Hạ tầng kinh tế mới

Thảo luận trong 'Linh Địa Công Nghệ' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 19/8/20.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Giáo dục, y tế và tư vấn sẽ dần chuyển đổi sang không gian số
    Theo chuyên gia của Đại học RMIT (Úc), đại dịch Covid-19 đã và đang khiến cấu trúc kinh tế thay đổi một cách sâu sắc. Các hoạt động vốn cần tương tác trực tiếp như giáo dục, y tế và tư vấn cũng dần chuyển đổi sang không gian số

    Covid-19 đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch sang kỷ nguyên số

    Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến được Trung tâm Xuất sắc về kỹ thuật số thuộc Đại học RMIT đồng tổ chức gần đây, Giáo sư Jason Potts - Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Blockchain RMIT đã đưa ra nhận định, đại dịch Covid-19 đã và đang khiến cấu trúc kinh tế thay đổi một cách sâu sắc

    [​IMG]
    Giáo sư Jason Potts, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Blockchain RMIT, Đại học RMIT (Úc)

    Vị chuyên gia này cho rằng, thế giới đang ở giữa “quá trình hủy diệt mang tính sáng tạo”, trong đó nhiều việc làm, doanh nghiệp, thị trường và ngành nghề sẽ biến mất một phần hoặc hoàn toàn

    “Cần 3 đến 6 tháng nữa chúng ta mới thấy được hết sức mạnh của sự hủy diệt mang tính sáng tạo đó. Chúng ta sẽ biết được doanh nghiệp nào phá sản, hóa đơn nào sẽ không thể thanh toán hay việc làm nào không thể quay lại”, Giáo sư Jason Potts cho hay

    Đồng thời, nhu cầu đối với các sản phẩm kỹ thuật số mới, mô hình kinh doanh trực tuyến và những bộ kỹ năng giúp cho tương tác trực tuyến trở nên dễ dàng hơn cũng tăng cao

    Các hoạt động vốn cần tương tác trực tiếp như giáo dục, y tế và tư vấn dần chuyển đổi sang không gian số. Sức lao động trở thành “hàng hóa kỹ thuật số”, cùng với đó nhu cầu đối với các giải pháp đáng tin cậy về chứng nhận và cấp phép cũng gia tăng

    “Covid-19 đã đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên số. Nền kinh tế kỹ thuật số mới có tính chất phi tập trung hơn nên cũng khó quản lý và giám sát hơn. Chúng ta cần hạ tầng kỹ thuật số phù hợp với sự chuyển dịch này và đây chính là lúc những công nghệ nền tảng như blockchain sẽ phát huy tác dụng nhiều hơn”, Giáo sư Jason Potts nhấn mạnh

    Blockchain - Hạ tầng kinh tế mới

    Cũng theo đánh giá của Giáo sư Jason Potts, công nghệ chuỗi khối (blockchain) có một số ứng dụng nổi bật trong nền kinh tế mới

    Một trong số đó phải kể đến việc tích hợp kiểm tra danh tính với hồ sơ y tế để chứng minh ai đó có đủ sức khỏe đi làm hoặc đi du lịch. Hộ chiếu công nghệ sẽ không chỉ bao gồm tên, quốc tịch, nơi sinh và ngày tháng năm sinh của mỗi người, mà còn ghi rõ cả tình trạng sức khỏe của người đó

    “Blockchain có thể là một phần quan trọng của các hệ thống quản lý danh tính vì công nghệ này đảm bảo tính minh bạch cao và dễ truy vết”, Giáo sư Jason Potts chia sẻ

    [​IMG]
    Theo chuyên gia RMIT, Covid-19 đang đẩy nhanh việc sử dụng blockchain như một hạ tầng kinh tế mới

    Blockchain cũng được dùng để đảm bảo chất lượng và số lượng trong các chuỗi cung ứng, đặc biệt đối với hàng hóa thiết yếu như thiết bị bảo hộ cá nhân, thuốc hay hàng gia dụng hằng ngày

    Giáo sư Jason Potts nhận định, tình trạng người dân “đổ xô” đi mua hàng tích trữ hay thiếu nguồn cung gần đây tại nhiều quốc gia đã có thể giảm bớt nếu sẵn có các chuỗi cung ứng minh bạch hơn

