Nông dân lập trình

Thảo luận trong 'OBAMACARE' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 25/2/17.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nông dân lập trình
    Trong buổi thăm chúc Tết FPT sáng 7/2, Chủ tịch UBND Đà Nẵng bày tỏ mong muốn: “FPT phải làm sao để các cậu bé chăn bò nghèo cũng có cơ hội vào tòa nhà này làm việc”

    Lời nhắn nhủ của Chủ tịch Đà Nẵng khiến tôi nhớ lại giai đoạn đầu thế kỷ, khi anh em bắt đầu mở công ty phần mềm FSoft. Bạn tôi, một tiến sĩ kinh tế nói: “Nam, mày không thể thành công nếu không lôi được nông dân vào cuộc. Công nghiệp tức là phải nói đến số đông, dù có là công nghiệp phần mềm”

    Bạn tôi không phải người nói suông. Bản thân anh mở một công ty phần mềm, chỉ nhận các cháu học lớp 12 ở làng mà không thi được đại học. Anh sống tốt, mở chi nhánh ở Singapore luôn

    Tôi cũng là người tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân (mà ở ta nhân dân tức là nông dân, đại đa số)

    Bởi thế những năm đầu, biểu tượng của công ty chúng tôi là chị Nguyễn Thị Lan Hương, cuối tuần nào cũng về nhà cấy, nhổ cỏ cho mấy sào ruộng của gia đình ở Đông Anh. Sau này, họa sĩ lấy cảm hứng để thiết kế nên talisman (phù hiệu) của FSoft là chàng Cuder, nông dân cuốc đất trên cánh đồng số. Bây giờ Hương đã làm phó giám đốc một đơn vị kinh doanh chiến lược của công ty

    Có lần một nhân viên của FSoft được khách hàng sang tận nơi khen thưởng vì đã fix được bug mà họ mãi không sửa được. Tôi đã về quê, nói chuyện với bố mẹ em. Hóa ra họ là những người nông dân hết sức bình thường, tần tảo làm ruộng, nấu rượu nuôi con

    Mỗi lần về quê như vậy, các cô các bác đã tiếp cho tôi biết bao sức mạnh để đi tiếp

    Bởi vậy, tôi thấy không thể hiểu được, sau bao nhiêu năm, các trường đại học về CNTT vẫn không thể nào cung cấp đủ số lượng, chứ chưa nói gì đến chất lượng, cho các công ty phần mềm đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Theo số liệu tôi có, thì cả nước mỗi năm có 17.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp, trong khi đó riêng nhu cầu tuyển dụng của chúng tôi đã là 3.000 người. Con số này của Ấn Độ là khoảng 2 triệu. Ngay cả tính trên tỷ lệ so với dân số, thì tỷ lệ số kỹ sư CNTT các bạn đào tạo được, cũng gấp 8,5 lần nước ta. Cứ hơn 600 người Ấn thì có một kỹ sư CNTT

    Sở dĩ tôi so với Ấn Độ, vì tỷ lệ người dân nông thôn ở bạn và ta là ngang nhau, thậm chí bạn nhỉnh hơn một chút, 67% so với 66%. Xuất phát điểm không khác nhau là mấy, thậm chí nếu xét đến tiến trình “xóa đói giảm nghèo” trong nửa thế kỷ qua thì bạn còn phải học ta. Nhưng bây giờ nơi đó đã là một trung tâm CNTT của thế giới

    Trên tạp chí Forbes năm ngoái, có câu chuyện về Varun Chandran, một thanh niên từ nông thôn Ấn Độ, nhà nghèo tới mức không có tiền đi học. Cậu vừa đi làm thuê, vừa học tiếng Anh, tìm hiểu về CNTT trong các quán cà phê Internet. Sau này, Varun lập một công ty phân tích và đào bới dữ liệu. Cậu quay trở về ngôi làng cằn cỗi của mình thuê chính những người nông dân trong làng làm việc, đào tạo họ thực hiện phân tích dữ liệu máy tính. Khách hàng của Varun có các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, và doanh thu mỗi năm cả triệu USD. Ai dám tin rằng “big data” sẽ được xử lý bởi những phụ nữ nông thôn làm quen với máy tính lúc nông nhàn? Varun tin, vì cậu từng làm được điều đó

    Sự khác biệt ở đây là do họ thông minh hơn ta, hay là độ lớn của ước mơ ?

