Hợp Tác Xã Y Tế

Thảo luận trong 'Hợp Tác Xã EHC' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 2/3/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Nền công nghiệp y tế Việt Nam vẫn còn yếu, hầu như là zero

    "Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng tôi đã nhận ra rằng nền công nghiệp y tế của Việt Nam vẫn còn yếu, hầu như là zero. Do đó, tôi cho rằng đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư", nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ


    [​IMG]
    Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan

    Trong gần 2 năm qua, trên toàn cầu, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều ngành nghề kinh doanh bị tê liệt, hàng triệu doanh nghiệp bị phá sản, hàng trăm triệu người mất việc làm, người nghèo càng nghèo thêm. Thế giới đã buộc phải chi ra hơn 100 nghìn tỷ USD để ứng phó với đại dịch khủng khiếp này

    Cộng hưởng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đại dịch đã làm thay đổi mau lẹ những ngành nghề, phương thức và hành vi kinh doanh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành trật tự kinh tế mới với những nguyên tắc, nguyên lý và lực đẩy mới

    Tại hội thảo trực tuyến "Những thay đổi của thế giới: Cơ hội, thách thức và giải pháp thích ứng đối với doanh nghiệp Việt Nam" do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức sáng nay (18/11), nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã có chia sẻ gợi mở khá dài về chủ đề này

    Trước các mối đe dọa phi truyền thống đối với thế giới hiện nay, nguyên Phó thủ tướng chỉ ra 5 hệ lụy

    Một là, quá trình chuyển đổi sang trạng thái mới và sự phục hồi kinh tế sẽ diễn ra không đồng đều ở mọi quốc gia, lĩnh vực. Quá trình này sẽ tùy thuộc vào những diễn biến tiếp theo của đại dịch, thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra; quy mô và mức độ tác hại của chúng gây ra; tiềm lực và khả năng điều hành của mỗi quốc gia; sự đồng thuận và văn hóa ứng xử của mỗi dân tộc cũng như diễn biến của quan hệ quốc tế nói chung trong công cuộc đối phó với những mối đe dọa chung

    Hai là, tuy chưa bùng phát khủng hoảng kinh tế - tài chính trên phạm vi toàn cầu song không thể loại trừ mối đe dọa này, bởi ước tính thế giới đã phải tung ra một lượng tiền khổng lồ để ứng phó kèm theo các gói cứu trợ kinh tế - xã hội lên tới 100.400 tỷ USD

    Hơn nữa kinh tế thế giới đang phải đối mặt với hai xu hướng trái chiều nhau. Trong khi một số sản phẩm như nhiên liệu, năng lượng gia tăng tạo nên nguy cơ lạm phát lớn thì nền kinh tế lại xuất hiện những biểu hiện đình trệ do cầu giảm vì thu nhập của của phần lớn dân cư thuyên giảm đáng kể

    Ba là, bên cạnh những khó khăn về kinh tế, thế giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất ổn về xã hội không kém phần nghiêm trọng như công ăn việc làm, nạn đói nghèo, di dân, thất học, sức khỏe tinh thần…

    Bốn là, rơi vào đúng thời điểm cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, các mối đe dọa phi truyền thống nói trên vô hình trung đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động cũng như lối sống, làm ăn, học hành theo hướng kinh tế số và kinh tế xanh…

    Có thể nói, chúng ta đang chứng kiến quá trình hình thành một nền kinh tế mới, một lối sống, một phương thức làm ăn lẫn quản lý xã hội và cả phương thức chiến tranh mới

    Năm là, đại họa vô hình trung đã làm sống lại chủ nghĩa đa phương mà những sự kiện lớn vừa diễn ra như G-20, COP-26, APEC… là những biểu hiện. Các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu sẽ từng bước được nối lại với những sự điều chỉnh tùy theo lợi thế so sánh mới và sự tập hợp lực lượng mới

    Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng Việt Nam cũng đang dần chuyển sang trạng thái mới theo tinh thần vừa tiếp tục đối phó với dịch bệnh vừa khôi phục hoạt động bình thường an toàn linh hoạt. Ông cho biết một chương trình tổng thể theo hướng này dường như đang được tích cực soạn thảo và tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa mới, các đại biểu cũng đã thảo luận sôi nổi về những vấn đề này

    "Chương trình tổng thể nên linh hoạt với các kịch bản khác nhau chứ không thể chỉ có một phương án cứng nhắc. Ngoài ra, hi vọng rằng lĩnh vực xã hội theo nghĩa rộng sẽ được đề cập đậm nét hơn bình thường vì tác động của các mối đe dọa phi truyền thống đối với lĩnh vực này rất nặng nề và lâu dài có thể ảnh hưởng ngược lại về chính trị an ninh và kinh tế - tài chính", ông Vũ Khoan đánh giá

    Ông cũng cho rằng việc xử lý những vấn đề ngắn hạn trong vài ba năm tới cần được gắn bó chặt chẽ với chủ trương cơ bản và lâu dài về tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam. Đại dịch và tình trạng biến đổi khí hậu càng thúc đẩy mạnh mẽ thêm kinh tế số, kinh tế xanh cũng như các lĩnh vực liên quan tới bảo vệ sức khỏe con người

    "Chúng ta rất cần bắt nhịp và tận dụng những xu hướng này. Các mối đe dọa phi truyền thống đồng thời cũng bộc lộ rõ thêm những điểm yếu của mọi quốc gia, kể cả Việt Nam", nguyên Phó thủ tướng nhấn mạnh

    Ông cũng cho biết: "Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng tôi đã nhận ra rằng nền công nghiệp y tế của Việt Nam vẫn còn yếu, hầu như là zero. Do đó, tôi cho rằng đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư"

    Bên cạnh đó, nguyên Phó thủ tướng cũng cho rằng các đại đô thị và cả các khu công nghiệp tập trung lớn cũng chịu tác động nặng nề nhất từ dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Trong quá trình điều chỉnh quy hoạch vùng đang diễn ra hiện nay cần tính đến điều này


    Trần Đại Thắng
    CEO
    Mobile: 0886385882
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/6/22
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Lấy bệnh nhân làm trung tâm
    Quy mô thị trường y tế Việt Nam là đầy tiềm năng cho một nền y tế chăm sóc sức khỏe dựa trên nền tảng số, nhưng y tế số hóa lại chịu thách thức lớn về sự kết nối, cần sự chuyển dịch của các mô hình truyền thống, từ cải tiến quản lý đến đột phá về cách thức tiếp cận dịch vụ theo xu thế lấy bệnh nhân làm trung tâm

    Tiềm năng y tế Việt Nam nói chung và y tế kết nối số (digital healthcare) có thể thấy qua giá trị tăng trưởng của ngành này với tổng chi tiêu y tế hơn 16 tỉ USD năm 2017 (ước tính từ nguồn BMI, IMF, ADB), tương đương 7,2% GDP. Mức tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2017- 2021 khoảng 12,5%, theo đó ước tính giá trị chi tiêu cho y tế vào năm 2020 đạt 21 tỉ USD

    Đi cùng với tăng trưởng giá trị thị trường là xu hướng xã hội hóa y tế và sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân. Điển hình nhất gần đây là việc bốn bệnh viện “siêu hạng” gồm Bạch Mai, Việt Đức, Bệnh viện K và Chợ Rẫy được thí điểm tự chủ toàn diện. Rất nhiều bệnh viện tại TP.HCM cũng đang tiến đến tự chủ hoàn toàn, nhiều nơi tại các tỉnh thành cũng đang phát triển cơ chế bệnh viện tự chủ

    Các bệnh viện tư nhân ở các thành phố lớn không ngừng tăng về số cơ sở mới lẫn chất lượng điều trị, đã và đang cạnh tranh trực tiếp với các bệnh viện công – là những cơ sở y tế vốn có thương hiệu, nguồn lực hạ tầng và đội ngũ nhân viên y tế giỏi. Bên cạnh đó, các mô hình hợp tác công tư (PPP) y tế ngày càng đa dạng; mô hình nhượng quyền cũng ngày càng phổ biến cùng với hàng loạt chuỗi bệnh viện tư đang mở rộng độ phủ: nổi bật như Hoàn Mỹ, Tâm Trí, Phương Châu, Xuyên Á, Mỹ Đức…

    Tất cả việc gia tăng đầu tư y tế, cải thiện chất lượng dịch vụ theo yêu cầu đổi mới của Bộ Y tế, cùng với cơ chế giá phí mới đã áp dụng càng làm cho sự cạnh tranh của ngành y tế nóng lên vài năm gần đây

