Tầm nhìn kỹ sư

Thảo luận trong 'Quốc Gia Lập Trình' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 1/9/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tầm nhìn kỹ sư
    CEO Nhật "Người Việt trẻ giỏi nhưng nhảy việc nhiều quá, làm chưa đủ 1 năm đã bỏ việc, chúng tôi không đủ niềm tin giao cho các bạn những dự án toàn cầu"
    [​IMG]

    Nhân lực công nghệ trẻ, giỏi là ưu điểm vượt trội khi so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước khác, vị giám đốc người Nhật có kinh nghiệm làm việc với các đối tác trên 40 quốc gia thừa nhận. Ông cũng nêu ra điểm trừ lớn nhất là người Việt trẻ có nhiều tham vọng trong công việc, dẫn tới tỷ lệ nhảy việc rất cao, chưa làm đủ 1 năm đã nghỉ…

    Nhật Bản đang thiếu hụt nguồn nhân sự IT liên quan đến các công nghệ mới cả về chất và lượng. Để giải quyết vấn đề đó, việc mở các công ty con ở các quốc gia có lợi thế về nhân lực IT như Việt Nam đang được đẩy mạnh

    Đề cập đến thế mạnh của nền công nghệ Việt Nam tại sự kiện "Hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4", ông Kunihiko Togawa - Giám đốc Công ty DTS Sofyware Vietnam - cho rằng nhân lực công nghệ trẻ, giỏi là ưu điểm vượt trội khi so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước khác

    Tuy nhiên, vị giám đốc người Nhật có kinh nghiệm làm việc với các đối tác trên 40 quốc gia thừa nhận rằng: Điểm trừ lớn nhất của người Việt trẻ là các bạn có nhiều tham vọng trong công việc của mình, dẫn tới tỷ lệ bỏ việc khá cao

    "Trong 1 năm làm việc các bạn đã nghỉ rồi. Có rất nhiều người như vậy... Tỷ lệ bỏ việc nhiều cũng khiến đội chi phí của DN lên rất nhiều. Tôi nghĩ đây là rào cản rất lớn", ông Togawa nhìn nhận

    Các bạn gắn bó với công ty trong thời gian rất ngắn, vì thế chúng tôi không có đủ niềm tin để giao cho các bạn những dự án lâu dài cũng như dự án mang tính chất toàn cầu

    Ông Shigenaka Keitaro - Giám đốc của Công ty phát triển phần mềm Toshiba Vietnam, trực thuộc Tập đoàn Toshiba - cũng đồng tình với ý kiến trên. Ông Keitaro đã sang làm việc tại Việt Nam được 2,5 năm. Và đội ngũ kỹ sư IT tuổi đời còn trẻ nhưng rất giỏi của Việt Nam là lợi thế lớn trong mắt ông

    Nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng để phát triển trong dài hạn và nhắm tới việc thực hiện những dự án toàn cầu thì rất khó giao cho Việt Nam

    "Các bạn gắn bó với công ty trong thời gian rất ngắn, vì thế chúng tôi không có đủ niềm tin để giao cho các bạn những dự án lâu dài cũng như dự án mang tính chất toàn cầu", ông Keitaro thẳng thắn

    Nhân lực luôn là thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA) do OECD nghiên cứu, Kết quả học tập của học sinh Việt Nam nằm trong Top 20 và đặc biệt giỏi về toán và khoa học là đó chính là nền tảng cho giáo dục đại học về công nghệ. Hiện tại có 290 trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam cung cấp đào tạo CNTT và có khoảng 55.000 sinh viên CNTT theo học hàng năm

    Theo đánh giá của HackerRank- Hoa Kỳ, Việt Nam là đất nước mà năng lực của các nhà phát triển phần mềm xếp thứ 1 ở Đông Nam Á và xếp thứ 23 trên toàn thế giới

    Vài năm trở lại đây, tỷ lệ bỏ việc, nhảy việc khá cao là một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị nhân sự của những công ty Nhật Bản tại Việt Nam, mà sự tranh giành nhân tài trong lĩnh vực IT giữa các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân

    Tạ Sơn Tùng - Chủ tịch HĐQT công ty gia công phần mềm Rikkeisoft - bạn trẻ từng được vinh danh trong danh sách Forbes Vietnam 30 under 30 năm 2014 cho biết nhân lực cũng là vấn đề công ty này gặp phải khi làm ăn tại Nhật, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ bỏ việc và nghỉ việc của những nhân sự có chuyên môn và trình độ ngày càng tăng cao