    Có nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ có các bậc trí giả mới có quyền và khả năng tham gia vào cuộc cách mạng đang thay đổi thế giới

    Tôi thì tin rằng một chương trình đào tạo trong vòng 16-20 tháng với một chi phí đầu tư chấp nhận được cho gia đình, hoàn toàn có thể bắc cầu cho các cậu bé “chăn bò” từ miền Trung nghèo khổ và các vùng của đất nước có thể tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Và đó cũng là chương trình mà tôi sẽ mời ông Chủ tịch Đà Nẵng đến tham quan

    Tư duy của chúng tôi: Học những kỹ năng căn bản và quan trọng nhất là học cách tự học, rồi “a lê hấp”, nhảy vào cuộc. Công nghệ như một dòng sông chảy xiết. Tập ở trên bờ bao nhiêu cũng không đủ. Chỉ cần không chìm và biết định hướng. Dòng sông sẽ đưa bạn đến đại dương tri thức

    Tôi luôn chào đón bất kỳ cậu bé chăn bò nào đủ tham vọng để bắt đầu

    Nguyễn Thành Nam
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nông dân lập trình cần biết thêm… ngoại ngữ

    [​IMG]
    Để có thể tham gia cuộc cách mạng thứ tư thì thế hệ mục đồng hôm nay phải biết ngoại ngữ

    "Người Việt cỡ tài năng như Hà Đông không phải là hiếm"

    Trên báo có bài của anh Nguyễn Thành Nam viết về giấc mơ phát triển Việt Nam có tới 2/3 dân số là nông dân để trở thành một quốc gia Công nghệ Thông tin (CNTT) như Ấn Độ

    "Một chương trình đào tạo trong vòng 16-20 tháng với một chi phí đầu tư chấp nhận được cho gia đình, hoàn toàn có thể bắc cầu cho các cậu bé "chăn bò" từ miền Trung nghèo khổ và các vùng của đất nước có thể tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này," anh Nam nói về dự định mới của FPT

    So sánh với Ấn Độ, một quốc gia hơn một tỷ người cũng hầu hết là nông dân mà vẫn có nền CNTT và lực lượng lập trình thuộc top trên thế giới, anh cho rằng Việt Nam chẳng có gì mà phải lo

    Quả thật, tại các công ty IT lớn mang tầm toàn cầu, cánh trẻ ngồi mài đũng quần miệt mài bên những byte bít hầu hết đến từ châu Á mà chiếm số đông là người Ấn Độ. Người Việt cũng không ít. Cỡ tài năng như Hà Đông và Flappy Bird không phải là hiếm

    [​IMG]
    Sáu chàng trai Việt là sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM) có cơ hội đến Google làm việc

    Mấy năm trước, World Bank có một bộ phận IT có tên ISG (Information Solution Group – Giải pháp tin học) do một Phó Chủ tịch phụ trách với hơn một ngàn nhân viên, mấy sếp lớn toàn từ Ấn Độ, ra vào tòa nhà IT chỉ thấy người Ấn

    Dân World Bank gọi đùa ISG là Indian Solution Group (Giải pháp tin học của Ấn Độ) để nói lên dân IT đến từ quốc gia này đã ảnh hưởng tới IT ra sao tại các tổ chức quốc tế lớn

    Tuy nhiên, về lập trình thì Ấn Độ không phải là số 1 thế giới như nhiều người tưởng

    Theo HackerRank, một trang web nghiên cứu về khả năng của các lập trình viên các nước, những lập trình viên tốt nhất thế giới thuộc về Trung Quốc đứng số 1, Nga thứ 2 và Ba Lan đứng thứ 3

    Số liệu này được các tờ báo nổi tiếng như Washington Post, Business Insider, eWeek và InfoWorld trích dẫn

    Hai nước có truyền thống lập trình (có những tên tuổi lớn nhất như Bill Gates hay Steve Jobs) là Mỹ đứng thứ 28, và Ấn Độ ở thứ hạng 31. Việt Nam đứng thứ 23, trên cả hai huyền thoại Mỹ - Ấn

    [​IMG]
    Trong một thống kê mới đây được thực hiện trên HackerRank, thì Việt Nam đứng thứ 23 trong top 50 quốc gia có lập trình viên giỏi nhất thế giới

    Điều kiện để hoàn thành giấc mơ "nông dân lập trình"

    Như vậy, giấc mơ "nông dân lập trình" là hoàn toàn hiện thực. Tuy nhiên, so với Ấn Độ, Việt Nam thiếu vài thứ nho nhỏ

    Từ những năm 1960 của thế kỷ trước, Ấn Độ đã có 7 viện CNTT (IIIT – Indian Institutes of Information Technology) chuyên đào tạo ra chuyên gia IT nổi tiếng thế giới

    Và nay có tới 20 viện như vậy ở hầu hết các bang của một quốc gia hơn một tỷ dân. Tầm nhìn nhiều thập kỷ của lãnh đạo Ấn Độ đã giúp CNTT nước này có số má toàn cầu

    Ấn Độ từng là thuộc địa của Anh nên tiếng Anh phổ biến trong trường học. Tiếng Anh được dùng trong công sở, họp chính phủ, trên tivi, radio. Học sinh, sinh viên đều thông thạo thứ tiếng "thuộc địa" này và đây chính là chìa khóa cho CNTT phát triển

    Hiện nay rất nhiều công ty Mỹ dùng trợ giúp khách hàng qua điện thoại thông qua các công ty Ấn Độ, nhất là trợ giúp về IT

