Cờ Vây kinh tế

Thảo luận trong 'ThinkTank Cup' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 10/9/17.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Microsoft cứu Apple
    Triệt hạ đối thủ không phải cách duy nhất để thắng

    Năm 1997, Bill Gates đồng ý đổ 150 triệu USD vào Apple để cứu Táo Khuyết khỏi phá sản

    Mối quan hệ vừa là bạn bè, vừa là đối thủ giữa Bill Gates và Steve Jobs đã trở thành huyền thoại trong giới công nghệ. Khoảnh khắc được thế giới nhớ đến nhiều nhất là cách đây 20 năm. Tháng 8/1997, Gates đã nhập cuộc giải cứu Apple – khi ấy đang trên bờ vực phá sản

    "Bill, cám ơn anh. Thế giới đã là một nơi tốt đẹp hơn", Jobs đã nói với Gates sau khi người sáng lập Microsoft đồng ý đầu tư 150 triệu USD vào Apple

    Tin tức này đã gây sốc cho cả cộng đồng doanh nhân và công nghệ. "Kể cả trong thế giới mạng, việc này cũng chỉ có thể mô tả bằng từ kỳ lạ", New York Times nhận xét về thương vụ trên

    [​IMG]
    Steve Jobs và Bill Gates trong diễn đàn năm 2007
    10 năm sau, các lãnh đạo công nghệ huyền thoại này cùng ngồi chung sân khấu tại diễn đàn D5. Jobs nhớ lại: "Apple khi ấy đang gặp rắc rối rất nghiêm trọng. Rất hiển nhiên, nếu cuộc chơi là một mất một còn (Apple thắng thì Microsoft phải thua), Apple sẽ phải chấp nhận thất bại. Có quá nhiều người thuộc Apple, và hệ sinh thái Apple đang trong cuộc chơi đó. Rõ ràng anh không nhất thiết phải tham gia cuộc chơi này, vì Apple sẽ không đánh bại được Microsoft. Apple cũng không cần phải làm vậy"

    Để tồn tại, Jobs đã phải dẹp bỏ tư tưởng cạnh tranh. "Với tôi, gạt bỏ suy nghĩ này là khá cấp thiết. Một điều quan trọng nữa là, bạn biết đấy, Microsoft là hãng phần mềm lớn nhất ngoài Apple đang phát triển cho Mac. Chuyện xảy ra khi ấy thật điên rồ. Apple quá suy yếu đến mức tôi đã phải gọi cho Bill, và chúng tôi cố gắng khắc phục mọi thứ"

    Hai nhà sáng lập đã làm điều đó, dù sự hợp tác của họ bị phản đối. Khi Jobs thông báo khoản đầu tư trị giá 150 triệu USD tại diễn đàn Macworld Boston năm 1997, sự xuất hiện của Gates trên màn hình đã khiến người xem phản đối

    Với Microsoft, thương vụ đầu tư này sẽ vực dậy một trong những đối thủ lớn nhất của họ. Nhưng nó cũng là một cơ hội đầu tư mới

    "Khoản đầu tư này đã hoạt động khá tốt", Gates cho biết trong diễn đàn năm 2007, "Trên thực tế, cứ vài năm một lần, chúng tôi lại có thể tạo ra thứ gì đó mới mẻ cho Mac. Và đây là việc kinh doanh rất tuyệt vời"

    Bên cạnh đó, theo thỏa thuận, Apple cũng từ bỏ một vụ kiện cáo buộc Microsoft copy hệ điều hành của họ. Vào thời điểm tung phao cứu sinh cho Apple, Microsoft lớn hơn nhiều so với đối thủ. Việc đó giờ đã đảo ngược, vốn hóa của Apple hiện là gần 820 tỷ USD, còn Microsoft là gần 570 tỷ USD

    Thương vụ năm 1997 không chấm dứt sự cạnh tranh giữa hai công ty. Thay vào đó, họ cùng nhau định hình ngành công nghiệp máy tính trên thế giới

    "Ngày nay, đây vẫn là truyền thuyết cho thấy hợp tác hoàn toàn có thể song hành cùng cạnh tranh", Code Academy nhận xét

    Khi Jobs qua đời năm 2011, Gates đã tôn vinh huyền thoại Apple trong cả vai trò đối thủ và bạn bè. "Steve và tôi lần đầu gặp nhau gần 30 năm trước, và đã là đồng nghiệp, đối thủ, bạn bè trong hơn nửa cuộc đời. Thế giới rất hiếm người có ảnh hưởng sâu rộng như Steve. Và những ảnh hưởng đó sẽ còn kéo dài qua nhiều thế hệ. Với những người may mắn được làm việc với ông ấy, đây là vinh dự rất lớn. Tôi sẽ nhớ Steve rất nhiều", ông viết

    Hà Thu
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Apple mua Tesla – không phải ý tưởng điên rồ
    Elon Musk không muốn Tesla phụ thuộc quá nhiều vào giá trị thị trường, giá cổ phiếu như hiện nay. Apple có thể giúp thực hiện điều đó bằng một thương vụ bom tấn

    Tháng 11 năm ngoái, Rolling Stone đăng tải một bài viết sâu về Elon Musk, CEO của Tesla. Trong bài viết đó, Musk thú nhận: “Tôi ước Tesla là một công ty cá nhân. Chúng tôi hoạt động kém hiệu quả hơn sau khi lên sàn”

    Tesla chính thức IPO vào năm 2010. Từ đó, cổ phiếu của hãng tăng từ mức gần 20 USD lên gần 400 USD thời đỉnh điểm năm 2017. Giá trị vốn hóa của công ty này hiện gần 60 tỷ USD. Những nhà đầu tư gắn bó với họ 7 năm trước hiện thu hồi 1.200% vốn

    Musk có lẽ là người duy nhất ước Tesla không lên sàn. Ngay cả những người mua đi bán lại gần đây cũng kiếm chác được không ít khi cổ phiếu hãng này tăng 100 USD trong vài tháng qua. Musk giờ đây gặp sức ép ghê gớm với giá trị thị trường của Tesla, thứ mà hội đồng quản trị nghĩ có thể lên đến 650 tỷ USD trong 10 năm nữa

    Tesla đã bị đánh giá quá cao và những gì nó cần bây giờ không phải giá cổ phiếu ảo mà là khả năng thỏa mãn khách hàng, theo Yahoo Finace. Chẳng hạn, Tesla Model 3 – chiếc xe điện được xem là iPhone của giới xe hơn – đang bị đình trệ sản xuất. Tesla có 400.000 đơn hàng chưa được hoàn thiện[​IMG]

    Trong quá khứ, từng có nhiều câu chuyện về việc ai đó sẽ mua Tesla. Thông thường, Apple là cái tên gây chú ý nhất. Giá trị của Tesla hiện quá lớn, khiến nhiều công ty không thể mua. Apple, nhờ chính sách thuế mới, sẽ đem 250 tỷ USD tiền mặt vẫn đang giữ ở nước ngoài về Mỹ. Sau khi đóng thuế, Apple vẫn còn dư sức mua vài công ty như Tesla

    Nếu xảy ra, thương vụ này giúp cả 2 thỏa mãn mong muốn. Musk không phải lo lắng quá nhiều về các cổ đông, về giá trị vốn hóa trong khi Apple từ lâu nhòm ngó thị trường xe hơi. Nhiều tin đồn khẳng định họ muốn sản xuất một chiếc xe hơi thông minh. Đi tắt đón đầu bằng cách thâu tóm một công ty chất lượng như Tesla không phải giải pháp tồi

    Đéc Nam
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/11/21
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Microsoft bắt tay với chuỗi siêu thị Walmart
    Walmart là đối thủ lớn nhất của Amazon trong mảng bán lẻ, và Microsoft là đối thủ lớn nhất của Amazon trong mảng dịch vụ đám mây

    Microsoft và Walmart đang hợp tác chiến lược nhằm lật đổ đổi thủ Amazon trong cả mảng công nghệ lẫn mảng bán lẻ. Walmart mới thông báo tin vui vào ngày hôm nay, tại hội thảo Inspire của Microsoft, rằng họ sẽ hợp tác với Microsoft để sử dụng các dịch vụ đám mây của công ty. Thoả thuận 5 năm nay sẽ cho phép Walmart sử dụng Azure và Microsoft 365 trên mọi máy tính của công ty, cùng với những dự án mới tập trung vào học máy, trí tuệ nhân tạo và nền tảng dữ liệu

    Walmart là đối thủ lớn nhất của Amazon trong mảng bán lẻ, và Microsoft là đối thủ lớn nhất của Amazon trong mảng dịch vụ đám mây. Quan hệ đối tác công nghệ sẽ chắc chắn mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Song, một điểm thú vị là, mới vài tuần trước cũng đã có nhiều báo cáo cho thấy Microsoft sẽ phát triển công nghệ Amazon Go của đối thủ trong các cửa tiệm tạp hoá tự động, không có thu ngân. Microsoft được cho là đang đàm phán với Walmart về công nghệ này, và Microsoft đã phải thuê một chuyên gia thị giác máy tính từ Amazon

    [​IMG]

    Cửa hàng Amazon Go ở Seattle sử dụng nhiều camera và cảm biến để cho phép các thuật toán thị giác máy tính có thể phát hiện ra được loại hàng hoá mà khách hàng mang ra khỏi cửa hàng, để từ đó họ có thể tự động trừ tiền vào tài khoản của khách hàng. Microsoft cũng đang thử nghiệm gắn camera vào giỏ hàng của khách hàng để theo dõi hàng hoá

    [​IMG]
    [​IMG]
    Cả Walmart và Microsoft đều không đề cập nhiều về những dự định tương lai của thoả thuận chiến lược này. Có thể họ muốn để dành thông tin này để chia sẻ tại hội thảo tại Las Vegas trong tuần này. Tuy nhiên, thoả thuận mới này cũng có thể là một môi trường thử nghiệm có một không hai cho các tham vọng AI lớn của Microsoft, nhằm giúp công ty có thể thu hút các nhà bán lẻ khác để sử dụng các sản phẩm dịch vụ đám mây của mình

    The Verge

     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ý tưởng Vinasun - Grab bắt tay hợp tác
    Ý tưởng này đã được chính lãnh đạo Grab đề xuất tại phiên tòa với mong muốn hướng tới lợi ích chung của người tiêu dùng

