Obama edtech

Thảo luận trong 'OBAMACARE' bắt đầu bởi PhucDuc.vn, 8/12/20.

  1. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    TikTok đầu tư vào công nghệ giáo dục
    Sau giải trí, ByteDance nhìn nhận công nghệ giáo dục (edtech) là một trong những ưu tiên hàng đầu

    ByteDance đang nhanh chóng trở thành một trong những công ty quyền lực nhất ở mạng nội dung và giải trí số với điểm nhấn là thành công của TikTok

    Công ty này cũng "nhúng chân" vào mảng giáo dục 3 năm trước. Năm nay, ByteDance khẳng định sự nghiêm túc của mình ở mảng giáo dục bằng cách ra mắt nhóm sản phẩm công nghệ giáo dục (edtech) mang tên gọi Dali Education, TechInAsia đưa tin

    [​IMG]
    Edtech là ưu tiên hàng đầu tiếp theo của ByteDance
    Dù nhiều người vẫn hoài nghi về cách tiếp cận thử-và-sai của ByteDance ở mảng giáo dục vốn yêu cầu tỉ lệ "đốt tiền" lớn, ByteDance có những lợi thế mà ít công ty nào khác sở hữu: Nhiều tiền. Bên cạnh đó, công tycũng có thể nhanh chóng tăng qui mô từ sự thành công của hãng loạt ứng dụng khác

    Khó nhưng không ngại

    Thị trường giáo dục trực tuyến của Trung Quốc có thể sẽ chạm mốc 63,6 tỉ USD trong năm nay. ByteDance không phải cái tên duy nhất muốn có một phần của miếng bánh: Các "ông lớn" công nghệ Trung Quốc như Tencent, Alibaba, và Baidu cũng đang ấp ủ tham vọng tương tự

    Dù vậy, phần lớn công ty đều gặp nhiều khó khăn để có lãi khi vấp phải cạnh tranh lớn, đồng nghĩa với chi phí thâu tóm người dùng cao hơn. ByteDance không hề nản lòng

    "Kì lân" Trung Quốc đang tích cực mở rộng lĩnh vực kinh doanh ra bên ngoài mảng giải trí, trong đó có thể kể đến trò chơi và thương mại điện tử. Dù thế, giáo dục "nằm trong nhóm ưu tiên hàng đầu", người sáng lập và CEO Zhang Yiming nói

    Chỉ trong vòng 3 năm, nhân sự trong mảng giáo dục của ByteDance tăng lên con số 10.000. ByteDance cũng đưa những lãnh đạo cao cấp nhất của mình để lèo lái mảng kinh doanh mới

    Chen Lin, trước đây là CEO của ứng dụng tổng hợp tin tức Jinri Toutiao, đang lãnh đạo Dali Education. Trong khi đó, Yang Luyu, đồng sáng lập Musical.ly, đang điều hành dự án phần cứng trí tuệ nhân tạo dạy học. Hiện tại, ByteDance đang có khoảng 20 sản phẩm về giáo dục

    Liên tục mở rộng phạm vi

    [​IMG]
    Các sản phẩm công nghệ giáo dục nằm trong hệ sinh thái của ByteDance

    Được mệnh danh là "nhà máy ứng dụng di động Trung Quốc", ByteDance biết cách nhanh chóng mở rộng danh mục sản phẩm và có nguồn lực để làm điều này. Sản phẩm giáo dục của ByteDance hiện đã có thể xếp vào 7 nhóm

    Năm 2018, ByteDance tiến vào mảng học ngoại ngữ với nền tảng gia sư trực tuyến một – một GoGoKid. Một thời gian ngắn sau đó, ByteDance mua lại trường học toán trực tuyến Hua Luogeng và đổi tên thành Qingbei Online School khi chuyển đổi sang giáo dục hệ K12 (từ mẫu giáo đến lớp 12)

    Với sản phẩm giáo dục độ tuổi nhỏ GuaGuaLong vừa ra mắt năm nay, sản phẩm học Tiếng Anh của nó chỉ mất đúng 4 tháng để đi từ ý tưởng sang sản phẩm thực tế

