FPT Software

Thảo luận trong 'Quốc Gia Lập Trình' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 21/4/17.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Chủ tịch FPT Software
    Ngành phần mềm đang có giá trị xuất khẩu trên đầu người cao nhất

    Theo Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến, trung bình mỗi năm 1 cán bộ, nhân viên FPT Software làm ra khoảng 550 triệu đồng và nếu so với các ngành xuất khẩu của Việt Nam thì trừ dầu khí, than đá, phần mềm đang có giá trị xuất khẩu trên đầu người cao nhất

    Thông tin nêu trên vừa được ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) chia sẻ tại phiên tọa đàm về kinh nghiệm phát triển sản phẩm xuất khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, trong khuôn khổ Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2017 do Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương tổ chức hôm nay, ngày 20/4/2017 tại Hà Nội

    [​IMG]
    Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu phần mềm tại phiên tọa đàm của Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2017

    Giá trị gia tăng nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam còn thấp

    Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu kinh tế trao đổi thông tin, đánh giá cơ hội thị trường cho xuất khẩu; thảo luận về các biện pháp xúc tiến xuất khẩu, phát triển sản xuất, phát triển thị trường nhằm mục tiêu phát huy năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời đề xuất chính sách xúc tiến xuất khẩu, các giải pháp để nâng cao vị thế của Việt Nam thành một trong những quốc gia xuất khẩu có năng lực, đáng tin cậy, bền vững

    Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu năm 2017 được tổ chức với chủ đề “Nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho xuất khẩu Việt Nam” thu hút đông đảo các doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, các cơ quan quản lý tham dự, cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp trong nghiên cứu phát triển sản phẩm xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao

    Cũng tại Diễn đàn này, các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý phân tích, đánh giá những cơ hội thị trường, trao đổi các vấn đề còn tồn tại và nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp làm cơ sở đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần phát triển xuất khẩu ổn định, bền vững

    Trao đổi tại Diễn đàn, ông Bùi Huy Sơn - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) khẳng định, xuất khẩu là động lực cho tiến trình phát triển của Việt Nam. Nền kinh tế chuyển qua những bước ngoặt quan trọng và xuất khẩu là một trong những động lực chính góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho rằng: “Bối cảnh đã thay đổi và chúng ta phải xuất khẩu theo cách khác, nâng cao giá trị gia tăng trong từng đồng chúng ta xuất khẩu”

    Theo số liệu của Cục Xúc tiến Thương mại, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 176,6 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015. Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Cả nước có 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm hàng nông sản, thủy sản đạt 22,2 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2015. Tỷ lệ nội địa hóa một số ngành, trong đó có điện thoại di động đã được nâng cao. Kết quả xuất khẩu năm 2016 tương đối khả quan so với các năm trước tuy nhiên giá trị gia tăng nhiều nhóm ngành hàng như điện tử gia dụng, điện tử công nghệ cao… vẫn còn thấp

    Nhấn mạnh việc cần nhìn lại hoạt động xuất khẩu để có giải pháp nâng cao giá trị cho xuất khẩu Việt Nam, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập nhận định con số hơn 176 tỷ USD doanh số xuất khẩu mà Việt Nam đạt được năm 2016 (tăng trưởng 9%) là hết sức cố gắng, được coi là tăng trưởng “nóng” của xuất khẩu; tuy nhiên mới chỉ dựa trên việc tăng số lượng, sản lượng chưa chưa sâu về chất lượng

    Đơn cử như, với sản phẩm công nghiệp, theo ông Hải, chủ yếu vẫn là gia công, tức là nhập khẩu các nguyên phụ liệu từ nước ngoài về và lắp ráp, khâu vá để đưa ra sản phẩm. “Chúng ta cũng đã tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu như giầy dép, điện thoại…, có yếu tố Made in Vietnam nhưng phần giá trị tạo ra ở Việt Nam còn rất thấp”, ông Hải nói

    Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cũng nhận định: “Việt Nam muốn chen chân vào giá trị gia tăng cao ở khâu công nghệ khó khăn lớn hơn rất nhiều so với bên phân phối, thương hiệu, marketing. Tăng giá trị gia tăng dựa vào R&D là việc khó và hiện có FPT, Viettel “mon men” thực hiện”

    "Giá trị gia tăng của ngành phần mềm rất ổn"

    Đáng chú ý, trao đổi tại phiên tọa đàm chuyên đề tại Diễn đàn, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến đã chia sẻ những bài học thành công của doanh nghiệp đã có 17 năm xuất khẩu phần mềm. “Chúng tôi có hơn 10.000 kỹ sư, lập trình viên. Trung bình mỗi cán bộ, nhân viên FPT Software làm ra khoảng 550 triệu đồng/năm. Nếu so với các ngành xuất khẩu của Việt Nam thì trừ xuất khẩu dầu khí, than đá, ngành phần mềm có giá trị xuất khẩu trên đầu người cao nhất”, ông Tiến nói

    Cũng theo ông Tiến, điều đáng khoe nhiều hơn chính là giá trị gia tăng cao của ngành phần mềm. Ông Tiến phân tích: “Xuất khẩu hơn 30 tỷ USD điện thoại thì nhập khẩu cũng 25 tỷ USD (tức là trong 100 USD giá trị xuất khẩu thì chỉ có khoảng 20 - 30 USD do người Việt làm ra), phần giá trị gia tăng Việt Nam làm được rất ít. Ngành chúng ta làm chính như lúa gạo thì hóa ra giá trị gia tăng của nông dân làm ra là 50% còn lại là nhập phân bón thuốc trừ sâu. Với ngành phần mềm chúng tôi, cứ 100 USD xuất khẩu thì có 84 - 86 USD do người Việt Nam làm ra. Như vậy, giá trị gia tăng của ngành phần mềm rất ổn”

    [​IMG]
    Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến chia sẻ: "FPT Software chỉ thiếu người, còn mục tiêu đạt doanh số 1 tỷ USD vào năm 2020 hoàn toàn không xa xôi”

    Vị Chủ tịch FPT Software cũng lưu ý đến điểm đặc biệt thị trường phần mềm - một thị trường không giới hạn. “Thị trường phần mềm có doanh số 994 tỷ USD. Năm ngoái, chúng tôi mới chỉ làm được 230 triệu USD trong tổng số 944 tỷ USD giá trị của thị trường. Đây là thị trường không giới hạn, vấn đề giới hạn là năng lực của chúng ta mà thôi. Hàng triệu kỹ sư phần mềm của cả thế giới đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu công việc. Ngành này sẽ luôn luôn thiếu người”, ông Tiến cho biết

    Đề cập đến năng lực của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, ông Tiến tự tin: “Khách hàng của chúng ta hiện là những nước giàu nhất thế giới và họ đều cần đến những kỹ sư học ở Việt Nam, làm ở Việt Nam nhưng làm cho khắp thế giới. Chúng ta có một lực lượng trẻ, khỏe vì học cần làm việc từ 10 - 14 tiếng/ngày”

    Nhấn mạnh cơ hội lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ xu hướng chuyển dịch số, ông Tiến cho rằng, cả thế giới đang chuyển dịch nhu cầu ngày càng cao, ít nhất là trong 15 năm tới; vì vậy việc nghiên cứu vào phần mềm là hướng đi hoàn toàn có thể lựa chọn

    Người đứng đầu FPT Software cho biết thêm, doanh số của FPT Software năm 2016 là 230 triệu USD nhưng mục tiêu công ty đặt ra là đến năm 2020 sẽ đạt doanh số 1 tỷ USD. “Tôi không biết có bao nhiêu doanh nghiệp dám đặt tốc độ tăng trưởng cao như vậy. Chúng tôi chỉ thiếu người, còn mục tiêu 1 tỷ USD hoàn toàn không xa xôi”, ông Tiến nói

    M.T
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    FPT đang đi trước Ấn Độ trong mảng digital
    Trả lời phỏng vấn trên báo Nikkei của Nhật, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết, tại FPT Software - công ty con của FPT, 28% doanh thu đến từ các dự án liên quan đến digital. Trong khi đó, công nghiệp CNTT của Ấn Độ phải đến năm 2020 mới đạt tỷ lệ này

    Cũng trong loạt bài viết của Nikkei về FPT với tiêu đề “Tham vọng của gã khổng lồ CNTT Việt Nam” được đăng tải mới đây, người đứng đầu FPT nhận định, ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam đang thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Chính phủ Việt Nam và các tổ chức trong ngành công nghiệp CNTT đã bắt đầu kế hoạch tăng gấp đôi các chuyên gia CNTT vào năm 2020. Mục tiêu nhắm đến là nhu cầu phát triển hệ thống trên toàn thế giới. Đặc biệt, tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam - FPT - đang tập trung cho công tác đào tạo khoảng 10.000 kỹ sư phần mềm cho thị trường Nhật Bản