    Tận dụng lợi thế của đối phương

    Sau nhiều lần trì hoãn, phiên tòa xét xử vụ kiện đòi bồi thường ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grab Việt Nam (Grab) đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết và theo dự kiến sẽ tiếp diễn vào ngày 30.11. Phiên tòa kéo dài quá lâu đang lấy đi nhiều công sức của các bên liên quan. Sau phiên xử ngày 23.11 vừa qua, ông Jerry Lim, Giám đốc Grab tại Việt Nam đã một lần nữa nhấn mạnh mong muốn cùng hợp tác với Vinasun, ngưng "chiến tranh" để hướng đến lợi ích chung của người dùng

    Chuyên gia tư vấn chiến lược về hệ thống quản lý doanh nghiệp Đỗ Hòa nhìn nhận đây là cái kết đẹp không chỉ với hai doanh nghiệp mới với cả thị trường vận tải nói chung. Tuy nhiên cái kết này có thành hiện thực hay không phụ thuộc vào việc Vinasun có muốn ứng dụng tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình hay không

    Với những hạn chế về cả nguồn lực tài chính và công nghê, Vinasun không thể bỏ ra cả triệu USD để phát triển ứng dụng (app). Chưa kể lâu nay doanh nghiệp này phải tự bỏ nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo, trong khi cả 2 vấn đề này Grab giải quyết rất tốt. Nếu giao cho một đơn vị rất kinh nghiệm như Grab, Vinasun sẽ không phải lo đầu tư, lo công nghệ, thậm chí có thể đề xuất Grab tạo app riêng, như một bản sao của app Grab nhưng mang tên Vinasun.
    "Đối với nước ngoài, việc hợp tác hợp tác như vậy là rất bình thường. Hai bên tận dụng lợi thế của nhau để cùng phát triển. Việc kiện tụng, nói xấu nhau không những không mang lại lợi ích gì mà còn gây tổn hại đến thương hiệu của Vinasun, tạo suy nghĩ doanh nghiệp Việt bảo thủ..." - ông Hòa nói

    Đồng tình, TS kinh tế Lương Hoài Nam cho rằng vụ kiện này nên chuyển từ một cuộc chiến sang một cái bắt tay hợp tác. Vinasun đang là công ty taxi lớn nhất ở TP.HCM nhưng hoạt động theo mô hình truyền thống, dù có ứng dụng (app) công nghệ nhưng chưa thành công. Trong khi đó, Grab là công ty công nghệ cung cấp nền tảng rất mạnh giúp việc kết nối với khách hàng thật sự nhanh chóng và tiện lợi. Bên cạnh đó, dịch vụ đầu tiên khi Grab vào Việt Nam - GrabTaxi là ứng dụng, nền tảng platform chuyên phục vụ các công ty taxi, giúp doanh nghiệp taxi vẫn giữ được cách tính cước, mô hình truyền thống nhưng được bổ trợ thêm bởi các tính năng kết nối mạnh tới người tiêu dùng. Như vậy khách hàng sẽ hướng tới Vinasun nhiều hơn và tính năng phản hồi về dịch vụ mà Grab cung cấp sẽ giúp Vinasun hoàn thiện về chất lượng dịch vụ cũng như tài xế

    "Đây rõ ràng là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Cạnh tranh lành mạnh không phải triệt tiêu nhau mà là cùng kết hợp để tạo ra khả năng cạnh tranh, Đó mới là cách hành xử văn minh, hướng tới người tiêu dùng" - TS Nam nêu quan điểm

    Tăng cạnh tranh, nguời dùng hưởng lợi

    Thực tế thời gian qua, vụ kiện giữa Vinasun - Grab thu hút rất nhiều sự quan tâm không chỉ giới chuyên gia mà của cả người dân. Nhưng thay vì quan tâm quá nhiều đến việc ai thắng, ai thua ảnh hưởng thế nào đến mặt chính sách, người tiêu dùng đơn giản chỉ muốn biết sau vụ kiện này, họ có còn được đi xe giá rẻ nữa hay không. Tính cạnh tranh của thị trường đi lại có cao hơn hay sẽ bị triệt tiêu, quyền lợi người dùng có được đề cao hơn hay sẽ trở lại sự lựa chọn nghèo nàn như thị trường taxi truyền thống trước kia... Các chuyên gia khẳng định tất cả những vấn đề trên đều sẽ được giải quyết nếu cuộc chiến kia trở thành cái bắt tay hợp tác

    Ông Đỗ Hòa phân tích : Trong hoạt động kinh doanh có khái niệm chuỗi giá trị, mở rộng ra là hệ sinh thái, mỗi doanh nghiệp, đơn vị tham gia một phần, có thể hợp tác ở giai đoạn này nhưng cạnh tranh ở một giai đoạn khác. Sự hợp tác chỉ nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng, hoàn thiện dịch vụ của từng thương hiệu, còn cạnh tranh về thị trường, kinh doanh vẫn diễn ra bình thường

    "Thực tế, tất cả các ngành khác đều như vậy. Hợp tác nhưng ngoài thị trường vẫn là hai doanh nghiệp , hai đơn vị kinh doanh độc lập, thậm chí cạnh tranh khốc liệt. Khi đó, các đối thủ sẽ chăm sóc dịch vụ của mình tốt hơn, cạnh tranh càng lớn, người tiêu dùng càng được hưởng lợi" - vị này nhấn mạnh

    Hà Mai
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/5/23
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Trung Quốc vẫn cần Thung lũng Silicon bất chấp căng thẳng với Mỹ
    Trung Quốc có thể đang đứng giữa cuộc chiến công nghệ với Mỹ, song điều này không ngăn một số doanh nghiệp lớn nhất nước này mở rộng sự hiện diện ở Thung lũng Silicon

    Theo CNN, Tencent và ByteDance có trung tâm nghiên cứu cách Đại học Stanford chỉ vài bước. Không xa về phía đông, trên đường cao tốc 101 là trụ sở của Alibaba, Baidu và Didi Chuxing

    Các hãng internet kể trên lớn mạnh tại Đại lục, đất nước đang thúc đẩy đổi mới trong mảng mạng xã hội, thương mại điện tử và ô tô tự hành. Song sự hiện diện ở Thung lũng Silicon cho thấy những cái tên công nghệ lớn nhất Trung Quốc vẫn cần bí quyết từ Mỹ để duy trì tính cạnh tranh


    “Giới doanh nghiệp công nghệ Mỹ vẫn đi trước Trung Quốc. Nhận định này không phải nói rằng các công ty Trung Quốc không giỏi đổi mới, song nếu họ muốn thứ tốt nhất thì vẫn phải đến Mỹ”, James Lewis, giám đốc Chương trình Chính sách Công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho hay

    Trung Quốc có kế hoạch đầy tham vọng là trở thành nước đi đầu công nghệ toàn cầu trong thập niên tới, cam kết đầu tư hàng trăm tỉ USD vào nhiều công nghệ đổi mới như trí tuệ nhân tạo (AI), xe tự lái và siêu máy tính. Song nhóm tài năng công nghệ hàng đầu Trung Quốc nhỏ hơn ở Mỹ, nơi vẫn còn thu hút kỹ sư lẫn doanh nhân công nghệ thế giới đổ về

    Bằng cách lập văn phòng, trụ sở ở Thung lũng Silicon, công ty internet Trung Quôc dễ dàng tiếp cận sinh viên tốt nghiệp và các nhà nghiên cứu hàng top từ nhiều trường như Stanford, Viện Công nghệ California. Họ cũng có vị trí tốt để cạnh tranh với nhiều đối thủ Mỹ như Google, Facebook và Uber, các hãng cũng cố gắng thuê tuyển nhân tài. “Đó là cuộc săn nhân tài toàn cầu. Một hãng công nghệ tốt là nơi có nhân tài”, ông Lewis nhận định. Dưới đây là sơ lược những gì các hãng công nghệ lớn Đại lục đang làm ở thung lũng Silicon

    [​IMG]
    Alibaba

    Hãng thương mại điện tử số một Trung Quốc thuê khoảng 350 người, làm việc tại nhiều văn phòng ở Thung lũng Silicon. Hãng mở văn phòng đầu tiên tại Santa Clara năm 2000. Văn phòng tập trung vào việc thuyết phục giới doanh nghiệp Mỹ bán hàng trên nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến của Alibaba. Một trung tâm ở San Meteo thì phát triển kinh doanh, kỹ thuật cho mảng điện toán đám mây của Alibaba và Alipay, nền tảng thanh toán trực tuyến lớn do Ant Financial, công ty con của Alibaba quản lý

    Alipay đang được chấp nhận một cách chậm chạp tại nhiều khách sạn, hãng bán lẻ ở Mỹ và hưởng lợi từ số khách du lịch đến Mỹ mỗi năm. Dù vậy, nỗ lực phát triển nhanh hơn nhờ thâu tóm dịch vụ chuyển tiền Mỹ MoneyGram không thành công khi bị giới chức Mỹ bác bỏ năm 2017. Năm nay, Alibaba mở rộng dấu ấn tại khu Bay Area với phòng thí nghiệm tập trung vào công nghệ chip và AI. Đây là một phần trong cam kết 15 tỉ USD mà Alibaba đưa ra năm ngoái, nhằm thành lập nhiều cơ sở nghiên cứu công nghệ mới nổi ở nhiều thành phố trên thế giới

    Baidu


    Doanh nghiệp đứng sau công cụ tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc đầu tư mạnh vào AI. Hãng mở văn phòng đầu tiên ở Sunnyvale hồi năm 2011, mở thêm một trung tâm nghiên cứu, phát triển lớn vào năm ngoái. Công ty có khoảng 200 nhân viên ở Thung lũng Silicon. Họ làm việc với ứng dụng AI như dịch thuật đồng thời, robot và xe tự hành.
    Baidu là một trong các doanh nghiệp đầu tiên xin giấy phép thử nghiệm xe không người lái ở California, được chấp thuận vào tháng 9.2016. Hãng còn có phòng thí nghiệm chuyên về AI với nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu khám phá các lĩnh vực như khai thác dữ liệu, học máy và thị giác máy tính

    ByteDance

    [​IMG]
    ByteDance là một trong các hãng internet lớn nhất, bận rộn nhất ở Trung Quốc lúc này. Bộ ứng dụng tin tức và video ngắn gây nghiện được điều khiển bởi thuật toán AI là yếu tố đưa ByteDance trở thành một trong các startup giá trị nhất thế giới. Hãng được định giá 75 tỉ USD trong vòng gọi vốn tháng 11, theo CB Insights

