Khởi nghiệp Trung Quốc

Thảo luận trong 'Vietnam ThinkTank Technology' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 26/5/17.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tầm nhìn của ông Tập Cận Bình về phát triển khoa học công nghệ
    Sau khi tàu vũ trụ Thần Châu 1 (Tianzhou 1) thử nghiệm thành công với khí ga hydrate tự nhiên, các thành tựu về khoa học công nghệ gần đây của Trung Quốc đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc

    [​IMG]

    Tàu vũ trụ Thần Châu 1 chỉ là màn khởi động trong kế hoạch làm chủ không gian của Trung Quốc

    Hãy cùng nhìn lại những phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về biến Trung Quốc trở thành cường quốc về khoa học và công nghệ từ tổng hợp của China Daily qua bài lược dịch của VnReview.vn dưới đây

    Giấc mộng Trung Hoa

    Trung Quốc đang trên đà tự khẳng định mình là một trong những quốc gia sáng tạo nhất thế giới vào năm 2020 và trở thành quốc gia số một về sáng tạo vào năm 2030, trước khi hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc hàng đầu về khoa học và công nghệ trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2049. (Trích từ bài phát biểu về Tầm nhìn quốc gia với KHCN ngày 30/5/2016)

    Hợp tác toàn cầu

    [​IMG]
    Chúng ta sẽ khởi động "kế hoạch hợp tác hành động một vành đai và một con đường về hoa học công nghệ và đổi mới" (The Belt and Road Science Technology and Innovation Cooperation Action Plan), trong đó bao gồm cả Sáng kiến Trao đổi giữa con người và con người về Khoa học và Công nghệ, Sáng kiến về phòng thí nghiệm chung, Sáng kiến về Công viên hợp tác khoa học và Sáng kiến về Chuyển giao công nghệ. (Trích bài phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Hợp tác Quốc tế về Vành đai và Con đường vào ngày 14/5/2017)

    Vai trò của KHCN

    Khoa học và công nghệ là nền tảng để một quốc gia trở nên hùng mạnh, các doanh nghiệp cần nó để thành công và người dân cần nó để có một cuộc sống tốt đẹp hơn

    Tiếp cận theo hướng đổi mới

    Để đi tới đích, một quốc gia phải có tầm nhìn toàn cầu, từng bước xây dựng chiến lược phát triển một cách kịp thời, tự tin trong đổi mới và phải giành vị trí dẫn đầu trong các học thuyết và khám phá chưa từng được công bố

    [​IMG]

    Ông Tập Cận Bình đang phát biểu tại Diễn đàn hợp tác quốc tế về Vành đai và Con đường

    Đánh giá tài năng

    Để trở thành cường quốc đứng đầu thế giới về KHCN, Trung Quốc cũng phải giành vị trí số một về xếp hạng đối với các học viện hàng đầu, các trường đại học đi theo hướng nghiên cứu và các doanh nghiệp hướng tới sự đổi mới. Điều này cũng hỗ trợ cho việc tạo ra một lượng đáng kể việc đứng tên các nghiên cứu chưa từng được công bố (original research)

    Lưu ý: Các đoạn trên được trích từ bài phát biểu về Tầm nhìn quốc gia với KHCN ngày 30/5/2016.



    Kỳ vọng vào lực lượng lao động

    Tất cả những người làm việc về KHCN ở Trung Quốc sẽ phải cống hiến mọi nguồn lực vô tận của họ để giúp hồi sinh quốc gia Trung Hoa về với hào quang mà quốc gia này đã từng giành được trước đây. (Trích phần nhấn mạnh trong buổi thăm triển lãm thành tựu KHCN của Trung Quốc trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 giai đoạn 2011-2015)

    [​IMG]

    Máy bay thương mại ARJ21 do Trung Quốc sản xuất

    Khám phá vũ trụ

    Khám phá vũ trụ rộng lớn, phát triển các chương trình không gian và trở thành một cường quốc về không gian vũ trụ luôn là giấc mơ mà Trung Quốc đang phấn đấu và hướng đến. Các kỹ sư và nhà khoa học về không gian phải nắm mọi cơ hội chiến lược và tiếp tục đổi mới/sáng tạo để cống hiến hơn nữa cho sự phát triển tổng thể của quốc gia và lợi ích của nhân loại. (Trích bài phát biểu tại Ngày Không gian lần đầu của Trung Quốc vào 24/4/2016)

    Sáng tạo trong kỷ nguyên Internet

    Là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Internet đang mang lại những cơ hội to lớn cho mọi người trong công việc lẫn trong cuộc sống, thúc đẩy đổi mới và phát triển trong nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp phải được khuyến khích sử dụng Internet để chuyển đổi loại hình phát triển và sáng tạo của họ về công nghệ, dịch vụ và mô hình doanh nghiệp. (Trích phát biểu trong chuyến tham quan Triển lãm Light of the Internet ở Ô Trấn, Triết Giang, Trung Quốc vào ngày 26/12/2015)

    Độc lập về sáng tạo

    [​IMG]

    Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 của Trung Quốc do tập đoàn Shenyang Aircraft Corporation (SAC) phát triển với kích cỡ tương tự F-35, đạt tầm hoạt động khoảng 1.247 km, có thể vận chuyển 28 tấn vũ khí và tốc độ tiệm cận mức Mach 1.8 (hơn 2.205 km/h)

    Chúng ta (ám chỉ người Trung Quốc) phải dựa vào chiến lược về đổi mới để làm đà phát triển. Trong đó, sự độc lập về đổi mới sáng tạo là cốt lõi của chiến lược này và là thứ mang tính tiên quyết để loại bỏ các trở ngại về hệ thống và máy móc, cũng như giải phóng mọi tiềm lực to lớn về KHCN trong vai trò là lực lượng chính của quá trình sản xuất. (Trích bài phát biểu tại hội nghị về Học viện Khoa học và Học viện Kỹ thuật Trung Quốc ngày 9/6/2014)

    Vai trò của kỹ thuật

    Kỹ thuật là một sức mạnh để thay đổi thế giới và giúp Trung Quốc sớm đạt được sự tiến bộ nhanh chóng về kinh tế và xã hội. Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, tăng cường các hợp tác chính phủ, bán chính phủ và phi chính phủ trong lĩnh vục này, để sớm trở thành một phần trong nhiều dự án hợp tác về KHCN toàn cầu và cải thiện về đào tạo nhân lực. (Trích từ phát biểu tại Hội thảo quốc tế về Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ vào ngày 3/6/2014)

    TM
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc trong cơn sốt đầu tư khởi nghiệp công nghệ
    - Cuộc chạy đua rót vốn vào các công ty khởi nghiệp công nghệ (startup) ở Trung Quốc đã dẫn đến việc chúng bị định giá cao quá mức so với triển vọng lợi nhuận. Điều này làm dấy lên một số lo ngại về nguy cơ bong bóng công nghệ, theo The Wall Street Journal

    Theo công ty tư vấn Zero2IPO, các cơ quan chính phủ và các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã thành lập 1.040 quỹ đầu tư kể từ năm 2015 nằm huy động 8.000 tỉ nhân dân tệ

