Cờ Vây Y Tế

Thảo luận trong 'Y Tế Số EHC' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 29/5/21.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Viettel và 10 năm chủ lực xây dựng nền móng 'cách tân' ngành y tế
    Gần 60.000 nhà thuốc trên cả nước, hơn 7,2 triệu đơn thuốc, 26,7 triệu hóa đơn bán hàng được quản lý; 14.000 cơ sở tiêm chủng toàn quốc, 26 triệu đối tượng được quản lý qua hệ thống tiêm chủng quốc gia và sổ tiêm chủng điện tử

    [​IMG]
    Trong 7 ngày liên tục, Viettel đã hoàn thành lắp đặt và kết nối tích hợp 3.000 camera giám sát các khu vực cách ly thuộc các tỉnh phía Bắc

    Đây là nét chấm phá rất ngắn gọn về kết quả chuyển đổi số ngành y tế Việt Nam trong bối cảnh đang gồng mình chống chọi với COVID-19

    Và Viettel, với hàng loạt các giải pháp CNTT được triển khai thần tốc, đã góp phần ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh, đồng thời giúp ngành y "cách tân" mạnh mẽ. Hành trình của Viettel với công cuộc hiện đại hóa ngành y tế Việt Nam đã được khởi đầu từ khoảng 10 năm trước

    Về nhân lực, Viettel đang sở hữu một đội ngũ chuyên gia CNTT hàng đầu trong nhiều lĩnh vực từ bảo mật, phát triển công nghệ, AI... Nguồn lực của Viettel cũng đủ mạnh để đầu tư cho các nghiên cứu chuyên sâu, dài hơi, đòi hỏi nguồn tài chính lớn

    Ông Khổng Văn Đông, giám đốc TT Giải pháp Y tế số thuộc Tổng công ty Giải pháp Viettel (Viettel Solutions), chia sẻ

    Tầm nhìn người tiên phong

    Những năm qua, mặc dù không đưa ra tuyên bố chính thức song Viettel luôn xác định vai trò tiên phong, chủ lực của mình trong lĩnh vực y tế. Từng bước tham gia giải quyết những bài toán lớn của ngành y với Hệ thống giám sát Bệnh truyền nhiễm toàn quốc (2016), Hệ thống tiêm chủng toàn quốc (2017), Hệ thống thông tin điều trị Methadone toàn quốc (2017), Hệ thống kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc (2018) và mới nhất là Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (4-2020)...

    Chuyển đổi số phải dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông và đây chính là lý do Viettel kiên trì vai trò chủ lực của mình dựa trên một hạ tầng chất lượng, có độ phủ lớn nhất Việt Nam với năng lực nghiên cứu, sản xuất, tạo ra hệ sinh thái đầy đủ cho chuyển đổi số trong y tế

    Theo thống kê, Viettel đang hỗ trợ quản lý một lượng dữ liệu cực lớn như hồ sơ sức khỏe của 19 tỉnh với 3.900 cơ sở, trong đó có 4,2 triệu hồ sơ liên thông, 5 triệu hồ sơ tạo lập, 18 triệu nhân khẩu, 5,6 triệu hộ khẩu. Hệ thống Quản lý bệnh viện tại 40 tỉnh với 200 bệnh viện, 3.800 đơn vị y tế cơ sở tại 34 tỉnh. Với hệ thống tiêm chủng quốc gia trên 63 tỉnh, thành với 14.000 cơ sở, 22 triệu người...

    Thần tốc cùng Bộ Y tế chống COVID-19

    Sự tự tin về hạ tầng mạng lưới, nền tảng công nghệ, đội ngũ chuyên gia, Viettel đã dám nhận những dự án ở quy mô lớn với khoảng thời gian chỉ được tính bằng ngày, thậm chí bằng giờ

    Chiều mùng 4 Tết Canh Tý (28-1-2020), ông Nguyễn Mạnh Hổ, tổng giám đốc Tổng công ty Viettel Solutions (VTS), bất ngờ nhận được cuộc gọi từ chủ tịch Tập đoàn Viettel giao nhiệm vụ hỗ trợ Bộ Y tế triển khai ngay một hệ thống cầu truyền hình kết nối 23 bệnh viện để phục vụ công tác chống dịch. Bình thường thì việc như thế sẽ mất cả tháng để chuẩn bị nhưng Viettel chỉ có 1,5 ngày cho buổi họp mùng 6 tết

    "Chúng tôi phải dùng đến nhiều nguồn lực từ các công ty khác nhau trong tập đoàn và cách làm cũng phải khác để đáp ứng tình huống khẩn cấp này", ông Nguyễn Mạnh Hổ nhớ lại

    Khi dịch COVID-19 bắt đầu tấn công VN cũng là lúc hạ tầng CNTT của Bộ Y tế rơi vào tình trạng quá tải khi phải nhận một lượng cập nhật lớn chưa từng có. Ban chỉ đạo xác định truyền thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời điểm này nên cần có ngay các kênh thông tin chính thức để người dân kịp thời cập nhật thông tin, đồng thời hỗ trợ đơn vị y tế các tỉnh, thành

    Chỉ sau 6 ngày VTS đã giúp Bộ Y tế đã khai trương app "Sức khỏe Việt Nam" (8-2-2020) trên thiết bị di động và sau đó là hệ thống web tại địa chỉ suckhoetoandan.vn đảm bảo giảm tải cho ngành y tế và tránh thông tin gây nhiễu sai sự thật

    Vừa hoàn thành nhiệm vụ khó thì VTS lại được tin tưởng giao thêm một nhiệm vụ "bất khả thi" là xây dựng hệ thống thông tin khai báo y tế điện tử trong vòng... 48 giờ. Nhận nhiệm vụ ngày 4-3-2020, và đến 0h sáng 7-3, hệ thống (bằng 12 ngôn ngữ khác nhau) đã được đưa vào vận hành tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) để đón các đoàn khách đầu tiên

    "Nhờ vào hệ thống này thời gian trung bình để tìm được một hành khách bay trên một chuyến bay có bệnh nhân nhiễm COVID-19 chỉ mất khoảng nửa giờ. Trước đó thời gian để xác định trung bình mất 4 ngày và tốn nguồn nhân lực cực lớn từ các cơ quan chức năng", ông Khổng Văn Đông cho biết

    Đầu tháng 4-2021, chỉ sau 2 tuần được giao nhiệm vụ, Viettel Solutions đã sẵn sàng triển khai giải pháp "hộ chiếu vaccine". Thời gian triển khai gấp với nhiều yêu cầu kỹ thuật phức tạp, nhưng theo ông Lưu Thế Anh, phó giám đốc TT Giải pháp Y tế số thuộc Viettel Solutions thì đơn vị này không gặp quá nhiều áp lực bởi đã lường trước khả năng phải triển khai "hộ chiếu vaccine" và đã chuẩn bị giải pháp từ trước đó

    Những kết quả mà Viettel có được không phải ngẫu nhiên mà là sự chuẩn bị từ nhiều năm qua với tầm nhìn xa của các cấp lãnh đạo tập đoàn mà việc kịp thời đóng góp tích cực vào phòng chống dịch bệnh COVID-19 là minh chứng

    Cũng theo ông Đông, quãng thời gian để chuẩn bị cho việc khai trương Hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) do Viettel phối hợp Bệnh viện Đại học Y và các bệnh viện vệ tinh triển khai thí điểm chỉ có vỏn vẹn 1 tuần. Trong khi nếu thông thường để chuẩn bị cho việc này phải mất trung bình... 2 năm. Đây không chỉ đơn thuần là bài toán kết nối một nền tảng giúp truyền toàn bộ dữ liệu của bệnh nhân đến bác sĩ. Đơn giản nhất là ở đầu này đặt ống nghe vào ngực bệnh nhân thì ở đầu kia bác sĩ cũng nghe được như đang ở bên cạnh bệnh nhân