    Thay vì trả một nhân viên Mỹ trắng 60 ngàn đô/năm chưa kể bảo hiểm và các lợi tức khác lên tới 120 ngàn, 40 giờ một tuần, công ty Mỹ sẽ thuê một người Ấn Độ làm chất lượng tương tự với 10 ngàn đô/năm và giờ làm việc có thể là 24/7 mà không cần bàn làm việc, bảo hiểm

    Tổng thống Trump muốn lôi việc về cho người Mỹ hơi bị khó

    [​IMG]
    Người Ấn Độ đang học tiếng Anh kiểu Anh, kiểu Úc, kiểu Mỹ… để khách hàng các nước đó gọi đến không có cảm giác đang nói với người Ấn

    Như vậy, để có những lập trình viên hội nhập, thì quốc gia phải có nền tảng CNTT chắc chắn và trình độ ngoại ngữ không kém ai. Ngoài lập trình còn phải biết trao đổi với đối tác, lập hồ sơ, viết báo cáo… bằng tiếng Anh. Thiếu phần sau sẽ chỉ là anh thợ làng nhàng, thuê ở đâu cũng có

    Với lời hứa với Chủ tịch Đà Nẵng về một thế hệ nông dân lập trình có vẻ dễ thực hiện. Tuy nhiên đi vào thực tế dễ phải dùng mẹo của anh lính Ivan nấu cháo rìu

    Chuyện vui kể Ivan đi lạc, đến nhà nọ hỏi xin ăn nhưng chủ nhà keo kiệt không cho. Buồn quá, Ivan mượn cái nồi, xin tí nước rồi bỏ rìu của mình vào nồi, chụm lửa nấu. Chủ nhà tò mò hỏi, Ivan đáp nấu cháo rìu

    Nước sôi, Ivan nếm nước, gật gù bảo ngon rồi, nhưng nếu thêm chút kê thì ngon hơn. Chủ nhà mang cho vốc kê, khi kê chín Ivan lại nếm, nói có thêm chút thịt sẽ ngon nữa

    Cứ vậy, Ivan có nồi cháo kê nấu với thịt, hành, tiêu, rủ chủ nhà cùng xì xụp húp. No bụng, Ivan lại vác rìu lên đường sau khi được chủ nhà cảm ơn về bát cháo rìu rất ngon

    Muốn cho trẻ trâu biết lập trình theo khóa học của FPT thì cha mẹ nên nhớ câu chuyện anh lính Ivan

    Ngoài giấc mơ tham gia cuộc cách mạng thứ tư thì cần thêm nền tảng CNTT của quốc gia chắc chắn do nhà nước đầu tư và ngoại ngữ của từng cá nhân do gia đình đóng góp. Chưa kể bỏ tiền mua máy tính và các phụ kiện cho các cháu học

    Nếu không, chỉ có rìu và nước sôi, thì bạn đọc biết ai sẽ ăn được loại cháo này

    Hiệu Minh
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Giúp phụ nữ nghèo học lập trình để đổi đời



    - Ở châu Mỹ Latin có một học viện dạy lập trình và phát triển web cho những phụ nữ trẻ có hoàn cảnh khó khăn của Peru, Mexico và Chile

    [​IMG]
    Chị Mariana Costa ​

    Sau khi tốt nghiệp và tìm được việc làm, họ sẽ đóng góp 10% lương mỗi tháng trong hai năm để trả lại học phí cho học viện

    Hơn 80% nữ học viên của học viện công nghệ này đã tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, có mức lương cao hơn nhiều so với các công việc lao động phổ thông vốn thường dành cho phụ nữ nghèo khó, thất học ở châu Mỹ Latin

    Tuyệt vời hơn khi họ có cơ hội được làm việc tại các môi trường doanh nghiệp lớn như Google, Microsoft

    Tất cả những điều tuyệt vời đó đã và đang diễn ra tại học viện “mơ ước” Laboratoria, sáng kiến của vợ chồng chị Mariana Costa người Peru cùng người bạn học cùng lớp Rodulfo Prieto

    Từng theo học Trường Kinh tế London và sau đó nhận bằng thạc sĩ về quản trị công và phát triển tại Đại học Columbia, chị Costa có một nền tảng kiến thức rộng rãi trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xã hội và giáo dục

    Trong thời gian ở Columbia, chị đã làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận Ankay, nơi cấp các học bổng toàn phần cho những người trẻ thiệt thòi ở Peru suốt thời gian học đại học

    Sau đó chị làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận TechnoServe chuyên hỗ trợ người dân tại các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo

    Học viện Laboratoria ra đời khi vợ chồng chị Costa và người bạn Prieto của họ quyết định cùng nhau khởi nghiệp. Họ chia sẻ mong muốn thành lập một doanh nghiệp có tác động xã hội