    Một trong những sản phẩm của GoGoKid kết hợp giữa học trực tuyến với học gia sư một – một thậm chí chỉ cần đúng 3 tháng để tiến ra thị trường. Dù vậy, nó dừng hoạt động chỉ 1 tháng sau ngày ra mắt

    Bên cạnh đó, GoGoKid cũng cắt giảm 70% định biên nhân sự hồi năm ngoái. Lúc đó, ByteDance nói rằng việc cắt giảm là để giảm chi phí hoạt động song không xác nhận về quy mô

    Đây không phải thất bại duy nhất của ByteDance. Nền tảng livestream AIKid cũng dừng hoạt động sau vỏn vẹn 6 tháng và Qingbei Xiaoban, nền tảng lớp học trực tuyến, cũng ngừng tuyển sinh ít lâu sau khi "chào sân" thị trường

    "ByteDance giỏi ra mắt sản phẩm nhanh chóng thông qua sao chép các công ty khác ở một quy mô và mức độ lớn hơn", bà Stephenie Lee, người sáng lập của dịch vụ đào tạo chuyên nghiệp ZhiFei, chia sẻ. Bên cạnh đó, bà cũng nhấn mạnh ByteDance đang tích cực chiêu mộ nhân tài từ những công ty đối thủ

    Bà Stephenie Lee, người từng làm việc cho công ty giáo dục và dạy học trực tuyến VIPKid, nói rằng GoGoKid rõ ràng đang cố gắng bắt chước những gì VIPKid đang thực hiện

    Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi về cách làm của ByteDance. Sau 2 năm làm việc tại EF trong vai trò Phó Chủ tịch Phát triển sản phẩm, Andrea Previtera gia nhập một công ty giáo dục hàng đầu của Anh đang cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng ở Châu Á, bao gồm Trung Quốc, thông qua thâu tóm và sáp nhập

    "Họ cố gắng tìm ra công thức thành công chung cho mảng giáo dục nhưng không thể. Điều này không đồng nghĩa với việc ByteDance cũng đi vào vết xe đổ nhưng đó là điều có thể xảy ra", ông nói với TechInAsia

    Không lợi nhuận, không vấn đề ?

    Dưới cạnh tranh khốc liệt, phần lớn các công ty trong thị trường giáo dục trực tuyến của Trung Quốc đều chưa có lãi. Chi phí hoạt động, bao gồm hỗ trợ công nghệ và tuyển dụng giáo viên, là rất cao. Bên cạnh đó, chi phí để thâu tóm người dùng cũng không nhỏ

    Dù vậy, mảng công nghệ giáo dục chứng kiến hoạt động gọi vốn tăng vọt trong năm nay. Bên cạnh đó, các công ty edtech cũng không ngại chi tiền cho các hoạt động quảng bá, khuyến mại. TechInAsia ước đoán 10 công ty công nghệ giáo dục hàng đầu ở Trung Quốc đã chi ra hơn 10 tỉ nhân dân tệ (1,52 tỉ USD) chỉ trong tháng 7 và tháng 8

    Trong nửa sau năm 2019, 4 trong số 6 công ty giáo dục trực tuyến đã niêm yết trên sàn chứng khoán có chi phí marketing chiếm tới trên 50% doanh thu

    Hồi tháng 7, ByteDance cho biết mảng giáo dục sẽ không hướng đến mục tiêu lợi nhuận trong 3 năm tới

    "Các công ty có thêm khách hàng dễ dàng nhưng việc giữ chân họ đủ lâu để sinh ra lợi nhuận thì khó hơn", ông Previtera, nhân sự một quỹ đầu tư tư nhân chuyên thực hiện thâu tóm, sáp nhập mảng công nghệ giáo dục ở Châu Á, nói. Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, ngay cả việc có khách hàng cũng không dễ dàng cho cạnh tranh lớn

    Dù vậy, cần hiểu rõ rằng việc các công ty công nghệ giáo dục không có lợi nhuận không phải do mảng công nghệ giáo dục không có khả năng tạo ra tiền

    Mảng giáo dục ở Trung Quốc thậm chí còn có thể khả năng tạo ra doanh thu lớn hơn so với các thị trường khác như Mỹ bởi phụ huynh sẵn sàng bỏ thêm tiền để con cái mình có lợi thế lớn hơn