    Theo ông, điều còn thiếu trong các hệ thống là khả năng nhìn vào một chuỗi cung ứng và dễ dàng chỉ ra được hàng hóa đang ở vị trí nào và có số lượng bao nhiêu. Khả năng chứng minh được hàng hóa thực sự tồn tại trong một chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng

    “Trong trường hợp này cũng vậy, công nghệ blockchain và các nền tảng kỹ thuật số có thể cung cấp giải pháp phù hợp”, Giáo sư Jason Potts nêu quan điểm

    Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành - CBDC là một ứng dụng blockchain mới nổi khác. Lấy cảm hứng từ Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác dựa trên công nghệ blockchain, Giáo sư Jason Potts cho rằng, các chính phủ có thể phát hành CBDC thay vì tiền mặt nhằm gửi tiền có chủ đích một cách nhanh chóng đến người dân và doanh nghiệp cần giúp đỡ trong giai đoạn khủng hoảng

    Vị chuyên gia RMIT cũng kỳ vọng các nền kinh tế sẽ quan tâm hơn tới CBDC trong vài năm tới

    Bình luận về tỉ lệ ứng dụng blockchain còn tương đối thấp ở Việt Nam và trên toàn cầu, chuyên gia RMIT nhấn mạnh: “Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu ứng dụng blockchain và nhận thức rằng mọi thứ có thể đã rất khác nếu như hạ tầng này đã có sẵn”

    “Đây không phải là một cú sốc tạm thời mà chúng ta có thể thoát khỏi để trở lại ‘trạng thái bình thường trước đây’. Đây là thay đổi vĩnh viễn với cách hoạt động của nền kinh tế toàn cầu”, chuyên gia RMIT khẳng định

    Là Giám đốc Viện nghiên cứu khoa học xã hội về blockchain thuộc Đại học RMIT, Giáo sư Jason Potts là chuyên gia về kinh tế học đổi mới sáng tạo và các công nghệ mới. Ông và các cộng sự là những người tiên phong trong lĩnh vực mới mang tên “kinh tế học thể chế mã hóa”, tập trung vào giải thích tác động kinh tế của công nghệ blockchain. Ông là chuyên gia hàng đầu thế giới và là tác giả của nhiều ấn phẩm về lĩnh vực này
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Công nghệ đã giúp Serbia tiết kiệm 180 triệu tờ giấy trong vòng chưa đầy 4 năm

    [​IMG]
    Thủ tướng Serbia Ana Brnabić phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về quản trị công nghệ toàn cầu​

    Các công nghệ tiên tiến và mới nổi có thể giúp giải quyết các thách thức xã hội, kinh tế và sức khỏe

    Số hóa và quản trị điện tử có thể giống như những khái niệm trừu tượng. Tuy nhiên, trong một phiên họp tại Hội nghị thượng đỉnh về quản trị công nghệ toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Thủ tướng Serbia Ana Brnabić đã đưa ra một ví dụ về việc thế giới ảo có thể có tác động như thế nào trong thế giới thực

    Tiết kiệm giấy, cây xanh, nước và điện

    Thủ tướng Ana Brnabić giải thích cách số hóa trở thành trọng tâm của mọi thứ mà chính phủ Serbia đang cố gắng đạt được. Bà Ana Brnabić giải thích rằng: Điều này đã bao gồm sự chuyển đổi sang quản trị điện tử để làm cho chính phủ trở nên “hoàn toàn lấy công dân làm trung tâm”. Nhưng những lợi ích đã vượt ra ngoài hiệu quả và tăng tính minh bạch

    “Kể từ sự ra đời của các dịch vụ điện tử bắt đầu vào ngày 1.6.2017, chính phủ đã tiết kiệm được hơn 180 triệu mảnh giấy A4”, bà Ana Brnabić chia sẻ

    [​IMG]

    Công nghệ giúp bảo vệ hành tinh

    Đại dịch COVID-19 buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh việc áp dụng các công nghệ và mô hình hoạt động mới đồng thời đáp ứng những kỳ vọng ngày càng cao về sự tham gia của xã hội và quyền công dân của doanh nghiệp. Những ưu tiên cho quản trị công ty trong một “trạng thái bình thường mới” của sự thay đổi công nghệ nhanh chóng và sự không chắc chắn căn bản là gì?

