EHC Capital

Thảo luận trong 'Y Tế Số EHC' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 6/6/17.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vì sao các gia đình giàu có ở châu Á lại đổ tiền cho start-up công nghệ ?
    Tại Hong Kong, Matthew Tai đầu tư một phần tài sản của gia đình, do cha và những người chú bác của mình tạo ra, vào một chuỗi các công ty start-up số

    Tai cho biết ông đã đầu tư nền tảng FundHive, một nhà sản xuất màn hình LCD siêu mỏng gọi là Organo-Circuit và trang web tuyển dụng Freeboh. Khoảng 15% trong số 70 triệu USD gia đình của ông là trong đầu tư công nghệ, so với con số không 2 năm trước đây

    [​IMG]
    Matthew Tai ở Hong Kong

    "Ngành kinh doanh truyền thống của gia đình tôi là về phát triển của đất đai", Tai nói. "Nhưng đó là lịch sử. Thế giới mới đang ở trong thế giới ảo"

    Theo công ty tư vấn Capgemini, tài sản của các gia đình giàu có trong khu vực châu Á đã lên hơn 17 nghìn tỷ USD

    Một phần trong số tiền đó đang chảy vào các công ty start-up công nghệ trong khu vực và ở nước ngoài, khi những người thừa kế của các gia đình giàu có ưu thích công nghệ. Họ hy vọng những khoản đầu tư mới này sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn và hiện đại hóa các đế chế đã tồn tại hàng thập kỷ

    Cơn lũ tiền của châu Á hứa hẹn sẽ làm tăng giá trị cho những công ty có triển vọng nhất trong lĩnh vực công nghệ. Quỹ Tầm nhìn SoftBank trị giá 93 tỷ USD và các công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc cũng tham gia vào các hoạt động kinh doanh mới này, cũng như các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Dưới sự cạnh tranh gay gắt, nhiều gia đình châu Á đang đầu tư vào những start-up ở giai đoạn đầu tiên, tương phản với cách tiếp cận truyền thống của các thế hệ trước, tập trung vào các lĩnh vực như bất động sản và sản xuất

    Ozi Amanat, người sáng lập Ozi Amanat tại Singapore, cho biết: "Việc thuyết phục người lớn tuổi đầu tư vào công nghệ thông thường không phải là chuyện dễ dàng". Ozi người đã gọi được 183 triệu USD để giúp các gia đình giàu có đầu tư vào công nghệ thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm K2 Global. “Thuyết phục người trẻ giống như là rao giảng để họ chuyển đổi. Họ biết rằng hiện không có ngành kinh doanh nào có thể tồn tại nếu không có mối quan hệ khách hàng trực tuyến"

    Tại Malaysia, cha của Jo Jo Kong đã trở thành một trong những người đàn ông giàu nhất nước này bằng cách thành lập một công ty dịch vụ tang lễ trong những năm 1980 và sau đó mở rộng sang bất động sản. Bây giờ, người con 26 tuổi của ông đang mạo hiểm vào công nghệ

    [​IMG]
    Jo Jo Kong

    Kong, một giám đốc của công ty phát triển bất động sản của gia đình, đã trở thành đối tác của RHL Ventures, một công ty đầu tư được thành lập bởi những người con của các gia đình kinh doanh nổi tiếng khác của Malaysia. Các khoản đầu tư của RHL bao gồm Sidestep ở Los Angeles, nơi có một ứng dụng cho phép người sử dụng có thể mua các sự kiện âm nhạc trên mạng rực tuyến và GameOn của San Francisco, một ứng dụng trò chuyện thể thao

    "Chúng ta cần phải hiểu được không gian công nghệ cao", Kong nói, "Chúng ta cần biết sử dụng nó như là lợi thế của chúng ta để giữ nó có liên quan, cho dù đó là bất động sản hay các dịch vụ tang lễ." Gia đình cô đã bắt đầu áp dụng công nghệ trong kinh doanh, sử dụng máy bay không người lái để khảo sát các đồn điền dầu cọ của họ, thay vì trực thăng

    Các gia đình châu Á đang tìm kiếm thêm nguồn tăng trưởng sau khi chứng khoán Mỹ đã tăng trong 8 năm đã đẩy cổ phiếu lên mức cao mới, trong khi chỉ số MSCI Asia Pacific Index đã tăng hơn gấp đôi so với mức thấp của năm 2009

    Trong khi đó, lợi suất cực thấp cho thấy có rất ít cơ hội tăng giá cho trái phiếu

    Chua Kee Lock, giám đốc điều hành của Vertex Venture Holdings Ltd, một chi nhánh công ty đầu tư Temasek Holdings., cho biết "vẫn còn nhiều cơ hội trong không gian start-up với mức giá hợp lý ở Đông Nam Á"

    Các gia đình đang đóng góp vào làn sóng tiền thông qua các công ty đầu tư hoạt động trong khu vực

    Jeneration Capital, một công ty có văn phòng Hong Kong, đã gọi được vốn từ các giám đốc điều hành công nghệ cao của Trung Quốc cũng như các nhà tài trợ khác - đã từng là nhà đầu tư tại Meituan-Dianping, dịch vụ mua và kiểm tra nhà hàng của Trung Quốc, từ năm 2015, theo một nguồn tin thân cận với Bloomberg. Năm ngoái, công ty này đã đầu tư thêm vào vào các công ty như Uxin Ltd., một công ty Trung Quốc chuyên mua bán xe ô tô đã qua sử dụng, cũng như Grab

    Theo một nguồn thông tin thân cận với Bloomberg, Công ty Hong Kong Composit Capital Management, lãnh đạo bởi David Ma, đã đầu tư 50 triệu USD vào công ty Zoox Inc., một công ty mới thành lập ở California hoạt động trong lĩnh vực ôtô tự lái, vào quý 4 năm ngoái. Các đại diện của Composite và Jeneration Capital đã từ chối bình luận

    Tuy nhiên, đầu tư vào các start-up là một quyết định khó khăn bởi vì chỉ một phần nhỏ những start-up này là thành công. Han Kim, một đối tác của Menlo Park, công ty đầu tư mạo hiểm Altos Ventures tại California, cho hay những người mới đến có thể đẩy định giá của các start-up này lên ngất trời, nơi mà các nhà đầu tư hy vọng lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc chạy đâu đầu tư vào các công ty này với định giá cao như vậy có thể khiến nhà đầu tư dễ bị tổn thương

    Những start-up thành công sẽ tăng giá. Điều sống còn là phải chọn ra những công ty tiềm năng như vậy. "Để có được những khoản đầu tư thích hợp, bạn cần có nhiều chuyên môn ", ông Chua của Vertex Venture nói. "Bạn không cần phải biết rất nhiều người, chỉ cần biết đúng người thôi"

    [​IMG]

    Tại Singapore, Satveer Singh Thakral đang chuyển hướng cơ nghiệp 112 tuổi của gia đình mình vào công nghệ. Bắt đầu ở Thái Lan như là một hoạt động kinh doanh hàng dệt may vào năm 1905, ngành kinh doanh chính hiện nay của tập đoàn này là bán lẻ, bất động sản, hậu cần và khách sạn. Thakral đã thành lập Singapore Angel Network cùng với cha mình để thông qua đó đầu tư tiền của gia đình vào khoảng 100 công ty Start-up

    "Thế hệ đầu tiên thường bắt đầu đầu tư vào các loại tài sản an toàn hơn như trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, vàng", Thakral nói. "Các thế hệ sau này bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu tư rủi ro hơn "

    Mạnh Đức
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/23
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Đã nộp thuế hơn 10 tỷ USD, Bill Gates vẫn muốn đóng thêm
    Tỷ phú Bill Gates cho rằng những người giàu như ông cần phải đóng nhiều thuế hơn nữa thay vì được giảm nhờ đạo luật cải cách thuế mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump

    Nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates hiện sở hữu tài sản ước tính trị giá 91,8 tỷ USD và ông đã nộp hàng tỷ USD tiền thuế cho chính phủ liên bang Mỹ nhưng vẫn cho rằng nên đóng thêm nữa

    "Tôi cần phải nộp nhiều thuế hơn nữa”, tỷ phú 62 tuổi nó trong một cuộc phỏng vấn với CNN. “Tôi đã nộp hơn 10 tỷ USD tiền thuế, nhiều hơn bất cứ công dân nào, nhưng chính phủ nên yêu cầu những người ở địa vị như tôi đóng nhiều thuế hơn nữa”

    Tuyên bố của tỷ phú này nhằm chỉ trích đạo luật cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump cùng đảng Cộng hòa được thông qua vào cuối năm 2017

    "Đây không phải là đạo luật thuế tiến bộ mà là thụt lùi”, tỷ phú giàu thứ 2 thế giới nói. "Những người giàu hơn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn đáng kể so với những người thuộc tầng lớp trung lưu hoặc tầng lớp nghèo hơn. Điều này đi ngược với mong muốn chung của đa số - đó là hệ thống an sinh được củng cố mạnh mẽ và những người giàu nhất phải đóng thuế nhiều hơn”

    Nhà tỷ phú đầu tư Warren Buffett cũng đồng tình với quan điểm của Bill Gates. “Tôi không cần được giảm thuế”, tỷ phú này nói với CNBC khi đề cập đến chương trình cải cách thuế

    Buffett - người hiện sở hữu tài sản ước tính khoảng 87,2 tỷ USD, đặc biệt nhấn mạnh vào thuế thừa kế - loại thuế đánh vào các tài sản được chuyển từ người này sang một người khác khi qua đời

    Ông cho rằng việc xóa bỏ loại thuế này là một “sai lầm tồi tệ” bởi hệ thống hiện tại của Mỹ vốn đã rất thiên vị đối với người giàu. Nhờ điều này, một người có thể để lại hàng tỷ USD cho con cháu mà họ chẳng phải nộp một đồng thuế nào để thừa hưởng số tài sản trên

    “Tôi cho rằng điều này là một sai lầm tồi tệ, khi mà một xã hội tồn tại vô số điều bất bình đẳng ngay từ lúc con người sinh ra”, Buffett nói

    Trong đạo luật cải cách thuế của Mỹ, thuế thừa kế đã không bị xóa bỏ như dự định ban đầu nhưng được giảm đáng kể

    Ngoài việc nộp thuế, hiện nay, tỷ phú Gates và Buffett đang dùng tiền của mình để tài trợ cho các hoạt động từ thiện. Năm 2010, đôi bạn thân đã cùng hợp tác trong sáng kiến Giving Pledge mà thông qua đây, những cá nhân siêu giàu cam kết quyên góp ít nhất một nửa tài sản của mình làm từ thiện

    Cùng với vợ, Gates cũng dành toàn bộ thời gian cho tổ chức từ thiện Bill and Melinda Gates Foundation. Đến nay, tổ chức này đã chi hơn 4 tỷ USD mỗi năm cho các hoạt động chống bệnh tật, cải thiện giáo dục, phân phối vác xin và đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng giàu nghèo trên khắp thế giới

    "Thậm chí trước khi kết hôn, chúng tôi đã bàn về việc sẽ dành nhiều thời gian làm từ thiện”, Gates từng nói. "Chúng tôi cho rằng đó là trách nhiệm cơ bản của bất kỳ người giàu nào. Khi bạn đã chăm sóc tốt được cho bản thân vào con cái, cách tốt nhất để sử dụng phần tài sản dư thừa là trao tặng cho xã hội”

    Phương Anh
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Amazon, Apple trở thành những nhà đầu tư lớn nhất thế giới

    [​IMG]
    Chi tiêu vốn của Amazon đạt 25 tỷ USD năm 2017, qua đó xếp thứ tư trong số những công ty "chịu chi" nhất thế giới, trên cả Gazprom, "gã khổng lồ" trong ngành năng lượng của Nga với 172.000 km đường ống dẫn khí

    Các công ty công nghệ đang chuyển mình từ kỷ nguyên tích lũy lợi nhuận sang kỷ nguyên tái đầu tư.