    "Chính sách quốc gia về e-health là hướng đến một hệ thống y tế vận hành và tích hợp trên nền tảng số hóa, tạo ra được trải nghiệm chăm sóc sức khỏe dựa vào bệnh nhân và kết quả điều trị có chất lượng tốt"

    Sự cạnh tranh tất yếu dẫn đến xu thế chăm sóc y tế dựa vào giá trị (value based care), theo đó khái niệm bệnh viện - phòng khám nên được xem là “tổ chức cung ứng dịch vụ y tế” theo nghĩa rộng, lấy bệnh nhân làm trung tâm là yêu cầu thay đổi sống còn của các cơ sở y tế

    Như vậy kết nối là sự cần thiết: Kết nối nguồn nhân lực y tế - đang có khuynh hướng dịch chuyển công - tư; kết nối mô hình vận hành “kinh doanh”, chia sẻ nguồn bệnh theo chuyên khoa, theo dõi - chuyển bệnh nhân qua lại; kết nối thanh toán… Tất cả sẽ khó thông suốt nếu không thể chia sẻ dữ liệu người bệnh và các nguồn dữ liệu khác

    Dữ liệu lớn (big data) trong y tế và ưu tiên chính sách e-health. Ngành y tế rất giàu về số liệu, giàu hơn nhiều ngành khác do đặc thù ghi nhận toàn bộ dữ liệu cá nhân, thông số bệnh tật và cần lưu trữ kỹ lưỡng để theo dõi, chia sẻ… Vậy làm gì để dữ liệu trở nên hữu dụng cho quá trình điều trị bệnh nhân đồng thời thúc đẩy phát triển ngành?

    Dữ liệu lớn trong y tế chia làm nhiều nguồn, từ dữ liệu có cấu trúc số hóa qua bệnh án điện tử (structured EHR), các ghi chú lâm sàng chi tiết khó hệ thống (unstructured clinical notes), các hình ảnh chẩn đoán/điều trị (medical imaging) cho đến dữ liệu gene (genomic ) và các dữ liệu khác như dịch tễ học, hành vi bệnh nhân…

    Tại Việt Nam, các thảo luận gần đây đều dẫn đến một nhu cầu cần có sự thống nhất và chuẩn hóa dữ liệu, được kê khai - ghi nhận và sử dụng được cho việc cải tiến chất lượng điều trị y tế và kết nối số về dữ liệu chăm sóc sức khỏe

    Tại Việt Nam với sự đa dạng nguồn bệnh, các can thiệp y khoa, nhưng dữ liệu thông tin bệnh viện (HIS) lại rất sơ khai. Đó thật sự là một “mỏ dầu” chưa được khai thác hiệu quả. Chúng ta sẽ làm gì, chuẩn bị thế nào trong xu hướng dữ liệu lớn này hay chờ đợi các đại gia toàn cầu tham gia khai thác và chia sẻ ?

    Thách thức lớn và đầu tiên nằm ngay ở cách nhìn nhận việc xây dựng dữ liệu bệnh viện tại Việt Nam, mỗi nơi một hệ thống HIS, thiếu chuẩn đồng bộ, thiếu hệ thống lưu trữ ghi nhận. Bên cạnh đó, ngay cả tại các quốc gia có chính sách e-health và số hóa y tế sớm đồng bộ, thách thức của “big data” trong ngành y tế vẫn hiện diện: các yếu tố như định dạng dữ liệu (data format); nguồn dữ liệu khác biệt, biến động liên tục và tương quan theo thời gian trong quá trình điều trị

    Thách thức còn ở việc chuyển đổi các ghi chú lâm sàng khó dữ liệu hóa; hoặc trong xử lý các hình ảnh y khoa - thông tin - chỉ dấu sinh học - phân tích tương tác di truyền genomic, chuẩn hóa dữ liệu lâm sàng...

    Tuy nhiên các thách thức trên dường như đang ổn dần nhờ vào kỹ thuật thời số hóa, với trí tuệ nhân tạo (AI) hay máy học (machine learning) phân tích các hình ảnh y khoa, công nghệ blockchain, các dụng cụ đeo y tế cảm ứng và các ứng dụng kết nối trên di động…

    Như vậy nhu cầu của y tế “kết nối số hóa” sẽ là bước ngoặc lớn với ngành y và cả xã hội: bức tranh kết nối số hóa của ngành y tế Việt Nam đang tiến triển thế nào trong thời số hóa (digitalized) hiện nay? Thiết nghĩ, các nguyên tắc ưu tiên của nhà nước nên làm cho một chính sách y tế kết nối “e-health”, đó là

    "Ngành y tế rất giàu về số liệu do đặc thù ghi nhận toàn bộ dữ liệu cá nhân, thông số bệnh tật và lưu trữ kỹ lưỡng, vậy làm gì để khai thác "mỏ dầu" này trở nên hữu dụng để thúc đẩy phát triển ngành ?"
    Chính sách quốc gia e-health là một hệ thống y tế vận hành và tích hợp trên nền tảng số hóa, tạo ra được trải nghiệm chăm sóc sức khỏe dựa vào bệnh nhân và kết quả điều trị có chất lượng tốt

    E-health đưa ra ba mục tiêu chính: Bệnh nhân nên được hỗ trợ, thông tin rõ ràng và tương tác chủ động với bệnh của họ; nhân viên y tế có các công cụ đưa ra được quyết định hiệu quả nhất với các phương tiện trị liệu mà họ được đào tạo bài bản; và tổ chức chăm sóc y tế có năng lực chuyên môn cho việc quản lý hiệu quả và minh bạch, có kế hoạch cho cả dịch vụ chăm sóc y tế và kinh doanh

    8 nguyên tắc chi tiết cho các mục tiêu trên, nên là

    1. Lấy bệnh nhân làm trung tâm: là các cam kết trị liệu có hiệu quả cao, sử dụng hệ thống công nghệ cho phép nhân viên y tế chủ động hơn trong vận hành và tạo ra kết quả lâm sàng tốt nhất

    2. Quản lý đầu tư hiệu quả trên nguyên tắc tách bạch nhưng có cơ chế phối hợp qua các đánh giá, kiểm toán về chuyên môn, nhà quản lý kinh doanh và nhà đầu tư. Muốn vậy cần cơ chế quản lý hiệu quả về tài chính, chi phí, nhà cung ứng và quy trình mua hàng – nhà thầu cho cơ sở y tế

    3. Tìm đối tác theo ưu tiên chiến lược, nguồn lực, chi phí, giá trị đầu tư, dịch vụ và kỹ thuật… để có thể ứng dụng kỹ thuật chăm sóc tiên tiến và hiệu quả nhất

    4. Đánh giá, đo lường an toàn - chất lượng điều trị qua thiết kế cấu trúc và quản lý của hệ thống công nghệ thông tin

    5. Đáp ứng chuẩn hóa thông tin, thúc đẩy cho việc tinh giản bộ máy và tăng khả năng tương tác vận hành, giảm chi phí và nâng cao chất lượng

    6. Bảo mật thông tin của bệnh nhân và nhân viên y tế, điện tử hóa thông tin thay cho việc lưu trữ truyền thống hiện nay

    7. Cấu trúc số cần đảm bảo việc chuyển tiếp các chương trình e-health cách nhanh gọn, ổn định để công việc kinh doanh của bệnh viện diễn ra bình thường trong bất kỳ điều kiện nào

    8. Linh động và gợi mở cho sự thay đổi, gắn kết được văn hóa của sự thay đổi từ lãnh đạo về cải tiến kỹ thuật, quản lý, cung cấp dịch vụ, tiếp cận tổng quát về “tái thiết kế” chăm sóc y tế

    Nguyễn Thành Danh
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/6/22
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thay đổi để bứt phá trong y tế số
    Nền y tế cần vận hành ra sao trước xu thế các phương tiện số đang làm thay đổi vai trò bệnh nhân trong tiếp cận dịch vụ y tế, kể cả góc độ thông tin y khoa lẫn tính lan truyền cộng đồng ?