    Không như các hãng công nghệ Trung Quốc khác, ByteDance có nền tảng truyền thông xã hội thu hút được người dùng Mỹ. TikTok, ứng dụng video ngắn của ByteDance đang đứng top nhiều bảng xếp hạng gần đây, đạt hạng 1 trong danh sách ứng dụng miễn phí của US App Store hồi tháng 10. Đầu năm 2018, công ty mở văn phòng tại Menlo Park, khu có trụ sở Facebook, và tuyển dụng 50 người

    Didi Chuxing


    Đây là hãng gọi xe số một Trung Quốc, đẩy Uber ra khỏi thị trường quốc nội năm 2016 sau cuộc chiến giành khách tốn kém. Với định giá 56 tỉ USD, Didi đang thách thức hoạt động của Uber tại nhiều thị trường khác. Phát ngôn viên của Didi cho hay đội ngũ ở Thung lũng Silicon của Didi phát triển sản phẩm và công nghệ an ninh cho hoạt động ở Brazil, Mexico, Úc và Nhật Bản

    Cũng như Baidu, Didi có giấy phép thử nghiệm xe tự lái ở bang California từ tháng 5. Didi Labs khai trương năm ngoái tại Mountain View, gần khuôn viên của Google, với 100 nhân viên

    Tencent


    Hãng trò chơi và mạng xã hội này là một trong các công ty internet đầu tiên của Trung Quốc đến Thung lũng Silicon, lập cửa hàng vào năm 2007. Văn phòng ở Palo Alto của Tencent gần Facebook, hãng công nghệ Mỹ mà Tencent hay bị so sánh. Tencent là nhà đầu tư lớn vào nhiều gương mặt công nghệ khác của Mỹ như Tesla, Snap

    Mới đây, có thông tin cho hay Tencent sẽ xây dựng thêm cơ sở mới ở Palo Alto với sức chứa 250 nhân viên. Bên cạnh mảng game di động, AI và dịch vụ đám mây, đội ngũ ở California của Tencent còn chuẩn bị phát triển xe tự lái

    Thu Thủy
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/5/23
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Apple bất ngờ ký thỏa thuận hợp tác với Samsung
    Apple vừa tuyên bố hợp tác với Samsung, một trong các đối thủ đáng gờm nhất, hôm 6.1

    Theo CNBC, với thỏa thuận này, khách hàng sở hữu tivi thông minh Samsung (Samsung Smart TV) có thể sớm truy cập được phim và nội dung tivi trên iTunes. Hỗ trợ AirPlay 2 cho phép chủ sở hữu iPhone và iPad gửi nội dung từ màn hình tới TV. Thông tin này cho thấy Apple đang thay đổi nhiều đến thế nào. Hãng sẵn sàng hợp tác chặt chẽ hơn với công ty từng là đối thủ để đưa dịch vụ đến nhiều người hơn

    Samsung và Apple có lịch sử khá lạ. Trong phần lớn thập niên này, bộ đôi hãng trở thành hai nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới xét theo thị phần. Samsung thường đứng đầu, và gần đây thì Huawei soán ngôi Apple để giành vị trí thứ nhì

    Một mặt, Samsung và Apple đấu tranh tại tòa án trong nhiều năm. Apple cáo buộc Samsung ăn cắp ý tưởng, vi phạm bằng sáng chế song đến nay, hầu hết các trận chiến pháp lý đã được giải quyết. Mặt khác, Samsung cung cấp cho Apple nhiều thành phần chính, trong đó có màn hình và phần cứng khác cho các thiết bị như iPhone, iPad

    Vài năm qua, Apple chú trọng hơn mảng kinh doanh dịch vụ vốn vẫn phát triển trong khi doanh số iPhone không tăng mạnh. CEO Apple Tim Cook viết trong thông báo hạ kỳ vọng kinh doanh hồi tuần trước rằng dịch vụ đem về 10,8 tỉ USD cho doanh nghiệp trong quý đầu năm, và Apple có kế hoạch tăng đôi quy mô mảng dịch vụ từ năm 2016 đến 2020

    “Chúng tôi kỳ vọng đưa trải nghiệm iTunes và AirPlay 2 đến nhiều khách hàng trên thế giới hơn thông qua Samsung Smart TV để người dùng iPhone, iPad và Mac có thêm cách để thưởng thức nội dung yêu thích của họ trên màn hình lớn nhất trong nhà”, Phó chủ tịch cấp cao Dịch vụ và Phần mềm Internet Apple, ông Eddy Cue, cho biết

    Apple chưa chính thức công bố nhưng được cho là sẽ tung dịch vụ tivi kết hợp nội dung miễn phí và trả tiền trong năm nay. Quan hệ đối tác với Samsung có thể giúp dịch vụ này được chú ý hơn, trong đó có những người không sở hữu điện thoại hay máy tính bảng của Apple

    Thu Thảo
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/5/23
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Apple nỗ lực đem dịch vụ riêng tới thiết bị nhiều hãng đối
    Khi Apple chật vật với doanh số iPhone giảm và cổ phiếu hạ giá, mọi con mắt đổ dồn vào mảng làm ăn dịch vụ, mong muốn nó có thể đáp ứng kỳ vọng cao đặt vào công ty

    Theo CNBC, Apple công bố nhiều quan hệ đối tác khá mới lạ trong thời gian qua, thể hiện rằng hãng sẵn sàng tư duy lại cách hệ sinh thái phần mềm và dịch vụ của doanh nghiệp mở rộng ra bên ngoài iPhone

    Thông báo hợp tác lớn đầu tiên được Apple công bố tháng 11.2018, khi Amazon cho biết họ sẽ mang Apple Music đến các thiết bị Echo, để người dùng điều khiển phát nhạc bằng Alexa - đối thủ của trợ lý ảo Siri do Apple sản xuất. Chưa đầy một năm trước, Apple vẫn còn đặt mục tiêu cạnh tranh với Echo bằng loa HomePod của họ. Vì thế, việc nhanh chóng bắt tay cùng Amazon tạo cảm giác rằng Apple không thể tự mình làm nên chuyện mà Alexa đã làm được

    Khi Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2019 diễn ra ở Las Vegas (Mỹ) hồi tuần trước, Sony và Vizio công bố nhiều mẫu tivi mới hoạt động được với công nghệ AirPlay 2 của Apple, công nghệ cho phép người dùng truyền video từ iPhone hoặc iPad đến tivi. TV mới cũng tương thích với HomeKit, hệ thống điều khiển thiết bị gia dụng thông minh của Apple. Hiện những tính năng này còn bị giới hạn trong TV Apple


    Apple cũng bất ngờ hợp tác cùng Samsung, một trong các đối thủ chính trên thị trường smartphone. Nhà sản xuất thiết bị công nghệ Hàn Quốc thông báo tại CES 2019 rằng họ sắp mang ứng dụng iTunes mới vào một số mẫu TV. Người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản Apple trên TV Samsung, phát trực tuyến phim, show truyền hình từ thư viện iTunes cá nhân

    [​IMG]

    Những bước đi này không phải chưa từng có, và chắc chắn không cho thấy rằng Apple sắp vướng khó khăn lớn. Tuy nhiên, chúng báo hiệu rằng doanh nghiệp cảm thấy áp lực trong việc giữ hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển với tốc độ ấn tượng, nhằm giảm bớt sự chú ý vào doanh số iPhone. Đầu tháng này, Apple hạ dự báo doanh thu, ra triển vọng doanh số iPhone yếu

    CEO Apple Tim Cook đổ lỗi cho thị trường Trung Quốc và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Ông Cook cũng cho rằng chi phí thay pin rẻ hơn khiến người dùng ít muốn nâng cấp điện thoại. Chưa hết, nhiều nhà bán lẻ Trung Quốc bắt đầu hạ giá iPhone, còn bản thân Apple thì tung mức giảm giá nhiều hơn nếu người dùng đổi mẫu cũ, mua mẫu mới. Nỗ lực có thể vớt vát phần nào doanh số, song những ngày tăng trưởng hoàng kim của thiết bị này đã qua

    Đây là lý do vì sao Apple chuyển trọng tâm sang việc thu nhiều tiền hơn từ mỗi người dùng iPhone hiện thời. Apple sắp tới sẽ không công bố doanh số iPhone mà tập trung vào việc thuyết phục khách hàng dùng các dịch vụ như kho lưu trữ iCloud và Apple Music. Ông Cook nói rằng hãng sẽ tung nhiều dịch vụ mới trong năm nay. Song thực tế, công ty cho biết các dịch vụ có thể được dùng cùng lúc trên nhiều thiết bị của một người

    Vì vậy, Apple cần sự giúp đỡ để mở rộng kinh doanh. Alexa hiện điều chỉnh được Apple Music, và Samsung thì thuyết phục Apple viết ứng dụng iTunes TV dựa trên hệ điều hành Tizen của hãng Hàn Quốc. Những chiếc TV Sony mới chạy trên Android, và người dùng có thể sử dụng Siri để điều khiển phần mềm Google

    Đây chỉ là khởi đầu. Nhiều người kỳ vọng rằng dịch vụ Apple sẽ dần mở rộng ra các nền tảng khác, chẳng hạn như loa Google Home, hộp Roku và TV Fire của Amazon. Đây là chiến lược đòi hỏi Apple phải hy sinh một phần sự kiểm soát. Động thái của Apple giờ giống Netflix cách đây vài năm, khi hãng chuyển đổi từ DVD sang phát trực tuyến video

    Netflix từng cân nhắc tạo một hộp phát video cho TV, song cuối cùng bỏ kế hoạch này khi nhận ra rằng cách tốt nhất để đưa Netflix đến mọi nhà là cung cấp dịch vụ của họ trên mọi thứ. Quyết định này đem lại trái ngọt. Ngày nay, gần như không thể tìm thấy thiết bị nào không hỗ trợ ứng dụng Netflix. Hãng có 140 triệu người đăng ký trên toàn cầu, và vốn hóa doanh nghiệp đạt 147 tỉ USD