    Vấn đề ở đây là các nhà đầu tư luôn kì vọng các công ty công nghệ giáo dục tăng quy mô nhanh chóng và đồng nghĩa với "đốt tiền" nhanh hơn. "Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, nhiều công ty cuối cùng đã chi quá nhiều tiền để thâu tóm khách hàng", bà Lee nói

    Dù vậy, với hơn 3 tỉ USD lợi nhuận ròng ghi nhận năm ngoái, ByteDance sẵn lòng chi mạnh tay hơn đổi thủ

    Năm nay, ByteDance dành 600 triệu USD để dành cho các nỗ lực trong mảng giáo dục trực tuyến. Cụ thể, công ty mẹ TikTok sẵn sàng chi lương cho giáo viên cao hơn nếu họ làm việc cho GoGoKid, trong khi đó lại bán các khoá học với phí thấp hơn

    ByteDance cũng có thể tận dựng sự phổ biến của hệ sinh thái ứng dụng của mình. Năm ngoái, các ứng dụng của ByteDance có hơn 1,5 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng và hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng ngày

    Ở thời điểm hiện tại, ByteDance dường như tập trung nhiều hơn vào mảng B2C bởi các chuyên gia tin rằng ở mảng B2C "sẽ không có nhiều cơ hội cho người đến sau"
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/12/20
  2. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    ADB chọn Consultant Anywhere và Everlearn đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
    Chương trình là sự kết hợp của dịch vụ đào tạo và tư vấn kinh doanh chất lượng cao với công nghệ hiện đại được ứng dụng trên nền tảng Consultant Anywhere và Everlearn


    [​IMG]

    Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã lựa chọn hai nền tảng công nghệ Consultant Anywhere và Everlearn của MVV Education để triển khai chương trình đào tạo và tư vấn kinh doanh chuyên biệt dành cho 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam. Điểm nhấn của chương trình là cung cấp các công cụ nâng cao kỹ năng và quản lý năng lực cho các chủ doanh nghiệp, giúp họ điều hành hoạt động kinh doanh thành công trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

    Consultant Anywhere là ứng dụng tư vấn đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ kết nối doanh nghiệp với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Ứng dụng cho phép thực hiện dịch vụ tư vấn thông qua ứng dụng di động ở mọi lúc mọi nơi. Tư vấn trực tuyến trở nên dễ dàng hơn từ đặt lịch trình, thanh toán trực tuyến đến lưu trữ hồ sơ với tính năng video-call. Trong mỗi buổi tư vấn trên ứng dụng, các chuyên gia sẽ áp dụng phương pháp phù hợp với từng vấn đề để giúp doanh nghiệp hiểu, cũng như đánh giá, phân tích và đưa ra kế hoạch hành động phù hợp. Lịch tư vấn được thiết lập phù hợp và linh hoạt với nhu cầu của hai bên; doanh nghiệp cũng có thể đưa ra phản hồi và đánh giá chuyên gia một cách minh bạch trên ứng dụng

    Everlearn là một hệ thống quản lý trải nghiệm học tập giúp các tổ chức tiến hành và quản lý việc đào tạo một cách chuyên nghiệp, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Hệ thống được xây dựng với mục tiêu tối ưu hóa trải nghiệm học tập của người dùng cũng như khuyến khích họ tham gia và tương tác. Không chỉ vậy, các chuyên gia còn có thể dễ dàng thực hiện các thao tác quản lý thông qua bảng điều khiển với đầy đủ các tính năng như: quản trị khóa học, quản lý nội dung đào tạo, quản lý học liệu và quản lý người học

    Chương trình đào tạo dành cho các DNNVV do phụ nữ làm chủ bao gồm 12 học phần với trọng tâm là các kiến thức kinh doanh và tài chính, cách xây dựng kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch hành động trong quản lý nhân sự, quản lý chi phí vận hành, cách tái thiết kế sản phẩm và dịch vụ khách hàng… Tất cả nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp ứng phó với Covid-19 một cách hiệu quả nhất
     
  3. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    AskNow: Gia sư online

    [​IMG]
    Ứng dụng bắt kịp xu hướng học tập trực tuyến trong bối cảnh “bình thường mới”​