    Thị trường y tế số toàn cầu tăng trưởng 20% hàng năm, từ 80 tỉ USD năm 2015 ước đạt đến 200 tỉ USD từ 2020, theo số liệu của AMR-Roland Berger. Trong tổng thể này, các ứng dụng và thiết bị kết nối không dây (wireless health) chiếm đến 110 tỉ USD, tăng 23% mỗi năm; bệnh án điện tử (EMR/EHR) tăng 4%; y tế từ xa (telehealth) tăng 15%; chăm sóc sức khỏe qua di động (mobile health) tăng 41%

    ĐỔI MỚI CÁCH THỨC VẬN HÀNH. Vậy y tế cần vận hành ra sao khi các phương tiện số đang làm thay đổi vai trò bệnh nhân trong tiếp cận dịch vụ như vậy? Cho dù tương tác truyền thống bác sĩ – bệnh nhân vẫn đóng vai trò chính nhưng bệnh nhân ngày nay đã chủ động tham gia vào hệ sinh thái y khoa, khi dữ liệu bệnh án điện tử được chia sẻ trực tuyến đến bác sĩ và các đơn vị bảo hiểm y tế trong tương lai rất gần

    Tương tác bác sĩ – bệnh nhận ở vai trò trung tâm sẽ được chèn vào bởi các công ty điều hành hệ thống di động trực tuyến (platform/agencies). Các dụng cụ y khoa di dộng đeo tay cảm ứng (wearable+app) đang làm mờ đi mối quan hệ truyền thống, giúp bệnh nhân tìm đến dịch vụ y tế và bác sĩ cách tốt nhất

    Các dữ liệu sức khỏe cá nhân (EHR) và kết nối di động (m-health) còn thúc đẩy việc kê toa điện tử, đe dọa cả các mô hình nhà thuốc truyền thống. Vì lẽ đó các đại gia ngành dược đã có những động thái mua bán – sáp nhập (M&A) với các startup y tế và các công ty thiết bị “cá nhân hóa y tế qua di động”…

    Việc chủ động tương tác và kết nối trong hệ sinh thái y khoa càng làm phân khúc và đan chéo các quan hệ truyền thống giữa bệnh nhân và bác sĩ. Dữ liệu sinh học theo thời gian thực hỗ trợ theo dõi sớm và đánh giá kết quả điều trị kịp thời, phản hồi nhanh... đã ảnh hưởng đến hầu hết các thành tố trong hệ sinh thái y tế như bảo hiểm, công ty dược, bệnh viện – nhà cung cấp dịch vụ...


    "Nâng tầm các startup Việt Nam thành một kết nối quy mô lớn có giá trị kêu gọi đầu tư hay tạo giá trị dẫn dắt mô hình doanh thu là một thách thức lớn"

    Điều đó buộc các hệ thống chăm sóc y tế phải tập trung vào bệnh nhân và các giải pháp trị liệu y tế mới, các bên liên quan phải tính toán về mô hình kinh tế của mình. Mô hình P4 medicine (Predictive, Preventive, Personalized & Participatory) được giáo sư L.Hook nhắc đến: bệnh nhân chủ động hơn, cá nhân hóa việc phòng ngừa bệnh tật. Khách hàng gắn kết hơn trong tương quan tiếp cận, tự tìm kiếm dịch vụ y tế qua các phương tiện số

    VẬY CƠ HỘI NÀO CHO STARTUP ? Thử quan sát những chuyển biến tại Việt Nam để đánh giá những cơ hội nào trong nền y tế số nói chung và startup nói riêng ?

    Trong các mảng như công nghệ y tế (digital healthtech) hay bệnh án điện tử (ERM) không có nhiều đất cho các startup do tính chất quy mô kết nối, các tiêu chuẩn quốc gia, nguồn lực phát triển hiện tại và khả năng nâng cấp trong tương lai

    Các tập đoàn lớn như FPT, VNPT đang phát triển phần mềm bệnh viện - bệnh án điện tử (HIS/EMR), Viettel phát triển hệ thống kết nối dữ liệu nhà thuốc… Trong tương lai gần các định hướng chuẩn hóa quốc gia ra đời sẽ tạo cơ sở cho các tập đoàn lớn công nghệ lớn thích ứng với hệ thống dữ liệu y tế bệnh viện. Nếu không, các đại gia toàn cầu có thể hợp tác và địa phương hóa như là Epic, Cerner, McKesson (Mỹ) đang tìm cơ hội vào Việt Nam, hoặc đã vào như IBM Watson…

    Y tế từ xa và qua thiết bị đi động (telemedicine/m-health): Cả hai mảng đều có tiềm năng cho các startup về xây dựng cơ bản hệ thống riêng lẻ, điều chỉnh theo từng bệnh viện – phòng khám, khi hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y khoa (PACS), kết nối y tế qua thiết bị di động phổ biến và tiện dụng cho chăm sóc y tế ban đầu, bác sĩ gia đình hay tuyến địa phương…

    Các thiết bị di động cá nhân tích hợp cảm ứng theo dõi sức khỏe cũng góp phần phát triển y tế từ xa. Kết nối y tế qua các nền tảng (platform) này dễ thực thi, phù hợp từng đơn vị y tế nhỏ như phòng khám tư nhân… Các thiết bị tương tác với người dân sẽ đánh giá đo lường, ghi nhận, tầm soát căn bản, khám ban đầu…

    Việc kết nối các dịch vụ dễ làm, không đòi hỏi nguồn lực lớn, thực hiện cho từng cơ sở y tế - nhóm bệnh và nhóm tiêu dùng y tế, sẽ là phân khúc thị trường lớn cho nhiều startup y tế tham gia. Giá trị phát triển sản phẩm và doanh nghiệp trong tương lai sẽ phụ thuộc rất lớn về việc tạo ra “trải nghiệm khách hàng bệnh nhân tích cực và cải tiến nhất”

    Có khá nhiều startup kết nối nhu cầu chăm sóc y tế qua các nền tảng tương tác như lên lịch hẹn khám chữa bệnh (booking), cung ứng nhân sự y tế, tư vấn bệnh nhân… nhưng việc vận hành platform, hiệu chỉnh tối ưu giá trị trong platform y tế vẫn còn khá lúng túng do chưa nắm hết hành vi khách hàng - bệnh nhân và bác sĩ - nhân viên y tế, vốn phức tạp hơn các “booking” về sản phẩm tiêu dùng - thương mại với phân khúc khách hàng đơn giản hơn của lĩnh vực y tế

    Nâng tầm các startup Việt Nam thành một kết nối quy mô lớn có giá trị kêu gọi đầu tư hay tạo giá trị tương tác, dẫn dắt mô hình doanh thu cũng là thách thức lớn. Hiện các startup này tại Việt Nam có thể tham gia cung ứng một phần giá trị trong hệ sinh thái y tế tư nhân, tự cải tiến để chuẩn bị cho tương lai. Tuy nhiên việc này khá chậm trễ và thách thức, khi các platform hay ứng dụng (app) quốc tế thâm nhập thị trường với phiên bản Việt hóa, có tính chuẩn hóa y khoa cao, tương tác rộng và mô hình kinh doanh có hệ sinh thái rất mạnh

    Kinh doanh sản phẩm sức khỏe qua kênh thương mại điện tử (consumer health e-commerce) cũng đang phát triển tốt. Dịch vụ cung ứng sản phẩm y tế như thuốc không kê toa (OTC), thực phẩm chức năng, vật dụng y tế cá nhân hay dịch vụ chăm sóc đơn giản tại nhà (chăm sóc điều dưỡng, sau sinh, người già yếu, vật lý trị liệu, chế độ ăn kiêng, nhân viên tập luyện sức khỏe dành cho cá nhân…) đang bùng nổ trên các nền tảng sinh thái y tế

    Tại Việt Nam, mô hình các chuỗi nhà thuốc mọc lên hàng loạt (Pharmacity, Vinfa, Long Châu…) đang thúc đẩy các tiện nghi y tế tiêu dùng tại chỗ, cùng với việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các giao dịch thương mại điện tử về sản phẩm y tế. Nhóm các startups phát triển mô hình kinh doanh này chắc chắn đi nhanh nhất và rộng khắp, nhưng lại theo hướng tối đa hóa tiêu dùng y tế hơn là tạo giá trị chăm sóc sức khỏe cho ngành y

    Không thể không nhắc đến các “tay chơi mới” trong lĩnh vực công nghệ truyền thông hay phát triển phần mềm, mạng di động… đã và đang tạo sự đột phá trong lĩnh vực y tế, có thể làm cho các kết nối truyền thống, đó là: Nhà nước - chính sách y tế - bảo hiểm - người chi trả - công ty dược và trang thiết bị vật tư y tế - bệnh viện -phòng khám, nhà cung cấp dịch vụ y tế… phải thay đổi đột phá cho các giá trị số hóa

    Chúng ta đã nghe đến nhiều khái niệm dịch vụ vụ y tế mới và các dịch vụ này sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới đều có liên quan đến "di động" (mobile hay m-) hay “từ xa” (tele-) như điều trị từ xa (telemedicine), chăm sóc điều dưỡng từ xa (tele-nursing), chăm sóc sức khỏe gia đình từ xa (tele-homecare), tư vấn điều trị qua video với nhân viên y tế từ xa (tele-video consulting) hay phòng mạch tư ảo qua điện thoại di động (m- health clinics)…