    Trong đó, dẫn đầu cơn địa chấn này là Amazon. Quay lại năm 1998, CEO của Amazon Jeff Bezos lại có một thông điệp hoàn toàn khác. Ông nói với các cổ đông của mình rằng mô hình kinh doanh của Amazon "chuộng tiền mặt và chú trọng đến hiệu suất sử dụng vốn"

    Kiểu kinh doanh ít dụng vốn này cũng rất phổ biến ở Trung Quốc cho đến thời gian gần đây. Cuối năm 2017, giá trị thị trường của Alibaba gần bằng tổng giá trị thị trường của 700 công ty công nghiệp lớn nhất Trung Quốc, nhưng lại chỉ nắm trong tay lượng tài sản chỉ bằng 12% các công ty này. Giới đầu tư đã rất hài lòng với khả năng sinh lời từ nguồn vốn hạn chế của các công ty công nghệ

    Thế nhưng, trong hai năm trở lại đây, rõ ràng là các công ty công nghệ đã không còn dè sẻn như trước nữa. Chi tiêu vốn của Amazon đạt 25 tỷ USD năm 2017, qua đó xếp thứ tư trong số những công ty "chịu chi" nhất thế giới, trên cả Gazprom, "gã khổng lồ" trong ngành năng lượng của Nga với 172.000 km đường ống dẫn khí

    Nếu tính cả khoản chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và sáng tạo nội dung, tổng vốn đầu tư của 10 công ty công nghệ lớn nhất ở Mỹ và Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong 5 năm qua lên 160 tỷ USD, và con số này còn lên đến 215 tỷ USD nếu tính cả hoạt động mua bán và sáp nhập, cũng như lượng cổ phần và các công ty này mua ở những công ty nhỏ hơn

    Và không chỉ có những "ông lớn", mà cả những cái tên khiêm tốn hơn cũng không nằm ngoài xu hướng này. Xiaomi, một công ty điện thoại thông minh của Trung Quốc, đã chi 2 tỷ USD trong 3 năm qua. WeWork, một ứng dụng thuê văn phòng cũng đã đầu tư 1 tỷ USD vào các tài sản hữu hình trong năm 2017. Ở Mỹ, nếu tính tất cả các công ty, cả công và tư, thì các công ty công nghệ ước tính chiếm đến 20% tổng đầu tư trên toàn nền kinh tế và ít nhất là 50% trong tăng trưởng đầu tư tuyệt đối

    Có bốn nguyên nhân đằng sau sự bùng nổ này. Đầu tiên, các công ty công nghệ đang là "lính đánh thuê" trong nhiều hoạt động cho các công ty khác. Thay vì xây dựng các trung tâm dữ liệu, các công ty không hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sẽ thuê của các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ điện toán đám mây như Amazon Web Services (AWS) và Microsoft, còn ở Trung Quốc là từ Alibaba và Tencent. AWS đang đầu tư 9 tỷ USD/năm, tương đương với con số của General Motors

    Thứ hai, ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo đang ngày càng mờ đi. Người tiêu dùng Trung Quốc mua sắm cả tại các cửa hàng truyền thống lẫn các trang bán hàng trực tuyến, vì thế các công ty công nghệ ở đây cũng đang xây dựng cho mình các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Alibaba có một chuỗi bán lẻ có tên gọi Hema, còn Amazon thì đã thâu tóm Whole Foods hồi năm ngoái

    Xu hướng thứ ba là các công ty công nghệ đang tìm đường tiếp cận với công nghệ và dữ liệu. Năm 2016, Microsoft đã mua lại LinkedIn với giá 24 tỷ USD. Còn các công ty Trung Quốc thì ám ảnh với việc mua cổ phần không nắm quyền kiểm soát ở các công ty khởi nghiệp (startup). Alibaba và Tencent đã chi đến 21 tỷ USD trong 5 năm qua cho những dự án đầu tư kiểu này, qua đó trở thành những cái tên nổi trội trên bản đồ đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc. Lý do khả dĩ cuối cùng cho sự bùng nổ trong hoạt động đầu tư của các công ty công nghệ đơn giản chỉ là sự vô kỷ luật, trong đó, một dấu hiệu đáng báo động là một loạt các hoạt động chi tiêu phóng túng vào bất động sản. Các trụ sở mới của Apple ở California được cho là đã "ngốn" đến 5 tỷ USD của "đại gia" này

    Đối với giới đầu tư, trọng tâm của các công ty công nghệ là một vấn đề đau đầu. Các công ty có thể sinh lời tốt từ lượng vốn hạn chế rất có giá trị. Và họ sẽ còn đáng giá hơn nữa nếu có thể tái đầu tư lợi nhuận với hiệu suất sinh lời cao. Nhưng nguy hiểm nằm ở chỗ các công ty công nghệ có thể đánh mất trọng tâm. Giờ đây mỗi 1 USD tài sản cố định của 10 công ty công nghệ lớn nhất Mỹ và Trung Quốc nói trên chỉ tạo ra được 5 USD doanh thu, chỉ bằng một nửa so với 10 năm trước

    Các công ty công nghệ càng trở nền đa dạng thì lơi nhuận mà họ kiếm được càng trở nên tầm thường. So với những "ông lớn" lâu nay có tiếng chịu chi như Shell và Intel vốn là những chuyên gia trong việc phân bổ vốn thì Facebook dường như chỉ là một "kẻ tay mơ". Vốn đầu tư hàng năm của Facebook (kể cả R&D) đã tăng từ 3 tỷ USD lên 14 tỷ USD chỉ trong vòng 5 năm. Và nhìn vào cái cách mà Facebook quản lý bảo mật khách hàng, đủ biết đằng sau đó là sự cẩu thả trong đầu tư

    Trong dài hạn, các "ông lớn" công nghệ tái đầu tư càng nhiều thì họ càng to lớn hơn, từ đó làm trầm trọng thêm vấn đề độc quyền. Trong ngắn hạn, "bong bóng" trong hoạt động đầu tư của các công ty công nghệ có thể vỡ, và một sự sụt giảm mạnh trong chi tiêu vốn của các công ty này có thể khiến nền kinh tế bị tổn thương sâu sắc hơn cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng. Công nghệ đã chứng minh được sức tác động của mình đối với hoạt động chính trị và cả nhịp điệu của thị trường chứng khoán. Và giờ đây có lẽ tầm ảnh hưởng của nó còn lan sang cả hoạt động đầu tư

    Khanh Ly
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Các hãng công nghệ Trung Quốc quyền lực với giới ngân hàng
    Rất nhiều ngân hàng Trung Quốc đã phải tìm đến các hãng công nghệ để hợp tác, thay vì tự phát triển dịch vụ riêng

    Các ngân hàng tại nền kinh tế lớn nhì thế giới không gặp rủi ro bị thay thế hay “phá bĩnh”. Thay vào đó, họ chịu sức ép phải hợp tác chặt chẽ với các công ty fintech để đánh bại ngân hàng đối thủ, Nicholas Zhu - Phó giám đốc kiêm nhà phân tích cấp cao tại Moody’s Trung Quốc nhận định

    Người dân thiếu lựa chọn đầu tư, tỷ lệ dùng smartphone và Internet cao, cũng như tài sản ngày càng tăng mạnh đã khiến thị trường dịch vụ tài chính tại Trung Quốc đặc biệt phát triển. Các nhà băng quốc doanh chiếm phần lớn hệ thống ngân hàng tại đây. Họ thường ưu tiên cho vay các công ty nhà nước, do rủi ro gần như không có, nhất là so với người tiêu dùng bình thường vốn không được theo dõi lịch sử tín dụng toàn diện

    Tuy nhiên, giờ đây, nhờ sự phát triển của thanh toán di động và thương mại điện tử, các hãng công nghệ Trung Quốc đã thu thập khối lượng dữ liệu khổng lồ của người tiêu dùng. Việc này có thể giúp họ đánh giá rủi ro khi cho vay mỗi cá nhân

    [​IMG]
    Nền tảng tài chính Internet - Yu'e Bao của Ant Financial cho lãi cao hơn gửi ngân hàng

    Dù vậy, khi Chính phủ Trung Quốc tăng cường rà soát các hãng fintech và các ngân hàng muốn tìm thêm nhiều khách cá nhân, cả hai bên đều đang tăng hợp tác với nhau. Trong 2-3 năm qua, gần như toàn bộ ngân hàng cỡ trung của Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác với các đại gia công nghệ - Alibaba, Tencent và Baidu, theo David Yin - Phó giám đốc kiêm nhà phân tích tại Moody’s

    Tại Mỹ, tình hình này hoàn toàn ngược lại, khi các ngân hàng tự phát triển công nghệ. Tuần này, J.P. Morgan lên kế hoạch ra mắt ứng dụng giao dịch miễn phí cho hơn 47 triệu khách hàng di động và trực tuyến. Hiện tại, ứng dụng giao dịch miễn phí hàng đầu Mỹ - Robinhood - đã có hơn 5 triệu người dùng

    Các ứng dụng di động của Trung Quốc có được lượng dữ liệu khổng lồ nhờ nhiều chương trình khuyến mãi và tiện ích giúp thanh toán di động trở thành công cụ thiết yếu hàng ngày tại đây. Alipay - ứng dụng thanh toán của Ant Financial đã có ít nhất 520 triệu người dùng trong gần 15 năm qua. Họ đã tiếp cận được hơn 51% người dùng di động tại Trung Quốc, theo số liệu từ hãng phát triển ứng dụng Aurora Mobile. Trong khi đó, ứng dụng của ba ngân hàng lớn nhất Trung Quốc mới tiếp cận được 7 - 11% số này

    Cả Ant Financial và Tencent đều đã phát triển hàng loạt dịch vụ tài chính đi kèm. Nổi bật nhất là Yu'e Bao tích hợp trong Alipay, với số tài sản quản lý lên tới 1.450 tỷ NDT (213 tỷ USD). Ant Financial có thể dự báo hành vi của khách hàng dựa trên cơ sở dữ liệu, Junhua Mao - trợ lý giám đốc công ty này cho biết

    Ông tiết lộ số người dùng Yu'e Bao mua thêm các sản phẩm tài chính khác của họ đã tăng 70% sau khi họ ra mắt tính năng gợi ý đầu tư dựa trên trí tuệ nhân tạo. Vài tháng qua, họ đã hợp tác với hàng loạt ngân hàng Trung Quốc, gồm Shanghai Pudong Development Bank, Huaxia Bank và China Everbright Bank

    Các quy định quản lý của chính phủ dĩ nhiên vẫn là thách thức với cả các hãng công nghệ và tổ chức tài chính. Tuy vậy, hoạt động tiêu dùng được thúc đẩy bởi smartphone tại Trung Quốc vẫn là động lực chính cho các công ty cả trong và nước ngoài

    Các hãng fintech Trung Quốc đang dần trở thành “những thực thể tài chính cực kỳ quyền lực, nhờ sự thống trị của hệ thống thanh toán di động”, Ben Bystrom - cựu giám đốc Morgan Stanley và Merrill Lynch nhận định. Từ quan điểm toàn cầu, ông cho rằng các công ty Trung Quốc này “đang cạnh tranh tốt hơn bao giờ hết”

    Hà Thu
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Khi Facebook phát triển tiền số
    - Facebook cho biết đang xem xét phát hành đồng globalcoin vào quí đầu năm 2020, sau khi thử nghiệm nội bộ vào cuối năm nay

    Đây là một công cụ thanh toán trung gian giúp hơn 2 tỉ người sử dụng Facebook có thể chuyển đổi đô la Mỹ hay các đồng tiền quốc tế khác thành tiền số và sử dụng để giao dịch mua bán hàng hóa trên mạng, trong đời sống, hoặc có thể hoạt động như một trung gian chuyển tiền mà không cần ngân hàng

    Facebook cho biết họ đang làm việc với Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Trung ương Anh cũng như đang đàm phán với những công ty chuyển tiền như Western Union về chuyện này

    Các đại gia công nghệ gia nhập cuộc chơi tiền số

    Trong những tuần cuối tháng 5 vừa qua, nhân dịp đi dự hội thảo ở Berlin (Đức), người viết vô tình gặp lại một người quen cũ đang làm việc ở một quỹ đầu cơ ở Frankfurt (Đức). Anh nói về chuyện các công ty lớn trên thế giới đang đầu tư vào lĩnh vực tiền số

    Anh bạn tôi quan tâm tới điều đó vì công ty anh có đầu tư vào một số công ty FinTech (công ty công nghệ tài chính) làm ứng dụng chuyển tiền. Về cơ bản, các công ty này cạnh tranh với ngân hàng vì họ lấy phí thấp hơn, chênh lệch tỷ giá thấp hơn

    Nếu bạn đã từng đi châu Âu và phải đổi tiền với tỷ giá 1 bảng Anh lấy 1 euro hay thậm chí thấp hơn tại các quầy đổi tiền ở nhà ga và sân bay, hoặc khi bạn cần chuyển tiền cho người thân hay bạn bè từ Tây Ban Nha sang Anh và bị lấy phí vài phần trăm, bạn sẽ hiểu ngay thị trường FinTech chuyển tiền này đang âm thầm làm đảo lộn thị phần và lợi nhuận của các ngân hàng và định chế trung gian như thế nào

    Việc những nền tảng công nghệ hàng trăm triệu hay hàng tỉ người dùng như Facebook tham gia vào cuộc chơi này sẽ làm thay đổi hoàn toàn diện mạo cuộc chơi (mà anh bạn tôi hình dung là hàng trăm công ty FinTech ở Đức và Anh làm những chuyện “giống giống” nhau sẽ bị loại bỏ hoặc thâu tóm nếu Facebook đánh vào thị trường này)

    Giống như khi các bưu điện tham gia làm dịch vụ ngân hàng để tận dụng các chi nhánh có sẵn, Facebook, Apple hay Amazon có nền tảng rất tốt để làm điều đó. Và đồng tiền số các công ty này phát hành sẽ giúp ích rất nhiều trong một hệ sinh thái công nghệ kết hợp với tài chính mà họ hướng tới. Bản thân các ngân hàng cũng đã tham gia vào cuộc chơi này, chẳng hạn ngân hàng JP Morgan đã phát hành JPM coin

    Những đồng tiền này về cơ bản có thể chỉ là tiền số (digital currency) chứ không có đầy đủ những thuộc tính của tiền mã hóa (crypto-currency) như bitcoin. Hiểu nôm na là chúng có thể được vận hành trên một mạng blockchain tư nhân do các công ty lớn như Facebook, JP Morgan kiểm soát chứ không phi tập trung như bitcoin và các loại tiền mã hóa khác

    Về cơ bản, đây là sản phẩm của xu thế ứng dụng blockchain hoặc các công nghệ mới về đảm bảo tính trung thực của giao dịch vào trong dịch vụ chuyển tiền, mua sắm mà không cần thông qua ngân hàng (chủ yếu là để giao dịch thực thi nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp)

    Người ta không quan tâm và cũng không cần thiết ứng dụng tiền mã hóa, miễn sao tiền số đáp ứng được nhu cầu của số đông và miễn là các “đại gia” đứng đằng sau lưng các đồng tiền này có những nền tảng có lượng khách hàng lớn, giao dịch nhiều như Facebook, các ngân hàng toàn cầu lớn, hay thậm chí sau này có thể là Amazon hay Alibaba

    Anh bạn tôi nói bây giờ người ta còn đồn là những ngân hàng lớn khác ở Mỹ cũng đang có những kế hoạch hợp tác với những nền tảng giải trí như Disney, các loại mạng video xã hội, nền tảng chơi game trực tuyến, siêu thị, dịch vụ y tế và bảo hiểm của Mỹ để triển khai những đồng tiền số khác

    Bitcoin đang trở thành một công cụ đầu cơ như mọi loại sản phẩm tài chính có giá biến động khác

    Vì vậy, cho dù không ai dùng bitcoin mua bán cái gì thực tế đi nữa thì cũng không có nghĩa là bitcoin sẽ giảm giá

    Điểm mạnh của những đồng tiền số do những đại gia có nền tảng hàng trăm triệu hay hàng tỉ người dùng như Facebook phát hành so với hàng ngàn đồng tiền mã hóa phi tập trung đang tồn tại như bitcoin rõ ràng là ở mạng lưới bán lẻ hàng hóa dịch vụ mà họ có sẵn, như chi nhánh ngân hàng, giao dịch trên Facebook, Amazon, mạng lưới khách hàng trung thành của các thương hiệu giải trí...