    Trong 11 tháng đầu năm nay, 3.418 công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân và đầu tư vốn mạo hiểm ở Trung Quốc đã huy động được 1.600 tỉ nhân dân tệ (242 tỉ đô la Mỹ), cao gấp đôi so với năm 2015 và gấp 10 so với năm 2006, theo Zero2IPO. Ước tính, 12.000 công ty đầu tư ở Trung Quốc đang quản lý tổng giá trị vốn 8.500 tỉ nhân dân tệ

    Việc dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư cho phép các startup ở Trung Quốc duy trì hình thức hoạt động tư nhân lâu hơn, chứ không phải phải niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán. Một phần do một số nhà đầu tư rót vốn vào các startup này dường như không mấy quan tâm đến mức sinh lợi trực tiếp cũng như kế hoạch niêm yết của chúng trên các sàn chứng khoán

    Hai ông lớn công nghệ Alibaba và Tencent cũng đang đầu tư mạnh mẽ để thâu tóm các công nghệ mới, cách làm này sẽ giúp họ dập tắt các mối đe dọa cạnh tranh ngay từ trứng nước, đồng thời mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh khác. Đơn cử, theo ông Martin Lau, Chủ tịch của Tencent, tập đoàn này đã đầu tư vào hơn 600 công ty khác nhau

    Tuy nhiên, hiện nay, đã có một số nhà đầu tư vốn mạo hiểm bắt đầu lo lắng về nguy cơ bong bóng đầu tư bong bóng ngành công nghệ. “Bong bóng đầu tư đang quá lớn và mức định giá của các startup ở Trung Quốc đang quá cao”, Liu Zhou, người đồng sáng lập công ty đầu tư vốn mạo hiểm Fortune Capital ở Thâm Quyến, nhận định

    Điển hình, ban đầu, các ứng dụng xe đạp dùng chung như Ofo và Mobike được khen ngợi nhờ tính tiện dụng mà chúng mang lại cho khách hàng. Tuy nhiên, giờ đây, người dân đang ngán ngẩm trước tình trạng hàng triệu chiếc xe đạp gây tắc nghẽn các thành phố

    Đối với David Su, một trong những nhà đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Trung Quốc, tình hình bắt đầu giống như bong bóng dot-com mà ông chứng khiến vào giai đoạn đầu của sự nghiệp. Ông dự báo rằng, khi một số start-up công nghệ lớn nhất bắt đầu IPO vào năm 2019, cổ phiếu của chúng có thể được bán thấp hơn so với các mức định giá hiện nay

    “Tôi lo ngại về những gì sẽ xảy ra trong 18 tháng tới. Tôi cảm thấy giai đoạn này giống như giai đoạn bong bóng dot-com từ cuối năm 2007-2001”, David Zu nói

    Chánh Tài
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/2/20
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc hào hứng với AI

    Sự hào hứng với AI của Trung Quốc lớn hơn cả ở Mỹ, chí ít là đối với những vùng ngoài thung lũng Silicon

    Trong thế kỷ vừa qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tiến được những bước dài với khả năng sản xuất mọi thứ từ những món đồ chơi đến những chiếc lốp xe với giá siêu rẻ, sau đó là xuất khẩu chúng ra nước ngoài. Nhưng thời kỳ đó đã qua, giờ đây nếu muốn trở thành 1 quốc gia thực sự giàu có, Trung Quốc phải vượt khỏi cái bóng công xưởng giá rẻ của thế giới và tự mình trở thành một nền kinh tế đi đầu về sáng tạo

    Liệu 1 quốc gia được lãnh đạo bởi những kế hoạch 5 năm do chính quyền trung ương vạch ra và được coi là không cởi mở tự do bằng những nước phương Tây có thể đạt được bước tiến như vậy ? Thực ra trong lịch sử kinh tế thế giới đã có không ít ví dụ về việc các nước như Trung Quốc trở thành người sáng tạo tiên phong. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là Trung Quốc lại muốn làm điều này thông qua bước nhảy vọt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo(artificial intelligence - AI), với một cách tiếp cận chưa từng có

    Mùa hè năm ngoái, Chính phủ nước này công bố kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo đầy tham vọng, với mục tiêu biến Trung Quốc thành "trung tâm phát triển AI hàng đầu thế giới" vào năm 2030. Kế hoạch bao gồm nghiên cứu cơ bản về nhận diện hình ảnh, thu thập dữ liệu và phân loại chúng, tất cả tích hợp vào các phần mềm là 1 phần của những mạng lưới phức tạp. Ví dụ, một thành phố với hàng triệu chiếc xe tự lái sẽ cần đến công tác phân tích dữ liệu và khả năng nhận diện rằng 1 quả bóng lăn qua phố có thể kéo theo 1 đứa trẻ đuổi theo nó

    Ở Trung Quốc, những kế hoạch như vậy không chỉ đơn giản là 1 kế hoạch mà đó là dấu hiệu cho thấy phát triển AI đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, bao trùm mọi cấp từ các địa phương cho đến các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nhân. Trước đó, các chính quyền địa phương - với mong mỏi trở thành những trung tâm phần mềm - đã cam kết sẽ tài trợ khoảng 7 tỷ USD cho phát triển AI

    Cộng với thái độ thực sự hào hứng của các doanh nghiệp tư nhân và các nhà khoa học Trung Quốc, bạn có 1 lực lượng thực sự hùng mạnh, theo các nhà nghiên cứu Mỹ nhận định. Một trong số đó, chuyên gia nghiên cứu Erik Brynjolfsson của Viện công nghệ Massachusetts cho rằng sự hào hứng với AI của Trung Quốc lớn hơn cả ở Mỹ, chí ít là đối với những vùng ngoài thung lũng Silicon

    Ở Tân Cương, cảnh sát đã được trang bị kính nhận diện khuôn mặt để theo dõi hàng triệu người dân tộc thiểu số Nội Mông nhằm ngăn ngừa nguy cơ khủng bố. Họ còn có thể sử dụng các thiết bị cầm tay để tìm kiếm ứng dụng nhắn tin mã hóa trong những chiếc smartphone

    Trong quá khứ, nỗ lực cải tiến sáng tạo của Trung Quốc đi liền với tham vọng tập trung hóa kiểm soát, dẫn đến Chính phủ nước này dè dặt từ chối cho phép các nhà nghiên cứu cũng như doanh nghiệp được tự do đi theo ý tưởng của mình. Ví dụ, Trung Quốc từng có những dự án phát triển ngành sản xuất chip bán dẫn từ thời Cách mạng Văn hóa (cuối những năm 1960 đến cuối những năm 1970) nhưng cho đến nay vẫn chưa thể tạo ra được công ty nào đủ tầm cỡ để cạnh tranh với những ông lớn thế giới như Samsung hay Intel. Sau đó Bắc Kinh lại một lần nữa thử sức với chip máy tính với sự giúp sức của quỹ đầu tư công khổng lồ nhưng nỗ lực thâu tóm công nghệ tiên tiến của phương Tây của Trung Quốc đã bị Chính phủ Mỹ chặn lại

    Theo các nhà nghiên cứu công nghệ Mỹ, lĩnh vực AI có thể tạo ra sự khác biệt. Hiện nay nỗ lực phát triển AI đang được thực hiện bởi những đế chế Internet trên toàn cầu, trong đó có nhiều cái tên đến từ Trung Quốc như Tencent Holdings tập trung vào hình ảnh trong y học hay Alibaba muốn tạo ra những thành phố thông minh bằng cách sử dụng hệ thống cảm biến, camera và máy tính để quản lý giao thông