    Nguyễn Thanh Danh
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/6/22
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vốn rót vào startup y tế cao kỷ lục
    Quý đầu tiên của năm 2020 ghi nhận mức rót vốn kỷ lục 4,5 tỉ USD vào các startup y tế số, trước khi thị trường bắt đầu suy giảm do đại dịch Covid-19. Trong đó lĩnh vực telemedicine tăng xấp xỉ 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái

    Vào quý I.2020, các startup trong lĩnh vực y tế số nhận được số vốn đầu tư lên đến 4,5 tỉ USD, bao gồm đầu tư vốn mạo hiểm và đầu tư tư nhân, theo dữ liệu của báo cáo Startup Health Insights về thị trường vốn vào startup y tế đổi mới sáng tạo. Đây là mức cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua, và tăng đến 41% so với cùng kỳ năm ngoái

    Startup Health nhận định mức rót vốn kỷ lục trong quý đầu tiên của thập niên 2020 là "sự khởi đầu mạnh mẽ cho chặng đường dài phía trước", và đặc biệt sự khởi đầu này rất cần thiết khi dự kiến mức đầu tư trong quý II và quý III năm nay sẽ sụt giảm đáng kể

    Nhìn vào các chi tiết nhỏ hơn của bức tranh toàn quý I, số liệu thống kê theo tuần cho thấy sự sụt giảm trong tổng mức rót vốn. Ở hai tuần đầu tiên, tổng giá trị các thương vụ đầu tư trên 1 tỉ USD (trong đó 2 thương vụ có tổng giá trị 435 triệu USD) sau đó giảm dần về mức tương đương so với quý I của các năm trước

    Trong khoảng thời gian này, Trung Quốc đại lục báo cáo có ca tử vong đầu tiên do vi-rút corona chủng mới, cụ thể là vào ngày 11.1. Sau đó dịch bệnh lan nhanh đến mọi châu lục và đến ngày 11.3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh do SARS-CoV-2 là đại dịch toàn cầu với tên gọi Covid-19. Kể từ đó, mức rót vốn đã sụt giảm

    Hiện nay, khi nền kinh tế nói chung và thị trường đầu tư nói riêng chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19, các startup công nghệ y tế vẫn có thể duy trì hy vọng, đặc biệt là những startup hỗ trợ các giải pháp ứng phó với đại dịch

    Khi so với dữ liệu cùng kỳ năm ngoái, việc rót vốn cho các startup trong lĩnh vực y tế từ xa (telemedicine) và theo dõi sức khỏe bệnh nhân (patient monitoring) đã tăng trưởng đáng kể, lần lượt tăng 1.818% và 168% so với quý I.2020, nghĩa là tăng gấp gần 20 lần và 2,68 lần

    Sức khỏe tinh thần, một lĩnh vực thường không thu hút nhiều vốn đầu tư, cũng đã gia tăng 65% mức rót vốn, cho thấy đại dịch Covid-19 cũng đã giúp mang đến những tín hiệu tích cực cho những lĩnh vực vốn thường bị bỏ qua trong đầu tư vào đổi mới y tế

    Vai trò của y tế kỹ thuật số giai đoạn hậu Covid-19 sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trong bối cảnh sự lây lan vi-rút corona đặt ra nhu cầu cao về ứng dụng công nghệ để mở ra khả năng tiếp cận y tế với chi phí thấp. Các chuyên gia Startup Health cho rằng các yêu cầu mới này sẽ nhanh chóng giúp định hình lại bức tranh thị trường công nghệ y tế

    Theo đó, sự không chắc chắn của thị trường tài chính nhiều khả năng sẽ chuyển hướng các thương vụ đầu tư vào startup công nghệ y tế vừa có giải pháp trực tiếp ứng phó với đại dịch vừa phù hợp với một “trật tự thế giới mới” thời hậu Covid-19

    Startup Health chuyên đầu tư vào các startup y tế với danh mục đầu tư y tế số của được Crunchbase đánh giá lớn nhất thế giới, gồm hơn 200 công ty ở 5 châu lục. Trong đó đến nay có 12 công ty được mua lại bởi Intel, WebMD, Under Armour, Zimmer Biomet...

    Các công ty được dẫn dắt bởi Startup Health đã huy động được hơn 800 triệu USD kể từ năm 2012. Danh mục đầu tư hiện 40% nhắm vào các doanh nhân bác sĩ (doctorpreneur), 30% vào các nhà sáng lập nữ và 30% vào các doanh nhân nối tiếp (serial entrepreneur)

    Bích Trâm
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/6/22
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    3 bệnh viện thí điểm khám chữa bệnh từ xa để phòng chống Covid-19
    Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, các giải pháp khám chữa bệnh từ xa hiện đang được Bộ TT&TT, Bộ Y tế phối hợp cùng các doanh nghiệp công nghệ và các bệnh viện Đại học Y, Tim Hà Nội và Đa khoa tỉnh Hà Nam triển khai thí điểm

    Trước đó, ngày 10/4/2020, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã ký các văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội, bệnh viện Tim Hà Nội, Sở Y tế Hà Nam, bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, trường Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Đại học Y Hà Nội về việc phối hợp thực hiện thí điểm mô hình khám chữa bệnh từ xa

    Theo đó, Bộ Y tế đã giao bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị thí điểm triển khai mô hình khám chữa bệnh từ xa với một số bệnh viện vệ tinh. Các bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam và Tim Hà Nội cũng được Bộ Y tế giao thí điểm triển khai mô hình khám chữa bệnh từ xa

    Các bệnh viện này được yêu cầu xem xét lựa chọn bệnh viện, cơ sở y tế có điều kiện điều kiện nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng CNTT, mô hình bệnh tật phù hợp

    Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế Hà Nam và Sở Y tế các tỉnh có bệnh viện, địa phương tham gia thí điểm mô hình khám chữa bệnh từ xa cần phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện và cơ quan liên quan để triển khai thực hiện trước ngày 16/4/2020

    Thông tin từ Cục Tin học hóa cho hay, hiện nay đã lựa chọn được bệnh viện, cơ sở y tế phù hợp để viện Đại học Y Hà Nội, viện Tim Hà Nội và viện đa khoa Hà Nam thí điểm mô hình khám chữa bệnh từ xa

    Trong đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội dự kiến chọn thực hiện thí điểm mô hình tại 3 địa điểm. Bao gồm: Bệnh viện đa khoa Mường Khương, Lào Cai (tổ chức hội chẩn điện tâm đồ và siêu âm từ xa về các bệnh mạn tính cần đi khám hoặc duy trì thuốc tại nhà như thế nào); Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh (hội chẩn CT từ xa đánh giá những trường hợp đột quỵ não để chỉ định điều trị gián tiếp, hạn chế phải chuyển tuyến cao hơn); Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương, Thanh Hóa (kết nối giữa bác sỹ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với bệnh nhân ở thôn Câu Đồng, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương)

    Ngoài ra, theo thông tin từ doanh nghiệp công nghệ cung cấp giải pháp cho Đại học Y Hà Nội, với việc bệnh viện này triển khai thí điểm mô hình khám chữa bệnh từ xa, người dân tại Hà Nội còn có thể sử dụng web, apps, conference để gửi thông tin đến bệnh viện. Từ đó, bác sĩ chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc điều trị tại nhà hoặc chỉ định đến khám

    Như vậy, mô hình này sẽ giúp bệnh nhân có bệnh mạn tính, cấp tính được tiếp cận với các chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mà không cần di chuyển, không cần tập trung trong thời kỳ “cách ly xã hội” và kể cả sau này

    Bộ Y tế cũng cho biết, căn cứ hiệu quả của mô hình triển khai thí điểm tại 3 bệnh viện: Đại học Y Hà Nội, Đa khoa tỉnh Hà Nam và Tim Hà Nội, Bộ Y tế và Bộ TT&TT sẽ phối hợp triển khai mở rộng quy mô tại các tỉnh, thành phố khác

    Việc triển khai thí điểm các mô hình khám chữa bệnh từ xa nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trong Chỉ thị này, việc người dân hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh nếu không thực sự cần thiết cũng là một biện pháp có hiệu quả để phòng chống dịch bệnh

    Căn cứ vào tình hình thực tiễn, để hỗ trợ người dân khi thực hiện Chỉ thị 16 nhưng vẫn được hỗ trợ y tế, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ TT&TT phối hợp cùng Bộ Y tế triển khai mô hình khám chữa bệnh từ xa tới các hộ gia đình, thôn bản, xã phường, quận huyện
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/5/21
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn
    -“Chúng ta hãy cùng coi đây là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, đó là chuyển đổi số trong ngành y tế, hướng tới quốc gia số”, Thủ tướng nói và mong muốn14.000 cơ sở y tế trên toàn quốc tổ chức thành công nền tảng được khai trương hôm nay, 18/4