    Bà Ana Brnabić giải thích: “Điều đó có nghĩa là chúng tôi đã tiết kiệm được 900 tấn giấy, tức là 18.000 cây xanh, hơn 76 triệu lít nước, tức là hơn 6.000 megawatt giờ điện”. Và kết quả đó chỉ là tại một “Serbia nhỏ bé”. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra và tác động lên hành tinh, nếu các quốc gia lớn hơn làm theo

    Sự tập trung vào số hóa này cũng giúp đất nước vượt qua những thách thức của đại dịch COVID-19 - với giáo dục là một câu chuyện thành công cụ thể khi trẻ em có thể chuyển sang học trực tuyến

    Ý nghĩa năng lượng của dữ liệu

    Tất nhiên, việc chuyển đổi thủ tục giấy tờ trực tuyến không phải là không tiềm ẩn những lo ngại về môi trường

    Nghiên cứu trước đại dịch cho thấy các trung tâm dữ liệu sử dụng năng lượng ước tính khoảng 200 terawatt giờ mỗi năm - chỉ bằng 1% nhu cầu điện toàn cầu. Nhưng con số này nhiều hơn mức tiêu thụ năng lượng của một số quốc gia. Và mức sử dụng này sẽ tăng lên. Một mô hình cho thấy rằng việc sử dụng điện bằng ICT có thể vượt quá 20% tổng lượng điện toàn cầu vào cuối thập kỷ này

    Tuy nhiên, các tổ chức như Amazon Web Services và Facebook đang nỗ lực cải thiện tính bền vững của các trung tâm dữ liệu của họ, bao gồm cả việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng

    Vì vậy, quản trị điện tử có thể không chỉ thuận tiện và hiệu quả hơn mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm cho hành tinh, dù chỉ là một tờ A4
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Khi ngân hàng chuyển mình thành một doanh nghiệp công nghệ

    [​IMG]

    Làn sóng số hoá hiện nay tạo ra những tiềm năng phát triển lớn cho ngành tài chính ngân hàng, tuy nhiên bài toán đặt ra là: lựa chọn mô hình chuyển đổi nào để tạo nên sự bứt phá?

    Đầu tư mô hình chuyển đổi số - "nước cờ" trong tay các ngân hàng

    Theo báo cáo "IDC FutureScape: Worldwide Digital Transformation 2021" được công bố vào tháng 10/2020 của Công ty nghiên cứu thị trường - International Data Corporation (IDC), đầu tư vào chuyển đổi số trực tiếp của các doanh nghiệp trên thế giới tiếp tục tăng trưởng kép 15,5% và dự kiến sẽ đạt 6.800 tỷ USD từ năm 2020 đến năm 2023 khi nhiều công ty tận dụng chiến lược đầu tư công nghệ để trở thành một doanh nghiệp số tương lai

    Có thể thấy rất rõ sự chuyển dịch mạnh mẽ từ mô hình kinh doanh truyền thống sang ngân hàng số kiểu mới trong những năm gần đây. Trong khi các ngân hàng truyền thống như Bank of America, Wells Fargo… đưa ra các ứng dụng ngân hàng di động cho phép khách hàng quản lý tài khoản từ điện thoại thông minh thì một số ngân hàng đã thành công trong việc thực hiện 100% các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số (digital-only bank) như BankMobile (Mỹ), Monzo (Anh), K-Bank (Hàn Quốc)…

    [​IMG]

    Một ví dụ điển hình về sự bứt phá trong chuyển đổi số là Sberbank, ngân hàng lớn bậc nhất ở Nga, đang thực hiện kế hoạch cho chiến lược chuyển đổi lớn nhất trong lịch sử 179 năm: tái định vị là một công ty công nghệ cung cấp giải pháp kỹ thuật số trong mọi lĩnh vực, bên cạnh các dịch vụ tài chính - ngân hàng, tham vọng cạnh tranh cùng Apple và Google trong thị trường công nghệ toàn cầu. Tính đến năm 2020, tăng trưởng doanh thu của Sberbank từ hoạt động kinh doanh phi tài chính gấp 2,7 lần so với năm 2019, hoạt động kinh doanh an ninh mạng tăng 3 lần, doanh thu trên SberCloud tăng gấp 22 lần…