    FPT còn cố gắng đẩy nhanh tốc độ cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất để nâng cao vị thế của mình. Vào năm 2016, Tập đoàn FPT đã thành lập FPT Global Automotive (FGA), bộ phận chuyên nghiên cứu và phát triển xe tự hành. Trước đó, công ty cũng đã xúc tiến hợp tác cùng các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Mỹ và nỗ lực thúc đẩy IoT (Internet-of-Things), Cloud

    FPT là sự kết hợp giữa công ty phát triển offshore tận dụng chi phí nhân công giá rẻ và công ty công nghệ với các kỹ thuật tiên tiến nhất. Công ty IT Việt Nam sở hữu hai yếu tố này có thể trở thành đối tác tốt nhất đối với Nhật Bản

    Chủ tịch FPT - công ty CNTT lớn nhất Việt Nam "Đang đi trước Ấn Độ trong mảng digital"

    "Digital quyết định tương lai của 15 năm tới", Chủ tịch Tập đoàn FPT, tập đoàn lớn nhất của nền ICT Việt Nam, Trương Gia Bình, người được mệnh danh là Bill Gates của Việt Nam, cho biết. Nói về Việt Nam thì thường có ấn tượng phát triển off-shore nhưng FPT đang tích cực thúc đẩy đầu tư vào các công nghệ mới nhất mà trước hết phải kể đến xe tự hành. Theo ông Bình thì ngành công nghiệp ICT của Việt Nam đang thay đổi

    Xin ông cho biết xu hướng của ngành công nghiệp CNTT đang được chú trọng ?

    - Cụm từ “Digital Tranformation” hiện rất được chú ý. Toàn thế giới đang chuyển sang kỹ thuật số và sẽ quyết định trong vòng 15 năm tới. Công ty chúng tôi đang nỗ lực tham gia vào lĩnh vực này

    Cụ thể hơn, chúng tôi đầu tư vào những kỹ thuật tiên tiến nhất mà trước hết phải kể đến IoT (Internet-of-Things), AI (trí tuệ nhân tạo) cùng với open mainframe. Đây là hai lĩnh vực mà chúng tôi đang tập trung. Chúng tôi vừa bắt kịp công nghệ mới nhất, vừa đồng hành khách hàng trong công cuộc thoát khỏi mainframe - thứ có thể là yếu tố kìm hãm quá trình số hóa (digitalization)

    Tại FPT Software - công ty con của FPT, 28% doanh thu đến từ các dự án liên quan đến digital. Ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ phải đến năm 2020 mới đạt được tỷ lệ này. Chắc chắn chúng tôi đi trước Ấn Độ trong lĩnh vực digital. Tất nhiên, chúng tôi vẫn chưa hài lòng ở mức đó. Trong vòng 5 năm, 10 năm tới liệu có thể tiến gần mức 100% không? Đó vẫn còn là một thách thức với chúng tôi

    Ông có thể nêu cụ thể nội dung đầu tư vào các công nghệ tiên tiến nhất ?

    Nói gì đi nữa, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách hiện nay. Công ty chúng tôi hiện có 1.000 kỹ thuật viên xử lý các dự án chuyên ngành IoT. Tôi muốn nhanh chóng nâng con số này lên đến 10.000 người. Để đạt được điều đó thì việc cần làm không chỉ là tăng cường đào tạo các kỹ sư mới, mà còn phải làm sao để các kỹ sư hiện tại cũng có hứng thú với kỹ thuật mới

    Gần đây, chúng tôi đã tổ chức một cuộc thi phát triển của các ứng dụng liên quan đến AI, xe tự hành và đã thành công với 145 đội tham gia. Tháng 10/2017, chúng tôi muốn cho chạy thử xe tự hành tại campus của chúng tôi trên Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Chúng tôi dự định sẽ sử dụng để vận chuyển nhân viên


    Mục đích cuối cùng của chúng tôi là bắt tay với các công ty sản xuất ô tô để đưa vào sử dụng thực tế. Hiện tại thì chúng tôi đang phát triển ADAS (Hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao). Chúng tôi không tiện nêu tên công ty khách hàng nhưng hiện chúng tôi xúc tiến hợp tác với các công ty ô tô Mỹ và Nhật Bản

    Chúng tôi cũng sẽ tăng số lượng kỹ sư cloud theo hướng IoT mà tiêu biểu là kỹ sư "Predix" của General Electric (GE), tăng số lượng nhân viên có chứng chỉ lên 500 người. Hiện tại, chúng tôi cũng đã có 263 người có chứng chỉ "AWS (Amazon Web Services)" và sẽ tiếp tục tăng lên 500 người

    [​IMG]
    Chủ tịch FPT Trương Gia Bình trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp các doanh nghiệp Nhật Bản ngày 6/6/2017

    Mục tiêu mới của gã khổng lồ trong nền IT Việt Nam: Chú trọng thị trường xe tự hành

    "Trong tháng 10/2017, những chiếc xe tự hành sẽ được cho chạy tại campus của công ty chúng tôi. Tôi mong rằng các kỹ sư sẽ quan tâm tới việc này”, Chủ tịch FPT, tập đoàn CNTT lớn nhất của Việt Nam - Trương Gia Bình đã tiết lộ điều này

    Tại FPT Software, mảng kinh doanh chính là phát triển offshore vẫn tiếp tục tăng trưởng và không thấy có dấu hiệu chững lại. Cho dù vậy, Chủ tịch Bình vẫn không hài lòng. Ông đã đưa các dịch vụ số (digitalization services) vào mảng kinh doanh chính và đang dồn sức vào mảng này

    Digitalization services của FPT Software bao gồm IoT, Big Data, Analytics, Cloud, Mobility hiện chiếm 28% tổng doanh thu. Chủ tịch Bình tự tin khẳng định: "Chúng tôi đang đi trước Ấn Độ trong lĩnh vực digital”. Tuy nhiên, không có nghĩa là FPT sẽ nới lỏng tay với sự chuyển đổi số

    Xe tự hành là mảng kinh doanh quan trọng của FPT Software trong tương lai. Mục tiêu của FPT là năm 2020 sẽ đạt doanh thu 200 triệu USD/năm. Đồng thời, đây cũng là "biểu tượng" phản ánh tương lai mà FPT đang hướng tới. Nó biểu thị thái độ tập trung vào kinh doanh kỹ thuật số, đó cũng là một biểu tượng nhằm thu hút các kỹ sư để hỗ trợ sự phát triển của mảng này. Việc cho chạy xe tự hành trong campus của chúng tôi cũng nhằm thu hút sự quan tâm của các kỹ sư trong công ty để họ có động lực nâng cao kỹ năng

    Kế hoạch tăng số kỹ sư CNTT của Việt Nam, liệu có phải tin tốt lành cho Nhật Bản ?

    Việt Nam, với tư cách là điểm đến offshore hàng đầu ở nước ngoài của Nhật Bản, sẽ tăng gấp đôi các kỹ sư CNTT. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 300.000 kỹ sư IT, và đang có một kế hoạch đầy tham vọng là tăng lên tới con số 600.000 kỹ sư IT vào năm 2020. Kế hoạch này không phải là không liên quan đến Nhật Bản bởi nó có thể trở thành một chiếc thuyền cứu sinh cho sự thiếu hụt nhân lực CNTT tại Nhật Bản

    "Để đáp ứng nhu cầu CNTT trên thế giới, chúng tôi đang có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng các chuyên gia CNTT", ông Bình tiết lộ. Chủ trì kế hoạch là Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA). Ngoài ra, Chính phủ và nhân dân cùng bắt tay để tăng cường khả năng cạnh tranh của lĩnh vực CNTT

    Dù vậy, đào tạo từ đầu (từ chỗ chưa biết gì) là không khả thi. Đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành toán học, vật lý tại các trường đại học chuyển hướng sang thành kỹ sư IT sẽ giúp tăng số lượng nhân lực trong ngành này. Dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng, chương trình hỗ trợ các sinh viên tốt nghiệp đại học đăng ký lại vào các trường đại học và cao đẳng chuyên ngành IT và dễ dàng tìm kiếm việc làm trong các doanh nghiệp IT đã bắt đầu khởi động. Trong tháng 10/2017 sẽ chào đón thời điểm tuyển dụng của nhóm sinh viên đầu tiên

    So với các nước cung cấp nguồn nhân lực trên thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ, số lượng 3 triệu kỹ sư của Việt Nam chỉ bằng 1/10. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phát triển offshore cho thị trường Nhật Bản thì sự hiện diện Việt Nam không phải là nhỏ. Theo Cục Xúc tiến thông tin - công nghệ (IPA) “Sách trắng về nhân sự CNTT năm 2013", thì tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật Bản đặt hàng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam xếp bằng với Ấn Độ với tỷ lệ là 19,2%, tỷ lệ đặt hàng gián tiếp là 21,2% chênh lệch 8,8 điểm so với Ấn Độ, và tự hào xếp chỉ sau Trung Quốc

