Người thông minh

Thảo luận trong 'Cờ Vây Phúc Đức' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 26/5/19.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Người thông minh sẽ không trở thành doanh nhân giỏi
    Một trong số những đặc điểm có thể làm hại các doanh nhân mà nghe có vẻ phi lý nhất là sự thông minh. Đúng như vậy, bạn càng thành đạt và sở hữu nhiều tài năng, việc vận hành một doanh nghiệp càng trở nên khó khăn với bạn

    [​IMG]

    Có lẽ bạn sẽ nghĩ sự thông minh, một động cơ rõ ràng, đi cùng với nhiều tài năng, theo logic, sẽ tạo nên một doanh nhân thành công. Đáng tiếc thay, mọi chuyện không diễn ra như vậy

    Thử thách "Tôi làm mọi việc tốt hơn tất cả mọi người"

    Trở lại trường học nơi vấn đề của những người thông minh bắt đầu hình thành, khi những “dự án nhóm đáng sợ” được giao cho các học sinh lần đầu tiên. Nếu bạn biết quy tắc 80/20 trong công việc (80% công việc được thực hiện bởi 20% số người), bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra trong các bài tập nhóm ? Những người thông minh nhất và tài năng nhất của các nhóm quyết định họ sẽ đảm nhận hầu hết công việc. Họ không muốn mạo hiểm điểm số trên lớp bằng cách chia đều việc và hi vọng rằng bạn X (một người trung bình nghỉ học hai ngày một tuần và ngủ trên lớp vào ba ngày còn lại) sẽ làm tốt phần của mình, trong trường hợp bạn X nhớ trách nhiệm của mình. Ở trường học, việc thúc giục bạn X chẳng có lợi ích gì cả. Hãy quên chuyện đó đi – người thông minh nhất sẽ làm cả dự án một mình

    Và từ đó, chu trình làm việc của người thông minh bắt đầu. Những người thông minh làm mọi việc tốt hơn hết thảy những người khác. Họ viết tốt hơn, lên kế hoạch tốt hơn, đánh giá mọi việc tốt hơn. Họ giỏi hơn ở tất cả mọi việc, cho đến khi mở một doanh nghiệp. Từ đó, họ không còn giỏi hơn nữa, mà mọi việc bắt đầu tệ đi

    Mỗi ngày chỉ có 24 tiếng và một người cần phải ngủ, ăn, tắm rửa và làm một số thứ khác. Mỗi ngày, người thông minh cố gắng tự làm mọi việc một mình, bởi anh ta hay cô ta không thể chịu đựng được việc người khác làm hỏng việc hay làm một việc dở tệ. Vì vậy, người này bị kẹt ở ban nhạc một người mang tên “công việc kinh doanh” và sau cùng thì không bao giờ khá lên được

    Tại sao người lười biếng có thể ngồi ở vị trí tối cao

    Một điều thú vị, nhưng cũng là thực tế, là có một số người lười biếng lại phù hợp để trở thành doanh nhân hơn người thông minh. Tại sao vậy ? Họ sớm đã tìm ra cách để xung quanh mình toàn là những người thông minh – những người sẽ làm tất cả mọi việc. Họ biết cách phân chia và giao việc và đôi khi, dùng mánh khóe để vận động người khác làm việc mà họ không muốn

    Bạn chỉ có thể trở nên thông minh nếu để bộ máy tự vận hành

    Một cách lí tưởng, người thông minh sẽ có thể truyền đạt tài năng của mình cho người khác. Nhưng vì họ đã quen làm mọi việc một mình, họ không học được những kĩ năng tối quan trọng để khiến cho doanh nghiệp của mình thành công, bao gồm việc thiết lập một cơ chế "tự động hóa" phân bổ các công việc thành các nhiệm vụ càng chi tiết càng tốt. Là một người thông minh, bạn cần sử dụng trí thông minh và tài năng của mình để chắt lọc những gì tinh túy nhất (từ bộ não của bạn) thành một danh sách, hay một phương pháp sao cho ai cũng có thể học theo được

    Quá thông minh sẽ làm hại chính mình

    Những người thông minh và tài năng thường có bản năng làm mọi việc một cách bất thường, phức tạp và khác biệt với mọi người. Họ không thích tuân theo nguyên tắc KISS (Keep It Simple, Stupid – Đơn giản hóa việc này đi, đồ ngốc), nguyên tắc cần thiết để làm nên một doanh nghiệp thành công