    Anh Marin, chồng Costa, là một nhà phát triển phần mềm, vì vậy họ quyết định mở một dịch vụ phát triển web cho khách hàng. Tuy nhiên khi xây dựng đội ngũ các chuyên gia phát triển phần mềm, họ nhận ra số nhân lực trong 
lĩnh vực này quá hẻo

    Gần 1/4 trong số những người trẻ ở châu Mỹ Latin, 22 triệu người, hoặc thất nghiệp, hoặc không thể tới trường

    Trong số đó, 70% là các cô gái. Không được giáo dục, việc thoát nghèo với những cô gái trẻ này gần như là chuyện không thể. Chị Costa quyết định tạo điều kiện để những phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận với những gì họ hoàn toàn có đủ năng lực theo đuổi

    Từ một chương trình thí điểm nhỏ với 15 học viên, dự án đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cho phụ nữ nghèo của ba người này đã phát triển thành bốn học viện đào tạo ở Lima và Arequipa tại Peru, Mexico City và 
Santiago ở Chile

    Những người được chấp nhận tham gia chương trình học sẽ trải qua khóa đào tạo mang tính nhập môn về lập trình và thiết kế web trong sáu tháng. Sau đó Học viện Laboratoria sẽ tập trung cung cấp kiến thức thêm cho họ trong 18 tháng với những kỹ năng đáp ứng từng công việc cụ thể

    Ngành công nghiệp công nghệ hiện vẫn đang rất khát các nhà lập trình mới, vì vậy Học viện Laboratoria đã nhận được các khoản tài trợ ngân sách từ các đối tác công nghệ lớn như Google, Microsoft, Levono và nhiều tổ chức khác

    Mọi học viên đều được đài thọ hoàn toàn trong suốt quá trình học nhờ vào những khoản đóng góp đó

    Sau khi được tuyển dụng vào làm việc ở một hãng công nghệ nào đó, họ sẽ đóng góp trở lại 10% tiền lương mỗi tháng trong hai năm để hoàn trả những chi phí học viện hỗ trợ họ trong suốt thời gian học

    Và mỗi ngày từ lúc sớm tinh mơ, những phụ nữ trẻ như cô bé Mirella Acelo 17 tuổi đang sống ở một khu nhà xập xệ tại Lima, Peru lại đón xe buýt tới Học viện Laboratoria

    Không đủ tiền để học cao đẳng hay đại học, nhưng giờ đây các cô gái như Mirella Acelo vẫn tràn đầy nghị lực và hi vọng thay đổi cuộc đời bên chiếc máy tính

    D.Kim Thoa
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Startup tạo hàng triệu việc làm mà không cần làm

    [​IMG]

    Từ ý tốt muốn lập website giúp đỡ công việc kinh doanh của mẹ, Matt Barrie đã nảy ra ý tưởng và thành lập Freelance.com nhằm kết nối những người làm việc tự do (freelancer) và người có việc muốn thuê người làm lại với nhau

    Startup của Matt Barrie - có giá hơn 300 triệu USD (khoảng 400 triệu AUD) - được thành lập cách đây 8 năm (tại Sydney), hiện có hơn 22,5 triệu người dùng từ khắp nơi trên thế giới

    Công việc trên Freelancer.com rất đa dạng, trải dài trong nhiều lĩnh vực, từ viết phần mềm ứng dụng, làm báo cáo, chạy chiến dịch quảng cáo cho công ty cho đến thiết kế hình xăm. Thậm chí, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng website này từ năm 2015 để tìm người thiết kế sản phẩm cho trạm vũ trụ quốc tế, bao gồm cả một cánh tay robot mới

    Để có được thành công như ngày hôm nay, nhà khởi nghiệp 43 tuổi Barrie từng trải nghiệm không ít thất bại. Và ý tưởng về Freelance.com đến trong thời điểm ông đang nỗ lực vượt qua thất bại của startup đầu tiên

    Tìm kiếm thành công thực sự

    Barrie thành lập startup đầu tiên vào năm 2006. Đó là Công ty Sensory Networks, có trụ sở đặt tại Sydney, chuyên sản xuất chip máy tính dành cho thiết bị an ninh. Dù sản phẩm được khách hàng đánh giá cao và nhận sự hỗ trợ đắc lực từ các nhà đầu tư mạo hiểm, nhưng Barrie vẫn cảm thấy có gì đó không ổn, đặc biệt về cách thức bán hàng

    Quả nhiên một thời gian sau, việc quảng bá gặp khó khăn, kéo hoạt động kinh doanh của công ty đi xuống. Và, Barrie đã từ bỏ "đứa con" đầu tiên của mình

    Thực tế, Sensory Networks đã sống sót qua cơn khủng hoảng tài chính mà không cần có Barrie. Công ty tiếp tục tăng trưởng và cuối cùng được "gã khổng lồ" trong mảng chip xử lý máy tính - Intel mua lại hồi năm 2013 với giá 20 triệu USD

