China Thinktank

Thảo luận trong 'Vietnam StartUp' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 17/1/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nhân tài Trung Quốc rời bỏ Thung lũng Silicon

    Cách đây một vài năm, Wang Yi đang sống với giấc mơ Mỹ. Anh tốt nghiệp đại học danh tiếng Princeton, kiếm được một công việc với mức lương hậu hĩnh ở Google và mua được một căn hộ cao cấp ở Thung lũng Silicon

    - Làn sóng kỹ sư Trung Quốc rời bỏ Thung lũng Silicon, bang California (Mỹ) để trở về đất nước làm việc đang gia tăng khi ngành công nghệ Trung Quốc ngày càng phát triển, thu hút được nguồn tiền đầu tư dồi dào và tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp[​IMG]

    Nhưng rồi đến một ngày vào năm 2011, anh tâm sự với vợ rằng anh muốn trở về Trung Quốc vì đã chán với công việc quản lý sản phẩm ở Google và khát khao lập một công ty riêng ở quê nhà

    Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần, anh mới thuyết phục vợ từ bỏ cuộc sống ổn định ở California để về Thượng Hải, một thành phố đầy bụi mù

    Năm 2012, anh sáng lập Công ty Liulishuo sở hữu ứng dụng học tiếng Anh dựa vào công nghệ trí tuệ nhân tạo. Trong vòng gọi vốn mới nhất vào tháng 7-2017, Liulishuo huy động được 100 triệu đô la Mỹ. Điều này đưa Wang Yi lọt vào hàng ngũ những cựu kỹ sư công nghệ thành công sau khi trở về từ Thung lũng Silicon

    Trước đây, nhiều du học sinh Trung Quốc sau khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài khao khát một công việc danh giá ở các nước phát triển và nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng hiện nay, nhiều người trong số họ đang có xu hướng tìm các cơ hội nghề nghiệp ở quê nhà, nơi nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đang ngày càng dồi dào và chính phủ đang dành nhiều hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nghiên cứu các công nghệ tân tiến

    Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ khoa học và toán ở Đại học bang Miami (Mỹ), Yang Shuishi, một người gốc ở thành phố Trùng Khánh, kiếm được một công việc kỹ sư phần mềm đáng mơ ước ở trụ sở của Microsoft ở Redmond, gần thành phố Seattle, bang Washington. Dù anh được ngồi vào các vị trí công việc cao hơn sau khi nhảy việc qua Google và Facebook nhưng cuộc sống ở Mỹ vẫn là một trải nghiệm đơn độc. Cuối cùng, anh đã trở về Trung Quốc và làm việc cho Công ty Kuaishou chuyên về ứng dụng chia sẻ hình ảnh thay vì ở lại

    “Ngày càng có nhiều nhân tài trở về vì Trung Quốc thực sự tạo được động lực trong lĩnh vực sáng tạo. Xu hướng này chỉ mới bắt đầu”, Ken Qi, một chuyên gia săn đầu người từ Công ty Spencer Stuart (Mỹ), cho biết

    Từ lâu, những người Trung Quốc học tập và làm việc nước ngoài rồi sau đó trở về nước lập nghiệp được gọi là “hải quy” (rùa biển)

    Cuộc khảo sát do trang web tuyển dụng việc làm Zhaopin.com và Trung tâm toàn cầu hóa Trung Quốc thực hiện cho thấy 15,5% “hải quy” trong năm 2016 làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Con số này tăng so với con số 10% trong cuộc khảo sát vào năm 2015

    Cuộc khảo sát cũng cho thấy số du học sinh Trung Quốc tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, trở về Trung Quốc tăng vọt lên 432.500 người trong năm 2016, tăng hơn 22% so với năm 2013

    Đối với các kỹ sư Trung Quốc không muốn từ bỏ các điều kiện tiện nghi của cuộc sống Mỹ, các công ty Trung Quốc đang “câu” họ bằng các cách khác. Điển hình như Alibaba, Tencent, Didi Chuxing và Baidu là một trong số các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đang xây dựng hoặc mở rộng các phòng thí nghiệm ở Thung lũng Silicon để tận dụng nguồn lực nhân tài ở đây, đặc biệt là các kỹ sư Trung Quốc

    Tuy nhiên, nếu chấp nhận trở về, cơ hội nghề nghiệp của các “hải quy” sẽ phong phú hơn. Trong lúc, các kỹ sư gốc Hoa hiện diện đông đảo ở Thung lũng Silicon nhưng rất ít người trong số họ leo lên đến các chức vụ lãnh đạo cao cấp