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc có thể chưa đạt được tự do về chính trị, nhưng họ có tự do về kinh tế để tạo ra lộ trình cho riêng mình. Môi trường ở Trung Quốc thậm chí có lợi hơn ở các nước phương Tây khi Chính phủ không xây lên những chướng ngại vật liên quan đến tính riêng tư có thể tác động tiêu cực đến quá trình phát triển công nghệ


    Theo Loren Graham, nhà nghiên cứu lịch sử khoa học đang công tác tại MIT, chỉ có rất ít quốc gia có thể vừa trở thành nước tiên phong trong công nghệ cao lại vừa có thể kinh doanh thành công những công nghệ mới này trên thị trường quốc tế. Ông rút ra đặc điểm chung của các nước này là đều có xã hội rất cởi mở, nơi các doanh nghiệp nhà nước không thống lĩnh - những điều trái ngược với Trung Quốc

    Do đó có thể nói nỗ lực phát triển AI của Trung Quốc chính là 1 cuộc thử nghiệm kinh tế vĩ đại. "Liệu 1 quốc gia có nhiều điểm khác xa với các nước phương Tây và thường bị cho là quá gò bó như Trung Quốc có thể thành công được hay không? Nếu câu trả lời là có, chúng ta sẽ phải suy nghĩ lại về mọi thứ", ông nói

    Thu Hương
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Những tham vọng đằng sau cuộc chạy đua robot AI
    - Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ cho robot được trang bị công nghệ trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) với tham vọng dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Quốc gia đông dân nhất thế giới này kỳ vọng robot AI sẽ giúp giải bài toán thiếu nhân lực trầm trọng trong nhiều ngành nghề

    Khi bác sĩ Fang Jin dự một cuộc thi chẩn đoán ung thư não tại Bắc Kinh hồi cuối tháng 6 vừa qua, ông quyết tâm thắng cuộc để giành giải thưởng trị giá 160.000 đô la Mỹ. Song có hai vấn đề mà ông phải vượt qua. Thứ nhất, các câu hỏi cực kỳ hóc búa và thứ hai, ông và các bác sĩ khác phải đối đầu với một robot AI có tên gọi Biomind. Sau khi bước vào cuộc thi, đến câu hỏi số hai, ông từ bỏ tham vọng thắng cuộc. Ông nói: “Mục tiêu của tôi là đừng để thua điểm quá nhiều"

    Robot AI chẩn đoán ung thư

    Biomind được phát triển bởi một công ty liên doanh giữa công ty công nghệ Hanalytics (Singapore) và bệnh viện Thiên Đàn Bắc Kinh danh tiếng của Trung Quốc. Kể từ tháng 12-2017, khi liên doanh này được thành lập, hàng chục ngàn hình ảnh não được thu thập trong một thập kỷ đã được sử dụng để huấn luyện Biomind về công việc của nó. Sau nhiều tháng được huấn luyện theo công nghệ học sâu (Deep Learning), Biomind đã sẵn sàng cho cuộc thi đối đầu với 25 bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhằm chứng tỏ năng lực phân tích hình ảnh não

    Trước khi bước vào cuộc thi, bác sĩ Wang Chongqing, 54 tuổi, một người thi đấu khác, nói rằng ông không nghĩ các robot AI có thể thay thế bác sĩ nhưng ghi nhận chúng có thể hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ. Ông nói: “Tôi cho rằng con người và máy móc có năng lực tốt ở những khía cạnh khác nhau. Hai bên có thể bổ sung cho nhau. Tôi cho rằng con người vẫn giỏi hơn khi chẩn đoán bệnh tình theo cách tổng thể hơn, chẳng hạn như xem xét thêm các khía cạnh giới tính, tuổi tác, tiền sử bệnh tật, giúp họ chẩn đoán bệnh tốt hơn. Máy móc chưa có khả năng này”

    Trong vòng thi đấu thứ nhất, Biomind và 15 bác sĩ được hỏi 15 câu hỏi và có 30 phút để phân tích các hình ảnh não rồi đưa ra các câu trả lời cho từng hình ảnh khối u não trong đó có một số khối u cực kỳ hiếm. Trong vòng đấu thứ hai, hơn 10 bác sĩ đấu với Biomind về các hình ảnh tụ máu não liên quan đến đột quỵ. Biomind, một khối máy đen xì trong giống như cái hộp được đặt trên bàn với một nhóm chuyên gia vây quanh để giám sát. Trong vòng 15 phút, ánh sáng trắng lóe lên từ khối máy báo hiệu Biomind đã hoàn thành xong bài thi, trong khi đó, các bác sĩ vẫn đang vắt óc suy nghĩ. Khi người dẫn chương trình thông báo cuộc thi, mọi người hết sức bất ngờ khi Biomind đánh bại các bác sĩ trong cả hai vòng thi. Trong vòng thi thứ nhất, Biomind trả lời đúng 87% số câu hỏi so với mức trung bình 66% của các bác sĩ. Ở vòng thi thứ hai, Biomind thắng với tỷ số trả lời đúng 83% so với con số 63% của các bác sĩ

    Theo Raymond Moh, Giám đốc điều hành của văn phòng Hanalytics ở Bắc Kinh, Biomind chẩn đoán bệnh với độ chính xác 90% và không hề biết mệt mỏi. Ông Moh nói các robot Biomind sẽ được gửi đến các vùng sâu vùng xa ở Trung Quốc nơi còn thiếu thốn trầm trọng các bác sĩ giỏi. Biomind cũng có thể huấn luyện các bác sĩ thiếu kinh nghiệm bằng cách nhắc nhở họ những triệu chứng bệnh mà họ có thể bỏ qua

    Các chương trình AI đang được vận hành ở hơn 130 bệnh viện ở Trung Quốc. Một báo cáo của hãng tư vấn Frost & Sullivan dự báo doanh thu toàn cầu từ các hoạt động y tế liên quan đến AI sẽ tăng lên 6,7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2021 so với con số 811 triệu đô la vào năm 2015. Báo cáo lưu ý các công ty công nghệ Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này. Chẳng hạn, tại tỉnh Chiết Giang, Alibaba đang hợp tác với một bệnh viện để sử dụng các công cụ chẩn đoán với sự hỗ trợ của AI, giúp phân tích các hình ảnh chụp CT và MRI

    Robot AI vào trường mầm non

    “Chào mọi người buổi sáng! Tôi là Keeko, rất vui được gặp các bạn”, robot Keeko tự giới thiệu bản thân trước khi đặt ra một câu hỏi: “Tại sao có bốn thùng rác có màu sắc khác nhau trong trường mẫu giáo của chúng ta ?”