    Nhớ lại quãng thời gian năm 2006, Barrie chia sẻ, áp lực khi đó khiến ông cảm thấy mình đang làm các nhà đầu tư mạo hiểm, nhân viên, và gia đình thất vọng. "Tôi cảm giác như mình đã thực sự thất bại", ông nói với BBC

    Sau vài tháng nghỉ ngơi rời xa sức ép công việc, Barrie bắt đầu suy nghĩ về hướng đi mới trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 đang càn quét khắp thế giới, trong đó có Australia

    "Thế giới đang sụp đổ. Doanh nghiệp không còn được nhận tài trợ. Tôi đã nghĩ, Mình sẽ làm gì với bản thân đây", Barrie nhớ lại. Và ông quyết định tận dụng khoảng "thời gian chết" này để xây dựng một website hỗ trợ công việc kinh doanh của mẹ - vốn là một nhà cung cấp sỉ vật liệu nghệ thuật, hàng thủ công

    Barrie dự định lên danh sách những cửa hàng lấy nguồn hàng từ mẹ ông. Bằng cách đó, có thể quảng bá rộng rãi thương hiệu và thu hút nhiều người tìm đến cửa hàng của gia đình. Tuy nhiên, file Excel thống kê danh sách có tới hơn 1.000 cửa hàng

    Để xử lý hết đống dữ liệu này, Barrie quyết định thuê ngoài toàn bộ. Ông tìm đến lao động địa phương, nhưng thậm chí cả khi đã đưa mức giá 2.000 AUD, cũng chẳng ai thèm ngó ngàng tới lời đề nghị của Barrie

    "Tôi đi dạo một vòng, hỏi vài người trong số họ và nhận được câu trả lời Ôi, công việc đó chán lắm. Tôi bảo, Tôi biết nó chán chứ! Đó là lý do tại sao tôi thuê anh làm việc với giá đó". Sau 4 tháng, Barrie tuyệt vọng và bắt đầu lên mạng tìm kiếm người chịu nhập liệu với giá rẻ. Tình cờ, ông thấy một website tên Getafreelancer có trụ sở tại Thụy Điển

    "Đó là trang web xấu nhất tôi từng thấy trong đời. Loay hoay mãi, cuối cùng tôi cũng tìm ra cách đăng tin tuyển người làm", ông nhớ lại, "Sau đó tôi đi ăn trưa và vài tiếng sau quay lại nhận được 74 email gửi đến chấp nhận yêu cầu làm việc với đủ mức giá, từ 2.000 AUD, 1.000 AUD, 500 AUD,... Tôi đã nghĩ có khi nào đây là một kiểu lừa đảo không"

    Cuối cùng, Barrie cũng tìm ra người làm việc cho mình. Đó là một nhóm freelancer ở Ấn Độ, họ cam kết hoàn thành công việc nhập liệu trong 3 ngày với giá chỉ... 100 AUD


    "Tôi thật không thể tin vào mắt mình, cả một đội ngũ freelancer trên internet, rất nhiều người trong số họ đến từ những thị trường mới nổi. Tôi nhìn qua tất cả các dự án đăng tải trên website. Nó giống như trang web bán hàng trực tuyến ebay chỉ dành để mua-bán công việc. Thật tuyệt vời!", Barrie chia sẻ

    Rất tâm đắc với phát hiện mới đó, Barrie quyết định tự tạo ra phiên bản mới của mình dưới tên gọi Freelance.com

    Tuy nhiên, sau đó ông gặp khó khăn trong việc gọi vốn đầu tư. Các nhà đầu tư mạo hiểm - những người trước kia từng đổ xô đến startup đầu tiên của ông, tỏ ra e dè hơn trong lần này. Bên cạnh đó, các ngân hàng lại không sẵn lòng cho vay đối với một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào website mà không có bất động sản hay tài sản có thể thu hồi trong trường hợp thất bại

    Cuối cùng, một người bạn của Barrie - người vừa bán công ty riêng của mình, quyết định cùng hùn tiền với ông mở công ty, dùng tiền đó chi trả tiền thuê freelancer trên Getafreelancer, trước khi mua lại doanh nghiệp đó

    Kể từ đó đến nay, Freelance.com đã thâu tóm 18 trang web đối thủ khác và ngày càng lớn mạnh. Số lượng nhân viên làm việc trực tiếp cho Công ty hiện lên tới 570 người

    "Gãi đúng chỗ ngứa"

    Dù đem lại lợi ích thiết thực nhưng những trang web như Freelance.com phải đối mặt với không ít chỉ trích, một trong số đó là gia tăng sự cạnh tranh khiến công việc ngày càng mất giá. Barrie không đồng tình với chỉ trích trên, ông cho rằng Công ty đã tạo ra những tác động lớn, tích cực đến hàng triệu người dân, đặc biệt tại các nước đang phát triển