    Người dùng muốn tiện lợi, chuyển tiền, thanh toán nhanh, chứ không phải rất lâu mới mua được hàng, chuyển được tiền như dùng bitcoin (ai muốn biết bitcoin hay các đồng tiền mã hóa khác khó dùng để thanh toán thực như thế nào thì có thể đọc bài Thực tế phũ phàng của bitcoin của tác giả Nguyễn Vạn Phú trên TBKTSG ngày 28-9-2017)

    Với triển vọng các nền tảng tiêu dùng, y tế, bán hàng gia nhập nhóm liên minh với các đại gia tài chính (những người đủ khả năng vận động hành lang để các cơ quan quản lý tiền tệ các nước công nhận đồng tiền số của họ và đưa ra một khuôn khổ quản lý tiền số và thanh toán điện tử) thì nhiều khả năng chi phí giao dịch của những đồng tiền này sẽ thấp hơn nhiều so với bitcoin và có tính ứng dụng giao dịch vãng lai cao hơn và nhanh hơn

    Vậy vì sao bitcoin tăng giá ?

    Nếu những công ty lớn như Facebook phát hành tiền số sẽ làm lu mờ vai trò mà người ta nghĩ bitcoin sẽ có trong hệ thống thanh toán, thì tại sao bitcoin lại tăng mạnh từ mức 4.000 đô la Mỹ lên đến gần 9.000 đô la Mỹ chỉ từ đầu tháng 5 đến nay ?

    Rất nhiều người quen của tôi hỏi câu này thời gian gần đây và mặc dù quan sát kỹ đồng tiền này, tôi chỉ có thể lắc đầu trả lời “Không biết”. Lý lẽ hợp lý nhất mà tôi thấy là từ quan điểm phân tích kỹ thuật. Các đồ thị kỹ thuật cùng chỉ ra rằng thế của bitcoin đang tăng, vậy là những người mua đi bán lại bitcoin cứ đổ tiền thật vào đẩy giá đồng tiền này lên thôi

    Người ta cũng đang đồn đoán rằng giao dịch ký quỹ (margin) sẽ sớm được ứng dụng cho giao dịch bitcoin trên diện rộng, càng tạo niềm tin cho các nhà đầu cơ là đồng tiền này sẽ ngày càng có nhiều giao dịch và xu thế tăng sẽ được khuếch đại nhờ tiền vay

    Về mặt tin tức cơ bản, bitcoin trải qua một giai đoạn đầy tin xấu với những xì căng đan, chẳng hạn các nền tảng giao dịch lớn như Binance bị tấn công (hack). Thế nhưng bitcoin vẫn cứ lên giá đều đều bất kể những nhà phân tích tìm cách lý giải một cách khiên cưỡng vì sao nó tăng, và lần lượt đưa ra các dự đoán đều chỉ ở các mức 6.000 rồi 7.000 đô la Mỹ. Bitcoin thì cứ tăng vùn vụt qua những mức này

    Có thể nhận thấy bitcoin hiện tại (cũng như nhiều đồng tiền mã hóa khác) là một cuộc chơi hoàn toàn khác vì đồng tiền này do một cộng đồng giấu mặt rất khác biệt với các đồng tiền số do các công ty và nền tảng ứng dụng tên tuổi kể trên đang triển khai

    Người ta gọi những người giấu mặt này là những “con cá voi tiền mã hóa” (crypto whales). Như trường hợp của bitcoin, từ đầu tháng 5, trang tin Kitco dẫn nhiều phát biểu của các chuyên gia thị trường cho rằng giao dịch của chừng 10-50 “con cá voi lớn” đã có thể quyết định xu thế thị trường

    Những con cá voi này có thể làm giá thị trường bằng cách bán ra một lượng bitcoin lớn ở mức giá hơi thấp hơn giá thị trường và ngồi xem thị trường hoảng loạn với lượng cung lớn đó. Khi các nhà đầu tư nhỏ đẩy giá bitcoin đủ thấp, những con cá voi này lại có thể mua vào và đẩy giá lên. “Chiêu thức” này đã được nhận diện nhiều lần trong mấy năm nay và đã có những chuyên gia chuyên theo dõi giao dịch của các con cá voi này

    Vì tính tập trung sở hữu rất cao của bitcoin và khả năng làm giá của những con cá voi tiền mã hóa, tính ứng dụng của đồng tiền này đã gần như tách biệt hoàn toàn khỏi diễn biến giá bitcoin

    Bitcoin về cơ bản, đã là một cuộc chơi trong đó cá voi lớn làm giá và nhà đầu tư nhỏ lướt sóng. Nó đang trở thành một công cụ đầu cơ như mọi loại sản phẩm tài chính có giá biến động khác. Vì vậy, cho dù không ai dùng bitcoin mua bán cái gì thực tế đi nữa thì cũng không có nghĩa là bitcoin sẽ giảm giá

    Nói vậy để thấy, cuộc chơi của bitcoin hiện tại không nằm ở khả năng ứng dụng của bitcoin trong giao dịch vãng lai nữa mà phần lớn là một cuộc chơi của những giao dịch không ra ánh sáng và nhiều người mua bán bitcoin chỉ quan tâm tính biến động của đồng này mà thôi

    Nói như một bài phân tích trên Bloomberg gần đây, dù nhiều lý do được đưa ra để cố giải thích vì sao bitcoin tăng trở lại, người ta không thật sự biết vì sao nó tăng, và thật ra cũng chẳng thèm quan tâm lý do thật sự đằng sau là gì !

    Với những diễn biến này, tương lai của tiền số chính thống của những công ty nắm giữ các nền tảng tỉ người dùng và những đồng tiền mã hóa như bitcoin có thể sẽ bắt đầu phân kỳ theo nhiều con đường phát triển ngược nhau. Và mỗi nhóm này sẽ thu hút những tín đồ riêng

    Hồ Quốc Tuấn
    Giảng viên Đại học Bristol, Anh
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Facebook có thể ra mắt tiền điện tử vào cuối tháng 6
    -Theo trang The Information, Facebook sẽ công bố tiền điện tử của mạng xã hội này vào cuối tháng này và sẽ trả lương cho nhân viên làm việc trong dự án bằng tiền điện tử mới

    [​IMG]

    Theo trang The Information, Facebook sẽ công bố tiền điện tử của mạng xã hội này vào cuối tháng này và sẽ trả lương cho nhân viên làm việc trong dự án bằng tiền điện tử mới

    Khoảng một năm trước, Facebook đã bổ nhiệm cựu giám đốc PayPal, David Marcus để nghiên cứu các cơ hội với blockchain, nền tảng công nghệ cho tiền điện tử. Kể từ đó, một số trang tin tức cho biết mạng xã hội lớn nhất thế giới đã phát triển đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình, theo đó người dùng có thể lưu trữ, giao dịch và trao đổi như tiền tệ thông thường, thông qua các ứng dụng Facebook bao gồm Messenger và WhatsApp

    Các nguồn tin cũng cho biết thêm, Facebook đang lên kế hoạch ra mắt các máy rút tiền điện tử nơi người dùng có thể mua-đổi tiền điện tử

    Việc phát triển đồng tiền điện tử riêng sẽ giúp Facebook với hơn 2 tỷ người dùng trả tiền và đổi tiền giữa các quốc gia một cách dễ dãng, qua đó có thể giúp công ty truyền thông xã hội đa dạng hóa hơn mô hình kinh doanh quảng cáo - đang chiếm gần như toàn bộ doanh thu của họ

    Mô hình quảng cáo của Facebook đã phải đối mặt với sự chỉ trích từ những người ủng hộ quyền riêng tư, các nhà lập pháp và báo chí về cách thức thu thập và sử dụng thông tin chi tiết về người dùng

    Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg nhấn mạnh thanh toán trực tuyến là một lĩnh vực quan trọng của công ty tại hội nghị các nhà phát triển ứng dụng vào đầu năm nay. Tuy nhiên, theo The Information, COO Sheryl Sandberg và CFO David Wehner đã có sự hoài nghi về sáng kiến này

    Một số nguồn thạo tin cho biết Facebook đang mời các tổ chức bên thứ ba để giúp quản lý tiền điện tử
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Mỹ - Pháp căng thẳng vì dự luật đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số
    - Việc quốc hội Pháp thông qua dự luật đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số nhằm vào các “ông lớn” công nghệ của Mỹ khiến nước này nổi giận và tuyên bố mở cuộc điều tra về dự luật mới này

    Dự luật đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số được Hạ viện và Thượng viện Pháp lần lượt thông qua vào ngày 4-7 và 11-7. Vì dự luật này nhắm đến những công ty công nghệ khổng lồ toàn cầu, chủ yếu đến từ Mỹ nên nó còn gọi được gọi là dự luật GAFA (viết tắt chữ đầu đầu tiên của bốn công ty công nghệ Mỹ gồm Google, Apple, Facebook và Amazon)

    Dự luật này nếu được thông qua sẽ đưa Pháp trở thành nước lớn đầu tiên trên thế giới áp thuế dịch vụ kỹ thuật số với các “ông lớn” trong ngành công nghệ

    Theo dự luật, các công ty công nghệ lớn nhất đang cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số (quảng cáo trực tuyến, dịch vụ kết nối, bán dữ liệu cá nhân...) cho các khách hàng Pháp sẽ chịu mức thuế 3% trên tổng doanh thu hàng năm của họ tại Pháp

    Dự luật áp dụng cho các công ty công nghệ có doanh thu dịch vụ kỹ thuật số hàng năm ít nhất 750 triệu euro trên toàn cầu và ít nhất 25 triệu euro tại Pháp. Tiêu chí này sẽ khiến gần 30 công ty công nghệ toàn cầu lọt vào tầm ngắm, chủ yếu là các công ty Mỹ và một số công ty Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Tây Ban Nha

    Do được áp dụng hồi tố nên thuế mới dự kiến giúp chính phủ Pháp thu về 400 triệu euro trong năm 2019 và các năm sau đó, con số sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm sau đó

    Tức giận trước động thái của Pháp, hôm 10-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ mở cuộc điều tra dự luật GAFA dựa trên điều khoản 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ 1974

    Điều khoản này cho phép tổng thống Mỹ tiến hành các biện pháp thích đáng bao gồm trả đũa để loại bỏ bất kỳ hành động, chính sách hay thực hành nào của một chính phủ nước ngoài bị coi là vi phạm một thỏa thuận thương mại quốc tế hoặc phân biệt đối xử, làm tăng gánh nặng hoặc hạn chế các hoạt động thương mại của Mỹ

    Chính cuộc điều tra dựa trên điều khoản này đã dẫn đến quyết định áp thuế của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc hồi năm ngoái

    Cuộc điều tra sẽ xác định liệu thuế GAFA của Pháp có gây tổn thương các công ty Mỹ hay không cũng như làm rõ liệu đó có phải là một thực hành thương mại bất công hay không

    Thượng nghị sĩ Chuck Grassley, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ và Thượng nghị sĩ Ron Wyden, một thành viên của ủy ban này, đã ra tuyên bố chung cho rằng thuế dịch vụ kỹ thuật số mà Pháp và các nước châu Âu khác đang theo đuổi rõ ràng là chủ nghĩa bảo hộ và nhắm vào các công ty Mỹ

    Trước động thái đe dọa của Mỹ, Pháp đã lên trước đáp trả. Hôm 11-7, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ra tuyên bố nhấn mạnh: “Pháp là một quốc gia có chủ quyền và Pháp tự quyết định các quy định thuế riêng”. Ông nói thêm: “Là các đồng minh của nhau, tôi tin chúng ta (Pháp và Mỹ) có thể và phải giải quyết các bất đồng theo cách khác chứ không phải bằng những lời đe dọa”

    Pháp là nước dẫn đầu nỗ lực vận động châu Âu buộc các công ty công nghệ toàn cầu kiếm được các khoản lợi nhuận lớn phải nộp thuế nhiều hơn tại nước mà họ kinh doanh. Song cuộc vận động của Pháp đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi, một phần là do một số nước lo ngại Mỹ trả đũa

    Vì vậy, Pháp quyết định thúc đẩy dự luật của riêng mình. Phát biểu tại Thượng viện Pháp hôm 11-5 trước khi dự luật GAFA được bỏ phiếu, Bộ trưởng Le Maire nói: “Chúng tôi chỉ tái thiết lập công lý tài chính. Chúng tôi muốn xây dựng cách đánh thuế công bằng và hiệu quả trong thế kỷ 21"

    Theo luật của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay, các công ty công nghệ toàn cầu có thể chọn báo cáo doanh thu ở châu Âu tại bất cứ nước thành viên EU nào

    Do vậy, các ông lớn công nghệ như Apple, Amazon, Google chọn các nước có mức thuế thấp hoặc có các chế độ ưu đãi thuế như Ireland, Hà Lan hay Luxembourg để đặt trụ sở đại diện của họ tại EU và báo cáo doanh thu. Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OCED) cho biết, các chiến lược như vậy đã khiến các quốc gia trên toàn thế giới mất đi tới 240 tỉ đô la (195 tỉ euro) trong nguồn thu thuế mỗi năm

    Ủy ban châu Âu (EC) cho biết trên thực tế, Apple chỉ nộp mức thuế thu nhập 0,005% trên lợi nhuận ròng của họ ở châu Âu vào năm 2014, tức chỉ 50 euro/1 triệu euro lợi nhuận nhờ chuyển doanh thu và lợi nhuận của họ ở châu Âu đến Ireland. Năm 2016, EU đã yêu cầu Apple phải trả 13 tỉ euro tiền nợ thuế cộng với 1 tỉ euro tiền lãi cho Ireland vì cho rằng thỏa thuận thuế giữa Ireland với Apple vi phạm các quy định hỗ trợ tài chính của các nước EU dành cho doanh nghiệp