    Chánh Tài
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/1/19
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc xâm nhập Thung lũng Silicon để “câu” nhân tài
    - Trước các lo ngại về nguy cơ chảy máu chất xám sang Trung Quốc, làm bào mòn thế mạnh công nghệ và làm suy yếu an ninh quốc gia Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tìm cách hạn chế sở hữu của Trung Quốc tại một số công ty công nghệ quan trọng của Mỹ. Song Trung Quốc đang khai thác trình độ công nghệ của Mỹ theo cách khác: “câu” các tài năng từ thung lũng công nghệ Silicon ở bang California, theo tờ The Wall Street Journal

    Săn nhân tài ở Thung lũng Silicon

    Chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc đang nỗ lực thu hút các kỹ sư, các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ cũng như các nhân sự công nghệ lành nghề khác, đặc biệt là những nhân sự chuyên nhiệp người Hoa đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Sở hữu mạng lưới liên kết khổng lồ giữa các công ty công nghệ, các trung tâm nghiên cứu và các nhà đầu tư mạo hiểm, Thung lũng Silicon nghiễm nhiên trở thành mục tiêu chính trong nỗ lực này của Trung Quốc

    Vào hồi đầu năm nay, Ye Tianchun, một cố vấn hàng đầu về chính sách công nghệ của chính phủ Trung Quốc đã có bài phát biểu tại một trung tâm hội nghị ở Thung lũng Silicon nhằm quảng bá nhu cầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ cao cũng như ngân sách khổng lồ của Bắc Kinh dành cho các lĩnh vực này

    “Chúng tôi mời tất cả các bạn đến đây để tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới”, Ye Tianchun nói

    Hơn 300 người, đa số là người Hoa hoặc người Hoa gốc Mỹ, đã có mặt để nghe Ye Tianchun thuyết trình. Số người dự quá đông đến nỗi buổi tiệc khai mạc không có đủ thức ăn và ghế ngồi, khiến ông Tianchun phải yêu cầu mọi người tham dự chia sẻ chỗ ngồi

    Trung Quốc đang lên các kế hoạch tham vọng nhằm thống lĩnh nhiều lĩnh vực công nghệ cao trong tương lai, từ trí tuệ nhân tạo cho đến công nghệ sinh học và tự động hóa để đưa Trung Quốc trở thành “một nhà lãnh đạo toàn cầu về sáng tạo”, theo lời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

    Tham vọng đó khiến chính phủ Mỹ lo lắng. Chính quyền Trump đã lên kế hoạch ngăn chặn các công ty có ít nhất 25% cổ phần của Trung Quốc đầu tư vào các công ty công nghệ Mỹ có tầm quan trọng về chiến lược. Tuy nhiên, hôm 26-6, ông Trump gợi ý rằng các hạn chế này có thể bị hủy bỏ, thay vào đó, Mỹ sẽ dùng những công cụ chính sách hiện tại để hạn chế các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ

    Các báo cáo gần đây từ chính quyền Trump đã chỉ ra rằng những hội nghị giống như hội nghị nơi Ye Tianchun thuyết trình và sự hiện diện đông đảo của các công ty công nghệ Trung Quốc tại Thung lũng Silicon là các kênh để “câu” các tài năng và thu hút các công ty khởi nghiệp (start-up) đến Trung Quốc

    Nhắm vào người Mỹ gốc Hoa

    Hiện nay, các công ty công nghệ Trung Quốc đang ráo riết tuyển dụng nhân tài ở Mỹ. Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba, Baidu đã thành lập các cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Thung lũng Silicon

    Trong một kỷ nguyên khi mà máy tính vận hành mọi thứ, nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư công nghệ và các nhà khoa học máy tính đang rất cao và những người này có xu hướng nhảy việc thường xuyên

    Nhân viên ở một số công ty công nghệ lớn của Mỹ nhảy việc sau trung bình hai năm làm việc hoặc thấp hơn, theo khảo sát của công ty dịch vụ việc làm Paysa, chuyên theo dõi mức lương bổng trong thế giới công nghệ

    Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo tiến sĩ kỹ thuật máy tính tại một trường đại học danh giá ở Trung Quốc, Gu Junli đã đến Thung lũng Silicon. Cô xin vào thực tập ở trụ sở của Google, rồi sau đó, đầu quân cho hãng sản xuất chip Advanced Micro Devices, nơi cô nghiên cứu các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trước khi nhảy sang hãng xe điện Tesla để đảm nhân vai trò trưởng nhóm nghiên cứu học máy (machine learning) thuộc bộ phận tự lái của hãng xe này. Vào tháng 10 năm ngoái, Junli nhảy việc một lần nữa. Cô chuyển sang làm việc cho công ty khởi nghiệp xe điện Xiaopeng Motors (Trung Quốc) với tư cách là phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu tự lái của Xiaopeng Motors, có trụ sở đặt ở thành phố Palo Alto ở Thung lũng Silicon, bang California

    Cô cho biết vốn kinh nghiệm giúp cô trở thành ứng cử viên hấp dẫn đối với các công ty công nghệ Trung Quốc. “Nếu bạn từng tham gia vào việc phát triển một sản phẩm, bạn sẽ biết các điểm khó khăn và sự phức tạp nằm ở đâu”, cô nói

    Gu Junli nói công ty của cô đặt bộ phận nghiên cứu công nghệ tự lái tại Thung lũng Silicon vì đây là trung tâm dẫn đầu thế giới về các công nghệ quan trọng và có dồi dào nhân tài. Ở phần đầu của trang hồ sơ của cô ở trang mạng xã hội việc làm LinkedIn, cô đăng dòng: “Chúng tôi đang tuyển dụng” ngay sau tên mình. Những người như Gu Junli phù hợp với nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm lấp các khoảng trống của nước này trong các lĩnh vực công nghệ hàng đầu

    Nhân sự người Hoa, bao gồm nhiều người tu nghiệp ở các trường đại học hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc, hiện diện lớn trong các lĩnh vực công nghê cao tại Mỹ và họ là nguồn nhân lực kỹ sư lớn cho các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ như Facebook, Google

    Công ty môi giới việc làm Leap.ai được hai cựu kỹ sư Google thành lập cách đây hai năm nhằm phục vụ nhu cầu rộng rãi của cộng đồng công nghệ. Tuy nhiên, điều bất ngờ là người dùng dịch vụ của công ty này chủ yếu là các ứng cử viên người Hoa

    Leap.ai cho biết 70% người dùng dịch vụ của công ty là các kỹ sư công nghệ và 50-55% người dùng là người Hoa. Các công ty công nghệ Trung Quốc tại Mỹ có xu hướng tuyển dụng nhân sự người Hoa hoặc gốc Hoa

    Theo các chuyên gia nhân sự, tại các công ty công nghệ Trung Quốc, có hơn 80% kỹ sư là người nói tiếng Hoa

    Và theo các nhà quản lý nhân sự, tuyển dụng nhân sự tài năng là cách hiệu quả nhất để xóa bỏ khoảng cách giữa các đối thủ cạnh tranh

    Tiếp cận công nghệ Mỹ thông qua các quỹ đầu tư

    Bên cạnh "câu" tài năng từ Thung lũng Silicon, Trung Quốc cũng đi một đường vòng khác để tiếp cận công nghệ Mỹ, đó là bơm vốn góp vào các quỹ đầu tư của Mỹ, rồi sau đó, các quỹ này rót tiền vào các công ty khởi nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ cao ở Mỹ

    Quỹ đầu tư Danhua Capital, có trụ sở ở thành phố Palo Alto, đã đầu tư vào một số start-up triển vọng nhất ở Thung lũng Silicon trong các lĩnh vực công nghệ nhạy cảm như máy bay không người lái, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng

    Điều đáng nói là Danhua Capital được thành lập nhờ nguồn quỹ từ công ty Zhongguancun Development Group, được chính quyền thành phố Thượng Hải góp vốn. Có hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon có mối quan hệ với quỹ của chính phủ Trung Quốc hoặc công ty nhà nước Trung Quốc

    Chẳng hạn, quỹ Oriza Ventures, thuộc sở hữu của một công ty đầu tư của chính quyền thành phố Tô Châu (Trung Quốc), đã đầu tư vào các start-up trí tuệ nhân tạo và xe tự lái ở Thung lũng Silicon

    Trong khi chính phủ Mỹ quyết liệt ngăn chặn các thương vụ Trung Quốc thâu tóm các công ty đại chúng Mỹ thì hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở các start-up tại Mỹ hầu như không bị giám sát. Đó chính là lý do quốc hội Mỹ đang gấp rút thảo luận dự luật mở rộng quyền lực của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), nhằm cho phép cơ quan này ngăn chặn các thương vụ đầu tư nước ngoài vào các công ty Mỹ bao gồm các quỹ đầu tư

