Thinktank doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Y Tế Số EHC' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 4/8/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Think Tanks ngày càng được quan tâm hơn
    - Cần có nhiều hơn Think Tanks trong doanh nghiệp để phát huy được vai trò phân tích, tư vấn chính sách vĩ mô cho hoạt động sản xuất kinh doanh là chia sẻ của TS. Cấn Văn Lực tại Chương trình Toạ đàm "Đặc điểm và hướng đi của Think Tanks Việt Nam trong cải cách và hội nhập 4.0"


    [​IMG]
    Sáng 2/2, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Chương trình Toạ đàm "Đặc điểm và hướng đi của Think Tanks Việt Nam trong Cải cách và Hội nhập 4.0"

    Tại đây, lần đầu tiên, Viện VEPR công bố Báo cáo Xếp hạng Think Tanks Toàn cầu 2017 - Báo cáo do Chương trình Think Tanks and Civil Societies (TTCSP), Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ thực hiện.

    Cũng là lần đầu tiên, Viện VEPR quy tụ một số diễn giả Think Tankers chuyên nghiệp (chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan; chuyên gia kinh tế cao cấp, TS. Lê Đăng Doanh; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI), TS. Phùng Đức Tùng và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), TS. Nguyễn Đức Thành) để bàn sâu hơn về vấn đề còn nhiều mới mẻ tại Việt Nam - Think Tanks



    Bà Vũ Thuỳ Liên, Trưởng ban Truyền thông, Viện VEPR đã đưa ra một khái niệm và đặc điểm chung nhất về Think Tanks: Think Tanks là các tổ chức nghiên cứu, phân tích và vận động chính sách, cung cấp các phân tích và tư vấn chính sách cho các vấn đề trong nước và quốc tế, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách cũng như công chúng

    Think Tanks hoạt động như cầu nối giữa giới hàn lâm và giới hoạch định chính sách, là tiếng nói độc lập chuyển tải các các kết quả nghiên cứu thành ngôn ngữ dễ hiểu, đáng tin cậy và dễ tiếp cận với mọi đối tượng

    Báo cáo Xếp hạng Think Tanks Toàn cầu của Chương trình TTCSP, Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ mang tính thường niên và đã được thực hiện qua 11 năm

    Trong đó, Báo cáo Xếp hạng Think Tanks Toàn cầu 2017 được Đại học Pennsylvania tiến hành qua 3 vòng (đề cử, gửi danh sách, xếp hạng), trong thời gian từ giữa tháng 8/2017 đến tháng 1/2018, với sự tham gia của hơn 3,750 chuyên gia, nhà báo, nhà hoạch định chính sách, thành viên của các think tank, các nhà tài trợ trên toàn thế giới và sự hỗ trợ của 900 thành viên Hội đồng Xếp hạng (Expert Panelists). Báo cáo được công bố bởi 175 Think Tank tại 100 quốc gia trên toàn cầu

    Cho dù lần đầu tiên Việt Nam được đưa vào bảng xếp hạng, nhưng đã có tổ chức Think Tank Việt Nam nằm trong top 30 ở hạng mục Think Tank hàng đầu thế giới (Viện Kinh tế và Chính trị Thế Giới/IWEP), top 25 ở hạng mục Think Tanks thuộc Chính phủ tốt nhất và hạng mục Think Tanks hàng đầu về chính sách y tế quốc gia (Viện IWEP và Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Y tế, Đại học Y Hà Nội/CHSR)

    Các chuyên gia tham dự Chương trình Toạ đàm đều nhận định kết quả trên là rất đáng ghi nhận và thực chất, chưa phản ánh hết sự nỗ lực và đóng góp của rất nhiều tổ chức Think Tank trên cả nước

    Các chuyên gia hy vọng bảng xếp hạng cho các Think Tanks Việt Nam sẽ khả quan hơn trong những năm sau nếu có sự kết nối cao hơn giữa các Think Tanks trong và ngoài nước và sự đầu tư hơn nữa về nguồn lực mọi mặt để Think Tanks phát huy vai trò tư vấn, phân tích phản biện chính sách của mình

    Đại diện cho nhóm doanh nghiệp tham gia Toạ đàm, TS. Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV cho rằng: Toạ đàm về Think Tanks Việt Nam nên được tổ chức thường niên, từ đó, tìm giải pháp để phát huy được tính chủ động và vai trò thực sự của các tổ chức Think Tank nói chung và các Think Tankers nói riêng



    Cộng đồng doanh nghiệp Việt hiện chưa quan tâm thực sự tới việc phát triển các Think Tanks trong doanh nghiệp của mình. Các doanh nghiệp hầu hết chưa có viện nghiên cứu lớn để nghiên cứu một cách định lượng. Doanh nghiệp mới chỉ chỉ nghiên cứu cảm tính và rất thiếu cơ sở dữ liệu

    Để doanh nghiệp phát triển tốt, cần có sự gắn kết chặt chẽ với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước. Cần có nhiều Think Tank thuộc doanh nghiệp để phát huy vai trò phân tích, tư vấn hiệu quả về chính sách vĩ mô cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, TS. Cấn Văn Lực chia sẻ

    Minh Hoa
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Startup nên xây ban cố vấn từ khi thành lập
    Các doanh nghiệp, nhất là startup nhận nhiều lợi ích từ ban cố vấn với kiến thức, kinh nghiệm dày dạn để phát triển kinh doanh bền vững