    Giải pháp công ty của Tùng đang thực hiện là tuyển dụng trực tiếp từ các trường đại học, đồng thời phái cử đội ngũ sang Nhật để học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ

    Một số giải pháp các diễn giả đưa ra để giảm tỷ lệ nhảy việc trong nhân sự ngành công nghệ là xây dựng hệ thống lương thưởng công bằng và văn hóa doanh nghiệp để giữ chân nhân tài

    Bảo Bảo
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    The Future of Software Is No Code
    Early digital computers weren’t very useful. Sure, they were far more powerful than the punch card tabulating machines that they replaced, but they were devilishly hard to program. Instructions needed to be written in assembly code, which was time consuming and difficult

    That system began to change when John Backus developed FORTRAN in the early 1950s, which replaced assembly language with command statements that compiled the lower level code into something that roughly resembled English. Later languages built on that basic logic, compiling commands of low-level code into something even simpler

    Today, companies like Quick Base, Mendix, and Zudy are pioneering a similar movement, attempting to transform code into visual interfaces. Much like in the shift from assembly code to FORTRAN, the underlying code is still there, but it can be represented more simply. These low-code/no-code platforms are beginning to disrupt how software powers enterprises

    Visual interface is the key to the power of no-code platforms

    The Cloud Disruption and the Application Programming Interface Economy


    Traditionally, technology favored large enterprises. Developing systems required a substantial investment in hardware, as well as expensive consultants to design the applications. Once they were built, they were also difficult to modify and upgrade, so systems would go for years — and sometimes decades — without being significantly upgraded

    “The attitude was, ‘we build it, you should like it,’” Jay Jamison, Senior Vice President of Strategy and Product Management at Quick Base, told me. So legacy systems prevailed and people just learned to work around them, making stuff up themselves on checklists and Excel spreadsheets. It wasn’t very efficient, but it basically worked

    The cloud disrupted many of these legacy systems by making powerful systems available to anybody with an Internet connection. Rather than having to pay upfront, even the smallest startup could access technology that rivalled what was available to large enterprises. Perhaps just as important, these systems could connect to other systems through Application Programming Interfaces (API)

    Cloud computing and APIs did much to give small, agile firms an advantage. Without legacy systems to hold them back, they could deploy cloud technologies much faster than their larger rivals and deliver better service to their customers. But no-code platforms are now helping larger enterprises to move with the speed and agility of startups

    Overcoming Legacy Systems


    As a senior executive in the facilities management industry, Bruce Squibb knows well the limitations of legacy systems. In facilities management, each project is essentially unique and systems need to adapt to different types of buildings, customer needs, maintenance schedules, and so on

    Squibb’s company Able Services, for example, recently won a contract to manage the janitorial services on several campuses for a large university. To effectively start up a business, you need to manage a lot of loose ends while also keeping managers, front-line employees, and customers on the same page. That’s a big job

    In an earlier age, most of this would have been handled with spreadsheets that would be sent back to a central office to be updated in a master report. However, Squibb’s team designed an application using Quick Base that automates much of what needs to be done, which helps his team to operate much faster, with more transparency, and with fewer errors

    Perhaps even more importantly, because Quick Base is a no-code platform, the application can be easily customized and augmented as the need arises. For example, if the customer institutes new facilities regulations or buys new equipment, the application can be altered to take these changes into account in as little as a few hours

    Flipping the Model


    In a very real sense, no-code platforms flip the traditional IT model. Rather than developers driving what an application should look like, line managers can become an active part of the process. Much of what they used to set up in Excel spreadsheets or checklists on clipboards, they can now do in cloud-based mobile applications

    “A big part of the benefit to no-code or low-code platforms is that they let you access elements of a development environment visually rather than actually writing the code yourself. That accelerates development and improves quality at the same time,” Marshal Worster, a Senior Director of Solution Architecture at Mendix, told me

    Visual interface is the key to the power of no-code platforms. Because it’s so easy to use, front-line managers and other nontechnical people can do front-end and basic functionality, such as building their own screens, designs, and features. Rather than trying to explain to developers what they want, they can show them

    Today, computers are on every desk and in every pocket

    Essentially, no-code and low-code platforms make good on the promises the agile software movement made over a decade ago. Yet rather than merely integrating software development into the rest of the enterprise, it is making it possible for the rest of the enterprise to integrate itself into software development