    Đại dịch COVID-19 bùng phát đã đẩy mạnh mọi ngành nghề, mọi hoạt động triển khai trên các hệ thống online. Tuy nhiên, trong mảng giáo dục, học online khó có thể thay thế được dạy trực tiếp khi giáo viên không thể trả lời từng người được. Vì vậy, Công ty Cổ phần Công nghệ Thông minh Unify đã ra mắt ứng dụng kết nối gia sư AskNow với mục tiêu hỗ trợ học tập hiệu quả hơn trong giai đoạn bình thường mới

    Đến nay, e-learning đã ghi tên mình vào bản đồ các ngành công nghiệp sôi động nhất thế giới. Theo nghiên cứu của Global Market Insights vào tháng 5.2020, thị trường e-learning dự kiến đạt 375 tỉ USD vào năm 2026. Không nằm ngoài xu thế, Việt Nam hiện nằm trong top 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng e-learning lớn nhất thế giới với tỉ lệ tăng trưởng 44,3% trong năm 2018, theo nghiên cứu của Ambient Insight

    Giá trị của các startup về EdTech toàn cầu được dự kiến vượt 300 tỉ USD vào năm 2025. Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng để phát triển e-learning, bởi có hơn 60% dân số sử dụng internet, người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao và chi tiêu cho giáo dục hiện chiếm 5,8% GDP



    [​IMG]


    Tuy nhiên, anh Bùi Đức Minh, Phó Giám đốc và đồng sáng lập của startup kết nối gia sư online AskNow, nhận định: “Hiện nay, ở Việt Nam, đã có rất nhiều công ty lớn nhỏ triển khai các hình thức học online, nhưng chưa có một đơn vị nào ở Việt Nam triển khai một phần mềm mang thương hiệu Việt khai thác mảng kết nối hỏi và trả lời giữa học sinh và gia sư”

    AskNow là ứng dụng kết nối, mang đến khả năng kết nối người học với mạng lưới gia sư chất lượng cao trên toàn quốc một cách nhanh chóng chỉ sau 20 giây từ khi đặt câu hỏi, từ mọi phương thức như chụp ảnh, đánh máy. Thay vì phải ngồi học một tiết học rất dài và cào bằng, học sinh có thể đặt câu hỏi trọng điểm hơn, nhất là đối với các em có nhận thức chậm hơn so với các bạn khác trên lớp

    [​IMG]

    Công ty Cổ phần Công nghệ Thông minh Unify đã ra mắt ứng dụng kết nối gia sư AskNow với mục tiêu hỗ trợ học tập hiệu quả hơn trong giai đoạn bình thường mới

    Điều này tạo điều kiện cho gia sư và học sinh tại Việt Nam có thể kết nối và học tập hiệu quả trên nền tảng trực tuyến, nhằm mang đến một cách học tập mới. Ngoài ra, có thể hỗ trợ hiệu quả hơn các bạn học sinh ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện tiếp cận với các gia sư giỏi, vốn tập trung ở khu vực thành thị, cũng như không có thời gian ngồi học cả ngày trên trường

    Với nền tảng công nghệ từ “Thung lũng Silicon của Việt Nam” và quy trình hoạt động được thiết kế theo nhu cầu thực tế của phụ huynh và học sinh, AskNow có thể kết nối học sinh và gia sư 24/7, tạo điều kiện để phụ huynh và học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 được giải đáp thắc mắc mọi lúc, mọi nơi với những câu hỏi liên quan đến chương trình học chính khóa hay luyện thi trung học, đại học

    Điểm thú vị của ứng dụng là phụ huynh cũng có thể tự tạo một tài khoản. Trong quá trình dạy học cho con, nếu có bài tập nào quá chuyên môn, hoặc hơi khó diễn đạt cho trẻ, đội ngũ gia sư của AskNow sẽ nhanh chóng tư vấn cách giải bài cho những ông bố bà mẹ có ít thời gian học bài cùng con. Hơn nữa, phụ huynh và học sinh có thể ngồi tại nhà hoặc học tập bất kỳ đâu với một ứng dụng thông minh cùng chi phí hợp lý với từng câu hỏi



    [​IMG]