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại lễ khai trương nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh (KCB) từ xa và ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng chống COVID-19 do Bộ TT&TT và Bộ Y tế tổ chức sáng nay, 18/4

    Theo Thủ tướng, đây là việc khá mới mẻ ở nước ta, đất nước có nhiều núi non hiểm trở, xa cách. Thủ tướng đánh giá cao ngành TT&TT và ngành y tế đã chủ động cùng phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, “có thể nói chưa bao giờ ứng dụng công nghệ mạnh mẽ như vậy”

    Thủ tướng cũng ghi nhận và đánh giá cao các lực lượng, trong đó có đội ngũ y, bác sĩ, các chuyên gia công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã tích cực tham gia trong chiến dịch phòng, chống dịch bệnh COVID-19

    “Nhân đây tôi xin chào những chiến sĩ áo trắng dũng cảm, kiên cường, đi đầu trong phòng chống đại dịch COVID-19 ở nước ta”, Thủ tướng nói. Từ nhiều năm nay, ngành y tế đã triển khai một số hoạt động khám bệnh từ xa, phẫu thuật từ xa, bệnh án điện tử. Tuy nhiên, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, thực tiễn đòi hỏi các bệnh viện phải có thêm kênh khám bệnh từ xa nhiều hơn nữa, phổ cập hơn nữa, giúp tư vấn KCB, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận lợi, ít tốn kém và an toàn, nhất là không cần phải đến bệnh viện khi không cần thiết, giúp giảm tải cho bệnh viện, tránh lây bệnh

    Thủ tướng đồng ý cho rằng Việt Nam cần có nền tảng công nghệ để giúp các cơ quan, tổ chức nhanh chóng đưa các hoạt động của mình lên môi trường số, từ đó phục vụ tốt hơn, kịp thời hơn nhu cầu của người dân

    Những gì mà chúng ta chứng kiến từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy lợi ích rõ ràng của hoạt động KCB từ xa. Người bệnh vẫn được khám bệnh nhưng chỉ phải tới bệnh viện khi cần thiết; bệnh viện tuyến trên có thể hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới hết sức nhanh chóng và thuận lợi. Điều đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã rất chủ động, tích cực đồng hành với Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh và đã cho ra mắt hàng chục ứng dụng phục vụ người dân

    Thủ tướng nhấn mạnh việc ra mắt ứng dụng hôm nay hết sức có ý nghĩa, kịp thời cung cấp cho người dân thêm một công cụ để tự bảo vệ chính mình cũng là bảo vệ cộng đồng. Đây cũng là xu hướng chung mà nhiều nước, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang thực hiện trong phòng chống dịch bệnh

    Nhân sự kiện này, Thủ tướng cho rằng việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, KCB trực tuyến từ xa thì hiệu quả nhân đôi, nhân ba. Đó là đáp ứng được yêu cầu chống dịch, bảo đảm công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, giảm lượng giấy tờ

    Thủ tướng đề nghị Bộ TT&TT, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh dựa trên công nghệ số, ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở KCB

    Phát triển các nền tảng công nghệ cho lĩnh vực y tế như nền tảng hỗ trợ tư vấn KCB từ xa, nền tảng quản trị y tế thông minh. Hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế, phối hợp xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Các doanh nghiệp công nghệ cần chú ý bảo mật thông tin cá nhân

    Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia để ký ban hành trong tháng 4/2020. Đây là vấn đề quan trọng để Việt Nam đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong mọi mặt xã hội

    Bộ TT&TT chỉ đạo, hiệu triệu doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không ngừng sáng tạo, phát triển nhiều nền tảng chuyển đổi số hơn nữa, phát triển nhiều ứng dụng hơn nữa phục vụ nhân dân

    Thủ tướng đề nghị Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp tục quyết liệt triển khai hoạt động KCB từ xa, liên tục đánh giá, rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trên toàn quốc triển khai hiệu quả hoạt động này

    Thủ tướng lưu ý điều quan trọng là phải có các bác sĩ y khoa chuyên môn cao, đồng thời các bác sĩ này cũng phải là kỹ sư tin học, “chứ đây không thể là câu chuyện thực tập bởi sai một ly, đi một dặm”, cho nên, phải chọn người giỏi, thông thạo chuyên môn

    “Chúng ta hãy cùng coi đây là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, đó là chuyển đổi số trong ngành y tế, hướng tới quốc gia số”, Thủ tướng nói và chúc 14.000 cơ sở y tế tổ chức thành công nền tảng này tại bệnh viện, cơ sở của mình

    Tại lễ khai trương, Thủ tướng đã xem các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn KCB từ xa kết nối với Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) hội chẩn điện tâm đồ và siêu âm từ xa về các bệnh mãn tính cần đi khám; kết nối với Bệnh viện đa khoa TP. Hà Tĩnh hội chẩn CT từ xa đánh giá những trường hợp đột quỵ não để chỉ định điều trị gián tiếp và kết nối trực tiếp với bệnh nhân tại xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) để khám bệnh

    Thủ tướng cũng nghe các chuyên gia công nghệ giới thiệu ứng dụng Bluezone, giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp BLE (Bluetooth low energy), ghi nhận sự tiếp xúc gần giữa các smartphone trong khoảng cách 2 m

    Đức Tuân
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/6/22
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Các startup y tế từ xa được đầu tư 'khủng' giữa đại dịch Covid-19
    Các startup thuộc lĩnh vực y tế từ xa đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư giữa đại dịch Covid-19

    Trong vài tuần qua, cùng với sự gia tăng của nhu cầu tìm kiếm hỗ trợ từ các chuyên gia y tế qua điện thoại hoặc các thiết bị khác của bệnh nhân trên khắp nước Mỹ, 6 startup về dịch vụ y tế từ xa đã hoàn thành vòng gọi vốn với số tiền lên đến 190 triệu USD. Các chuyên gia tin rằng đại dịch Covid-19 sẽ tạo ra những thay đổi đối với ngành chăm sóc sức khoẻ sau khủng khoảng và vượt qua phạm vi các công ty dịch vụ y tế từ xa nói riêng

    Ngày 3/4, công ty 98point6 có trụ sở tại Seattle công bố thu về 43 triệu USD trong vòng gọi vốn Series D từ Goldman Sachs, nhà đồng sáng lập Costco - James Sinegal và nhiều nhà đầu tư khác. Startup này cho phép khách hàng kết nối tới các bác sỹ tuỳ theo nhu cầu thông qua tin nhắn hoặc video, với mức phí năm đầu tiên là 20 USD và 120 USD cho năm tiếp theo

    Theo công ty, số lượng người sử dụng app 98Point6 tăng 200% kể từ tháng 1, với 1/3 trong số đó có liên quan đến Covid-19. Startup thành lập vào năm 2015 này gần đây đã ra mắt công cụ đánh giá Covid-19, giúp người dùng có thể nhanh chóng xác định lộ trình hành động bằng cách sử dụng các hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh

    [​IMG]
    Đồng sáng lập Costco, James Sinegal

    Nhà đồng sáng lập kiêm CEO, Robbie Cape, nói rằng công ty sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư để gia tăng số lượng bác sỹ trong đội ngũ, vốn chỉ có 50 người vào đầu tháng 3 nay tăng lên 160 người. Công ty đã huy động được tổng cộng 129 triệu USD

    TytoCare, một startup có trụ sở tại New York, ngày 7/4 công bố vòng gọi vốn Series C thu về 50 triệu USD, dẫn đầu bởi Insight Partners, Olive Tree Ventures và Qualcomm Ventures. Công ty này đã chế tạo ra bộ kit 300 USD bao gồm các công cụ y tế hỗ trợ trên internet, như ống nghe và ống soi tai được sử dụng trong việc khám tai. Các bác sỹ hiện có thể tiến hành kiểm tra bệnh nhân từ xa và chẩn đoán được các bệnh từ hô hấp đến nhiễm trùng tai và cúm

    Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ sớm trở thành bình thường

    Bà Arielle Trzcinski, chuyên gia phân tích cấp cao của Forrester về ngành chăm sóc sức khoẻ cho rằng “Hệ thống chăm sóc sức khoẻ sẽ thay đổi mãi mãi do đại dịch Covid-19”. “Đại dịch này đã xoá bỏ những rào cản đáng kể từ quá khứ - nhận thức, chi phí, và khả năng bệnh nhân có thể gặp được nhà cung cấp trên cơ sở định kỳ. Chúng ta sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ hướng tới mô hình ưu tiên dịch vụ trực tuyến”