    Nếu bạn nghĩ đến một dây chuyền lắp ráp ở một nhà máy hiện đại hay sự phổ biến toàn cầu của thương hiệu McDonald’s, cả hai đều có vẻ phức tạp, nhưng trên thực tế, đó chỉ là một chuỗi những công việc cực kỳ đơn giản. Mỗi một công việc được tách thành các nhiệm vụ đơn giản và dễ tuân theo cũng như kiểm soát. Những người thợ ở dây chuyền lắp ráp, lặp đi lặp lại hàng ngày, thực hiện một số công việc đã được chỉ định rõ. Đầu bếp, nhân viên thu ngân và giao hàng của McDonald’s cũng vậy. Họ không phải bỏ ra nhiều công sức, vì mọi việc đã được định rõ ranh giới, quyền hạn và có tiêu chuẩn để đánh giá

    Một vài công ty, tập đoàn lớn và thành công nhất trên thế giới không tuyển nhiều những người thông minh. Thực tế, phần lớn đội ngũ nhân sự của họ gồm toàn những người có năng lực bình thường (và đôi khi là có cả người ngốc nghếch nữa). Những doanh nghiệp thành công này chỉ sở hữu một vài cá nhân đủ thông minh để đặt ra các tiêu chuẩn, thiết lập một bộ máy tự động phân công công việc sao cho phần lớn nhân viên của họ không thể làm hỏng việc

    Vì vậy, sự thông minh hay tài năng không thể giúp bạn, trừ phi bạn biết cách tận dụng chúng để tìm ra cách đơn giản hóa mọi nhiệm vụ có khả năng giúp doanh nghiệp của bạn thành công. Việc này không hề dễ dàng, bởi nó đi ngược lại với tất cả mọi thứ mà bạn đã quen làm và đối lập với cách bạn được dạy dỗ. Tuy nhiên, điều này là cần thiết cho một doanh nghiệp thành công, và nó cũng lý giải tại sao chỉ thông minh và tài năng là không đủ để làm nên một công ty thành công

    Có quá nhiều thứ để mất

    Một vấn đề khác với những người thông minh khi khởi nghiệp là họ thường có nhiều thứ để mất. Bạn càng thông minh thì bạn lại có càng nhiều lựa chọn. Bạn sẽ có khả năng làm ra tiền ở rất nhiều lĩnh vực, có nhiều chỗ đứng trên con đường sự nghiệp nơi bạn có thể thăng tiến và kiếm ra nhiều tiền hơn

    Điều này đồng nghĩa với việc khi mở một công ty, bạn có nhiều rủi ro hơn người có ít tiền và có ít lựa chọn. Người ta gọi đây là sự tiến thoái lưỡng nan mang tên “còng tay vàng”. Bởi vì bạn có quá nhiều thứ để mất, cho nên bạn cần một cơ hội kinh doanh đủ lớn để có thể mang lại nhiều thứ hơn cho bạn

    Nếu bạn làm ra 250.000 USD một năm (hoặc có cơ hội có thể đem lại số tiền tương tự), doanh nghiệp của bạn sẽ phải thành công gấp năm lần so với doanh nghiệp của một người kiếm được 50.000 USD một năm. Ngoài ra, việc thành lập nên một công ty có lợi nhuận hàng năm lớn gấp đôi so với lúc bạn kiếm được 250.000 USD/năm khó hơn nhiều nếu bạn chỉ làm ra 50.000 USD/năm

    Vậy nên, với quá nhiều thứ để mất, có nhiều lựa chọn sẵn có và sở thích làm mọi việc theo cách phức tạp, rắc rối, đừng ngạc nghiên khi người “Có Vẻ Sẽ Thành Công Nhất” ở trường của bạn sẽ mãi kẹt trong một công ty nào đó, và những bạn học có năng lực bình thường nhất lại trở nên thành công với việc kinh doanh

    Carol Roth
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    6 hậu quả tai hại sẽ xảy ra khi bạn có chỉ số IQ cực cao
    Thông minh là tốt, nhưng quá thông minh thì không. Khi đó, cái đầu của bạn sẽ trở thành một thứ giống như “lời nguyền”

    Với đa số chúng ta, có lẽ đều cho rằng cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng, hạnh phúc và ấm êm hơn nếu bản thân sở hữu một cái đầu thông minh hơn bây giờ

    Thông minh hiển nhiên là tốt, nhưng khi bạn trở nên quá thông minh với chỉ số IQ cực cao thì sao? Mới đây, có một chủ đề đang nhận được sự chú ý rất lớn của cộng đồng mạng được đăng trên Quora mang tên: "Khi trí thông minh trở thành một lời nguyền.", trong đó nội dung là về việc sở hữu một cái đầu thông minh có thể gây hệ quả xấu như thế nào

    Hóa ra, câu chuyện "lời nguyền của trí tuệ" là có thực, và nó nhận được vô số lời hưởng ứng từ các thanh niên có chỉ số IQ trên 120. Và giờ hãy xem khi bạn quá thông minh, hậu quả xảy ra là gì