    "Có những nơi mà người dân ở đó chỉ kiếm được 2 AUD/ngày. Trong khi mỗi dự án trên Freelance.com trung bình được trả với giá 200 AUD/ngày", Barrie so sánh, "Bạn có thể kiếm được khoản tiền bằng với mức lương hằng tháng của mình chỉ trong vài ngày cộng tác thông qua Freelance.com. Đó là một cách cơ bản trong việc đãi ngộ nhân tài. Giá trị sức lao động của bạn tùy thuộc vào khả năng tìm công việc mà bạn muốn làm và chất lượng hoàn thành nó"

    Bên cạnh đó, không nhất thiết những freelancer trả giá thấp nhất mới giành được việc trên Freelance.com. Công ty này thống kê, có tới 47% các dự án trên website được giao cho những freelancer ra mức giá trung bình hoặc cao hơn giá ban đầu, tùy theo thỏa thuận đôi bên

    Theo doanh nhân Emma Sinclair - đồng sáng lập công ty chuyên cung cấp phần mềm quản lý nhân sự Enterprise Jungle, ngày càng nhiều công ty có nhu cầu thuê nhân sự bên ngoài thực hiện công việc thay vì giao cho nhân viên nội bộ

    Bà Emma dẫn số liệu thống kê cho thấy, gần 35% người lao động hiện nay không phải là nhân viên chính thức làm việc trong công ty và xu hướng này đang ngày càng lan rộng. "Qua đó cho thấy, những trang web như Freelance là cực kỳ hữu ích trong việc phục vụ lực lượng lao động có nhu cầu tìm việc - vốn ngày càng tăng, cũng như kết nối họ với các tập đoàn có nhu cầu tuyển dụng", bà nói

    Emma đánh giá, thị trường mua bán việc làm trực tuyến là một "thị trường vô giá tập trung nhiều nhân tài, bên cạnh việc sở hữu một hệ thống đánh giá hết sức quan trọng đủ khả năng loại bỏ những người lao động yếu kém hoặc không đáng tin cậy"

    Vân Thảo
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Gói 100.000 tỷ đồng
    AgriSoftware "Mũi đột phá vào nông nghiệp, nông thôn"

    (Chinhphu.vn) - Các bộ, ngành cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), coi đây là một đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn

    [​IMG]
    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì buổi họp với các bộ, ngành bàn về việc triển khai Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ

    Chiều 23/3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì buổi họp với các bộ, ngành bàn về việc triển khai Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ ngày 7/3/2017, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại (NHTM) để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp, thấp hơn từ 0,5- 1,5% so với lãi suất thị trường

    Dư nợ cho vay NNCNC còn thấp

    Trước khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo trên thì một số NHTM đã vận dụng Điều 15 của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN của NHNN để cho vay lĩnh vực NNCNC đối với những dự án hiệu quả

    Mới đây, vào giữa tháng 3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 738 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch, danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp

    Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, sau thời gian triển khai cho vay lĩnh vực NNCNC, ngành ngân hàng đang có dư nợ 3.700 tỷ đồng đối với 25 doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp NNCNC

    Lãnh đạo Agribank cho biết, ngân hàng này đang triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này bằng nguồn huy động, hiện đã cho vay được 400 tỷ đồng cho 14 khách hàng với lãi suất thấp hơn cho vay thông thường từ 0,5-1,5%. Vietcombank cũng vừa chủ động tìm kiếm và hoàn tất hợp đồng tín dụng 500 tỷ đồng cho dự án sản xuất trứng gà sạch cách đây 1 tháng

    Tuy nhiên, để triển khai thành công gói tín dụng này vào cuộc sống thì còn nhiều việc mà Chính phủ, các bộ, ngành cần phải thực hiện. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trước hết cần phải xác định rõ nội hàm của NNCNC, xác định được phạm vi bao gồm nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch và danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp hay còn nội dung nào khác

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gợi mở các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng hiện nay vẫn còn chưa rõ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thì cho vay lĩnh vực nào, khâu nào, và tỷ lệ của các loại kỳ hạn trong gói tín dụng này được xác định ra sao ? Có đảm bảo hạn mức sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn đối với NNCNC khi tỷ lệ hạn mức này càng ngày càng giảm ?

    Bên cạnh đó, về phạm vi cho vay, lãnh đạo Chính phủ đặt câu hỏi: “Cho vay theo chuỗi hay cho vay theo từng công đoạn của sản xuất NNCNC? Đối tượng cho vay ngoài doanh nghiệp, các HTX thì các hộ kinh doanh, trang trại, gia trại thì có vay được không khi mà ở Lâm Đồng, nhà nhà trồng hoa lan trong nhà kính, sử dụng CNC đang phấn đấu đạt giá trị 200 tỷ đồng/ha”

    Do đó, Phó Thủ tướng cho rằng công việc quan trọng là các bộ, ngành cần “tìm đúng người có nhu cầu vay” khi mà trong những năm qua cả nước chỉ thu hút được hơn 20 doanh nghiệp vào lĩnh vực này và số vốn cũng rất khiêm tốn như báo cáo của NHNN

    NNCNC: Lãi suất thấp nhưng rủi ro lớn ?