    Đối với doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản là một thị trường quan trọng. FPT Software, thuộc FPT, đơn vị chịu trách nhiệm phát triển off shore, có mức doanh thu xấp xỉ 25,6 tỷ Yên trong tài khóa 2016, mức doanh thu liên tục được gia tăng gấp khoảng 3 lần trong 4 năm. Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng chính là thị trường Nhật Bản. Vào thời điểm tháng 12/2016, doanh thu từ thị trường Nhật Bản chiếm 55,3%, doanh thu từ thị trường Mỹ chỉ chiếm 19,5%

    Chungta.vn
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    FPT SOFTWARE tăng 2 sao Top 100 outsourcing toàn cầu

    [​IMG]

    Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố FPT SOFTWARE là đại diện duy nhất của Việt Nam thuộc Top 100 nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài (outsourcing) toàn cầu. FPT tăng 2 sao so với đánh giá năm 2016

    Đây là lần thứ 4 liên tiếp FPT SOFTWARE được IAOP – Hiệp hội dịch vụ thuê ngoài chuyên nghiệp quốc tế, vinh danh trong danh sách này. Có hai nhóm là Leader (Lãnh đạo) và Rising Star (Ngôi sao đang lên)

    Top 100 dịch vụ outsourcing toàn cầu rất đa dạng, từ lĩnh vực công nghệ thông tin, dịch vụ tiện ích (facility services), bất động sản, quản lý vốn, sản xuất và kho bãi (logistic). IAOP xếp hạng dựa trên các tiêu chí: quy mô và tốc độ tăng trưởng (Size & Growth), độ hài lòng của khách hàng (Dilivery Excellence), chứng chỉ và giải thưởng (Awards & Certifications), khả năng đổi mới (Programs For Innovation), trách nhiệm xã hội (CSR)

    Đây là năm thứ 12 IAOP công bố danh sách này và FPT SOFTWARE là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất có mặt trong bảng xếp hạng trong 4 năm qua, bên cạnh các công ty lớn khác trên thế giới trong cùng lĩnh vực như Accenture; HCL Technologies, Tata Communications… Nhóm chuyên gia đánh giá gồm đại diện: IAOP; Frankfurt School of Finance & Management; Thomson Reuters; Rio Tinto…

    Trong ba năm qua, FPT SOFTWARE liên tục tăng trưởng khoảng 30%. Năm 2013 đạt mốc doanh thu 100 triệu USD. Năm 2014, con số này tăng lên 138 triệu USD, tăng 38%; năm 2015 là 181 triệu USD (31%) và năm 2016 là 230 triệu USD (27%)

    FPT SOFTWARE cũng nhiều năm liền nằm trong Top 100 dịch vụ outsourcing toàn cầu và Top 100 nơi làm việc tốt nhất. Với 11.000 CBNV, Phần mềm FPT là công ty xuất khẩu phần mềm số 1 Đông Nam Á. Đơn vị hiện có 25 văn phòng tại 13 quốc gia trên thế giới

    Năm 2016, FPT SOFTWARE tăng trưởng 26,2%, đạt mức doanh thu 230 triệu USD. Trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm 55%. Năm qua, FPT SOFTWARE cán đích 10.000 CBNV. Với cột mốc này, FPT SOFTWARE đang tiến gần hơn danh sách Top các công ty có quy mô nhân lực lớn trong khu vực châu Á và mục tiêu 30.000 người, 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020

    hienptt5
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    FPT ký 2 MOU với đại gia công nghệ và ngân hàng Đức
    Tập đoàn FPT đã ký kết 2 thỏa thuận hợp tác chiến lược với hai doanh nghiệp lớn của Đức, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

    Trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Đức, được tổ chức tại Berlin trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Đức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, FPT đã ký kết hai thỏa thuận hợp tác chiến lược với hai doanh nghiệp nước ngoài. Lễ ký đã diễn ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

    Cụ thể, FPT ký kết thỏa thuận hợp tác với Siemens, tập đoàn công nghiệp hàng đầu ở châu Âu, về việc khai thác MindSphere (nền tảng IoT mở dựa trên điện toán đám mây cho các ngành công nghiệp)

    [​IMG]
    Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Cộng hòa Liên bang Đức

    Đối với việc khai thác MindSphere, FPT và Siemens sẽ cùng hợp tác đào tạo khoảng 1.000 nhân lực tại Việt Nam liên quan đến MindSphere; cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số dựa trên nền tảng MindSphere cho tất cả các lĩnh vực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu

    Bên cạnh đó, FPT và Siemens sẽ cùng hợp tác để phát triển toàn bộ nền tảng MindSphere, cụ thể, FPT sẽ là đối tác của Siemens trong về tư vấn, phát triển ứng dụng, tích hợp hệ thống, phát triển công nghệ và kết nối thiết bị

    Thỏa thuận còn lại được FPT ký với BPCE International - công ty con của Ngân hàng BPCE, định chế tài chính lớn thứ hai tại Pháp. Theo đó, hai bên sẽ cùng hợp tác phát triển các giải pháp liên quan đến lĩnh vực ngân hàng số

    Trước đó, bên lề buổi gặp gỡ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với gần 30 doanh nghiệp hàng đầu của Đức, nhiều doanh nghiệp như Siemens, BMW, Deutsche Bank, Talanx, Schaeffler, Airbus Defense & Space, Philips Lighting, ngân hàng BPCE International đã bày tỏ mối quan tâm tìm hiểu cơ hội hợp tác với FPT trong lĩnh vực điện số hóa, công nghệ thông tin, ủy thác dịch vụ phần mềm….

    “Siemens đang hợp tác với FPT về công nghiệp 4.0 và muốn tham gia vào ngành công nghiệp năng lượng xanh, y tế…, và sẵn sàng hợp tác với các đối tác Việt Nam để đảm bảo cơ hội được đào tạo cho giới trẻ Việt Nam”, ông Cedrik Neike, Ủy viên HĐQT Tập đoàn Siemens cho biết

    Trong khi đó, ông Karsten Vierke, Tổng giám đốc Philips Lighting DACH đánh giá cao sự hợp tác với FPT trong lĩnh vực hệ thống chiếu sáng thông minh, IoT và xây dựng đô thị thông minh. Ông Karsten cũng khẳng định tích cực tìm các cơ hội hợp tác đầu tư cùng FPT, áp dụng công nghệ thông minh nhằm giảm chi phí điện lực đến 65%

    Phát biểu nhân sự kiện này, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT nhấn mạnh rằng, việc đồng hành với các tập đoàn công nghệ lớn là một bước đi quan trọng để FPT nhanh chóng xây dựng năng lực và cung cấp các dịch vụ, giải pháp công nghệ hiệu quả thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các khách hàng tại Việt Nam và trên toàn cầu

    “Hiện chúng tôi đang là đối tác về công nghệ Cloud, IoT của các tập đoàn lớn như General Electric, Amazon Web Services…”, ông Bình nói

    Nhã Nam
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Airbus 'bắt tay' FPT
    FPT Software sẽ cùng Airbus phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực hàng không trên nền tảng Skywise

    Công ty FPT Software đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Airbus chiều nay (14/12). Theo đó, FPT Software sẽ đào tạo 500 lập trình viên để phát triển các giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành hàng không dựa trên nền tảng Skywise

    Skywise là nền tảng công nghệ dữ liệu mở trong lĩnh vực hàng không được Airbus ra mắt tháng 6/2017. Với khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, Skywise sẽ giảm bớt sự gián đoạn của các chuyến bay, giảm chi phí bảo trì, tối ưu hóa hoạt động bay. Các hãng hàng không có thể lưu trữ, truy cập, quản lý và phân tích các dữ liệu này mà không cần phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng

    Đồng thời, FPT Software cũng tham gia đào tạo về Skywise cho các khách hàng của Airbus và những đơn vị sử dụng nền tảng này trên toàn cầu. FPT và Airbus sẽ cùng đầu tư vào việc cung cấp giao diện lập trình ứng dụng (API) cho bên thứ ba để phát triển các ứng dụng và bảo trì các ứng dụng trên Skywise

    “Skywise - trái tim của ngành hàng không là một đổi mới cốt lõi trong chiến lược chuyển đổi số của Airbus. Đây là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực hàng không”, ông Marc Fontaince - Giám đốc Chuyển đổi số của Airbus cho biết

    [​IMG]
    FPT và Airbus đã ký thỏa thuận hợp tác chiều nay

    Theo vị lãnh đạo này, Skywise sẽ giúp các hãng bay nâng cao hiệu quả hoạt động, cắt giảm chi phí. Với các cảm biến, nền tảng này có thể dự đoán trước máy bay đang gặp vấn đề ở đâu, ảnh hưởng đến bộ phận nào, tối ưu hoá toàn bộ cấu hình máy bay