    Song kết quả của việc cởi mở dịch vụ với các nền tảng khác chưa chắc chắn, và nhiều mối quan hệ hợp tác đã được công bố có thể không đủ để tăng doanh thu dịch vụ từ cơ sở cài đặt phần cứng hiện thời. Vẫn còn hàng chục TV thông minh, hộp phát trực tuyến và loa thông minh từ các đối thủ của Apple

    Đơn cử, Amazon cho biết tháng này rằng họ bán được 100 triệu thiết bị Alexa, trong khi Google chào mời mạnh cho Google Assistant và các thiết bị thông minh gia dụng tương thích với nó. Theo CNBC, nếu Apple thực sự muốn “vun trồng” mảng dịch vụ, họ phải mở rộng hơn nữa

    Thu Thảo
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/11/23
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Microsoft chấp nhận Cortana thua Alexa và Google Assistant
    CEO Microsoft Satya Nadella muốn Cortana sẽ phổ biến ở mọi nơi theo hướng hòa hợp và không đối đầu với các trợ lý ảo khác

    Theo TheVerge, ông Satya Nadella nói công ty không xem Cortana như là đối thủ của Alexa hoặc Google Assistant nữa, và giải thích: “Cortana cần phải là một tính năng hỗ trợ cho người sử dụng Microsoft 365. Và bạn sẽ có thể sử dụng nó trên Google Assistant, trên Alexa, tương tự như cách bạn sử dụng nó trên nền tảng Android và iOS. Đó là hướng đi mà chúng tôi nghĩ đến cho Cortana”

    Trong năm 2018, Microsoft thông báo đã hợp tác với Amazon để tạo ra trợ lý ảo tích hợp cả Cortana và Alexa. Và giờ mọi thứ rõ ràng hơn khi Nadella định hướng Cortana trở thành một ứng dụng hay dịch vụ sẽ hoạt động trên nhiều nền tảng, thay vì tiếp tục cuộc chiến phát triển phần cứng. Microsoft sẽ cần phải thuyết phục Google rằng tích hợp Cortana là một lựa chọn hợp lý

    Thay vì đối đầu với Alexa, Nadella thừa nhận khó khăn của việc phát triển phần cứng lẫn phần mềm để cạnh tranh. Và Microsoft muốn Cortana trở thành một tính năng để người dùng Alexa có thể truy cập hoặc ra lệnh để sử dụng. Đó là lý do hiện không có nhiều loa thông minh Cortana trên thị trường. Tuy nhiên, Cortana dường như sẽ có mặt trên các thiết bị như tai nghe Surface trong tương lai

    Microsoft đã đưa Cortana ra khỏi bộ phận nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) sau đó chuyển đến nhóm Phát triển trải nghiệm và Thiết bị tại công ty vào năm ngoái. Điều đó cho thấy Nadella thực sự muốn tập trung để Cortana trở thành trợ lý ảo trên nhiều sản phẩm. Quá trình chuyển đổi này diễn ra cùng lúc với sự ra đi của giám đốc phụ trách Cortana, và khép lại một năm đầy khó khăn cho trợ lý ảo này

    Microsoft đã tích hợp tính năng gọi Skype trên Alexa, và sản phẩm Xbox One cũng có hỗ trợ Alexa. Hiện nay Microsoft đang trong giai đoạn định hình lại Cortana trên Windows 10, bao gồm việc tách trợ lý này ra khỏi khung tìm kiếm và tắt nó trong quá trình cài đặt

    Phú Uy
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/11/23
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vingroup và Viettel ký hợp tác chiến lược kiến tạo xã hội số ở Việt Nam
    Với việc hợp tác này, Vingroup sẽ khảo sát xây dựng mạng lưới điểm sạc, đổi pin xe điện tại các địa điểm kinh doanh của Viettel. Viettel cũng sẽ nghiên cứu để các điểm giao dịch viễn thông, cửa hàng bán lẻ, bưu cục sẽ trở thành nơi phân phối, bán các sản phẩm công nghệ của VinSmart

    Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Viettel vừa ký kết hợp tác nhằm khai thác và phát huy thế mạnh, tiềm năng cũng như hỗ trợ nhau cùng mở rộng và phát triển các lĩnh vực hoạt động. Thỏa thuận sẽ mang tới cho khách hàng những trải nghiệm và tiện ích đột phá từ hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

    Theo đó, hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ để triển khai những dịch vụ tiện ích tận dụng lợi thế từ hệ sinh thái sản sản phẩm phong phú của Vingroup và Viettel, đồng thời xây dựng những dịch vụ kết hợp những ưu điểm vượt trội để cùng phát triển

    Sở hữu hàng nghìn địa điểm trên toàn quốc, bao gồm trụ sở tại các tỉnh/thành phố, hệ thống siêu thị, cửa hàng giao dịch và hệ thống bưu cục đều nằm ở các vị trí trung tâm, diện tích lớn, cùng với kinh nghiệm phát triển mạng lưới phân phối, kinh doanh lớn nhất Việt Nam, Vingroup và Viettel, cùng các công ty thành viên sẽ phối hợp nhằm triển khai các dịch vụ phục vụ khách hàng và phục vụ hoạt động của hai bên

    Cụ thể, Vingroup sẽ khảo sát xây dựng mạng lưới điểm sạc, đổi pin xe điện tại các địa điểm kinh doanh của Viettel. Viettel cũng sẽ nghiên cứu để các điểm giao dịch viễn thông, cửa hàng bán lẻ, bưu cục chuyển phát nhanh sẽ trở thành nơi phân phối, bán các sản phẩm công nghệ của VinSmart

    Là Tập đoàn có quy mô nhân sự nhân sự lớn, phạm vi hoạt động rộng, và có chính sách phúc lợi tốt, Viettel sẽ nghiên cứu ưu tiên sử dụng các dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng cho các chuyến công tác, nghỉ dưỡng của cán bộ, công nhân viên, cũng như các dịch vụ chăm sóc, khám sức khỏe tại các cơ sở y tế dành cho cán bộ nhân viên tại các cơ sở của Vingroup; cũng như xem xét sử dụng dịch vụ của VinMart, VinMart+ (B2B sales) cho các nhu cầu của mình

    Vingroup sẽ nghiên cứu ứng dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông tong quản trị doanh nghiệp do Viettel phát triển: Văn phòng điện tử; chữ ký số; hóa đơn điện tử; tem điện tử; giải pháp quản lý cửa hàng, kênh phân phối; giải pháp big data - số liệu điều hành; hệ thống camera giám sát thông minh, camera nhận diện hình ảnh; dịch vụ Logistic; dịch vụ thu hộ; giải pháp quản lý toàn diện trong lĩnh vực bất động sản; dịch vụ thanh toán điện tử; giải pháp trình chiếu nội dung số; hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng; hệ thống hội nghị truyền hình; các giải pháp cảnh báo; hệ thống quản lý thuốc; các phần mềm, giải pháp ứng dụng cho lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và các sản phẩm viễn thông di động...

    Phát biểu tại lễ ký kết, Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel chia sẻ: “Là Tập đoàn toàn cầu, Viettel đang hợp tác với hàng nghìn đối tác trên toàn thế giới để cùng phát triển. Chúng tôi cũng là doanh nghiệp có kinh nghiệm nhất ở Việt Nam về phát triển công nghệ. Việc hợp tác với Vingroup giúp chúng tôi đẩy mạnh cam kết tiên phong kiến tạo xã hội số ở Việt Nam”

    Ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết: “Vingroup đang thực hiện mạnh mẽ chiến lược chuyển hướng thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp – Dịch vụ đẳng cấp quốc tế. Với việc hợp tác cùng Viettel, chúng tôi sẽ cùng đồng hành để phát huy những lợi thế của hai bên, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp, thương mại dịch vụ”

    Việc Vingroup và Viettel ký thoả thuận hợp tác nằm trong chiến lược mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hai bên
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/11/21
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Huawei bị tẩy chay khắp các châu lục
    Sau Google, hàng loạt công ty trên thế giới quyết định “nghỉ chơi” với Huawei

    Google, Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom (Mỹ)

    Ngày 20/5, truyền thông Mỹ đưa tin Google quyết định tạm ngưng hợp đồng với Huawei về cung ứng phần cứng và phần mềm. Theo đó, công ty Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ điều hành Android

    Bên cạnh đó, các điện thoại mới của hãng cũng sẽ không được truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ phổ biến, trong đó có kho phần mềm Google Play Store, ứng dụng Gmail và YouTube

    Ngay sau động thái của Google, nhiều công ty khác tại Mỹ cũng làm điều tương tự. Theo Bloomberg, các nhà sản xuất chip xử lý hàng đầu thế giới là Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom nói với nhân viên sẽ không cung cấp linh kiện cho Huawei cho đến khi có thông báo mới

    Hiện tại, dù chưa có động thái chính thức, Microsoft cũng có khả năng phải ngừng cung cấp Windows cho các máy tính của Huawei trong trường hợp bị chính phủ Mỹ yêu cầu

    Infineon Technologies (Đức)

    Nguồn tin của Nikkei Asian Review cho biết, hãng chip Đức Infineon Technologies đã ngừng giao dịch các lô hàng dự kiến cung cấp cho Huawei. Quyết định này được công ty đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ liệt công ty Trung Quốc vào danh sách "xuất khẩu có kiểm soát"

    Infineon cung cấp một số linh kiện quan trọng cho Huawei, bao gồm vi điều khiển và mạch tích hợp quản lý năng lượng. Vì vậy, dù lượng hàng Infineon cung cấp mỗi năm chỉ khoảng 100 triệu USD nhưng lại có khả năng ảnh hưởng lớn tới đối tác Trung Quốc

    ARM, EE và Vodafone (Anh)

    Theo BBC, hãng thiết kế cấu trúc chip ARM vừa thông báo nội bộ về việc đình chỉ kinh doanh với Huawei. Dù có trụ sở tại Anh nhưng ARM phát triển và thiết kế một số bộ xử lý ở Austin, Texas và San Jose, California của Mỹ. Vì vậy, công ty buộc phải tuân theo quy định mới về việc cấm giao dịch, hoạt động với Huawei của quốc gia này

    Nhà sản xuất smartphone Trung Quốc hiện dựa vào ARM để thiết kế kiến trúc chip cho bộ xử lý Kirin. Nếu không có giấy phép, Huawei sẽ không thể tiếp tục sản xuất bộ xử lý cũng như duy trì hoạt động của công ty bán dẫn khổng lồ HiSilicon