    Chánh Tài

    Guardian, Reuters
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/4/21
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tiền ảo Trung Quốc

    [​IMG]

    Giới tài chính ở Trung Quốc đang xôn xao về đồng tiền ảo sắp ra mắt. Khác với những tiền ảo phổ biến trên thế giới như Bitcoin hay Etherum, đồng tiền mới sẽ do chính phủ và các đại tập đoàn kinh tế Trung Quốc hậu thuẫn

    Cuộc chạy đua tiền ảo của các ông lớn trên thế giới

    Theo Paul Schulte – cựu Trưởng phòng Chiến lược tài chính toàn cầu của Ngân hàng Xây Dựng Trung Hoa (China Construction Bank - CCB), các đại tập đoàn trong nền kinh tế đứng thứ hai thế giới sẽ tham gia dự án tiền ảo gồm: Ngân hàng Xây Dựng Trung Hoa, Ngân hàng Công Thương Trung Hoa (Industrial and Commercial Bank of China – ICBC), Ngân hàng Trung Hoa (Bank of China), Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Hoa (Agriculture Bank of China), hai tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc là Alibaba và Tencent, cùng tập đoàn Union Pay

    Một tập đoàn kinh tế lớn của Trung Quốc cũng sẽ tham gia dự án tiền ảo này nhưng tên tuổi của họ vẫn nằm trong vòng bí mật

    Các tập đoàn kinh tế trên đã hợp tác cùng phát triển công nghệ tiền ảo riêng cho Trung Quốc từ năm 2018 và đồng tiền mới có thể phát hành vào tháng 11 năm nay. Danh tính của đồng tiền này cũng chưa được công bố

    Đồng tiền ảo mới sẽ tuân theo một lộ trình vạch sẵn. Các tập đoàn kinh tế chịu trách nhiệm đưa tiền ảo vào lưu thông trong thị trường đại lục, đồng thời đảm bảo sự cân bằng thanh toán giữa đồng Nhân dân tệ và tiền ảo mới

    Chính quyền Trung Quốc mong muốn Alibaba và Tencent thúc đẩy người dân châu Á và Bắc Mỹ sử dụng tiền ảo của Trung Quốc

    Đây là dự án mang tính đối trọng với dự án tiền ảo Libra của Facebook. Đồng tiền ảo thuộc về thế giới tư bản đã thu hút sự hỗ trợ của các ngân hàng trung ương và các công ty như Mastercard và Uber ở Hoa Kỳ, Vodaphone ở Anh và Mercado Pago ở Argentina

    Bên cạnh Libra, vào tháng 8/2019, Thống đốc Ngân hàng Anh là Mark Carney cũng đề xuất ý tưởng về một loại tiền tệ mới do một số ngân hàng trung ương các quốc gia hậu thuẫn để thay thế đồng Đô la Mỹ trong rổ tiền tệ dự trữ toàn cầu

    Đồng tiền ảo mới sẽ tối ưu hơn Libra ?

    So với hai loại tiền ảo trên, tiền ảo mới của Trung Quốc không cần hỗ trợ gián tiếp từ thế lực nhà nước, mà ngân hàng trung ương của Trung Quốc sẽ là ngân hàng đầu tiên trên thế giới phát hành tiền ảo

    Trong bài phát biểu ở Diễn đàn Tài chính Trung Quốc 40 (China Finance 40 Forum) ngày 10/8/2019, ông Mu Changchun - Phó Giám đốc bộ phận thanh toán của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (People’s Bank of China - PBOC) từng tiết lộ về "hệ thống hai tầng" trong quản lý đồng tiền ảo mới ở Trung Quốc

    Theo đó, phía ngân hàng trung ương sẽ kiến tạo và quản lý tiền ảo, còn nhóm đối tác doanh nghiệp sẽ mua lại toàn bộ lượng tiền ảo này và phân phối chúng vào thị trường

    Ngoài việc ngăn chặn các ngân hàng khu vực, giới chuyên gia đánh giá hệ thống hai tầng này được thiết kế để "kiềm chế" các tài sản mã hóa khác và củng cố chủ quyền tiền tệ quốc gia của Trung Quốc

    Chúng đảm bảo ngân hàng trung ương duy trì kiểm soát chính sách tiền tệ, tăng khả năng sử dụng tiền tệ trong thị trường và khuyến khích cạnh tranh giữa các tổ chức nhận tiền điện tử

    Có hai điểm khác biệt quan trọng giữa tiền ảo Trung Quốc và các loại hình tiền ảo khác trên thế giới

    Điểm khác biệt đầu tiên là khả năng xử lý giao dịch. Các ngân hàng của Trung Quốc đã nghiên cứu số lượng giao dịch trên internet ở Trung Quốc trong riêng ngày 11/11 và nhận thấy có hơn 90.000 giao dịch diễn ra mỗi giây

    Như thế, ngay cả đồng Libra cũng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch của người Trung Quốc. Vì vậy, họ quyết định nâng tốc độ xử lý lên. Đồng tiền ảo mới của Trung Quốc có thể xử lý hơn 300.000 giao dịch mỗi giây

    Điểm khác biệt thứ hai là nguồn cung, thay vì sử dụng thuật toán để hạn chế nguồn cung như Bitcoin của Satoshi Nakamoto, đồng tiền ảo mới sẽ được ngân hàng trung ương của Trung Quốc kiểm soát lượng phát hành

    Chính giới nước này hy vọng đồng tiền ảo mới sẽ thay thế tiền xu và ngân phiếu (physical notes) đang lưu hành đồng thời ổn định thị trường tài chính của Trung Quốc vốn đang chịu nhiều bất lợi trong thương chiến Mỹ - Trung
     
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Học sinh Pháp phải học về Bitcoin
    Học sinh trung học ở Pháp sẽ sớm được học về Bitcoin, sau khi đồng tiền điện tử này đuợc thêm vào giáo trình dạy môn Kinh tế và Khoa học xã hội

    Theo TheNextWeb, Bộ Giáo dục Pháp đã phác thảo việc đưa Bitcoin vào chương trình giảng dạy, nhấn mạnh là để giúp học sinh tư duy nhiều hơn về đặc điểm của tiền tệ

    Dựa vào độ tuổi như thông báo, Bitcoin sẽ không được dạy quá chi tiết. Thay vào đó, nó gói gọn trong một nội dung tổng quan giúp cho học sinh hiểu về khái niệm phân cấp trong phạm vi của các hệ thống tài chính chính thống

    Trong bài giảng, Bộ Giáo dục Pháp cũng tạo ra bốn video giải thích, bao gồm những câu hỏi như: “Liệu Bitcoin có thể thay thế đồng euro?” và “Bitcoin có phải tiền tệ của tương lai?”. Qua đó học sinh sẽ hiểu rõ hơn về cách tiền điện tử hoạt động và so sánh nó với các loại tiền khác

    Tin tức này được đưa ra sau khi một trường kinh tế tài chính ở Pháp chấp nhận hình thức thanh toán bằng Bitcoin vào tháng 10. Đáng lưu ý, một số trường đại học khác trên thế giới đã chấp nhận tiền điện tử trong thanh toán và cung cấp các khóa học về Bitcoin và công nghệ blockchain cho sinh viên

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ lâu ủng hộ thúc đẩy tiến bộ trong công nghệ và đổi mới, với hy vọng biến Pháp thành siêu cường quốc tế trong 2 lĩnh vực này. Nỗ lực của ông đã được đền đáp khi gần đây, số vốn huy động bởi các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Paris đã vượt qua Berlin

    Học sinh trung học Pháp có thể sẽ không trở thành chuyên gia về Bitcoin, nhưng dạy cho giới trẻ về tiền điện tử, hệ thống phân cấp và hệ thống tiền tệ thì cần thiết
     
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Singapore muốn thành "thủ phủ" ngân hàng ảo của châu Á
    Singapore muốn thu hút các hãng công nghệ tài chính đang trong giai đoạn đầu phát triển và cho phép họ tiếp cận với thị trường ngân hàng nội địa...

    Ravi Menon, giám đốc điều hành của Cơ quan Tiền tệ Singapore, mới đây cho biết Singapore muốn trở thành "thủ phủ" cho các hãng công nghệ với lợi thế về dữ liệu tại châu Á để giúp cải thiện dịch vụ ngân hàng trong nước cũng như các quốc gia khác ở Đông Nam Á, Bloomberg cho biết

    "Singapore muốn trở thành cứ địa cho những công ty này khi họ phát triển trong khu vực", ông Menon, người đứng đầu Cơ quan Tiền tệ Singapore từ năm 2011, cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây. "Điều này đồng nghĩa với việc thu hút những công ty này đến đây trong giai đoạn đầu phát triển của họ và cho phép họ tiếp cận với thị trường ngân hàng nội địa"

    Đông Nam Á, nơi đang có hàng triệu người chưa tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng, mang đến cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng ảo, đặc biệt là cho vay. Thị trường dịch vụ ngân hàng qua các kênh điện tử tại khu vực này được dự báo sẽ tăng trưởng gấp 4 lần lên 110 tỷ USD vào năm 2025, theo một báo cáo của Bain & Co., Google và Temasek Holdings Pte

    Tâm điểm của tham vọng này là việc Singapore công bố kế hoạch cấp phép hoạt động ngân hàng số cho 5 công ty phi tài chính, gồm 3 công ty nước ngoài. Thời hạn nộp đơn xin cấp phép là hết tháng 12/2019

    Các ngân hàng truyền thống của Singapore như DBS Group Holdings Ltd., Oversea-Chinese Banking Corp. và United Overseas Bank Ltd. hiện đã có dịch vụ số qua nền tảng di động cũng như một số kênh khác. Tuy nhiên, theo ông Meno, vẫn còn nhiều dư địa cho các công ty công nghệ

    "Những công ty này sử dụng nhiều loại dữ liệu nhau khác để đưa ra những đánh giá nhanh chóng và giải ngân khoản vay trong khoảng thời gian ngắn", ông Menon cho biết. "Những điều này hiện đang không được đáp ứng, không dễ để đáp ứng, hoặc cần chi phí và nỗ lực lớn đối với các ngân hàng truyền thống"

    Các công ty vừa và nhỏ tại Đông Nam Á hiện không được phục vụ đúng nhu cầu với hệ thống ngân hàng truyền thống. Hơn 70% người trưởng thành, tương đương khoảng 296 triệu người, tại khu vực này hiện chưa được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ ngân hàng

    Menon cho biết ông kỳ vọng các công ty phi tài chính sẽ hợp tác với ngân hàng truyền thống thông qua các liên doanh và hình thức khác

    Điều này có thể sẽ sớm trở thành hiện thực, khi công ty cho vay ngang hàng Validus Capital mới đây tuyên bố hợp tác với ngân hàng OCBC và hai công ty khác để xin cấp phép ngân hàng số, theo Bloomberg

    "Điều quan trọng nhất với chúng tôi, những nhà lập pháp, là đảm bảo rằng khách hàng được hưởng lợi", giám đốc Cơ quan Tiền tệ Singapore cho biết


    Ngọc Trang
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/23
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Google muốn “thử sức” trong lĩnh vực ngân hàng
    Năm 2020, Google sẽ cung cấp dịch vụ tài khoản vãng lai (checking account) khi hợp tác với các tổ chức tài chính bao gồm Citigroup. Đây là một bước đi táo bạo nhất của Big Tech vào ngân hàng tiêu dùng. Hầu hết các nỗ lực trước đây chỉ tập trung vào thẻ tín dụng và nền tảng thanh toán

    Là một phần của dự án có tên Cache, Google sẽ trở thành cái tên mới nhất trong số các công ty công nghệ hàng đầu ở Thung lũng Silicon thử sức mình trong lĩnh vực ngân hàng, tờ Wall Street Journal đưa tin. Những nỗ lực trước đây của Apple và Facebook đã gặp phải trở ngại, bởi người tiêu dùng ngày càng hoài nghi về việc cung cấp cho các công ty công nghệ lớn thông tin cá nhân của họ

    “Chúng tôi đang nghiên cứu cách có thể hợp tác với các ngân hàng và nghiệp đoàn tín dụng ở Mỹ để cung cấp dịch vụ tài khoản vãng lai thông minh thông qua Google Pay”, Phát ngôn viên của Google cho biết trong một tuyên bố

    Về những lo ngại liên quan đến thông tin của các khách hàng, ông Caesar Sengupta, một nhà quản lý của Google nói với Wall Street Journal, rằng: "Google không có ý định bán dữ liệu của khách hàng”

    “Nếu chúng ta có thể giúp nhiều người làm nhiều thứ hơn bằng con đường kỹ thuật số trực tuyến, điều đó tốt cho internet và tốt cho chúng ta”, ông Sengupta chia sẻ

    Nhiều năm qua, các ngân hàng đã lo ngại về sự cạnh tranh từ những công ty nhỏ, mới nổi, nhanh nhạy. Nhưng hóa ra, các công ty Big Tech như Google và Amazon, đã có mối quan hệ với hàng trăm triệu người tiêu dùng, mới thật sự là mối đe dọa lớn

    Năm ngoái, Amazon đã được cho là đang đàm phán với JP Morgan Chase về việc ra mắt tài khoản vãng lai Apple đã ra mắt thẻ tín dụng cho người dùng iPhone vào đầu năm nay với Goldman Sachs . Uber đã tuyên bố đẩy mạnh dịch vụ tài chính vào tháng trước và Facebook cũng vừa công bố một hệ thống mới để tạo điều kiện thanh toán trên các phương tiện truyền thông xã hội và hệ thống nhắn tin

    Kế hoạch của Apple đã gặp phải nhiều trở ngại. Quan hệ đối tác với Goldman đã trở nên căng thẳng sau khi Apple cho biết họ đã tạo ra thẻ mà không cần sự trợ giúp từ ngân hàng