    Các công ty Trung Quốc thường chỉ đóng vai trò thụ động trong các quỹ đầu tư lớn vì góp vốn ít. Tuy nhiên, các quỹ của chính phủ Trung Quốc thường đóng vai trò ảnh hưởng trong các quỹ đầu tư mạo hiểm nhỏ tại Mỹ nhờ tỷ lệ góp vốn lớn. Điều này cho phép họ yêu cầu các start-up mà họ rót vốn cung cấp thông tin hoặc hỗ trợ các start-up này mở văn phòng ở Trung Quốc. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ năm ngoái cảnh báo các nhà đầu tư quỹ mạo hiểm của Trung Quốc đang tiếp cận “các đỉnh cao sáng tạo của Mỹ”

    Lê Linh
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/1/19
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nhân tài Trung Quốc
    Trở thành “nạn nhân” của chiến tranh thương mại Trung-Mỹ
    Tan Shiyang, sinh viên sắp tốt nghiệp ngành sinh học và kỹ thuật y tế tại đại học danh giá hàng đầu Trung Quốc Beihang, lẽ ra là một trong những người không bao giờ phải lo lắng về việc kiếm được một công việc tốt, đúng theo nguyện vọng

    Những người nghiên cứu về công nghệ sinh học có trình độ như Tan luôn luôn được săn đón vì họ được coi là những học giả sáng giá và tinh hoa nhất tại Trung Quốc

    Trước khi tốt nghiệp, Tan nhận được vô số lời mời làm việc từ các công ty. Sau đó, anh đã quyết định chấp nhận đề nghị làm việc cho một công ty công nghệ cao ở Thâm Quyến. Với tâm lý tự tin sau khi ra trường đã có công việc tốt, anh tập trung vào việc hoàn thành chương trình học

    Tuy nhiên, vào tháng 12, mọi thứ đột ngột thanh đổi. Công ty đã mời Tan làm việc, Mindray Bio-Medical Electronics bất ngờ thông báo với Tan rằng họ đã thay đổi kế hoạch tuyển dụng và Tan đã không được tuyển nữa. Họ xin lỗi và hứa đền bù cho Tan 5.000 Nhân dân tệ (727 USD), tương đương 1/3 tháng lương đầu tiên anh nhận được nếu đi làm

    Sự thay đổi này đã đảo lộn toàn bộ mọi kế hoạch của Tan trong bối cảnh giới quan sát nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc dường như đang có dấu hiệu trở nên khó khăn khi họ đang trong cuộc chiến thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ

    “Tôi chọn Mindray vì tôi muốn làm việc cho một công ty sáng tạo. Giờ thì tôi phải làm lại từ đầu. Tôi hiếm khi nghĩ về việc nền kinh tế trở nên xuống dốc nhưng giờ tôi đoán rằng tôi là một trong những nạn nhân”, Tan nói

    Tan không phải là trường hợp cá biệt

    Eric Li đã chấp nhận lời đề nghị việc làm từ Mindray với mức lương khởi điểm 200.000 tệ/năm. Khi nghe công ty thông báo về việc thay đổi kế hoạch tuyển dụng, Li cảm thấy “sốc” vì mọi dự tính ban đầu của anh sẽ phải thay đổi toàn bộ từ việc kết hôn, mua nhà…

    Li cho biết Mindray đã tổ chức một buổi tiệc chào mừng nhân viên mới vào ngày 22/12 ở Thâm Quyến, khi các tiền bối trong công ty nói về tương lai tươi sáng của anh và các ứng viên. Chỉ một tuần sau, Li nhận được cú điện thoại nói rằng anh sẽ không được nhận việc

    Trả lời SCMP, Mindray xác nhận rằng họ đã ký văn bản thỏa thuận về việc tuyển 485 sinh viên mới tốt nghiệp từ 50 đại học hồi tháng 9. Tuy nhiên, họ đã cắt bớt 254 suất vào cuối tháng 12 sau khi xem xét lại danh sách. Năm ngoái, họ đã tuyển 430 người

    Những sinh viên được hứa tuyển rồi bị từ chối vào Mindray thậm chí đã lập một nhóm trò chuyện với nhau. Những ứng viên như Li đều đồng ý rằng họ đã không gặp may khi tốt nghiệp vào năm mà nền kinh tế Trung Quốc đang chịu nhiều áp lực