    Bên cạnh đó, theo trang The Verge, hai nhà mạng lớn của Anh là EE và Vodafone cũng thông báo tạm ngưng cấp phép cho điện thoại của Huawei dùng mạng 5G của họ. Trước đó, cả hai nhà mạng này đều lên kế hoạch ra mắt mạng 5G cùng với Huawei Mate 20 X 5G, smartphone có khả năng kết nối 5G đầu tiên trên thế giới

    NTT Docomo, KDDI, YMobile (Nhật Bản)

    Bloomberg cho biết, NTT DoCoMo – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Nhật Bản đã ngừng nhận đơn đặt hàng trước cho chiếc điện thoại P30 mới của Huawei. Đối thủ của họ là KDDI cũng trì hoãn vô thời hạn việc ra mắt sản phẩm này. YMobile, thương hiệu con của SoftBank, cũng công bố động thái tương tự

    Chunghwa Telecom và Taiwan Mobile (Đài Loan)

    Chunghwa Telecom và Taiwan Mobile, hai nhà mạng di động lớn nhất Đài Loan đều cho biết tiếp tục bán smartphone hiện có của Huawei nhưng sẽ ngừng kinh doanh những sản phẩm mới của thương hiệu này

    Trong khi đó, nhà mạng lớn nhất Hàn Quốc KT cũng đang xem xét việc dừng bán smartphone và máy tính bảng Huawei. KT hiện đang bán mẫu smartphone Be Y3, phiên bản Hàn Quốc của điện thoại P20 Lite và máy tính bảng Be Y Pad2, phiên bản Hàn Quốc của máy tính bảng MediaPad M3 của Huawei

    Tương tự, Telkomsel, nhà mạng di động lớn nhất Indonesia cho biết đang "xem xét tình hình"

    Ngày 15/5, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ, nếu không có sự chấp thuận của chính phủ. Tuy nhiên, sau đó quốc gia này đã dỡ một số lệnh cấm với nhà sản xuất smartphone Trung Quốc trong 90 ngày

    Nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi cho biết khoảng thời gian 3 tháng này không có ý nghĩa gì đối với công ty

    “Chúng tôi đã sẵn sàng, nhưng chúng tôi vẫn trân trọng những công ty công nghệ Mỹ. Họ đã đóng góp rất nhiều cho chúng tôi. Nhiều chuyên gia tư vấn của Huawei đến từ các công ty công nghệ nổi tiếng ở Mỹ, điển hình là IBM”, ông nói

    Lê Hải
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/11/21
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Big Tech
    Thế lực thống trị lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội
    Chế tài lỏng lẻo tạo điều kiện cho Big Tech thâu tóm, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, trở thành các thế lực thống trị trong lĩnh vực kinh tế

    Big Tech cần được chia thành các phần nhỏ hơn, nhưng chắc chắn cuộc chiến pháp lý kéo dài tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong khi các hướng đề xuất giải quyết vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và nghi ngờ

    Trong nhiều năm, chính phủ Mỹ đứng ngoài sự tăng trưởng mạnh mẽ của những công ty công nghệ lớn như Facebook, Google, Apple và Amazon (gọi chung là nhóm “Big Tech”). Chế tài lỏng lẻo đó tạo điều kiện cho những công ty này thâu tóm và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trước khi trở thành các thế lực thống trị trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội

    Sau một loạt bê bối của Big Tech mà nghiêm trọng nhất là vấn đề về dữ liệu người dùng và quyền riêng tư, các nhà lập pháp ở Mỹ, EU hay New Zealand ngày càng quan tâm đến giải pháp sử dụng luật chống độc quyền để phá vỡ, chia nhỏ các công ty này, khôi phục sự cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và người lao động. Còn quá sớm để khẳng định những động thái này sẽ dẫn đến những quy định cụ thể nào, nhưng đối với một số chính trị gia tại Mỹ, tính khả thi của những đề xuất thúc đẩy chống độc quyền đang dần trở nên rõ ràng hơn

    Khi Chris Hughes – một trong những nhà đồng sáng lập Facebook – công khai kêu gọi phá vỡ chính mạng xã hội mình góp phần tạo ra, ngay lập tức kéo theo phản ứng dây chuyền trong giới chức chính trị Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử của mình, các ứng cử viên cho cuộc chạy đua đến ghế Tổng thống năm 2020 đòi hỏi những nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc phá vỡ Big Tech – dấu hiệu cho thấy gió đã đảo chiều trong mối quan hệ giữa Thung lũng Silicon và Washington D.C. Trong nhiều năm, các quan chức Dân chủ coi các giám đốc điều hành và các ông chủ tại Thung lũng Silicon là những đồng minh, những nhà tài trợ trung thành

    Chính sách của đảng Dân chủ luôn tôn vinh sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của ngành công nghệ. Tuy nhiên, mối quan hệ này trở nên tồi tệ sau một loạt các vụ bê bối công nghệ liên quan đến sự can thiệp bầu cử của nước ngoài, truyền bá thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch trên phương tiện truyền thông xã hội, và đặc biệt là quyền riêng tư dữ liệu. Nhiều tin tức tiếp tục rò rỉ trong thời gian gần đây cho thấy Bộ Tư pháp và Uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ có thể tổ chức các cuộc điều tra nghiêm ngặt về những hành vi phi cạnh tranh của các công ty trong lĩnh vực này

    Nhìn bề ngoài, Big Tech có những đặc điểm làm gia tăng mối lo ngại về quyền lực khó có thể thách thức của họ. Tất cả các công ty này đều chiếm thị phần áp đảo, chi phối các lĩnh vực từ công cụ tìm kiếm thông tin đến phương tiện truyền thông xã hội. Họ được bảo vệ bởi các thông lệ và điều kiện do chính họ đặt ra, có thể dễ dàng làm tổn thương các doanh nghiệp nhỏ, kìm hãm sự đổi mới. Mặc dù Big Tech cung cấp nhiều sản phẩm cốt lõi cho khách hàng miễn phí, hoặc mở rộng đáng kể khả năng tìm kiếm, so sánh của người dùng trước khi mua các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới, người tiêu dùng phải trả giá cho các dịch vụ hấp dẫn này bằng cách cung cấp các thông tin có giá trị về cuộc sống cá nhân cũng như thói quen mua sắm, tìm kiếm và trải nghiệm

    Các công ty công nghệ lần lượt chuyển đổi dữ liệu đó thành lợi nhuận lớn bằng cách bán nó cho các nhà quảng cáo. Google và Facebook kiểm soát thị phần khổng lồ trong thị trường quảng cáo kỹ thuật số, cũng có nghĩa là họ có thể tính phí nhiều hơn mức phí cạnh tranh. Các nhà kinh tế cũng cảnh báo về sự lạm dụng khả năng của các nền tảng Big Tech trong việc kiểm soát các lựa chọn và cách mà người tiêu dùng nhìn thấy, để hạn chế các lựa chọn và phương pháp tiếp cận của họ

    Chỉ khi các công ty công nghệ đã thu hút được hàng tỷ người dùng và tính cạnh tranh gần như đã tan biến trong thị trường, các cơ quản lý Mỹ mới xem xét đến mối quan tâm chống độc quyền và tính toán việc tiến hành các cuộc điều tra trên diện rộng. Quộc hội Mỹ đã để các công ty công nghệ tự vận hành và tự điều chỉnh trong nhiều năm. Việc mua lại WhatsApp và Instagram của Facebook được chấp thuận mà không gặp trở ngại nào; Amazon đã nghiền nát thành công các nhà bán lẻ trực tuyến khác bằng chính sách hạ giá tạm thời; Google bắt đầu quảng bá kết quả tìm kiếm của riêng mình

    Với luật chống độc quyền hiện hành của Mỹ, trong đó tập trung chủ yếu vào đánh giá dựa trên ảnh hưởng của các công ty có quy mô lớn đến giá cả cho người tiêu dùng, chiến lược phá vỡ Big Tech khó có tiềm năng thành công. Nếu chính phủ thua kiện một trong những công ty công nghệ lớn, điều đó có thể tạo tiền lệ xấu cho việc thực thi chống độc quyền trong tương lai

    Chính phủ Mỹ cần thông qua những đạo luật mới để phối hợp quản lý, giám sát chặt chẽ, toàn diện Big Tech và hoạt động của các nền tảng kỹ thuật số. Đây là một thách thức chính trị không dễ vượt qua vì những chính sách mới sẽ phải đối mặt với sự vận động hành lang mạnh mẽ từ những người khổng lồ công nghệ đã tích luỹ quá nhiều quyền lực. Về bản chất, sự trỗi dậy của Big Tech là hậu quả, chứ không phải nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế tiềm ẩn và rất khó giải quyết chỉ bằng cách loại bỏ hoặc hạn chế hoạt động của những công ty này

    Châu Trần-Vi
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/11/21
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tư duy cờ vây kinh tế của Vin

    [​IMG]

    Theo ông Vượng, trên thương trường, thực sự phải có đối thủ cạnh tranh đủ mạnh, đủ tầm doanh nghiệp của mình mới lớn được

    Cái tôi của doanh nghiệp Việt


    "Tôi rất mong muốn các doanh nghiệp không chỉ Vingroup, Viettel mà các doanh nghiệp Việt Nam mình gắn kết được với nhau để làm việc", Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ về sự liên kết của doanh nghiệp Việt Nam trong một buổi trò chuyện cách đây vài năm. Ông Vượng lấy ví dụ về các doanh nghiệp Trung Quốc rất gắn kết, hỗ trợ và bảo trợ nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp Hong Kong. Thậm chí họ còn có triết lý "không có doanh nghiệp Hong Kong phá sản", bởi khi một doanh nghiệp gặp khó sẽ có nhiều doanh nghiệp đồng hương cùng quay lại giúp đỡ, gánh vác cùng

    Tất nhiên với doanh nghiệp Việt Nam, ông Vượng cũng cho rằng: "Mình chưa cần phát triển đến mức độ như vậy, vì thực sự cũng chưa khả thi nhưng ít nhất ở mức độ nào đấy mình đoàn kết, hỗ trợ nhau, giảm được cái tôi trong mình đi"

    "Mọi người chỉ nghĩ đến những ngày thịnh mà không nghĩ đến ngày suy, không nghĩ đến ngày trái gió trở trời mình hoàn toàn có thể khó khăn. Lúc đấy ai sẽ giúp mình?", Chủ tịch Vingroup đặt câu hỏi. Theo ông Vượng, trên thương trường, thực sự phải có đối thủ cạnh tranh đủ mạnh, đủ tầm doanh nghiệp của mình mới lớn được

