Xã Hội Thông Minh

Thảo luận trong 'Y Tế Số EHC' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 26/7/18.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Hiện thực hóa "xã hội siêu thông minh" hàng đầu thế giới
    Trong một thế giới CNTT&TT đang phát triển cùng với sự tích cực sử dụng và ứng dụng các mạng và IoT, CNTT & TT đang được tận dụng tối đa trong lĩnh vực sản xuất, chẳng hạn như trong "Industry 4.0" của Đức, "Advanced Manufacturing Partnership" của Hoa Kỳ, "Made in China 2025" của Trung Quốc. Những nỗ lực này nhằm dẫn đến sự thay đổi trong cái gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện đang được đặt ra dưới những hợp tác giữa chính phủ và tư nhân[​IMG]

    Từ đây, công nghệ thông tin được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa để "mọi thứ" hoạt động riêng biệt sẽ được kết nối thành "các hệ thống" bằng cách sử dụng không gian mạng. Hơn nữa, các hệ thống riêng biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có thể phối hợp và cộng tác, mở rộng phạm vi tự chủ và tự động hóa, tạo ra giá trị mới trong toàn xã hội. Điều này dự kiến sẽ mang lại sự thay đổi chuyển hóa trong một loạt các cấu trúc công nghiệp như sản xuất, hậu cần, bán hàng, vận chuyển, y tế và chăm sóc sức khỏe, tài chính và dịch vụ công, qua đó thay đổi cách mọi người làm việc và sinh sống và tạo động lực để thực hiện chất lượng cuộc sống cao và dồi dào cho người dân

    Đối với Nhật Bản nói riêng, nơi mà tác động của tỷ lệ sinh giảm và dân số già đang trở nên rõ ràng hơn, những nỗ lực này để tạo ra "các hệ thống" thông minh, sự phối hợp và hợp tác của chúng trong các lĩnh vực khác nhau ngoài khu vực công nghiệp sản xuất. Điều này rất quan trọng cho việc định hình sự tăng trưởng kinh tế và một xã hội khỏe mạnh, tuổi thọ cao, sẽ dẫn đến sự chuyển đổi xã hội hơn nữa hướng tới một xã hội đầy đủ trong đó mỗi cá nhân có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy sự lan rộng các thành quả khoa học và công nghệ, như CNTT&TT, vào các lĩnh vực và khu vực hiện nay chưa đạt được, và dự kiến sẽ tăng cường sức mạnh kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ

    Thông qua sáng kiến kết hợp không gian vật lý (thế giới thực) và không gian ảo bằng cách tận dụng tối đa công nghệ thông tin, Nhật Bản đề xuất một hình thức lý tưởng của xã hội tương lai: một xã hội siêu thông minh sẽ mang lại sự thịnh vượng cho người dân. Hàng loạt các sáng kiến nhằm thực hiện xã hội lý tưởng này đang được đẩy mạnh hơn nữa như "Xã hội 5.0". (Được gọi như vậy là để chỉ ra xã hội mới được tạo ra bởi những biến đổi do sự đổi mới khoa học và công nghệ sau Xã hội săn bắn hái lượm, Xã hội nông nghiệp, Xã hội công nghiệp và Xã hội thông tin.)

    1) Xã hội siêu thông minh (Xã hội 5.0)


    Một xã hội siêu thông minh (Xã hội 5.0) được mô tả như sau: Một xã hội có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho những người cần chúng vào đúng thời điểm và đủ khối lượng; Một xã hội có khả năng đáp ứng chính xác đến nhiều nhu cầu xã hội; Một xã hội mà tất cả mọi người có thể dễ dàng có được các dịch vụ chất lượng cao, vượt qua sự khác biệt về tuổi tác, giới tính, vùng miền và ngôn ngữ, và sống một cuộc sống đầy sức sống và viên mãn

    Ví dụ, một xã hội như vậy sẽ phát triển và tạo ra một môi trường trong đó con người và robot và/hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) cùng tồn tại và làm việc để cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách cung cấp các dịch vụ tùy biến tin vi khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Xã hội đó cũng phải có khả năng dự đoán các nhu cầu tiềm năng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các hoạt động của con người, giải quyết các khoảng trống trong dịch vụ do sự khác biệt về vùng miền, tuổi tác,… và cho phép bất cứ ai cũng là nhà cung cấp dịch vụ

