc độ kỷ lục vì họ đã có hàng thập kỷ nghiên cứu và thử nghiệm trước đó

    "Nếu không có những công nghệ nền tảng đã được đăng ký bản quyền bởi các nước phát triển, chỉ có phép tiên mới giúp được Hàn Quốc tự phát triển vaccine nội địa trong thời gian ngắn", ông đánh giá

    Trung Nhân

     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    SoftBank âm thầm rót 5 tỷ USD vào hãng dược Thụy Sỹ
    Nổi tiếng với các khoản đầu tư “khủng” vào nhiều startup công nghệ, tập đoàn SoftBank đã âm thầm rót tới 5 tỷ USD vào công ty dược Roche của Thụy Sỹ...

    [​IMG]
    SoftBank đã rót 5 tỷ USD vào hãng dược Roche
    Theo nguồn tin thân cận của Bloomberg, SoftBank đang đặt cược vào chiến lược sử dụng cơ sở dữ liệu để phát triển thuốc của Roche. Hiện SoftBank là một trong những cổ đông lớn nhất của hãng dược Thụy Sỹ..

    Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, doanh thu của Roche tăng đáng kể nhờ mảng kinh doanh bộ kít xét nghiệm. Tuy nhiên, trong khi mảng chẩn đoán của Roche phản ứng nhanh nhạy với đại dịch, mảng dược phẩm đang đối mặt nhiều khó khăn khi các loại thuốc ung thư ngày càng vấp phải cạnh tranh gay gắt

    Giá cổ phiếu của Roche, có trụ sở tại Basel (Thụy Sỹ), tăng 8,8% trong 12 tháng qua, thấp hơn so với mức tăng 14,7% của chỉ số MSCI World Pharma Biotech & Life Sciences (gồm cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình trong lĩnh vực dược phẩm, công nghệ sinh học và khoa học đời sống tại các quốc gia phát triển)

    Roche áp dụng cấu trúc cổ phiếu hai tầng với các cổ phiếu có quyền biểu và không có quyền biểu quyết. Các gia đình sáng lập công ty hiện nắm giữ 50,1% cổ phiếu có quyền biểu quyết, còn đối thủ Novartis AG nắm giữ 1/3. Hiện chưa rõ SoftBank nắm giữ loại cổ phiếu nào


    Theo nguồn tin của Bloomberg, SoftBank tin rằng công ty con Genentech của Roche - tập trung vào phát triển các loại thuốc dựa trên dữ liệu - đang bị đánh giá thấp hơn so với thực tế. Năm ngoái, Roche đã chiêu mộ Aviv Regev - nhà sinh học chuyên về hệ thống và máy tính từng là thành viên cốt cán của Viện Broad thuộc Đại học Harvard - để điều hành bộ phận nghiên cứu của Genetech

    Roche cũng đang phát triển một loại thuốc viên mới để điều trị Covid-19 và một loại thuốc chữa bệnh Alzheimer. Việc loại thuốc chữa Alzheimer Aduhelm của công ty Biogen Inc. - một đối tác của Roche - được cấp phép tại Mỹ hồi tháng 6 được xem là dấu hiệu tích cực đối với hãng dược Thụy Sỹ

    Từ việc tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, SoftBank đang dần chuyển trọng tâm đầu tư sang lĩnh vực công nghệ sinh học và y tế. Tập đoàn này đã đầu tư vào nhiều hãng công nghệ sinh học như Pacific Biosciences, AbCellera Biologics và Sana Biotechnology. Hồi tháng 2, Bloomberg đưa tin cho biết SoftBank dự định đầu tư hàng tỷ USD vào cổ phiếu của các hãng công nghệ sinh học thông qua công ty quản lý tài sản SB Northstar của mình
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/12/23
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ứng dụng AI chế thuốc chữa bệnh
    Ứng dụng AI trong nghiên cứu thuốc chữa bệnh được nhiều chuyên gia đánh giá là một bước tiến lớn trong ngành dược phẩm. Biện pháp này không chỉ rút ngắn rất nhiều thời gian mà còn có thể tiết kiệm hàng chục tỷ USD cho các công ty dược trên thế giới

    [​IMG]