    Thực tế về điểm yếu trong liên kết của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đã từng được nhiều chuyên gia chỉ ra. Theo Tiến sĩ Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh Asean (ASEAN-BAC) hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung cho lợi ích riêng lẻ, kiểu "mạnh ai người ấy làm" hoặc "làm tất ăn cả", chỉ quan tâm đến thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của mình, chứ không thấy rõ được lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu cho ngành hàng

    Hơn nữa, một điều không thể phủ nhận là các hiệp hội do nguồn lực có hạn, chưa phát huy hết vai trò và năng lực trong quản lý, định hướng, nhất là hiệp hội ở các địa phương còn yếu kém, chưa tạo dựng được một sức mạnh đại diện cho tập thể đủ lực để cạnh tranh

    Tiến sĩ Khương cho rằng những hạn chế này là những lý do khiến các doanh nghiệp Việt yếu thế, không thể cạnh tranh với các tập đoàn, công ty nước ngoài ngay chính trên sân nhà, đấy là chưa nói đến thị trường thế giới. Những doanh nghiệp lớn mạnh hẳn thì có thể tự lo cho mình, còn hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều hoạt động manh mún, thiếu đoàn kết, và có lúc cạnh tranh không lành mạnh

    Cũng chính vì thiếu liên kết, hoạt động nhỏ lẻ mà các doanh nghiệp Việt Nam, điển hình là các doanh nghiệp gỗ và dệt may đã phải từ chối nhiều đơn đặt hàng của công ty nước ngoài, bởi năng lực hạn hẹp, công nghệ yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu chất lượng và số lượng của đối tác nước ngoài. Ngược lại, nếu biết kết hợp các thế mạnh của nhau, tạo nên chuỗi giá trị trong từng ngành hàng, đưa ra những sản phẩm uy tín, chất lượng thì chắc chắn trong tương lai không xa, sản phẩm mang thương hiệu Việt sẽ có tên trên bản đồ thương hiệu thế giới
     
  13. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Samsung SDS thành cổ đông lớn nhất của Tập đoàn CMC

    Công ty Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng "ông lớn" ngành IT ở Việt Nam để phát triển phần mềm ở Đông Nam Á

    Theo thông báo hôm 28/7, Samsung SDS sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của CMC Corporation. Việc này góp phần mở rộng kinh doanh của hãng tại thị trường Đông Nam Á

    Ngày 26/7, Bộ phận Dịch vụ Công nghệ Thông tin (CNTT) của Tập đoàn Samsung đã ký hợp đồng chính thức với CMC về khoản đầu tư chiến lược tại Hà Nội. Theo hợp đồng, công ty Hàn Quốc có kế hoạch mua ít nhất 25% cổ phần của một trong những công ty dịch vụ CNTT hàng đầu tại Việt Nam

    Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam phê duyệt giao dịch, Samsung SDS sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của CMC

    Hợp đồng nêu rõ Samsung SDS sẽ tham gia HĐQT của công ty Việt Nam với tư cách là cổ đông lớn nhất. Qua đó, hai công ty sẽ chia sẻ chiến lược tăng trưởng và cùng nhau lập kế hoạch chi tiết cho tương lai

    Samsung SDS cho biết sự đầu tư chiến lược này sẽ cho phép tích hợp các công nghệ về CNTT tiên tiến nhất với cơ sở hạ tầng và mạng lưới kinh doanh địa phương của CMC, cùng với lưu ý rằng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến then chốt để công ty mở rộng kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á

    Trong giai đoạn đầu, 2 công ty sẽ tập trung vào lĩnh vực nhà máy thông minh, công nghệ điện toán đám mây, bảo mật, hệ thống quản lý nội dung và xây dựng thông minh và sau đó sẽ mở rộng hợp tác về trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain) và dữ liệu lớn (big data)

    Mảng kinh doanh nhà máy thông minh sẽ nhắm đến các công ty tại địa phương cũng như các công ty Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam

    "Bằng cách gia nhập lực lượng cùng với CMC, chúng tôi sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh mảng chuyển đổi số hướng đến các khách hàng toàn cầu", Giám đốc điều hành Samsung SDS Hong Won-pyo cho biết

    Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của CMC, cũng cho biết kế hoạch hợp tác phát triển của hai công ty sẽ tạo ra những thành tựu hết sức rõ ràng
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/11/21
  14. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tính cách người Việt rất khó bắt tay hợp tác khi thành công

    [​IMG]
    Ông Trần Trung Hưng, CEO Viettel Post

    Ông Trần Trung Hưng, CEO Viettel Post cho rằng có quá nhiều doanh nghiệp cung cấp cùng một sản phẩm khiến thị trường bị chia nhỏ và doanh nghiệp không đủ thặng dư để tích lũy, phát triển. Nguyên nhân bởi tính cách người Việt rất khó bắt tay hợp tác khi thành công

    Thời cơ lớn của Việt Nam

    “Thời điểm này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội thực sự lớn”. CEO Viettel Post Trần Trung Hưng mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên ICTnews bằng cách nói về cơ hội của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam ở thời điểm hiện tại

    Ông Hưng lý giải: Nếu như trước đây, Việt Nam gặp nhiều bất lợi do công nghiệp điện tử và cơ khí chưa phát triển nên kéo sự phát triển chậm chạp của CNTT. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, khi thị trường công nghệ đã mở hơn, chúng ta đã có thể mua mọi thứ (máy móc cơ khí, điện tử - pv). Vì thế chúng ta phải đứng trên vai những người khổng lồ để phát triển. Việt Nam yếu về công nghệ điện tử và cơ khí nhưng lại rất giỏi về công nghệ phần mềm. Vì vậy, chúng ta phải tập trung vào thế mạnh của mình

    Ông Trần Trung Hưng đã đưa chính quá trình chuyển mình của Viettel Post để làm dẫn chứng rõ hơn cho điều này. Bưu chính Viettel đang chuyển mình thành công ty công nghệ với cơ hội đầu tiên đó là không phải bỏ quá nhiều tiền vào đầu tư nghiên cứu sản xuất. “Chúng tôi làm điều quan trọng nhất là suy nghĩ về mô hình kinh doanh và công nghệ nào cho phù hợp. Sau đó các kỹ sư CNTT sẽ cụ thể hóa cho anh các sản phẩm và họ sẽ mua các thiết bị điện tử, cơ khí về tích hợp lại. Quá trình này nhanh hơn so với việc chúng ta phải tự nghiên cứu, sản xuất vì sản xuất là quá trình lâu nhất”

    Thế nhưng, vị lãnh đạo này lại nhấn mạnh 2 điều các doanh nghiệp cần lưu ý đó là việc bắt tay liên kết với các doanh nghiệp khác và làm chủ về thiết kế cũng như hệ thống kết nối

    “Các doanh nghiệp phải mạnh dạn liên doanh với nhau. Nếu không liên doanh với nhau mà tự đi mua và cứ kêu gọi vốn để đi mua thì không biết bao giờ mới xong. Các doanh nghiệp công nghệ nên hợp tác với các công ty sản xuất các thiết bị, nhất là tạo ra nhu cầu cho các doanh nghiệp sản xuất”

    Ngoài điều này ra thì doanh nghiệp Việt cũng phải làm chủ thiết kế và hệ thống kết nối (CNTT). Nếu không làm chủ thiết kế và hệ thống thì nguy cơ thất bại rất cao đồng thời không thể tối ưu như các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn. Đây chính là cách giải mà vị lãnh đạo này áp dụng cho hệ thống chia chọn mới nhất của Viettel Post

    Tạo thị trường cho các startup công nghệ

    Để giải được bài toán Make in VietNam, theo ông Trần Trung Hưng, Nhà nước cần có chiến lược rõ ràng hơn nhấy Điều quan trọng nhất đó là việc tạo ra thị trường cho các startup công nghệ

    "Nếu Việt Nam không tự chủ thì sẽ mãi mãi lệ thuộc. Vì thế, Make in VietNam là chủ trương vô cùng cần thiết. Thế nhưng có làm được hay không thì cần chiến lược rõ ràng của Nhà nước. Đặc biệt là việc tạo ra thị trường cho các doanh nghiệp bởi vấn đề lớn nht của các startup công nghệ chính là thị trường"

    Cần chú trọng vào chất lượng doanh nghiệp hơn là số lượng doanh nghiệp vì thị trường Việt Nam đã quá nhỏ. Nếu tạo cơ chế cho quá nhiều doanh nghiệp đầu tư cung cấp cùng một sản phẩm dịch vụ thì rõ ràng không có đủ thị trường và thặng dư cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời cũng sẽ dẫn đến một trình trạng là nguồn lực của doanh nghiệp bị phân tán

    "Các doanh nghiệp lớn cùng làm và cung cấp một sản phẩm thì rõ ràng là "chết". Nếu chúng ta quá chú trọng vào phát triển doanh nghiệp khi không tạo cho họ thị trường thì bản chất là các doanh nghiệp đó không có thặng dư để đầu tư tiếp"

    "Tính cách của người Việt Nam là rất khó hợp tác khi thành công. Khi doanh nghiệp thành đạt cần mở rộng và phát triển sẽ không bắt tay với doanh nghiệp khác mà lập tức sẽ mở doanh nghiệp khác, phát triển sản phẩm y như vậy để cạnh tranh ngay lập tức. Điều này sẽ khiến thị trường bị chia nhỏ"

    Lúc này, hành lang pháp lý là quan trọng nhất. Ông Trần Trung Hưng cho hay: "Phải nên ưu tiên các doanh nghiệp làm ra sản phẩm có giá trị cao hơn trước. Quá nhiều doanh nghiệp thì thị trường bị chia nhỏ và không có đủ thị trường để doanh nghiệp phát triển. Đâu cứ phải có nhiều doanh nghiệp là vỡ độc quyền. Vì vậy, tôi cho rằng cần quy hoạch, sắp xếp và định hướng lại thị trường. Các lĩnh vực kinh doanh sáng tạo thì "mở" hết sức còn các lĩnh vực mang tính xã hội, công ích (bưu chính, viễn thông, vận tải, phần mềm…) thì phải giới hạn lại", ông Hưng cho biết