    Dù vậy, vài chuyên gia vẫn hy vọng ngành công nghiệp này sẽ hạ nhiệt phần nào sau khi cuộc khủng hoảng kết thúc

    Ông Marc Albanese, Giám đốc nghiên cứu cấp cao tại công ty theo dõi thị trường CB Insights cho biết: "Về lâu dài, chúng tôi hy vọng việc sử dụng dịch vụ y tế từ xa sẽ hạ nhiệt nhưng vẫn sẽ ở trên mức trước đại dịch, với các nhà cung cấp mở rộng dịch vụ của họ và các bệnh nhân nắm bắt được công nghệ này"

    Ông cũng nói thêm rằng các hình thức chăm sóc sức khỏe thông qua thiết bị đeo tay và theo dõi bệnh nhân từ xa đang tăng lên trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Đây là một xu hướng được kỳ vọng sẽ tiếp tục kể cả khi cuộc khủng hoảng lắng xuống. Theo một báo cáo công bố tháng này của công ty nghiên cứu thị trường Grand View Research, thị trường dịch vụ y tế trực tuyến toàn cầu được dự kiến sẽ tăng từ 41 tỷ USD năm 2019 lên 155 tỷ USD vào năm 2027

    Có thể kể đến các công ty y tế trực tuyến, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác đã hoàn thành vòng gọi vốn trong đại dịch là SteadyMD có trụ sở Los Angeles (6 triệu USD), Doctor Anywhere của Singapore (27 triệu USD), K Health có trụ sở tại New York và Tel Aviv (48 triệu USD). Nhà đồng sáng lập K Health, Allon Bloch chia sẻ với VentureBeat vào cuối tháng 2 rằng số lượng người đăng ký app của công ty này đang tăng 10.000 - 15.000 người mỗi ngày

    Tác động của việc nhiều bệnh nhân chuyển sang sử dụng y tế từ xa có thể được cảm nhân bởi chính các công ty chăm sóc sức khoẻ khác. Điển hình là Joe Kvedar, một bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và chủ tịch Hiệp hội Y tế từ xa Mỹ, dự đoán rằng các bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà, việc phân phối thuốc trực tuyến sẽ ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của dịch vụ y tế từ xa

    Ông nói, “Nếu tôi và bạn có một buổi khám bệnh qua video và tôi nói bạn cần làm xét nghiệm step, bạn cần đến phòng khám ngay bây giờ. Vậy bạn còn khám online để làm gì? Vậy nên, những công ty sẽ còn phát triển phổ biến trong tương lai sẽ là những công ty trang bị cho bạn, người tiêu dùng, các công cụ để cung cấp thông tin chính xác cho tôi, người bác sỹ"
     
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Startup khám bệnh tại nhà DispatchHealth huy động thành công 136 triệu USD

    Vòng đầu tư mới được dẫn dắt bởi Optum Partners với số vốn gọi thành công thêm 136 triệu USD, nâng tổng số vốn DispatchHealth nhận được đến nay lên 203 triệu USD

    Mục tiêu chính của DispatchHealth là đem dịch vụ khám bệnh tại nhà truyền thống trở lại nhằm giảm chi phí, lên tới gần 10 lần, và giúp người bệnh bớt phụ thuộc vào phòng cấp cứu tại bệnh viện vốn thường rơi vào tình trạng quá tải

    Dịch vụ khám bệnh tận nhà cũng sẽ mang lại cho các nhân viên của DispatchHealth cơ hội xác nhận liệu môi trường trong nhà của bệnh nhân có phải là rào cản khiến họ không thể khỏe lên hay không, từ đó giúp phòng ngừa các vấn đề sức khỏe về lâu dài cho người bệnh

    Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, DispatchHealth nhận thấy nhiều bệnh nhân của mình rơi vào tình trạng thiếu thức ăn, vì vậy bên cạnh các thiết bị y tế, nhân viên DispatchHealth cũng mang theo cả các loại thực phẩm khô khi thực hiện dịch vụ khám bệnh tận nhà

    "Rất nhiều người gặp vấn đề với nơi sinh sống, nhưng sẽ rất khó nhận ra nếu họ đều đến phòng cấp cứu khi bị bệnh," tiến sĩ Mark Pather, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của DispatchHealth cho biết. "Chúng tôi gọi đây là chăm sóc sức khỏe theo hoàn cảnh, với một kế hoạch chăm sóc y tế dựa trên chính môi trường người bệnh đang sinh hoạt hằng ngày"

    Mô hình này đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, những người nhận ra chăm sóc sức khỏe tại nhà là một giải pháp tốt để kiểm soát chi phí chăm sóc sức khỏe. Dịch vụ thăm khám tại nhà của DispatchHealth có chi phí trung bình 200-300 USD mỗi người, thấp hơn gần 10 lần so với mỗi lần bệnh nhân nhập phòng cấp cứu. Viện Chi phí Chăm sóc Y tế ước tính con số này tại bệnh viện là 2.000 USD

    "Có rất nhiều thứ bạn có thể làm với một mô hình chăm sóc sức khỏe ảo, nơi các bệnh viện thật sự được cho vào dĩ vãng," Adam Andrew, đồng sáng lập công ty đầu tư Oak HC/FT, một trong những doanh nghiệp tham gia vòng gọi vốn lần này của DispatchHealth nói với Forbes

    Công ty đầu tư này cũng đang rót vốn vào các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có nền tảng công nghệ như VillageMD hay Unite Us

    Đồng sáng lập Mark Prather của DispatchHealth vốn xuất thân là một bác sĩ phòng cấp cứu với kinh nghiệm hơn 20 năm. Ông thành lập DispatchHealth năm 2013 cùng với đồng nghiệp là bác sĩ Kevin Riddleberger

    Trước đó, RiddleBerger từng đồng sáng lập công ty cung cấp ứng dụng y tế iTriage và thuyết phục Prather tham gia công ty với vị trí giám đốc y tế. ITriage bị Aetna mua lại vào năm 2011 với giá trị không được tiết lộ

    "Tại phòng cấp cứu nơi tôi từng làm việc, bệnh nhân thường được điều trị theo một phác đồ chung và không nhất thiết phải điều chỉnh theo tình trạng xã hội của họ," Prather nói

    Bệnh nhân có thể trực tiếp yêu cầu dịch vụ của DispatchHealth bằng cách gọi điện thoại hoặc sử dụng ứng dụng của công ty. Các triệu chứng sẽ được xem xét để quyết định xem việc điều trị tại nhà có phù hợp không

    Giống với nhiều cơ sở khám bệnh truyền thống, DispatchHealth chấp nhận các chương trình bảo hiểm y tế và làm việc với các công ty bảo hiểm lớn như Aetna, Cigna và UnitedHealthcare

    Trong đợt phong tỏa vì dịch bệnh vừa qua, DispatchHealth đã chứng kiến nhu cầu dành cho dịch vụ tư vấn và thăm khám qua điện thoại và tại nhà tăng vọt khi bệnh nhân không muốn đi đến phòng khám hay bệnh viện

    "Nhu cầu đã tăng nhanh. Chúng tôi ban đầu đã phải đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, nhưng sau đó đã giải quyết được và hiện giờ đã có thể thực hiện xét nghiệp Covid-19 cho khách hàng," Prather nói

    Khoản đầu tư mới sẽ giúp DispatchHealth theo kịp nhu cầu gia tăng hiện tại và đảm bảo cho tương lai công ty. Doanh nghiệp này cũng sẽ mở rộng thị trường, bắt đầu bằng khu vực Đông Nam nước Mỹ, nơi báo cáo số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục trong thời gian gần đây

    DispatchHealth cũng bắt tay với các nhà cung cấp lớn hơn để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Susan Diamond, chủ tịch công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Humana sẽ gia nhập hội đồng quản trị của DispatchHealth và hỗ trợ sự công tác của hai doanh nghiệp trong tương lai
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/6/22
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Startup kết nối 300 triệu bệnh nhân ở Ấn Độ với bác sĩ trực tuyến
    Nhu cầu khám bệnh từ xa bùng nổ trong thời kỳ dịch bệnh giúp công ty khởi nghiệp Practo (Ấn Độ) tăng tốc phát triển một nền tảng tích hợp trực tuyến, không chỉ giúp kết nối hàng trăm triệu bệnh nhân ở Ấn Độ với bác sĩ mà còn giúp họ đặt mua thuốc men và dịch vụ xét nghiệm

    [​IMG]
    Nền tảng Practo cho phép người dùng gặp bác sĩ trực tuyến bất cứ thời điểm nào trong ngày để thăm khám