    Keeko, một robot AI mang hình dáng con người cao 45 cm và cân nặng 4,5 kg, đã trở thành nhân sự mới nhất của trường mẫu giáo Xingquo ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Với sự hỗ trợ của Keeko, nữ giáo viên Yang Huizhen đã dạy các em bé về cách phân loại rác. Trước khi lớp học bắt đầu, cô đã mất vài ngày để thu thập thông tin và tải vào “bộ não” của Keeko. “Tôi từng nghĩ rằng robot AI sẽ cướp mất việc làm của giáo viên nhưng điều lo ngại của tôi hóa ra không đúng. Các robot AI hoạt động giống như các trợ giảng và lũ trẻ rất tò mò về chúng”, Yang Huizhen nói. Keeko được lập trình để tương tác với trẻ dưới 7 tuổi và có thể chơi trò chơi điện tử (game), hát, nhảy, đọc truyện cũng như trò chuyện, thậm chí làm các phép tính

    Tại Trung Quốc, robot không chỉ được sử trong các nhà máy hay các công ty kho vận. Giờ đây, chúng được nhiều trường mẫu giáo “tuyển dụng” để hỗ trợ trong các lớp học. Tại trường mẫu giáo He & She Angel ở thành phố Trùng Khánh, một robot thường xuyên nhắc nhở trẻ các thói quen tốt bằng những câu đại loại như: “Chúng ta phải rửa tay trước khi ăn điểm tâm” hoặc “Khi thời tiết nóng nực, đừng quên uống thêm nước”. Nữ giáo viên Peng Liangjieo cho biết: “Với giọng nói và dáng vẻ đáng yêu, robot này dễ dàng được bọn trẻ đón nhận. Khối lượng công việc của chúng tôi cũng được giảm đi nhiều”

    Cho đến nay, robot do công ty công nghệ Keeko Robot ở thành phố Hạ Môn phát triển, đã được sử dụng ở 672 trường mẫu giáo khắp trên cả nước Trung Quốc

    Zheng Qinhua, giáo sư về lĩnh vực giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nói rằng ông thấy mừng trước xu hướng đưa robot AI vào các lớp học. “Sử dụng các công nghệ như nhận dạng hình ảnh và giao tiếp ngôn ngữ, các robot AI có thể ghi nhận và phân tích chính sách thái độ của trẻ, tương tác và bầu bạn với chúng”, ông nói. Ông tin rằng robot AI ở một mức độ nào đó là một trong những giải pháp cho vấn đề thiếu giáo viên chất lượng cao hiện nay

    Một cuộc nghiên cứu của Trung tâm chính sách giáo dục của Trường Đại học Tây Nam ở thành phố Trùng Khánh cho biết số lượng giáo viên mẫu giáo và nhân viên chăm sóc trẻ ở Trung Quốc thiếu hụt có thể vượt ba triệu người vào năm 2021 do số trẻ em ngày càng tăng vì Trung Quốc đã xóa bỏ chính sách một con. Zheng Qinhua cũng lưu ý công việc dạy học đòi hỏi người dạy có sự yêu thương, kiên nhẫn và ân cần nhưng các robot AI chưa thể mang lại cho trẻ em những điều này. Song, ông tin rằng trong tương lai robot AI có thể bầu bạn và giúp trẻ em phát triển

    Hỗ trợ hoạch định chính sách ngoại giao

    Robot AI xuất hiện khắp mọi lĩnh vực ở Trung Quốc. Ngành tòa án ở Trung Quốc đang bắt đầu sử dụng robot. Năm ngoái, robot có tên gọi Xiaofa cao 1,46 mét đã được triển khai ở tòa án trung cấp nhân dân số 1 Bắc Kinh. Nó có thể giải đáp 40.000 câu hỏi về kiện tụng và 30.000 vấn đề pháp lý

    Thậm chí, robot AI đang len lỏi vào lĩnh vực phân tích chính sách ngoại giao. Một hệ thống AI, do Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc phát triển, đang được sử dụng tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Vào tháng 6 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận với tờ South China Morning Post rằng bộ này có kế hoạch sử dụng

    AI để nâng cao hiệu quả trong công việc

    Tham vọng trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới đã làm gia tăng gánh nặng và sự thách thức cho các nhà ngoại giao Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu cho biết robot AI sẽ đóng vai trò như một hệ thống hỗ trợ trong quy trình ra quyết định chiến lược trong lĩnh vực ngoại giao. Hệ thống này sẽ nghiên cứu chiến lược về chính trị quốc tế bằng cách phân tích một khối lượng dữ liệu khổng lồ chứa các thông tin đa dạng từ những câu chuyện bên bàn tiệc ngoại giao cho đến nhưng hình ảnh từ vệ tinh do thám

    Khi một nhà hoạch định chính sách cần ra một quyết định nhanh chóng và chính xác để đạt được một mục tiêu cụ thể trong một tình huống khẩn cấp, phức tạp, hệ thống này có thể cung cấp một loạt phương án tối ưu để lựa chọn chỉ trong nháy mắt. Tiến sĩ Feng Shuai ở Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải cho biết công nghệ về hệ thống hoạch định chính sách dựa trên AI đang thu hút sự quan tâm lớn dù chỉ mới phát triển ở các giai đoạn ban đầu

    Ông cho biết nhiều nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đang phát triển các hệ thống này. Ông nói: “Các hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng sức mạnh công nghệ khoa học và công nghệ để đọc và phân tích dữ liệu theo cách mà con người không thể sánh kịp”

    Tham vọng dẫn đầu thế giới

    Các câu chuyện nói trên cho thấy Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng AI vào lĩnh vực robot. Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc công bố Kế hoạch phát triển AI thế hệ mới nhắm đến mục tiêu tạo ra một ngành công nghiệp AI trị giá 150 tỉ đô la ở nước này vào năm 2030

    Trung Quốc xem công nghệ AI là yếu tố then chốt cho kế hoạch phát triển đất nước và cải thiện đời sống người dân. Nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc bắt đầu phát triển và công bố các kế hoạch và chính sách dành cho AI bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Thiên Tân. Đáng chú ý, vào tháng 1 năm nay, chính quyền Bắc Kinh thông báo kế hoạch xây dựng công viên phát triển AI với vốn đầu tư hơn 2 tỉ đô trong năm năm tới. Công viên này dự kiến sẽ quy tụ 400 công ty công nghệ nghiên cứu về AI. Đến tháng 5, chính quyền thành phố Thiên

    Tân thông báo thành lập quỹ trị giá 100 tỉ nhân dân tệ (gần 15 tỉ đô la) để thúc đẩy phát triển các công nghệ AI. Tân Hoa Xã cho biết Thiên Tân sẽ sử dụng quỹ này để hỗ trợ các dự án AI khác nhau bao gồm robot và phần cứng Al

    Giáo sư Toby Walsh, một chuyên gia hàng đầu về AI ở Trường Đại học New South Wales (Úc), nói: “Trung Quốc đã tuyên bố tham vọng vươn lên đứng ngang hàng với Mỹ về năng lực AI vào năm 2020 và trở thành cường quốc số một về AI vào năm 2030”. Ông cho rằng trên một số phương diện, các công ty công nghệ Trung Quốc đã vượt lên các đối thủ nước ngoài về năng lực AI. Chẳng hạn, nếu xét về số lượng công trình nghiên cứu và các bản quyền về AI thì Trung Quốc đã thực sự vượt Mỹ nhưng nếu xét về chất lượng và thành tích của các ứng dụng Al thì Mỹ vẫn nhỉnh hơn Trung Quốc

    Lê Linh
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/2/20
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Bộ CNTT xây dựng các phòng Lab trọng điểm Blockchain và bảo mật dữ liệu
    Phòng thí nghiệm sẽ được dành riêng để khai thác blockchain cho ngành công nghiệp bảo mật dữ liệu và CNTT và sẽ được giám sát bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển An ninh thông tin công nghiệp Quốc gia