    Ông Fontaince chia sẻ lý do hợp tác cùng FPT Software vì hãng công nghệ Việt Nam đáp ứng đủ năng lực và yêu cầu khắt khe từ phía Airbus. Hãng sản xuất máy bay lớn thứ nhì thế giới rất vui mừng khi FPT trở thành một trong những đối tác giúp Airbus vượt qua những thách thức trong quá trình chuyển đổi số

    [​IMG]
    Ông Marc Fontaince - Giám đốc Chuyển đổi số của Airbus

    Theo ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT, đây là thỏa thuận quan trọng đánh dấu bước tiến lớn của FPT trong chiến lược đồng hành cùng các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, AWS (Amazon Web Services), Siemens, GE Predix. Chiến lược này nhằm phát triển và vận hành các nền tảng phục vụ cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

    “Chúng tôi sẵn sàng đầu tư nguồn lực để cùng Airbus xây dựng nền tảng Skywise, cũng như thúc đẩy phát triển công nghệ trong lĩnh vực hàng không”, Chủ tịch FPT khẳng định

    Ngoài việc cùng phát triển nền tảng Skywise, hai bên cũng sẽ thảo luận về các dịch vụ, giải pháp cho Airbus trong một số lĩnh vực như phát triển ứng dụng đổi mới, ứng dụng liên quan đến bảo trì, dự báo, phân tích dữ liệu và điện toán đám mây…

    Trao đổi tại lễ ký kết, ông Dương Trí Thành - Tổng giám đốc Vietnam Airlines nói sẵn sàng ứng dụng nền tảng Skywise để nâng cao hiệu quả của hãng bay. Ông Tô Việt Thắng - Phó tổng giám đốc Vietjet Air cũng cho biết cân nhắc khả năng sử dụng nền tảng mới này

    Anh Tú
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    FPT khởi công trung tâm công nghệ quy mô 100.000 m2

    [​IMG]
    Tổ hợp FPT Tower vừa được khởi công và sẽ cung cấp chỗ làm cho 9000 nhân lực ngành CNTT

    FPT vừa khởi công Tổ hợp FPT Tower quy mô 100.000 m2 tại khu vực quận Cầu Giấy, Hà Nội nhằm cung cấp chỗ làm việc cho khoảng 9.000 nhân lực ngành CNTT. Đây là tổ hợp văn phòng làm việc, theo mô hình campus thứ 14 của FPT và cũng là công trình có diện tích xây dựng lớn nhất của Tập đoàn tính đến thời điểm này

    Tính đến tháng 12/2017, FPT có gần 32.000 cán bộ công nhân viên làm việc tại 21 quốc gia trên toàn cầu, tăng 13% so với năm 2016, chiếm gần 10% tổng lao động lĩnh vực công nghiệp phần mềm, nội dung số, dịch vụ CNTT của Việt Nam

    Để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực, FPT luôn tiên phong đầu tư xây dựng các tổ hợp, tòa nhà văn phòng trên toàn quốc. Các công trình này không chỉ tạo môi trường làm việc sáng tạo mà còn góp phần tạo ra hệ sinh thái công nghệ hiện đại, phát triển các khu CNTT tập trung, khu công nghệ cao cũng như giúp Việt Nam nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu. FPT cũng là công ty công nghệ duy nhất của Việt Nam đầu tư xây dựng các tổ hợp đại học và công viên phần mềm quy mô lớn, tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ

    Như vậy, tính đến thời điểm này, FPT sở hữu 17 tổ hợp văn phòng làm việc, đào tạo trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, có 11 công trình đã được đưa vào sử dụng; 03 công trình vừa khởi công và đang trong quá trình xây dựng gồm Tổ hợp FPT Tower, Tổ hợp phân hiệu ĐH và công viên phần mềm FPT Cần Thơ, Công trình Đại học FPT tại Tp. Hồ Chí Minh

    Dự kiến, trong thời gian tới, FPT sẽ khởi công thêm 3 tổ hợp văn phòng làm việc, đào tạo trên toàn quốc gồm Làng Phần mềm FPT (F-Ville) giai đoạn 3 tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội (dự kiến khởi công quý 1/2018); Tòa nhà F-Town 3 tại khu Công nghệ cao quận 9, Tp. Hồ Chí Minh (dự kiến khởi công quý 1/2018) và công trình Đại học FPT tại Đà Nẵng

    Kết thúc 11 tháng, FPT đạt doanh thu 39.319 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.990 tỉ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận từ thị trường nước ngoài chiếm 1/3 lợi nhuận của toàn Tập đoàn, tăng trưởng 20% so với năm 2016
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    FPT giành được hợp đồng xuất khẩu phần mềm 100 triệu USD

    Chủ tịch FPT Software vừa hé lộ về một hợp đồng "khủng" trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm

    Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) vừa bất ngờ tiết lộ về một hợp đồng phần mềm trị giá 100 triệu USD vừa ký kết trên trang cá nhân của mình

    100 triệu USD là con số doanh thu mà doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ phần mềm đầu tiên của Việt Nam này đạt được trong năm 2013. Liên tục tăng trưởng qua các năm, FPT Software đặt mục tiêu doanh thu năm 2017 tăng trưởng 30%, đạt khoảng 300 triệu USD. Tin vui những ngày đầu năm 2018 này do đó có ý nghĩa rất lớn đối với FPT Software nói riêng và mảng xuất khẩu phần mềm của Việt Nam

    Hợp đồng có giá trị 100 triệu USD ước tính sẽ mang lại giá trị gia tăng lớn. Theo ước tính của Chủ tịch Hoàng Nam Tiến, phần giá trị tăng thêm từ hợp đồng này gần tương đương với các hợp đồng xuất khẩu gạo trị giá 1 tỷ USD hay việc xuất khẩu hàng tỷ USD điện thoại di động

    Cũng từng chia sẻ trước đó tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam, Chủ tịch FPT Software khẳng định giá trị "do người Việt Nam làm ra" trong ngành phần mềm là rất ổn

    Bởi trong khi xuất khẩu hơn 30 tỷ USD thì để làm ra chiếc điện thoại đã cần nhập khẩu cũng 25 tỷ USD. Còn với ngành chúng ta làm chính như lúa gạo thì hóa ra giá trị gia tăng của nông dân làm ra là 50% còn lại là nhập phân bón thuốc trừ sâu

    "Với ngành phần mềm chúng tôi, cứ 100 USD xuất khẩu thì có 84 - 86 USD do người Việt Nam làm ra. Như vậy, giá trị gia tăng của ngành phần mềm rất ổn. Trung bình mỗi cán bộ, nhân viên FPT Software làm ra khoảng 550 triệu đồng/năm”, ông Tiến từng chia sẻ

    Nói về tiềm năng ngành, ông Tiến cũng cho biết thị trường phần mềm có doanh số 994 tỷ USD. Giới hạn do đó không nằm ở thị trường mà vấn đề giới hạn trong lĩnh vực này lại nằm ở năng lực thực hiện với hàng triệu kỹ sư phần mềm của cả thế giới vẫn đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu công việc

    Hoàng Nam Tiến
     
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Hợp đồng xuất khẩu phần mềm với công ty Innogy SE trị giá 100 triệu USD

    [​IMG]

    Hợp đồng xuất khẩu phần mềm với công ty năng lượng Innogy SE trị giá 100 triệu USD – lớn nhất trong lịch sử gần 20 năm của FPT Software cũng như ngành phần mềm Việt Nam

    Innogy SE là công ty năng lượng hàng đầu của châu Âu (trực thuộc tập đoàn RWE, Đức) với mục tiêu giúp mọi người cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách sử dụng năng lượng một cách sáng tạo thông qua các sản phẩm và dịch vụ bền vững

    Doanh thu của công ty này là 44 tỷ Euro với mạng lưới 23 triệu khách hàng trên khắp châu Âu

    Với bản hợp đồng được ký kết hôm nay 25/1, FSoft sẽ cung cấp các giải pháp trên nền tảng công nghệ SAP, IoT và các nền tảng chuyển đổi cho Innogy SE trong giai đoạn 2018 – 2024, tức trong 7 năm. Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FSoft cho biết điều này chưa từng có, các hợp đồng trước thường trong ngắn hạn, chỉ trong 3 – 12 tháng

    "Không dễ để làm khách hàng tin cậy, đặc biệt đây là một công ty Đức, quy trình Đức. Để thực hiện hợp đồng, chúng tôi huy động kỹ sư của FPT Software từ 5 quốc gia tham gia, thể hiện tính toàn cầu", ông Tiến nói với Trí Thức Trẻ

    Ông Hoàng Nam Tiến cũng tự tin cho biết thông qua bản hợp đồng này ngành phần mềm Việt Nam đã không còn "là tiềm năng" nữa mà có năng lực thực sự, phát triển thực sự để tham gia thị trường toàn cầu, có doanh số 994 tỷ USD

    Bên cạnh đó, Chủ tịch Fsoft cho biết thêm hợp đồng có giá trị hơn 100 triệu USD này mang lại giá trị gia tăng lớn tương đương các hợp đồng xuất khẩu gạo, điện thoại di động hàng tỷ USD