    Trong tương lai, với sự tiến bộ trong những nỗ lực hướng tới xã hội siêu thông minh, người ta không chỉ dự đoán được sự tích hợp của một số hệ thống như năng lượng, vận tải, sản xuất và dịch vụ, mà còn tích hợp các chức năng quản lý tổ chức như nhân sự, kế toán, pháp luật, cũng như giá trị công việc do con người thực hiện như nhân lực và sáng tạo ý tưởng, điều này sẽ dẫn tới việc tạo ra giá trị tiếp theo

    Mặt khác, do mức độ hợp nhất cao giữa không gian ảo và thế giới thực trong một xã hội siêu thông minh, thiệt hại mà các tấn công trên mạng có thể gây ra trên thế giới thực sẽ ngày càng trở nên trầm trọng và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, và các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, cần phải đạt mức độ cao hơn trong "bảo mật như một tính năng chất lượng" (Có nghĩa là an toàn và an ninh được cài đặt sẵn như các tính năng chất lượng dịch vụ thiết yếu, mà khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mong đợi). Những nỗ lực như vậy sẽ là một nguồn giá trị công nghiệp và khả năng cạnh tranh quốc tế

    2) Các nỗ lực cần có để thực hiện xã hội siêu thông minh


    Để thực hiện được một xã hội siêu thông minh, "vạn vật" khác nhau cần phải được kết nối qua mạng, tạo ra những hệ thống tiên tiến cao từ những vật này và tích hợp nhiều hệ thống khác nhau để chúng có thể phối hợp và cộng tác với nhau. Sự tích hợp này cho phép nhiều dữ liệu rất khác nhau (dữ liệu Web, dữ liệu hoạt động của con người, dữ liệu địa lý 3D, dữ liệu giao thông, dữ liệu quan sát môi trường, dữ liệu sản xuất và phân phối của công nghiệp và nông nghiệp, cũng như các dữ liệu khác) được thu thập, phân tích, và áp dụng trên tất cả các hệ thống phối hợp và cộng tác để liên tục tạo ra các giá trị và dịch vụ mới

    Tuy nhiên, sẽ không thực tế khi tin rằng có thể xây dựng ngay lập tức một khuôn khổ có khả năng cho phép điều phối và hợp tác tất cả các loại hệ thống. Hướng tới mục tiêu này, 11 hệ thống đã được xác định và ưu tiên phát triển trong Chiến lược toàn diện 2015 dựa trên các vấn đề kinh tế và xã hội đòi hỏi nỗ lực quốc gia mạnh mẽ nhất. (Bao gồm: Tối ưu hóa chuỗi giá trị năng lượng, Xây dựng nền tảng thông tin môi trường toàn cầu, Duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiệu lực và hiệu quả, Đạt được một xã hội chống lại thiên tai, Hệ thống giao thông thông minh, Hệ thống sản xuất mới, Các hệ thống phát triển vật liệu tích hợp, Phát triển các hệ thống tích hợp chăm sóc cộng đồng, Hệ thống khách sạn, Hệ thống chuỗi thực phẩm thông minh và các hệ thống sản xuất thông minh). Bằng cách tăng sự tinh vi của các hệ thống cá nhân này, sẽ từng bước hướng tới sự phối hợp và hợp tác của chúng

    Trước tiên, thông qua hợp tác giữa ngành công nghiệp, viện nghiên cứu và chính phủ, cũng như các bộ và cơ quan liên quan, các sáng kiến nhằm nâng cao mức độ tinh vi của 11 hệ thống này sẽ được thực hiện liên tục dựa trên các nhiệm vụ được đặt ra như mục tiêu thực hiện cho từng hệ thống. Các trường hợp thành công và các vấn đề vướng mắc sẽ được chia sẻ trong tất cả các sáng kiến để cho phép áp dụng chéo trong hệ thống

    Bên cạnh các sáng kiến riêng lẻ cho 11 hệ thống, một nền tảng chung sẽ được xây dựng trong các giai đoạn sẽ cho phép phối hợp và hợp tác giữa nhiều hệ thống và có thể được sử dụng trong các dịch vụ khác nhau, bao gồm các dịch vụ mới chưa được dự đoán. Đặc biệt, vì khả năng tăng nhanh sự phối hợp của nhiều hệ thống và cải thiện khả năng cạnh tranh công nghiệp, các "Hệ thống giao thông thông minh", "Tối ưu hoá chuỗi giá trị năng lượng" và "các Hệ thống sản xuất mới" sẽ được phát triển thành các hệ thống cốt lõi. Sự phối hợp và hợp tác với các hệ thống khác như "Thúc đẩy các hệ thống chăm sóc cộng đồng tích hợp", "Hệ thống chuỗi thực phẩm thông minh" và "các Hệ thống sản xuất thông minh" sẽ được thực hiện càng sớm càng tốt để tạo ra giá trị mới trong nền kinh tế và xã hội