    [​IMG]

    Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin của Trung Quốc (MIIT) đã xây dựng một danh sách những phòng thí nghiệm trọng điểm trong năm 2018, trong đó bao gồm một phòng thí nghiệm chuyên về blockchain, thông tin được công bố ngày 13 tháng 8

    Theo bài viết của Bộ, phòng thí nghiệm sẽ được dành riêng để khai thác blockchain cho ngành công nghiệp bảo mật dữ liệu và CNTT và được giám sát bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển An ninh thông tin công nghiệp Quốc gia

    Đầu tháng này, MIIT đã đề xuất một số biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng blockchain, nói rằng nó sẽ tăng cường sự tương tác với nhiều địa phương và phòng ban khác nhau, và xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp mạnh mẽ để cho phép mở rộng dần blockchain trên nhiều lĩnh vực khác nhau

    Vào tháng 7, Cointelegraph đưa tin về những phát biểu quan trọng của Phó giám đốc một cơ quan thuộc MIIT, người kêu gọi quốc gia “đoàn kết” các lực lượng của mình để thúc đẩy blockchain như một công nghệ “cốt lõi” trên “quy mô công nghiệp”. Bộ trưởng nhấn mạnh an ninh bảo mật khi nói về sức mạnh của blockchain để ngăn ngừa “thông tin giả mạo và lừa đảo” và nói rằng tiềm năng của blockchain cần được nắm bắt “từ góc độ chiến lược”

    Trong khi chính sách chính thức của chính phủ Trung Quốc vẫn nổi tiếng là khó khăn đối với tiền mật mã phi tập trung, công nghệ blockchain đã xâm nhập vào cấp độ cao nhất của tổ chức chính trị. Mùa xuân năm này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai ca ngợi blockchain như một ví dụ về “thế hệ mới” của công nghệ mang lại “những đột phá”

    Đình Kiên
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc tham vọng trở thành cường quốc CNTT
    10/10/2002

    Nói đến xuất khẩu phần mềm, người ta nghĩ ngay đến Ấn Ðộ, một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, giá thành sản xuất phần mềm tại Ấn Ðộ đang tăng lên, mở đường cho các đối thủ cạnh tranh mới nhảy vào


    Trung Quốc là một trong số đó với mục tiêu đề ra là trở thành nước xuất khẩu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu thế giới từ 2007-2010. Quốc gia này hiện có hơn 300.000 lập trình viên và được bổ sung thêm 30.000 người tốt nghiệp lĩnh vực này hàng năm. Chi phí sản xuất phần mềm ở đây thấp hơn từ 15-20% so với Ấn Ðộ và chỉ bằng 1/6 so với Mỹ

    Tuy nhiên, con đường đi đến thành công vẫn còn rất dài. Doanh thu xuất khẩu phần mềm hàng năm của Trung Quốc hiện nay chỉ vào khoảng 600.000 USD, quá khiêm tốn so với doanh số 6,2 tỉ USD của Ấn Ðộ trong năm nay. Ngoài ra, còn có những trở ngại khác ảnh hưởng đến tham vọng trên. Chỉ có 10% những người làm việc trong lĩnh vực này có kinh nghiệm thực hiện các công việc lập trình phức tạp. Trình độ tiếng Anh và khả năng tổ chức cũng là một hạn chế khác của lập trình viên Trung Quốc. Theo nhận xét của Tony Perlins, Giám đốc hãng tư vấn McKinsey & Company tại Bắc Kinh, so với các đồng nghiệp Ấn Ðộ, lập trình viên Trung Quốc có trình độ tương đương, nhưng lại không quản lý nổi các dự án phức tạp

    Trung Quốc biết rõ những hạn chế của mình và đang thực hiện nhiều biện pháp để phát triển ngành công nghiệp phần mềm trong nước. Trung Quốc đã gửi các phái đoàn tìm hiểu tình hình thực tế sang Bangalore, trung tâm CNTT của Ấn Ðộ, trong khi Bắc Kinh đã xây dựng một trung tâm thúc đẩy CNTT và thực hiện các chương trình đào tạo lập trình viên. Mặt khác, khi Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc học Anh văn sẽ trở thành một ưu tiên, và lợi thế về giá cả có thể thu hút các dự án từ Ấn Ðộ, mang lại cho các lập trình viên Trung Quốc những kinh nghiệm cần thiết

    Những nỗ lực trên bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định. Các công ty nước ngoài bắt đầu sử dụng lập trình viên Trung Quốc để thực hiện các dự án mà trước kia Ấn Ðộ thường làm. Tại Objectiva, một công ty xuất khẩu phần mềm Mỹ hoạt động tại Bắc Kinh, các kỹ sư đang phát triển nhiều ứng dụng doanh nghiệp phức tạp sử dụng J2EE, một nền (platform) mới nhất dành cho các phần mềm doanh nghiệp của hãng Sun. Trong khi đó, các kỹ sư Trung Quốc tại IT United đã tạo ra một loạt các trình ứng dụng đa dạng, trong đó có hệ thống đánh giá khả năng làm việc của người lao động. Dolster, một nhà đăng ký tên miền tại Mỹ, sử dụng các lập trình viên Trung Quốc để phát triển các giao diện đa ngôn ngữ cho trang web của hãng

    Theo một số nhà phân tích, những trở ngại về ngôn ngữ có thể khiến các công ty hướng đến thị trường Ðông Á, như Nhật và Hàn Quốc. Ngoài ra, những công ty Trung Quốc và Ấn Ðộ có thể liên doanh để kết hợp những lợi thế của mình với nhau: yếu tố giá thành của Trung Quốc với kỹ năng quản lý dự án và lập trình của Ấn Ðộ. InfoSys Technology, hãng xuất khẩu CNTT lớn nhất Ấn Ðộ đánh giá nghiêm túc tham vọng của Trung Quốc. Hãng này đang xây dựng một trung tâm phần mềm ở Thượng Hải và đang tập trung vào việc tìm kiếm cơ hội làm ăn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để phòng khi lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của Ấn Ðộ sụt giảm

    Phương Võ
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nhân tài Trung Quốc
    Trở thành “nạn nhân” của chiến tranh thương mại Trung-Mỹ

    Tan Shiyang, sinh viên sắp tốt nghiệp ngành sinh học và kỹ thuật y tế tại đại học danh giá hàng đầu Trung Quốc Beihang, lẽ ra là một trong những người không bao giờ phải lo lắng về việc kiếm được một công việc tốt, đúng theo nguyện vọng[​IMG]

    Những người nghiên cứu về công nghệ sinh học có trình độ như Tan luôn luôn được săn đón vì họ được coi là những học giả sáng giá và tinh hoa nhất tại Trung Quốc

    Trước khi tốt nghiệp, Tan nhận được vô số lời mời làm việc từ các công ty. Sau đó, anh đã quyết định chấp nhận đề nghị làm việc cho một công ty công nghệ cao ở Thâm Quyến. Với tâm lý tự tin sau khi ra trường đã có công việc tốt, anh tập trung vào việc hoàn thành chương trình học