    Building an Agile Enterprise


    We’ve come a long way from the early days of computing, when computers were enormous machines hidden in back rooms, which could only be operated by an elite priesthood who were conversant in the arcane languages the machines could understand. Today, computers are on every desk and in every pocket

    No-code platforms help to match distributed functionality with distributed control. “No code is basically Agile for anyone,” Jay Jamison of Quick Base told me. “Where the agile software movement brought developers closer to business decisions, no-code platforms empower line managers to deliver value to the development process and, increasingly, to build things themselves”

    He also points out that when line managers can impact the development process, strategy and implementation can become much better aligned. “You’re talking about businesses being able to impact their strategy in a matter of days and weeks instead of months and years,” Jamison says

    Today, computers are less “high tech” than they are basic business tools, and the more power we can put in the hands of the people who use those tools every day, the better off we’ll be. The future of technology is always more human


    Greg Satell
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Lương kỹ sư IT tăng vọt
    Các công ty Nhật Bản đang đối phó với vấn đề thiếu hụt nhân tài CNTT bằng việc tăng lương thưởng hậu hĩnh cho nhân viên

    Mới đây, công ty NTT Data trực thuộc tập đoàn NTT đã công bố hệ thống bậc lương dựa trên hiệu suất mới nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và IoT. Theo hệ thống này, mức lương hàng năm sẽ ở mức từ 20 tới 30 triệu yên, tương đương từ 177.000 USD tới 266.000 USD, ngang bằng mức thu nhập của các cán bộ quản lý cấp cao của NTT hay nhân sự ở các công ty nước ngoài. Ngoài ra, không có giới hạn cho mức lương cao nhất dựa trên năng suất công việc. Mức lương trung bình của NTT đang ở 8,2 triệu yên (72.000 USD)
    [​IMG]

    Nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin di động LINE cũng mời gọi các kỹ sư IT mới ra trường với mức lương từ 10 tới 20 triệu yên một năm. Còn nền tảng thương mại điện tử ZOZO đã tuyên bố về mức lương cho các chuyên gia kỹ thuật siêu đẳng lên tới 100 triệu yên một năm

    [​IMG]
    Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, các ngành nghề khác cũng đang chứng kiến cuộc đua lương thưởng nhằm thu hút nhân tài. Fast Retailing, công ty điều hành hệ thống bán lẻ cho Uniqlo, đang tuyển dụng nhân sự IT nhằm phục vụ cho hệ thống logistics và dự báo nhu cầu, thậm chí còn tìm kiếm ở Thung lũng Silicon và các địa điểm nước ngoài khác với quảng cáo mức thu nhập từ 20 triệu yên, cao hơn nhiều nhân lực ở các bộ phận khác

    Dự kiến tới năm 2020, Nhật Bản sẽ thiếu khoảng 48.000 kỹ sư ở các lĩnh vực như AI và IoT, theo báo cáo của Bộ Kinh tế, Thương Mại và Công nghiệp Nhật Bản. Trong khi đó, thu nhập trong ngành IT tiếp tục tăng vọt. Những người nhảy việc trong ngành này nhận thấy lương hàng năm của họ tăng khoảng 19% so với cách đây 3 năm, và cao hơn trung bình toàn thị trường lao động khoảng 11%

    Các công ty nước ngoài cũng đang vật lộn nhằm thu hút được nhân sự IT có chất lượng. Những kỹ sư cao cấp ở Google hay các hãng công nghệ Mỹ khác thu nhập khoảng 300.000 USD tới 350.000 USD một năm, bao gồm cả phần thưởng, còn có những người ở mức 500.000 USD một năm. Mức thu nhập khủng đó đã kéo được hàng loạt kỹ sư của nhiều công ty Nhật, vốn bị kiềm chế bởi hệ thống lương chặt chẽ

    Nhằm giải quyết vấn đề trên, một số doanh nghiệp đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ, bao gồm cả tăng quyền lợi và thêm phần tự do. Vào năm 2017, SoftBank đã đưa ra hệ thống Super Flextime, cho phép người làm công có thể đến và về bất kỳ lúc nào họ mong muốn. Hệ thống này được áp dụng hơn 10.000 người lao động. Nhiều chuyên gia nhân lực khuyến nghị các công ty nên để chính lực lượng IT tham gia vào quá trình tuyển dụng để đạt được kết quả tốt nhất với những hiểu biết và đề xuất của họ

    Nikkei
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/22

Chia sẻ trang này