Vietnam phải vững mạnh

Thảo luận trong 'MEDIBOX GROUP' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 14/5/20.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Chúng ta chỉ đoàn kết khi chiến đấu, chưa đoàn kết trong phát triển. Đấy là điều làm cho Đại Việt có vững nhưng không có mạnh
    Cụ Trần Hưng Đạo

    Những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra cho hoạt động kinh doanh đã buộc các doanh nghiệp ngành viễn thông phải đẩy nhanh việc chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số. Áp lực từ thực tế cũng buộc các nhà mạng thay đổi quan điểm về việc sử dụng chung hạ tầng viễn thông, từ sự không hào hứng như trước đây đã chuyển sang sự quan tâm và đi theo xu hướng chung

    Dùng chung hạ tầng viễn thông được giới phân tích đánh giá là giải pháp cần thiết và khả thi trên thị trường cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin - viễn thông, vì giúp tránh lãng phí đầu tư của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị... Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp viễn thông không hào hứng với định hướng này mặc dù được Chính phủ và các cơ quan quản lý chuyên ngành kêu gọi, khuyến khích. Hiện tại, từ thực tế khó khăn của thị trường hậu Covid-19, cộng thêm việc Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chỉ thị về việc chia sẻ, dùng chung cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp đang thay đổi tư duy về hoạt động đầu tư và sử dụng hã tầng viễn thông

    Doanh nghiệp ngần ngại do lo lắng về tính cạnh tranh

    Dùng chung hạ tầng viễn thông (nhà trạm viễn thông, cột ăng ten thu và phát sóng BTS, cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cống bể, cáp quang, trạm...) giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành. Do hạ tầng kỹ thuật sẽ được sử dụng chung nên các doanh nghiệp sẽ tiết giảm được chi phí đầu tư hạ tầng trọn gói và tiết kiệm chi phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng hàng loạt hệ thống cùng một lúc do khoản phí này sẽ được gánh vác bởi nhiều doanh nghiệp cùng một lúc, tùy theo nhu cầu sử dụng cụ thể

    Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà mạng đã đầu tư tổng số khoảng 400.000 trạm BTS trên toàn quốc với mỗi nhà mạng là một hệ thống BTS riêng; mỗi trạm BTS được đầu tư khoảng trên dưới một tỉ đồng

    Ngoài ra, việc dùng chung hạ tầng viễn thông còn giúp hạn chế gây ô nhiễm môi trường (nhiều hệ thống khác nhau cùng vận hành sẽ tiêu tốn nhiều điện hơn), làm đẹp mỹ quan đô thị (giúp giảm thiểu tình trạng hệ thống dây cáp, bể cống cáp, trạm BTS được lắp đặt khắp nơi)...

    Lãnh đạo một doanh nghiệp viễn thông cho biết, về lý thuyết, doanh nghiệp nào cũng hiểu về ích lợi của việc chia sẻ hạ tầng viễn thông. Song, trước đây các doanh nghiệp không mặn mà với hoạt động này bởi xuất phát từ quan điểm hạ tầng kỹ thuật riêng biệt sẽ giúp gia tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ

    Trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông, giá cả và chất lượng là hai yếu tố quan trọng nhất. Một doanh nghiệp sở hữu hạ tầng kỹ thuật rộng khắp và công nghệ hiện đại sẽ giúp dịch vụ của họ có chất lượng tốt, giá cả có tính cạnh tranh. Và đề có hạ tầng kỹ thuật tốt thì doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính, tầm nhìn và chiến lược đầu tư dài hạn. Nếu dùng chung hạ tầng theo kiểu đi thuê lại thì một công ty viễn thông quy mô nhỏ, hoặc một công ty mới bước vào thị trường cũng có lợi thế về hạ tầng tương tự một doanh nghiệp lâu năm. Chính vì tư duy mang tính cục bộ như vậy nên nhiều doanh nghiệp viễn thông không chú tâm đến những mục tiêu và định hướng về sử dụng chung hạ tầng, mặc dù Chính phủ đã khuyến khích và kêu gọi việc này trong hơn 10 năm qua

    Thế nhưng, "cơn bão" Covid-19 với sức tàn phá mạnh mẽ nền kinh tế đã làm thay đổi định hướng kế hoặc lẫn quan điểm điều hành hoạt động, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp CNTT-VT