    Nêu những vướng mắc khi cho vay NNCNC, Tổng giám đốc Agribank Tiết Văn Thành cho biết do quy hoạch cây, con, ngành nghề của địa phương chưa rõ, còn manh mún; việc cấp giấy chứng nhận NNCNC còn chậm và các ngân hàng phải tự mày mò các quy định liên quan; giá trị đất đai làm tài sản đảm bảo thấp do địa phương định giá theo khung giá nhà nước trong khi khoản vay giá trị lớn; pháp luật chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp (nhà xưởng, nhà kính,…) trong khi đây đều là những tài sản có giá trị cao;…

    Trong khi đó Phó Tổng giám đốc Vietcombank Đinh Thị Thái cho biết, ngân hàng phải cho vay NNCNC thì khách hàng phải dùng tài sản thế chấp rõ ràng, quy mô lớn để tránh rủi ro. Còn nếu tài sản nhỏ lẻ thì khó cho vay vì liên quan tới cá nhân người quyết định cho vay và các đánh giá của cơ quan tố tụng, thi hành án

    “Lãi suất thấp nhưng rủi ro thì lớn”, bà Thái bày tỏ lo ngại và đề nghị gói này cần có pháp lý quy định trách nhiệm các cá nhân liên quan và nguồn vốn thực hiện trong bối cảnh Thông tư 36, Nghị định 55 và Thông tư số 10 đang bó hẹp tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ giới hạn an toàn tín dụng


    [​IMG]

    Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ


    Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định tầm quan trọng của gói tín dụng cho NNCNC, nông nghiệp sạch để phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và trong bối cảnh tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang chững lại

    “Khi Chính phủ công bố gói này thì được giới doanh nghiệp, người dân đồng tình ủng hộ. Các bộ phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong triển khai gói này, không để xã hội phải thất vọng”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh

    Hiện Chính phủ đã có hàng lang pháp lý để thực hiện phát triển NNCNC nhưng để tạo ra khung khổ thống nhất thì Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao NHNN ban hành Quyết định của Thống đốc NHNN hướng dẫn các NHTM thực hiện gói tín dụng này theo chỉ đạo của Thủ tướng, trước khi sửa đổi Nghị định số 55 và Thông tư số 10 (dự kiến trong quý II/2017). Theo thẩm quyền, Thống đốc NHNN xem xét cho DN tham gia chương trình được loại trừ dư nợ cho vay trong lĩnh vực NNCNC, linh hoạt trong quy định dự trữ bắt buộc để có thêm nguồn lực, nếu quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ

    NHNN chỉ đạo các NHTM tiết giảm chi phí hoạt động để góp phần giảm lãi suất cho vay NNCNC từ 0,5- 1,5% so với mặt bằng lãi suất cho vay. Các NHTM đẩy mạnh truyền thông quảng cáo chương trình tín dụng này để tạo điều kiện tiếp cận công khai, minh bạch tới các đối tượng vay

    NHNN chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT giám sát định kỳ kết quả chương trình tín dụng cho nông nghiệp nói chung và NNCNC nói riêng

    Bộ NN&PTNT khẩn trương tuyên truyền, tập huấn cho các đối tượng đi vay và cho vay về Quyết định số 738 ngày 4/3/2017 về tiêu chí xác định công trình, dự án NNCNC; phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ Tư pháp rà soát, hoàn thiện văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ứng dụng CNC; nhanh chóng thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nông nghiệp để tạo thuận lợi cho DN thực hiện thủ tục giao dịch tài sản đảm bảo tại NHTM

    Bộ NN&PTNT sớm chủ trì phối hợp với các địa phương quy hoạch khu, vùng NNCNC, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, quy hoạch phát tiển cây trồng vật nuôi trên địa bàn

    Tin tưởng lĩnh vực này không rủi ro lớn, Phó Thủ tướng cũng giao NHNN nghiên cứu việc mở rộng phạm vi tài sản đảm bảo trong lĩnh vực vay vốn NNCNC thế chấp bằng phương án kinh doanh hiệu quả, tài sản hình thành qua quá trình đầu tư, hay cho vay tín chấp

    Để hỗ trợ các ngân hàng, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp để ban hành trong thời gian sớm nhất, không thể trì hoãn thêm

    Thành Chung
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Google đào tạo kỹ thuật số cho nông dân Việt Nam

    [​IMG]
    Ông Eric Schmidt -Chủ tịch điều hành Tập đoàn Alphabet Inc (bên trái) và ông Ted Osius- Đại sứ Mỹ tại Việt Nam (bên phải) cùng đại diện Hội nông dân Việt Nam (ở giữa) đang khởi động dự án