    Các chuyên gia nhận định, có 5 giá trị mà startup có thể nhận khi xây dựng được đội ngũ cố vấn thường xuyên, bao gồm: cơ hội tiếp cận mạng lưới kinh doanh, học hỏi từ kiến thức và kinh nghiệm, được truyền cảm hứng, cải thiện năng lực ra quyết định và nhận trợ giúp tài chính

    Một báo cáo của Endeavor thực hiện với các công ty khởi nghiệp công nghệ tại New York, Mỹ trong 10 năm cho biết, các startup hợp tác cùng cố vấn khởi nghiệp đạt mức tăng trưởng doanh số cao hơn 3,5 lần và khả năng gọi được vốn cao hơn 7 lần so với startup "tự lực cánh sinh". Trong đó, các nhà sáng lập nhận định, cơ hội tiếp cận mạng lưới kinh doanh của các chuyên gia là lợi ích lớn nhất công ty nhận được trong quá trình hợp tác

    Rất ít nhà sáng lập khởi nghiệp đạt thành công nếu không có sự trợ giúp của các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm và tài chính. Ngay cả những doanh nhân thành đạt như Bill Gates, Richard Branson thừa nhận, họ có thể đạt nhiều thành tựu đều nhờ từng nhận rất nhiều lời khuyên từ cố vấn

    Với chuyên môn sâu trong các lĩnh vực, ban cố vấn cung cấp cái nhìn sắc bén, có giá trị cho các doanh nghiệp. Việc các nhà sáng lập cần làm trước khi liên hệ các chuyên gia là cân nhắc những vấn đề về thời gian, chuyên môn, lợi ích của cả hai bên

    Sự kiện Facebook bị tố làm lộ dữ liệu của 87 triệu người dùng cho nhóm tư vấn chính trị Cambridge Analytica khai thác trái phép trong suốt bầu cử tổng thống Mỹ 2016 là một trong những ví dụ điển hình vừa cho thấy vai trò của các cố vấn trong các startup. Theo tạp chí kinh doanh tại thung lũng Silicon, Facebook và CEO Mark Zuckerberg đã bỏ qua cảnh báo của ban cố vấn an toàn về việc dữ liệu người dùng trong nhiều năm

    Để không bỏ qua những lời khuyên tốt, các startup nên tôn trọng ý kiến của ban cố vấn với những hướng dẫn cụ thể giúp thực hiện nhiệm vụ đặt ra và tìm kiếm thành công trên con đường khởi nghiệp

    Vào mỗi giai đoạn phát triển, startup sẽ có nhu cầu khác nhau. Do đó việc lựa chọn ban cố vấn thích hợp theo từng thời điểm là điều các founder cần cân nhắc kỹ. Các nhà khởi nghiệp nên xây dựng cho mình những nguyên tắc nhất định khi tìm người đồng hành. Dưới đây là một số gợi ý

    Xác định những thiếu sót của doanh nghiệp

    Khi tìm kiếm các thành viên của ban cố vấn, nhà sáng lập cần tìm các vị trí có thể bổ sung những thiếu sót về chuyên môn cho chính công ty. Một trong những lĩnh vực các công ty khởi nghiệp tìm kiếm là chuyên gia về tài chính, pháp lý, nhân sự... để giúp dự án có thể vận hành tốt nhất

    Đưa ra các mục tiêu rõ ràng

    Startup cần cung cấp thông tin cụ thể về doanh nghiệp, nhu cầu phát triển hiện tại và sẵn sàng tiếp nhận phản hồi để giúp các chuyên gia đưa ra các lời khuyên chính xác nhất trong từng thời điểm. Sau quá trình hợp tác, các startup cần liên hệ với ban cố vấn xem xét tình trạng, đưa ra các đề xuất tăng cường chiến lược cho công ty trong những giai đoạn tiếp theo

    Tận dụng mạng lưới mối quan hệ

    Thông qua kết nối đáng tin cậy, các startup có thể tiếp xúc các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mình đang tìm kiếm với kinh nghiệm đã được "bảo chứng" bởi những người bạn chung của hai bên

    Lợi ích đi cùng trách nhiệm

    Cố vấn được xem là nhân tố quan trọng hơn cả nguồn vốn cho bất cứ startup nào. Tuy nhiên trong quá trình hợp tác, không phải lúc nào startup cũng nhận được phản hồi cần thiết đối với vấn đề đang gặp phải. Bởi nhiều lý do như thời gian, kế hoạch, ưu tiên của hai bên khác nhau.Để hạn chế tình trạng này, founder có thể áp dụng chính sách mời cố vấn trở thành nhà đầu tư tài chính. Một khoản vốn góp nhỏ cũng sẽ giúp dự án đảm bảo các mục tiêu quan trọng, đáp ứng đúng kỳ hạn

    Startup có thể gặp gỡ cố vấn, nhà đầu tư khởi nghiệp tại gala chung kết Startup Việt 2019 hôm 2/12 tại TP HCM. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp xúc một - một với các chuyên gia hàng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp, qua đó nhận tư vấn chiến lược, tìm kiếm cơ hội gọi vốn và mở rộng mối quan hệ
     

Chia sẻ trang này