    Theo số liệu của cơ quan thống kê, tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của quí 1 hàng năm trong giai đoạn 2015-2019 không có sự đột biến với mức trung bình khoảng 20%. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn quí 1-2020 lại tăng 26,0% với cùng kỳ năm 2019 với 18.596 doanh nghiệp. Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong quí 1 của giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Một điểm đáng lưu ý là so với cùng kỳ năm 2019, số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh ở 15/17 lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

    Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp viễn thông cũng nhận thêm những yêu cầu mới về chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp cả nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các doanh nghiệp và đơn vị trực mới đây, lãnh đạo bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông mở rộng dung lượng băng thông kết nối Internet, nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là các dịch vụ phục vụ cho làm việc trực tuyến, dạy và học từ xa

    Và để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong giai đoạn mới hậu dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng vượt qua giai đoạn khó khăn, hàng loạt các nhà mạng như FPT Telecom, Viettel Telecom, MobiFone, VNPT… đã triển khai đồng thời các chương trình ưu đãi, nâng cấp nhiều nhóm dịch vụ

    Những yêu cầu từ thực tế đã thúc đẩy doanh nghiệp viễn thông phải thay đổi quan điểm về sử dụng chung hạ tầng, để phát triển phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới

    Ở góc độ doanh nghiệp viễn thông, ông Tào Đức Thắng, Phó tổng Giám đốc Viettel cho biết, cách đây 15 năm, cơ sở hạ tầng viễn thông là "vũ khí" cạnh tranh giữa các nhà mạng vì hạ tầng tốt sẽ quyết định chất lượng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, đến nay các nhà mạng đã cơ bản có độ phủ sóng rộng, sâu trên toàn quốc. Do vậy, việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng cũng là điều cần tính tới để bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm trong vận hành

    Những tín hiệu tích cực

    Hà Nội là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc xây dựng đề án và kêu gọi các nhà mạng dùng chung trạm thu phát sóng BTS từ năm 2010. Kể từ năm 2016, UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel), Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư về việc hạ ngầm hệ thống đường dây viễn thông và đường dây điện lực trung, hạ áp tại các tuyến phố trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016-2020, theo đó việc dùng chung công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật là bắt buộc

    Số liệu từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết đến nay thành phố này mới có khoảng gần 3.000 trạm BTS dùng chung giữa các doanh nghiệp viễn thông hoặc thuê của các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức xã hội hóa (chưa bằng 1% số trạm BTS mà các nhà mạng đang có trên cả nước). Đã có 110/253 tuyến phố hoàn thành công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật dùng chung và đưa vào sử dụng; các tuyến còn lại dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Ngoài ra, Hà Nội còn có 173 công trình ngầm được đầu tư từ nguồn ngân sách (đã bàn giao cho các doanh nghiệp quản lý, khai thác) để phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp thuê lại hạ tầng kỹ thuật dùng chung

    Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam trở thành nước có tốc độ phát triển hạ tầng, dịch vụ viễn thông nhanh trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông vẫn còn hạn chế. Thực tế này không chỉ làm giảm hiệu quả đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và gây lãng phí cho nhà nước lẫn xã hội. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị số 52/CT-BTTTT vào cuối năm 2019 về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông

    Theo nhận xét của các chuyên gia, việc ban hành chỉ thị trên là biện pháp nhằm “bắt buộc” các doanh nghiệp viễn thông chia sẻ, dùng chung hạ tầng chứ không chỉ khuyến khích, kêu gọi như trước. Việc ban hành chỉ thị trên cũng được cho là hợp tình hợp lý trong bối cảnh xu hướng dùng chung hạ tầng công nghệ thông tin (điện toán đám mây - thuê và sử dụng chung dịch vụ phần mềm, trung tâm dữ liệu...) đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam và thế giới

    Nhằm hưởng ứng chỉ thị trên, đầu tháng năm này VNPT và MobiFone đã ký thỏa thuận chia sẻ sử dụng chung cơ sở hạ tầng năm 2020. Theo đó hai doanh nghiệp này sẽ sử dụng chung cơ sở hạ tầng của 700 trạm phát sóng mới. Cụ thể, đối với cơ sở hạ tầng phát triển mới năm 2020 của VNPT và MobiFone có vị trí phù hợp, hai bên thống nhất phân chia số lượng cơ sở hạ tầng theo tỉ lệ 50/50 theo từng khu vực, tỉnh thành mà hai bên thống nhất với nhau