    Chủ lực dẫn dắt tạo cơ hội để cùng phát triển

    Ngoài sự chuẩn bị về nền tảng công nghệ, tư duy... sự tin tưởng của ngành y tế với Viettel cũng có vai trò hết sức quan trọng. Trong nhiều trường hợp VTS còn tư vấn cho Bộ Y tế các giải pháp khi vấn đề chưa được tính đến

    "Khi lãnh đạo ngành y tế cần bất cứ giải pháp nào, họ sẽ nhớ đến chúng tôi đầu tiên. Năm qua, tôi thường xuyên được trao đổi trực tiếp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long về ý tưởng các giải pháp phục vụ việc chống dịch COVID-19. Đáp lại sự tin tưởng đó Viettel luôn đưa ra đúng công cụ mà các lãnh đạo ngành đang cần, đảm bảo đúng thời hạn được giao", ông Đông chia sẻ

    Trong thời gian ngắn sắp tới Viettel sẽ tập trung đưa trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) vào ngành y tế, cụ thể là các nền tảng như hồ sơ sức khỏe, mã số y tế, dịch vụ công, quản lý an toàn thực phẩm. Đặc biệt, liên quan đến "hộ chiếu vaccine" Viettel sẽ đưa vào áp dụng các công nghệ như blockchain, nhận diện sinh trắc học

    Với dịch vụ Telehealth, Viettel có tham vọng đưa công nghệ này đến từng hộ gia đình, kết nối trực tiếp từng khu công nghệ - nơi yếu thế về dịch vụ y tế. Một dự án lớn được cả Bộ Y tế và Viettel đều rất kỳ vọng là đến 1-7, hệ thống đặt lịch khám quốc gia sẽ được vận hành. Với hệ thống này người dân có thể đặt lịch khám qua điện thoại, tổng đài, ứng dụng, cổng thông tin

    Tuy vậy, xác định vai trò chủ lực trong hỗ trợ chuyển đổi số cho ngành y tế, nhưng điều đó không có nghĩa là Viettel sẽ "làm tất". Quan điểm của lãnh đạo Viettel là với mỗi dự án Viettel sẽ tập hợp được các nguồn lực từ xã hội từ các start-up, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân khác để khai thác thế mạnh riêng. "Viettel muốn đóng vai trò dẫn dắt chủ trì tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp khác cùng phát triển theo và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho xã hội", ông Đông nói

    Ông Khổng Văn Đông, giám đốc TT Giải pháp Y tế số thuộc Tổng công ty Giải pháp Viettel (Viettel Solutions)

    [​IMG]

    Công nghệ số sẽ tạo ra những thay đổi toàn diện, căn bản ngành y tế

    Theo tầm nhìn của lãnh đạo ngành y tế VN việc áp dụng công nghệ số để quản lý nhân lực ngành y và thông tin sức khỏe cá nhân, hai yếu tố được coi là cốt lõi, sẽ tạo ra những thay đổi đột phá đối với ngành

    Thông qua hệ thống quản lý mạng y tế VN, thông tin của hơn 500.000 cán bộ y tế "online" sẽ giúp việc điều phối, hỗ trợ nguồn lực được thuận lợi. Theo kỳ vọng, nhân lực của ngành sẽ được xây dựng thành đội hình 1-4-4-2: Một bác sĩ T.Ư sẽ hỗ trợ 4 bác sĩ tuyến tỉnh, 4 bác sĩ tuyến huyện và hai bác sĩ tuyến xã

    Thông qua hệ thống Hồ sơ sức khỏe cá nhân, thông tin của người dân sẽ được quản lý một cách khoa học. Các dữ liệu như chỉ số sức khỏe, môi trường sống, tiền sử bệnh tật, gia đình, dữ liệu khám bệnh tại các cơ sở y tế đều được cập nhật đầy đủ, liên tục và sẽ được AI phân tích, gợi ý tình trạng sức khỏe có thể gặp phải trong tương lai và hướng điều trị dự phòng

    Việc áp dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp các "bệnh viện thông minh" ra đời, giúp cải thiện năng suất lao động, giảm thiểu các sai sót y khoa. AI còn có thể gợi ý cho kỹ thuật viên về dấu hiệu của bệnh. Khi đó, quá trình siêu âm sẽ không chỉ dựa vào kinh nghiệm, kiến thức của một bác sĩ mà là tri thức của rất nhiều người, mang tính hội chẩn, giảm sai sót
     
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Buổi bình minh của y học kỹ thuật số
    Đại dịch COVID-19 đã mở ra một ngành công nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ USD từ lĩnh vực y tế…

    Đầu năm ngoái, ông Stephen Klasko, giám đốc điều hành của công ty Jefferson Health chuyên quản lý các bệnh viên ở Philadelphia đã trò chuyện với một ông chủ ngân hàng và được nhà tài chính nói rằng 20 năm trước, ngân hàng và chăm sóc sức khỏe là hai ngành duy nhất chưa nắm bắt được cuộc cách mạng kỹ thuật số nhưng giờ đây chỉ còn lại nganhd chăm sóc sức khỏe mà thôi

    Nhận định của ông chủ ngân hàng kia không phải là không có lý. Theo Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, khi nói đến số hóa, ngành chăm sóc sức khỏe thực sự đã tụt lại phía sau không chỉ lĩnh vực ngân hàng mà còn cả du lịch, bán lẻ, sản xuất ô tô và thậm chí hàng hóa đóng gói. Ở Mỹ, khoảng 70% bệnh viện vẫn sử dụng fax và gửi hồ sơ bệnh nhân qua đường bưu điện. Tại Tây Ban Nha, một giám đốc điều hành tại bệnh viện lớn ở Madrid cho biết hầu như không có bất kì việc chia sẻ hồ sơ điện tử nào trên khắp đất nước khi làn sóng COVID-19 đầu tiên quét qua vào mùa xuân

    Bằng việc phơi bày những thiếu sót kỹ thuật số, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự thay đổi trong ngành y tế. Khi phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn và đóng cửa, các bác sĩ đã chấp nhận sử dụng những phương thức liên lạc và phân tích vốn được sử dụng thường xuyên trong những ngành công nghệ khác. Bệnh nhân cũng ngày càng trở nên thoải mái hơn với việc chẩn đoán và điều trị từ xa có sự hỗ trợ của máy tính. Và nhiều doanh nghiệp táo bạo – từ công ty khởi nghiệp, bệnh viện, hãng bảo hiểm, nhà thuốc cho đến những gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Apple và Google - đã nhanh chóng tranh giành quyền cung cấp các dịch vụ đó

    McKinsey ước tính rằng doanh thu y tế số toàn cầu sẽ tăng từ 350 tỷ USD năm 2019 lên 600 tỷ USD năm 2024, bao gồm doanh thu từ tất cả dịch vụ: y tế từ xa, hiệu thuốc trực tuyến, thiết bị y tế đeo tay v.v. Thị trường chăm sóc sức khỏe của Mỹ đang được tân trang bằng số hóa, điều tương tự cũng đang xảy ra ở Trung Quốc, châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới

    Một lượng tiền khổng lồ đang đổ vào những doanh nghiệp có tương lai hàng nghìn tỷ USD. Theo CB Insights, trong quý III/2020, khoản vốn đầu tư kỷ lục 8,4 tỷ USD đã chảy vào túi những kẻ nắm giữ các công cụ y tế số, gấp đôi so với số tiền năm trước đó. Các “kỳ lân” chưa niêm yết trong ngành này ước tính có tổng giá trị hơn 110 tỷ USD

    Vào tháng 9/2020, AmWell, một startup cung cấp dịch vụ y tế từ xa từng được Google đầu tư 100 triệu USD đã huy động thêm 742 triệu USD trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Giá trị vốn hóa thị trường của AmWell hiện khoảng 6 tỷ USD. Vào tháng 12/2020, JD Health, nhà thuốc điện tử liên kết với trang thương mại trực tuyến khổng lồ JD.com của Trung Quốc, đã thu được 3,5 tỷ USD trong đợt IPO tại Hồng Kông