    Kế hoạch của Facebook nhằm tham gia vào không gian tiền tệ kỹ thuật số cũng không nhận được sự hưởng ứng của các công ty tài chính lớn

    Thượng nghị sĩ bang Virginia (Mỹ) Mark Warner, một nhân vật nổi tiếng với quan điểm phải kiếm soát các công ty big tech, đã nói với CNBC vào 13/11, “Tôi đang quan ngại khi những nền tảng công nghệ khổng lồ này thâm nhập vào các lĩnh vực mới trước khi có có những quy tắc pháp lý để điều chỉnh họ”

    “Vì một khi họ bước vào, khả năng để đẩy họ ra là gần như không có”, ông Warner từng là một doanh nhân công nghệ trước khi ông tham gia chính trường. Ông là thống đốc bang Virginia (Mỹ) từ năm 2002 đến 2006

    Trang Lê
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/4/21
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vốn đầu tư cuồn cuộn chảy vào các startup ở Thung lũng Silicon

    Hoạt động gọi vốn và mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) ở Thung lũng Silicon của Mỹ đang lên đỉnh cao mới khi dòng tiền giá rẻ đốt nóng cuộc chạy đua tìm kiếm công ty chiến thắng tiếp theo trong các lĩnh vực công nghệ từ phần mềm cho đến truyền thông xã hội

    Trong quí 1 năm nay, các startup của Mỹ huy động được 69 tỉ đô la từ giới đầu tư, tăng 92,6% so với cùng kỳ năm ngoái 2020 và cao hơn 41% so với mức huy động vốn kỷ lục lần trước được thiết lập vào quí 4-2018, theo Công ty dữ liệu PitchBook Data. Mức định giá trung bình của các startup ở tất cả các giai đoạn phát triển cũng lên mức cao mới. Riêng mức định giá trung bình của các startup ở giai đoạn cuối (đã phát triển được sản phẩm cốt lõi và đang tập trung cho mục tiêu tiếp thị) đạt mức cao hơn gấp ba lần so năm ngoái, lên 1,6 tỉ đô la

    “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoạt động gọi vốn sôi động như vậy. Các vòng gọi vốn được tiến hành cực nhanh và thu về rất nhiều tiền”, Larry Albukerk, người sáng lập quỹ đầu tư EB Exchange, nơi cho phép giới đầu tư tiếp cận để mua cổ phần ở các startup, nói

    Vốn rót vào các startup đạt kỷ lục mới


    Giới đầu tư đang chào góp vốn với giá trị cao gấp năm lần lượng vốn mà các startup đang kêu gọi và các thương vụ gọi vốn từng mất nhiều tháng để hoàn tất thì giờ đây, đôi khi xong xuôi trong vài ngày. Khoảng ¾ giá trị đầu tư chảy vào các vòng gọi vốn giai đoạn cuối, mức cao nhất kể từ năm 2010. Có tổng cộng 167 thương vụ rót vốn lớn từ 100 triệu đô la trở lên trong quí 1 với giá trị tổng cộng 41,7 tỉ đô la, cao hơn 50% so với 76,6 tỉ đô la của tất cả các thương vụ từ 100 triệu đô la trở lên trong năm ngoái

    [​IMG]
    Chỉ mới thành lập hơn 1 năm nhưng ứng dụng chat Clubhouse đã được định giá 4 tỉ đô la trong vòng gọi vốn mới nhất

    Một số thương vụ đáng chú ý bao gồm startup công nghệ không gian SpaceX của tỉ phú Elon Musk huy động thêm 850 triệu đô la hồi tháng 2, startup phần mềm ServiceTitan gọi vốn thành công 500 triệu đô vào tháng trước

    Các startup ở Thung lũng Silicon đang huy động vốn với tuần suất vài tháng một lần, thay vì vài năm một lần như trước đây. Mức định giá của họ cũng đang tăng vọt nhờ nguồn vốn mới dồi dào trên thị trường khởi nghiệp giữa lúc lãi suất về các mức thấp kỷ lục

    Amy Yin, người sáng lập OfficeTogether, một startup phần mềm được thành lập trong thời kỳ dịch bệnh, đã huy động 2,3 triệu đô la ở vòng gọi vốn đầu tiên chỉ trong vòng ba tuần. “Các thương vụ rót vốn vào startup đang diễn ra với tốc độ ánh sáng và số vốn chào góp đang ngày càng cao hơn”, Amy Yin nói

    Ứng dụng mạng xã hội kiểu mới thu hút giới đầu tư


    Những startup đang gây chú ý trên thị trường gọi vốn khởi nghiệp bao gồm các ứng dụng truyền thông xã hội sử dụng video, âm thanh và tin nhắn để kết nối với người lạ, bạn bè, người hâm mộ và người nổi tiếng, chẳng hạn ứng dụng chat Discord và ứng dụng radio phát sóng trực tiếp Stationhead, nơi người dùng có thể phát sóng chương trình radio của riêng họ

    Những ứng dụng truyền thông xã hội kiểu mới chỉ dựa vào âm thanh đang tăng trưởng bùng nổ với Clubhouse là cái tên đáng chú ý nhất. Clubhouse được xây dựng dựa trên đội quân sáng tạo nội dung đang tìm kiếm các nền tảng mới, nơi họ có thể tự phát hành nội dung âm thanh của mình và kiếm tiền. Người dùng Clubhouse có thể tham gia các room chat âm thanh để thảo luận các chủ đề từ hip-hop cho đến công nghệ y tế hoặc nghe các bài giảng, thưởng thức các buổi biểu diễn...

    Cách đây ba tháng, tức chỉ 10 tháng sau khi thành lập, ứng dụng chat âm thanh này hoàn tất vòng gọi vốn mới dựa trên mức định giá 1 tỉ đô la. Trong vòng gọi vốn gần đây, mức định giá của Clubhouse đã tăng vọt lên mức 4 tỉ đô la. Chỉ trong vòng hơn một năm, Clubhouse đã huy động được hơn 300 triệu đô la dù ứng dụng này vẫn đang nghiên cứu cách kiếm tiền

    [​IMG]
    Startup công nghệ không gian SpaceX của tỉ phú Elon Musk huy động thành công 850 triệu đô la hồi tháng 2 dựa trên mức định giá 74 tỉ đô la

    Clubhouse cho biết công ty đang tăng trưởng nhanh hơn dự báo và số vốn mới huy động được sẽ được sử dụng để trả cho các nhà sáng tạo nội dung và những nghệ sĩ trên ứng dụng của Clubhouse, mở rộng sự hiện diện ra thị trường quốc tế và phát triển công nghệ

    “Tôi nghĩ rằng nếu ứng dụng này trở thành nền tảng nổi tiếng tiếp theo, điều đó hoàn toàn hợp lý”, Sarah Cannon, một nhà đầu tư ở Quỹ Index Ventures, nhận định

    Nhưng khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và các nền kinh tế tái mở cửa, sức hút từ các nội dung phát sóng ngẫu hứng và kiểu định dạng đơn giản của Clubhouse có thể giảm sút. Số lượt tải ứng dụng này đã giảm về mức 2,7 triệu trong tháng 3 so với con số 9,6 triệu trong tháng 2, theo Công ty nghiên cứu thị trường ứng dụng Sensor Tower

    Hôm 19-4, Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg thông báo sẽ ra mắt các phòng chat âm thanh trực tiếp như Clubhouse trong những tháng tới. Cùng ngày, nền tảng truyền thông xã hội Reddit công bố triển khai một tính năng phát sóng âm thanh trực tiếp tương tự có tên gọi Reddit Talk. Công ty mạng xã hội Twitter cũng đang ra mắt tính năng phát sóng âm thanh trực tiếp có tên gọi Spaces

    Các hoạt động huy động vốn trực tuyến đang thúc đẩy nhanh các thương vụ đầu tư ở Thung lũng Silicon. Giới đầu tư và những nhà sáng lập startup có thể gặp gỡ nhau qua ứng dụng hội họp trực tuyến Zoom, thay vì phải lên máy bay để đến một địa điểm họp

    Giới đầu tư cũng đang gửi các lời chào góp vốn đến các startup ngay cả trước khi tiến hành họp trực tuyến. Điều này khiến một số chuyên gia lo ngại tốc độ đầu tư và sự cạnh tranh gay gắt đang đẩy mức định giá vượt xa giá trị thực sự của các startup

    Larry Albukerk, người sáng lập quỹ đầu tư EB Exchange, đóng vai trò nhà môi giới giữa các nhà đầu tư và các nhân viên của một startup đang muốn bán cổ phần của họ, nói nhiều nhà quản lý quỹ đầu tư gọi điện cho ông và chào các mức giá điên rồ để mua lại cổ phần từ các nhân viên của Clubhouse
     
  13. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Cuộc chuyển giao tài sản lớn nhất lịch sử Mỹ đã bắt đầu
    Hàng nghìn tỷ USD từ thế hệ baby boomer sẽ đến tay những người thừa kế ở Mỹ trong một cuộc chuyển giao tài sản lớn nhất lịch sử nước này, khắc sâu thêm tình trạng bất bình đẳng

    Cuộc chuyển giao của cải giữa các thế hệ đang diễn ra ở Mỹ, và nó sẽ lấn át những lần chuyển giao trước đó, New York Times nhận định

    Trong số 73 triệu người thuộc thế hệ baby boomer, những người trẻ nhất đang bước sang tuổi 60, trong khi những người già nhất thế hệ này đã gần 80

    Sinh ra vào giữa thế kỷ XX tại Mỹ, thời điểm sự gia tăng tỷ lệ sinh diễn ra cùng lúc với sự phát triển vượt bậc sau thời kỳ suy thoái và Thế chiến II, những người thuộc thế hệ boomer đang dần qua đời với số lượng lớn hơn

    Hầu hết trong số họ sẽ để lại hàng nghìn USD, một ngôi nhà hoặc không nhiều của cải. Nhưng những người khác đang để lại cho người thừa kế của họ hàng trăm nghìn, hàng triệu hoặc hàng tỷ USD dưới nhiều loại tài sản khác nhau

    Năm 1989, nếu tính đến lạm phát, tổng tài sản gia đình ở Mỹ là khoảng 38.000 tỷ USD. Đến năm 2022, khối tài sản đó đã tăng gấp ba lần, đạt 140.000 tỷ USD

    Trong số 84.000 tỷ USD dự kiến được chuyển từ những người Mỹ lớn tuổi sang những người thừa kế Gen Y và Gen X cho đến năm 2045, 16.000 tỷ USD sẽ được chuyển giao trong thập kỷ tới

    Hưởng lợi từ bất động sản và cổ phiếu

    Ngày càng có nhiều người thừa kế không cần đợi đến khi những người đi trước qua đời mới được hưởng lợi trực tiếp từ tiền của gia đình, do xu hướng “cho đi khi còn sống” ngày càng phổ biến

    Douglas Boneparth, cố vấn tài chính của công ty New York phục vụ cho thế hệ millenials giàu có, cho biết: “Đó không còn là ‘hiện tượng sắp xảy ra’. Đó chính là những gì đang diễn ra ngày nay"

    10% hộ gia đình giàu có nhất sẽ chuyển giao phần lớn của cải. Trong số đó, 1% giàu nhất - nắm giữ của cải tương đương 90% còn lại và chủ yếu là người da trắng - sẽ quyết định phần lớn nhất của dòng tiền. 50% hộ gia đình nghèo nhất sẽ chỉ chiếm 8% giao dịch chuyển nhượng tài sản

    Lý do chính khiến những khoản tiền sắp được thừa kế lớn đến vậy là cách thế hệ boomer được hưởng lợi lớn từ đà tăng trên thị trường tài chính và nhà ở

    Giá trung bình của một ngôi nhà ở Mỹ đã tăng khoảng 500% kể từ năm 1983, thời điểm hầu hết người thuộc thế hệ baby boomer đang ở độ tuổi 20 và 30 - những năm lý tưởng để lập gia đình

    Khi các công ty Mỹ phát triển thành những gã khổng lồ toàn cầu, những người đầu tư mạnh vào thị trường chứng khoán thậm chí còn thu được lợi nhuận lớn hơn. Từ đầu năm 1983, thị trường chứng khoán đã tăng hơn 2.800%

    Baby boomer là thuật ngữ dùng để mô tả những người sinh trong giai đoạn 1946-1964, thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh sau Thế chiến II. Trong khi đó, thế hệ thiên niên kỷ (thế hệ millennial hay Gen Y) là những người sinh ra từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990

    Gen X là thế hệ nằm giữa thế hệ baby boomer và Gen Y, sinh trong giai đoạn 1965-1980

    Thế hệ "bánh mì kẹp"

    Tuy nhiên, việc chuyển giao của cải, giống với bất kỳ hiện tượng tài chính nào, sẽ có nhiều khía cạnh

    Nhóm người có thu nhập thấp hơn có thể chuyển đến ngôi nhà đã được cha mẹ trả hết nợ trong một thị trường nhà đất nóng - hoặc chỉ có thể nhận được một khoản tiền nhỏ vừa đủ trả nợ

    Nhiều người thuộc thế hệ millennials, Gen X và những người trẻ thuộc tầng lớp thượng trung lưu, dù được hưởng thừa kế, cũng sẽ phải vật lộn với những cơn đau đầu của “thế hệ bánh mì kẹp”. Họ sẽ cùng lúc phải đối phó với chi phí chăm sóc cha mẹ già và trẻ em

    Theo New York Times, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thị trường tài chính, thị trường lao động và chính trị chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc chuyển giao tài sản này

    Jennifer Doherty, nhà báo 33 tuổi, sống ở thành phố Union cùng chồng con. Mặc dù cô đã lên kế hoạch tự lo cho cuộc sống của mình, cô vẫn muốn có cơ hội sống thoải mái với tài sản thừa kế từ người ông