    Còn với việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng hiện có của mỗi doanh nghiệp, nếu các vị trí cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp này phù hợp với vị trí quy hoạch, yêu cầu về chất lượng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp kia, hai bên thống nhất chia sẻ cơ sở hạ tầng hiện hữu để sử dụng chung. Để sử dụng chung hạ tầng hiện có, cả VNPT và MobiFone phải sắp xếp lại thiết bị trên cột anten BTS để bố trí vị trí tối ưu nhất có thể cho doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng

    Đối với những vị trí không thuộc danh sách chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa VNPT và MobiFone hoặc các doanh nghiệp viễn thông khác, các bên sẽ đề nghị Cục Viễn thông thông báo tới các Sở TT&TT phê duyệt, cấp phép cho các doanh nghiệp để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch phát triển mạng lưới của mỗi doanh nghiệp

    Thỏa thuận hợp tác trên được cho là tiền đề để VNPT và MobiFone tiếp tục thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông trong các năm tiếp theo

    Được biết, trước khi ký kết bản thỏa thuận sử dụng chung hạ tầng trên, khi mới tách ra khỏi VNPT để trở thành tổng công ty độc lập MobiFone cũng đã thuê và sử dụng chung hạ tầng mạng viễn thông di động của VNPT (trước đây cả MobiFone và VinaPhone là hai mạng di động thuộc tập đoàn VNPT nên được sử dụng chung một hạ tầng mạng). Sau này khi tách ra hoạt động độc lập, MobiFone mới xây dựng một hạ tầng mạng riêng

    Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc VNPT cho biết, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã là đơn vị dẫn dắt và kết nối để các doanh nghiệp bắt tay với nhau thực hiện việc này

    Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó cục trưởng Cục Viễn thông, việc VNPT và MobiFone ký kết thỏa thuận dùng chung 700 điểm thu phát sóng mới chỉ là bước đầu. Các doanh nghiệp viễn thông có thể hợp tác mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để chia sẻ hạ tầng mức độ cao hơn

    Theo ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc tập đoàn Viettel, hiện nhà mạng này đang có hợp tác về hạ tầng dùng chung với VinaPhone, MobiFone theo nguyên tắc trao đổi một đổi một với trạm BTS (doanh nghiệp này sử dụng một trạm BTS của doanh nghiệp kia và ngược lại, giúp giảm được 50% chi phí đầu tư), thuê lại hạ tầng của nhau (với hệ thống ngầm, bể cáp)...

    Để đẩy mạnh sự chia sẻ, hợp tác chia sẻ hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông, Cục Viễn thông đã hướng dẫn các Sở Thông tin và Truyền thông địa phương làm đầu mối, xây dựng phương án dùng chung hạ tầng. Cục này cho rằng việc triển khai dùng chung hạ tầng diễn ra tại một địa bàn. Nên vai trò của các Sở Thông tin và Truyền thông trong việc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp rất quan trọng

    Được biết, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tiếp tục tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp viễn thông cũng đã xây dựng, báo cáo kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông năm 2020 để Sở này chủ trì, phối hợp triển khai các phương án dùng chung hạ tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Vân Ly
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/4/21
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Năm 2030 bất động sản sẽ chiếm 22% GDP
    Đây là nội dung chủ cơ bản của báo cáo nghiên cứu khoa học được Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) công bố mới đây. Theo đó, trong 10 năm tới tỷ trọng bất động sản trong nền kinh tế sẽ tăng lên gần 9 lần và sẽ chiếm 22% GDP

    [​IMG]
    Chiến lược phát triển thị trường bất động sản tới năm 2030 mưới được VNRea đề xuất

    Mới đây, VNRea đã công bố Đề tài khoa học “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - Vai trò và khuyến nghị chính sách”. Theo đó, đề tài đã lượng hóa quy mô tài sản bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 với tỷ trọng bất động sản sẽ tăng từ 205,26 tỉ đô la (khoảng 4,7 triệu tỉ đồng) lên 1.232,29 tỉ đô la (khoảng 28 triệu tỉ đồng)

    Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch VNRea, thị trường bất động sản có vai trò quan trọng bậc nhất đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ở các nước phát triển, yêu cầu và định hướng khơi thông những nguồn lực tiềm năng và bền vững của thị trường bất động sản là một ưu tiên chính sách