    1. Bạn sống quá lý trí mà bỏ qua cảm xúc


    Người dùng Marcus Geduld chia sẻ rằng anh có thể hiểu được cảm xúc của bản thân, và nhờ cái đầu thông minh nên cũng nắm bắt được cảm xúc của mọi người xung quanh. Chỉ là anh chẳng bao giờ thấy nhẹ nhõm với việc bung tỏa cảm xúc ra ngoài cả

    [​IMG]

    "Đây là một vấn đề phổ biến với những người thông minh, đặc biệt là những ai có khả năng tư duy ngôn ngữ cao. Với họ, lời nói và ngôn ngữ giống như một bức màn hiệu quả để che giấu đi bản thân. Ngay cả khi nói ra tất cả, mọi thứ tôi nói vẫn sẽ ghim lại trong đầu chứ chẳng nhẹ nhõm hơn, chỉ khác là nó được... đánh dấu là đã hoàn thành thôi."

    Geduld cũng nhấn mạnh sự khác biệt về khả năng tư duy lý trí và cảm xúc của một người thông minh. Với giới khoa học, họ chưa tìm ra sự liên hệ giữa 2 yếu tố này, nhưng một số bằng chứng cũng chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc cao sẽ đánh đổi bằng việc có khả năng nhận thức lý trí thấp, ít nhất là trong môi trường công việc

    2. Sự kỳ vọng của người khác là quá lớn

    "Người ta gần như mặc định rằng bạn sẽ nằm trong số những người tốt nhất. Bạn sẽ chẳng có ai để chia sẻ về điểm yếu và nỗi sợ của bản thân." - người dùng Roshna Nazir cho biết

    Ngoài ra, cũng vì sự kỳ vọng này mà người thông minh có thể sẽ hoảng loạn nếu mình không thể hiện được như ý

    [​IMG]

    "Nó khiến bạn hình thành nỗi sợ thất bại. Bạn đôi lúc sẽ không dám chấp nhận rủi ro vì sợ rằng mọi thứ sẽ đi chệch hướng," - Saurabh Mehta cho biết

    Các báo cáo khoa học cũng tỏ ra đồng tình. Trong một bài viết đăng tải trên PsychologyToday, tác giả cho biết các bậc cha mẹ thường tỏ lo lắng về thành tích của con mình nếu đó là một đứa nhóc thông minh và luôn thể hiện tốt ở trường. Đôi khi, sự lo lắng này khiến họ quá tập trung và hành động của con, mà không để ý đến cá tính và mong muốn thực sự của đứa trẻ

    3. Hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng

    Cũng trên Quora, nhiều ý kiến cho rằng những người thông minh dường như có thể đạt được bất kỳ thứ gì với ít nỗ lực hơn người thường. Nhưng khổ nỗi ngoại trừ một số ít thiên tài, thì thông minh không đồng nghĩa với thành công. Trái lại, người thông minh có thể dễ trở nên lười biếng, không đủ độ kiên trì để khiến sự nghiệp của mình đi lên đúng mực

    "Trí thông minh sẽ trở thành vấn đề đối với những người phát hiện ra nó ngay từ khi còn nhỏ, rằng họ có thể đạt được bất kỳ thứ gì mà không cần phải cố gắng, để rồi không được trui rèn đức tính kiên trì cần thiết cho sự nghiệp." - trích lời Kent Fung, một người dùng trên Quora

    Các nghiên cứu khoa học cũng có chung kết luận. Theo đó, sự tận tâm thực tế lại có mối quan hệ đối nghịch với một số dạng trí thông minh. Tức là, những người thông minh có thể cảm thấy họ không cần thiết phải cố gắng hết sức để đạt được thành tựu giống người khác, để rồi chẳng bao giờ bứt phá lên được

    4. Người ngoài sẽ thấy khó chịu vì bạn liên tục sửa lỗi khi nói chuyện

    Có một "lời nguyền" đối với những người thông minh là khi có ai đó nói điều gì thiếu chính xác, họ sẽ bị thôi thúc làm sáng tỏ bằng được. Khổ nỗi, người nói chuyện cùng bạn có thể không thích thế. Một số thậm chí còn cảm thấy bị công kích và ngượng ngùng vì hành động của bạn, dẫn đến việc khó mà tiếp tục quan hệ

    "Bạn liên tục sửa sai cho người khác, đến một thời điểm họ chẳng buồn chơi với bạn nữa." - người dùng Raxit Karrramreddy cảm thán

    5. Có xu hướng nghĩ quá nhiều

    Một lời nguyền khác của những người thông minh, là họ dành quá nhiều thời gian để phân tích và suy ngẫm với bất kỳ điều gì bắt gặp trong cuộc sống. Đôi khi đó là một vấn đề thực sự khó, và bạn dễ "phát điên" khi phải tìm đến hàng giờ vẫn chưa ra câu trả lời

    Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2015, những người có trí tuệ ngôn ngữ cao có mối liên hệ khá rõ ràng với chứng rối loạn lo âu
     

Chia sẻ trang này