    Nền tảng của Practo đang giúp kết nối 300 triệu người dùng ở hơn 200 thành phố của Ấn Độ với 100.000 bác sĩ. Nền tảng này nhận được nhu cầu tư vấn, khám sức khỏe từ xa tăng vọt sau khi chính phủ Ấn Độ triển khai một trong những chiến dịch phong tỏa nghiêm ngặt nhất thế giới để kiểm soát dịch bệnh Covid-19

    Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6, Practo chứng kiến lượt khám bệnh từ xa của người dùng tăng 500%, trong đó khoảng 7,5% lượt khám bệnh liên quan đến các triệu chứng giống như bệnh viêm phổi cấp Covid-19. Giờ đây, Practo lên kế hoạch thu hút thêm 200 triệu người dùng nữa trong những năm tới

    Hồi tháng 8, startup này huy động được 32 triệu đô la Mỹ từ một nhóm nhà đầu tư do Tập đoàn bảo hiểm nhân thọ A1A Corporation (Trung Quốc) dẫn đầu. Các nhà đầu tư hiện tại của Practo gồm Tencent, Sequoia Capital và Sofina Ventures cũng rót thêm vốn cho công ty khởi nghiệp này

    Shashank ND, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Practo, cho biết đại dịch Covid-19 là cơ hội để học hỏi và sáng tạo. Ông cho rằng việc huy động vốn thành công trong giai đoạn kinh tế khó khăn là sự chứng thực cho triển vọng của lĩnh vực công nghệ y tế ở Ấn Độ

    Ông nói: “Đại dịch đã dạy cho chúng tôi hiểu rằng không có ai chuẩn bị đầy đủ cho bất cứ bất trắc nào. Một trong những số công việc mà chúng tôi đã triển khai rất kịp thời trong thời kỳ dịch bệnh là dịch vụ khám sức khỏe từ xa 24/7”

    Theo một báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm nghiên cứu Chuyển động dịch bệnh, kinh tế và chính sách (Mỹ), Ấn Độ thiếu 600.000 bác sĩ và 2 triệu y tá. Dịch vụ khám bệnh từ xa dựa vào công nghệ số hóa hứa hẹn sẽ lấp khoảng trống giữa cung và cầu trong lĩnh vực chăm sóc y tế ở Ấn Độ

    Giữa thời kỳ dịch bệnh, Practo đã ra mắt gói chăm sóc sức khỏe, cho phép bệnh nhân có thể gặp gỡ và khám bệnh với bác sĩ qua video lên đến 15 lần mỗi tháng với mức phí chỉ 399 rupee (5,4 đô la Mỹ)/tháng

    Prachi Salve, một người dân ở TP. Mumbai, đã sử dụng nền tảng của Practo để đặt lịch khám qua video với bác sĩ khi cô bị viêm tai giữa nhưng ngại đến phòng khám bác sĩ vì sợ bị lây virus SARS-CoV-2 giữa lúc tinh hình dịch Covid-19 vẫn căng thẳng

    Được thành lập vào năm 2008, Practo ban đầu cung cấp phần mềm dựa vào nền tảng đám mây để hỗ trợ bác sĩ và và các phòng khám quản lý và số hóa hoạt động khám chữa bệnh của họ. Công ty này ra đời xuất phát từ vấn đề mà Shashank ND gặp phải mỗi khi ông đưa cha mẹ già nhập viện. Ông nhận ra rằng việc thiếu bệnh án số hóa và chữ viết tay khó hiểu của bác sĩ là nguồn cơn gây ra sự nhầm lẫn giữa bác sĩ và bệnh nhân

    “Cha mẹ tôi đều là già cả nên tôi không muốn gây nguy hiểm cho họ nếu đi ra ngoài gặp bác sĩ khám trực tiếp. Qua video, vị bác sĩ ở TP. Hyderabad đã yêu cầu tôi tự kiểm tra xem điểm đau chính xác nằm ở đâu, rồi sau đó, kê đơn thuốc cho tôi

    Tôi cũng gọi điện thoại video cho ông ấy khi cơn đau không thuyên giảm trong vòng 24 tiếng sau khi uống thuốc. Đến ngày thứ ba thì tôi khỏe trở lại”

    Đến năm 2010, sản phẩm phần mềm quản lý bệnh án của Practo đã được sử dụng ở các bệnh viện tại 4 thành phố Ấn Độ. Ba năm sau đó, Practo mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách cung cấp dịch vụ mới, cho phép bệnh nhân tìm kiếm các bác sĩ đã được xác minh trên nền tảng của công ty này để đặt lịch hẹn thăm khám

    Practo đang gia tăng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy để vận hành nền tảng Practo, chẳng hạn sử dụng thuật toán để tạo ra kết quả tìm kiếm tốt nhất

    Thuật toán này kết hợp thông tin của bệnh nhân bao gồm giới tính, độ tuổi cùng với dữ liệu tương tác trong quá khứ của bệnh nhân để nắm bắt được nhu cầu của họ và cung cấp cho họ các sự lựa chọn phù hợp nhất

    Trong những năm qua, Practo nhanh chóng mở rộng các dịch vụ nhắm vào bệnh nhân bao gồm tìm kiếm bệnh viện, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán, thăm khám trực tuyến với bác sĩ, giao thuốc men... Practo đã mở rộng dịch vụ giao thuốc men ra khắp hơn 100 thành phố ở Ấn Độ. Giờ đây, Practo dự báo 90% doanh thu của công ty đến từ các dịch vụ dành cho bệnh nhân

    Khánh Lan
     
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Việt Nam sẽ từng bước tiến tới nền y tế thông minh
    Nhiều bệnh viện tại Việt Nam đang bắt đầu ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số. Đây là cách thức giúp thay đổi căn bản ngành y tế hiện nay

    Chuyển đổi số sẽ thay đổi bộ mặt ngành y tế Việt Nam

    Ngày 3/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình nêu rõ 8 lĩnh vực cần ưu tiên, trong đó y tế là lĩnh vực đầu tiên được nhắc tới khi nói về chuyển đổi số. Điều này cho thấy, việc chuyển đổi số ngành y tế được Chính phủ quan tâm đặc biệt

    Dựa trên Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, ngành y tế đã đề ra cho mình mục tiêu trước mắt là tới năm 2025, 100% dịch vụ công trực tuyến của ngành đạt mức độ 4, được tích hợp lên cổng quốc gia và có thể sử dụng bằng thiết bị di động

    Ngành y tế cũng phấn đấu để 90% người dân và 100% cán bộ y tế được định danh, 60% dịch vụ y tế được thanh toán điện tử, 20% lượt khám chữa bệnh được thực hiện từ xa, 50% lượt khám chữa bệnh được đăng ký trực tuyến,...

    [​IMG]
    Các mục tiêu chuyển đổi số của Bộ Y tế tới năm 2025

    Theo ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Y tế), chuyển đổi số y tế là quá trình từng bước tích hợp và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo.. vào các lĩnh vực của ngành y

    Mục đích của điều này là tận dụng các công nghệ số nhằm thay đổi tích cực cách thức quản lý, làm việc của cá nhân, đơn vị trong ngành y và cung cấp các dịch vụ y tế thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả cho người dân trên nền tảng số

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT

    Tầm nhìn của ngành y tế là tới năm 2030, việc ứng dụng công nghệ số sẽ diễn ra trên hầu hết các hoạt động, dịch vụ, hình thành nền y tế thông minh, dùng bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy

    Thông qua những việc làm này, ngành y tế mong muốn xây dựng được hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Tại đó, người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin để sử dụng các dịch vụ y tế, đồng thời được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời

    Ngành y tế và những thách thức để chuyển đổi số

    Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) là một trong những đơn vị tích cực nhất tham gia vào công tác chuyển đổi số ngành y tế. Đây là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng 1, phụ trách 13 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long

    Theo ông Đặng Thanh Hùng - Trưởng phòng CNTT (Bệnh viện Nhi Đồng 1), đơn vị này đã bắt tay vào quá trình ứng dụng CNTT, số hóa các hoạt động từ tương đối sớm

    [​IMG]
    Ông Đặng Thanh Hùng - Trưởng phòng CNTT (Bệnh viện Nhi Đồng 1)

    Trong giai đoạn 1994 – 2003, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiến hành số hóa thông tin người bệnh, kho tàng. Năm 2004, Bệnh viện bắt đầu số hóa chi phí khám bệnh nội trú. Bệnh viện số hóa việc kê hóa đơn từ năm 2006 và đến năm 2014 đã số hóa một số bệnh án mãn tính, chuyên môn

    Một số sản phẩm tiêu biểu trong quá tình chuyển đổi số tại Bệnh viện Nhi đồng 1 có thể kể đến như Kho dữ liệu cảnh báo và ứng dụng nguyên lý máy học trong hệ thống nhắc kê đơn an toàn, Phần mềm đấu thầu thuốc thông minh hay việc ứng dụng công nghệ và thiết bị IoT trong quản lý kho thuốc