    Tuy nhiên, cha cô đã phải sử dụng ngân sách gia đình nhiều hơn dự tính để chi trả phí y tế và duy trì lối sống. Do vậy, cô Doherty đã từ bỏ kỳ vọng mình sẽ nhận được khối tài sản thừa kế lớn

    Vào tháng 9/2022, mặc dù lãi suất thế chấp cao hơn, cô và chồng vẫn có thể mua căn hộ chung cư ở thành phố Union. Tại đây, giá nhà trung bình dao động ở mức gần 500.000 USD, tăng khoảng 50% kể từ hè năm 2020

    Hai vợ chồng chia sẻ họ cảm thấy hơi áp lực khi nằm trong “thế hệ bánh mì kẹp”. Cô Doherty gần đây thường phải đi lại giữa New Jersey và New Orleans “khoảng một tháng một lần” để chăm sóc người mẹ 74 tuổi, người bắt đầu điều trị ung thư tuyến tụy vào tháng 3

    Hồi tháng 2, giá vé máy bay tăng 26,5% so với một năm trước đó, trong khi chi phí thuê người chăm sóc là 1.800 USD/tháng. "Tôi không biết làm thế nào mọi người làm điều đó. Có vẻ như bạn phải giàu có hoặc thực sự may mắn”, cô nói thêm

    Khi quá trình chuyển giao của cải diễn ra, các học giả và giới phân tích cho rằng nó sẽ khiến bất bình đẳng ngày càng trở thành trọng tâm của các cuộc tranh luận chính sách

    Joseph Brusuelas, nhà kinh tế trưởng tại công ty tư vấn RSM, cho rằng những thay đổi sẽ đến, nhưng chỉ khi nhóm người lao động được trả lương cao không còn đủ khả năng chi trả cho gia đình, nhà ở, chăm sóc người già và giải trí

    Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang hy vọng đẩy nhanh tiến độ của các chính sách công có liên quan đến việc giải quyết bất bình đẳng giàu nghèo

    Khoản ngân sách mới nhất được ông công bố đề xuất việc dùng doanh thu từ thuế tài sản hàng năm để bù đắp phần lớn chi tiêu cho các chương trình xã hội. Mức thuế tài sản dự kiến là tối thiểu 25% đối với các hộ gia đình có giá trị ròng từ 100 triệu USD trở lên

    David Kelly, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại J.P. Morgan Asset Management, cảnh báo vấn đề không phải chỉ đơn thuần là đánh thuế tài sản của nhóm giàu nhất và chia nó cho những người khác, đặc biệt là vì thuế tài sản có thể bị tòa án coi là vi hiến

    Ông Kelly và nhiều người khác nhận định rằng mặc dù khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng có thể là điều không thể tránh khỏi, vẫn có thể tìm ra những cách thức sáng tạo hoặc tiết kiệm chi phí để nâng cao mức sống cơ bản

    “Câu hỏi thực sự không phải là ‘tại sao người giàu lại giàu’ hay phải làm gì với điều đó. Đó là câu hỏi ‘tại sao người nghèo lại nghèo’ và phải làm gì với điều đó”, ông nhận định
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/3/24
  14. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Quỹ hưu trí và các trường đại học Mỹ thoái vốn khỏi Trung Quốc
    Các quỹ hưu trí công và các trường đại học của Mỹ đang đối mặt với áp lực phải thoái nhiều tỉ đô la vốn khỏi thị trường Trung Quốc trong bối cảnh cuộc đối đầu Mỹ – Trung ngày càng dâng cao

    [​IMG]
    Tòa nhà Texas State Capitol, nơi đặt trụ sở Quốc hội và văn phòng Thống đốc bang Texas. Quỹ hưu trí của nhân viên ngành giáo dục công bang Texas (TRTS) đã cắt giảm một nửa phân bổ vốn vào thị trường Trung Quốc chỉ còn 1,5% trong tổng tài sản 200 tỉ đô la của quỹ
    Luật liên bang và các tiểu bang đều có các quy định về việc không được sử dụng nguồn tài chính công để đầu tư vào Trung Quốc do các lo ngại về an ninh quốc gia. Giới lãnh đạo các quỹ và chính trị gia đều có chung một câu hỏi rằng liệu đồng đô la Mỹ có nên đến một quốc gia mà Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ xem là đối thủ cạnh tranh chiến lược hay không

    Hồi tháng 5, một nhóm Thượng nghị sĩ do Marco Rubio thuộc Đảng Cộng hòa dẫn đầu đã giới thiệu lại luật cấm quỹ hưu trí của nhân viên chính phủ liên bang và quân nhân Thrift Savings Plan (TSP) đầu tư vào các công ty niêm yết, đặt trụ sở hoặc kiểm soát bởi Trung Quốc hoặc bất kỳ “quốc gia đáng quan ngại” nào khác. TSP là quỹ hưu trí lớn nhất ở Mỹ với tổng tài sản trị giá 892 tỉ đô la

    Thượng nghị sỹ Rubio phát biểu khi công bố dự luật: “Quốc hội không thể ngồi yên và cho phép hội đồng quản trị TSP tài trợ cho sự trỗi dậy của Bắc Kinh với cái giá là sự thịnh vượng trong tương lai của nước Mỹ và lợi ích an ninh quốc gia”

    Hệ thống hưu trí khu vực công của Mỹ nắm giữ khoảng 5.600 tỉ đô la, theo Public Plans Data – chương trình hợp tác của Trung tâm nghiên cứu hưu trí tại Đại học Boston và Viện Nghiên cứu MissionSquare. Trung bình 7% số tiền này được phân bổ cho cổ phiếu của các thị trường mới nổi

    Các quỹ quyên tặng từ đóng góp cá nhân hay tổ chức cho các trường đại học vốn hưởng lợi lớn từ nguồn trợ dồi dào của công chúng và các ưu đãi về thuế của chính phủ. Nay, các quỹ này cũng phải đối mặt với sự giám sát với các dự án mà họ bỏ tiền vào

    Năm ngoái, Hạ nghị sỹ Greg Murphy, đại điện của đảng Cộng Hòa cho khu vực Bắc Carolina, đã đưa ra một dự luật trừng phạt các quỹ thuộc các đại học có quy mô hơn 1 tỉ đô la mà có đầu tư hay tài trợ cho các công ty Trung Quốc có tên danh sách các thực thể bị trừng phạt của chính phủ Mỹ

    Hồi tháng 4, Amnesty International USA đã đưa ra một báo cáo về 10 quỹ đầu tư lớn nhất của các trường đại học có bỏ vốn vào thị trường Trung Quốc. Amnesty International nói 7/10 quỹ trên bị tổ chức này xếp loại “không đạt” trong việc thẩm định đầy đủ về các vấn đề liên quan đến Tân Cương

    Một số quỹ hưu trí đã đưa ra quyết định cắt giảm hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc

    Mùa thu năm ngoái, quỹ hưu trí của nhân viên ngành giáo dục công bang Texas (TRTS) đã quyết định cắt giảm 50% phân bổ vốn vào Trung Quốc, giảm khoản đầu tư vào Trung Quốc xuống còn khoảng 1,5% trong số tài sản gần 200 tỉ đô la. Lúc đó, Ủy ban chính sách của TRTS ra thông cáo rằng: “Việc thay đổi tỷ lệ phân bổ giúp cải thiện chính sách đa dạng hóa danh mục đầu tư và phân bổ tài sản rộng hơn của TRTS”

    Trong tháng 7 này, Đại học Chicago và Quỹ Robert Woods Johnson (RWJF), một tổ chức từ thiện lớn về y tế công, sẽ tạm dừng các khoản đầu tư mới của Trung Quốc, tạp chí kinh doanh và công nghệ The Information đưa tin

    CalSTRS, quỹ hưu trí giáo dục công cộng của California và là một trong những quỹ lớn nhất ở Mỹ, đang trong quá trình chọn người quản lý mới cho quỹ đầu tư chứng khoán Trung Quốc. CalSTRS đang xem xét lại chiến lược đầu tư vào Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2022, quỹ nào đã đầu tư khoảng 3,7 tỉ đô la vào Trung Quốc

    Không chỉ các quỹ hưu trí Mỹ đang giảm đà đầu tư vào Trung Quốc

    Hồi tháng 6-2023, theo Financial Times, Caisse de depot et place du Quebec (CDPQ), một trong những quỹ lương hưu lớn nhất ở Canada với giá trị tài sản 300 tỉ đô la, sẽ tạm dừng các giao dịch tại Trung Quốc. Quỹ này cũng sẽ đóng cửa văn phòng tại Thượng Hải trong năm nay

    Vụ thoái lui của CDPQ diễn ra sau khi Quỹ hưu trí giáo dục Ontario trị giá 182 tỉ đô la xóa sổ nhóm đầu tư cá nhân tại Hồng Kông vào tháng 4. Trước đó, Quỹ quản lý đầu tư British Columbia trị giá 158 tỉ đô la quyết định cắt giảm khoảng 15% tỷ lệ tiếp xúc với Trung Quốc trong bối cảnh đối đầu giữa Ottawa và Bắc Kinh ngày càng gia tăng

    Cả ba quỹ đều trích dẫn rủi ro địa chính trị gia tăng do căng thẳng Mỹ – Trung, cũng như chiến dịch “Thịnh vượng chung” đang được cổ súy tại Trung Quốc
     
  15. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thịnh vượng chung

    [​IMG]

    Ngày càng nhiều người giàu Trung Quốc lo lắng về việc giữ tiền của họ ở đại lục và một số người đã coi Singapore là nơi trú ẩn an toàn


    Giới nhàu giàu Trung Quốc tìm "phương án khác"

    Kể từ khi các cuộc biểu tình làm gián đoạn nền kinh tế Hồng Kông vào năm 2019, những người Trung Quốc giàu có đã tìm kiếm những nơi thay thế để cất giữ tài sản của mình. Singapore đã trở thành 1 nơi hấp dẫn khi có cộng đồng lớn nói tiếng Quan Thoại và không giống như nhiều quốc gia, nước này không đánh thuế tài sản

    Xu hướng này dường như tăng lên vào năm ngoái sau khi Bắc Kinh đột ngột quản lý nghiêm ngặt ngành giáo dục và nhấn mạnh vào "sự thịnh vượng chung" - sự đủ đầy cho tất cả mọi người thay vì chỉ một số ít

    Điều này được tiết lộ theo các cuộc phỏng vấn của CNBC với các công ty ở Singapore đang giúp những người Trung Quốc giàu có chuyển tài sản của họ về thành phố thông qua cấu trúc văn phòng gia đình

    Văn phòng gia đình là một công ty tư nhân đảm nhận việc đầu tư và quản lý tài sản cho một gia đình giàu có. Ở Singapore, để thành lập một văn phòng gia đình thường cần tài sản ít nhất 5 triệu USD

    Trong 12 tháng qua, yêu cầu về việc thành lập văn phòng gia đình ở Singapore đã tăng gấp đôi tại Jenga, theo người sáng lập Iris Xu của công ty dịch vụ kế toán và doanh nghiệp 5 năm tuổi này cho biết. Cô cũng nói thêm rằng phần lớn các yêu cầu đến từ những người ở Trung Quốc hoặc những người di cư từ trong nước

    Khoảng 50 khách hàng của cô đã mở văn phòng gia đình ở Singapore. Mỗi người có tài sản ít nhất 10 triệu USD, cô Xu nói

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã tạo ra hàng trăm tỷ phú chỉ trong vài thập kỷ. Theo Forbes, có thêm hàng trăm người đã gia nhập vào bảng xếp hạng của họ vào năm ngoái. Dữ liệu cho thấy, con số này đã nâng tổng số tỷ phú USD ở Trung Quốc lên 626 người, chỉ đứng sau 724 tỷ phú của Hoa Kỳ

    Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục có biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ khi giới hạn chính thức 50.000 USD tiền ngoại hối một năm. Điều này đã hạn chế các lựa chọn đầu tư và giữ an toàn cho tài sản của các tỷ phú này

    Xu cho biết các khách hàng Trung Quốc của cô "tin rằng có rất nhiều cơ hội để kiếm tiền ở Trung Quốc, nhưng họ không chắc liệu họ có an toàn khi gửi tiền ở đó hay không", theo CNBC dịch lại

    "Thịnh vượng chung" và cách nhập cư bằng văn phòng gia đình

    Ryan Lin, giám đốc của Bayfront Law ở Singapore, cho biết nhiều người đã chuyển tài sản đến Hồng Kông, trước khi chuyển chúng đến Singapore

    "Xu hướng này đã bắt đầu kể từ cuộc biểu tình năm 2019 ở Hồng Kông khiến nhiều người Trung Quốc suy nghĩ về an toàn tài sản," Lin nói. Ông cho biết xu hướng này đã tăng lên vào năm 2021 sau khi có sự quản lý chặt chẽ đối với ngành giáo dục và sau tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về sự thịnh vượng chung

    Trong một bài phát biểu năm ngoái, ông Tập đã kêu gọi hạn chế thu nhập "quá mức" khi Trung Quốc tìm cách thực hiện tầm nhìn về sự thịnh vượng chung và giảm bất bình đẳng giàu nghèo

    Những nhận xét đó được đưa ra sau nhiều tháng tăng cường giám sát các công ty giáo dục và công nghệ lớn của Trung Quốc, cũng như các nhà phát triển bất động sản. Tất cả các ngành đã tạo ra khối tài sản khổng lồ cho các nhà sáng lập và giám đốc điều hành chỉ trong hai thập kỷ

    Cô Xu cho biết những hạn chế liên quan đến việc đi lại quốc tế cũng thúc đẩy sự quan tâm của giới nhà giàu Trung Quốc trong việc thành lập văn phòng gia đình ở Singapore. Đất nước này có chương trình nhà đầu tư toàn cầu cho phép những người trưởng thành đầu tư ít nhất 2,5 triệu đô la Singapore (1,8 triệu USD) đăng ký thường trú

    Kể từ khi đại dịch bắt đầu, một số công dân Trung Quốc nhận thấy rằng chính phủ Trung Quốc có thể tạm dừng các dịch vụ cấp và gia hạn hộ chiếu với lý do kiểm soát vi-rút

    Trả lời câu hỏi trực tuyến vào tháng 8 về việc tạm dừng hộ chiếu, Cục Quản lý Nhập cư Quốc gia Trung Quốc cho biết họ sẽ chỉ cấp những giấy tờ đó cho những người có lý do cần thiết hoặc khẩn cấp để rời khỏi đất nước

    Sự bùng nổ văn phòng gia đình của Singapore có thể kéo dài được bao lâu?