    Không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư quay cuồng. Nhu cầu về y học kỹ thuật số đã tăng lên đột biến. Một công ty của Pháp mang tên Doctolib cho biết những cuộc tư vấn sức khỏe qua video của họ tại châu Âu đã tăng từ 1.000 cuộc mỗi ngày lên 100.000 cuộc mỗi ngày trong năm 2020. Nghiên cứu trên khoảng 16 triệu người Mỹ mới xuất bản tại tạp chí JAMA Internal Medicine chỉ ra rằng việc sử dụng điều trị từ xa (telemedicine) của họ đã tăng gấp 30 lần trong khoảng thời gian từ tháng một đến tháng 6/2020. Người tiêu dùng ngày càng sử dụng internet và ứng dụng di động cho những nhu cầu y tế khác nhau

    Kỷ nguyên mới của công nghệ

    Như với nhiều lĩnh vực công nghệ đang lên, một số công nghệ trong đó đã bị cường điệu. Các nhà phân tích tỉnh táo tại Gartner đã tạt gáo nước lạnh vào những tuyên bố phóng đại của những người ủng hộ cá thể hóa “y học chính xác” và trí tuệ nhân tạo (AI)

    Nhưng họ cũng thừa nhận rằng không phải tất cả mọi sự phấn khích trong lĩnh vực này đều quá đáng. Những công nghệ như cảm biến, điện toán đám mây và phân tích dữ liệu đang trở nên chính xác tới chuẩn mực y tế. Trong tình hình nguy cơ lây nhiễm COVID-19, bệnh viện và phòng khám trở nên dễ dàng trong việc chấp nhận sử dụng công nghệ hơn

    Những công ty chuyên môn như Livongo và Onduo đang sản xuất các thiết bị theo dõi liên tục bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác. Gần một nửa số bác sĩ Mỹ được khảo sát đã sử dụng các thiết bị như vậy; trong đó 71% bác sĩ coi các dữ liệu là hữu ích về mặt y tế, theo kết quả nghiên cứu của Đại học Stanford

    Vào tháng 6/2020, Mayo Clinic, một nhóm bệnh viện phi lợi nhuận có uy tín, đã hợp tác với công ty khởi nghiệp có tên là Medically Home để cung cấp “dịch vụ chăm sóc tại nhà theo tiêu chuẩn bệnh viện”, từ truyền dịch, chụp phân tích hình ảnh cho đến phục hồi chức năng. Ngay cả Apple Watch cũng chứng minh rằng sản phẩm của mình có thể dự đoán được hiện tượng rối loạn nhịp tim rung nhĩ của người dùng trong một thử nghiệm lâm sàng

    Quan trọng hơn, các cơ quan quản lý trên toàn thế giới đang thúc ép những nhà cung cấp dịch vụ mở cửa hệ thống dữ liệu cát cứ của mình. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số. EU đang thúc đẩy tiêu chuẩn điện tử cho các hồ sơ ý tế. Vào tháng 8/2020, Chính phủ Ấn Độ đã tiết lộ một kế hoạch về định danh y tế số lấy khả năng tương tác thông tin làm cốt lõi

    Đại diện từ quỹ đầu tư Qiming nói rằng Chính phủ Trung Quốc cũng đang cố gắng vượt qua những kháng cự về bệnh án điện tử từ những bệnh viện vốn sợ mất bệnh nhân vào tay đối thủ cạnh tranh. Còn đại diện quỹ đầu tư Sinovation Ventures nói rằng Yidu Cloud, nhà cung cấp nền tảng dữ liệu lớn cho bệnh viện của Trung Quốc có thể đã trở thành kẻ nắm giữ bộ dữ liệu y tế lớn nhất thế giới

    Gã khổng lồ Apple, với danh tiếng bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, cũng đang ủng hộ một tiêu chuẩn chung [về dữ liệu]. Ông Aneesh Chopra, cựu giám đốc công nghệ của Nhà Trắng, nhận định rằng sự kết hợp giữa những nỗ lực này với các áp lực pháp lý báo trước một “kỷ nguyên mới” cho y học kỹ thuật số

    Đồng ý với quan điểm đó, bà Judy Faulkner, chủ hãng sản xuất phần mềm hàng đầu Epic System chuyên quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử cho biết khoảng 40% dữ liệu do công ty bà quản lý đã được chia sẻ với những bên không phải là khách hàng. Trong khi đó ông Kris Joshi, người điều hành công ty Change Heathcare chuyên xử lý các yêu cầu bảo hiểm y tế của Mỹ trị giá hơn 1,5 ngàn tỷ USD mỗi năm thấy rằng tiềm năng tương tác của lĩnh vực này còn nhiều hơn nữa, ít nhất là giữa các doanh nghiệp với nhau

    Tất cả đang giúp ngành y tế phát triển từ chỗ là một “ngành khoa học lâm sàng được dữ liệu hỗ trợ” trở thành một “ngành khoa học dữ liệu được các bác sĩ lâm sàng hỗ trợ”, bà Pamela Spence thuộc công ty tư vấn EY nhận xét. Liệu điều này có biến việc chăm sóc sức khỏe trở thành cuộc chơi của những công ty công nghệ lớn?

    Quả thực, đã có những dấu hiệu tham gia của các hãng công nghệ như vậy. Amazon muốn trợ lý ảo Alexa của mình phân tích tiếng ho và báo cho người dùng biết họ có mắc bệnh hay không. Vào tháng 11/2020, gã khổng lồ trực tuyến này ra mắt một nhà thuốc số để đảm nhận việc liên kết và phân phối thuốc giữa các công ty dược phẩm, trung gian và nhà bán lẻ thuốc tại Mỹ

    Trong khi đó, AliHealth trực thuộc Alibaba đang phá vỡ thị trường dược phẩm truyền thống của quốc gia với doanh thu trong sáu tháng giữa năm ngoái tăng 74%, đạt mức 1,1 tỷ USD. Tương tự, có thể kể đến hãng công nghệ Apple với sản phẩm đồng hồ thông minh và kho 50.000 ứng dụng sức khỏe sử dụng được trên iPhone; hay công ty mẹ của Google mới phát triển một phân khúc về khoa học đời sống mang tên Verily.
    Theo ông Shubham Singhal tại McKinsey, những đột phá trước kia của các gã khổng lồ công nghệ vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã thất bại bởi họ đi một mình. Y tế là một bãi mìn quy chế với những người đương nhiệm mạnh mẽ, do vậy mô hình kinh doanh phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo của các công ty công nghệ lớn tỏ ra không phù hợp

    Nhưng đại dịch COVID-19 đã sáng tỏ rằng những nhà cung cấp y tế hiện hành với phần cứng lỗi thời và chi phí dịch vụ đắt đỏ khó có thể cải thiện sức khỏe đầu ra cho người dân. Nếu một thế hệ công nghệ kỹ thuật số mới được phát triển, nó phải “cải thiện sức khỏe mà không làm tăng chi phí”, đại diện của Verily cho biết. Công ty này đang chuyển từ cách tính phí dịch vụ người dùng sang việc trả tiền dựa trên rủi ro, nghĩa là khách hàng sẽ trả tiền khi kết quả của họ được cải thiện, chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong máu dưới mức nhất định

    Điều này chỉ ra một tương lai hợp tác - nơi những công ty ở thung lũng Silicon sẽ bắt tay chặt chẽ hơn với những công ty chăm sóc sức khỏe truyền thống. Giờ đây, công ty Epic System đang sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói từ doanh nghiệp khởi nghiệp Nuance để các bác sĩ có thể gửi ghi chú tới những chuyên gia bên ngoài. Họ cũng hợp tác với hãng gọi xe Lyft để đưa đón bệnh nhân tới bệnh viện