    Trước đó, tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến đã từng khẳng định giá trị "do người Việt Nam làm ra" trong ngành phần mềm là rất cao

    Nguyên nhân để xuất khẩu được 30 tỷ USD điện thoại di động thì Việt Nam cần nhập khẩu 25 tỷ USD còn ở ngành nông nghiệp thì khoảng 50 – 50

    Trong khi đó, đối với ngành phần mềm, cứ 100 USD xuất khẩu thì có 84 – 86 USD do người Việt làm ra. Điều này cho thấy giá trị gia tăng của ngành rất ổn, theo ông Tiến. "Trung bình, mỗi cán bộ, nhân viên FPT Software làm ra khoảng 550 triệu đồng/năm", ông Tiến cho hay

    Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software cho biết, việc trở thành đối tác dài hạn của RWE sẽ đóng góp không nhỏ vào doanh thu của FPT Software tại thị trường châu Âu, đồng thời, mở ra nhiều cơ hội trong việc tiếp cận khách hàng lớn của RWE

    Trong khi đó, ông Fabian Andreas, Quản lý mua sắm innogy SE cho biết: “Công ty chúng tôi đang phát triển rất nhanh và vì vậy cần đảm bảo việc tiếp cận kiến thức, tài nguyên nhưng trên hết là khả năng đổi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin để thay đổi cuộc chơi của thị trường điện/nước/gas”

    Trước đó, vào năm 2014, FPT đã tiến hành mua 100% vốn của công ty RWE Slovakia IT (Công ty công nghệ thông tin của RWE), đổi tên thành FPT Slovakia và bắt đầu triển khai dự án cung cấp dịch vụ công nghệ liên quan cho RWE AG/innogy SE. Tới nay, các dự án này đều thu được những kết quả khả quan

    Đức Minh
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/1/18
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    FPT muốn trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ ô tô
    Đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ ô tô, FPT kỳ vọng trong 3 năm tới mảng công nghệ ô tô đạt tốc độ tăng trưởng 50 - 60%/năm và đến 2025 khoảng 10% lượng phần mềm các xe ô tô trên toàn cầu do FPT phát triển

    Trong chia sẻ lễ tôn vinh và trao giải cuộc thi giải Toán, Vật lí qua Internet - ViOlympic năm học 2017 - 2018 khu vực phía Bắc được tổ chức tại Hà Nội hôm qua, ngày 19/5, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT nhấn mạnh: “Trí tuệ Việt Nam ngày hôm nay đã đến được với những tập đoàn có trí tuệ cao nhất trên thế giới. Và trong những chiếc xe ô tô chạy trên khắp đất nước ở Việt Nam hay ở trên thế giới hiện có rất nhiều những dòng lệnh được viết bởi các kỹ sư phần mềm. Cả những chiếc máy bay đang bay trên trời cũng có những dòng lệnh của kỹ sư Việt Nam. Trí tuệ Việt Nam đang đi đến khắp mọi nểu đường trên thế giới”

    Ông Bình cũng cho rằng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp đang tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội, các bạn trẻ Việt Nam say mê Toán học có tương lai rộng lớn hơn rất nhiều. ““Bởi vì với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trái tim của nó là trí tuệ nhân tạo mà trí tuệ nhân tạo thực chất là Toán. Toán học là sức mạnh mà Việt Nam vượt trội trên thế giới… FPT đang làm việc với các trường đại học, các phòng nghiên cứu để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, robot, máy bay không người lái, blockchain… những công nghệ mà người Việt Nam thuận học. Các nước có một số người rất giỏi nhưng số đông thì không; còn Việt Nam chúng phải chiến thắng bằng sự khác biệt, bằng số đông”, ông Bình cho hay

    Ngay trước đó, trong vòng chung kết cuộc thi Cuộc đua số năm 2017 – 2018 chủ đề “Lập trình xe tự hành” diễn ra tối 17/5 vừa qua, đề cập đến chủ đề xe tự hành, người đứng đầu FPT chia sẻ: “Rất nhiều người nghĩ ô tô quyền lực bởi cơ khí mà đỉnh cao là các động cơ. Còn chúng ta nghĩ giá trị của ô tô sẽ là phần mềm. Bởi lẽ, người ta dự báo rằng 90% giá trị của các xe ô tô tương lai là ở phần mềm. Ngành ô tô cũng được dự báo là ngành sẽ thay đổi mạnh nhất, nhanh nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”

    Tự trả lời cho câu hỏi “Việt Nam ở đâu trong xu hướng đó, trong ngành công nghiệp mới này?", ông Bình nói: "Chúng ta có thể có hàng triêụ người tham gia ngành công nghiệp ô tô tương lai. Trong đêm chung kết cuộc đua số này, có đội đạt giải đội không nhưng các bạn đều thành công bởi đã bước thêm một bước chân nữa vào ngành ô tô tương lai"

    Giám đốc Công nghệ FPT Lê Hồng Việt cho biết, từ hơn 5 năm trước, Chủ tịch Trương Gia Bình đã đề ra chiến lược SMAC và từ đó đến nay FPT đầu tư nhiều vào các công nghệ mới này. “Thời gian gần đây, chúng tôi đầu tư mạnh mẽ vào trí tuệ nhân tạo, tự hành… Chiến lược của FPT là cùng tiên phong trong chuyển đổi số, đưa các phương thức kinh doanh truyền thống sang phương thức số”, ông Việt khẳng định

    Đại diện FPT cho biết thêm, việc tập đoàn này tổ chức thường niên cuộc thi Cuộc đua số từ năm 2016 cũng nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ ô tô tại Việt Nam theo xu hướng mới nhất của cuộc cách mạng 4.0. FPT đang có nhu cầu nhân lực lớn cho mảng Automotive và doanh nghiệp này kỳ vọng các thí sinh Cuộc đua số với phần lớn là những sinh viên năm thứ 2, thứ 3 các trường đại học, Học viện sẽ là nguồn nhân lực tương lai cho mảng Automotive của FPT

    Cũng theo FPT, một trong những ngành được xem là có những thay đổi nhanh và mạnh mẽ nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là công nghiệp ô tô với 90% sáng tạo thuộc về ứng dụng phần mềm. Theo dự báo của các hãng nghiên cứu, ngành công nghiệp ô tô sẽ phát triển theo 4 xu hướng chính gồm tự động hóa, kết nối, xe điện và chia sẻ xe như một dịch vụ. Các xu hướng này sẽ mang đến sự thay đổi lớn chưa từng có và ngành công nghiệp ô tô truyền thống có thể bị “phá vỡ”

    Các hãng nghiên cứu cũng dự báo, tổng doanh thu của ngành công nghiệp ô tô đến năm 2030 đạt 6.700 tỷ USD, trong đó có tới 1.500 tỷ USD được đóng góp từ các dịch vụ sáng tạo dựa trên công nghệ mới. Đến năm 2030, 70% xe ô tô bán ra thị trường được tích hợp công nghệ tự lái

    Khi các phần mềm, ứng dụng mới làm chủ các sáng tạo của ngành công nghiệp ô tô thì các nhà sản xuất ô tô hiểu rằng, xe hơi không còn là “lãnh địa bất khả xâm phạm” của Ford, GM, Honda, Daimler, Toyota, Jaguar Land Rover hay Volkswagen nữa mà là lãnh địa của các công ty công nghệ

    [​IMG]

    Trung tuần tháng 5/2018, FPT đã chính thức nộp đơn đến Bộ Giao thông Vận tải xin phép chạy thử nghiệm chiếc xe thương mại đầu tiên tích hợp công nghệ xe tự hành do FPT nghiên cứu và phát triển trong khuôn viên của khu Công nghệ cao Quận 9, TP.HCM; khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội và khu đô thị FPT City

    Năm 2016, với quyết tâm thúc đẩy phát triển mảng công nghệ ô tô, FPT đã thành lập một Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực này, đó là Công ty phần mềm chiến lược Automotive (FPT Global Automotive - FGA) thuộc FPT Software với quy mô 700 người

    Giữa năm 2017, những ứng dụng công nghệ mới nhất về xử lý hình ảnh, trí tuệ nhân tạo, học sâu (deep learning) đã được FPT đưa vào thử nghiệm trên xe ô tô mô hình. Tháng 10/2017, chiếc xe ô tô thương mại đầu tiên tích hợp công nghệ xe tự hành do FPT nghiên cứu và phát triển đã được đưa vào chạy thử nghiệm trong khuôn viên của công ty; ce có thể chạy ổn định 20km/h trong các điều kiện thời tiết khác nhau. Mới đây nhất, vào trung tuần tháng 5/2018, FPT đã chính thức nộp đơn đến Bộ Giao thông Vận tải xin phép chạy thử nghiệm chiếc xe này trong khuôn viên của khu Công nghệ cao Quận 9, TP.HCM; khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội và khu đô thị FPT City