    Nhiều tỷ phú trên toàn thế giới đã sử dụng văn phòng gia đình để quản lý tài sản của họ. Singapore cũng trở nên hấp dẫn khi vị trí của nó mang lại cho các nhà đầu tư các cơ hội đầu tư khác ở châu Á

    Kể từ cuối năm 2020, người sáng lập Bridgewater, Ray Dalio và người đồng sáng lập Google là Sergey Brin, đã mở văn phòng gia đình ở Singapore để tận dụng chính sách thuế thân thiện của nước này, theo báo cáo của Bloomberg

    Vào năm 2020, có khoảng 400 văn phòng gia đình ở Singapore, theo Ủy ban Phát triển Kinh tế của quốc gia. Cơ quan chức năng đã không cập nhật con số kể từ cuối năm 2021 và không đưa ra bình luận bổ sung cho CNBC

    Các công ty địa phương hỗ trợ thành lập văn phòng gia đình ở Singapore ước tính hiện có thể có thêm hàng trăm công ty khác

    Xung đột Nga-Ukraine đã mang đến sự bất ổn cho những công dân Trung Quốc muốn mở văn phòng gia đình tại Singapore

    Trái ngược với nỗ lực của Trung Quốc nhằm đưa ra lập trường trung lập về cuộc xung đột, Singapore đã cùng với Mỹ và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vào đầu tháng này, được cho là đã đóng băng các tài khoản ngân hàng địa phương do các cá nhân và tổ chức bị trừng phạt của Nga nắm giữ

    Jenga của cô Xu cho biết tin tức về việc đóng băng tài sản đã khiến một số khách hàng tiềm năng người Trung Quốc tạm dừng kế hoạch mở văn phòng gia đình tại Singapore

    Tuy nhiên, Xu và Lin từ Bayfront cho biết nhu cầu từ những người Trung Quốc muốn mở văn phòng gia đình ở Singapore đã tăng trong năm nay với tốc độ tương tự như năm 2021

    Nhưng không rõ liệu sự quan tâm đến Singapore có đồng nghĩa với việc thành phố đã đạt được lợi thế đáng kể trong cuộc cạnh tranh lâu dài với Hồng Kông như một trung tâm tài chính hay không

    Singapore đang xem xét một loạt các loại thuế tài sản - bao gồm thuế thu nhập từ vốn, cổ tức và thuế tài sản ròng đánh vào cá nhân, Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong nói với CNBC vào tháng trước

    Cô Xu nói rằng các chuyên gia tài chính Hồng Kông có bề dày thành tích trong việc quản lý tiền và một số nhà quản lý tài sản Hồng Kông sẽ đến Singapore để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

    "Nếu Singapore không thể bắt kịp trong việc cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản chất lượng, tài sản của Trung Quốc sẽ vẫn được quản lý bởi các chuyên gia từ Hồng Kông. Xét cho cùng, các văn phòng gia đình không bị hạn chế về nơi họ đầu tư," cô nói
     
  16. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Gia tộc sở hữu ngân hàng UOB đau đầu tìm người kế vị
    Đế chế ngân hàng giàu có nhất Singapore sắp về tay người ngoại tộc

    Thời điểm Wee Cho Yaw qua đời hồi đầu tháng này, hưởng thọ 95 tuổi, 5 người con của ông đều đang nắm những vai trò quan trọng trong triều đại ngân hàng giàu nhất Singapore, đồng thời tạo nên khối tài sản trị giá 10 tỷ USD. Con trai cả của ông, Wee Ee Cheong, 71 tuổi, lãnh đạo United Oversea Bank (UOB) từ năm 2007, trong khi hai con trai và hai con gái khác của ông, đều trên 60 tuổi, giữ vai trò quản lý những mảng kinh doanh khác trong đế chế

    Tuy nhiên, những đứa cháu thuộc thế hệ thiên niên kỷ hầu hết đều theo đuổi niềm đam mê kinh doanh riêng, từ nhà hàng 3 sao Michelin cho đến chuỗi cửa hàng giặt khô hay trang web bán các tác phẩm nghệ thuật châu Á

    Khi được hỏi tại một cuộc họp về kế hoạch kế nhiệm, Ee Cheong ám chỉ rằng ông sẵn sàng đón nhận người ngoại tộc, đồng thời đang cho phát triển “nhóm” đồng nghiệp trẻ tuổi để xây dựng đội ngũ chuyên gia tài năng

    UOB là một trong những công ty cho vay gia đình lớn cuối cùng ở Singapore. Cha của Cho Yaw, Wee Kheng Chiang, thành lập UOB vào năm 1935 và hiện gia tài này đã lên tới 35 tỷ USD. UOL Group là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Singapore

    “Các con của Wee Cho Yaw đều đã đến tuổi nghỉ hưu. Điều này cho thấy sắp có một lớp kế nhiệm lãnh đạo khác”, Marleen Dieleman, giáo sư Trường Kinh doanh IMD ở Singapore, cho biết

    Trong ít nhất 2 thập kỷ, 5 người con của Cho Yaw đã sớm tiếp quản đế chế. Điều này cho thấy Cho Yaw đã mở đường kế vị từ rất sớm. Ông thôi giữ chức chủ tịch UOB vào năm 2013

    Tuy nhiên ông Wee Cho Yaw, được biết đến là ông trùm ngân hàng cuối cùng của Singapore, vẫn tham gia vào các công việc kinh doanh của gia đình cho đến khi qua đời. Những năm tháng cuối cùng, ông vẫn làm việc sáu ngày một tuần tại tòa tháp UOB bên bờ sông Singapore. Vào thời điểm qua đời, ông là chủ tịch của 6 công ty, trong đó có UOL và Tiger Balm-maker Haw Par Corp, đồng thời nắm giữ số cổ phần trị giá 3,2 tỷ USD tại UOB

    Trong tiểu sử năm 2014, ông Wee bày tỏ mong muốn rằng các cháu của mình sẽ nắm giữ vai trò nổi bật trong công việc kinh doanh của gia đình. Cho đến nay, điều đó đã không xảy ra

    “Nếu các thành viên trong gia đình quan tâm thì họ rất được chào đón. Tôi nghĩ họ cần niềm đam mê, họ cần tình yêu, họ cần khao khát được trở thành một phần của đế chế”, Ee Cheong nói về người có thể kế vị ông

    Đối với gia tộc Wee, không thiếu người thừa kế tài sản tiềm năng. Theo cáo phó được công bố, vị chủ tịch này có 16 cháu và 22 chắt, song hầu hết đều đã đi theo con đường riêng của mình

    Con trai cả của Ee Cheong, Wee Teng Wen, là đối tác quản lý của The Lo and Behold Group. Công ty này sở hữu và điều hành Odette, một trong số ít các nhà hàng Michelin ba sao ở thành phố

    [​IMG]
    Một người con trai khác, Wee Teng Chuen, thì từ bỏ bộ phận ngân hàng doanh nghiệp vào năm 2020 để tham gia một nền tảng quản lý bất động sản nhỏ. Anh cũng đồng sáng lập với anh trai mình một chuỗi cửa hàng giặt khô For the Love of Laundry

    Một người cháu khác của Cho Yaw, Alexandra Eu, lựa chọn kết hôn với người thuộc dòng họ Kuok. Sau thời gian tham gia chương trình liên kết quản lý và sau đó là làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tư nhân tại UOB, giờ đây bà hiện đang đồng sở hữu một quán cà phê cùng một trang web bán các tác phẩm nghệ thuật châu Á

    Quay trở lại khoảng thời gian trước đây, cố chủ tịch Cho Yaw đã giúp xây dựng danh mục đầu tư bất động sản trải rộng. UOL hiện quản lý khối tài sản trị giá hơn 20 tỷ đô la Singapore (15 tỷ USD), đồng thời là nhà phát triển bất động sản niêm yết lớn thứ hai ở Singapore, sau City Developments Ltd

    Người cháu duy nhất cùng thành công trong lĩnh vực bất động sản là Jonathan Eu. Anh tốt nghiệp trường Wharton và đứng đầu Singapore Land Group - một công ty con của UOL trị giá khoảng 2 tỷ USD. Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, Eu cho biết cổ phần của gia đình Wee trong công ty bất động sản cho đến nay vẫn được giữ nguyên

    “Là ngân hàng Singapore duy nhất hiện do gia đình điều hành, UOB trở nên độc nhất. Tuy nhiên, do thiếu sự góp mặt của các cháu chắt, nhiều khả năng UOB sẽ bị quản lý bởi người ngoài”, Sarah Jane Mahmud, nhà phân tích ngân hàng tại Bloomberg Intelligence, cho biết

    Cố chủ tịch Cho Yaw nhận thức rõ những khó khăn khi duy trì công việc kinh doanh cùng gia đình. Năm 2004, ông từng vất vả phản đối nỗ lực của nhà đầu tư nhà nước Temasek Holdings Pte nhằm mua lại cổ phần của gia đình ông tại UOL. Trước khi qua đời, Cho Yaw nắm giữ khoảng 30% cổ phần

    Cho Yaw khi còn sống chia sẻ ông không biết liệu thế hệ thứ tư có tiếp quản đế chế của mình hay không. “Tất cả những gì tôi có thể làm là hy vọng”, ông nói

    Trong tiểu sử xuất bản năm 2014, cố chủ tịch cũng cho biết ông thường duy trì mời đại gia đình đi ăn vào ngày Chủ nhật hàng tuần để giữ liên lạc. Ba người con là Wei Chi, Ee Cheong và Ee Lim đều sở hữu những căn nhà gỗ sang trọng liền kề ở khu Camden Park gần nhà bố
     
  17. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Thị trường quản lý tài sản
    [​IMG]

    [​IMG]

    Khoác lên mình chiếc áo vest đen, ông Võ Trung Cương, Giám đốc Quản lý Quỹ, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quản lý Quỹ Thành Công (TCAM), bước vào khuôn viên bên bờ sông của một gallery hạng sang ở quận 7, TP.HCM vào một buổi sáng cuối tuần. Đây là nơi ông gặp hàng chục nhà đầu tư mà hầu hết đều có tài sản ước tính trên 1 triệu USD. Tại đây, ông chia sẻ những cập nhật mới nhất về xu hướng quản lý gia sản của giới siêu giàu trên thế giới và trong khu vực, đồng thời giới thiệu những giải pháp gia tăng tài sản bền vững qua nhiều thế hệ, khái niệm tuy còn mới mẻ tại Việt nam, nhưng đã là lựa chọn của hầu hết các gia tộc nổi tiếng giàu có xuyên suốt hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm trên thế giới

    Bên kia đường Nguyễn Văn Linh, ngồi sau quầy tính tiền tại quán trà sữa nhượng quyền, Hoàng Anh, 33 tuổi, tìm hiểu về những chứng chỉ quỹ để đầu tư khoản tiền hằng tháng 3 triệu đồng của cô

    GIỮ CỦA CHO “PHÚ NHỊ ĐẠI”

    “Đây là giai đoạn chín muồi để phát triển thị trường quản lý tài sản”, ông Cương của TCAM phân tích. Sự xuất hiện đầy đủ của một thế hệ có tài sản bắt đầu tư duy về việc phân bổ tài sản và đa dạng hóa rủi ro, cùng với thị trường tài chính đã triển khai tương đối đầy đủ công cụ để thực hiện việc đầu tư là cơ sở cho nhận định đầy lạc quan của ông Cương

    Đã bước vào tuổi nghỉ hưu, ông Đậu Văn Thảo đã hoàn tất việc chuyển giao quản lý tài chính của doanh nghiệp gia đình cho cậu con trai duy nhất là Đậu Thái Bình. Thế nhưng, hầu hết những khoản đầu tư trị giá nhiều tỉ đồng của gia đình vẫn do ông thực hiện, tất cả đều dưới hình thức bất động sản. “Tôi không để tiền trong ngân hàng”, ông Thảo nói khi được hỏi về việc đa dạng hóa hình thức đầu tư. Suốt cuộc đời hơn 4 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và chứng kiến giá đất luôn tăng tại một quốc gia đang trên đà phát triển, có mật độ dân số thứ 45 trên thế giới có lẽ giải thích cho sự ưa chuộng kênh đầu tư bất động sản ở ông Thảo và những người đồng niên với ông

    Danh mục đầu tư toàn bất động sản đã đem đến cho ông Thảo một rắc rối khác. Vào thời điểm thị trường bất động sản đóng băng trong những tháng cuối năm 2023, khi cần một số tiền lớn, ông biết sẽ phải bán tài sản ở mức giá thấp hơn đỉnh cao trước đây. Sau khó khăn này, khi được hỏi về việc ông có cân nhắc về việc phân bổ một phần tài sản vào thị trường tài chính như chứng khoán hay không, ông chỉ về phía cậu con trai xấp xỉ 40 tuổi và nói: “Chứng khoán thì Bình giỏi hơn tôi”

    [​IMG]

    Thực vậy, danh mục khách hàng do TCAM quản lý có nhiều người là “phú nhị đại”, tức những người kế thừa và tiếp quản gia sản. Có kiến thức về thị trường tài chính và tư duy mở, họ xem chứng khoán là một kênh đầu tư để đa dạng hóa rủi ro