    [​IMG]

    Trước làn sóng số hoá mạnh mẽ đó, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam không đứng ngoài cuộc, đa phần các ngân hàng tại Việt Nam đã áp dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả các dịch vụ tài chính và đưa ra chiến lược Ngân hàng số thông qua cung ứng các sản phẩm - dịch vụ tài chính có tính cá nhân hoá cao qua kênh số như thanh toán di động (mobile payment), e-KYC, QR code… nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng

    Ngân hàng Việt chuyển mình thành công ty công nghệ

    Bên cạnh sự đầu tư lớn cho quá trình chuyển đổi số, có thể nói tầm nhìn và sự quyết liệt của lãnh đạo chính là "kim chỉ nam" để khởi động bộ máy ngân hàng. Trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông năm 2018, ông Lưu Trung Thái – Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) đã khẳng định: "Mục tiêu MBBank sẽ phấn đấu trở thành ngân hàng không giấy tờ đầu tiên". Lời tuyên bố đã trở thành động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ nhân viên nỗ lực thực hiện mục tiêu đưa MBBank trở thành "Số 1 về nền tảng số - Top 3 ngân hàng bán lẻ - Top 5 NHTM về Chất lượng và Hiệu quả tại thị trường Việt Nam"

    Xác định chuyển đổi số là một trong 3 chiến lược phát triển quan trọng nhất của ngân hàng trong vòng 5 năm tới, MBBank đã đầu tư bài bản về hệ thống hạ tầng CNTT, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng quy trình vận hành như một công ty công nghệ ngay từ những giai đoạn đầu. Năm 2020 đánh dấu sự tăng trưởng đột phá trong kinh doanh ngân hàng số khi App MBBank dẫn đầu thị trường thu hút 1,86 triệu lượt sử dụng app mới, đạt 90 triệu giao dịch, cao gấp 3 lần so với năm 2019. Theo đó, vào thời điểm giữa năm 2020, App MBBank đã vượt qua các tên tuổi hàng đầu thế giới như Facebook, Google hay Tiktok, trở thành ứng dụng tài chính miễn phí dẫn đầu về lượng tải trên Appstore Việt Nam

    [​IMG]

    Với tầm nhìn "MB sẽ trở thành ngân hàng thuận tiện hàng đầu" năm 2021, mô hình chuyển đổi số tiếp tục được MBBank áp dụng và triển khai đồng bộ trên toàn bộ hệ thống ngân hàng bao gồm: bán hàng thông minh thông qua phân tích các chỉ số thấu hiểu khách hàng, mở rộng các sản phẩm trên kênh số, đặt mục tiệu đạt 10 triệu khách hàng trong năm 2021, chuyển đổi 90% giao dịch trên kênh số và gia tăng mức độ hài lòng trên các kênh đạt 85%; Xây dựng các mô hình quản trị rủi ro thông minh hướng tới phê duyệt tự động cho KHCN đạt 30% và SME 10%; Đầu tư xây dựng hệ thống quản trị hiện đại, nâng cao chất lượng quản trị tài chính và dữ liệu; Trang bị nền tảng hạ tầng công nghệ thông minh, linh hoạt đảm bảo năng lực xử lý hệ thống, cam kết tỷ lệ giao dịch thành công trên 99% đáp ứng yêu cầu kinh doanh cho quy mô 20 triệu khách hàng. Ngay trong quý I/2021, lượng khách hàng mới đăng ký giao dịch qua ngân hàng số của MB đã lên tới con số 1 triệu khách hàng, bằng 60% cả năm 2020

    [​IMG]

    Quan điểm của MBBank cho rằng Chuyển đổi số là một quá trình liên tục – liên tục thử nghiệm, áp dụng và điều chỉnh với trọng tâm tạo ra sự thuận tiện và những trải nghiệm số hiện đại cho khách hàng

    Bởi vậy, với MBBank, đầu tư hạ tầng công nghệ chỉ là cơ sở để xây dựng mô hình kinh doanh mới, quy trình làm việc mới, các sản phẩm – dịch vụ mới và thay đổi tư duy của con người MBBank, thúc đẩy MBBank tăng tốc bứt phá trên con đường phát triển thành một công ty công nghệ
     

Chia sẻ trang này