    Công ty công nghệ y tế lớn của Đức Siemens Healthineers cũng đang làm việc với chuỗi bệnh viện Geisinger của Mỹ nhằm mở rộng việc theo dõi bệnh nhân từ xa. Trong khi đó, bệnh nhân tại bệnh viện Apollo của Ấn Độ có thể sử dụng một phần mềm app để mua thuốc khi hết, nhận tư vấn sức khỏe và chẩn đoán từ xa, thậm chí còn có thể đảm bảo một khoản vay y tế vì bệnh viện của họ liên kết với ngân hàng HDFC

    Tại Philadelphia, ông Klasko cũng đang chấp nhận cách tiếp cận mới để chứng minh lời nhận xét ban đầu của người bạn ngân hàng là sai. Ông đã hợp tác với quỹ mạo hiểm General Catalyst, một công ty đặt cược sớm vào nhiều startup sức khỏe kỹ thuật số trong đó có Livongo, để đem họ tới làm việc cùng một nhóm đổi mới sáng tạo của mình. Các bên đã dần nhận ra rằng họ phải thiết lập quan hệ đối tác với các nhà cung cấp chứ không chỉ làm ra hàng trăm ứng dụng không kết nối được với nhau

    Trang Linh
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/11/21
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tỷ phú hàng không Ấn Độ ‘phát tài’ nhờ kinh doanh y tế
    Đứng trước nguy cơ thua lỗ trong lĩnh vực hàng không vì dịch Covid-19, tỷ phú Ajay Singh tìm cách xoay sở tình hình, chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

    Dù có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tháng 11/2020, Ajay Singh - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành hãng hàng không SpiceJet - quyết định chuyển hướng kinh doanh sang nghiên cứu bộ test Covid-19 và giải trình tự gen

    Với tiêu chí cung cấp các mẫu test Covid-19 nhanh, giá thành hợp lý và luôn có sẵn, tỷ phú Ajay Singh cho ra mắt SpiceHealth - công ty Dịch vụ Chẩn đoán và Thiết bị Y tế. Chỉ trong vài tháng, phạm vi hoạt động của Spice Health đã mở rộng khắp cả nước

    Được điều hành bởi Avani Singh - cô con gái 24 tuổi của vị tỷ phú, SpiceHealth hoạt động tách biệt với SpiceJet. Công ty đã triển khai 15 phòng thí nghiệm di động trên khắp quốc gia, mỗi phòng có công suất xét nghiệm 3.000 mẫu/ngày. Ngoài ra, SpiceHealth cũng thiết lập cơ sở giải trình tự gen ở sân bay quốc tế Indira Gandhi (Delhi, Ấn Độ)

    Từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, SpiceHealth vận chuyển 34 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trên khắp Ấn Độ. Khi làn sóng Covid-19 thứ 2 xuất hiện, SpiceHealth tiếp tục vận chuyển hàng nghìn máy tạo oxy từ Bắc Kinh, Vũ Hán và Hong Kong đến Ấn Độ, “hạ nhiệt” tình trạng thiếu hụt bình oxy tại quốc gia 1,3 tỷ dân

    Sự chuyển hướng nhanh chóng từ lĩnh vực hàng không thua lỗ sang lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ của tỷ phú Singh cho thấy cách các chủ doanh nghiệp lớn của Ấn Độ đang cố gắng xoay sở tình hình để phát triển trong thời kỳ đại dịch

    Trước đó, SpiceJet - hãng hàng không tỷ phú Singh nắm giữ 60% cổ phần - đã trải qua nhiều “sóng gió” khi chính phủ Ấn Độ ra lệnh phong toả toàn quốc vào năm 2020. SpiceJet liên tục báo cáo lỗ trong 4 quý vừa qua, buộc phải hoãn lương cho một số nhân viên trong nhiều tuần

    Thậm chí, hồi tháng 2/2021, kiểm toán viên của Walker Chandiok & CoCo đặt ra nghi ngờ về tương lai "không chắc chắn" của hãng hàng không SpiceJet

    Nhiều chuyên gia phân tích và các lãnh đạo trong ngành nhận định Ajay Singh là “kẻ thức thời”, có khả năng vượt qua sóng gió. “Ngành hàng không Ấn Độ đang chết chìm nhưng Ajay Singh sẽ vẫn sống sót”, Financial Times dẫn lời Neelam Mathews - chuyên gia phân tích hàng không ở New Delhi
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Việt Nam đứng ngoài thị trường thiết bị y tế tỉ USD
    Bộ Y tế triển khai y tế điện tử, với công nghệ và thiết bị chủ yếu nhập khẩu và cơ sở dữ liệu không được chia sẻ

    Ông Nguyễn Văn Tiên, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, tại họp báo Diễn đàn Y tế tương lai 2018, chiều 12.11, cho biết, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu công nghệ, thiết bị y tế từ nước ngoài

    Theo ông Tiên, Nhật Bản, châu Âu, Singapore và Trung Quốc là những thị trường nhập khẩu chính công nghệ và thiết bị y tế của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam chỉ sản xuất được những dụng cụ giản đơn, như giường, tủ, banh, kéo…, lĩnh vực chiếm tỉ lệ tài chính thấp. Sản xuất trong nước chiếm từ 1,5-2% tổng thị phần trong nước

    Thị trường thiết bị và vật tư y tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tổng vốn đầu tư vào trang thiết bị y tế tại Việt Nam năm 2010 ước đạt 515 triệu USD, nhưng đến năm 2016 tổng vốn đầu tư là 950 triệu USD và đến năm 2017 con số này tăng lên 1,1 tỉ USD, theo số liệu của Bộ Y tế

    Bộ Y tế đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% số bệnh viện trực thuộc Bộ có hệ thống thông tin quản lý bệnh viện, trong đó có 70% số bệnh viện tích hợp hệ thống quản lý xét nghiệm, 50% tích hợp hệ thống thông tin lưu trữ và truyền hình ảnh y học, 100% các đơn vị có hệ thống thông tin tích hợp phục vụ công tác điều hành…

    Chủ trương ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực khám chữa bệnh, Bộ Y tế đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác khám, chữa bệnh, ưu tiên tập trung triển khai ba chương trình y tế điện tử

    Thứ nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai thống kê y tế điện tử để từng bước hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế

    Thứ hai, thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử và phần mềm quản lý trạm y tế xã theo tiêu chuẩn chung để bảo đảm kết nối liên thông các phần mềm này với nhau và với giám định khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

    Thứ ba, xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến một cửa Bộ Y tế, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước

    Dù vậy, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác khám, chữa bệnh, của nước ta tiến triển chậm, trong khi tỷ lệ dân số già hóa ngày càng nhanh, nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng

    Những trở ngại trong lĩnh vực y tế ngày một rõ ràng trong bối cảnh đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam còn hạn chế. Đặc biệt, nhu cầu chăm sóc sức khỏe chất lượng cao đang rất lớn, nhưng nguồn cung ứng để giải quyết vấn đề này còn khiêm tốn, trong khi cơ sở dữ liệu không được chia sẻ giữa các cơ sở y tế và khám chữa bệnh

    Bà Nguyễn Thị Xuyên, chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cho biết, Diễn đàn Y Tế Tương Lai năm nay sẽ nhấn mạnh vào những vấn đề cốt lõi đặt ra đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe tại châu Á cũng như cách tiếp cận hiệu quả trong bối cảnh tốc độ lão hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng tại khu vực

    Đại diện Novartis, một tập đoàn trong lĩnh vực y tế của Thụy Sỹ, ông Roeland Roelofs, cho biết, vấn đề bảo mật thông tin người dân sẽ tốt hơn khi hệ thống kỹ thuật số được đầu tư đầy đủ. Theo ông, Diễn dàn Y tế tương lai năm 2018 sẽ đưa ra nhiều giải pháp, trong đó nổi bật là hai giải pháp về công nghệ dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đầu tư sáng tạo đổi mới