    Tuy nhiên, dựa trên khái niệm về bảo mật theo thiết kế, điều quan trọng là phải quảng bá những sáng kiến này trong khi kết hợp bảo mật vào hệ thống tổng thể từ giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế

    Dựa vào tất cả các yếu tố này, Nhật Bản thông qua hợp tác giữa ngành công nghiệp, viện nghiên cứu hàn lâm và chính phủ, cũng như các bộ liên quan, sẽ thúc đẩy các sáng kiến cần thiết để xây dựng nền tảng chung (nền tảng dịch vụ siêu xã hội thông minh [Xã hội 5.0]) sử dụng hiệu quả IoT để thực hiện xã hội siêu thông minh

    Cụ thể, điều này sẽ liên quan đến việc chuẩn hóa các giao diện, định dạng dữ liệu,... nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng dữ liệu giữa nhiều hệ thống, thúc đẩy việc phát triển và triển khai thử nghiệm công nghệ an ninh chung có độ tinh xảo cao chia sẻ cho tất cả các hệ thống và phát triển chức năng sẽ thực hiện quản lý rủi ro hợp lý

    Ngoài ra, các thông tin được cung cấp bởi hệ thống nền tảng chung của Nhật Bản, chẳng hạn như dữ liệu định vị ba chiều và dữ liệu định vị và dữ liệu khí tượng thu được từ Hệ thống vệ tinh Quasi-Zenith, Hệ thống tích hợp và phân tích dữ liệu (DIAS) và Cơ sở hạ tầng công chủ chốt Nhật Bản JPKI), Nhật Bản sẽ cung cấp khuôn khổ và phát triển các công nghệ liên quan sẽ cho phép sử dụng rộng rãi các dữ liệu này giữa các hệ thống

    Hơn nữa, để đáp ứng các hệ thống ngày càng phức tạp và quy mô lớn, Nhật Bản sẽ cần tăng cường phát triển các công nghệ cơ bản cho thông tin và truyền thông và xây dựng các chức năng đo lường xã hội sẽ cho thấy tác động của chúng đến nền kinh tế và xã hội cùng với các chi phí xã hội

    Hơn nữa, Nhật Bản sẽ thúc đẩy khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng các vấn đề liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân và trách nhiệm của các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ trong việc tăng cường các sáng kiến đạo đức, luật pháp và xã hội nhằm lồng ghép nhân văn và khoa học vào thực hiện thử nghiệm trong xã hội, thúc đẩy việc bãi bỏ quy định và cải cách hệ thống sẽ cho phép cung cấp và vận hành các dịch vụ mới và tạo ra các hệ thống và các quy định thích hợp

    Cùng với tất cả các sáng kiến này, Nhật Bản cũng sẽ nuôi dưỡng các nhà nghiên cứu NC&PT cần thiết để xây dựng nền tảng dịch vụ xã hội siêu thông minh, cũng như những người sử dụng nền tảng này để tạo ra giá trị và dịch vụ mới

    NASATI (Theo 5th Science and Technology Basic Plan, Japan)
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/5/21
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Vượt mặt Đức để xây xã hội thông minh 5.0

    [​IMG]
    Nếu như Cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung ở phạm vi nhà máy và sản xuất thì Xã hội 5.0 lại mở rộng ra mọi ngóc ngách của xã hội

    Sự suy thoái của tỷ lệ sinh, già hóa dân số, thảm họa tự nhiên, sự ô nhiễm, mất cân bằng giới tính, khủng bố, mật độ dân đô thị cao, thiếu tài nguyên thiên nhiên: Những vấn đề này nghe có vẻ như nền công nghiệp IT có thể giải quyết được ?

    Những doanh nghiệp Nhật Bản nói "YES" và được mang đến triễn lãm thương mại Cebit tại Hanover, Đức để giải thích lý do cho điều này


    Sự học hỏi kèm khiếm tốn đã giúp Nhật Bản từ một nước khép kín, lạc hậu trở thành 1 cường quốc sánh vai với các nước châu Âu và đến những năm 1980, đất nước Mặt Trời mọc trở thành nước dẫn đầu về sáng tạo

    Giáo sư Ezra Vogel từng đề cập tới điều này trong cuốn sách nổi tiếng của mình: "Nhật Bản số 1: Những bài học cho nước Mỹ". Và giờ đây, Nhật Bản lại hướng tới một ý tưởng vô cùng táo bạo cũng như đi đầu trong vấn đề này