    Ngành dược phẩm có thể tiết kiệm hàng chục tỷ USD nhờ ứng dụng AI

    Thông thường, để nghiên cứu ra một loại thuốc sẽ mất nhiều năm tìm kiếm đúng các phân tử thuốc, sau đó tạo ra một hợp chất rồi đem đi phân tích, sàng lọc, thử nghiệm về độ an toàn và hiệu quả

    Thế nhưng, chỉ với một loại thuốc thử nghiệm mua với giá 4 tỷ USD từ một công ty khởi nghiệp tại Boston, Công ty Dược phẩm Takeda của Nhật Bản đã thành công nghiên cứu ra một hợp chất chữa bệnh vẩy nến trong vòng 6 tháng nhờ sử dụng linh hoạt trí tuệ nhân tạo

    Loại thuốc này hiện được gọi là TAK-279, đã trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm trên người thành công. TAK-279 được nghiên cứu với mục đích điều trị bệnh vẩy nến và một vài bệnh hay gặp khác như rối loạn tiêu hoá

    Dự kiến vào tháng sau, hợp chất được AI và các thuật toán chọn ra từ hàng nghìn phân tử tiềm năng sẽ chuyển sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Nếu thành công, đây là là một trong những loại thuốc đầu tiên được phát triển dưới sự trợ giúp trực tiếp của AI

    AI đem lại lợi nhuận không tưởng

    Các nhà phân tích cho rằng, nếu thành công, ước tính liều thuốc sẽ có thể đưa về cho Takeda doanh thu 500 tỷ yên (3,7 tỷ USD)/năm

    Theo dự báo của Ngân hàng Morgan Stanley, trong thập kỷ sắp tới, việc sử dụng AI trong quá trình phát triển thuốc không chỉ đẩy nhanh tốc độ sản xuất, mà còn có thể tạo ra thêm 50 liệu pháp khác nhau tương đương với 50 tỷ USD doanh thu

    Công ty nghiên cứu Deep Pharma Intelligence ước tính, các khoản đầu tư đổ vào các công ty nghiên cứu thuốc ứng dụng AI đã tăng gấp 3 lần trong 4 năm qua, đạt 24,6 tỷ USD vào năm 2022

    Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược cũng đang dần thể hiện sự quan tâm đối với biện pháp ứng dụng trí tuệ thông minh này. Lấy ví dụ như vào tháng 1/2022, Công ty Dược phẩm Sanofi đã đồng ý trả trước cho Exscientia Plc (đơn vị phát triển thuốc bằng AI) 100 triệu USD để nghiên cứu phát triển các loại thuốc mới

    Đồng thời, Sanofi yêu cầu Exscientia Plc phát triển tối đa 15 loại thuốc có khả năng chữa ung thư và miễn dịch học, đối với các giao dịch quan trọng cần gấp để nghiên cứu các loại thuốc mới, Sanofi sẵn sàng trả thêm 5,2 tỷ USD

    Hiện nay, các công ty dược phẩm toàn cầu đều đang có xu hướng cố gắng tiếp cận AI bằng cách ký hợp đồng với các công ty khởi nghiệp có nền tảng về kỹ thuật số kết hợp với nhiều dữ liệu được nghiên cứu bởi các nhà khoa học. Mục đích của các doanh nghiệp này là có thể cắt giảm chi phí sản xuất cũng như đẩy nhanh thời gian hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường

    Thời gian chế tạo thuốc được rút ngắn đáng kể

    Đối với các phương pháp truyền thống, để đưa ra thị trường một loại thuốc mới sẽ tiêu tốn gần 3 tỷ USD và khoảng 90% các loại thuốc thử nghiệm đều thất bại. Do đó có thể thấy, áp dụng AI không chỉ giúp đem lại lợi nhuận không tưởng, mà còn đẩy nhanh quá trình sản xuất

    Việc sử dụng công nghệ để chọn ra các phân tử thuốc phù hợp sẽ giúp rút ngắn hàng trăm cuộc thí nghiệm kéo dài trong nhiều năm mới có thể hoàn thành