    Tuy nhiên, vào tháng 12, mọi thứ đột ngột thanh đổi. Công ty đã mời Tan làm việc, Mindray Bio-Medical Electronics bất ngờ thông báo với Tan rằng họ đã thay đổi kế hoạch tuyển dụng và Tan đã không được tuyển nữa. Họ xin lỗi và hứa đền bù cho Tan 5.000 Nhân dân tệ (727 USD), tương đương 1/3 tháng lương đầu tiên anh nhận được nếu đi làm

    Sự thay đổi này đã đảo lộn toàn bộ mọi kế hoạch của Tan trong bối cảnh giới quan sát nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc dường như đang có dấu hiệu trở nên khó khăn khi họ đang trong cuộc chiến thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ

    “Tôi chọn Mindray vì tôi muốn làm việc cho một công ty sáng tạo. Giờ thì tôi phải làm lại từ đầu. Tôi hiếm khi nghĩ về việc nền kinh tế trở nên xuống dốc nhưng giờ tôi đoán rằng tôi là một trong những nạn nhân”, Tan nói

    Tan không phải là trường hợp cá biệt

    Eric Li đã chấp nhận lời đề nghị việc làm từ Mindray với mức lương khởi điểm 200.000 tệ/năm. Khi nghe công ty thông báo về việc thay đổi kế hoạch tuyển dụng, Li cảm thấy “sốc” vì mọi dự tính ban đầu của anh sẽ phải thay đổi toàn bộ từ việc kết hôn, mua nhà…

    Li cho biết Mindray đã tổ chức một buổi tiệc chào mừng nhân viên mới vào ngày 22/12 ở Thâm Quyến, khi các tiền bối trong công ty nói về tương lai tươi sáng của anh và các ứng viên. Chỉ một tuần sau, Li nhận được cú điện thoại nói rằng anh sẽ không được nhận việc

    Trả lời SCMP, Mindray xác nhận rằng họ đã ký văn bản thỏa thuận về việc tuyển 485 sinh viên mới tốt nghiệp từ 50 đại học hồi tháng 9. Tuy nhiên, họ đã cắt bớt 254 suất vào cuối tháng 12 sau khi xem xét lại danh sách. Năm ngoái, họ đã tuyển 430 người

    Những sinh viên được hứa tuyển rồi bị từ chối vào Mindray thậm chí đã lập một nhóm trò chuyện với nhau. Những ứng viên như Li đều đồng ý rằng họ đã không gặp may khi tốt nghiệp vào năm mà nền kinh tế Trung Quốc đang chịu nhiều áp lực

    Mindray thừa nhận rằng năm 2019 có thể là một năm khó khăn và họ buộc phải thay đổi kế hoạch tuyển dụng nhằm “đảm bảo việc phát triển kinh doanh liên tục và nhanh chóng”

    Những khó khăn

    Theo chuyên gia nhân sự Elisa He, luật lệ Trung Quốc quy định rằng thỏa thuận tuyển dụng phát sinh giữa sinh viên và nhà tuyển dụng không được coi là hợp đồng hợp pháp, vì vậy nó có thể bị hủy bỏ. Tuy nhiên, việc một công ty hủy bỏ vài trăm lời đề nghị làm việc là khá hiếm hoi

    Theo thống kê, tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc khá ổn định trong năm qua dù chiến tranh thương mại với Mỹ diễn ra trong bầu không khí khá căng thẳng. Mặc dù vậy, có một xu hướng cho thấy ngày càng nhiều công ty giảm tuyển dụng mới, thậm chí là cắt giảm nhân sự trong các lĩnh vực như công nghệ cao và tài chính. Điều này cho thấy, một bức tranh khác so với những thống kê chính thức

    Trước khi Mỹ và Trung Quốc ký kết hiệp định dừng cuộc chiến thương mại kéo dài trong 90 ngày từ ngày 1/12 năm ngoái, dữ liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi cả đòn thuế từ Mỹ. Giữa bối cảnh khó khăn, chính phủ Bắc Kinh đặt ra mục tiêu hàng đầu cho năm 2019 là phát triển một cách ổn định, và họ coi hoạt động tạo ra công ăn việc làm cho các sinh viên mới tốt nghiệp như Tan và Li là động thái cần thiết đảm bảo ổn định xã hội

    Năm nay, có 8.34 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng Trung Quốc, con số cao kỷ lục so với 10 năm trước. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc cũng đang đối mặt với sự phát triển chậm nhất trong thập niên vừa qua

    Một nghiên cứu cho thấy trên trang 51job.com, trang web tuyển dụng hàng đầu Trung Quốc, chỉ tính từ tháng 4 tới tháng 9 năm ngoái, 2 triệu lời quảng cáo công việc đã biến mất

    Sự sụt giảm này cũng khiến những người trẻ tuổi cảm thấy bất an, và họ có xu hướng muốn tìm những công việc ổn định tại cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp quốc doanh

    Joan Liu, một sinh viên cũng bị Mindray từ chối tuyển dụng nhận định: “Mindray là công ty hàng đầu trong ngành và họ vẫn "bỏ rơi" hợp đồng với chúng tôi. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng những công ty nhỏ đang gặp phải những điều gì. Hiện giờ ưu tiên hàng đầu của tôi khi chọn việc là ổn định”

    Đức Hoàng
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/19
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Công ty khởi nghiệp công nghệ - 'nạn nhân' tiềm năng khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc

    Các công ty khởi nghiệp công nghệ vốn dựa vào tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể trở thành nạn nhân của nền kinh tế giảm tốc tại nước này

    Mặc dù có vốn hóa tốt, các nhà đầu tư nhận thấy nền tảng công nghệ tại một số công ty không được tiên tiến như kỳ vọng. Và dù năm 2018 được coi là năm của đầu tư mạo hiểm, vài nhà đầu tư dự đoán tới 90% công ty khởi nghiệp công nghệ tại Trung Quốc sẽ thất bại

    “Thị trường đang ở giai đoạn chọn lọc đầy khắc nghiệt”, Weijan Shan, chủ tịch và giám đốc điều hành của PAG, một công ty cổ phần có trụ sở tại Hong Kong nắm giữ 30 tỷ USD cho biết. “Chỉ những bên có công nghệ thực sự và kiến thức về quản lý rủi ro mới có thể tồn tại”

    Nền công nghiệp công nghệ tại Trung Quốc đã gây ấn tượng cho các nhà đầu tư toàn cầu sau sự trỗi dậy mạnh mẽ của Baidu, Alibaba Group và Tencent 10 năm trở lại đây. Lo sợ một lần nữa bỏ lỡ cơ hội, các nhà đầu tư mạo hiểm dồn tiền vào thế hệ công ty khởi nghiệp trẻ trong lĩnh vực công nghệ cao như thương mại điện tử và công nghệ tài chính, giúp tạo ra hàng loạt “kỳ lân” Trung Quốc – các công ty được định giá hơn 1 tỷ USD – áp đảo những đối thủ nước ngoài

    Dù vậy, hầu hết công ty khởi nghiệp Trung Quốc tồn tại được đến nay không phải nhờ vào công nghệ tối tân, mà thông qua một mô hình kinh doanh chủ yếu mua bán lại các ứng dụng thường ngày, từ thanh toán điện tử tới chia sẻ xe đạp

    “Nền công nghệ hàng đầu thế giới chỉ là phóng đại”, Jialong Liu, giám đốc mảng thẻ tín dụng tại China Merchants Banks, đối tác của nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tiếp cho biết. “Các doanh nghiệp đó thành công nhờ vào thị trường rộng lớn ở Trung Quốc”