    Thậm chí tầm nhìn của người Nhật còn vượt lên trên cả Công nghiệp 4.0 - tòa nhà được xây dựng từ "nhà máy thông minh" mà cả thế giới đang hướng tới, vượt ra ngoài phạm vi "nhà máy", phạm vi mà Nhật Bản xây dựng chính là xã hội: Xã hội thông minh 5.0

    Nếu ví Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng thứ 4 trong công nghiệp của con người thì "Xã hội 5.0" là cuộc cách mạng xã hội thứ 5 của nhân loại


    Nhật Bản xây dựng xã hội 5.0 (Society 5.0)


    [​IMG]
    Đó chính là những gì Liên đoàn các doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) đề ra nhằm xây dựng nên một xã hội mới "siêu thông minh - smart society" và là nội dung chính của buổi diễn thuyết tại triễn lãm thương mại Cebit

    Vào tháng 4 năm 2016, chính phủ Nhật Bản ban hành Kế hoạch Công nghệ và Khoa học cơ ban thứ 5 (5th Science and Technology Basic Plan) nhằm hướng tới một xã hội siêu thông minh trong tương lai

    Xã hội 5.0 sẽ là bước tiến thứ 5 trong cuộc cách mạng xã hội của loài người mà Nhật Bản chính là quốc gia đi đầu, trong đó: Xã hội nguyên sơ đầu tiên là xã hội săn bắn (Hunting Society), tiếp đến là xã hội nông nghiệp (Agricultural Society), xã hội công nghiệp Industrial Society, xã hội thông tin (Information Society)

    Xã hội mới này sẽ mở rộng phạm vi làm việc cho cả người nước ngoài và phụ nữ, vốn là hai nhóm lao động có đóng góp không đáng kể trong nền công nghiệp của nước này, đồng thời giải quyết các bài toán nhân khẩu học đang làm đau đầu những nhà quản lý Nhật Bản

    Xa hơn vấn đề giải quyết việc làm, xã hội mới sẽ tìm kiếm một con đường mà công nghệ có thể giúp tất cả mọi người dân tham gia vào hoạt động xã hội, kể cả người già. Thay vì cạnh tranh khốc liệt, công nghệ sẽ mang lại sự hợp tác với cả doanh nghiệp nước ngoài

    Nguyên tắc để xây dựng "xã hội 5.0" là "phân tích dữ liệu nhờ sức mạnh trí tuệ nhân tạo (AI)", tận dụng tối đa sức mạnh công nghệ để nâng cao hiệu quả và giải quyết các vấn đề sản xuất hay xã hội

    Có thể nói, tuy đi sau Đức hay một số nước châu Âu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng những kết quả mà Nhật bản đạt được lại vô cùng đáng nể

    [​IMG]
    Nhật Bản đẩy mạnh ứng dụng robot vào sản xuất

    Quốc gia Mặt Trời mọc sử dụng robot cho sản xuất công nghiệp với tỉ lệ 300 robot/10.000 nhân công, đồng hạng 3 với Đức và chỉ sau Hàn Quốc (631 robot/10.000 nhân công), Singapore thứ hai (488 robot/10.000 nhân công) - số liệu thống kê của Liên đoàn Robot Quốc tế năm 2016

    Không những thế, Nhật Bản còn chiếm tới 52% nguồn cung robot cho thế giới

    Mới chỉ khởi động Chương trình "xã hội 5.0" vào năm 2016 nhưng những sáng kiến của nó đã lan rộng toàn nước Nhật, tất cả mọi người dân đều chia sẻ chung 1 tầm nhìn, mỗi tổ chức, xí nghiệp cũng đóng góp công sức xây dựng theo tầm nhìn xa này

    Là quốc gia thiếu tài nguyên, Nhật Bản xem tài nguyên dữ liệu là một dạng tài nguyên thay thế nhiên liệu, hay còn gọi là nền kinh tế kỹ thuật số. Trong đó dữ liệu được ví như "dầu mỏ thứ hai" của kỷ nguyên số

    Minh chứng rõ ràng nhất về tiềm năng của nguồn tài nguyên dữ liệu chính là 5 tập đoàn CNTT khổng lồ Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft còn được gọi là "Bộ năm quyền lực" (Frightful Five) hay FAMGA

    [​IMG]
    Mặc dù khai thác tài nguyên dữ liệu không phải là vấn đề mới vì dữ liệu đã tồn tại từ rất lâu, nhưng chỉ trên giấy hoặc trong file Excel
    Hơn nữa, tài nguyên dữ liệu còn được phân tích hay khai thác thủ công bởi con người, việc đưa trí thông minh nhân tạo AI sẽ là một bước tiến mới nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên vô tận này