    [​IMG]
    Kho dữ liệu cảnh báo việc kê đơn thuốc. Đây là một giải pháp chuyển đổi số được đánh giá cao của ngành y tế

    Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác số hóa ngành y tế, ông Hùng cho biết, thách thức lớn nhất khi chuyển đổi số ngành y là sự thiếu hụt nhân lực về CNTT. Trong khi đó, nguồn đầu tư cho CNTT tại các bệnh viện hiện nay ở mức rất hạn hẹp

    Theo vị chuyên gia này, để có thể chuyển đổi số ngành y tế thành công, cần phải thay đổi các quy trình, quy định hiện tại trong đầu tư CNTT y tế, đồng thời hỗ trợ công nghệ mới cho các bệnh viện. Bên cạnh đó, cần thay đổi cách thức làm việc của các cán bộ nhân viên ngành y tế, tạo cho họ thói quen làm việc mới trên nền tảng số

    Trọng Đạt
     
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Hợp tác xã Cloud

    [​IMG]

    VinaCIS Group, công ty chuyên về dịch vụ mạng và đám mây ở Việt Nam, sáng 3-3-2023 tại TP.HCM đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Hợp tác xã Cloud, một mô hình hợp tác và chia sẻ mới trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đám mây

    Dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) ở Việt Nam nhiều tiềm năng và có khả năng đạt mức doanh thu lớn trong nhiều năm tới (theo số liệu do VinaCIS đưa ra, thị trường Cloud ở Việt Nam hiện khoảng 5.000 tỷ đồng, nhưng được dự báo sẽ tăng vọt lên 20.000 tỷ đồng rồi 50.000 tỷ đồng trong ít năm tới). Thế nhưng doanh nghiệp Cloud Việt vốn có xuất phát điểm chậm hơn quốc tế gần 10 năm nên còn nhiều hạn chế so với các nhà cung cấp xuyên quốc gia ngay trên sân chơi nội địa. Hợp tác xã Cloud được thành lập với khát vọng trở thành mô hình hợp tác điện toán đám mây đột phá tại Việt Nam

    Với xu thế phát triển hiện nay, cùng nhu cầu chuyển đổi số ở mọi ngành nghề, dịch vụ Cloud là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho xã hội số 4.0. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần (khoảng 900 tỷ đồng), còn 80% thị phần còn lại nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài như Amazon Web Services (33%), Google (21%), Microsoft (21%) – số liệu do Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông công bố tại Hội nghị Data Center and Cloud Infrastructure Summit 2022 diễn ra ngày 14-6-2022 ở Hà Nội với chủ đề “Định hình tương lai số hóa tại Việt Nam”

    Để góp phần tăng sức mạnh cho điện toán đám mây Việt Nam, ông Giáp Hùng Cường, Tổng Giám đốc của VinaCIS Group, đã sáng lập mô hình kinh doanh công nghệ hoàn toàn mới, gọi là: “Hợp tác xã Cloud”. Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế tập thể, (dạng kinh tế chia sẻ), đồng sở hữu và có tư cách pháp nhân và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Điện toán đám mây cần sự phối hợp của nhiều công nghệ quản trị tự động và kế toán tự động, cũng như yêu cầu về hạ tầng mạng, phần mềm, máy chủ, lưu trữ… vốn dĩ đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm khác nhau, điều mà không phải một doanh nghiệp riêng rẽ nào cũng có thể hội tụ đủ

    [​IMG]
    Ông Giáp Hùng Cường chia sẻ lợi ích và mục đích của mô hình Hợp tác xã Cloud
    Theo giới thiệu, mô hình Hợp tác xã Cloud giải quyết các bài toán khó kể trên nhờ tập hợp sức mạnh của các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp, các hãng máy chủ đa quốc gia, các trung tâm dữ liệu trong nước, các công ty phần mềm… trong đó, VinaCIS Group đảm nhận nhiệm vụ đóng góp nền tảng IBIZA quản trị theo thời gian thực và sử dụng 20 năm kinh nghiệm quản lý vận hành hạ tầng để kết nối các bên lại cùng nhau kinh doanh trên 1 nền tảng minh bạch và chặt chẽ

    Trong giai đoạn mới hình thành, các đơn vị đồng hành cùng Hợp tác xã Cloud có những tên tuổi đáng chú ý như Amtec, VietFiber, Viettel IDC, Lenovo, Dell & ADG,…

    [​IMG]
    Trong khuôn khổ họp báo là lễ ký kết hợp tác giữa VinaCIS với Amtec và VietFiber

    [​IMG]
    Đứng sau dự án Hợp tác xã Cloud, VinaCIS Group là đơn vị đã có hơn 20 uy tín và kinh nghiệm trên thị trường công nghệ thông tin. Ông Giáp Hùng Cường, một người từ lâu được biết đến là “máu lửa cùng mạng và Cloud”, chia sẻ: “Hợp tác xã Cloud được thành lập với khao khát tập hợp sức mạnh Việt, tri thức Việt, con người Việt, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giúp Cloud Việt Nam có thể nắm lại thị phần lớn ở chính Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế”

    Dự kiến, mô hình Hợp tác xã Cloud sẽ được chính thức ra mắt vào ngày 17-3-2023 tại TP.HCM sau thời gian thử nghiệm từ tháng 10-2022. Đây được kỳ vọng sẽ là giải pháp cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Bất kỳ ai cũng có thể sở hữu một hệ thống điện toán đám mây riêng của mình, được vận hành, khai thác một cách chuyên nghiệp bằng phần mềm tự động và giám sát minh bạch theo thời gian thực. Bước đầu, dự án mong muốn kêu gọi đầu tư 1.000 máy chủ và phát triển 1.000 đại lý bán hàng, phục vụ 50.000 đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng dịch vụ hạ tầng công nghệ viễn thông vận hành các phần mềm, nền tảng số phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình
     
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Xây dựng và nhân rộng mô hình hợp tác xã chuyển đổi số thành công
    Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các địa phương xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, thực hiện chuyển đổi số thành công, tiết giảm chi phí

    Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã vừa được ban hành ngày 3/6

    Tại chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh rằng, khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã phải chủ động thực hiện chuyển đổi số, để đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, thích nghi với tình hình phát triển mới

    [​IMG]
    Các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã cần chuyển đổi số mạnh mẽ để tồn tại và phát triển
    Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng thủ trưởng các cơ quan có liên quan quán triệt quan điểm chỉ đạo và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

    Một trong 6 quan điểm được nhấn mạnh là chuyển đổi số phải bám sát thực tiễn; xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Với những vấn đề được thực tiễn chứng minh là hợp lý, hiệu quả thì tiếp tục thực hiện, nhân rộng; những vấn đề mới, chưa rõ, còn ý kiến khác nhau thì mạnh dạn đổi mới, làm thí điểm

    Cùng với đó, cần xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và nền tảng số phục vụ cho chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã sử dụng tài nguyên thông tin, dữ liệu thiết thực, hiệu quả, có tính kết nối, liên thông cao

    Trong chỉ thị mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ còn xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương; thành viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; trưởng ban chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, tỉnh cùng một số bộ, UBND các tỉnh, thành phố; hệ thống liên minh hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã

    Theo đó, Bộ KH&ĐT được yêu cầu khẩn trương xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế tập thể, liên thông với hệ thống đăng ký kinh doanh, thuế và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành khác; xây dựng một số nền tảng số phục vụ, hỗ trợ cho hợp tác xã về thông tin thị trường, khoa học công nghệ, trao đổi tư vấn pháp luật và chính sách…

    Bộ KH&CN hướng dẫn các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã có dự án ứng dụng, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được vay vốn trung và dài hạn từ Quỹ Đổi mới khoa học công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ, ngành, địa phương

    Bộ TT&TT được giao hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về kinh tế số; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, giải pháp, công nghệ chuyển đổi số đối với các hợp tác xã theo quy định. Hỗ trợ Liên minh hợp tác xã Việt Nam để phát triển nền tảng quản trị số; hệ sinh thái số; phát triển sàn thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã

    Đồng thời, phối hợp xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

    Với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển tại địa phương. Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, mô hình hợp tác xã thực hiện chuyển đổi số thành công, tiết giảm chi phí, tối ưu hóa nguồn lực; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy chuyển đổi số…

    Hệ thống liên minh hợp tác xã được đề nghị phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng các mô hình chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị hàng hóa, dịch vụ trong các ngành, dịch vụ
     

Chia sẻ trang này