    Nói cách khác, Trung Quốc vẫn chưa có bề dày kinh nghiệm với các đột phá công nghệ cơ bản so với các nước như Israel, Nhật Bản và Mỹ

    [​IMG]
    Trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu không thể tiếp tục chống đỡ các công ty khởi nghiệp như thập kỷ trước, doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt với sự thật khó khăn: tồn tại nhờ chất lượng công nghệ hoặc thất bại. Thời điểm quyết định đang đến gần với một ngành công nghiệp gần đây được tung hô như một phép màu, nguồn gốc của niềm tự hào trong nước

    Thị trường Trung Quốc đang kiểm chứng nhận định của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet: “Vấn đề chỉ lộ ra khi cơn sóng tan đi”

    Tiến bộ công nghệ được coi là động lực mạnh mẽ có thể đưa Trung Quốc trở thành “bá chủ” công nghệ. Đối với Washington và chính phủ các nước, vấn đề này trở thành mối lo ngại lớn đến mức góp phần gây ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung năm 2018

    Mỹ đã thử nhiều cách nhằm ngăn cản phát triển công nghệ ở Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ngăn cản Alibaba mua lại MoneyGram, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của Mỹ đầu năm ngoái và từ chối mua lại công ty viễn thông Qualcomm của Broadcom tại Singapore để ngăn chặn rò rỉ công nghệ sang Bắc Kinh

    Trong cuộc đua công nghệ 5G thế hệ mới trong viễn thông di động, Mỹ đã ngừng kinh doanh với ZTE năm ngoái, đẩy nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc tới bờ vực phá sản

    Huawei, nhà phát triển 5G và nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, cũng bị lôi vào cuộc chiến. Doanh nghiệp Trung Quốc này và các công ty con tại Mỹ đang phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc liên quan đến hành vi vi phạm lệnh trừng phạt kinh doanh của Mỹ

    Giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Chu đã bị truy tố và đang chờ phán quyết của tòa án Canada về việc dẫn độ sang Mỹ, trong khi châu Âu và các khu vực khác ở châu Á đang chịu áp lực cắt đứt quan hệ kinh doanh với Huawei khi Mỹ đưa ra những lo ngại về gián điệp

    Trớ trêu thay, trong khi phần lớn thế giới đang cố gắng kiềm chế tham vọng công nghệ của Trung Quốc, thì trong nước, nhà đầu tư đang đặt câu hỏi về bản chất sự tiến bộ trong các công ty

    Các vết nứt bắt đầu xuất hiện, với một vài thất bại gần đây khiến các nhà đầu tư bất ngờ. Thành công ngắn ngủi của Ofo, từng là hãng chia sẻ xe đạp hàng đầu Trung Quốc, là một ví dụ

    Được thành lập bởi 5 người yêu thích đạp xe tại Đại học Thanh hoa năm 2014, giá trị của Ofo tăng tới 1 tỷ USD chỉ chưa đầy 2 năm sau lần đầu ra mắt năm 2015. Số lượng thành viên ở mức cao nhất đạt tới 200 triệu, nhưng không thể duy trì mô hình kinh doanh với chi phí vận hành cao. Sau khi thu hút gần 2,2 tỷ USD tiền đầu tư mạo hiểm và lên kế hoạch mở rộng ngoài Trung Quốc, Ofo rút khỏi Australia, Áo, Séc, Đức, Ấn Độ và Israel, đồng thời sa thải phần lớn lực lượng lao động Mỹ

    Alibaba, nhà đầu tư chủ chốt với 866 triệu USD từ vòng gọi vốn chỉ 1 năm trước, Hony Capital và Citic Group là những bên gánh chịu thiệt hại

    Vài người cho rằng thất bại của Ofo là do Mobike, đối thủ xuất hiện cùng năm, được đầu tư tốt hơn. Nhưng Mobike, được mua lại năm 2018 bởi Meituan Dianping với giá 2,7 tỷ USD, cũng đang gặp rắc rối. Đầu tháng 3, công ty này nộp đơn từ bỏ giấy phép chia sẻ xe đạp ở Singapore, nỗ lực mới nhất rút khỏi thị trường nước ngoài

    “Chúng ta có quá nhiều vốn dành cho quá ít ý tưởng hay”, Liu của China Merchants Bank cho biết. “Vì thế khi thấy một ý tưởng có vẻ tốt, tất cả tiền lập tức đổ vào và phần lớn số đó cũng nhanh chóng mất đi”

    Các "kỳ lân" Trung Quốc khác cũng đã thất bại. Aiwujiwu, một nền tảng niêm yết tài sản trực tuyến, đã ngừng hoạt động vào cuối tháng 1 và đang được thanh lý. Thành lập tháng 3/2014, công ty này đã có 5 vòng gọi vốn trong 18 tháng, thu được 305 triệu USD và được định giá 1 tỷ USD. GGV Capital và Hillhouse là những nhà đầu tư chính

    Một trang bất động sản trực tuyến khác, Pinganfang.com, được thành lập bởi Tập đoàn bảo hiểm Ping An năm 2014, đã ngừng hoạt động vào ngày 11/1

    Theo báo cáo tháng 3 của công ty nghiên cứu CB Insight, sự sụp đổ của Aiwujiwu và Pinganfang cho thấy mô hình “tài sản + tài chính + dịch vụ internet” có lẽ đang thất bại tại Trung Quốc

    Ngay cả trong ngành hứa hẹn nhất như công nghệ tài chính, hay fintech, số lượng kẻ bại trận cũng không nhỏ. Dịch vụ cho vay trực tuyến Modai, nghĩa là “túi thần kỳ”, đã sụp đổ năm ngoái và đang bị các cơ quan quản lý tài chính điều tra. Các nhà đầu tư cá nhân với số vốn đổ vào lên tới 149 triệu USD có thể sẽ nhận lại được rất ít hoặc mất toàn bộ tiền của họ

    Nền tảng cho vay ngang hàng, kết nối người vay và người cho vay, bắt nguồn ở Trung Quốc và tăng lên tới 3.500 người cho vay vào năm 2015. Đến cuối 2017, có hơn 167 tỷ USD dư nợ. Gian lận và không thể thu hồi nợ đã làm xáo trộn toàn bộ lĩnh vực này

    “Fintech đã trở thành một từ khóa nổi tiếng”, Shan, giám đốc điều hành của công ty cổ phần cho biết. “Nhưng nhiều công ty tự nhận là fintech hóa ra lại đầy rủi ro và gian lận”

    Ngay cả các công ty với mức tăng trưởng lớn nhất cũng không tuyệt đối an toàn. Công ty dịch vụ di chuyển Didi Chuxing được định giá 56 tỷ USD vào tháng 12, đã báo cáo khoản lỗ hàng trăm triệu năm ngoái, và dự định IPO dường như cũng tiêu tan

    Bất chấp những thất bại trên, Trung Quốc vẫn là điểm nóng đầu tư mạo hiểm. Nhìn chung, Greater China – Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Macau – đã có tổng cộng 107 tỷ USD từ đầu tư mạo hiểm năm ngoái, theo nhà cung cấp dữ liệu Preqin. 7 trong số 10 giao dịch lớn nhất thế giới được công bố năm 2018 thuộc về các công ty có trụ sở tại Trung Quốc