    Mindray thừa nhận rằng năm 2019 có thể là một năm khó khăn và họ buộc phải thay đổi kế hoạch tuyển dụng nhằm “đảm bảo việc phát triển kinh doanh liên tục và nhanh chóng”

    Những khó khăn

    Theo chuyên gia nhân sự Elisa He, luật lệ Trung Quốc quy định rằng thỏa thuận tuyển dụng phát sinh giữa sinh viên và nhà tuyển dụng không được coi là hợp đồng hợp pháp, vì vậy nó có thể bị hủy bỏ. Tuy nhiên, việc một công ty hủy bỏ vài trăm lời đề nghị làm việc là khá hiếm hoi

    Theo thống kê, tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc khá ổn định trong năm qua dù chiến tranh thương mại với Mỹ diễn ra trong bầu không khí khá căng thẳng. Mặc dù vậy, có một xu hướng cho thấy ngày càng nhiều công ty giảm tuyển dụng mới, thậm chí là cắt giảm nhân sự trong các lĩnh vực như công nghệ cao và tài chính. Điều này cho thấy, một bức tranh khác so với những thống kê chính thức

    Trước khi Mỹ và Trung Quốc ký kết hiệp định dừng cuộc chiến thương mại kéo dài trong 90 ngày từ ngày 1/12 năm ngoái, dữ liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi cả đòn thuế từ Mỹ. Giữa bối cảnh khó khăn, chính phủ Bắc Kinh đặt ra mục tiêu hàng đầu cho năm 2019 là phát triển một cách ổn định, và họ coi hoạt động tạo ra công ăn việc làm cho các sinh viên mới tốt nghiệp như Tan và Li là động thái cần thiết đảm bảo ổn định xã hội

    Năm nay, có 8.34 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng Trung Quốc, con số cao kỷ lục so với 10 năm trước. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc cũng đang đối mặt với sự phát triển chậm nhất trong thập niên vừa qua

    Một nghiên cứu cho thấy trên trang 51job.com, trang web tuyển dụng hàng đầu Trung Quốc, chỉ tính từ tháng 4 tới tháng 9 năm ngoái, 2 triệu lời quảng cáo công việc đã biến mất

    Sự sụt giảm này cũng khiến những người trẻ tuổi cảm thấy bất an, và họ có xu hướng muốn tìm những công việc ổn định tại cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp quốc doanh

    Joan Liu, một sinh viên cũng bị Mindray từ chối tuyển dụng nhận định: “Mindray là công ty hàng đầu trong ngành và họ vẫn "bỏ rơi" hợp đồng với chúng tôi. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng những công ty nhỏ đang gặp phải những điều gì. Hiện giờ ưu tiên hàng đầu của tôi khi chọn việc là ổn định”

    Đức Hoàng
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/6/19
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nhân tài Trung Quốc
    Mục tiêu mới của Mỹ trong thương chiến

    Các sinh viên, học giả Trung Quốc tại Mỹ đang đối mặt với nhiều kìm kẹp, khiến họ cân nhắc nhiều hơn tới phương án về nước làm việc

    [​IMG]
    Nam sinh viên Trung Quốc trong khuôn viên một trường đại học ở Mỹ

    Đầu tiên là thương mại, sau đó đến công nghệ và giờ đây là nhân tài. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang nhắm mục tiêu vào những công dân ưu tú và sáng giá nhất của Trung Quốc ở Mỹ, xem xét kỹ lưỡng các nhà nghiên cứu có mối liên hệ với Bắc Kinh và hạn chế thị thực đối với sinh viên Trung Quốc

    Một số sinh viên mới tốt nghiệp và học giả Trung Quốc cho biết những tuần gần đây, môi trường học tập và làm việc tại Mỹ ngày càng trở nên kém thân thiện. Đại học Emory đã sa thải hai giáo sư người Mỹ gốc Hoa hôm 16/5 và Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm qua cảnh báo sinh viên cần cẩn trọng khi xin học tại Mỹ trong bối cảnh số lượng visa du học bị từ chối ngày càng tăng

    "Tôi hồi hộp, lo âu và buồn vì xung đột không cần thiết", Liu Yuanli, người sáng lập chương trình Sáng kiến Trung Quốc thuộc Trường Y tế Công cộng Harvard, hiện là hiệu trưởng trường Y tế Công cộng thuộc Liên hiệp Đại học Y khoa Bắc Kinh, chia sẻ. "Việc hạn chế đối với các học giả và sinh viên Trung Quốc là không đúng đắn, đi ngược lại những giá trị cốt lõi vốn biến Mỹ thành một quốc gia tuyệt vời"