    AI còn tỏ ra ưu việt hơn con người trong công việc này vì khi phân tích dữ liệu đôi khi con người còn cần dùng đến "giác quan thứ sáu" và có thể sai sót nhưng các AI giờ đây có đủ trí thông minh, khả năng học hỏi để xử lý khối lượng thông tin khổng lồ nhanh chóng

    Điều này cũng nảy sinh 1 vấn đề mới: An ninh bảo mật dữ liệu. Nếu kẻ xấu có được dữ liệu của một công ty hay doanh nghiệp thì chắc chắn đó là một thảm họa thật sự, có thể mang tính sống còn với sự tồn tại của họ

    Tại Nhật Bản, Chính phủ và doanh nghiệp, xã hội đã cùng hợp tác để soạn ra luật quản lý dữ liệu nhằm giải quyết vấn đề nan giải này

    Vậy chương trình phát triển nền kinh tế kỹ thuật số - "Xã hội 5.0" của Nhật Bản khác các quốc gia khác ở chỗ nào ?


    Mỗi quốc gia đều có những cách tiếp cận khác nhau đối với nền kinh tế khai thác dữ liệu, nếu như Mỹ kiểm soát quá trình này "từ trên xuống" thông qua việc sản xuất mọi thứ ở Trung Quốc thì Đức và Nhật lại khác giống nhau về góc nhìn... từ dưới lên!

    [​IMG]
    Một xã hội thông minh nhờ ứng dụng AI vào mọi mặt của đời sống

    Chính vì lý do này nên cuộc cách mạng Công nghiệp công nghiệp 4.0 bắt nguồn từ Đức và "Xã hội 5.0" ở Nhật cũng có nhiều nét giống nhau, nhưng Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu nhưng không sử dụng mọi thứ

    Con đường cơ bản của xã hội 5.0 sẽ bao gồm: Không gian máy tính - thông tin - không gian vật lý - thế giới thực với sự kết hợp của hai yếu tố chính là Hệ thống Vật lý Máy tính - Cyber Physical Systems (CPS), vật thể thực được tăng cường và kết hợp thông tin

    Thông qua AI, quá trình này sẽ lọc lấy những thông tin thực sự cần thiết và quan trọng trong "đại dương dữ liệu" rồi chuyển "lên trên" để phân tích, chúng sẽ được lưu giữ trên các bộ nhớ đám mây

    Đến đây, con người mới tham gia vào quá trình phân tích xử lý các thông tin vì nó yêu cầu khả năng suy nghĩ sáng tạo mà hiện nay máy móc vẫn còn kém rất xa con người

    Yêu cầu năng lực của chuyên gia xử lý và phân tích dữ liệu, kỹ sư máy tính, chuyên gia an ninh mạng vì thế mà càng được yêu cầu cao hơn, để tìm kiếm nguồn nhân lực xây dựng cho "Xã hội 5.0", Nhật Bản tiến hành các chương trình đào tạo đặc biệt dành cho kỹ sư máy tính

    Tương lai Nhật Bản với "Xã hội 5.0"


    Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Expert (Nga), giám đốc bộ phận quan hệ chính phủ và công chúng của Tập đoàn Mitsubishi là Noritsugu Uemura cho hay

    Hiện nay Nhật Bản mới chỉ ở những bước đi đầu tiên của quá trình này và chưa thể trình diễn các kết quả cụ thể, nhưng đến Thế vận hội 2020 do Nhật Bản đăng cai, họ sẽ cho thế giới thấy được những kết quả ban đầu như hệ thống giao thông tự hành dùng cảm biển gắn trên xe, bản đồ 3D, tín hiệu định vị từ hệ thống vệ tinh nhằm tăng độ sai sót bé hơn 5cm

    Trong khi đó, hệ thống GPS hiện tại có sai sót khá lớn (5-10m), hay một hệ thống tương đương GPS của Nga là GLONASS cũng có sai sót đến 20m

    [​IMG]
    Dữ liệu sẽ được lưu giữ trên các bộ nhớ đám mây

    Ý tưởng về xã hội 5.0 mới chỉ được triển khai bước đầu nên những kết quả của nó vẫn chưa thật sự ấn tượng và rõ nét, thế nhưng chắc chắn rằng xã hội Nhật Bản sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong khoảng thời gian sắp tới

    Hãy cùng chờ tới Thế vận hội Mùa hè 2020 mà Nhật Bản đăng cai tổ chức để thấy được sự thay đổi này !

    [​IMG]

    Hoa Hướng Dương
     

Chia sẻ trang này