    Anh Bùi Đức Minh chia sẻ: “AskNow được kỳ vọng là ứng dụng giúp thay đổi cách học tập của học sinh tại Việt Nam vì quan điểm của chúng tôi chính là hướng dẫn một cách chi tiết nhất để ra được đáp án, không đưa lời giải ngay để tránh việc học sinh học vẹt, không hiểu bài. Chúng tôi mong muốn đẩy mạnh việc tự học của học sinh, các em sẽ có tư duy tự tìm tòi tài liệu trước khi có thể đặt ra một câu hỏi thực sự trọng điểm cho gia sư”

    Mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2020 nhưng đến nay, AskNow đã có tới 5.000 học sinh, hơn 500 gia sư và kho câu hỏi lên tới hơn 7.000 câu. Hiện tại, ứng dụng AskNow cho phép học sinh tiếp cận với đội ngũ gia sư chất lượng cao trên các môn học như Anh văn, toán, vật lý và hóa học từ lớp 1 cho tới 12. Trong tương lai, AskNow cũng sẽ xây dựng hệ thống kho câu hỏi, thi online và các công cụ phân tích, theo dõi mức tiến bộ của học sinh, giúp phụ huynh đánh giá tốt hơn tình hình học tập của con em mình
     
  4. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Doanh nhân lão làng của Ấn Độ chuẩn bị tung nền tảng giáo dục trực tuyến tại Vietnam

    [​IMG]

    Ronnie Screwvala nổi tiếng với thương vụ bán công ty truyền thông - giải trí định giá 1,4 tỷ USD cho Walt Disney, ông nằm trong danh sách những người ảnh hưởng nhất Ấn Độ và Châu Á

    upGrad, doanh nghiệp giáo dục công nghệ (EdTech) được sáng lập bởi ông Ronnie Screwvala – một trong những doanh nhân thuộc thế hệ khởi nghiệp sớm của Ấn Độ đang triển khai những bước đi đầu tiên tại Việt Nam

    Gặp gỡ với chúng tôi thông qua nền tảng trực tuyến, Ronnie nói rằng trong hơn một tháng qua ông đã có hàng chục cuộc họp như vậy với các doanh nghiệp, các trường đại học trong nước để tìm hiểu về thị trường

    Sáng lập công ty truyền thông - giải trí UTV, năm 2013 Ronnie bán lại cho Walt Disney với mức định giá doanh nghiệp 1,4 tỷ USD. Doanh nhân Ấn Độ sau đó bén duyên với giáo dục trực tuyến và hoạt động từ thiện

    [​IMG]
    Hành trình khởi nghiệp của Ronnie Screwvala

    upGrab được thành lập năm 2015, được đồng sáng lập bởi Ronnie và thế hệ khởi nghiệp trẻ. Công ty nhanh chóng gây được tiếng vang trong giới khởi nghiệp giáo dục Ấn Độ. Sau 5 năm hoạt động, upGrad có được mạng lưới 1 triệu học viên đăng ký học trên 20 quốc gia

    Chia sẻ lý do đến với Việt Nam, Ronnie cho rằng đây là một thị trường với lực lượng lao động trẻ và khao khát học hỏi, bên cạnh đó mọi thứ sẽ thay đổi rất nhanh chỉ trong vòng một vài năm tới. Điều này đỏi hỏi việc trau dồi kiến thức mới trở thành nhu cầu cấp thiết và công cụ online trở nên hợp lý với những người đi làm

    "Doanh nghiệp ngày nay họ muốn tập trung vào lực lượng lao động có thể đóng góp vào 50% thành công của một doanh nghiệp", nhà sáng lập upGrad nói

    Thị trường EdTech Việt Nam tăng trưởng nhanh thuộc top 10 thế giới trong những năm qua, dự kiến đạt quy mô 3 tỷ USD vào năm 2023, theo Ken Research

    Ronnie đánh giá Việt Nam là một thị trường lớn, và cũng không ít sự cạnh tranh đến từ cả đối thủ trong nước và quốc tế. Nhưng upGrad sẽ nhấn mạnh vào yếu tố nội địa hóa, địa phương hóa với các chương trình giáo dục của mình thông qua sự hợp tác với các trường đại học và doanh nghiệp hàng đầu