    Trước đó, Công ty Dược Big Pharma đã dành thời gian nghiêm túc đầu tư vào AI và Machine Learning. Năm 2018, Google DeepMind, đơn vị trí tuệ nhân tạo của Google, đã thành công sản xuất và vận hành một chương trình AI mang tên AlphaFold để dự đoán các hình dạng 3 chiều mà protein có thể gấp thành (yếu tố cơ bản xác định bệnh tật)

    Nhờ đó, một trong những vấn đề nan giải nhất trong sinh học đã được giải quyết, giúp các nhà khoa học thu hẹp các phân tử được chọn để tạo ra một loại thuốc ức chế các bệnh tật. Ông Eric Topol, một nhà sáng lập kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu Scripps tại California, nhận định việc khẳng định cấu trúc của protein hiện chỉ mất vài giây nhờ sử dụng công nghệ AlphaFold

    Một dẫn chứng khác chứng minh cho việc AI giúp rút ngắn thời gian là trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Tại thời điểm này, ngành dược phẩm đang gấp rút phát triển vũ khí chống lại một loại virus không xác định và lây lan với tốc độ chóng mặt theo từng giờ

    Chính giai đoạn này, Pfizer Inc đã hợp tác với BioNTech SE và quyết định chuyển sang sử dụng AI để phát triển vắc xin Comirnaty. Công ty cũng mở rộng quan hệ đối tác với XtalPi Inc, công ty nghiên cứu thuốc bằng AI có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc), nhằm tăng tốc công thức hóa học của thuốc điều trị Covid-19 có tên là Paxlovid

    Cả hai loại thuốc và vắc xin trên đều được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt trong vòng chưa đầy hai năm, nhanh hơn nhiều so với quãng thời gian 10 năm mà hầu hết các loại thuốc thông thường cần để đưa ra thị trường

    Ai: “Ưu việt” nhưng vẫn còn những nỗi lo

    Mặc dù AI có thể giúp ích nhiều trong việc phát triển thuốc, song các nhà khoa học vẫn cần thực hiện các công việc tuyền thống như phân tích, sàng lọc, thử nghiệm, nghiên cứu các phân tử được chọn

    Hợp chất chữa vẩy nến mà Takeda phát triển tuy có tốc độ nhanh hơn nhiều so với phương pháp thông thường, nhưng vẫn cần thêm nhiều thời gian thử nghiệm lâm sàng trên người. Chưa hết, AI vẫn tiềm ẩn nhiều hạn chế khác, chẳng hạn như không thể dự đoán hiệu quả và tác dụng phụ của từng hợp chất

    Do đó, dù đang được ứng dụng linh hoạt trong vô cùng nhiều ngành nghề bởi sở hữu nhiều tính năng ưu việt, song, để trí tuệ nhân tạo có thể hoàn toàn thay thế vai trò của con người có lẽ vẫn còn là một chặng đường dài
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nền kinh tế giấc ngủ
    Đối với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới, giấc ngủ là thứ xa xỉ hiếm hoi họ khó có thể "mua" được

    [​IMG]

    Mạnh tay chi tiền để ngủ ngon hơn

    Theo khảo sát của công ty tư vấn và phân tích Gallup (Mỹ), 84 triệu người Mỹ có giấc ngủ kém chất lượng. Đối với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại quốc gia này, giấc ngủ là thứ xa xỉ hiếm hoi họ khó thể mua được. Thành công ban đầu hiếm khi đến nếu những doanh nhân này không tận tụy làm việc và hy sinh thời gian ngủ, dù việc này ảnh hưởng không ít đến sức khỏe thể chất và tinh thần

    Elon Musk ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, Bill Gates cho biết mình làm việc chủ yếu nhờ caffeine và adrenaline. Vậy nên khi đã đạt được những thành tựu nhất định, nhiều CEO đã không tiếc tiền đầu tư cho thời gian nghỉ ngơi mỗi đêm của mình

    Trong một bài đăng trên ứng dụng Threads mới ra mắt, CEO Meta Mark Zuckerberg đã chia sẻ rằng ông ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm - thời lượng ngủ được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Điều đáng chú ý là CEO này còn sử dụng Oura Ring - một chiếc nhẫn thông minh có chức năng theo dõi giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim có giá 299 - 499 USD (tương đương 7 - 11 triệu đồng). Bên cạnh đó, chiếc nệm thông minh Eight Sleep có giá bán lẻ 2.295 USD (tương đương 54 triệu đồng) cũng là thứ không thể thiếu giúp Zuckerberg ngủ ngon