    “Việc đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật số sẽ tạo điều kiện cho người dân Việt Nam bảo vệ sức khỏe tốt hơn”, Đại diện Novartis nói. Ông Roeland Roelofs cũng tin rằng công nghệ phát triển sẽ tạo sự tương tác tốt hơn giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và các công ty trong lĩnh vực y tế

    Diễn đàn Y tế tương lai 2018 đang diễn ra tại Hà Nội, trong hai ngày 12 và 13.11, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia đầu ngành y tế khu vực châu Á cùng thảo luận, đưa ra các giải pháp chăm sóc sức khỏe người dân trong khu vực

    Vân Nguyễn
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Sài gòn đầu tư trung tâm xét nghiệm y khoa hiện đại 700 tỷ đồng
    Trung tâm xét nghiệm của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch khởi công tại huyện Bình Chánh ngày 2/3

    Công trình có vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng, quy mô 9 tầng và một tầng hầm với tổng diện tích sàn gần 40 nghìn m2

    Phó giáo sư Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết trung tâm có đầy đủ chức năng của một labo xét nghiệm theo mô hình chuẩn hóa của Singapore và Australia

    Đây sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo quốc tế, phấn đấu thành cơ sở nghiên cứu phòng chống dịch bệnh tại khu vực châu Á Thái Bình Dương

    [​IMG]
    Phối cảnh trung tâm xét nghiệm y khoa

    Công tác xét nghiệm y khoa tại Việt Nam đang đối diện nhiều vấn đề như chưa chuẩn hóa về xét nghiệm, hệ thống chất lượng chưa đồng đều, máy móc chưa được kiểm tra thường xuyên, chưa đảm bảo nhân lực. Nhiều bệnh viện chưa liên thông và sử dụng kết quả của nhau khiến người bệnh đi khám phải làm xét nghiệm nhiều lần, gây lãng phí, quá tải

    "Tình trạng lạm dụng xét nghiệm cũng đang diễn ra phổ biến. Cần phải chuẩn hóa xét nghiệm và liên thông kết quả giữa các bệnh viện của thành phố với nhau", phó giáo sư Xuân phân tích

    Giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết những năm qua, ngành y tế TP HCM đã triển khai nhiều dự án đào tạo nguồn nhân lực, phấn đấu đến năm 2020 đạt được 20 bác sĩ, 35 điều dưỡng, 42 giường bệnh đạt chuẩn trên 10.000 dân

    Thành phố xây dựng nhiều dự án bệnh viện chuyên sâu, mạng lưới y tế cơ sở khắp 24 quận huyện, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo công tác khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe người dân

    [​IMG]
    Lễ khởi công xây dựng ngày 2/3

    Công trình này là một trong những bước khởi đầu cho mục tiêu hoàn thành cụm y tế Viện - Trường quy mô hiện đại trên diện tích 73 ha tại huyện Bình Chánh

    Lê Phương
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Tập đoàn Nhật đầu tư hàng chục triệu USD vào doanh nghiệp y tế tư nhân Vietnam
    Dân số tại Đông Nam Á tăng lên, nhu cầu dịch vụ chăm sóc y tế được dự báo tăng nhanh. Thị trường dịch vụ chăm sóc y tế được dự báo sẽ tăng trưởng 20%/năm tại Việt Nam và 10% tại Malaysia

    [​IMG]


    Tập đoàn Sumitomo của Nhật sẽ đầu tư vào một công ty liên doanh về y tế tại Việt Nam, tập đoàn muốn hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế số tại khu vực Đông Nam Á

    Cụ thể, theo báo Nikkei đưa tin, Sumitomo dự kiến đầu tư hàng chục triệu USD vào công ty Insmart. Đây là công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư Malaysia và Việt Nam đã có lịch sử hoạt động hơn 20 năm tại Việt Nam

    Khi mà lĩnh vực chăm sóc y tế công tại nhiều nước Đông Nam Á còn một số hạn chế về quy mô, bảo hiểm y tế tư nhân đã phát triển mạnh. Nhiều công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có vai trò như bên trung gian giữa công ty bảo hiểm và các tổ chức y tế cũng như cung cấp dịch vụ cho người bệnh. Insmart hiện đang có khoảng 1,5 triệu khách hàng tại Việt Nam

    Khi dân số tại Đông Nam Á tăng lên, nhu cầu dịch vụ chăm sóc y tế được dự báo sẽ tăng nhanh. Thị trường dịch vụ chăm sóc y tế được dự báo sẽ tăng trưởng 20%/năm tại Việt Nam và 10% tại Malaysia

    Các doanh nghiệp quản lý dịch vụ y tế xử lý những công việc cho công ty bảo hiểm ví như việc đánh giá xem liệu chi phí y tế có phù hợp với các giấy tờ và chế độ thanh toán

    Insmart đồng thời cung cấp rất nhiều dịch vụ cho người tiêu dùng trong đó có bao gồm lên đơn thuốc trực tuyến cũng như làm tham chiếu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ y tế, hồ sơ y tế cá nhân và thông tin y tế thông qua ứng dụng

    Vào năm 2019, Sumitomo Mitsui đã đầu tư vào công ty dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm Malaysia có tên Health Connect Holdings và PMCare hiện đã có khoảng 3 triệu khách hàng. Sumitomo đã bổ sung thêm dịch vụ khám bệnh và kê đơn thuốc từ xa vào các ứng dụng của doanh nghiệp trên

    Tại Nhật, dịch vụ khám bệnh từ xa khó phát triển bởi các lo lắng về yếu tố quyền riêng tư. Tuy nhiên, nhiều nước châu Á nhanh chóng chấp nhận dịch vụ này. Doanh nghiệp Nhật coi đây như mảnh đất màu mỡ để phát triển

    Thời gian gần đây, ngày một nhiều doanh nghiệp Nhật đầu tư vào lĩnh vực y tế tại Đông Nam Á. Trong năm nay, Mitsui&Co đầu tư vào MiCare HealthTEC Holdings, doanh nghiệp y tế lớn tại Malaysia đồng thời có hoạt động tại Thái Lan và Philippines

    Mitsui hiện đang là cổ đông lớn trong tập đoàn dịch vụ y tế IHH Healthcare. Công ty có kế hoạch sử dụng dữ liệu lớn để phân tích nhằm tăng hiệu suất lợi nhuận của hoạt động y tế. Công ty có kế hoạch đặt mục tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận trước thuế vào năm tài khóa 2025 lên mức khoảng 1 tỷ USD

    Vào tháng 3/2021, Toyota Tsuchi cũng thông báo đầu tư vào Cross Sync, hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm kiểm soát bệnh nhân tại các cơ sở chăm sóc y tế tích cực
     
  7. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Công nghệ chăm sóc sức khỏe từ xa phát triển mạnh trong thời Covid-19
    Các sản phẩm công nghệ phục vụ công tác 'điều trị trực tuyến' đang được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp giới thiệu tại hội nghị công nghệ Web Summit 2021

    [​IMG]

    Từ các ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần đến chiếc mũ có thể kiểm tra não của bệnh nhân từ xa, các sản phẩm công nghệ phục vụ công tác "điều trị trực tuyến" đang được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp giới thiệu tại Web Summit 2021, một trong những hội nghị công nghệ lớn nhất thế giới, diễn ra trong tuần này tại Lisbon, Bồ Đào Nha

    Sử dụng công nghệ trong điều trị từ xa dường như đã trở thành một chủ đề lớn tại Web Summit 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã gây tác động nghiêm trọng đến hoạt động khám, chữa bệnh trực tiếp trên thế giới

    Trước đó, Web Summit 2020 đã phải diễn ra theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19

    Ông Johannes Schildt, nhà đồng sáng lập, kiêm giám đốc điều hành công ty Kry cung cấp dịch vụ đặt lịch hẹn khám bác sỹ trực tuyến, cho rằng đại dịch đã thúc đẩy việc áp dụng các dịch vụ y tế số này