    Bước phát triển mới nhất này làm bật lên cách mà xung đột thương mại thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ phụ thuộc lẫn nhau đến hoài nghi chồng chất. Tổng thống Trump đã mở rộng các biện pháp kiềm chế hàng hóa Trung Quốc và Bắc Kinh đã lập một danh sách những thực thể nước ngoài "không đáng tin cậy" kể từ sau khi các cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên sụp đổ hồi đầu tháng trước, khiến thế giới lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu

    Giáo dục suốt hàng thập kỷ qua là một khía cạnh quan trọng trong hợp tác Mỹ - Trung. Năm ngoái, Mỹ đón 360.000 học sinh, sinh viên Trung Quốc, nhiều nhất trong số các quốc gia có sinh viên theo học tại Mỹ

    Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại vì chiến tranh thương mại với số sinh viên năm ngoái chỉ tăng 3,6%, bằng một nửa so với năm trước đó. Trong ba tháng đầu năm nay, tỷ lệ sinh viên có học bổng do chính phủ Trung Quốc cấp bị từ chối visa vào Mỹ đã tăng 13,5%

    Theo một số nghiên cứu sinh tiến sĩ Trung Quốc tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), quá trình xin gia hạn visa hàng năm, trước đây mất khoảng ba tuần nhưng hiện kéo dài tới vài tháng. Một người cho biết các sinh viên, nghiên cứu sinh Trung Quốc đang có xu hướng lựa chọn phương án về nước sau khi tốt nghiệp vì lo lắng rằng tình trạng kiểm soát chặt chẽ đối với người Trung Quốc sẽ tiếp diễn trong nhiều năm nữa

    "Hành động của phía Mỹ đang gây khó khăn cho hoạt động trao đổi và hợp tác giáo dục Mỹ - Trung", Xu Yongji, phó giám đốc Vụ Hợp tác Giáo dục và Trao đổi Quốc tế thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc ngày 3/6 nói tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. "Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ sửa chữa những hành động sai lầm càng sớm càng tốt, giữ thái độ tích cực hơn, thực hiện những biện pháp hữu ích để thúc đẩy trao đổi và hợp tác giáo dục song phương"

    Bộ Giáo dục Trung Quốc chỉ trích cái mà họ gọi là các cáo buộc vô căn cứ về những "hoạt động gián điệp phi truyền thống" mà Washington đưa ra với Bắc Kinh

    Lo lắng vẫn tồn tại bất chấp những tiến bộ mà Trung Quốc tuyên bố đạt được sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina hồi năm ngoái. Dù truyền thông Trung Quốc nói Trump đã tái khẳng định mong muốn của Mỹ được đón tiếp sinh viên, học sinh Trung Quốc, Nhà Trắng không đề cập tới bất kỳ thỏa thuận nào về vấn đề này

    Chính quyền Trump trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 tuyên bố sẽ xem xét lại các thủ tục cấp visa và cân nhắc đặt ra những hạn chế nhất định đối với các sinh viên khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học từ một số quốc gia nhằm đảm bảo tài sản trí tuệ không rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Tháng 6 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay sẽ giới hạn thị thực đối với các sinh viên Trung Quốc theo học ngành khoa học và kỹ thuật

    Vài trường đại học Mỹ đã có những động thái hưởng ứng chính sách của chính quyền, ví dụ Đại học Emory đã sa thải một nhà nghiên cứu về gen của Trung Quốc hay Trung tâm Ung thư M.D. Anderson thuộc Đại học Texas cũng sa thải ba nhà nghiên cứu vì liên quan tới một cuộc điều tra về nguy cơ quỹ nghiên cứu liên bang bị thế lực nước ngoài lợi dụng

    Tuy nhiên, một số người đã lên tiếng chống lại xu hướng trên, bao gồm Chủ tịch Đại học Yale Peter Salovey. Trong một bức thư mở gửi đi ngày 23/5, ông khẳng định Đại học Yale vẫn "kiên định giữ cam kết" với những tài năng nước ngoài. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ủng hộ lập trường của Salovey, nhấn mạnh việc trao đổi văn hóa và nhân sự giữa hai quốc gia "không nên bị chính trị hóa"