    Ở chiều ngược lại, ông Hưng cũng cho rằng các doanh nghiệp lớn phải dẫn dắt và tạo ra thị trường cho các startup công nghệ. "Các công ty lớn phải tạo ra cơ hội và thị trường cho các startup về công nghệ. Giúp các doanh nghiệp công nghệ bằng thị trường trước. Doanh nghiệp lớn tạo thị trường cho doanh nghiệp nhỏ. Chẳng hạn là việc đặt mua sản phẩm của họ, trả cho họ các chi phí ban đầu để họ có thể triển khai thì họ sẽ có vốn để đầu tư ngay. Còn cơ chế pháp lý cần tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường", ông Hưng chia sẻ thêm

    Duy Vũ
     
  15. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Grab, Vietjet, kết hợp với công ty khởi nghiệp Swift247
    Grab, Vietjet, kết hợp với công ty khởi nghiệp Swift247 chuyên cung cấp dịch vụ chuyển phát hành không, sẽ cung cấp dịch vụ giao hàng Hà Nội - TP.HCM từ 5 giờ đồng hồ

    Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet), startup công nghệ cung cấp dịch vụ chuyển phát hàng không Swift247 (Swift247) và Công ty TNHH Grab (Grab) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không cho khách hàng trên toàn khu vực Đông Nam Á, đồng thời cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa siêu hỏa tốc tại Việt Nam

    Quan hệ hợp tác chiến lược này cũng đánh dấu sự hợp tác lần đầu tiên giữa hãng hàng không Vietjet và Grab

    Theo Thỏa thuận hợp tác chiến lược này, Vietjet và Grab sẽ phát huy thế mạnh công nghệ để phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và hàng không tiết kiệm. Hai bên cũng sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển tích hợp nền tảng kỹ thuật số giữa hai công ty để gia tăng tiện ích cho người dùng, hướng đến mở rộng quy mô hợp tác toàn diện không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn cả thị trường Đông Nam Á

    Cùng với giải pháp công nghệ của Swift247, Grab và Vietjet sẽ kết nối các phương tiện vận chuyển hàng không với đường bộ trong dịch vụ giao hàng “siêu hỏa tốc”. Trong giai đoạn đầu, khách hàng sử dụng dịch vụ “siêu hỏa tốc” của Swift247 sẽ có thể vận chuyển hàng hóa nhanh chóng thông qua nền tảng dịch vụ giao nhận hàng hóa GrabExpress của Grab và máy bay Vietjet với thời gian vận chuyển giữa TP.HCM và Hà Nội chỉ từ 5 giờ

    Khách hàng có thể theo dõi chặng đường hàng hóa di chuyển một cách nhanh chóng và tiện lợi trên website và ứng dụng Swift247. Trong tương lai, các bên sẽ hướng đến khả năng tích hợp dịch vụ Swift247 vào nền tảng Grab để mang lại sự tiện lợi và khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dùng của tất cả các bên

    Quan hệ đối tác này sẽ mở rộng thêm danh mục các dịch vụ giao nhận hàng hóa hiện có của GrabExpress, đang bao gồm là giao nhận hàng hóa theo nhu cầu, trong ngày, giao hàng COD… Theo thống kê, đến tháng 12/2018, số lượng đơn hàng GrabExpress trên ứng dụng Grab đã tăng trưởng gấp 28 lần so với năm 2016
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/5/21
  16. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Huawei với chiến lược cờ vây công nghệ 5G
    Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi khẳng định chỉ với một khoản phí trả một lần, người mua sẽ có quyền tiếp cận vĩnh viễn đối với các bằng sáng chế, giấy phép, mã nguồn, thiết kế kỹ thuật và "bí quyết làm 5G" của Huawei

    [​IMG]
    Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi

    Theo báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong ngày 12-9, lời kêu gọi được ông Nhậm đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn dài hơn hai giờ với báo The Economist cách đây 2 ngày. Phía Huawei đã xác nhận nội dung những gì ông Nhậm nói

    Nhà sáng lập Huawei đã dành thời gian đáng kể để nói về quyết định "sẵn sàng chia sẻ công nghệ với các đối tác tiềm năng đến từ phương Tây"

    Đáng chú ý, người mua sẽ được phép sửa đổi mã nguồn, nghĩa là cả Huawei và Chính phủ Trung Quốc về lý thuyết thậm chí sẽ không thể kiểm soát bất kỳ hệ thống viễn thông nào được xây dựng bằng thiết bị do công ty mới sản xuất

    Vị tỉ phú Trung Quốc cho rằng việc Huawei sẵn sàng bán lại công nghệ 5G với mã nguồn mở cho thấy tập đoàn của ông chấp nhận sẽ có đối thủ cạnh tranh. Nhưng có như vậy thị trường 5G mới trở nên cân bằng hơn

    Bởi theo ông Nhậm, nếu chỉ có Huawei là người duy nhất mạnh về 5G, sẽ có những mối lo thao túng an ninh xuất hiện. Để một hay nhiều công ty khác làm 5G, tất nhiên, với công nghệ mua của Huawei, mối lo đó sẽ giảm đi nhiều lần

    “Một sự phân phối lợi ích cân bằng sẽ có lợi cho sự sống còn của Huawei”, ông Nhậm khẳng định

    Đề xuất được ông Nhậm đưa ra trong bối cảnh gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã trở thành đối tượng bị "trù dập" trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

    Lấy lý do các thiết bị của Huawei có cổng hậu, cho phép tình báo Trung Quốc truy cập, đánh cắp dữ liệu và kiểm soát thông tin, Mỹ đã vận động nhiều nước nói không với Huawei khi xây dựng mạng 5G

    Đến thời điểm hiện tại, Washington vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm các công ty công nghệ làm ăn với Huawei

    Bản thân tập đoàn của Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định đang đi đầu về công nghệ 5G và nỗ lực chứng minh vẫn có thể "sống tốt" nếu không có công nghệ Mỹ và thị trường Mỹ

    Theo tuyên bố của Huawei, đến giờ tập đoàn này vẫn là nhà cung cấp mạng 5G lớn nhất thế giới, với hơn 50 hợp đồng được ký kết, phần lớn tại châu Âu

    Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc ông Nhậm đưa ra lời kêu gọi lần này được xem là lời đề nghị táo bạo nhất

    Kể từ khi bị Mỹ liệt vào danh sách hạn chế làm ăn, gần như đều đặn mỗi tháng ông Nhậm đều dành thời gian để trả lời phỏng vấn báo chí phương tây, điều mà ông rất ít khi làm trước đây

    Bảo Duy
     
  17. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Chủ tịch Microsoft đang tìm cách giúp Huawei thoát khỏi lệnh cấm
    Chủ tịch Microsoft, ông Brad Smith đã kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm các công ty Mỹ hợp tác Huawei và muốn cấp phần mềm Windows cho máy tính của công ty Trung Quốc này

    Huawei đã bị chính quyền Trump đưa vào danh sách đen hồi tháng 5 vừa qua vì cho rằng nó gây ra mối đe dọa cho an ninh của Mỹ. Điều đó ngăn cản các công ty Mỹ cung cấp cho công nghệ mới nhất của họ

    Brad Smith, Chủ tịch và Giám đốc pháp lý của Microsoft mới đây đã lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn, cho rằng lệnh cấm mà phía Mỹ áp đặt lên Huawei nên được xem xét lại, để chắc chắn mọi thứ được thực hiện “hợp lý, logic và tuân thủ pháp luật”. Bản thân Microsoft cũng chính là một trong số những tập đoàn đầu tiên “nghe lệnh” tổng thống Mỹ, ngừng mọi mối quan hệ hợp tác với Huawei sau khi ông Trump ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, qua đó ngầm cấm vận Huawei và cấm các tập đoàn Mỹ làm việc với ông lớn công nghệ Trung Quốc

    Theo ông Smith, những lý lẽ để cấm vận Huawei vẫn còn rất sơ sài và không hợp lý. Microsoft cũng đang cố gắng cứu lấy chuỗi cung ứng linh kiện công nghệ mà nhiều năm qua họ đã tin tưởng chọn các đối tác đến từ Trung Quốc

    Bản thân Microsoft biết rõ hơn ai hết, Tổng thống Trump muốn cấm vận Huawei để tạo ra thế đối địch giữa hai cường quốc về công nghệ hiện tại là Mỹ và Trung Quốc. Ông Smith cho rằng, tạo ra cuộc cạnh tranh không thể khiến một cường quốc trở thành nước thống trị về mặt công nghệ: “Sẽ không thể trở thành kẻ dẫn đầu ngành công nghệ nếu sản phẩm của bạn không được đem đến toàn thế giới được”. Thêm vào đó, ông Smith cũng cho rằng: “Cách duy nhất để trở thành quốc gia dẫn đầu thị tường công nghệ là các chính phủ phải làm việc với nhau chứ không phải cạnh tranh nhau như bây giờ"

    Brad Smith cũng nói thêm ông không tin rằng an ninh của Mỹ sẽ ''suy yếu'' khi cho phép khách hàng của Huawei sử dụng hệ điều hành hoặc ứng dụng Office. "Các chính phủ trên khắp thế giới sẽ phải tự giải quyết nhu cầu an ninh quốc gia của họ'', ông cho biết

    Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết vào tháng 7, bộ phận của ông sẽ cấp giấy phép cho các công ty miễn trừ lệnh cấm bán công nghệ cho Huawei, miễn là không có "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ". Tuy nhiên, dường như không có bất kỳ giấy phép nào được cấp mặc dù có đến hơn 100 công ty Mỹ được cho là muốn hợp tác với Huawei

    Do đó, Huawei đã ra mắt mẫu flagship Android mới nhất vào hôm qua là Mate 30/Mate 30 Pro mà không có một số ứng dụng quan trọng của Google gồm YouTube, Maps và Play Store. Ngoài ra, Huawei dự định cung cấp một dịch vụ trong các cửa hàng điện thoại của mình để dạy người dùng cách tự tải phần mềm của Google cho Mate 30. Đồng thời, hãng cũng bắt đầu bán máy tính MateBook không cài sẵn Windows

    Về phần mình, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến phủ nhận có nguy cơ an ninh mạng vì chính phủ Trung Quốc khó có thể khiến họ thỏa hiệp với khách hàng. "Các thiết bị và mạng của Huawei không phải là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào", trang web của hãng tuyên bố. "Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ tất cả các luật pháp và quy định địa phương ở mọi quốc gia chúng tôi hoạt động"