    – Ông Eric Schmidt, hiện là Chủ tịch điều hành tập đoàn Alphabet Inc, là người chịu trách nhiệm về hoạt động đối ngoại của toàn bộ lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn Alphabet, bao gồm cả Google, Inc., đã có mặt tại Hà Nội để khởi động dự án đào tạo kỹ thuật số cho nông dân Việt Nam hôm nay 26-5

    Ông Eric Schmidt tin rằng internet sẽ đem lại lợi ích cho người dân Việt Nam bởi nhiều lý do, trong đó có thực tế là các sản phẩm và ứng dụng của Google rất phổ biến tại Việt Nam, và Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng YouTube đứng thứ hai thế giới, và sẽ còn tăng nữa. Tuy nhiên, phần lớn người dùng tập trung ở các thành phố, trong khi ông và công ty muốn nó tới được mọi người dân. Mục đích chính là giúp những người nông dân gia tăng năng suất lao động. Điều này sẽ tốt cho họ, tốt cho đất nước và tốt cho thế giới

    Vì thế, điều mà ông Eric Schmidt muốn làm là tận dụng nguồn tài nguyên có sẵn của Việt Nam, giúp người nông dân ứng dụng kết nối internet vào công việc đồng áng của họ

    “Tôi có cảm giác rất tốt về việc này và bản thân cũng đã tìm hiểu về nghề nông của Việt Nam. Tôi biết được rằng internet sẽ giúp tăng năng suất làm việc của người nông dân, ứng dụng công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, xem dự báo thời tiết và giúp gieo trồng hiệu quả hơn”, ông Eric Schmidt nói

    Đó là lý do vì sao Google.org hợp tác với Hội Nông dân Việt Nam cùng với một khoản tài trợ dành cho nông dân

    Theo thông cáo báo chí phát đi chiều 26-5-2017, thông qua hoạt động hỗ trợ này, Google sẽ giúp Hội Nông dân Việt Nam đào tạo 40 tập huấn viên và 500 cán bộ Hội, những người sẽ trực tiếp đào tạo cho 10.000 nông dân thông qua các buổi đào tạo ngoại tuyến. Hoạt động này đồng thời dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho thêm 20.000 nông dân thông qua các chương trình đào tạo trực tuyến

    "Chúng tôi chọn Hội Nông dân Việt Nam vì họ là những người trực tiếp làm việc với những người nông dân, họ có thể thay mặt chúng tôi giao tiếp với người nông dân. Tôi muốn các bạn hãy nghĩ về những người nông dân trong tương lai, khi họ dùng điện thoại thông minh để tìm cách nâng cao hiệu suất công việc...", theo lời phát biểu gửi báo chí của ông Eric Schmidt

    Ngọc Hùng
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Google hỗ trợ 30.000 nông dân Việt 'lên mạng'
    - Trong 3 năm tới, Google sẽ hỗ trợ hội nông dân Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng kỹ thuật số thiết yếu cho hơn 30.000 nông dân ở 9 tỉnh

    Thông tin này được nêu ra tại hội thảo khởi động chương trình vào sáng 26-5 ở Hà Nội. Theo kế hoạch, qua hoạt động hỗ trợ này, Google sẽ giúp hội nông dân Việt Nam đào tạo 40 tập huấn viên và 500 cán bộ hội - những người sẽ trực tiếp đào tạo cho 10.000 nông dân thông qua các buổi đào tạo ngoại tuyến. Hoạt động này đồng thời dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho thêm 20.000 nông dân thông qua các chương trình đào tạo trực tuyến

    Google tin rằng công nghệ thông tin có thể giúp giải quyết một số thách thức lớn nhất và phức tạp nhất, bao gồm cải thiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Cho đến hiện nay, có gần 50% lực lượng lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng mức đóng góp GDP của ngành nông nghiệp tương đối thấp, chỉ ở mức 20%. Canh tác nông nghiệp cũng đang bị đe dọa bởi những thách thức do đô thị hóa và biến đổi khí hậu gây ra

    [​IMG]
    Bà Đỗ Mỹ Hạnh - Thành viên ban dự án - Google Châu Á Thái Bình Dương đang hỗ trợ bà Hà Thị Thắm tìm thông tin thời tiết ở tỉnh Bắc Giang cùng với ông Lại Xuân Môn

    Ông Eric Schmidt, Chủ tịch Alphabet (công ty mẹ của Google), cho biết thông tin và công nghệ đang tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của hàng triệu người mỗi ngày. "Bằng cách trang bị cho nông dân Việt Nam những kỹ năng sử dụng internet và tìm kiếm thông tin hữu ích trên mạng, chúng tôi hy vọng họ sẽ có thể nâng cao kỹ thuật canh tác, nuôi trồng để tăng năng suất và tiếp cận với nhiều thông tin khác có giá trị trong cuộc sống hằng ngày" - ông nói

    Theo ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, hy vọng dự án hỗ trợ này sẽ góp phần đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trì gia tăng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân

    T. Nhân
     

Chia sẻ trang này