    Việc hạn chế cấp visa đang làm gia tăng làn sóng cử nhân, học giả, chuyên gia Trung Quốc trở về nước sau khi học tập, làm việc tại Mỹ. Đại học Tế Nam, một trong những trường đại học hàng đầu Trung Quốc, đã cam kết sẽ nhận giáo sư Li và đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm của ông sau khi ông bị Đại học Emory sa thải. Các công ty Trung Quốc cũng đang tích cực tiếp cận những nhân viên trở về từ Thung lũng Silicon Mỹ

    "Tất nhiên, chúng tôi vui mừng được đón họ, nếu họ là những người chúng tôi cần", nhà sáng lập tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei Nhậm Chính Phi, tuần trước cho hay

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không ít lần kêu gọi "đổi mới bản địa" trong các ngành công nghệ cốt lõi kể từ khi lên nắm quyền hồi năm 2012. Trung Quốc đang thúc đẩy cải cách giáo dục đại học. Mỹ năm 2018 đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới Toàn cầu, trong khi Trung Quốc xếp thứ 17

    "Không thể dựa vào Mỹ về công nghệ và đổi mới. Trung Quốc từ lâu đã hiểu được điều đó", Suisheng Zhao, giám đốc Trung tâm Hợp tác Mỹ - Trung tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel thuộc Đại học Denver, Mỹ, nói. "Trung Quốc không có cách nào tốt hơn là tự phát triển tài năng công nghệ cao của riêng mình"

    Vũ Hoàng
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Mỹ tăng cường giám sát nhân tài Trung Quốc
    - Cuộc đối đầu Mỹ-Trung bắt đầu từ lĩnh vực thương mại lan sang công nghệ và giờ đây là lĩnh vực giáo dục

    Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu để mắt đến những nhân tài sáng giá nhất của Trung Quốc đang học tập và nghiên cứu tại Mỹ, siết chặt giám sát các nhà nghiên cứu có mối quan hệ với Bắc Kinh và hạn chế cấp thị thực du học đối với sinh viên Trung Quốc

    Trong những tuần gần đây, một số sinh viên mới tốt nghiệp và học giả của Trung Quốc tại Mỹ cho biết họ nhận thấy môi trường việc làm và nghiên cứu ở Mỹ đang trở nên kém thân thiện

    Đại học Emory ở bang Georgia (Mỹ) đã sa thải hai giáo sư người Mỹ gốc Hoa hôm 16-5 vì cho rằng họ giấu các mối quan hệ của họ với các tổ chức ở Trung Quốc

    Trước đó một tháng, Trung tâm ung thư M.D. Anderson của Đại học Texas cũng sa thải ba nhà nghiên cứu người Trung Quốc cũng với lý do tương tự

    Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 3-6 đã cảnh báo các bậc phụ huynh về các rủi ro khi cho con cái sang Mỹ du học. Bộ này cho biết gần đây, Mỹ kéo dài thời gian thị thực du học cho sinh viên Trung Quốc đồng thời số đơn xin thị thực du học của sinh viên nước này bị Mỹ từ chối cũng tăng vọt

    Bộ Giáo dục Trung Quốc nói, các cáo buộc của Mỹ cho rằng các sinh viên Trung Quốc tiến hành “các hoạt động gián điệp phi truyền thống” là vô căn cứ

    “Tôi lo lắng, thậm chí cảm thấy buồn bởi cuộc xung đột không cần thiết này”, Liu Yuanli, Giám đốc sáng lập Sáng kiến Trung Quốc ở Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard và giờ đây là Hiệu trưởng trường Y tế cộng đồng thuộc Liên minh Đại học Y khoa Bắc Kinh, nói

    “Các hạn chế đối với sinh viên và học giả Trung Quốc là phi lý và đi ngược lại với các giá trị cốt lõi giúp Mỹ trở thành một đất nước vĩ đại”, ông nhấn mạnh

    Liu Yuanli là một người đã gia nhập chương trình “Ngàn nhân tài” (Thousand Talents Program) của Trung Quốc được thiết lập vào năm 2008 nhằm khuyến khích các công dân ưu tú nhất ở nước ngoài trở về giúp phát triển kinh tế ở quê nhà. Gần đây, Trung Quốc tránh nhắc đến chương trình này khi Mỹ ngày càng lo ngại về các hoạt động của chương trình

    Các diễn biến trên cho thấy cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung đang làm thay đổi mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới từ chỗ phụ thuộc lẫn nhau chuyển sang nghi kị lẫn nhau. Mỹ đã gia tăng đánh thuế hàng hóa Trung Quốc và lập một danh sách đen liệt kê các công ty nước ngoài bị cáo buộc gây rủi ro an ninh quốc gia cho Mỹ. Đáp lại, Trung Quốc cũng thiết lập một danh sách đen đối với các công ty nước ngoài “không đáng tin cậy”