    Matteo Franceschetti, đồng sáng lập kiêm CEO Eight Sleep cho biết họ bán những tấm nệm kết nối với vỏ nệm thông minh và thích được gọi là “công ty công nghệ giấc ngủ” thay vì công ty bán nệm thông thường. Một số chức năng nổi bật của nệm Eight Sleep có thể kể đến như điều chỉnh nhiệt độ tự động, cảm biến theo dõi các giai đoạn ngủ và chức năng đánh thức bằng độ rung

    Tấm bọc nệm mới nhất của công ty này cũng có giá hơn 2.000 USD cũng có nhiều công nghệ tiên tiến như chuyển dữ liệu nhịp tim, nhịp hô hấp thành các số liệu để người dùng theo dõi dễ dàng

    Eight Sleep được nhiều vận động viên chuyên nghiệp, doanh nhân và người nổi tiếng lựa chọn bởi hệ thống tối ưu giấc ngủ hiệu quả, tạo ra cải thiện với sức khỏe người sử dụng. Công ty này cũng tuyên bố rằng hơn 100 vận động viên chuyên nghiệp sử dụng ga giường thông minh của họ

    Những công cụ hỗ trợ giấc ngủ được săn đón

    Ngành công nghiệp hỗ trợ giấc ngủ ngày càng “ăn nên làm ra” nhờ nhu cầu tìm kiếm giấc ngủ ngon sau một ngày dài nhiều áp lực công việc, cuộc sống. Năm 2019, nền kinh tế giấc ngủ toàn cầu được định giá khoảng 432 tỷ USD và được dự báo sẽ đạt 585 tỷ USD vào năm 2024

    Không chỉ hàng chục triệu người Mỹ bị rối loạn giấc ngủ và sẵn sàng chi hàng tỷ USD để "đi tìm những giấc mơ đẹp", một nghiên cứu của Fitbit chỉ ra Singapore, Tokyo và Seoul là những thành phố thiếu ngủ nhất thế giới

    Tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ giấc ngủ không còn mới khi nhiều phương thuốc thảo dược khác nhau được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Đến nay, từ ứng dụng theo dõi giấc ngủ, nến thơm, gối thông minh cho tới giường nệm, quần áo ngủ hay thậm chí là lớp tập ngủ cũng thu hút những người mất ngủ, khó ngủ "chốt đơn"

    [​IMG]
    Chăn có trọng lượng của hãng Bearaby
    Hãng Bearaby nổi tiếng với sản phẩm chăn có trọng lượng có giá từ 149-399 USD tùy theo chất liệu và nhu cầu. Chăn của Bearaby làm bằng sợi bông hữu cơ, sợi bạch đàn có tác dụng làm mát và chất liệu nhung tái chế sang trọng

    Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra kết quả đầy hứa hẹn rằng chăn có trọng lượng có thể giúp hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn và giảm lo lắng. Chúng giúp mọi người chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và giúp kích thích hormone tạo cảm giác dễ chịu serotonin, giảm hormone gây căng thẳng cortisol

    Đồng hồ thông minh của nhiều ông lớn công nghệ như Apple hay Samsung cũng được giới thiệu những tính năng giúp cải thiện giấc ngủ. Các thiết bị này có khả năng đo lường giấc ngủ, mức độ ngáy, từ đó đưa ra thông tin về tình trạng thể chất của người sử dụng. Ngoài ra, những công ty công nghệ này còn cho ra mắt ứng dụng trả phí phân tích giấc ngủ, đo lường nhiệt độ và độ ẩm trong phòng ngủ bằng AI

    Tại Hàn Quốc, nơi nhiều người dân gặp phải tình trạng mất ngủ vì căng thẳng công việc, miếng che mắt massage hay gối thông minh bán rất chạy cùng với chăn sưởi tự động điều chỉnh nhiệt độ.

    Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, các thiết bị này chỉ có khả năng hỗ trợ, thói quen sinh hoạt và môi trường sống của của bạn mới quyết định đến chất lượng giấc ngủ.

     

Chia sẻ trang này