    Chính vì thế, tỷ trọng bất động sản trong tổng số của cải xã hội ở các nước phát triển thường chiếm ít nhất trên 35% tổng tài sản vật chất của mỗi nước

    Ông Hà cho rằng, các hoạt động trên thị trường bất động sản chiếm gần 30% tổng hoạt động của nền kinh tế

    “Kinh nghiệm cho thấy, chỉ khi Chính phủ quan tâm đúng mức và có đánh giá chính xác về vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế thì thị trường bất động sản mới phát triển nhanh và bền vững, có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của quốc gia, không chỉ dưới phương diện GDP và tài sản quốc gia, mà còn là tác động lan tỏa đến những ngành kinh tế chủ đạo khác và giải quyết vấn đề việc làm, an sinh xã hội…”, Phó Chủ tịch VNRea cho biết

    Cụ thể, báo cáo đã lượng hóa quy mô tài sản bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030. Theo đó, năm 2020, tỷ trọng bất động sản/tổng tài sản toàn nền kinh tế chiếm 20,8% (205,26 tỉ đô la/986,82 tỉ đô la); năm 2025 là 21,2% (462,7 tỉ đô la/2.183,09 tỉ đô la) và đến năm 2030 là 22% (1.232,29 tỉ đô la/5.601,31 tỉ đô la)

    Dự báo về giá trị tăng thêm của ngành bất động sản năm 2020 ước đạt 484,9 ngàn tỉ đồng, chiếm 7,7 % GDP. Đến năm 2025, giá trị ước đạt 1.249,8 ngàn tỉ đồng, chiếm 9,72% GDP. Cuối cùng là năm 2030, giá trị ước đạt 3.428,7 ngàn tỉ đồng, chiếm 13,6% GDP

    Đề tài này cũng cho biết, khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của ngành bất động sản mở rộng tăng 1 tỉ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỉ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỉ đồng; ngành kinh doanh bất động sản tăng 1 tỉ đồng cho nhu cầu cuối cùng sẽ kích thích lan tỏa đến giá trị sản xuất 0,402 tỉ đồng và 0,12 tỉ đồng đến giá trị tăng thêm

    Trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành bất động sản thay đổi giảm 10%, GDP sẽ giảm 1,24%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất, giảm tới 0,86%, tiếp theo đó là các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,36%; du lịch giảm 0,35%; dịch vụ khác giảm 0,35%; ngành chịu ảnh hưởng giảm thấp nhất là Công nghiệp khai thác giảm 0,2%…

    [​IMG]


    Ngoài ra, Đề tài khoa học của VNRea còn phối hợp với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản, tài chính - ngân hàng, quy hoạch và pháp lý; nhằm đưa ra những dữ liệu khoa học, thực tiễn phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước và sự tham gia thị trường bất động sản của các tổ chức, cá nhân liên quan. Trong đó, Hiệp hội cũng đề xuất 5 nhóm giải pháp cần thực hiện ngay gồm hoàn thiện thể chế và thủ tục hành chính; tín dụng; thuế; bảo hiểm xã hội; tiền ký quỹ dự án đầu tư

    Theo ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký VnREA, khi thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế cũng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Trên thực tế, khủng hoảng của nền kinh tế thường xuất phát từ khủng hoảng của thị trường bất động sản. Và ngược lại, khi lĩnh vực này phục hồi, chính là dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng nền kinh tế như kinh nghiệm từ Mỹ và Thái Lan

    Trên cơ sở lý luận của Đề tài này, VNRea cũng đã gửi kiến nghị kèm toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu đến Chính phủ, cùng một số Bộ ngành khác, nhằm cung cấp tư liệu, thông tin, góc nhìn khoa học cho việc xây dựng chiến lược quốc gia tầm nhìn dài hạn. Từ đó, có chính sách cụ thể được thể chế hóa nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh và ổn định dài hạn

    “Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hướng đến tầm nhìn 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển thịnh vượng, có thu nhập cao thì việc phát triển thị trường bất động sản hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Trong đó, việc coi du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo là những mũi nhọn và chú trọng nâng cao chất lượng, năng suất ngành nông nghiệp thông qua công nghệ cao và sản xuất quy mô lớn. Đây chính là điều kiện, mục tiêu và phương thức để bất động sản nông nghiệp phát triển”, ông Hà khẳng định
     

Chia sẻ trang này