    Hiện tại, FPT đang triển khai các dự án liên quan đến công nghệ xe tự hành nói riêng và công nghệ ô tô nói chung cho khoảng 40 khách hàng lớn trên toàn cầu và có 2.000 nhân sự làm việc trong mảng Automotive. FPT kỳ vọng trong vòng 3 năm tới mảng công nghệ này đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 50 - 60%/năm

    FPT cũng đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất trong lĩnh Automotive và mục tiêu vào năm 2025 là 10% lượng phần mềm chạy trên các xe ô tô trên toàn thế giới do FPT phát triển

    Một lần nữa nhấn mạnh: với sự dịch chuyển chủ yếu sáng tạo từ phần cứng lên 90% thuộc về phần mềm, ô tô sẽ là một trong những ngành có sự thay đổi mạnh mẽ nhất trong cuộc cách mạng 4.0, đại diện FPT nêu quan điểm, trong xu thế đó, Việt Nam không chỉ là nguồn cung cấp nhân lực công nghệ trẻ cho cuộc cách mạng 4.0 mà sẽ trở thành trung tâm của ngành công nghiệp phần mềm ô tô toàn cầu
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/12/18
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Hiện thực hóa giấc mơ Mỹ - FPT hướng tới mục tiêu tỷ đô
    Vào giữa tháng Bảy, Tập đoàn FPT chính thức sở hữu 90% cổ phần của Intellinet Consulting (Intellinet), một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ

    Đây là lần đầu tiên 1 công ty công nghệ thông tin Việt Nam mua 1 công ty tư vấn của Mỹ. Việc mua bán, sáp nhập (M&A) được xem là một trong những bước đi chiến lược của FPT Software để hiện thực hóa tham vọng 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020

    Phóng viên Báo điện tử VietnamPlus đã trao đổi với Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến về vấn đề này.

    MẮT XÍCH” HOÀN THIỆN DỊCH VỤ

    - Thưa ông, đâu là lý do FPT mua lại Intellinet ? FPT đã phải trả bao nhiêu tiền cho thương vụ này ?

    Ông Hoàng Nam Tiến: Chúng tôi tin rằng, Intellinet sẽ giúp FPT nâng tầm vị thế, trở thành đối tác cung cấp các dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao hơn và toàn diện hơn cho khách hàng, từ khâu tư vấn chiến lược, thiết kế đến triển khai, bảo hành bảo trì, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số…

    Tuy nhiên, chúng tôi chỉ mua lại 90% vì bản thân Intellinet cũng muốn tham gia cùng “gia đình” FPT để hướng tới chiến lược cung cấp các giá trị cao hơn trong bối cảnh chuyển đổi số đang rất hot

    Về giá trị thương vụ thì tương đối linh hoạt. Tại thời điểm này, FPT trả 30 triệu USD, phần còn lại sẽ dựa trên kết quả kinh doanh của Intellinet trong vòng 3 năm tới. Do đó, tổng giá trị thương vụ có thể khoảng 45-50 triệu USD


    - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình nói rằng:”Intellinet chính là giải pháp để FPT cung cấp giải pháp chuyển đổi số tổng thể,” xin ông nói rõ về vấn đề này ? Sự kết hợp này liệu có giúp FPT “săn” được nhiều khách hàng trong danh sách Fortune 500 hay không ?

    Ông Hoàng Nam Tiến: Tôi muốn nói thế này, thực tế FPT Software đã có 19 năm hoạt động trên thị trường toàn cầu. Chúng tôi đang cung cấp dịch vụ cho hàng trăm khách hàng là các tập đoàn lớn ở những nước giàu nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Singapore…

    Chúng tôi cũng đã đầu tư nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet of things), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, xe tự hành… tạo ra các dịch vụ mới như chuyển đổi số (digital transformation). Và, những nghiên cứu này đã giúp chúng tôi có một vị thế khác khi nói chuyện với các tập đoàn lớn

    Trên thực tế, đã có những tập đoàn lớn chọn chúng tôi là đối tác cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho họ và thậm chí là cùng họ nghiên cứu, phát triển một số giải pháp, ứng dụng trên nền tảng công nghệ IoT như Airbus, GE, Siemen, Microsoft, AWS, Daiwa Institute of Research (DIR), Toppan, Toshiba…

    Tuy nhiên, cũng phải nói một cách công bằng là chúng tôi chưa có những chuyên gia hàng đầu với 20-30 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn giải pháp quản trị hạ tầng thông tin cho doanh nghiệp, cho các thành phố và cho cao hơn nữa là cho các quốc gia

    Do đó, Intellinet là một lựa chọn của chúng tôi và từ nay chúng tôi có đủ năng lực để có thể thực hiện các dự án End - to - End (dự án hoàn chỉnh cho khách hàng từ khâu tư vấn, xây dựng dự án, tổ chức triển khai, vận hành nâng cấp…) cho khách hàng

    Khi kết hợp thế mạnh của Intellinet và FPT Software, tôi tin rằng tập khách hàng trong danh sách Fortune 500 của hai công ty sẽ tiếp tục được mở rộng, vượt xa con số 100 khách hàng như hiện nay. (FPT Software đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 80 khách hàng trong danh sách Fortune 500 và con số này của Intellinet là 20)

    DẪN ĐẦU VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

    - Xin ông tiết lộ con số kỳ vọng khi Intellinet về với FPT ?

    Ông Hoàng Nam Tiến: Thị trường dịch vụ chuyển đổi số thế giới được IDC dự báo sẽ đạt con số 2.000 tỷ USD vào năm 2020. Đây là cơ hội không giới hạn cho các doanh nghiệp phần mềm như FPT Software

    Bên cạnh cơ hội quy mô thị trường, chúng ta còn đang có cơ hội từ các xu hướng công nghệ mới. Nếu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thống như hệ thống quản trị nguồn lực ERP, hệ thống sản xuất… khoảng cách công nghệ thông tin của Việt Nam với các nước phát triển khoảng 20-30 năm, thì trong lĩnh vực tiên tiến nhất bây giờ như IoT, AI, BigData, Cloud Computing, khoảng cách chỉ là là 2-3 năm. Thậm chí, trong một số lĩnh vực FPT đứng trong hàng ngũ đối tác hàng đầu của các hãng lớn thế giới như AWS, GE Predix, Siemens Mindsphere…

    Chúng tôi kỳ vọng với những cơ hội trên và sự kết hợp giữa thế mạnh của FPT và Intellinet, đây sẽ là đòn bẩy để chúng tôi vươn lên nhóm dẫn đầu trên thế giới trong lĩnh vực chuyên đổi số và công nghệ mới

    Doanh thu chuyển đổi số của FPT Software đang tăng trưởng khoảng 50%. Và, với sự tham gia của Intellinet, con số này được kỳ vọng có thể tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi

    - Với kinh nghiệm của hai bên, FPT Software sẽ hoàn thiện dịch vụ của mình như thế nào ?

    Ông Hoàng Nam Tiến: Đối với khách hàng hiện có và trong tương lai của FPT Software, cùng với chuyên gia của Intellinet chúng tôi sẽ mang đến cho họ những chuyên gia tư vấn đẳng cấp quốc tế với 20-30 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên sâu như hàng không vũ trụ, y tế, ngân hàng - tài chính, viễn thông, ôtô…

    Còn đối với khách hàng hiện có và trong tương lai của Intellinet, với thế mạnh về nguồn nhân lực, kinh nghiệm triển khai dự án, năng lực công nghệ đặc biệt là các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet of things), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, xe tự hành…, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ cho họ với chi phí cạnh tranh hơn hẳn

    GIẤC MƠ 1 TỶ USD

    - Trước đây, FPT Software từng đặt ra mục tiêu đạt 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020. Với việc mua Intellinet, kế hoạch này liệu có cán đích được không, thưa ông ?

    Ông Hoàng Nam Tiến: Hiện nay, số lượng các công ty phần mềm có doanh thu từ 1 tỷ USD trở lên trên thế giới có thể đếm được trên đầu ngón tay. Ấn Độ - một quốc gia hùng mạnh về dịch vụ phần mềm, chỉ có 6 công ty đạt doanh thu trên 1 tỷ USD

    Tại thời điểm này, với doanh thu khoảng 300 triệu USD của FPT Software, chúng tôi đứng thứ 12 nếu ở Ấn Độ và đứng thứ 8 nếu ở Trung Quốc. Đây hoàn toàn là con số không tệ

    Chúng tôi kỳ vọng doanh thu năm 2018 của FPT Software sẽ đạt 400 triệu USD. Dựa trên tốc độ tăng trưởng cao của FPT Software là trung bình khoảng 25-30% trong nhiều năm qua thì chúng tôi sẽ đạt khoảng 70% mục tiêu 1 tỷ USD nhờ tăng trưởng tự thân (Organic growth), 30% còn lại sẽ đến từ các hợp đồng mua bán, sáp nhập (Inorganic growth)

    Trước đó, chúng tôi đã thực hiện vụ mua bán sáp nhập (M&A) đầu tiên với một công ty tại châu Âu. Thương vụ đã mang về cho chúng tôi một hợp đồng lịch sử có trị giá 100 triệu USD với Innogy SE. Với thương vụ với Intellinet lần này, chúng tôi kỳ vọng sẽ FPT Software sẽ sớm hoàn thành mục tiêu 1 tỷ USD

    - Ngoài ý nghĩa nâng cao năng lực tư vấn chiến lược, năng lực cung cấp dịch vụ công nghệ tổng thể, thúc đẩy tăng trưởng doanh số như ông đã nói ở trên, thương vụ này còn có ý nghĩa nào khác nữa với FPT Software, chẳng hạn như về cơ hội việc làm…?