    Trong cuộc gây quỹ lớn nhất từ trước đến nay bởi một công ty tư nhân, Ant Financial - nhà điều hành Alipay, hệ thống thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc - đã thu về 14 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm vào tháng 6 năm ngoái. Các nhà đầu tư bao gồm các “ông lớn” quốc tế như các quỹ chính phủ Singapore GIC và Temasek, quỹ chính phủ Malaysia Khazanah Nasional Berhad, Hội đồng Đầu tư Kế hoạch Hưu trí Canada; và các công ty cổ phần tư nhân Mỹ như Warburg Pincus, Silver Lake và General Atlantic

    Tuy vậy, xu hướng mới nổi này khá đáng lo ngại

    “Có quá nhiều vốn ở Trung Quốc. Trên thực tế, 90% giá trị các công ty sẽ biến mất trong vòng 5 đến 10 năm nữa”, Joe Tian, đối tác sáng lập của DT Capital, một công ty đầu tư có trụ sở tại Thượng Hải cho biết

    Không còn nhiều cơ hội cho công ty khởi nghiệp Trung Quốc dựa vào quy mô lớn của thị trường nội địa để phát triển

    “Chúng ta cần những doanh nhân giỏi hơn với trí tưởng tượng tốt hơn”, Liu của China Merchants Bank nói. “Điều quan trọng nhất các doanh nhân Trung Quốc cần có ngày nay là năng lực đổi mới thực sự”

    Minh Ngọc
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/2/20
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Doanh nghiệp nhỏ kêu cứu vì hết tiền
    Công ty của Wu Hai có 12 triệu nhân dân tệ (1,7 triệu USD), chỉ đủ tồn tại 2 tháng khi không thể mở cửa vì dịch bệnh bùng phát

    Wu Hai là chủ một chuỗi cửa hàng karaoke tại Bắc Kinh. Trên trang cá nhân, anh nói rằng dịch bệnh có thể "hủy hoại" 50 quán karaoke trên cả nước, khiến 1.500 nhân viên có nguy cơ mất việc. Công ty của anh – MeiKTV hiện có 12 triệu nhân dân tệ (1,7 triệu USD) tiền mặt. Số tiền này chỉ đủ cho họ tồn tại 2 tháng khi không thể mở cửa hoạt động

    "Điều này có nghĩa chúng tôi sẽ chết vào tháng 4 nếu nhà đầu tư không rót thêm tiền", anh nói

    Shu Congxuan – chủ tịch Home Original Chicken tuần trước cho biết chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của ông đã phải đóng hơn 400 cơ sở khi dịch bệnh bùng phát. Công ty sắp hết tiền vì vẫn phải trả tiền thuê cửa hàng và nhân viên. Dù vậy, Shu khẳng định sẽ cố giữ việc làm cho nhân viên, kể cả phải bán nhà bán xe

    Nhiều công ty khác phải nghĩ đủ cách để bù đắp phần nào số lỗ. Nhà hàng Meizhou Dongpo cho biết nhân viên của họ thậm chí phải mở quầy rau vệ đường để bán. Đây là số rau họ mua để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, nhưng không dùng được vì dịch bệnh bùng phát

    [​IMG]
    Nhà hàng Meizhou Dongpo bán số rau chuẩn bị cho Tết


    Nhiều công ty lớn tại đã mở cửa trở lại sau nhiều tuần ngừng hoạt động để ngăn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, các công ty nhỏ thường khó đáp ứng quy tắc y tế nghiêm ngặt của giới chức địa phương. Vì thế, nhiều doanh nghiệp chẳng có cách nào khác ngoài việc để nhân viên làm việc tại nhà. Nếu không được hỗ trợ, hoặc dịch bệnh không lắng xuống, rất nhiều công ty chỉ có thể sống sót được vài tuần

    Một khảo sát của China International Capital Corp trên 163 công ty tại Trung Quốc cho thấy chưa đầy một nửa có thể hoạt động trở lại trong tuần này. Con số đáng báo động hơn là khoảng 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong khảo sát của Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh cho biết chỉ có thể tồn tại một tháng với lượng tiền mặt hiện tại

    Đây là tin tức tồi tệ với doanh nhân khởi nghiệp Trung Quốc và cả nền kinh tế nói chung. Vì 30 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ nước này hiện đóng góp hơn 60% GDP quốc gia. Thuế từ nhóm này đóng góp hơn nửa doanh thu cho chính phủ. Họ còn tạo công ăn việc làm cho hơn 80% lao động Trung Quốc

    Chưa có thống kê nào chỉ ra bao nhiêu công ty sẽ chịu tác động toàn diện từ dịch bệnh lần này. Các khảo sát chỉ bao phủ một phần rất nhỏ. Vì thế, hậu quả cuối cùng không thể ước tính. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ từ trước đó đã lao đao vì kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại, nhu cầu giảm sút và chiến tranh thương mại với Mỹ

    "Dịch cúm corona chẳng khác nào ống hút rút sạch nước trong bướu lạc đà", Zhao Jian – Giám đốc Viện Nghiên cứu Atlantis nhận xét trong một báo cáo tháng này. Ông cảnh báo nếu dịch bệnh không sớm chấm dứt, thất nghiệp sẽ tăng vọt vì nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động. Làn sóng tịch biên nhà có thể xảy ra, càng gây sức ép lên kinh tế Trung Quốc

    Theo khảo sát của Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh, 85% công ty cho biết sẽ phá sản nếu dịch bệnh kéo dài 3 tháng. Còn nếu thời gian này là 9 tháng, 90% công ty sẽ biến mất

    Giới chức Trung Quốc biết rằng họ đang phải giải quyết vấn đề rất lớn. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bơm hàng tỷ USD vào thị trường tiền tệ, nhằm khuyến khích các ngân hàng cho vay. Họ cũng lập quỹ đặc biệt 300 tỷ nhân dân tệ, cho vay lãi suất thấp với các công ty chủ chốt trong hoạt động ngăn ngừa dịch bệnh

    Giới chức địa phương tại Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều tỉnh khác cũng đã đưa ra biện pháp giúp doanh nghiệp nhỏ, như hỗ trợ thuê mặt bằng, hay gia hạn thời gian nộp thuế, bảo hiểm. Nhiều công ty lớn, như Alibaba hay JD.com còn cam kết sẵn sàng tiếp nhận người lao động mất việc vì dịch bệnh

    Dù vậy, chẳng ai biết các biện pháp này sẽ có tác động đến đâu. Wu nói rằng kể cả có chính sách hỗ trợ, họ cũng đang lâm vào "đường cùng". Các chi phí an sinh xã hội vẫn là khoản chi lớn với doanh nghiệp. Và hoãn lại cũng không giải quyết được vấn đề gì. Các chủ nhà cũng chưa chắc sẽ giảm tiền thuê cho họ

    "Nhân viên của tôi sắp thất nghiệp. Công ty cũng sắp sập rồi", anh nói, "Chúng tôi không có tài sản cố định để thế chấp. Không có dòng tiền hoạt động. Vì chúng tôi có kinh doanh được đâu? Anh nói xem, khi nào các công ty vừa và nhỏ mới được vay vốn ngân hàng ?"
     

Chia sẻ trang này