    Người sáng lập của Huawei, Ren Zhengfei đã mô tả công ty của mình đang ở trong "một trận chiến sống còn" và suy đoán chính phủ Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách lần lượt đưa ra các hạn chế đối với các công ty công nghệ Mỹ

    Ông Brad Smith nói thêm rằng ông cũng lo ngại về việc quan hệ đối tác nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn dự tính, việc giảm doanh thu sẽ dẫn đến khó cân bằng tài chính và cơ cấu

    Hoàng Trang
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/5/21
  18. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Ứng dụng gọi xe Hàn Quốc Kakao sẽ vào Việt Nam thông qua Grab
    The Investor cho hay, ngày 2/10, Kakao Mobility, công ty di động của gã khổng lồ Kakao và Grab đã xác nhận về việc đang thảo luận về cơ hội hợp tác tại Việt Nam

    Theo đó, Kakao Mobility và Grab sẽ hợp tác thông qua Splyt Technologies, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại London mà Grab đã đầu tư vào tháng 6/2019

    Splyt là nền tảng cung cấp dịch vụ đặt xe cho người dùng quốc tế. Sự hợp tác này chủ yếu nhằm mục tiêu phục vụ người dân Hàn Quốc khi đến du lịch tại Việt Nam, một điểm đến phổ biến của du khách nước này

    “Chúng tôi đang thảo luận với Grab và Splyt để ra mắt một dịch vụ tại Việt Nam. Khi đến thăm Việt Nam, người Hàn Quốc có thể sử dụng các dịch vụ di chuyển của Grab hoặc đi chung xe qua ứng dụng Kakao T. Nhưng chúng tôi chưa chắc chắn dịch vụ nào sẽ có trước”, đại diện của Kakao Mobility nói với The Investor

    Việt Nam có thể là điểm đến đầu tiên của ứng dụng Kakao T, trong khi Grab đã hoạt động tại 8 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan và Indonesia

    Nếu thành công, sự hiện diện của Kakao Mobility tại Việt Nam sẽ đánh dấu lần mở rộng ra thị trường nước ngoài thứ hai, sau khi công ty này ký hợp tác với Japan Taxi vào năm ngoái, để triển khai dịch vụ taxi cho du khách Hàn Quốc tại Nhật Bản

    Kim Ngân
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/8/20
  19. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Yahoo Nhật Bản sẽ hợp nhất với Line của Hàn Quốc, để trở thành một siêu ứng dụng mới
    Nikkei Asia Review cho biết, Yahoo ở Nhật Bản và ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Hàn Quốc - Line đang tìm cách để hợp nhất thành một để cùng phát triển nền tảng internet lớn bao gồm tài chính, bán lẻ và các dịch vụ khác.

    SoftBank, sở hữu 45% cổ phần tại Z Holding - công ty mẹ của Yahoo, hiện đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với Naver của Hàn Quốc, công ty sở hữu 73% cổ phần của Line. Hai bên muốn đạt được thỏa thuận cơ bản vào cuối tháng này

    Thỏa thuận này sẽ tạo ra một nền tảng Internet lớn với hơn 100 triệu người dùng trên các dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và hơn thế nữa. Nhờ đó, có thể cạnh tranh được với những gã khổng lồ internet của Mỹ và Trung quốc

    Một đề xuất khác được đưa ra, đó SoftBank và Naver sẽ thành lập một liên doanh 50-50, cổ đông lớn nhất là Z Holdings. Sau đó, Yahoo Nhật Bản và Line sẽ là các công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Z Holdings

    Trên thế giới, các nền tảng toàn diện (one-stop) đang dần thay thế các nền tảng internet nhỏ chỉ chuyên về một lĩnh vực như thương mại điện tử, phương tiện truyền thông xã hội hoặc dịch vụ tài chính

    Một ví dụ điển hình là Tencent của Trung Quốc, công ty có hơn 1 tỷ người dùng trên ứng dụng WeChat, cung cấp các nền tảng thương mại điện tử và thanh toán điện tử, dịch vụ phát trực tuyến, trò chơi và nhiều dịch vụ khác. Bây giờ nó là một "siêu ứng dụng", gắn liền với mọi khía cạnh trong cuộc sống của khách hàng

    Line là ứng dụng trò chuyện phổ biến nhất của Nhật Bản với 82 triệu người dùng hàng tháng, vượt xa cả Instagram và Facebook ở nước này. Tuy nhiên, Line đang phải gặp khó trong việc thu hút người dùng mới. Với doanh thu 200 tỷ Yên, Line không đủ khả năng để phát triển thành một siêu ứng dụng. Trong 9 tháng đầu năm 2029, Line ghi nhận khoản lỗ ròng 33,9 tỷ yên

    Thông qua việc sáp nhập với Line, Z Holdings kỳ vọng sẽ củng cố các dịch vụ như thanh toán di động, thương mại điện tử và công cụ tìm kiếm tin tức. Line hiện có các dịch vụ tương tự và có thể cung cấp quyền truy cập cho người dùng của ứng dụng

    Hai công ty có thể sẽ đạt được sự hợp lực đáng kể trong thanh toán kỹ thuật số, một lĩnh vực đang phát triển khi có hàng loạt người chơi mới tham gia thị trường tại Nhật Bản. Hiện Line Pay có 37 triệu người dùng và PayPay, được điều hành bởi SoftBank và Yahoo Nhật Bản, có 19 triệu

    Hà Linh
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/8/20
  20. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Yahoo kết hợp với Line để cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu
    Yahoo Nhật Bản và Line sẽ tạo ra công ty internet lớn nhất của Nhật Bản khi họ hoàn thành việc sáp nhập vào tháng 10/2020

    Đây là bước đầu tiên hai công ty tiến tới cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu bằng cách thách thức tầng lớp trung lưu đông đúc của châu Á

    Nhưng doanh nghiệp kết hợp này vẫn còn thua xa so với những tập đoàn lớn trên toàn cầu như Google và Amazon, chưa kể đến Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc, về giá trị thị trường

    "Chúng tôi cảm thấy một sự cấp bách trước sự lớn mạnh của những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu. Bởi chúng tôi phải đối mặt với một môi trường kinh doanh nơi những người chiến thắng đã sở hữu hầu hết dữ liệu, nguồn vốn và tài năng", Giám đốc điều hành Line, ông Takeshi Idezawa đã nói trong một cuộc họp báo vào 18/11

    Line, nổi tiếng với ứng dụng nhắn tin, sẽ gia tăng hiện diện trong thị trường thương mại điện tử khi kết hợp với Z Holdings, đơn vị điều hành Yahoo Japan thuộc Tập đoàn SoftBank. "Chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra một cực thứ ba cho công nghệ", ông Kentaro Kawabe, CEO của Z Holdings cho biết

    Điều này cho thấy một mục tiêu đầy tham vọng. Z Holdings và Line đã có tổng vốn hóa thị trường là 3,2 nghìn tỷ yên (29,5 tỷ USD) vào 18/11. Điều đó giúp họ thu hẹp khoảng cánh với một loạt các nền tảng Trung Quốc hạng hai, như Meituan Dianping ở mức 72 tỷ USD, JD.com ở mức 48 tỷ USD và Baidu ở mức 40 tỷ USD

    Nhưng nhóm này còn thua xa những người khổng lồ của thế giới công nghệ. Apple được định giá 1,18 nghìn tỷ USD vào 18/11, Anphabet công ty mẹ của Google ở mức 920 tỷ USD, Amazon ở mức 862 tỷ USD và Alibaba là 484 tỷ USD. Việc sáp nhập với Yahoo của Nhật Bản sẽ tạo cho Line cơ sở để mở rộng ra nước ngoài bằng cách củng cố sự thống trị của họ về dữ liệu người dùng Nhật Bản

    Ông Idezawa nói rằng, mặc dù chúng tôi nghiên cứu để tạo ra phần mềm siêu ứng dụng (superapp) để cung cấp hàng loạt các dịch vụ mới nhưng, "cạnh tranh với những công ty công nghệ trên toàn cầu là điều không dễ dàng, ngay cả ở Nhật Bản"

    Z Holdings đã mua lại các công ty trực tuyến như nhà phân phối vật tư văn phòng Askul và nhà bán lẻ thời trang Zozo trong những năm gần đây như một phần trong nỗ lực thu thập và tiếp cận dữ liệu khách hàng

    Line có thể đóng góp nhân khẩu học trẻ hơn và các lợi thế khác để giúp công ty hợp nhất cạnh tranh ở nước ngoài. Việc sáp nhập cũng có khả năng ảnh hưởng đến các bước tiếp theo của các công ty internet khác của Nhật Bản, như Rakuten, công ty phát triển rất mạnh mẽ tại thị trường Nhật Bản, nhưng cũng vẫn chưa để lại dấu ấn mạnh mẽ trên trường quốc tế

    Có thể nói rằng, dữ liệu là một động lực chính của các thương vụ mua lại trong giới công nghệ. Facebook đặt cược lớn vào WhatsApp và Instagram, khi những công ty này có quy mô hoạt động nhỏ hơn gã khổng lồ mạng xã hội nhiều. Google và Amazon đang mua các mục tiêu phi Internet như các nhà sản xuất điện tử và các công ty liên quan đến hậu cần, tạo ra các dịch vụ và mô hình kinh doanh mới

    Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft đã cùng nhau mua lại hơn 750 công ty trong ba thập kỷ qua, theo báo cáo của CB Insights. Các công ty lớn ở Trung Quốc cũng đã chi tiêu mạnh mẽ khi họ đã mở rộng sang các lĩnh vực như thanh toán di động và hậu cần. Hiện, vẫn chưa tính toán được "sức mạnh" khi Z Holdings và Line kết hợp

    Cả hai đều đứng đầu về số lượng người dùng ở thị trường nội địa và sẽ cần phải có nhiều những thay đổi ở thị trường quốc tế để tăng thêm giá trị. Các công ty công nghệ mạnh không chỉ giúp đỡ đất nước của họ về kinh tế mà còn cung cấp lợi thế về an ninh quốc gia thông qua trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư. Z Holdings và Line vẫn cần một chiến lược rõ ràng để cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu năng động

    Trang Lê
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/8/20

Chia sẻ trang này