    Công ty Kry có trụ sở tại Thụy Điển, hiện hoạt động tại năm quốc gia châu Âu, không phải là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ trên

    Công ty Calmerry, trụ sở tại Mỹ, là một trong số những công ty tư vấn đang phát triển, cung cấp dịch vụ điều trị sức khỏe tâm thần trực tuyến với các bác sỹ tâm lý

    Theo nhà đồng sáng lập công ty Calmerry, Oksana Tolmachova, với phí dịch vụ từ 42 USD/tuần, dịch vụ này với mục đích chính là giúp người dân có thể tiết kiệm chi phí điều trị

    Ngoài ra, còn nhiều ứng dụng khác giúp giải quyết tình trạng trầm cảm và lo lắng ngày càng gia tăng trên khắp thế giới trong đại dịch Covid-19. Ứng dụng hỗ trợ sức khỏe tâm thần Woebot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để trò chuyện với người bệnh

    Dù một số người không hài lòng với ý tưởng "trút bầu tâm sự" với một phần mềm, nhưng các nghiên cứu cho thấy tâm sự với một con người ảo có thể giúp bệnh nhân cởi mở hơn

    Nhà sáng lập Woebot, đồng thời là một nhà tâm lý học Alison Darcy, không tin rằng các ứng dụng trò chuyện như trên có thể thay thế hoàn toàn vai trò của các nhà trị liệu tâm lý và AI cũng được chứng minh là bị hạn chế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhưng các phần mềm này có thể giúp giảm bớt sự thiếu hụt lực lượng bác sỹ tâm lý

    Trong khi đó, nhà đồng sáng lập công ty Neuroelectrics có trụ sở tại Barcelona, Tây Ban Nha, Ana Maiques, cho biết một chiếc mũ do công ty này phát triển còn có thể kiểm tra não của bệnh nhân khi bệnh nhân đang ở nhà

    Dù đem lại nhiều hiệu quả, song những người có quan điểm phản đối việc khám, chữa bệnh trực tuyến cho rằng hình thức này có thể không phát hiện được những trường hợp nghiêm trọng hơn

    Một số doanh nghiệp khởi nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho rằng trong tương lai sẽ kết hợp cả hai hình thức khám và điều trị trực tuyến cũng như trực tiếp

    Bên cạnh đó, vẫn còn một thách thức nữa là dù hình thức khám, điều trị đã thay đổi trong những năm gần đây, nhưng việc ứng dụng các dịch vụ y tế số này còn cần phải được luật pháp ở các quốc gia cho phép

    Hiện Pháp và Đức đã bắt đầu cho phép sử dụng một số phần mềm công nghệ trong điều trị bệnh nhân từ xa
     
  8. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Amazon tiếp tục dự định mở rộng sang mảng chăm sóc sức khỏe khi định mua lại Signify Health

    [​IMG]

    Theo tờ Wall Street Journal đưa tin thì Amazon đang là 1 trong những nhà đầu tư có ý định mua lại công ty chuyên về chăm sóc sức khỏe là Signify Health. Công ty chuyên về mảng công nghệ chăm sóc tại nhà này đang tự rao bán mình theo hình thức đấu giá. Ước tính số tiền để mua được Signify Health sẽ vào khoảng 8 tỷ đô dù thực tế họ được định giá chỉ ở mức 5 tỷ đô, kể cả sau khi cổ phiếu tăng lên sau các tin đồn mua lại


    Vào tháng trước Amazon đã mua lại One Medical với giá 3.9 tỷ đô, rồi đầu tháng này họ mua Roomba với giá 1.7 tỷ và đến giờ lại quay lại mảng chăm sóc sức khỏe với dự định chi 8 tỷ đô cho Signify Health. Nếu thành công thì năm nay sẽ là năm Amazon chi ra số tiền kỷ lục để thâu tóm các công ty khác


    Nếu việc này diễn ra vào 1 vài tháng trước thì có vẻ sẽ dễ dàng hơn đối với Amazon. Lý do bởi FTC đang có động thái giám sát gắt gao hơn với những vụ mua bán kiểu này. Gần đây nhất là vụ Meta định mua lại Supernatural và bị cơ quan này đưa vào tầm ngắm với dự định sẽ chặn thương vụ này lại. Việc này có thể cũng diễn ra với Amazon khi họ cũng có kiểu mua bán tương tự khi nhắm những công ty chăm sóc sức khỏe có tiềm năng, mua dần mua dần để đạt được 1 phần đủ lớn trong miếng bánh béo bở này


    Đối đầu với Amazon sẽ là 2 ông lớn trong mảng chăm sóc sức khỏe là CVS Health Corp. và UnitedHealth Group Inc. Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm thông tin liên quan đến thương vụ này, và có thể cũng sẽ có thêm cả thông báo từ phía FTC nữa
     
  9. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Cho tư nhân thuê bệnh viện công
    Chiều 8-9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

    [​IMG]
    Hội nghị ĐBQH chuyên trách chiều 8-9


    Đáng chú ý, là người trong ngành y, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) quan tâm đến điều khoản về hợp tác công tư trong y tế. ĐB đề xuất bỏ cụm từ “xã hội hóa y tế”, bởi trong lịch sử của Việt Nam cũng như trên thế giới không thấy định nghĩa thế nào là xã hội hóa y tế

    “Không thể xã hội hóa y tế bằng cách tư nhân bỏ tiền ra chung với bệnh viện mua máy đặt trong bệnh viện công để chia nhau lợi nhuận”, ĐB nêu quan điểm

    [​IMG]
    Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định

    ĐB Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, chỉ nên quy định 3 hình thức hợp tác công tư trong y tế

    Một là cho vay, ưu đãi cho các bệnh viện được mua sắm, đầu tư, cụ thể hóa trong luật, khuyến khích điều này để bệnh viện sẽ có thể vay tiền của tổ chức tín dụng cũng như những tổ chức quốc tế. Bệnh viện đầu tư bằng nguồn tiền vay và có trách nhiệm bảo vệ vốn vay như một doanh nghiệp để bảo vệ trách nhiệm của mình khi vay tiền đầu tư cho y tế

    Hai là cho thuê, hình thức này đã có nhưng chưa rõ ràng. Đây là hình thức để các bệnh viện, các cơ sở y tế có thể thực hiện với hai chiều. Chiều thứ nhất là bệnh viện công thuê các phương tiện, trang thiết bị của bệnh viện tư, máy móc đắt tiền, những phương tiện không có đủ điều kiện mua thì thuê. Chiều thứ hai là tư nhân thuê bệnh viện công. Y tế công có thương hiệu, có hiểu biết, có nguồn chất xám rất lớn nhưng không đủ khả năng để bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện và vận hành bệnh viện về mặt quản trị. Do đó, chúng ta lấy thế mạnh của y tế công là thương hiệu, niềm tin người dân cộng với chất xám của các bác sĩ, điều dưỡng, nhà khoa học, còn tư nhân sẽ vận hành bệnh viện, tư nhân thuê lại thương hiệu. Mặc dù rất khó định giá thương hiệu của bệnh viện cũng như tài sản công nhưng theo bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, cần có hướng đi này

    Ba là hợp tác công tư phi lợi nhuận, thực tế trên thế giới đang triển khai từ rất lâu và rất thành công. Việt Nam đã có những bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận, nhưng chưa có bệnh viện nào hợp tác công tư phi lợi nhuận. Nghĩa là các nhà hảo tâm, các quỹ xây dựng bệnh viện và cho các bệnh viện công vận hành bệnh viện đó. Lợi nhuận được giữ lại đầu tư để phát triển bệnh viện rộng hơn, nâng cao đời sống của cán bộ, nhân viên bệnh viện cũng như cho các trường hợp bệnh nhân nghèo, khó khăn. Nên khuyến khích mô hình này và chắc chắn sẽ rất nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện thương hiệu nhà nước để phục vụ người bệnh, để lại tiếng thơm cho chính tổ chức, cá nhân đấy