    Mặt khác, yếu tố đầu ra cũng được nền tảng giáo dục này chú trọng. Tỷ lệ học viên hoàn thành khóa học của upGrab đạt 80% trong những năm qua, so với thông thường chỉ từ 30% - 40%. Để có được điều này, công ty Ấn Độ nhấn mạnh vào vai trò của người cố vấn học tập (counselor) và mô hình học tập ngang hàng (peer to peer) khích lệ nhau của các học viên

    Theo Ronnie, quá trình nghiên cứu thị trường mất tối thiểu 3 tháng trước khi upGrad có những bước triển khai tiếp theo. Nhưng đây sẽ là giai đoạn rất quan trọng để công ty có nền tảng nếu công ty có kế hoạch hoạt động tại Việt Nam trong 5 – 10 năm tới

    Yếu tố quan trọng nhất đối với một nền tảng giáo dục trực tuyến mới là xây dựng được niềm tin của người tiêu dùng, điều này phải từ từ, Ronnie nói

    "Chúng tôi có mạng lưới 500.000 học viên tại Ấn Độ, để làm được chúng tôi mất 2 năm. Trong quá trình xây dựng, yếu tố truyền miệng của người học là rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn đối tác các trường đại học và các chuyên gia giảng dạy trong ngành cũng giúp tăng uy tín của nền tảng"

    Về xây dựng thương hiệu, doanh nhân kỳ cựu của Ấn Độ cho rằng cũng sẽ mất từ 1 – 2 năm tại Việt Nam. Các doanh nghiệp sử dụng nhân sự tham gia khóa học upGrad cũng là nhân tố truyền thông quan trọng

    "Dù chưa thể tiết lộ gì về kế hoạch đầu tư của chúng tôi tại Việt Nam, nhưng tôi có thể chia sẻ rằng: Tại Ấn Độ, upGrad đầu tư khoảng 25 triệu USD trong 3 năm đầu để xây dựng trải nghiệm của người tiêu dùng. Tôi tin tưởng có thể áp dụng mô hình này tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới"

    Ronnie Screwvala là một doanh nhân nổi tiếng tại Ấn Độ. Ông từng được vinh danh trong danh sách 75 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 21 của tạp chí Esquire, Top 100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới theo bảng công bố Time 100. Tạp chí Fortune cũng từng đưa Ronnie vào danh sách 25 người châu Á quyền lực nhất
     
  5. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Các tập đoàn đang trở thành trường đại học của tương lai
    Andy Bird (Giám đốc điều hành Pearson) nhận định các tập đoàn có xu hướng kết hợp với tổ chức giáo dục online nhằm cung cấp chương trình đào tạo chuyên môn

    Công ty Giáo dục toàn cầu Pearson từng là một "gã khổng lồ" về sách giáo khoa. Trong bối cảnh chuyển dịch về công nghệ giáo dục toàn cầu, công ty này đang chuyển hướng sang giáo dục trực tuyến và hỗ trợ các doanh nghiệp cấp chứng nhận cho người lao động, tương tự như Coursera và edX

    Với các chương trình đào tạo trực tuyến đa dạng và sẵn có, sinh viên ngày nay có thể linh hoạt lựa chọn các chứng chỉ cần thiết cho nhu cầu phát triển bản thân mà không nhất thiết phải theo một chương trình đại học truyền thống. Ông Andy Bird cho biết: "Cách học của sinh viên ngày càng linh hoạt hơn, họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai"

    [​IMG]
    Một sinh viên học trực tuyến trong phòng ngủ của căn hộ tại Jacksonville, Florida

    Nhiều trường công lập và tư thục tại Mỹ đã có kinh nghiệm hoặc bắt đầu tham gia vào giáo dục trực tuyến. Trong đó, Đại học Arizona đã mua lại trường trực tuyến Ashford

    Hơn hết, các chủ doanh nghiệp cũng "tập trung hơn rất nhiều vào loại hình học tập mà nhân viên của họ đang nhận được". Chính các nhà tuyển dụng đang cung cấp các chương trình chứng chỉ thay thế bằng đại học để đào tạo nhân viên