    Ngành quản lý gia sản tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là quản lý việc phân bổ tài sản liên quan đến chứng khoán cho những nhà đầu tư có quy mô vốn lớn (từ 5 tỉ đồng trở lên). McKinsey ước tính thị trường tài sản tại Việt Nam vào khoảng 360 tỉ USD vào cuối năm 2022, tăng trưởng với tốc độ 11% mỗi năm để đạt đến quy mô 600 tỉ USD vào năm 2027. Tuy nhiên, tại Việt Nam, một số người lớn tuổi, sinh trước năm 1960 dường như vẫn quen với các kênh đầu tư truyền thống như bất động sản, tiền gửi, vàng và USD hơn là chứng khoán

    Tại các nước đã phát triển, mô hình quản lý gia sản đã trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa và đạt đến mức độ phổ biến nhất định và có thể hiểu như là dịch vụ tư vấn lên kế hoạch phân bổ tài sản ra nhiều kênh khác nhau như chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, vàng, phù hợp với khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính của từng khách hàng, nhằm hướng đến bảo toàn giá trị tài sản, tối ưu các nghĩa vụ về thuế thu nhập và sau cùng nhằm thuận lợi chuyển giao thừa kế

    [​IMG]

    Trước đây, chỉ có phần lớn là các nhóm ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ này thông qua nghiệp vụ ngân hàng tư nhân (private banking) của mình và thị phần nhỏ hơn thuộc về các công ty quản lý tài sản độc lập (asset management firm) có chuyên môn đầu tư đa dạng khắp các lớp tài sản khác nhau bên cạnh thị trường chứng khoán. Giờ đây, các bên Wealthtech nổi lên và tăng trưởng nhanh chóng khi áp dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm sử dụng các dịch vụ quản lý tài sản một cách trơn tru, minh bạch, tiết kiệm chi phí và thời gian đi đến các văn phòng trực tiếp

    Tại Việt Nam, ngành quản lý gia sản còn ở những bước chập chững đầu tiên, trong đó phổ biến nhất chỉ dừng lại ở dịch vụ thuộc khối khách hàng ưu tiên (priority banking) của các ngân hàng thương mại trong nước, dịch vụ thuộc khối private banking của các ngân hàng thương mại nước ngoài có hiện diện ở Việt Nam như HSBC và sau cùng là các công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên, phạm vi dịch vụ của họ là tư vấn phân bổ danh mục vào các kênh chủ yếu là thị trường chứng khoán, cụ thể là tập trung vào khách hàng thuộc giới siêu giàu và chủ các doanh nghiệp lớn

    Nhiều người ở độ tuổi ông Thảo ngần ngại khi đề cập đến thị trường chứng khoán, ngay cả những người từng đầu tư. “Thị trường thiếu minh bạch và dễ bị thao túng”, ông chủ 62 tuổi của một xưởng cơ khí Lâm Văn Nhẫn lắc đầu khi nói về thị trường chứng khoán. Mặc dù ông Trịnh Văn Quyết đã bị bắt giữ, nhưng hành vi thao túng giá cổ phiếu trong suốt 6 năm của họ cổ phiếu FLC gây ấn tượng mạnh đối với ông Nhẫn, người từng nghiêm túc tìm hiểu về thị trường từ nhiều năm trước khi cổ phiếu họ FLC làm chao đảo thị trường. Thiếu niềm tin chính là yếu điểm lớn nhất của ngành

    “Người dân chưa thực sự có niềm tin vào các tổ chức tài chính trong việc ủy thác tài sản của mình”, ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng Giám đốc của HDCapital, nhận xét

    [​IMG]

    Tuy ông Cương của TCAM cho rằng sản phẩm tài chính đã đủ đa dạng để phân bổ danh mục đầu tư tài chính, đồng nghiệp của ông tại HDCapital nghĩ chúng còn thiếu độ rộng và chiều sâu. Giới hạn về chuyên môn và sản phẩm đầu tư với đa dạng các kênh tài sản khiến công ty quản lý quỹ chỉ có thể tư vấn phân bổ danh mục vào kênh chứng khoán, còn ngân hàng thương mại thì chỉ có thể tư vấn các sản phẩm liên quan đến tiền gửi, bảo hiểm, các sản phẩm khác mà họ bán chéo

    Ngoài ra, trình độ chuyên môn và năng lực tư vấn của các giám đốc quan hệ khách hàng (RM) chưa đáp ứng được nhu cầu tư vấn và tối ưu trải nghiệm của khách hàng và việc chưa tận dụng được các lợi thế về công nghệ trong hoạt động tư vấn và báo cáo định kỳ là những khó khăn mà ông Long quan sát được

    ĐIỂM BÙNG NỔ CỦA NGÀNH QUẢN LÝ TÀI SẢN

    Trở lại năm 2017, khi thị trường quản lý quỹ bước vào giai đoạn hình thành. Trong vòng 5 năm kể từ năm 2017, AUM (tài sản được quản lý) bình quân cả ngành đã tăng 25% mỗi năm, trong khi tổng NAV (giá trị tài sản thuần) của các quỹ trên thị trường tăng trung bình 42% mỗi năm, ngoại trừ năm 2022. “Ngành quản lý quỹ đã đi qua giai đoạn hình thành và bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định”, ông Cương nói về việc giờ đây nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán chứng chỉ quỹ trực tuyến, ngay cả qua các ứng dụng tài chính như MoMo hay Fmarket

    [​IMG]

    Hoàng Anh đã chọn giao dịch tại nơi nhiệt tình hỗ trợ cô mở tài khoản trực tuyến nhất. “Một bên trả lời tôi bằng chatbot với những câu rất chung chung”, cô nói, “còn một bên dù tôi chuyển nhầm có 500.000 đồng nhưng họ đã tận tình giúp đỡ tra soát”. Với quy mô đầu tư hằng năm chưa đến 40 triệu đồng, cô nghĩ quỹ là lựa chọn tối ưu cho nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm như mình

    “Còn nhớ cách đây 10 năm, vào năm 2012 tổng AUM của cả ngành chỉ đạt 3,7 tỉ USD tương ứng 1,9% GDP. Đến năm 2022, con số này đã gấp 5 lần và đạt đến hơn 18,5 tỉ USD, tương ứng 5,5% GDP”, đại diện HDCapital ước tính

    Kể từ khi thành lập công ty quản lý quỹ đầu tiên vào năm 2003 tại Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư đã tăng lên 70 vào năm 2022. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư đã có những cải tiến, kèm theo sự ra đời của các quỹ mới, bao gồm quỹ mở, quỹ ETF (hoán đổi danh mục) và quỹ bất động sản

    [​IMG]

    Tuy nhiên, nếu xét về tương quan quy mô ngành so với các nền kinh tế trong khu vực, thì quy mô ngành quản lý quỹ ở Việt Nam còn tương đối thấp, mới chỉ tương đương 5,5% GDP. Trong khi đó, tỉ trọng này ở Trung Quốc là 10,7%, Thái Lan 29%, hay Malaysia 32%. “Tiềm năng của ngành quản lý quỹ là không thể phủ định”, ông Long nhận định khi xét đến lượng tiền nhàn rỗi và xu hướng tiết kiệm của người dân Việt Nam gần như đứng đầu Đông Nam Á, ở mức 33%, theo thống kê của World Bank

    Tương tự như dịch vụ quản lý tài sản, sản phẩm chứng chỉ quỹ mở tuy đã phổ biến hơn trước nhưng chưa có độ phủ rộng như kênh đầu tư chứng khoán trực tiếp. Thống kê của HDCapital cho biết có khoảng 53 triệu trong số 75 triệu người trưởng thành ở Việt Nam mở tài khoản ngân hàng, con số này gấp 7 lần số người mở tài khoản giao dịch chứng khoán, và gấp 40 lần số người có tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ

    VinaCapital tính toán nếu phát triển tương đương Thái Lan, thị trường quỹ mở Việt Nam sẽ có quy mô tài sản ròng tăng 50 lần so với mức hiện tại. “Tất nhiên là còn một số thách thức mà ngành quỹ cần phải vượt qua, nhưng tôi tin tưởng với sự đồng lòng cao giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các công ty quản lý quỹ, chúng ta sẽ sớm đạt mức tăng trưởng bứt tốc trong giai đoạn tới”, bà Nguyễn Hoài Thu, Tổng Giám đốc Điều hành, Quỹ Đầu tư Chứng khoán của VinaCapital, bình luận

    [​IMG]

    Bà Thu đánh giá tiềm năng phát triển của quỹ mở và quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện còn rất lớn nếu khung pháp lý và thuế được hoàn thiện, để tăng sự hấp dẫn cho quỹ hưu trí và phát triển mạnh mẽ mạng lưới phân phối cho 2 loại hình quỹ này. Ở các các thị trường có ngành quỹ phát triển như Đài Loan hay Hàn Quốc, quy mô tổng tài sản ròng của các quỹ mở có thể lên tới 60-67% GDP, còn các quỹ hưu trí đã luôn là nhóm nhà đầu tư tổ chức lớn nhất trên toàn cầu

    Việc cung cấp thêm sản phẩm đa dạng chắc chắn sẽ là tiền đề tạo ra môi trường thuận lợi cho lĩnh vực quản lý quỹ và do đó cho phép ngành quản lý tài sản phát triển mạnh. Sự đa dạng sẽ tạo điều kiện cho bối cảnh đầu tư đa dạng và phức tạp hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. “Tuy nhiên, sự đa dạng này mang lại cả cơ hội và thách thức”, Tiến sĩ Lê Hồng Hạnh, Giảng viên Tài chính Đại học RMIT, bình luận

    Việc khai phóng toàn bộ tiềm năng của thị trường quản lý quỹ và quản lý tài sản phụ thuộc mạnh vào sự thiết lập khung pháp lý và thuế. Đối với nhà đầu tư và các công ty quản lý quỹ, khung pháp lý hỗ trợ với các điều khoản rõ ràng sẽ tạo niềm tin, từ đó sẽ cung cấp môi trường hoạt động ổn định đối với các bên liên quan. Ngoài ra, tại các thị trường cận biên như Việt Nam, nơi thường xuyên có biến động lớn trong thị trường, sẽ đòi hỏi nhà quản lý quỹ phải làm quen và đưa ra được các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả. Hơn nữa, để thị trường quản lý quỹ và quản lý tài sản vận hành trơn tru, cần phải có cơ sở hạ tầng thị trường đầy đủ, bao gồm nền tảng giao dịch, hệ thống thanh toán và dịch vụ lưu ký thông suốt

    [​IMG]

    BAO GIỜ BẮT KỊP SINGAPORE VÀ HONG KONG?

    Ở thời điểm hiện tại, ngành quản lý tài sản tại Việt Nam mang nhiều dáng dấp của việc quản lý tài khoản chứng khoán ở mức độ cao cấp hơn, cá nhân hóa cho từng khách hàng. Vẫn còn một khoảng cách lớn để đạt đến trình độ và quy mô như ngành quản lý tài sản trên thế giới, nơi khách hàng được tư vấn một danh mục đầy đủ các kênh đầu tư khác nhau

    “Chìa khóa để mô hình quản lý gia sản có thể triển khai rộng hơn ở Việt Nam không nằm trong tay khách hàng mà sẽ thuộc về nhiệm vụ của các bên cung cấp dịch vụ”, ông Long của HDCapital nói. Theo ông, điều quan trọng là các nhà tư vấn có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng, đồng thời xây dựng hệ sinh thái có chiều sâu, đa dạng và tận dụng công nghệ số hóa để tối ưu trải nghiệm của khách hàng

    Trong bối cảnh tài chính toàn cầu đang phát triển, lĩnh vực quản lý tài sản của Việt Nam đứng trước một thời điểm quan trọng. Hiện tại, thị trường Việt Nam tụt hậu so với các khung quản lý tài sản phù hợp tương tự ở các thị trường phát triển như Singapore và Hong Kong

    “Việt Nam có thể học được một số bài học quý giá từ câu chuyện thành công của Hong Kong và Singapore. Các trung tâm tài chính này đã xây dựng hệ sinh thái quản lý tài sản mạnh mẽ thông qua các sáng kiến chiến lược và khung pháp lý”, Tiến sĩ Devmali Perera tại Đại học RMIT, phân tích. Theo Tiến sĩ Devmali, Việt Nam nên tập trung vào việc tạo ra một cơ chế đầu tư có quy định chắc chắn, minh bạch và thân thiện với nhà đầu tư. “Thiếu niềm tin vào các tổ chức tài chính là vấn đề then chốt ở Việt Nam”, bà nói

    Thứ 2, các tổ chức quản lý tài sản nên hướng tới việc cung cấp các sản phẩm quản lý tài sản phù hợp có thể tiếp cận được thông qua cả các nhà quản lý mối quan hệ (như kênh vật lý) và qua các kênh kỹ thuật số. Điều quan trọng là ngành quản lý tài sản phải nắm bắt công nghệ tài chính và áp dụng các công cụ kỹ thuật số để quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ khách hàng và đánh giá rủi ro, đồng thời cung cấp một bộ sản phẩm đầu tư đa dạng

    Thứ 3, Việt Nam có thể tăng cường kết nối với các thị trường tài chính trọng điểm và các nước ASEAN để thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách thiết lập các hiệp định song phương với các trung tâm tài chính lớn

    Cuối cùng, điều quan trọng là cho phép cư dân ở Việt Nam thực hiện đầu tư tài chính ra nước ngoài và đa dạng hóa danh mục đầu tư ở cấp độ toàn cầu, đồng thời đưa ra các ưu đãi thuế hoặc miễn thuế liên quan đến ngành này. Đối với Việt Nam, việc áp dụng các chiến lược này không chỉ có nghĩa là sao chép các mô hình của Singapore và Hong Kong mà còn điều chỉnh chúng phù hợp với quỹ đạo tăng trưởng bối cảnh kinh tế đặc thù của mình

    “Bằng cách đó, Việt Nam có thể mở đường cho một ngành quản lý tài sản và đầu tư vững mạnh và linh hoạt, đồng thời đạt được mục tiêu 600 tỉ USD tài sản vào năm 2027”, Tiến sĩ Devmali Perera kết luận
     

Chia sẻ trang này