    Đáng chú ý, ĐB Lê Hoàng Anh (Gia Lai) đề nghị xem xét, thông qua dự thảo Luật theo quy trình 3 kỳ họp, bởi đây là "luật xương sống" của ngành y tế, có tác động lớn đến người dân cũng như cơ sở y tế, cán bộ y tế, nên cần được xem xét thận trọng, kỹ lưỡng nhằm đảm bảo chất lượng, phù hợp thực tiễn và khả thi

    ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cũng cho rằng nên thông qua dự án luật này tại 3 kỳ họp, bởi dự thảo luật đang có một số chính sách mới được bổ sung và một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Bên cạnh đó, đây là dự án luật rất quan trọng, không chỉ là kim chỉ nam cho xử lý những vấn đề trước mắt, những vấn đề đang rất bức xúc mà còn là nền tảng và kim chỉ nam cho cả hệ thống y tế tiệm cận với nền y tế tiến bộ. Do đó, cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng những vấn đề đặt ra, đặc biệt những vấn đề đưa ra phải thật sự “chín”

    Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Lân Hiếu lại cho rằng, Luật Khám bệnh, chữa bệnh rất quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, không nên lùi thêm một kỳ họp nữa, mà nên thông qua dự thảo luật tại kỳ họp tới để gỡ rối vướng mắc trong y tế hiện nay

    Cũng theo ĐB Trịnh Xuân An, y tế là một ngành đặc biệt, đặc thù liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân. Tuy nhiên, lâu nay ngành y tế được được đối xử như những quan hệ bình thường của xã hội, từ lao động, việc làm, mua sắm, đấu thầu… Do đó, cần có những chính sách cụ thể đối với ngành y tế, nhất là trong đấu giá, đấu thầu, đồng thời có những chính sách đặc thù để tháo gỡ những tồn tại từ trước đến nay

    ĐB Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) chỉ rõ thực trạng, khu vực y tế công hiện tại thực hiện tự chủ tài chính nhưng cơ cấu giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng tính đủ dẫn đến giảm nguồn thu. Hệ lụy là cơ sở không đủ tiền trả lương cho nhân viên, không tái đầu tư, không đủ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực khiến một bộ phận nhân viên y tế bỏ việc. Còn tại khu vực y tế tư nhân, do đã tính đúng, tính đủ cơ cấu giá các dịch vụ y tế với giá khám chữa bệnh cao nên nhiều bệnh viện tư có nguồn kinh phí dồi dào để thu hút lực lượng bác sĩ giỏi từ các bệnh viện công chuyển sang

    “Nhà nước cần thống nhất quản lý giá khám chữa bệnh của cả bệnh viện công lẫn bệnh viện tư nhân sao cho lợi ích phải hài hòa giữa công và tư, đảm bảo quyền lợi của người bệnh và ổn định xã hội”, ĐB Nguyễn Thanh Cầm nêu
     
  10. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    KMS Healthcare thành lập trung tâm phát triển phần mềm tại Việt Nam

    [​IMG]
    KMS Technology giới thiệu trung tâm phát triển phần mềm tại Việt Nam với 400 nhân sự, tập trung dịch vụ & sản phẩm phần mềm chăm sóc sức khỏe y tế

    KMS Healthcare ký kết hợp tác hỗ trợ giáo dục với Đại học Fulbright Việt Nam và cam kết tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ và các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam. Xuyên suốt 13 năm hoạt động, KMS được tín nhiệm toàn cầu về chất lượng vượt trội của các dịch vụ phần mềm, sản phẩm, giải pháp công nghệ và chuyên môn của kỹ sư người Việt


    KMS công bố vận hành trung tâm phát triển dịch vụ phần mềm KMS Healthcare tại Việt Nam với đội ngũ 400 kỹ sư và chuyên viên phát triển phần mềm, cung cấp giải pháp kỹ thuật & ứng dụng phần mềm tiên tiến, giải quyết những bài toán thách thức vận hành lĩnh vực chăm sóc sức khỏe & y tế

    KMS Healthcare là một cái tên mới, nhưng thương hiệu KMS không quá xa lạ trong lĩnh vực này. KMS Technology đã làm việc với các công ty chăm sóc sức khỏe & y tế tại Mỹ kể từ khi thành lập, với các thành tựu nhất định và kinh nghiệm trong thị trường này. Các giải pháp health-tech đem đến cho đối tác sẽ góp phần hạn chế nguy cơ tử vong, nhận diện và xử lý các cơn đột quỵ khẩn cấp, giải quyết các vấn đề thách thức y khoa như khả năng tương tác dữ liệu y tế, quá trình nghiên cứu thuốc nhanh hơn để đưa ra thị trường, phân tích bệnh án, quyết định điều trị dựa trên AI, thăm khám từ xa

    Ngoài ra, thông qua việc nâng cao trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tác động kinh doanh của KMS Healthcare góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, phát hiện kịp thời những nguy cơ có thể gây thương tật vĩnh viễn thông qua các thiết bị đeo tay, theo dõi sức khoẻ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các nền tảng giao tiếp sử dụng trong y khoa…

    Với số lượng khách hàng tăng 30%, KMS Healthcare làm việc với gần 50 nền tảng tích hợp, cung cấp dịch vụ cho 334 triệu bệnh nhân, hơn 100 triệu lượt khám bệnh tại thị trường Hoa Kỳ

    “Chúng tôi đang có kế hoạch khám phá thị trường Việt Nam và xác định chiến lược tối ưu nhất để ứng dụng giải pháp sản phẩm công nghệ vào lĩnh vực y tế & chăm sóc sức khỏe. Hiện tại kế hoạch vẫn đang ở giai đoạn ý tưởng, nhưng Việt Nam có một nền kinh tế lớn và đang phát triển, sẽ có nhiều cơ hội cho các công ty dịch vụ phần mềm trong nước.” - chia sẻ từ ông Mikael Ohman, Giám đốc điều hành KMS Healthcare

    [​IMG]
    Ông Mikael Ohman, Giám đốc điều hành KMS Healthcare

    Song song với việc vận hành trung tâm phần mềm, KMS Healthcare cam kết tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ và các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

    KMS Healthcare ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Fulbright Việt Nam, đối tác đầu tiên của KMS Healthcare tại Việt Nam. Hai bên cùng tham gia các hoạt động cộng đồng, hỗ trợ giáo dục và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp. Thông qua các dữ liệu và báo cáo chuyên ngành, KMS hỗ trợ Fulbright Việt Nam phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ Việt Nam
     
  11. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Giữ chân nhân sự công nghệ thông tin là bài toán khó cho bệnh viện
    Theo bà Hoàng Thị Diễm Tuyết, thành viên đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân TPHCM, mức lương cho nhân sự công nghệ thông tin thấp không chỉ là câu chuyện của Bệnh viện Nhi đồng 1, mà còn là vấn đề chung của các bệnh viện khác trên địa bàn thành phố. Việc thu hút và giữ chân nhân sự công nghệ thông tin là bài toán khó, hiện các bệnh viện vẫn chưa thể giải quyết được

    Ngày 25-10, tại buổi giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội thuộc Hội đồng nhân dân TPHCM về tình hình thực hiện đề án “Y tế thông minh” tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), TS. BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc bệnh viện, cho biết bên cạnh kết quả tích cực đạt được trong xây dựng bệnh viện thông minh, đem lại thuận lợi cho công tác khám chữa bệnh, hiện bệnh viện đang tìm mọi phương cách để thu hút, giữ chân nguồn nhân lực công nghệ thông tin do mặt bằng chung mức lương tại bệnh viện quá thấp

    Ngoài ra cũng chưa có cơ chế chính sách, khuyến khích nhân viên công nghệ thông tin chất lượng cao làm trong môi trường bệnh viện. Hiện bệnh viện chỉ có 12 nhân sự để vận hành hơn 700 máy tính, gây nhiều khó khăn trong việc quản lý