    Gần đây, Amazon hợp tác với Lambda School, trường đào tạo trực tuyến kỹ thuật, và Học viện đào tạo lập trình Kenzie để tung ra một chương trình nâng cao kỹ năng giúp nhân viên trở thành kỹ sư phần mềm sau 9 tháng học trực tuyến. Amazon hướng tới mục tiêu nâng cấp đội ngũ nhân viên cho chính mình trong bối cảnh nhu cầu về vị trí chuyên gia khoa học máy tính ngày càng tăng. Ashley Rajagopal, lãnh đạo Học viện Kỹ thuật Amazon, đơn vị triển khai chương trình cho biết: "Chúng tôi chủ ý phát triển chương trình và cách giảng dạy riêng để có thể tiếp cận những người không có cơ hội theo đuổi bằng đại học về kỹ thuật phần mềm"

    Bên cạnh đó, Coursera cũng đã phát triển một chương trình để giúp một số sinh viên kiếm chứng chỉ chuyên môn từ Google (GOOGL) và các cơ quan chính phủ Mỹ

    "Các công ty giáo dục trực tuyến sẽ có được cơ hội lớn từ những thay đổi này", ông Andy Bird nhận định. Không chỉ đánh giá được lực lượng lao động, từ nhu cầu này, các công ty giáo dục còn có thể tạo ra chương trình học dành riêng cho các tập đoàn để đảm bảo rằng nhân viên có được hình thức học tập, nâng cao kỹ năng cần thiết

    Giám đốc điều hành của Pearson nói thêm: "Trong thời kỳ đại dịch, các tập đoàn đang trở thành những trường đại học mới của tương lai theo nhiều cách. Tại đây, nhu cầu đào tạo kỹ năng và nâng cao năng lực cho lực lượng lao động đang dần trở nên phổ biến. Chúng tôi thấy một cơ hội rất lớn trong bối cảnh này"

    Nguyên Chương
     
  6. PhucDuc.vn

    PhucDuc.vn Administrator Thành viên BQT

    Singapore duy trì sức cạnh tranh bằng cách đào tạo lại toàn bộ nguồn nhân lực
    Rơi vào tình thế kẹt: dân số số giảm nhưng tâm lý phản đối lao động nhập cư ngày càng dâng cao, chính phủ Singapore quyết định đào tạo toàn bộ nguồn nhân lực trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ để duy trì sức cạnh tranh và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng

    Chương trình tái trang bị kỹ năng của Singapore, có tên gọi SkillsFuture, đang hỗ trợ tái trang bị, nâng cao kỹ năng cho hàng trăm ngàn người lao động mỗi năm

    • [​IMG]
    • Một sự kiện quảng bá chương trình SkillsFuture hồi đầu tháng 7 tại Singapore
    Để bảo đảm chỗ làm việc hiện tại ở chi nhánh của Công ty công nghệ tài chính và thanh toán PayPal tại Singapore, Gangadevi Balakrishnan, một kỹ sư phần mềm, đã tham gia chương trình SkillsFuture

    Balakrishnan, 29 tuổi, nói: “Cá nhân tôi rất yêu thích chuyên ngành trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng. Vì vậy, tôi sẽ tìm kiếm những chương trình và khóa học liên quan đến những lĩnh vực này”

    Chương trình SkillsFuture được khởi động từ năm 2014 nhằm đào tạo lại toàn bộ lực lượng lao động của đất nước. Chương trình gồm hơn 24.000 khóa học khác nhau từ công nghệ số hóa đến quản lý kinh doanh. Chính phủ trợ cấp đến 90% học phí của các khóa học, bên cạnh đó, còn cung cấp tín dụng 500 đô la Singapore cho những người từ 25 tuổi trở lên để họ có thể trang trải phần chi phí học tập còn lại

    SkillsFuture là sáng kiến nhằm ứng phó cơn khủng hoảng thiếu hụt nhân tài có thể ngày càng nghiêm trọng do dân số của đảo quốc Sư tử đang suy giảm

    Lý Quang Diệu, vị thủ tướng đầu tiên của Singapore, từng nói rằng nếu không có lao động nhập cư, nền kinh tế Singapore sẽ sụp đổ vào năm 2050 vì lúc đó, trung bình 1,5 người lao động sẽ phải nuôi một người già