    Ông Hoàng Nam Tiến: Tôi muốn nhấn mạnh, đây là thời đại của chuyển đổi số, là thời đại của những công nghệ 4.0. Do đó, việc học và nắm bắt nhanh các công nghệ mới là một ưu thế của các bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực đòi hỏi rất khắt khe vì vậy sau khi qua thử thách số các bạn không đáp ứng được cũng rất lớn

    Năm 2018, chúng tôi dự kiến tuyển 6.500 người, trong 6 tháng đầu năm chúng tôi đã tuyển được khoảng 3.000 người. Dự kiến, để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các dự án với khách hàng, năm 2020 chúng tôi cần tuyển khoảng 10.000 người

    Và rõ ràng, những bạn trẻ có năng lực hoàn toàn có cơ hội đầu quân cho FPT Software, khai phá các thị trường trong và ngoài nước

    Trung Hiền
     
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    CEO FPT Software chia sẻ chính sách cấp nhà với phụ huynh của cán bộ, nhân viên
    Theo chia sẻ của CEO FPT Software Phạm Minh Tuấn, với thông điệp “An cư lạc nghiệp-Gắn kết dài lâu”, bắt đầu từ năm 2019, FPT Software sẽ thực hiện chính sách cấp nhà cho cán bộ, nhân viên dựa trên kết quả đóng góp vào sự phát triển của Công ty trong năm

    [​IMG]
    Lãnh đạo FPT, FPT Software thực hiện nghi thức tri ân phụ huynh của các cán bộ, nhân viên công ty trong
    Ngày phụ huynh năm 2018 chủ đề "Tự hào bên con"

    Hôm nay, ngày 16/12/2018, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) đã tổ chức chương trình Ngày phụ huynh với chủ đề “Tự hào bên con”. FPT Software là công ty đầu tiên khởi xướng hoạt động ý nghĩa này tại Việt Nam, với mong muốn tri ân phụ huynh của cán bộ nhân viên đang làm việc tại tất cả các văn phòng của công ty ở Việt Nam và trên toàn cầu

    Trước đó, lần lượt vào các ngày 8/12 và 14/12, FPT Software cũng đã tổ chức hai chương trình tương tự tại TP.HCM và Đà Nẵng. Chuỗi chương trình Ngày Phụ huynh tại 3 miền đã thu hút sự tham gia của hơn 7.000 phụ huynh đến từ 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Đây là hoạt động được công ty tổ chức hai năm một lần

    [​IMG]

    [​IMG]
    Năm 2018 là năm thứ 12 FPT Software tổ chức kỷ niệm Ngày Phụ huynh với ý nghĩa tri ân những người đã sinh thành, dạy dỗ các cán bộ, nhân viên của Công ty

    Tại sự kiện, Tổng Giám đốc FPT Software, Phạm Minh Tuấn đã chia sẻ với phụ huynh của cán bộ, nhân viên về kết quả hoạt động, định hướng phát triển và hệ thống chính sách phúc lợi, đãi ngộ khác biệt dành cho cán bộ, nhân viên của công ty

    Sau gần 20 năm phát triển, FPT Software đang là công ty phần mềm lớn nhất của Việt Nam, thực hiện Digital Transformation - Chuyển đổi số cho những tập đoàn hàng đầu. FPT Software cung cấp trọn gói các dịch vụ tư vấn phát triển phần mềm và bảo trì, triển khai ERP, QA, chuyển đổi ứng dụng, hệ thống nhúng, điện toán di động, điện toán đám mây… trong nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vào Tài chính ngân hàng, sản xuất, logistics

    FPT Software hiện có hơn 15.000 cán bộ nhân viên, cung cấp dịch vụ cho khoảng 700 khách hàng là các tập đoàn lớn trên phạm vi toàn cầu, trong đó có khoảng 100 khách hàng nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất toàn cầu (Fortune Global 500)


    Với mong muốn tạo động lực để cán bộ, nhân viên gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp bền vững cùng công ty, năm 2019, bên cạnh những chính sách phúc lợi hiện có như: chính sách chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ nhân viên và người thân (FPT Care); Chính sách bảo hiểm nhân thọ thuộc nhóm đãi ngộ tài chính dài hạn, FPT Software sẽ áp dụng chính sách thu nhập mới, không có mức trần mà gắn liền với năng suất lao động của từng cán bộ, nhân viên

    Đặc biệt, với thông điệp “An cư lạc nghiệp – Gắn kết dài lâu”, bắt đầu từ năm 2019, FPT Software sẽ thực hiện chính sách cấp nhà cho cán bộ, nhân viên dựa trên những kết quả đóng góp vào sự phát triển của công ty trong năm

    “Mua nhà là việc lớn của nhiều người lao động. Chúng tôi tin rằng, các cán bộ, nhân viên sẽ nhìn thấy sự thiện chí của công ty với mong muốn tạo ra động lực, sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp. Đây sẽ là chính sách đột phá để thu hút những người tài năng nhất và giữ chân những cán bộ, nhân viên xuất sắc đồng hành cùng FPT Software trong công cuộc chinh phục thế giới”, ông Phạm Minh Tuấn nhấn mạnh

    CEO FPT Software Phạm Minh Tuấn cũng cho biết thêm: “Năm 2019, FPT Software tròn 20 năm thành lập. Từ những ngày đầu, FPT Software đã sống với giấc mơ đưa trí tuệ Việt Nam ra nước ngoài và ngày hôm nay, 15.000 cán bộ, nhân viên FPT Software đang ngày đêm thực hiện những dự án công nghệ hiện đại nhất, làm việc cùng những tập đoàn tên tuổi nhất tại các quốc gia phát triển nhất thế giới. Hướng đến năm 2020, chúng tôi còn có giấc mơ hoài bão còn lớn hơn rất nhiều là đưa FPT Software trở thành công ty tỷ USD có đẳng cấp thế giới”

    [​IMG]
    CEO FPT Software Phạm Minh Tuấn chia sẻ những chính sách đãi ngộ mới của Công ty dành cho cán bộ, nhân viên từ năm 2019 với 7.000 phụ huynh

    Chia sẻ này của Tổng Giám đốc FPT Software đã nhận được sự hưởng ứng từ các bậc phụ huynh. Bác Bùi Thị Tuyến, phụ huynh của nhân viên chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng tự hào, vì con em mình sau một thời gian dùi mài trên ghế nhà trường nay đã được tham gia vào những dự án công nghệ lớn cho những công ty lớn trên thế giới. Cuộc đời này ta dành hơn nửa thời gian để sống cho công việc. Có một môi trường tốt để phát huy năng lực thì đã coi như là thành công một nửa. Chúc mừng thành tựu của toàn công ty. Chúng tôi sẽ tiếp tục dõi theo!”

    Năm 2018 là năm thứ 12 FPT Software tổ chức kỷ niệm Ngày Phụ huynh. Năm 2006, FPT Software là công ty CNTT đầu tiên tổ chức Ngày Phụ huynh với ý nghĩa tri ân những người đã sinh thành, dạy dỗ nhân viên của công ty tại Hà Nội. Theo đó, định kỳ hai năm một lần vào các năm chẵn, công ty sẽ tổ chức sự kiện tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam, còn vào các năm lẻ lãnh đạo công ty sẽ đích thân gửi thư cám ơn tới tất cả phụ huynh nhân viên

    FPT Software là một trong số ít các công ty Việt Nam luôn nằm trong danh sách các công ty có môi trường làm việc tốt nhất và là một trong những công ty thực hiện tốt chính sách phúc lợi và đãi ngộ cho cán bộ nhân viên

    Bên cạnh đó, FPT Software còn chú trọng phát triển cơ sở vật chất, xây dựng môi trường làm việc hiện đại, thân thiện môi trường. Trong đó có những khu văn phòng được xây dựng theo mô hình campus như F-Ville, F-Town, FPT Complex… nhằm tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo giúp cán bộ nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình trong công việc

    Vân Anh
     
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Doanh thu đi làm thuê 8.000 tỷ nhưng vẫn nghèo
    "FPT có 15.000 - 16.000 người làm việc trên thế giới nhưng năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với công ty hàng đầu thế giới, điều đó lý giải vì sao chúng ta nghèo"...