    Trong nhiều thập kỷ qua, giáo dục là một khía cạnh hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước. Lượng sinh viên Trung Quốc tăng vọt đã đóng góp lớn cho nguồn thu của các trường đại học ở Mỹ, trong khi đó, điều này cho phép Trung Quốc tiếp cận các trung tâm nghiên cứu tốt nhất thế giới

    Năm ngoái, Mỹ tiếp nhận hơn 360.000 sinh viên từ Trung Quốc, cao hơn lượng du học sinh của bất cứ nước nào theo một báo cáo gần đây của Viện Giáo dục quốc tế (Mỹ). Sinh viên Trung Quốc đóng góp khoảng 14 tỉ đô la cho nền kinh tế Mỹ vào năm 2017

    Tuy vậy, giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bùng phát, số sinh viên Trung Quốc sang Mỹ du học chỉ tăng 3,6% vào năm ngoái

    Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết tỷ lệ sinh viên được chính phủ Trung Quốc cấp học bổng sang Mỹ du học bị Mỹ từ chối cấp thị thực tăng lên mức 13,5% trong trong ba tháng đầu năm nay, cao hơn với con số 3,2% trong cùng kỳ năm ngoái

    Một số nghiên cứu sinh tiến sĩ Trung Quốc ở Viện Công nghệ Massachusetts cho biết thủ tục gia hạn thị thực du học hằng năm của nghiên cứu sinh Trung Quốc trước đây chỉ mất ba tuần thì nay kéo dài hàng tháng trời

    Một nghiên cứu sinh Trung Quốc nói rằng các nghiên cứu sinh đang ngả theo hướng về nước sau khi tốt nghiệp vì lo ngại tình trạng giám sát này có thể kéo dài nhiều năm trời

    Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 3-6, Xu Yongji, Vụ phó Vụ Trao đổi và Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc nói: “Các hành động của phía Mỹ đang gây lo ngại cho hợp tác và trao đổi giáo dục Mỹ-Trung. Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ thay đổi càng sớm càng tốt và có thái độ tích cực hơn cũng như làm nhiều điều có lợi cho việc thúc đẩy hợp tác và trao đổi giáo dục song phương”

    Trong Chiến lược an ninh quốc gia an ninh năm 2017 trình cho quốc hội Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh sẽ rà soát quy trình cấp thị thực du học và cân nhắc các biện pháp hạn chế đối với các sinh viên ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học từ một số nước để bảo đảm tài sản sở hữu trí tuệ của Mỹ không lọt vào tay các đối thủ

    Tháng 6-2018, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ hạn chế cấp thị thực cho các sinh viên Trung Quốc theo học ngành khoa học và kỹ thuật

    Động thái trên của Mỹ cũng có thể thúc đẩy các học giả Trung Quốc quay về nước. Đại học Tế Nam, một trong những đại học hàng đầu của Trung Quốc, cam kết sẽ thu nhận Li Xiao-Jiang, một trong hai giáo sư người Mỹ gốc Hoa bị Đại học Emory sa thải

    Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần kêu gọi “sáng tạo bản địa” trong các công nghệ cốt lõi

    “Trung Quốc không thể dựa mãi vào Mỹ về công nghệ và sáng tạo và từ lâu, Trung Quốc đã nhận thức được vấn đề này. Trung Quốc không có sự lựa chọn nào tốt hơn ngoài việc tự lực phát triển đội ngũ tài năng công nghệ của mình”, Suisheng Zhao, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trung-Mỹ ở Trường nghiên cứu quốc tế Josef Korbel, Đại học Denver, bang Colorado, nói

    Hôm 3-6, Bộ Ngoại giao Mỹ ra cho biết nước này hoan nghênh các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc đến Mỹ để theo đuổi “các hoạt động học thuật chính đáng” nhưng cũng thừa nhận rằng Mỹ đang giám sát cấp thị thực du học sau khi nhận thấy số vụ sinh viên nước ngoài tham gia các hoạt động tình báo trong thời gian theo học tăng lên

    Hồi tháng 4-2019, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cáo buộc Bắc Kinh sử dụng các sinh viên tốt nghiệp và các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ để tiến hành các hoạt động gián điệp kinh tế

    Chánh Tài
     

Chia sẻ trang này