    Trong thời kỳ tăng trưởng cao của Singapore thập niên 1980 và 1990, dòng người nhập cư đã bù đắp cho tỷ lệ sinh thấp ở trong nước. Nhưng ngày càng có nhiều dân bản địa lo ngại về đà tăng của số lượng lao động nhập cư, thậm chí, một số ý kiến nói rằng người nước ngoài đang đánh cắp việc làm của người dân địa phương

    Đáp lại, chính phủ đã thắt chặt các hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài, vốn đang chiếm gần 30% dân số Singapore

    Năm ngoái, dân số người nước ngoài của Singapore giảm 10% xuống còn 1,47 triệu người, chủ yếu do các biện pháp kiểm soát Covid-19. Tổng dân số Singapore cũng lần đầu tiên giảm hai năm liên tiếp (2020 và 2021)

    Điều đó khiến Singapore không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đẩy mạnh tái đào tạo lực lượng lao động hiện có, bao gồm cả người trung niên và cao tuổi. Chính phủ Singapore kỳ vọng các nỗ lực nâng cao năng suất của người lao động sẽ duy trì động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

    Cuộc vận động tái trang bị kỹ năng cho người lao động ở Singapore đã bước vào giai đoạn thứ hai và tăng tốc trong đại dịch Covid-19. Người lao động trong nước được tiếp cận với các khoản tín dụng để trang trải chi phí cho các khóa học. Tuy nhiên, cũng có nhiều chương trình hợp tác giữa chính phủ với với các công ty trong và ngoài nước để phát triển các kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc

    PayPal, Microsoft, Siemens và một số tập đoàn tên tuổi khác là đối tác của chương trình SkillsFuture và các ban ngành liên quan của Singapore. Một chương trình hợp tác công tư để tái đào tạo người lao động như vậy có rất ít tiền lệ trên thế giới

    Năm ngoái, có khoảng 660.000 người lao động ở Singapore tham gia các khóa đào tạo của SkillsFuture, tăng so với 540.000 người trong năm 2020. Con số này tương đương 25% tổng dân số ở độ tuổi lao động của Singapore. Khoảng 24.000 doanh nghiệp ở Singapore cử nhân viên tham gia các khóa học của SkillsFuture, tăng so với 14.000 doanh nghiệp vào năm 2020. Các khóa học liên quan đến các kỹ năng trong ngành công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe và kiểm toán chứng kiến lượng người học đăng ký đông nhất

    Giám đốc điều hành SkillsFuture, Tan Kok Yam cho biết: “Covid-19 và những thay đổi mà đại dịch này tạo ra đã cho người dân Singapore thấy rằng các yêu cầu tại nơi làm việc có thể thay đổi rất nhanh. Điều này đã thúc đẩy người dân Singapore tìm cách nâng cấp kỹ năng cho bản thân”

    Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói: “Chúng ta không thể thay đổi đặc điểm di truyền của dân số. Nhưng chúng ta có thể phát huy tối đa tiềm năng của họ bằng con đường giáo dục và đào tạo”

    Với mức tăng trung bình 3% mỗi năm kể từ năm 2015, năng suất lao động trên đầu người ở Singapore trong năm 2020 đạt 170.000 đô la Mỹ. Đối với một nước giàu như Singapore, sẽ rất khó khăn để đẩy năng suất lao động trên đầu người lên mức cao hơn

    Luxembourg, nơi có tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người ở mức cao nhất thế giới, cũng đang đối mặt với tốc độ tăng trưởng năng suất lao động chậm lại. Vì vậy, nước này đã khởi động một dự án trang bị các kỹ năng nâng cao. Từ năm 2020, công nghệ số hóa đã được bổ sung vào chương trình giảng dạy bắt buộc cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở của Luxembourg

    Dân số giảm, kéo theo tăng trưởng kinh tế chậm lại đi sẽ là một thực trạng mà Nhật Bản và các nền kinh tế tiên tiến khác như Singapore cần phải giải quyết trong tương lai. Thúc đẩy chuyển đổi số, giảm bớt quy định quản lý để thúc đẩy tăng trưởng cũng như đào tạo lại lực lượng lao động có thể là con đường giúp họ tránh được viễn cảnh đó
     

Chia sẻ trang này