    [​IMG]
    Chủ tịch Software Hoàng Nam Tiến tại Diễn đàn CEO năm 2019

    "FPT dù đi khắp nơi trên toàn cầu, có 15.000 - 16.000 người làm việc ở các nơi trên thế giới nhưng năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với các công ty hàng đầu thế giới, điều đó lý giải vì sao chúng ta nghèo"

    Đó là chia sẻ của Chủ tịch FPT Software tại phiên thảo luận Câu chuyện đổi mới, sáng tạo - Từ thế giới đến Việt Nam trong Diễn đàn CEO năm 2019 với chủ đề "Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo: Bứt phá từ tư duy đến hành động" do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 5/4

    Chuyện FPT đi làm thuê cho nước ngoài

    Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khẳng định, công nghệ thông tin phải được coi là ngành công nghiệp. Đổi mới sáng tạo, công nghiệp 4.0 hay xã hội 5.0 được nhắc đến nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế Việt Nam, số hoá là nền tảng. Trong quá trình đó, Chính phủ là người kiến tạo môi trường, doanh nghiệp là trung tâm và người dẫn dắt là các CEO. Mục tiêu là hướng đến bứt phá, phát triển bền vững là tương lai. Dòng chảy chính trong phát triển số là như vậy

    [​IMG]
    Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

    "Một cô thợ may ở Quảng Nam, anh trồng cà phê ở Tây Nguyên hoàn toàn có thể bán sản phẩm ra thế nhờ thương mại điện tử. Không gian cho sự phát triển doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong nền kinh tế số rất lớn. Kinh tế số làm cho thế giới nhỏ lại, làm cho doanh nghiệp nhỏ lớn lên", Chủ tịch VCCI nói

    Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch FPT Software kể: "Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng từng trách chúng tôi 20 năm chinh chiến thế giới rồi nhưng vẫn đi làm thuê. Thế giới cũng có nhiều việc làm thuê lắm và họ cũng trả lương rất tốt, khoảng 8.000 tỷ của FPT Software là từ làm thuê

    Tôi nhớ cách đây 1 năm, Bộ trưởng Mạnh Hùng có nói 20 năm FPT đi ra nước ngoài vậy 10 năm tiếp theo FPT phải làm gì cho đất nước. Sau đó, chúng tôi có những thay đổi rất lớn, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã xác định chúng ta phải làm những gì thế giới chưa làm hoặc đang làm nhưng chưa thành công". Doanh thu từ chuyển đổi số hiện nay chiếm khoảng 20% trong tổng doanh thu của FPT Software, tăng trưởng 80-10%/năm so với mức bình quân 30% của các lĩnh vực khác

    Vị doanh nhân ví FPT giống một con cá hồi, sinh ra ở sông suối, sau khi trưởng thành đi khắp năm châu bốn bể, khi sinh đẻ để quay về nơi đã sinh ra. FPT chính là con cá hồi đang trên hành trình đem những gì đã làm được trên thế giới mang về Việt Nam giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, cạnh tranh với thế giới

    Ông Hoàng Nam Tiến nói rằng: "3 cuộc cách mạng công nghiệp trước Việt Nam không tham gia, đến cuộc cách mạng 4.0 này nếu lỡ tàu thì sao chắc cũng không sao nhưng lỡ chuyến tàu lần này tôi nghĩ chúng ta khó có cơ hội bắt kịp thế giới. Các cuộc cách mạng công nghiệp thay đổi quan trọng nhất là năng suất lao động. Cách mạng 4.0, chuyển đổi số là yếu tố quyết định năng suất lao động. Hiện nay năng suất lao động của Việt Nam khoảng 4.000 USD/người/năm, đây là con số rất thấp so với khu vực. bằng 1/10 hay 1/15 các nước trong khu vực"

    Vị chủ tịch thú nhận, FPT dù đi khắp nơi trên toàn cầu, có 15.000 - 16.000 người làm việc ở các nơi trên thế giới nhưng năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với các công ty hàng đầu thế giới, điều đó lý giải vì sao chúng ta nghèo. Từ đó đặt ra yêu cầu bức thiết là làm sao có thể đuổi kịp khu vực, đối với doanh nghiệp năng suất lao động là vấn đề sống còn. Tuy nhiên, để tăng năng suất thì những cải tiến hàng ngày, nhân sự làm thêm giờ, chăm chỉ hơn không có tác động nhiều mà quan trọng là phải chuyển đổi số. Chuyển đổi từ những cái nhỏ nhất, ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả nhanh, cái gì làm quá 6 tháng không có kết quả thì bỏ đi, đừng làm vội

    "Chúng tôi đang có đội ngũ 100 - 200 người có năng suất lao động gấp đôi những công ty hàng đầu thế giới nhưng số lượng còn quá nhỏ. Tuy nhỏ, nhưng là những lao động nhanh nhất, tiếp xúc những sáng tạo nhất trên giới sẽ là đầu tàu kéo số đông", ông Hoàng Nam Tiến nói. Thời gian qua, tập đoàn đã tiếp xúc với hàng chục doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam để bắt tay chuyển đổi số

    [​IMG]
    Phiên thảo luận Câu chuyện đổi mới, sáng tạo - từ thế giới đến Việt Nam

    TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng nói đến đổi mới sáng tạo thì có hai phần đó là những thứ hiện hành, thứ hai là startup làm những thứ Việt Nam chưa có. Điều quan trọng nhất là thể chế phải tạo ra cho đổi mới sáng tạo nảy nở

    "Đầu tiên tôi nghĩ là phải gỡ thể chế, từ đó tạo động lực buộc doanh nghiệp phải đổi sáng tạo. Một khi doanh nghiệp tìm kiếm thành công bằng đường khác hơn là đổi mới sáng tạo thì chúng ta nói vẫn cứ là nói. Cần hành động nhiều hơn, nhanh hơn. Với Chính phủ là nhanh hơn, với doanh nghiệp họ luôn luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển. Chúng ta đã hơi chậm, phải phá bỏ một số lĩnh vực. Chính phủ, các cơ quan phải hành động nhanh hơn, nhanh hơn và nhanh hơn", ông Cung nói

    Đồng quan điêm, ông Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng muốn có nền kinh tế thông minh, phải có hệ thống thể chế thông minh

    Kinh tế số sẽ góp 1,3% GDP

    Ở góc độ nhà quản lý, ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng, đổi mới sáng tạo là yêu cầu tất yếu đối với mọi doanh nghiệp trong mọi thời kỳ. Từ thực tiễn kinh tế thế giới, thiếu sáng tạo doanh nghiệp sẽ lụi tàn. Như Nokia đầu tư rất nhiều, Chính phủ Phần Lan hỗ trợ tối nhưng vẫn sụp đổ, Yahoo cũng đóng cửa. Khi thành công, ở trên đỉnh cao rồi vẫn phải sáng tạo

    Theo ông Duy, có nhiều cấp độ đổi mới sáng tạo, đầu tiên là đầu tư tiền bạc đổi mới dây chuyền sản xuất, làm sao để sản phẩm cạnh tranh được, tận dụng được nguồn nhân lực, tài nguyên nhưng nếu như vẫn không cạnh tranh được thì phải chuyển sang giai đoạn 2 hấp thụ công nghệ, tức là mua công nghệ về. Giai đoạn thứ 3 là khi không ai bán công nghệ cho nữa thì phải sáng tạo công nghệ. Dù doanh nghiệp nhỏ hay vừa, đầu tàu, sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp đều phải lựa chọn quy trình hợp lý

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bùi Thế Duy

    Vị này cho biết, Việt Nam có 4 nhóm doanh nghiệp, 96-98% doanh nghiệp Việt là nhỏ và vừa không thể đầu tư vào giai đoạn sáng tạo công nghệ nên tập trung vào giai đoạn 1 và 2. Nhóm doanh nghiệp đầu đàn là Viettel, FPT có thể tập trung vào sáng tạo triển khai công nghệ. Nhóm startup, nhóm doanh nghiệp khoa học công nghệ có thể bước ngay vào công nghệ mới của thế giới, trong đó khuyến khích startup có ý tưởng mới, lợi thế phát triển ngay không bị bộ máy cồng kềnh

    "Kinh tế số là một phần của kinh tế. Theo nghiên cứu của chúng tôi, kịch bản tốt nhất, dự báo, 2045, chuyển đổi số sẽ giúp tăng GDP 1,3%. Nếu kịch bản thấp hơn là là xuất khẩu số hay tiêu thụ số thì kịch bản thì kinh tế số chỉ góp 0,4-0,5% vào GDP", ông Duy nói

    Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang hỗ trợ chuyển giao công nghệ tại chỗ, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tàu sáng tạo công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, trên công nghệ mới nhất. Doanh nghiệp khoa học công nghệ, công nghệ cao có chính sách ưu đãi thuế phí riêng...

    Bạch Huệ
     

Chia sẻ trang này