    Thông tin về chuyển đổi số y tế, ông Đặng Thanh Hùng, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bệnh viện phát triển công nghệ thông tin từ năm 1994 đến nay, hằng năm chi phí vận hành rất lớn. Mục tiêu phát triển công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc bệnh nhân và quản lý tốt cơ sở dữ liệu thông tin mỗi năm một tăng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khó hiện nay của các bệnh viện là nguồn nhân lực chất lượng cao

    “Một sinh viên công nghệ thông tin đi thực tập năm đầu đã được trả 500 đô la Mỹ. Với người có kinh nghiệm hai năm sẽ tăng lên 1.500-2.000 đô la Mỹ. Tuy nhiên, các bệnh viện đều phải lãnh lương theo hệ số, việc trả mức lương cao như vậy không hợp lý”, ông Hùng dẫn chứng. Ông cho biết, điều này dẫn đến tình trạng các bệnh viện muốn có một đội ngũ xây dựng chuyên môn cao rất khó khăn. Có thể thấy rằng việc giữ chân nhân sự công nghệ thông tin vẫn là bài toán khó của bệnh viện

    Theo bà Hoàng Thị Diễm Tuyết, thành viên đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân TPHCM, vấn đề mức lương cho nhân sự công nghệ thông tin thấp không chỉ là câu chuyện của Bệnh viện Nhi đồng 1, mà còn là vấn đề chung của các bệnh viện khác. Theo gợi ý của đại diện Sở Tài chính TPHCM, có thể chi vào quy chế nội bộ, nhưng trên thực tế, các bệnh viện phải cân đối thu chi với các bộ phận khác

    Không thể để cho mức lương của nhân sự công nghệ thông tin cao hơn các chuyên gia, bác sĩ dù có tiền cũng không thể chi như vậy. Có thể thấy rằng, việc thu hút và giữ chân nhân sự công nghệ thông tin vẫn là bài toán khó, mà hiện các bệnh viện vẫn chưa thể giải quyết được, bà Tuyết nhấn mạnh

    [​IMG]
    Khu vực Trung tâm dữ liệu của Bệnh viện Nhi đồng 1
    Bên cạnh thiếu nhân lực công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề đáng quan tâm trong việc chuyển đổi số, triển khai đề án “Y tế thông minh” của Bệnh viện Nhi đồng 1. Theo bác sĩ Hùng, vì phần mềm được bệnh viện xây dựng từ những năm 1994 nên dù có nhiều nâng cấp, bổ sung nhưng một số hệ thống vẫn bị lỗi thời. Hệ thống không mang tính tổng thể. Các yêu cầu phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh được đáp ứng nhưng chỉ mang tính tạm thời

    Nói về nguyên nhân của tình trạng này, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết vì lượng dữ liệu của bệnh viện rất lớn, việc chuyển đổi và tương thích với dữ liệu sang hệ thống mới gặp nhiều khó khăn. Hệ thống máy tính không mua sắm kịp thời khi có phát sinh, vì thiết bị này nằm trong danh mục mua sắm tập trung của thành phố. Hệ thống RIS/PACs (Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh/hệ thống thông tin lưu trữ và thu nhận hình ảnh) cũng chưa có hướng dẫn đầu tư rõ ràng

    Trước những khó khăn này, bác sĩ Hùng kiến nghị Bộ Y tế và TPHCM cần đẩy nhanh xây dựng các hướng dẫn về pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư hệ thống RIS/PACs – một thành phần quan trọng để thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử. Chi phí công nghệ thông tin cần được cơ cấu trong giá dịch vụ kỹ thuật để bệnh viện có đủ kinh phí đầu tư hạ tầng và các phần mềm ứng dụng triển khai
     
  12. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Hà Nội phấn đấu 100% người dân được cấp hồ sơ sức khỏe điện tử
    TP. Hà Nội đặt mục tiêu 100% người dân sống, làm việc ổn định trên địa bàn thành phố sẽ được cấp hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân, qua đó hình thành Cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố…
    [​IMG]

    Đây là một trong những nội dung được nêu tại Kế hoạch triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, Sổ sức khoẻ điện tử trên địa bàn TP. Hà Nội do Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội ban hành

    Việc ban hành kế hoạch với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm kết nối các thông tin, dữ liệu điện tử hình thành trong quá trình khám, chữa bệnh của người dân tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân thành Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện phục vụ công tác quản lý chuyên ngành Y tế được đầy đủ, chính xác, kịp thời

    Trên cơ sở khai thác, sử dụng các tiện ích từ Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện giúp người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe của bản thân liên tục, suốt đời; chủ động trong việc phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân, giảm các chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố

    Kế hoạch đặt mục tiêu 100% người dân sống, làm việc ổn định trên địa bàn TP. Hà Nội được cấp hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân, qua đó hình thành Cơ sở dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử TP. Hà Nội

    Cùng với đó, 100% các thông tin sức khỏe y tế của người dân trên địa bàn thành phố được theo dõi, quản lý thông qua dữ liệu số; được chia sẻ, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ nhu cầu giải quyết công việc, thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Đồng thời, kết nối, hiển thị thông tin sức khỏe người dân trên ứng dụng VneID

    Các trường thông tin, dữ liệu để tạo lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử (hiển thị trên các ứng dụng phục vụ người dân) cần đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn và quy định của ngành Y tế

    Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội lưu ý, việc xây dựng và triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn thành phố cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý sức khỏe. Các chức năng, tính năng kỹ thuật phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế; đảm bảo việc chia sẻ thông tin, dữ liệu và các quy định về an toàn thông tin

    Đặc biệt là việc kết nối, chia sẻ và hiển thị thông tin sức khỏe người dân trên ứng dụng VneID theo hướng dẫn của Bộ Công an. Đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh thông tin trong quá trình lưu trữ, khai thác dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử của người dân; không để thất thoát, lộ lọt và sử dụng dữ liệu vào mục đích bất hợp pháp

    Theo kế hoạch, thành phố sẽ thực hiện lộ trình thí điểm qua 3 giai đoạn

    Trong đó, giai đoạn 1 sẽ tập trung vào các nhiệm vụ như: Xây dựng và từng bước hoàn thiện phần mềm phục vụ theo yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn, quản lý của Sở Y tế; tập huấn, hướng dẫn sử dụng và cấp tài khoản, phân quyền cho 30 Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã (54 phòng khám đa khoa quận/huyện/thị xã và 579 trạm y tế xã/phường/thị trấn)

    Cấp tài khoản cho các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh lên phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử; tạo lập hồ sơ sức khoẻ người dân từ cơ sở dữ liệu đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; dữ liệu dân cư của người dân trên địa bàn và chuẩn hoá thông tin. Thời gian hoàn thành giai đoạn 1 trước ngày 31/12/2023

    Giai đoạn 2 sẽ tập trung vào các hoạt động: Cập nhật kết quả khám, chữa bệnh người dân trên địa bàn lên kho dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của thành phố; cập nhật dữ liệu tiêm chủng của người dân lên phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử; kết nối dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của TP. Hà Nội với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch, xác minh thông tin

    Cùng với đó, kết nối, chia sẻ thông tin sức khỏe của người dân trên địa bàn lên ứng dụng VneID của Bộ Công an; kết nối dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của thành phố với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; rà soát, làm sạch dữ liệu người dân…Thời gian hoàn thành giai đoạn 2 trước ngày 31/3/2024

    Giai đoạn 3, thành phố sẽ phối hợp với Công an địa bàn, các tổ chức đoàn thể thường xuyên rà soát thông tin hành chính của người dân biến động lên hệ thống; tiếp tục cập nhật lên hệ thống kết quả khám sức khoẻ của người dân

    Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ, đánh giá kết quả triển khai áp dụng Hệ thống để đưa vào tiêu chí đánh giá. Thời gian thực hiện giai đoạn 3 từ ngày 1/4/2024
     

Chia sẻ trang này